Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu giải pháp mở rộng đối tượng tham gia và cơ chế hoạt động quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 142 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
---------*******-------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG QUỸ TAI NẠN LAO ĐỘNG,
BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Mã số: CB2016-03-01

Hà Nội, 2016


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tên đề tài/chƣơng trình: Nghiên cứu giải pháp mở rộng đối tƣợng tham gia và cơ
chế hoạt động Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Mã số: CB2016-03-01
3. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội
4. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Cục An toàn lao
động
5. Thời gian thực hiện: Năm 2016
6. Ban chủ nhiệm:
Chủ nhiệm: Ths. Chƣ̉ Thi ̣Lân, Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Thƣ ký:

Ths. Lê Trƣờng Giang, Viện Khoa học Lao động và Xã hội

Thành viên:


Ths. Nguyễn Thanh Vân, Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Ths. Nguyễn Thị Thu Hƣờng, Cục An toàn lao động
Ths. Đặng Thìn Hùng, Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Ths. Nguyễn Khánh Long, Cục An toàn lao động
CN. Đỗ Minh Hải, Viện Khoa học Lao động và Xã hội
CN. Trịnh Hoàng Hiếu, Viện Khoa học Lao động và Xã hội

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GHÉP ............................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIA TĂNG ĐỐI
TƢỢNG THAM GIA VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG QUỸ TAI NẠN LAO ĐỘNG,
BỆNH NGHỀ NGHIỆP .................................................................................................... 11
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 11

1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 11
1.1.2. Gia tăng đối tƣợng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
nguyên tắc và các yếu tố ảnh hƣởng ....................................................................... 13
1.1.3. Cơ chế hoạt động của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .... 15
1.1.3.1. Nguyên tắc đóng, hƣởng ............................................................................ 15
1.1.3.2. Quản lý, vận hành quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ...... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bài học cho
Việt Nam............................................................................................................................ 18

1.2.1. Quá trình phát triển hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

trên thế giới.............................................................................................................. 18
1.2.2. Kinh nghiệm quốc tế về mở rộng đối tƣợng và cơ chế hoạt động quỹ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên thế giới ........................................... 19
1.2.2.1. Đối tƣợng tham gia và mở rộng độ bao phủ .............................................. 19
1.2.2.2. Cơ chế hoạt động quỹ................................................................................. 21
1.2.3. Bài học rút ra cho Việt Nam ......................................................................... 30
1.2.4. Các nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp ............................................................................................................. 31
CHƢƠNG II ĐÁNH GIÁTHỰC TRẠNG THAM GIA VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
QUỸ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2009-2015 .......... 35
2.1. Tổng quan chính sách, quy định về Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt
Nam ................................................................................................................................... 35

2.1.1. Lịch sử phát triển chính sách về chế độ bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp ............................................................................................................. 35
2.1.2. Quy định về đối tƣợng tham gia.................................................................... 36
2.1.3. Cơ chế hoạt động........................................................................................... 37
2.1.3.1. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp ...................................................................................................................... 37
2.1.3.2. Điều kiện hƣởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và
hoạt động chi quỹ .................................................................................................... 37
2.1.3.3. Hoạt động đầu tƣ quỹ ................................................................................. 43
2.1.3.4. Vai trò của các bên liên quan ..................................................................... 44
2.2. Thực trạng tham gia và cơ chế hoạt động quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
giai đoạn 2000-2015 .......................................................................................................... 46

2.2.1. Tình hình tham gia chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn
2009-2015................................................................................................................ 46
iii



2.2.1.1. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội .......................................................... 46
2.2.1.2. Tình hình tham gia chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 48
2.2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ bao phủ chế độ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp .......................................................................................... 50
2.2.2. Tình hình hoạt động quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ...................... 53
2.2.2.1. Thu-chi quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ....................................... 53
2.2.2.2. Đầu tƣ quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ........................................ 55
2.2.2.2. Cân đối quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ....................................... 57
2.2.3. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và giải quyết chế độ bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp................................................................ 58
2.2.3.1. Tình hình tai nạn lao động ......................................................................... 58
2.2.3.2 Tình hình hƣởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ..................... 62
CHƢƠNG III DỰ BÁO ĐỐI TƢỢNG THAM GIA, CÂN BẰNG QUỸ ĐẾN 2030
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG ĐỐI TƢỢNG THAM GIA VÀ CƠ
CHẾ HOẠT ĐỘNG QUỸ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP ................. 68
3.1. Bối cảnh, định hƣớng phát triển Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt
Nam đến 2030 .................................................................................................................... 68

3.1.1. Bối cảnh......................................................................................................... 68
3.1.2. Định hƣớng phát triển ................................................................................... 69
3.1.2.1. Chiến lƣợc phát triển ngành bảo hiểm xã hội đến năm 2020 .................... 69
3.1.2.2. Chiến lƣợc hội nhập quốc tế của ngành bảo hiểm xã hội đến năm 2020,
định hƣớng 2030...................................................................................................... 71
3.2. Dự báo cân bằng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ......................... 71

3.2.1. Mục tiêu của mô hình dự báo quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp ...................................................................................................................... 71
3.2.2. Số liệu sử dụng .............................................................................................. 71
3.2.3 Các giả định .................................................................................................... 73

3.2.4. Phƣơng pháp dự báo các yếu tố thành phần của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động-bệnh nghề nghiệp ........................................................................................... 74
3.2.5. Các phƣơng án dự báo................................................................................... 75
3.2.6. Kết quả dự báo .............................................................................................. 76
3.3. Xác định tỷ lệ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo xác xuất rủi
ro cho giai đoạn 2018-2020 ............................................................................................... 81

3.3.1. Mục tiêu......................................................................................................... 81
3.3.2. Số liệu sử dụng .............................................................................................. 81
3.3.3. Phƣơng pháp.................................................................................................. 81
3.3.4. Kết quả tính toán ........................................................................................... 84
3.4. Đề xuất giải pháp mở rộng đối tƣợng tham gia và cơ chế hoạt động của quỹ
TNLĐ, BNN ...................................................................................................................... 94

3.4.1. Quan điểm mở rộng đối tƣợng và hoàn thiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp .......................................................................................... 94
3.4.1.1. Đảm bảo tính kế thừa ................................................................................. 94
3.4.1.2. Đảm bảo tính bền vững về tài chính .......................................................... 95
3.4.1.3. Đảm bảo cân đối lợi ích cho cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao
động ......................................................................................................................... 95
iv


3.4.1.4. Đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của chế độ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp ............................................................................................................. 96
3.4.1.5. Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, thể chế chính trị và
hội nhập quốc tế ...................................................................................................... 96
3.4.2. Đề xuất giải pháp mở rộng đối tƣợng tham gia ............................................ 97
3.4.2.1. Mở rộng đối tƣợng tham gia khu vực chính thức ...................................... 97
3.4.2.2. Mở rộng đối tƣợng tham gia khu vực phi chính thức ................................ 98

3.4.3. Đề xuất giải pháp về cơ chế hoạt động của Quỹ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp ............................................................................................................. 99
3.4.3.1. Hoạt động thu quỹ ...................................................................................... 99
3.4.3.2. Hoạt động chi quỹ .................................................................................... 101
3.4.3.3. Hoạt động đầu tƣ quỹ ............................................................................... 103
3.4.3.4. Cân bằng quỹ............................................................................................ 104
3.4.3.5. Các bên liên quan ..................................................................................... 104
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 122
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 124

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Cơ chế đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một số quốc
gian trên thế giới, 2004 ...................................................................................................... 25
Bảng 2. Chế độ hƣởng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số quốc gia ...... 27
Bảng 3. Tổng số ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, 2009-2015 ......................................... 47
Bảng 4. Cơ cấu lao động tham gia bảo hiểm xã hội chia theo khu vực, 2009-2015 ......... 48
Bảng 5. Xã viên hợp tác xã và lao động làm công hƣởng lƣơng theo loại hợp đồng lao
động, quý 4 năm 2015 ....................................................................................................... 51
Bảng 6. Thu, chi quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2009-2015 .............. 54
Bảng 7. Số vụ tai nạn lao động và số ngƣời bị nạn từ 2009 -2015 ................................... 59
Bảng 8. Kết quả khám bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2009-2015........................................ 61
Bảng 9. Kết quả giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2010-2015 ......... 63
Bảng 10. Cơ cấu chi và mức chi bình quân chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
2013-2015 .......................................................................................................................... 66
Bảng 11. Dự báo về tình hình hƣởng chế độ BHTNLĐ, BNN ......................................... 77
Bảng 12. Dự báo cân đối thu -chi quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ...... 78

Bảng 12. Lao động theo ngành nghề 2015 ........................................................................ 83
Bảng 13. Cơ cấu vụ tai nạn lao động và số ngƣời chết do tai nạn lao động theo
ngành/lĩnh vực năm 2015 .................................................................................................. 85
Bảng 14. Phân nhóm ngành cấp 1 theo 7 ngành/lĩnh vực phân tích tai nạn lao động....... 86
Bảng 15. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực năm 2015 .......................................................... 87
Bảng 16. Tƣơng quan tỷ lệ đóng chế độ tai nạn lao động theo ngành với mức đóng
chung ................................................................................................................................. 88
Bảng 17. Cơ cấu ngƣời bị bệnh nghề nghiệp theo ngành nghề giai đoạn 2006- 2012...... 89
Bảng 18. Cơ cấu ngƣời bị bệnh nghề nghiệp theo 8 nhóm ngành phân tích bệnh nghề
nghiệp giai đoạn 2006- 2012 ............................................................................................. 90
Bảng 19. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành cấp 1 và 8 nhóm phân tích bệnh nghề
nghiệp ................................................................................................................................ 91
Bảng 20. Tƣơng quan tỷ lệ đóng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp theo ngành cấp 1 .. 92
Bảng 21. Tỷ lệ đóng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp theo xác suất
rủi ro chia theo ngành cấp 1 chƣa điều chỉnh .................................................................... 93
Bảng 22. Tỷ lệ đóng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp điều chỉnh
chia theo ngành cấp 1 ........................................................................................................ 94
Bảng 23. Các hạng mục chi phí trực tiếp liên quan tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .... 110

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tình hình tham gia chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai
đoạn 2009-2015 ................................................................................................................. 49
Hình 2. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội năm 2015 ............................................................ 50
Hình 3. Cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2009-2015 57
Hình 4. Cơ cấu số vụ tai nạn lao động chết ngƣời chia theo ngành/lĩnh vực năm 2015 ... 60
Hình 5. Cơ cấu số ngƣời chết do tai nạn lao động chia theo ngành/lĩnh vực năm 2015 ... 60
Hình 6. Dự báo số ngƣời tham gia chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2016-2020 .......................................................................................................................... 76
Hình 7. Cân đối thu chi quỹ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phƣơng
án 1 .................................................................................................................................... 79
Hình 8. Cân đối thu-chi quĩ BHXH: quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
phƣơng án 2 ....................................................................................................................... 79
Hình 9. Cân đối thu-chi quĩ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phƣơng
án 3 .................................................................................................................................... 80
Hình 10.Tỷ lệ PAYGO Cost rate (chi/số tiền bảo hiểm)................................................... 81

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GHÉP
ASXH

An sinh xã hội

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BNN

Bệnh nghề nghiệp

FDI


Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

ILSSA

Viện Khoa học Lao động và Xã hội

KNLĐ

Khả năng lao động


LĐTBXH

Lao động, Thƣơng binh và Xã hội

LLLĐ

Lực lƣợng lao động

TCTK

Tổng cục Thống kê

TNLĐ

Tai nạn lao động

VHLSS

Bộ dữ liệu Điều tra mức sống dân cƣ

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế với sự
phát triển đa dạng của nhiều ngành nghề và sự thay đổi của khoa học công nghệ, tình
hình tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) diễn biến ngày các phức
tạp. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ƣớc tính mỗi năm có 2,34 triệu ngƣời chết liên

quan đến thƣơng tích và bệnh nghề nghiệp (BNN)1, trong đó số ngƣời chết do tai nạn
lao động (TNLĐ) là trên 350,000 nghìn ngƣời. Bên cạnh đó, mỗi năm còn có 317
triệu tai nạn không gây tử vong. Tai nạn và bệnh liên quan đến nghề nghiệp gây thiệt
hại khoảng 4% GDP toàn cầu, tƣơng đƣơng với 2,8 ngàn tỷ USD mỗi năm (ILO,
2012)2. Ngƣời lao động cũng bị ảnh hƣởng lớn về chi phí, chịu đau đớn, mất khả
năng lao động.Tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) ở nƣớc ta cũng
đang trở thành mối lo ngại của toàn xã hội trong lĩnh vực lao động. Tỷ lệ lao động bị
TNLĐ, BNN không thuyên giảm, trong khi đó, số vụ TNLĐ và BNN làm chết ngƣời
lại ngày càng gia tăng. Việc đảm bảo một môi trƣờng an toàn cho sản xuất cũng nhƣ
có đƣợc chính sách hỗ trợ ngƣời lao động khi họ gặp TNLĐ hay mắc BNN luôn đƣợc
coi trọng. Chính vì vậy, chế độ trợ cấp về TNLĐ và BNN đã ra đời nhƣ một tất yếu
khách quan.
Việc bồi thƣờng TNLĐ và BNN đƣợc quy định trong Bộ luật Lao động (năm
1994, 2002, 2012) và Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2006, 2014) dƣới dạng chế độ
TNLĐ, BNN đƣợc sử dụng từ nguồn Quỹ TNLĐ, BNN trong hệ thống Quỹ bảo hiểm
xã hội. Mới đây, Quỹ TNLĐ, BNN đã đƣợc nêu cụ thể trong Luật An toàn, vệ sinh
lao động (ATVSLĐ) (đƣợc Quốc Hội thông qua ngày 25/6/2015 và chính thức có
hiệu lực từ 01/7/2016), trong đó, chuyển toàn bộ 20 điều về chính sách chế độ bảo
hiểm TNLĐ, BNN từ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 sang Luật ATVSLĐ và thêm 2
điều chi bổ sung: (i) chi cho đối tƣợng những ngƣời bị TNLĐ, BNN không còn khả
năng làm việc muốn chuyển đổi nghề nghiệp sẽ hỗ trợ 50% học phí để cho họ đƣợc
học nghề và chuyển sang nghề mới phù hợp hơn, giúp họ tái hoà nhập cuộc sống,
đảm bảo quyền lợi; (ii) chi cho công tác phòng ngừa, tập trung vào công tác tuyên
1ILO (2013). ILO kêu gọi thế giới hành động đẩy lùi bệnh nghề nghiệp, thông cáo báo chí ngày 26/4/2013.
/>2 ILO (2012). Improvement of national reporting, data collection and analysis of occupational accidents and
diseases. ISBN 978-92-2-126817-8.

1



truyền, huấn luyện cho ngƣời lao động biết phòng tránh TNLĐ và đƣợc khám phát
hiện BNN kịp thời. Đây là bƣớc thay đổi rất lớn nhằm đảm bảo ba trụ cột phòng
ngừa, bồi thƣờng TNLĐ, BNN và phục hồi tái hòa nhập thị trƣờng lao động.
Chính sách liên quan đến chế độ cho ngƣời lao động bị TNLĐ, BNN dần đƣợc
hoàn thiện nhƣng vẫn còn hạn chế: Độ bao phủ của chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN
còn thấp, trong thực tế chế độ này vẫn chƣa bao phủ hết đƣợc các đối tƣợng đƣợc quy
định trong khu vực chính thức. Tính đến hết năm 2015, cả nƣớc có trên 12,4 triệu
ngƣời tham gia BHXH, chiếm khoảng 22,3% lực lƣợng lao động. Ngoài ra, hoạt
động của Quỹ TNLĐ, BNN hiện nay còn nhiều vấn đề chƣa hợp lý có thể thấy đƣợc
qua kết quả chi hàng năm của quỹ nhiều năm đều chỉ xấp xỉ ở mức 10-11% so với
thu, thủ tục xác định đối tƣợng hƣởng còn phức tạp, thông tin chi tiết còn chƣa đến
đƣợc ngƣời lao động gây khó khăn trong quá trình tiếp cận khi tham gia, hoặc khi
hƣởng quyền lợi...Trƣớc những vấn đề trên, Quỹ TNLĐ, BNN đứng trƣớc yêu cầu
phải có những thay đổi, cải tiến về cơ chế hoạt động; điều chỉnh các chính sách đóng,
hƣởng cũng nhƣ các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng nhƣ mục tiêu
Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 18 triệu ngƣời lao động tham gia chế độ TNLĐ,
BNN đƣa ra trong Chiến lƣợc phát triển ngành BHXH đến năm 2020.
Đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến chế độ bồi thƣờng và bảo hiểm
TNLĐ, BNN, các nghiên cứu này đã có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn
trong tiến trình hoàn thiện chính sách cũng nhƣ lựa chọn giải pháp triển khai thực
hiện tối ƣu. Tuy nhiên, giải pháp mở rộng độ bao phủ đối tƣợng tham gia Quỹ
TNLĐ, BNN cũng nhƣ cơ chế sử dụng quỹ chƣa đƣợc đề cập đến. Vì vậy, nghiên
cứu về giải pháp mở rộng đối tƣợng tham gia quỹ TNLĐ, BNN và cơ chế hoạt động
quỹ là cần thiết nhằm đƣa ra đƣợc những giải pháp về việc mở rộng đối tƣợng,
khuyến khích sự tham gia cũng nhƣ cơ chế hoạt động và sử dụng Quỹ TNLĐ, BNN
một cách hợp lý và bền vững.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua cũng đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên
quan đến chính sách, pháp luật bồi thƣờng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nói
chung và quỹ TNLĐ, BNN nói riêng, trong đó phải kể đến một số nghiên cứu tiêu

biểu:

2


Trong nƣớc:
- Nguyễn Đại Đồng và cộng sự, (1997)3, dựa trên phân tích chính sách hiện hành,
tổng quan kinh nghiệm quốc tế và khảo sát một số doanh nghiệp đã đƣa ra một số
giải pháp để xây dựng Quỹ bồi thƣờng tai nạn lao động ở Việt Nam nhƣ: Hoàn thiện
chế độ đối với ngƣời bị TNLĐ, BNN. Cải thiện điều kiện lao động nhằm giảm tai nạn
lao động, tăng cƣờng mức đóng đối với ngƣời lao động, đặc biệt ngƣời sử dụng lao
động đối với việc hình thành quỹ bồi thƣờng tai nạn lao động.
- TS. Dƣơng Xuân Triệu (1998)4 đã hệ thống hóa về chế độ đau ốm, thai sản,
TNLĐ, BNN; đánh giá việc thực hiện chế độ đau ốm, thai sản, TNLĐ, BNN quản lý
theo cơ chế cũ và mới sau khi luật BHXH Việt Nam ra đời. Tuy nhiên, tác giả chƣa
đề cập tới các chế độ khác của TLNĐ, BNN nhƣ: công tác thu, quản lý đối tƣợng
tham gia, đối tƣợng quản lý quỹ….
- Phạm Công Bảy (1999)5 trong bài viết của mình đã đề cập tới đặc thù của tranh
chấp về bồi thƣờng tai nạn lao động liên quan tới thẩm quyền của toà án, quan hệ của
chủ thể trong các tranh chấp bồi thƣờng tai nạn lao động. Phân tích tính chất phức tạp
và kéo dài của các tranh chấp trong việc bồi thƣờng từ các vụ tai nạn lao động. Tuy
nhiên, bài viết cũng chỉ mới nhìn nhận việc bồi thƣờng các tai nạn lao động nhƣ một
giải pháp, nhằm đền bù cho các vụ tai nạn lao động.
- Vũ Nhƣ Văn và cộng sự (2003)6 đã đánh giá tình hình bồi thƣờng TNLĐ, BNN
từ ngƣời sử dụng lao động và phân tích sự cần thiết phải xây dựng một quỹ bồi
thƣờng TNLĐ, BNN độc lập. Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách bồi
thƣờng TNLĐ, BNN ở Việt Nam, bao gồm bồi thƣờng từ ngƣời lao động và từ quỹ
BHXH để minh chứng cho quyền lợi của ngƣời bị TNLĐ, BNN. Nghiên cứu mô hình
quỹ bồi thƣờng TNLĐ, BNN ở một số nƣớc nhƣ Thái Lan, Singgapre, Philipine, Đức
để đánh giá những ƣu điểm, hạn chế của các quỹ này và khả năng vận dụng vào Việt

Nam. Phân tích các căn cứ hình thành quỹ bồi thƣờng TNLĐ, BNN với mục tiêu quỹ
phải mang tính tự quản cao, linh hoạt, vai trò của các bên trong quan hệ lao động
đƣợc phát huy và nâng cao tính chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị sử dụng lao động. Đề
3 Đề tài cấp Bộ “Giải pháp xây dựng Quỹ Bồi thƣờng tai nạn lao động tại Việt Nam”, Bộ LĐ-TB&XH
4 Đề tài khoa học “Hoàn thiện phƣơng thức tố chức, quản lý chi trả chế độ ốm đau,
thai sản, TNLĐ, BNN cho ngƣời tham gia BHXH”, BHXH Việt Nam.
5 Bài viết “Giải quyết tranh chấp về bồi thƣờng tai nạn lao động”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/1999.
6 Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng quỹ Bồi thƣờng TNLĐ và BNN” , Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội

3


xuất phƣơng án xây dựng quỹ bồi thƣờng TNLĐ, BNN theo ngành, trƣớc tiên là đối
với một số công ty, tổng công ty lớn đặt dƣới sự giám sát của ngành LĐ-TB & XH.
- Trần Thị Thuý Nga và cộng sự, (2005)7 đã đánh giá thực trạng các chế độ
BHXH ngắn hạn ở Việt Nam, đánh giá quá trình chi nguồn quỹ, chế độ, thủ tục, quy
trình giải quyết. Đánh giá cân đối thu chi và cơ chế sử dụng nguồn quỹ BHXH ngắn
hạn; đƣa ra một số khuyến nghị về sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế độ BHXH ngắn
hạn làm cơ sở xây dựng Luật BHXH. Đối với chế độ TNLĐ, BNN đƣa ra hai khuyến
nghị chính là sửa đổi lại cách tính trợ cấp TNLĐ, BNN và tách quỹ TNLĐ, BNN từ
quỹ bảo hiểm ngắn hạn thành một quỹ độc lập.
- Một số nghiên cứu khác nhƣ: Các đề xuất nghiên cứu liên quan xây dựng cơ sở
khoa học và thực tiễn trong Đề án xây dựng Quỹ bồi thƣờng tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, Chƣơng trình quốc gia về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động 2006 2010, 2008. Bài viết “Quỹ bồi thƣờng tai nạn lao động của các nƣớc trong khu vực và
khả năng áp dụng vào Việt Nam”, Th.S. Lê Kim Dung, Tạp chí Lao động và Xã hội,
số 135, năm 1998. Đề tài nghiên cứu “Hình thành Quỹ bồi thƣởng tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp”, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
(2000), đều là các nghiên cứu đƣa ra một số giải pháp để xây dựng quỹ bồi thƣờng
TNLĐ, BNN ở Việt Nam. Các nghiên cứu trên đã phân tích điểm mạnh và điểm yếu
trong các quỹ tại một số nƣớc và ứng dụng đề xuất mô hình này vào Việt Nam.

- Th.S. Hoàng Bích Hồng, (2011)8 đã hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận chế
độ BHXH, TNLĐ và BNN, nghiên cứu chính sách tình hình thực hiện chế bộ BHXH,
TNLĐ và BNN ở Việt Nam, đƣa ra nguyên nhân tồn tại và giải pháp nhằm hoàn
thiện chế độ BHXH, TNLĐ và BNN. Tác giả đã dùng 3 phƣơng pháp chính đó là
nghiên cứu lý thuyết, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phƣơng pháp lịch
sử nhằm tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển chế độ TNLĐ, BNN nhằm tìm
ra xu hƣớng phát triển để đƣa ra các đề xuất.
- Th.S. Lê Kim Dung (2012)9 đã nghiên cứu khá toàn diện hệ thống pháp luật về
bồi thƣờng TNLĐ, đƣa ra hệ thống các tiêu chí và yêu cầu đối với pháp luật về bồi

7 Đề tài khoa học cấp Bộ “Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nội dung các chế độ bảo
hiểm xã hội ngắn hạn”, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội.
8 Luận án tiến sỹ kinh tế về “Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt
Nam”, Trƣờng ĐH Kinh tế quốc dân.
9 Luận án tiến sỹ luật học về “Hoàn thiện Pháp luật về bồi thƣờng tai nạn lao động”

4


thƣờng TNLĐ, khái quát hóa và phân tích các mô hình pháp luật về bồi thƣờng
TNLĐ, đƣa ra cách tiếp cận về bồi thƣờng TNLĐ mang tính phòng ngừa, thúc đẩy
văn hóa an toàn, gắn việc xem xét bồi thƣờng TNLĐ trong hệ thống an sinh xã hội
đồng thời đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng TNLĐ phù hợp với
điều kiện của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Đặc biệt nghiên
cứu này đã đề cập tới tính dễ tiếp cận và mở rộng độ bao phủ. Yêu cầu các quy định
của hệ thống pháp luật về bồi thƣờng tai nạn lao động phải đảm bảo việc thực hiện
quyền có thể tham gia của số đông ngƣời lao động để đƣợc bảo vệ các quyền lợi về
bồi thƣờng những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra. Điều này cũng có nghĩa hệ
thống luật pháp phải tạo điều kiện linh hoạt và dễ dàng để ngƣời sử dụng lao động có
thể tham gia vào các chƣơng trình phù hợp để đảm bảo cho việc họ có thể thực hiện

đƣợc nghĩa vụ của mình. Tiêu chí này đƣợc đánh giá thông qua:
- Khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể thông qua tỷ lệ
ngƣời lao động trên lực lƣợng ngƣời lao động tham gia thị trƣờng lao động đƣợc
hƣởng chế độ bồi thƣờng tai nạn lao động khi bị tai nạn lao động và số lƣợng doanh
nghiệp tham gia thực hiện trách nhiệm về bồi thƣờng tai nạn lao động. Hiện tại một
số nƣớc luật pháp về bồi thƣờng tai nạn lao động không điều chỉnh tai nạn lao động
xảy ra trong lĩnh vực quân sự, trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó luật pháp
của một số nƣớc khác yêu cầu bảo vệ ngƣời sử dụng lao động hoặc những ngƣời
công tác của ngƣời lao động. Xu hƣớng của các nƣớc là mở rộng đối tƣợng của điều
chỉnh luật pháp tới ngƣời lao động trong tất cả các cơ sở sản xuất và có quy định cần
phải chi trả cho những ngƣời phụ thuộc của những ngƣời lao động bị chết hoặc bị ốm
nặng do bị tai nạn lao động.
- Mức độ linh hoạt, áp dụng các mô hình khác nhau để đảm bảo các doanh nghiệp
ở các trình độ phát triển khác nhau, bao gồm các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, có thể tham gia thực hiện nghĩa vụ của mình phù hợp với điều kiện phát
triển của doanh nghiệp. Có nhiều mô hình pháp luật về bồi thƣờng tai nạn lao động
phù hợp với điều kiện thực hiện tại các doanh nghiệp lớn nhƣng lại không thể hiện và
nhận thức đƣợc đầy đủ những đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy dẫn đến
việc tuân thủ luật pháp tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn. Điều này làm
giảm khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dẫn đến thiệt thòi cho ngƣời
lao động. Tiêu chí về việc tăng cƣờng tính tiếp cận và mức độ tiếp cận đòi hỏi phải
tiến hành cải cách xem xét, rà soát điều chỉnh để đảm bảo tính thực thi.

5


- Quy trình lập hồ sơ và thủ tục rõ ràng minh bạch và dễ thực hiện thời gian thực
hiện bồi thƣờng tai nạn phải nhanh chóng, quy trình giải quyết tranh chấp phải công
minh.
Ngoài nƣớc:

Tổ chức Lao động quốc tế- ILO năm 1952 đã đƣa ra Công ước 102 về BHXH –
những tiêu chuẩn tối thiểu quy định quyền lợi: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ
đào tạo nghề, trợ cấp định kỳ hoặc 1 lần.
Công ƣớc 121 về quyền lợi ngƣời lao động khi bị TNLĐ và BNN (ILO, 1964)
trong đó đƣa ra các quy định khung về: xác định TNLĐ, BNN; quyền lợi, mức chi
trả… là công ƣớc có nội dung gắn liền với các quyền lợi: mức chi trả, dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sau TNLĐ, BNN.
Công ƣớc 130 Chăm sóc y tế và chế độ trợ cấp ốm đau (ILO, 1969) quy định các
nƣớc thành viên phải đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế để duy trì, khôi phục
và cải thiện sức khỏe và một số trƣờng hợp trợ cấp cho ngƣời lao động và vợ con của
họ.
Công ƣớc 187 về Cơ chế thúc đẩy an toàn và vệ sinh lao động (ILO, 2006) đƣợc
các nƣớc thành viên của Tổ chức Lao động thông qua ngày 15/6/2006 tại Hội nghị
toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế nhằm mục đích: Tiếp tục cải thiện hệ thống
quốc gia và thực hiện về an toàn vệ sinh lao động thông qua các chƣơng trình quốc
gia về an toàn vệ sinh- Giải pháp tiếp cận hệ thống quản lý; Đƣa vấn đề an toàn vệ
sinh lao động là ƣu tiên tại các chƣơng trình nghị sự của quốc gia; Thúc đẩy việc thực
hiện các tiêu chuẩn và các công cụ của ILO về an toàn vệ sinh lao động; Thúc đẩy
tiến trình phê chuẩn các công ƣớc của ILO về an toàn lao động. Việt Nam tham gia
công ƣớc 187 vào năm 2014 nhằm thúc đẩy những nỗ lực dần dần của quốc gia trong
việc cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
thông qua hệ thống chính sách và các chƣơng trình quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn
lao động quốc tế.
Nhóm tác giả Rosenman KD1, Kalush A, Reilly MJ, Gardiner JC, Reeves M, Luo
Z., (2006)10 đã tìm cách để ƣớc tính số còn thiếu trong hệ thống giám sát quốc gia
của Mỹ hiện có tai nạn lao động và bệnh tật. Phƣơng pháp sử dụng là kết hợp với các
công ty, cá nhân báo cáo thƣơng tích và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho Cục
thống kê lao động Mỹ và các cơ sở dữ liệu khác của bang Michigan (bồi thƣờng cho

10 How Much Work-Related Injury and Illness is Missed By the Current National Surveillance System?


6


ngƣời lao động, khảo sát thƣờng niên OSHA, hệ thống thông tin quản lý tích hợp
OSHA, báo cáo bệnh nghề nghiệp), nhóm nghiên cứu dung phƣơng pháp capture –
recapture (bắt – thả - bắt lại) để ƣớc tính số trƣờng hợp bị bỏ qua. Báo cáo đã ƣớc
tính số lƣợng bị bỏ qua khoảng 68% so với số lƣợng bệnh và thƣơng tích nghề
nghiệp hàng năm ở bang Michigan.
David Walters (2007)11 đã so sánh cơ chế chính sách các nƣớc châu Âu, Úc và
Canada về bồi thƣờng cho nạn nhân của thƣơng tích và bệnh nghề nghiệp phân tích
sự giống và khác nhau, các ƣu nhƣợc điểm của chính sách các nƣớc thông qua việc
nghiên cứu các văn bản chính sách và các tài liệu nghiên cứu chính sách liên quan.
Các nội dung đề cập: đặc điểm của hệ thống các quốc gia, các định nghĩa tai nạn,
bệnh nghề nghiệp, Cơ chế các hệ thống (nguồn kinh phí, tiêu chí lập bảo hiểm, chi
phí, lợi ích đền bù…)
J Paul Leigh & John A Robbins (2004)12 đã nghiên cứu về sự bao phủ của các cơ
chế đền bù cho ngƣời lao động để hiểu rõ phạm vi bệnh nghề nghiệp đƣợc bao phủ và
không bao phủ: (1) sử dụng dữ liệu dịch tễ học để ƣớc tính các trƣờng hợp tử vong và
chi phí y tế liên quan đến bệnh nghề nghiệp; (2) sử dụng dữ liệu WC để ƣớc tính các
trƣờng hợp, chi phí, và tử vong; và (3) so sánh hai cách tính. Nghiên cứu đƣa ra một
số các đề xuất chính sách để giảm chi phí chênh lệch giữa ngƣời có bảo hiểm và
không có bảo hiểm trong sử dụng các dịch vụ y tế.
Jonathan Gruber và Alan B. Krueger (1990)13 đã chỉ ra là trong các ngành công
nghiệp nhất định mà chi phí bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp cao hơn do rủi ro cao
hơn thì sự khác biệt đó phần lớn sẽ đƣợc chuyển từ ngƣời sử dụng lao động sang
ngƣời lao động chịu dƣới hình thức giảm lƣơng.
Ann Clayton (2004)14 đã tóm tắt lịch sử và nền tảng của các chƣơng trình đền bù
cho ngƣời lao động bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp ở Mỹ. Bàn về các nguyên tắc cơ
bản liên quan đến việc bồi thƣờng lao động.

Rechtsanwalt Wolfgang Frese, Kiel (2005)15 đƣa ra báo cáo quốc gia về chính
sách đền bù thƣơng tật cho ngƣời lao động bị tai nạn trên đƣờng di chuyển đi/về chỗ
làm tại Đức.

11 An International Comparison Occupational Disease and Injury Compensation Schemes)
12 Occupational Disease and Workers’ Compensation: Coverage, Costs, and Consequences
13 The Incidence of Mandated Employer-Provided Insurance: Lessons from Workers' Compensation Insurance
14 Workers’ Compensation: A Background for Social Security Professionals
15 Compensation for personal injuries in road accident case

7


John W. Ruser (1985)16 trình bày mô hình lý thuyết cho thấy sự gia tăng trong
lợi ích đền bù có ảnh hƣởng nhỏ hơn đến tỷ lệ thƣơng tích tại các doanh nghiệp đƣợc
đánh giá cao hơn về kinh nghiệm. Giả thuyết đƣợc kiểm tra bằng hồi quy tỷ lệ
thƣơng tật các ngành sản xuất công nghiệp tại Mỹ từ 1972-1979. Kết quả tỷ lệ tất cả
các loại thƣơng tật đều là biến phụ thuộc hỗ trợ cho giả thuyết này.
Ishita Sengupta et al, (2012)17 cung cấp các ƣớc tính chi trả cho ngƣời lao động
bằng tiền mặt và hỗ trợ y tế tại 50 tiểu bang Mỹ
3. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Đề xuất hệ thống giải pháp mở rộng đối tƣợng tham gia và
hoàn thiện cơ chế hoạt động Quỹ TNLĐ, BNN.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Nghiên cứu giải pháp gia tăng đối tƣợng tham gia BHXH đã đƣợc quy
định trong Luật BHXH và tiến tới mở rộng đối tƣợng tham gia thuộc nhóm không có
quan hệ lao động.
(2) Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động quỹ: mức đóng-hƣởng,
cân bằng quỹ, các chế độ hƣởng, cơ chế quản lý quỹ và vai trò của các bên liên quan.
Nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về mở rộng đối tƣợng tham
gia và hoàn thiện cơ chế hoạt động Quỹ TNLĐ, BNN.
- Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về mở rộng đối tƣợng tham gia và hoàn
thiện cơ chế hoạt động Quỹ TNLĐ, BNN.
- Đánh giá thực trạng đối tƣợng tham gia và cơ chế hoạt động Quỹ TNLĐ,
BNN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2015.
- Đề xuất hệ thống giải pháp mở rộng đối tƣợng tham gia và hoàn thiện cơ chế
hoạt động Quỹ TNLĐ, BNN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu bao gồm: Cơ chế chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN;
các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN và các yếu tố liên quan
đến quỹ TNLĐ-BNN.

16 Workers' Compensation Insurance, Experience-Rating, and Occupational Injuries
17 Workers’ Compensation: Benefits, Coverage, and Costs

8


Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: chỉ xem xét chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc,
đánh giá thực trạng và dự báo đối tƣợng và quỹ theo cơ chế chính sách của quy định
pháp luật hiện hành về chế độ TNLĐ, BNN. Mở rộng độ bảo phủ chế độ TNLĐ,
BNN trên khía cạnh bao phủ thực tế.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu trên phạm vi cả nƣớc
- Phạm vi về thời gian: đánh giá thực trạng 2009-2015, dự báo giai đoạn đến
2030
- Phạm vi nguồn thông tin, số liệu: tài liệu, số liệu sẵn có
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận

Tiếp cận chính sách: Cách tiếp cận vấn đề của đề tài là nghiên cứu các quy
phạm pháp luật hiện hành về bồi thƣờng TNLĐ, BNN đƣợc quy định trong Bộ Luật
lao động, Luật BHXH, Luật ATVSLĐ, các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ,
BNN và tài liệu nghiên cứu, báo cáo, số liệu thể hiện đƣợc thực tiễn triển khai chế độ
bồi thƣờng TNLĐ, BNN và cơ chế hoạt động của Quỹ TNLĐ, BNN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng quan tài liệu:văn bản chính sách hiện hành; các số liệu,
tài liệu, liên quan từ ngành Lao động-Thƣơng binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội, v.v.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tổ chức thu thập ý kiến các chuyên gia
để xem xét các tồn tại, nguyên nhân của Quỹ ATLĐ, BNN và các giải pháp mở rộng
độ bao phủ cũng nhƣ hoàn thiện cơ chế hoạt động quỹ.
- Phương pháp lịch sử18: đề tài sử dụng phƣơng pháp này bằng cách đi tìm
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của chế độ TNLĐ, BNN, nhằm tìm ra xu
hƣớng phát triển, làm cơ sở đƣa ra các đề xuất mở rộng phạm vi đối tƣợng và cơ chế
hoạt động của Quỹ TNLĐ, BNN.

18Phương pháp lịch sử là phƣơng pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tƣợng theo đúng
trình tự thời gian và không gian nhƣ nó đã từng diễn ra

9


- Phương pháp phân tích thống kê: phân tích các số liệu về tình hình TNLĐ,
BNN; tình hình thực hiện chế độ TNLĐ, BNN ở Việt Nam… để đánh giá thực trạng
và đƣa ra các giải pháp về mở rộng đối tƣợng và cơ chế hoạt động Quỹ TNLĐ, BNN.
- Phương pháp dự báo: Phƣơng pháp dự báo ngoại suy xu hƣớng, trong đó có
đƣa vào các giả định thay đổi trong tƣơng lai từ đó tính toán theo mô hình dự báo
Quỹ BHXH khi thay đổi một số thông số chính: Tỷ lệ đóng, tỷ lệ hƣởng..

10



CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIA TĂNG
ĐỐI TƢỢNG THAM GIA VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG QUỸ TAI
NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Tai nạn lao động: Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) (2015),
TNLĐ là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể ngƣời
lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động tới ngƣời lao động (Luật ATVSLĐ, 2015);
- Bồi thƣờng cho ngƣời lao động (Workers' Compensation) là cung cấp các
lợi ích cho ngƣời lao động bị thƣơng khi làm việc hoặc mắc bệnh liên quan đến công
việc. Các lợi ích này bao gồm: chi phí điều trị y tế, hỗ trợ tiền mặt thay thế tiền lƣơng
bị mất, trợ cấp theo mức độ thƣơng tật (ngắn hạn hoặc vĩnh viễn), trợ cấp cho ngƣời
phụ thuộc nếu ngƣời lao động bị chết (Virgina Reno và cộng sự, 2004). Tuy nhiên,
bên cạnh các khoản bồi thƣờng các biện pháp giúp ngƣời lao động phòng ngừa
TNLĐ, BNN và tái hòa nhập thị trƣờng lao động ngày càng đƣợc quan tâm thông qua
chƣơng trình “quay lại làm việc – Return to work” (Marius Oliver, 2015).
- Theo Luật BHXH 2014, Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với ngân sách
nhà nƣớc, đƣợc hình thành từ đóng góp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động
và có sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành
phần của quỹ BHXH (các quỹ thành phần của quỹ BHXH gồm: Quỹ ốm đau và thai
sản; Quỹ TNLĐ, BNN; Quỹ hưu trí và tử tuất).
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: là một trong năm chế độ của
bảo hiểm xã hội Việt Nam (gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN, hƣu trí,
tử tuất (Luật BHXH 2014).

- Đối tƣợng tham gia: là ngƣời lao đông (NLĐ), ngƣời sử dụng lao động
(NSDLĐ) đƣợc tham gia BHXH nói chung và chế độ bảo hiểm TNLĐ. BNN nói
riêng..

11


- Gia tăng đối tƣợng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN có thể hiểu là tăng tỷ lệ
bao phủ của chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN. Độ bao phủ của một chính sách ít nhất
đƣợc phản ánh qua 3 thành phần cơ bản19 (ILO, 2010):
+ Phạm vi (scope): Đo lƣờng số lƣợng và chủng loại chính sách mà ngƣời dân
đƣợc tiếp cận nói chung và theo các nhóm xã hội khác nhau.
+ Độ phổ (extent): Đo lƣờng tỷ lệ phần trăm ngƣời đƣợc tham gia (theo một số
đặc điểm nhƣ giới tính, tuổi, vị thế, v.v.) trong tổng dân số hoặc trong nhóm dân số là
đối tƣợng của nhóm chính sách cụ thể.
+ Mức độ phúc lợi/thay thế (replecement level): Đo lƣờng mức độ đáp ứng
nhu cầu của từng nhóm chính sách hoặc có thể đo bằng chất lƣợng của dịch vụ cung
cấp; hoặc đối với một số dịch vụ nhất định có thể đo bằng mức độ sẵn có của dịch vụ.
Trong phạm vi của đề tài này độ bao phủ đƣợc xem xét trên khía cạnh độ phổ
(extent). Vì vậy, gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN là tăng tỷ bao
phủ của chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm người
được tham gia chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong tổng dân số hoặc nhóm dân số là
đối tượng của chính sách.
Trong việc đo lƣờng các khía cạnh của độ bao phủ, có sự khác nhau giữa độ
bao phủ theo luật định và độ bao phủ thực tế
- Độ bao phủ theo luật định (legal coverage) phản ánh mức độ đáp ứng của
chính sách ASXH đối với nhu cầu của ngƣời dân.
- Độ bao phủ thực tế (actual coverage) phản ánh mức độ hiệu quả của việc
thực hiện chính sách ASXH.
Mở rộng đối tƣợng tham gia hay gia tăng độ bao phủ về đối tƣợng tham gia

bảo hiểm TNLĐ, BNN có thể hiểu theo hai khía cạnh: thứ nhất là mở rộng đối tƣợng
thực sự tham gia, hay tăng độ bao phủ thực tế nghĩa là năng cao tỉ lệ đóng bảo hiểm
của những ngƣời thuộc đối tƣợng của chính sách; thứ hai là mở rộng đối tƣợng bao
phủ theo luật định, ví dụ nhƣ ngƣời lao động nông nghiệp, tình nguyện viên, lao động
nƣớc ngòai…
Theo mục tiêu cụ thể thứ nhất của đề tài đã đƣợc xác định: “Nghiên cứu giải
pháp gia tăng đối tƣợng tham gia BHXH đã đƣợc quy định trong Luật BHXH và tiến
tới mở rộng đối tƣợng tham gia thuộc nhóm không có quan hệ lao động”, đề tài tập
trung vào các giải pháp mở rộng độ bao phủ thực tế cho đối tƣợng chính sách hiện

19

ILO, 2010. Monitoring the state of social security coverage. World Social Security Report

12


tại, và mở rộng độ bao phủ thực tế đối với đối tƣợng lao động trong khu vực phi
chính thức.
- Cơ chế hoạt động quỹ:
Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ “mécanisme” của phƣơng Tây. Từ điển Le
Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập
hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996)
giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình đƣợc thực hiện"20. Từ "cơ
chế" đƣợc dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những năm 1970, khi
chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa
nhƣ là những qui định về quản lý. Cách hiểu đơn giản này dẫn tới cách hiểu tách rời
cơ chế với con ngƣời nhƣ nêu trên.
Nhƣ vậy, có thể hiểu "Cơ chế" là cách vận hành, cách hoạt động bao gồm
nhiều bƣớc để có đƣợc công việc cụ thể”. Với cách định nghĩa trên vận dụng vào

khuôn khổ đề tài thì có thể định nghĩa cơ chế hoạt động quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN là
cách thức hoạt động của Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN để đạt được mục tiêu và chức
năng của mình.
Trong Luật BHXH, Khoản 5, Điều 7 đề cập tới nội dung quản lý nhà nƣớc về
BHXH bao gồm “Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã
hội”. Đây là nội dung cốt lõi về cơ chế hoạt động của quỹ, vì vậy nội dung về cơ chế
quản lý Quỹ, đề tài sẽ đề cập các vấn đề sau: thu quỹ, chi quỹ, đầu tƣ quỹ, cân bằng
quỹ và vai trò của các bên liên quan.
1.1.2. Gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
nguyên tắc và các yếu tố ảnh hưởng
Cũng nhƣ nguyên tắc gia tăng đối tƣợng tham gia của các chính sách an sinh
xã hội khác, bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng tuân theo
nguyên tắc gia tăng đối tƣợng tham gia hay mở rộng độ bao phủ (theo chiều rộng và
theo chiều sâu) theo các nguyên tắc sau đây (ILO, ):
- Thứ nhất, tập trung vào giảm tính dễ bị tổn thƣơng: Theo quy luật phát triển
không đồng đều, trong xã hội luôn luôn tồn tại một bộ phận thành viên rơi vào cảnh
“rủi ro” hơn trong cuộc sống. Do vậy, việc mở rộng cần đặt mục tiêu đầu tiên là giảm
tính bị tổn thƣơng của xã hội. Đối với bảo hiểm TNLĐ, BNN đối tƣợng dễ bị tổn
thƣơng chính là ngƣời lao động làm việc tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có
hại có thể gây TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp.
20

Từ điển Wikipedia

13


- Thứ hai, kết hợp hài hòa các mục tiêu trong thời kỳ ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn: Sự cân đối giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi mở rộng đối tƣợng là
một thách thức. Các quốc gia đang phát triển với nguồn lực hạn chế, thƣờng tập trung

vào các mục tiêu ngắn hạn, trong khi các quốc gia phát triển chú ý nhiều hơn đến các
mục tiêu trung hạn và dài hạn. Nguyên tắc này nhằm hƣớng tới xây dựng một hệ
thống bảo hiểm TNLĐ, BNN bảo đảm đủ các chức năng chủ động phòng ngừa, khắc
phục và giảm thiểu rủi ro:
+ Về dài hạn, việc tăng cƣờng khả năng phòng ngừa TNLĐ, BNN là quan
trọng nhất.
+ Đảm bảo ngƣời lao động chủ động giảm thiểu rủi ro khi bị TNLĐ, BNN
đƣợc thực hiện thông qua khoản hỗ trợ y tế và khoản trợ cấp khác.
+ Đảm bảo cho ngƣời lao động bị TNLĐ, BNN nhanh chóng phục hồi và
tái hòa nhập thị trƣờng lao động cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng cuộc sống thông qua
các chính sách, chƣơng trình trợ giúp tăng cƣờng khả năng tiếp cận và thụ hƣởng các
dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục,...
- Thứ ba, Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, đồng thời huy động nguồn lực của tất
cả các đối tác xã hội: nhà nƣớc, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Nguyên tắc này
yêu cầu sự chia sẻ - đoàn kết giữa Nhà nƣớc - xã hội - cộng đồng - gia đình cũng nhƣ
từng thành viên trong xã hội một mặt nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ giảm thiểu rủi
ro cho các thành viên xã hội khi họ gặp rủi ro, góp phần đảm bảo duy trì sự đồng
thuận xã hội, hƣớng tới sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. Nhà nƣớc phải là
ngƣời bảo trợ cho hệ thống bảo hiểm TNLĐ, BNN hoạt động hiệu quả và đúng pháp
luật và thực hiện các hỗ trợ cần thiết. Nhìn chung nếu nhà nƣớc hỗ trợ càng lớn, thì
khả năng mở rộng càng nhanh.
- Thứ tƣ, không có một mô hình “phù hợp với tất cả”, các quốc gia cần phải
phân tích hoàn cảnh cụ thể của mình, xác định các nhóm yếu thế chƣa đƣợc bao
phủ/tiếp cận đến chính sách; Việc mở rộng cần bắt đầu từ các nhóm “yếu thế” nhằm
mục tiêu tăng cƣờng quyền bình đẳng, khi thiết kế chính sách và cầ n xác định nguồn
lực hiện có để có thể hỗ trợ cho các nhóm yếu thế tham gia vào các chính sách bảo
hiểm TNLĐ, BNN cũng nhƣ năng lực của bộ máy và cải cách kinh tế chính trị khác
cần tiến hành.
Nguyên tắc này đề cập đến yêu cầu đảm bảo đƣợc tính bền vững của hệ thống
bảo hiểm TNLĐ, BNN mới có điều kiện duy trì và mở rộng độ bao phủ. Sự ổn định

về thể chế tổ chức cho phép hệ thống bảo hiểm TNLĐ, BNN hoạt động liên tục

14


không gián đoạn; mặt khác cơ cấu tổ chức phải hợp lý để bảo đảm đủ khả năng quản
lý đối tƣợng tham gia, thực hiện các nghiệp vụ của hệ thống với chi phí hữu ích nhất.
Cuối cùng, việc mở rộng bao phủ của bảo hiểm TNLĐ, BNN (chiều rộng và
chiều sâu) phụ thuộc vào các cải cách về thể chế pháp luật khác có liên quan: luật
ngân sách, luật tài chính, đầu tƣ....
Xét trên khía cạnh công bằng xã hội và thực hiện nguyên tắc số đông bù số ít
thì mọi ngƣời lao động đều thuộc đối tƣợng bảo vệ của chế độ bảo hiểm TNLĐ,
BNN. Tuy nhiên, tuy thuộc vào trình độ của mỗi quốc gia có các hình thức và cơ chế
khác nhau. Tùy theo nhu cầu tham gia và trình độ quản lý rủi ro của hệ thống bảo
hiểm mà đối tƣợng tham gia rộng hay hẹp. Với chế độ BHTNLĐ, BNN bắt buộc đối
với ngƣời lao động làm việc có quan hệ lao động. Ngoài ra, có thể có thêm hình thức
tự nguyện đối với các nhóm chƣa đƣợc bảo vệ bởi hình thức bắt buộc. Ở các nƣớc
phát triển, lao động làm công hƣởng lƣơng chiếm tỷ lệ lớn, khả năng quản lý rủi ro
xã hội ở mức cao thì diện bao phủ của chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc rộng.
Nhìn chung, đối tƣợng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia nhƣng theo xu hƣớng chung là hình thức bắt
buộc đƣợc mở rộng dần từ nhóm đối tƣợng làm công hƣởng lƣơng sang các nhóm
khác nhƣ tự làm việc, lao động gia đình không hƣởng tiền lƣơng, tiền công, v.v.
1.1.3. Cơ chế hoạt động của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1.1.3.1. Nguyên tắc đóng, hưởng
- Trách nhiệm đóng góp vào quỹ TNLĐ, BNN chủ yếu là ngƣời sử dụng lao
động. Vì TNLĐ, BNN là những rủi ro gắn liền với quá trình lao động sản xuất. Khi
ngƣời lao động bị TNLĐ, BNN thì trách nhiệm đề bù là từ ngƣời sử dụng lao động vì
họ là ngƣời thuê lao động, tổ chức sản xuất và quản lý ngƣời lao động. Do vậy, khi
chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN ra đời, trách nhiệm đền bù chuyển sang cho tổ chức

bảo hiểm với điều kiện ngƣời sử dụng lao động đóng bảo hiểm.
- Về xác định mức đóng: có thể là mức phí cố định hoặc mức đóng khác nhau
giữa các ngành, nghề khác nhau dựa trên mức độ xảy ra TNLĐ, BNN. Mức đóng bảo
hiểm đƣợc xác định phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: xác suất rủi ro dựa trên số liệu
thống kê trong quá khứ, phƣơng thức đóng, phạm vi bảo hiểm, mức hƣởng, v.v. Có
những ngành có nguy cơ rủi ro TNLĐ cao nhƣ xây dựng, khai thác mỏ, ..những
ngành có môi trƣờng làm việc có nhiều yếu tố độc hại có nguy cơ rủi ro cao về BNN.
Hơn nữa, có thể xem xét trong cùng một ngành nghề thì mức đóng giữa các đơn vị sử

15


dụng có thể khác nhau dựa trên việc thực hiện công tác ATVSLĐ ở các đơn vị
(Hoàng Bích Hồng, 2011). Tuy nhiên, việc xác định mức đóng này khá phức tạp và
đòi hỏi có đầy đủ thông tin chi tiết để xác định chính xác nguy cơ rủi ro cũng nhƣ
mức độ thực hiện ATVSLĐ.
- Về xác định mức hƣởng: bảo hiểm TNLĐ, BNN về bản chất là bù đắp một
phần thu nhập cho ngƣời lao động khu gặp rủi ro, do đó khi xác định mức hƣởng
thƣờng căn cứ vào mức tiền lƣơng, tiền công bị giảm hoặc mất của ngƣời lao động.
Tuy nhiên, rất khó xác định tiền lƣơng, tiển công của ngƣời lao động bị TNLĐ, BNN
giảm đi bao nhiêu và những tổn thất về ngƣời khó lƣợng hóa chi phí do đó, mức trợ
cấp chỉ mang tính tƣơng đối.
1.1.3.2. Quản lý, vận hành quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Nguồn hình thành quỹ: Quỹ TNLĐ, BNN thƣờng đƣợc hình thành từ các
nguồn: đóng góp của ngƣời sử dụng lao động; hỗ trợ của Nhà nƣớc và nguồn khác
nhƣ từ thu lãi hoạt động đầu tƣ, tài trợ, v.v.
- Về cân đối quỹ: Trong hệ thống các chế độ BHXH, nếu căn cứ thời gian
hƣởng hoặc thời gian cân đối quỹ có thể phân chia chế độ BHXH thành hai loại ngắn
hạn và dài hạn. Với các chế độ ngắn hạn, ngƣời lao động tạm thời bị giảm khả năng
lao động sẽ hƣởng chế độ ngắn hạn thƣờng là trợ cấp một lần hoặc thời gian giới hạn

sau đó quay trở lại lao động sản xuất. Với loại chế độ này quỹ đƣợc quản lý và cân
đối trong thời gian ngắn, thƣờng là một năm. Với chế độ dài hạn, ngƣời lao động mất
khả năng lao động vĩnh viễn thƣờng sẽ đƣợc nhận trợ cấp thƣờng xuyên trong thời
gian dài. Với loại chế độ này quỹ thƣờng đƣợc quản lý tồn tích và cân đối trong thời
gian dài. Hầu hết cấc chế độ BHXH đƣợc phân loại hoặc là ngắn hạn hoặc là dài hạn,
tuy nhiên chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN vừa mang tính ngắn hạn, vừa mang tính dài
hạn. Đối với những ngƣời bị TNLĐ, BNN nhẹ và có khả năng phục hồi sức khỏe
trong khoảng thời gian nhất định thì sẽ hƣởng chế độ trong thời gian ngắn. Đối với
ngƣời bị TNLĐ, BNN nặng, vĩnh viễn mất một phần hoặc khả năng lao động thì họ
đƣợc hƣởng chế độ trong thời gian dài. Vì vậy, việc cân đối quỹ TNLĐ, BNN phức
tạp hơn so với chế độ BHXH khác.
- Sử dụng quỹ: (i) phần lớn quỹ sử dụng để chi trả chế độ TNLĐ, BNN cho
ngƣời lao động khi họ gặp rủi ro. Các khoản chi bao gồm: trợ cấp do suy giảm khả
năng lao động (một lần hoặc hàng tháng), trợ cấp cho thân nhân ngƣời bị chết do
TNLĐ, BNN; trợ cấp phục vụ, phƣơng tiện trợ giúp sinh hoạt, chi phí y tế; (ii) Chi
phí cho công tác phòng ngừa TNLĐ, BNN và tái hòa nhập cho ngƣời bị TNLĐ, BNN

16


quay lại làm việc; (3) chi phí quản lý, bao gồm các khoản cho cho nghiệp vụ bảo
hiểm hoặc hoa hồng cho đại lý trung gian trong quá trình thực hiện; (iii) đầu tƣ: quỹ
TNLĐ, BNN luôn có lƣợng tiền nhàn rỗi chƣa sử dụng và đƣợc dùng vào các hoạt
động đầu tƣ sinh lời nhằm tăng nguồn quỹ.
- Một số nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và quản lý quỹ:
+ Về tài chính, do quỹ tồn tại và hoạt động tƣơng đối độc lập, nên cơ chế thu,
chi của quỹ phải luôn bảo đảm cân đối, phải bảo toàn và phát triển quỹ để bảo đảm
quyền lợi cho ngƣời tham gia quỹ. Vì thế, tổ chức quản lý điều hành quỹ phải đƣợc tổ
chức độc lập thống nhất trong phạm vi cả nƣớc trên cơ sở pháp luật của Nhà nƣớc và
chịu sự kiểm tra, giám sát, quản lý của Nhà nƣớc về chấp hành pháp luật liên quan.

Tổ chức Quỹ bồi thƣờng dựa vào cơ chế hoạt động của BHXH nhằm điều kiện theo
dõi, kiểm tra, giám sát công việc thu, chi của quỹ, tăng cƣờng công tác quản lý quỹ;
quản lý, sử dụng vốn nhàn rỗi trong cơ chế thị trƣờng có lợi nhất; không ngừng tinh
giảm biên chế gọn nhẹ, giảm chi phí quản lý hành chính, nghiệp vụ hoạt động bồi
thƣờng tai nạn, bệnh tật. Để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động, Nhà nƣớc phải luật
pháp hoá việc đầu tƣ vốn nhàn rỗi của quỹ, tạo điều kiện tự chủ và tự chịu trách
nhiệm trong tổ chức bồi thƣờng tai nạn và về kết quả đầu tƣ bảo toàn, phát triển vốn
nhàn rỗi, phù hợp với cơ chế thị trƣờng.
+ Phải bảo đảm quyền lợi của ngƣời lao động tƣơng ứng với nghĩa vụ đóng
góp của họ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời lao động thuộc mọi thành phần kinh
tế đều bình đẳng hƣởng chế độ bồi thƣờng tai nạn, bệnh tật. Song ngƣời lao động
muốn đƣợc hƣởng quyền lợi thì ngƣời sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng góp
cho họ theo các phƣơng thức thích hợp (bắt buộc hay tự nguyện) thƣờng xuyên đều
đặn. Quyền lợi đƣợc hƣởng phải phù hợp với mức đóng góp và thời gian đóng góp
vào quỹ của từng ngƣời lao động theo quy định của pháp luật.
+ Hoạt động của quỹ không mang tính chất kinh doanh mà mang tính chất của
quỹ tƣơng hỗ bảo hiểm. Mục đích hoạt động của quỹ trƣớc hết nhằm bảo vệ quyền
lợi cho ngƣời lao động khi gặp rủi ro, sau nữa bảo đảm an toàn cho xã hội và nền
kinh tế. Hoạt động quỹ dựa trên nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” mang tính chất
cộng đồng, tính chất xã hội giữa những ngƣời lao động. Các khoản đóng góp vào quỹ
phụ thuộc vào mức độ sử dụng chi trả của các chế độ. Nếu quỹ không đủ bù đắp thì
phải nâng mức đóng góp hoặc hạ thấp mức chi trả để bảo đảm quỹ luôn luôn cân đối
giữa thu và chi. Nguyên tắc cơ bản quản lý quỹ là phải cân đối thu với chi, chính vì
vậy đòi hỏi cơ quan quản lý quỹ phải tổ chức công tác kế toán, kiểm tra sử dụng một

17


×