Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

de thi kscl dau nam mon sinh lop 11 truong thpt phan ngoc hien nam 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.97 KB, 4 trang )

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: SINH HỌC 11 – ĐỀ 01
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3 Điểm)
Câu 1: Câu nào sai trong các câu sau đây: Sự thoát hơi nước qua lá:
A. Góp phần tạo lực hút từ rễ lên lá.
B. Giúp cho cây hô hấp thuận lợi.
C. Điều hoà nhiệt độ của lá giúp nó khỏi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời.
D. Tạo điều kiện cho CO2 vào lá thực hiện chức năng quang hợp.
Câu 2: Cơ sở khoa học của việc tưới nước cho cây trồng: cần giải quyết đồng bộ vấn đề:
A. Thời điểm cần tưới nước, cách tưới nước.
B. Thời điểm cần tưới nước, lượng nước và cách tưới thích hợp
C. Nhu cầu nước của từng loại cây.
D. Lượng nước cây cần và phương pháp tưới nước.
Câu 3: Vai trò của các nguyên tố khoáng vi lượng?
A. Là thành phần cấu tạo nên tế bào, cấu trúc enzim
B. Tham gia và quá trình tổng hợp các chất
C. Là thành phần của enzim, liên kết các hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong trao
đổi chất
D. Liên kết các chất hữu cơ tạo hợp chất hữu cơ kim loại.
Câu 4. Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước,
hấp thụ H2O và ion khoáng là:
A. Số lượng tế bào lông hút lớn.
B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả.
C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút.
D. Số lượng rễ bên nhiều
Câu 5. Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây?
A. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống rây.
B. dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống rây.
C. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác.
D. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này
vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.




Câu 6. Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí
khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?
A. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá.
B. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì.
C. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng.
D. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá.
PHÂN 2: TỰ LUẬN (7 Điểm):
Câu 1: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng từ đất vào tế
bào lông hút? (4 điểm).
Câu 2: Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân
bón, giống cây trồng? (3 điểm).


MÔN: SINH HỌC 11 – ĐỀ 02
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3 Điểm)
Câu 1: Để xác định thời điểm cần tưới nước cần căn cứ vào các chỉ tiếu sau:
A. Sức hút của lá, nồng độ thẩm thấu của dịch tế bào.
B. Cường độ hô hấp của lá.
C. Sức hút của lá, nồng độ, áp suất của của dịch tế bào, trạng thái của khí khổng, cường
độ hô hấp của lá.
D. Trạng thái của khí khổng,sức hút của lá, cường độ hô hấp của lá.
Câu 2: Đưa vào gốc hoặc phun lên lá chất nào sau đây để lá cây xanh lại?
A. Ca2+

B. Fe3+

C. Mg2+


D. Cu2+

C. Không bào

D. Tế bào rễ

Câu 3. Đơn vị hút nước của rễ là:
A. Tế bào lông hút B. Tế bào biểu bì

Câu 4. Một số thực vật ở cạn, hệ rễ không có lông hút (ví dụ thông, sồi,...). Chúng hấp
thu nước và ion khoáng nhờ:
A. lá.

B. nấm rễ

C. thân.

D. tất cả các cơ quan của cơ thể

Câu 5. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do nguyên nhân
nào?
A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước
B. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.
C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ.
D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ
Câu 6. Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
A. vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước
làm hạ nhiệt môi trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
B. vật liệu xây dựng toả nhiệt làm môi trường xung quanh nóng hơn.
C. cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh

hơn.
D. vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn.
PHÂN 2: TỰ LUẬN (7 Điểm):
Câu 1: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng từ đất vào tế
bào lông hút? (4 điểm).
Câu 2: Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân
bón, giống cây trồng? (3 điểm).


ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 2013-2014
MÔN SINH HỌC 11
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
CÂU

1

2

3

4

5

6

ĐỀ 01

B


B

C

C

D

A

ĐỀ 02

C

C

A

B

D

A

PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 1:
- Cơ chế hấp thụ nước: sự hấp thụ nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo cơ chế thụ
động (thẩm thấu từ môi trường nhược trương (đất) vào môi trường ưu trương (tế bào lông
hút)).
- Hấp thụ ion khoáng: có tính chọn lọc, theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: các ion khoáng xâm nhập từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào tế
bào lông hút của rễ theo chiều građien nồng độ.
+ Cơ chế chủ động: đối với một số ion mà cây có nhu cầu cao (ví dụ như K+) thì di
chuyển ngược chiều građien nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tống năng lượng sinh học ATP
được tạo ra từ quá trình hô hấp của tế bào để vận hành các bơm Na+-ATPaza, bơm K+ATPaza.
Câu 2: Cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, phân bón và giống
cây trồng để cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả phân bón cao, giảm chi phí
đầu vào, không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường. Đối với cây trồng cụ thể ở từng
địa phương thì bón phân theo chỉ dẫn của cơ quan khuyến nông.



×