Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Cuốn bách khoa toàn thư về đời sống Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.71 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................5
1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm

5

1.1.1. Tác giả Puskin (1799 – 1837)

5

1.1.2. Tác phẩm Evgheni Oneghin

8

CHƯƠNG 2: THIÊN NHIÊN NƯỚC NGA TRONG TIỂU THUYẾT EVGHENI ONEGHIN
..............................................................................................................................12
2.1. Mùa xuân 12
2.2. Mùa hạ

15

2.3. Mùa thu

18

2.4. Mùa đông 21

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI NƯỚC NGA TRONG TIỂU THUYẾT EVGHENI ONEGHIN........23
3.1. Tâm hồn con người nước Nga



24

3.1.1. Tầng lớp thanh niên quý tộc nước Nga
3.1.2. Phụ nữ nước Nga.

29

3.2. Phong tục nước Nga

35

24

CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT EVGHENI ONEGIN.......43
4.1. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 43
4.2. Ngôn ngữ 48

KẾT LUẬN:................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................55


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Nga là một trong những nền văn học có sức ảnh hưởng lớn đến văn
học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó đã cống hiến cho nhân loại những
giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc. Văn học Nga có sự vận động và phát triển bất
ngờ, hiếm thấy. Khi bắt đầu, văn học Nga đã đi sau so với một số nền văn học tiên
tiến ở Châu Âu nhưng đến thế kỉ XIX nền văn học Nga trở thành “một hiện tượng
lạ” theo như M.Gorki đã nói, xứng đáng là một dấu son rạng ngời, một điểm sáng

chói lọi tô điểm cho nền văn học Nga bởi những cây cổ thụ như: Puskin, Sêkhop,
Đôxtoepxki,…và những tác phẩm của họ tạo nên.
Khi nhắc đến chủ nghĩa hiện thực ta sẽ nghĩ ngay đến Puskin với tiểu thuyết
bằng thơ Evgheni Oneghin – Tác phẩm hiện thực đầu tiên của nền văn học Nga,
được xem là thành tựu của văn học Nga. Evgheni Oneghin là một kiệt tác giữ vai trò
trung tâm trong các sáng tác của Puskin, đánh dấu sự chuyển biến từ chủ nghĩa lãng
mạn sang chủ nghĩa hiện thực ở Nga. Tiểu thuyết bằng thơ này là một trong những
kiệt tác bậc nhất của văn học Nga và thế giới. Là một cuốn tiểu thuyết bằng thơ,
Evgheni Oneghin vừa mang tính chất tự sự vừa đậm chất trữ tình. Tác phẩm cho
thấy một đời sống Nga phong phú với những tầng lớp tồn tại trong xã hội cùng
những nét tính cách, lối sống đặc trưng của con người Nga thế kỉ XIX. Chính vì
những nét hiện thực rõ ràng, sinh động đó mà tác phẩm đã mở con đường mới chưa
từng có cho văn học Nga chủ nghĩa hiện thực. Với ý nghĩa là tác phẩm đánh dấu sự
ra đời của chủ nghĩa hiện thực ở Nga, Evgheni Oneghin là đối tượng nghiên cứu của
nhiều công trình khoa học nhằm làm sáng tỏ bức tranh hiện thực về đời sống Nga
mà Puskin đã dày công sáng tạo. Đến với đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành làm rõ
nhận định: “Evgheni Oneghin – Cuốn bách khoa toàn thư về đời sống Nga”. Đây là
điều kiện để chúng tôi bổ sung những kiến thức sâu sắc và toàn diện hơn về văn học
nước Nga, về nhà thơ Nga vĩ đại Puskin nhằm phục vụ cho công việc giảng dạy
cũng như nghiên cứu về sau.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Puskin “Con người của tinh thần Nga”, “Mặt trời thi ca Nga”, người mở ra
thời đại của tiểu thuyết hiện thực Nga với tác phẩm Evgheni Oneghin. Con đường
sáng tác văn chương với những thành công rực rỡ của Puskin đã thu hút bút lực của
giới phê bình nghiên cứu, xuất hiện nhiều bài viết và những cuốn sách giới thiệu về
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Puskin, khẳng định tài năng và vị trí của nhà thơ

trên văn đàn Nga và thế giới.
Puskin được giới thiệu ở Việt Nam từ rất sớm, khoảng giữa những năm 20
của thế kỷ XX. Tuy nhiên sau Hiệp định hoà bình Giơnevo, các tác phẩm của
Puskin mới được dịch, nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi ở nước ta, đặc biệt vào
những dịp kỉ niệm 100, 150, 200 năm ngày sinh của ông; các tác phẩm đã được tái
bản và nhiều bài viết, công trình giới thiệu, nghiên cứu Puskin trên nhiều lĩnh vực.
Đỗ Hồng Chung nhà “Puskin học” đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1979 nhà xuất
bản Đại học và trung học chuyên nghiệp đã xuất bản cuốn chuyên luận Puskin – nhà
thơ Nga vĩ đại của ông với số trang dày dặn (gẩn 600 trang). Cuốn sách gồm hai
phần giới thiệu đầy đủ về thân thế sự nghiệp của Puskin và tuyển tập những tác
phẩm tiêu biểu về mọi thể loại của ông.
Lần đầu tiên trên tạp chí Sông Hương số 30 đã đăng bài Nhân lễ bách chu
niên một nhà đại thi hào Nga: Puskin. Bài báo đã giới thiệu sơ qua những nét khái
quát về cuộc đời Puskin. Hơn nữa, nhiều cuốn sách nghiên cứu về Puskin như:
“A.S.Pushkin mặt trời thi ca Nga” của Phạm Thị Phương (2002); “Kể chuyện về
Pushkin” của Hoàng Thúy Toàn và Nguyễn Hữu Duy (2007); “Pushkin và Tôi yêu
em” của Hà Thị Hòa (2008); “Pushkin trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI” của nhiều
tác giả (2002) [5].
Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu về Puskin như: “Tình yêu
của tôi đối với Puskin” của Tế Hanh (1987); “Thi hào Nga Puskin với Việt Nam”
của Thúy Toàn (1994); “Mặt trời của thơ ca nước Nga, đại thi hào thế giới tiến bộ:
A.X.Puskin” của Trần Trọng Đăng Đàn (1997); “Thiên tài Puskin” của Hoàng Minh

2


Châu (1997); “Puskin - nhà thơ của dân tộc Nga” của Trần Thị Phương Phương
(1999) [5].
Mỗi cuốn sách, mỗi bài viết giúp cho độc giả hiểu sâu hơn về cuộc đời, sự
nghiệp sáng tác của Puskin, giúp bạn đọc khám phá những giá trị thẩm mĩ của thơ

văn Puskin, vị trí và vai trò của ông trong nền văn học Nga, cũng như văn học thế
giới.
Đối với Evgheni Oneghin tiểu thuyết bằng thơ của Puskin cũng đã gây sự chú
ý của giới phê bình trong và ngoài nước Nga và có thể kể đến như: Nguyễn Hải Hà
(1999) với “Evgheni Oneghin của Pushkin – kiệt tác văn học thế giới”; “Hình
tượng con người thừa – Evgheni Ogenin” của Jos Nguyễn Tấn Dũng; “Tiểu thuyết
bằng thơ "Evgheni Oneghin" – Sự khởi đầu tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX.
Các công trình nghiên cứu về Puskin nói chung và với Evgheni Oneghin nói
riêng đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Và trong đề tài này chúng tôi
muốn nghiên cứu Evgheni Oneghin ở khía cạnh là “Cuốn bách khoa toàn thư về đời
sống và Nga”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích nhằm để hiểu sâu hơn và
rõ hơn về nhà văn Puskin cùng với những tác phẩm của ông, thứ hai nhằm cung cấp
kiến thức về tác phẩm Evgheni Oneghin cho học sinh. Đặc biệt là nhằm mục đích
hiểu rõ hơn về cuốn bách khoa toàn thư này để ta thấy được lịch sử và thời đại bạo
tàn dưới sự trị vì của Nicole I, thấy được toàn cảnh bức tranh của đất nước Nga
thông qua tác phẩm tuyệt vời của “Mặt trời thi ca Nga_Puskin”
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chúng tôi là cuốn bách khoa toàn thư về đời
sống Nga.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

3


Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là tiểu thuyết bằng thơ Evgheni Oneghin.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh.
6. Giả thuyết khoa học
Đề tài này nếu thành công sẽ đem đến một cái nhìn toàn cảnh về tác phẩm
Evgheni Oneghin đặc biệt là ở khía cạnh xem tác phẩm như là cuốn bách khoa toàn
thư về đời sống Nga. Từ đó đóng góp thêm những cơ sở lý thuyết mới cho việc
nghiên cứu Evgheni Oneghin cho những công trình nghiên cứu về sau.
7. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thiên nhiên nước Nga trong tiểu thuyết Evgheni Oneghin.
Chương 3: Xã hội của nước Nga trong tiểu thuyết Evgheni Oneghin.
Chương 4: Giá trị nghệ thuật trong tiểu thuyết Evgheni Oneghin.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.1.1. Tác giả Puskin (1799 – 1837)
* Thời thơ ấu
Alexander Sergeevich Puskin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 tại thành phố
Moska trong một gia đình quý tộc Nga.
Cha thi sĩ là một người rất ham mê văn học, thích sân khấu. Ông đã từng làm
thơ bằng tiếng Pháp. Chú của Puskin là một thi sĩ có tên tuổi thời bấy giờ.
Mẹ của ông (thuộc dòng dõi của Abram Petrovich Gannbal - một người nô lệ da đen
của vua Pyotr Đại đế - nhờ thông minh cũng như có những đóng góp lớn về quân
sự, hàng hải nước Nga nên được Pyotr Đại đế nhận làm con nuôi.
Các nhà thơ, nhà văn lớn thường đến thảo luận các vấn đề văn học tại nhà bố

mẹ Puskin như Ka-ram-din, Đơ-mi-tơ-ri-ép, Giu-cốp-xki,… Puskin sớm tiếp xúc
với không khí văn học nên lên 10 tuổi, ông đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga,
Văn học Tây Âu, hàng loạt bài thơ Pháp và làm quen với văn học dân gian Nga qua
A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na và người nô bộc Ni-ki-tin Cô-dơ-lốp.
* Thời kì học ở trường Li-xe (1811 - 1817)
Năm 1811, Puskin vào học ở trường Li-xê. Ở đây, thi sĩ được tiếp xúc với
nhiều thầy cô giáo, bạn bè có tư tưởng tự do. Hơn nữa, năm 1812, cuộc chiến tranh
ái quốc chống Na-pô-lê-ông thắng lợi đã làm cho Puskin thêm tự hào về sức mạnh
của nhân dân Nga. Ông bắt đầu sáng tác liên tục. Bài thơ xưa nhất còn lại đến nay là
Gửi Na-Ta-sa (1813). Năm 1814, tờ “Người truyền tin Châu Âu” đăng bài Gửi bạn
thơ của Puskin. Thơ trữ tình trong thời kì này của Puskin thường ca ngợi tình bạn,
5


tình yêu, nỗi hân hoan trong cuộc sống và chủ đề văn hóa nghệ thuật như Gửi GiuCốp-Xki, Thị trấn,…
Ngoài ra, ông cũng sáng tác theo khuynh hướng vượt ra khỏi ngoài phạm vi
như hàng loạt bài thơ, chủ đề “Tổ Quốc”, “Tự do” xuất hiện. Bài Hồi ức ở Hoàng
Thôn (1814) là một chứng cứ để thấy được tinh thần yêu nước của Puskin. Nhiệt
tình tự do, chống chế độ độc tài như bài Gửi Li-xi-nhi, các trường ca Tu sĩ (1813),
Bô-va (1814), kịch Bước vào xã hội thượng lưu như thế, Nhà hiền triết,…
Tóm lại, nội dung sáng tác ở thời kì học ở trường Li-xê tương đối phong phú.
Về mặt trình độ thì còn non, chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lớn và đây cũng là mốc
đánh dấu cho Puskin vươn cao xa hơn, đi vào bậc nghệ sĩ tiền bối của mình.
* Thời kì Pê-téc-bua (1817-1820)
Năm 1817, tốt nghiệp ở trường Li-xê. Thời kì này chính phủ Nga hoàng tỏ ra
phản động hơn trước. Bên trong thì nó đàn áp khốc liệt các khởi nghĩa của nông
dân. Còn bên ngoài câu kết với bọn phản động để dìm các cuộc cách mạng vào bể
máu. Cách cuộc cách mạng như “Liên minh cứu quốc” (1816), “Liên minh hạnh
phúc” (1818) ra đời và phát triển. Giờ đây, sáng tác của Puskin đề cập đến chủ đề
lớn lao. Thi sĩ viết hàng loạt bài thơ nói về tình cảm của lớp tiến bộ Nga như Tự do

(1817), Gửi Sa-đa-ep (1818), Nô-en (1818), Làng quê (1819). Năm 1820, tác phẩm
lớn đầu tiên ra đời với bản trường ca Ru-xlan và Li-ut-mi-la. Trường ca bắt đầu viết
từ năm 1817 lúc thi sĩ ra chiến trường nên thầy Giu-Cốp-xki đã đề bức ảnh của
mình gửi cho Puskin “Thầy chiến bại tặng trò chiến thắng”.
* Thời kì đi đày ở Phương Nam (1820-1824)
Năm 1820 bị Nga hoàng đày xuống Phương Nam vì những bài nói lên tinh
thần tự do và chống chế độ nông nô. Trong thời gian đi đày thi sĩ đã viết hàng loạt
thơ trữ tình để nói lên tinh thần yêu nước và yêu tự do vốn có của thi sĩ như Gửi OVit (1821), Người tù (18210), Con chim nhỏ (1818). Puskin ca ngợi những chiến sĩ
đấu tranh cho tự do, những người khởi nghĩa Hy Lạp: Cô nàng Hy Lạp thủy chung
(1821), Chiến tranh (1821), Chiếc dao găm (1821),..

6


Puskin đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển. Bài ca Vầng thái
dương đã tắt (1820), hàng loạt trường ca như: Người tù Cáp-ca (1820-1821), Đài
phun nước Bac-khơ-si-xa-rai (1820-1821), Anh em kẻ cướp (1821-1822).
Từ năm 1823 trở đi phong trào cách mạng ở Tây Âu lần lượt thất bại, Puskin
viết lên hàng loạt bài thơ Người Gieo tự do, Quỷ sứ (1823) và bắt đầu viết tiểu
thuyết bằng thơ Evgheni Oneghin (5-1823).
* Thời Kì bị đày lên Phương Bắc (1824-1826)
Tháng 8/1824, Puskin bị đày lên Phương Bắc ở xã Mi-khai-lôp-xcoi-ê thuộc
trại ấp của cha mình.
Năm 1825, sáng tác của Puskin có một bước ngoặc quan trọng. Thi sĩ từ bỏ
lãng mạn chuyển sang phương pháp hiện thực.
Những tác phẩm của Puskin trong thời kì này: 19-10, Bức thư bị đốt, Gửi Kéc
1825),…
* Thời kì sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825
Ngày 14/12/1825, cuộc khởi nghĩa Pê-tec-bua nổ ra.
Hàng loạt bài thơ của Puskin thể hiện sự đấu tranh giữa nỗi đau buồn và lòng

tin cuộc sống A-ri-ôn, Gửi đi Xi-bia (1827), Cây thuốc độc (1828).
Một chủ đề quan trọng khác mà Puskin khai thác đó là chủ đề Nhà nước, dân
tộc Nga và các dân tộc khác trong nước Nga. Điều đó thể hiện rõ trong trường ca
Pôn-ta-va (1828),…
Năm 20 cũng là giai đoạn mà Puskin viết các chương chính (5,6,7,8) trong
Evgheni Oneghin, và văn xuôi như truyện ngắn Người da đen của Pi-ốt đại đế
(1827).
* Những năm cuối cùng (Từ 1830 trở đi)
Tháng 2/1831, Puskin thành lập gia đình.
7


Trong thời kì này sáng tác thơ ít hơn trừ lúc ở Bôn-đi-nô (1830), Mùa thu
(1833), Tôi trở lại thăm (1835), Đại Kỉ Niệm (1836).
Năm 1831, Puskin kết thúc tiểu thuyết Evgheni Oneghin.
Trong giai đoạn này Puskin chú ý đến kịch như Rút-xan-ca (1833), Những
màn từ thời hiệp sĩ (1835), và xuất sắc nhất là quyển Người con gái viên đại úy
(1836) mô tả về khởi nghĩa nông dân thật sự.
Từ 1830 trở đi, những âm hưởng của chủ nghĩa lãng mạn trong sáng tác của
ông không còn nữa. Rồi Puskin đấu súng với Đăng-tet (8/2/1837) để bảo vệ danh dự
gia đình trước dư luận xã hội. Thế là Mặt trời thi ca Nga đã lặn.
Cái chết của Puskin đã làm cho cả nước Nga tiến bộ đau buồn và phẫn nộ.
Cái chết của thi sĩ là số phận đau thương của các nhà văn, nhà thơ tiến bộ Nga dưới
chế độ hà khắc của Ni-cô-lai, Rư-lê-ép, Gơ-ri-bô-ê-đốp, Léc-môn-tốp và hàng loạt
nghệ sĩ khác cũng là hàng loạt nạn nhân của xã hội tàn nhẫn đó.
1.1.2. Tác phẩm Evgheni Oneghin
1.1.2.1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Tác phẩm khởi công viết từ 1823 và hoàn thành 1831. Đăng báo dần dần từng
chương từ 1825 đến 1833 thì xuất bản toàn bộ. Tiểu thuyết bằng thơ này là một
trong những kiệt tác bậc nhất của văn học Nga và thế giới. Với tác phẩm này mở

con đường mới chưa từng có cho văn học Nga chủ nghĩa hiện thực. Đây là một tác
phẩm có sự kết hợp giữa thơ và tiểu thuyết. Nó được coi là cuốn “Bách khoa toàn
thư về đời sống Nga” và là “khởi đầu của mọi sự khởi đầu” đối với tiểu thuyết hiện
thực Nga.
1.1.2.2. Tóm tắt tác phẩm
Oneghin là một thanh niên quý tộc thông minh, có học thức, hào hoa, là một
kiểu mẫu thượng lưu. Sau nhiều năm phí hoài tuổi trẻ trong các phòng trà, nhà hát,
tiếp tân, khiêu vũ, tiệc tùng, anh bắt đầu buồn chán nỗi buồn chán của người Nga.
Anh đóng cửa ngồi nhà viết văn, đọc sách… nhưng rồi cũng không xóa được căn
bệnh buồn chán nặng nề ấy. Cha và chú qua đời , anh về quê thừa kế gia tài, quản lý
8


trại ấp, sống cho khuây khỏa. Nhưng chỉ được vài ngày sau anh lại buồn chán như
xưa… Cùng quê, có anh bạn Lenxki đang đắm đuối trong bản tình ca cùng cô Ônga
xinh đẹp, hồn nhiên, bạn láng giềng từ nhỏ. Cả hai kết bạn với nhau. Tachyana, chị
của Ônga, một tiểu thư nông thôn không đẹp như cô em nhưng tâm hồn trong sáng,
đẹp đẽ, mơ màng tư lự và giản dị.
Tanhia yêu Oneghin ngay trong buổi đầu gặp gỡ. Cô viết thư tỏ tình gửi ngay
cho Oneghin. Xúc động vì tấm lòng chân thành của cô nhưng Oneghin lại từ chối
tình yêu vì lo rằng cuộc sống sẽ mất yên tĩnh và tự do. Thực ra anh chưa yêu vì còn
ở trong tình trạng khủng hoảng tư tưởng. Do sự bực bội với Lenxki, anh tìm cách trả
thù bạn theo kiểu quí tộc. Anh giả vờ ve vãn Ônga, chọc tức Lenxki. Đúng vào ngày
lễ thánh của Tanhia, xảy ra xung đột giữa Lenxki và Oneghin. Vì thói sĩ diện quí
tộc, Oneghin đã nhận lời thách đấu súng và anh đã giết bạn. Đau buồn và hối hận,
Oneghin rời làng quê ra đi du ngoạn lang thang suốt mấy năm trời.
Ônga mau chóng quên lãng người yêu xấu số Lenxki, cô nhận lời cầu hôn của
một viên sĩ quan và cùng chồng đi theo đơn vị.
Tanhia cảm thấy bị xúc phạm và đau khổ, sống âm thầm lẻ loi, từ chối mọi
đám mai mối. Mùa đông nước Nga, hai mẹ con chuyển về sống ở Moskva. Trong xã

hội thượng lưu có một viên tướng lớn tuổi xin cầu hôn nàng. Vì thương nể mẹ,
Tanhia nhận lời.
Đến ngày Oneghin trở lại thì Tanhia đã là một phu nhân sang trọng và đức
hạnh trong giới quí tộc thủ đô. Với Oneghin, tình yêu sống dậy mãnh liệt trong tâm
hồn, anh viết thư cho Tanhia. Anh trở nên si tình đến mức ốm đau và không thể chờ
hồi âm, anh tìm đến gặp cô.
Tanhia thú nhận vẫn còn yêu anh nhưng băn khoăn có nên bỏ cả lầu son gác
tía để cùng anh trở lại làng quê giản dị ngày xưa. Cô cảm động vì tình yêu say đắm
của anh, nhưng cuối cùng cô quyết định từ chối, vẫn chung thuỷ với chồng.
Tanhia bỏ đi, Onegin đứng đó sững sờ,… nàng ra khỏi phòng khách, chồng của
nàng bước vào tiếp khách.
1.1.2.3 Giá trị của tác phẩm

9


*Giá trị nội dung
- Tiểu thuyết Evgheni Oneghin được xem là "Cuốn Bách khoa toàn thư của
cuộc sống Nga". Bách khoa toàn thư là bộ sách chuyên sâu và chuyên ngành về một
lĩnh vực, một phương diện, một góc độ văn hóa, sắc tộc và quốc gia nhất định.
Theo nhà phê bình V. Belinsky gọi Evgheni Oneghin là "Bách khoa toàn thư
của đời sống Nga" vì tác phẩm phản ánh thực tại nước Nga thành thị đến nông thôn
đầu thế kỉ XIX mà còn vẽ nên bức tranh thiên nhiên với thời tiết bốn mùa đặc trưng
cho nước Nga từ ngàn đời. Thiên nhiên trở thành biểu tượng cho cội nguồn, thành
tiêu chí đánh giá và phân loại nhân vật. Vấn đề nước Nga và tương lai của nó được
đặt ra trong bối cảnh chung của thế giới, đặc biệt là Châu Âu đầu thế thế kỷ XIX.
Qua các nhân vật và những suy ngẫm ngoại đề của người kể chuyện – tác giả, có thể
thấy được tư tưởng văn hóa Nga truyền thống được đối sánh với những luồng tư
tưởng phương Tây du nhập và chi phối cuộc sống đương đại làm thành một cuộc
đối thoại lớn thể hiện bản chất của thực tại. Đồng thời đây cũng là tác phẩm đầu tiên

phản ánh cuộc sống “đúng như nó tồn tại”, chân thực, đa dạng có tính chất “bách
khoa”. Cuộc sống ở tỉnh và ở quê với những vũ hội, yến tiệc, cưới hỏi, ma chay…
và nhiều mặt phong phú trong đời sống vật chất và tinh thần của nước Nga những
năm 1819 – 1825, thời điểm quan trọng sau chiến tranh vệ quốc và trước cuộc khởi
nghĩa Tháng Chạp.
Tiểu thuyết Evgheni Oneghin là tác phẩm đầu tiên mở đầu cho văn học hiện
thực Nga thế kỷ XIX. Chủ nghĩa hiện thực Nga với phương pháp sáng tác hiện thực,
đi sâu vào thực tại, lấy cuộc sống và thời đại làm đối tượng khám phá, sáng tạo. Đây
là kiểu mẫu đầu tiên vượt qua chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa
lãng mạn ở nước Nga. Với tiểu thuyết thơ này, lần đầu tiên trong văn học Nga xuất
hiện hình tượng nhân vật “con người thừa”. Puskin là cái mốc kết thúc dòng văn
học lãng mạn Nga và là người mở đầu cho dòng văn học hiện thực Nga.
Tiểu thuyết Evgheni Oneghin là sự kết hợp bằng tính nhân dân, tính hiện thực
và tính trữ tình. Trong Evgheni Oneghin, Puskin đã nêu lên được các cuộc khởi
nghĩa nông dân, những phong tục văn hóa đời sống của nhân dân như lễ cưới, ma
chay,… Thi sĩ cũng đề cập đến sự hiện thực Nga trong thời kì này, sự tàn nhẫn, tàn
bạo của chính quyền Nga hoàng và đồng thời nêu lên tình cảm yêu nước, yêu tự do
10


và khát vọng đóng góp cho cuộc khởi nghĩa bằng chính thơ, văn chương của bản
thân.
* Giá trị nghệ thuật
Thời đại tiểu thuyết hiện thực Nga mở ra trên ngưỡng cửa thập niên 30 với
tiểu thuyết bằng thơ của Puskin Evgheni Oneghin. Đó là tiểu thuyết “khởi đầu của
mọi sự khởi đầu” tạo nên những nhân vật điển hình của thời đại, với những phương
thức nghệ thuật trở thành khuôn mẫu cho những thế hệ tiểu thuyết Nga về sau.
Về cốt truyện ta thấy sự kiện không đóng vai trò quan trọng. Các bức tranh
mô tả cảnh sinh hoạt với các chi tiết tỉ mỉ, cụ thể chiếm phần lớn tác phẩm. Không
có xung đột kịch tính (các nhân vật chính đều là bạn bè, yêu mến lẫn nhau). Xung

đột chủ yếu là ở nội tâm (giữa thiện – ác trong tâm hồn con người). Bên cạnh đó nó
còn có kết thúc mở.
Nhân vật được mô tả cụ thể, tỉ mỉ, gắn liền với những cảnh sinh hoạt xung
quanh, không có xung đột gay gắt giữa các nhân vật. Mỗi nhân vật sống với thế giới
riêng tư của mình, không có sự phân chia nhân vật chính – phụ (mỗi nhân vật đều là
nhân vật chính), không có sự phân chia nhân vật chính diện – phản diện. Mâu thuẫn
chủ yếu là giữa “chính diện” và “phản diện” trong tâm hồn mỗi con người. Tính
cách “tự phát triển”. Vẫn có nhân vật “lý tưởng”, nhưng trung tâm tác phẩm vẫn là
nhân vật “lưỡng diện”, kiểu nhân vật “con người thừa”. Ngoài ra, nghệ thuật đặc
sắc của tác phẩm nằm ở những “khổ thơ Oneghin”, cốt truyện của tác phẩm khá
đơn giản và mang kết thúc mở khiến độc giả còn cần phải suy nghĩ. Đó là điểm đặc
biệt của truyên thơ mà Pushkin đã để lại.

CHƯƠNG 2: THIÊN NHIÊN NƯỚC NGA TRONG TIỂU
THUYẾT EVGHENI ONEGHIN
2.1. Mùa xuân
Tháng 5/1823, Puskin bắt đầu viết tác phẩm đề cập đến vấn đề “con người
thời đại”, đó là tiểu thuyết bằng thơ Evgheni Oneghin - tác phẩm trung tâm trong sự
nghiệp sáng tác của ông. Giới nghiên cứu phê bình ở Việt Nam đánh giá cao tài
năng của ông “Tiểu thuyết Evgheni Oneghin bộc lộ tập trung, nổi bật tài năng của
11


Puskin, thể hiện những quan sát lạnh lùng của trí tuệ và những nhận xét cay đắng
của trái tim” [6, 179].
Tiểu thuyết Evgheni Oneghin được nhà phê bình V.Belinsky gọi là “Cuốn
bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga”. Bởi nó không chỉ phản ánh thực tại nước
Nga từ thành thị đến nông thôn đầu thế kỉ XIX, mà còn vẽ nên bức tranh thiên nhiên
với thời tiết bốn mùa đặc trưng cho nước Nga từ ngàn đời. Thiên nhiên trở thành
biểu tượng cho cội nguồn, thành tiêu chí đánh giá và phân loại nhân vật.

Nhiều bức tranh về nông thôn Nga, thành phố Nga được vẽ nên trong tiểu
thuyết. Chúng ta bắt gặp những cảnh đẹp của kinh thành Pê-téc-bua đường bệ ở
chương đầu và cuối chương tiểu thuyết, chúng ta cùng Tanhia đến với Moskva cổ
kính để trông thấy những vòm nhà thờ, gác chuông, vườn hoa và lâu đài cố đô đi
ngang qua Pê-tơ-rốp gợi cho chúng ta nhớ đến cuộc chiến trang giải phóng vĩ đại
của nhân dân Nga. Nông thôn Nga chiếm một vị trí đặc biệt trong tiểu thuyết. Cả
xuân, hạ, thu, đông đều được miêu tả. Cũng như việc diễn tả con người và tính chất
con người, Puskin không có khuynh hướng chọn những cảnh đặc biệt khác thường.
Ngược lại đây là những cảnh hoàn toàn bình thường, hấp dẫn.
Những thi sĩ trước Puskin thể hiện thiên nhiên trong các tác phẩm cổ điển
hoặc lãng mạn, họ tìm cái đẹp, cái thi vị trong các tác phẩm cổ điển hoặc lãng mạn.
Họ đi tìm cái đẹp, cái thi vị trong những cảnh trí lớn như núi cao, sông rộng, thác đổ
dồn, bể trào bọt sóng…Tuy nhiên, trong Evgheni Oneghin chỉ có những cảnh bình
thường quen thuộc như một buổi sáng mùa đông, con đường phủ đầy tuyết, bầu trời
trong xanh, cành xuân với những lộc non vừa mới nhú… nhưng vẫn hấp dẫn bình
thường. Puskin đã thấy được cái đẹp trong những cái bình thường nhất. Chính thi sĩ
đã chỉ cho người Nga hiểu và yêu thiên nhiên bình dị của đất nước mình. Lòng yêu
nước đã toát ra qua việc thể hiện thiên nhiên Nga đó. Yếu tố mùa là dấu ấn quan
trọng trong văn học Nga nói chung và tác phẩm của Puskin nói riêng.
Từ một chàng thanh niên quý tộc thông minh, tài hoa nhưng sau nhiều năm
phí hoài tuổi trẻ cùng sự buồn chán, bế tắc nơi cuộc sống phồn hoa đô thị. Oneghin
trở về nông trại nơi mà cha chàng đã để lại cơ nghiệp cho chàng. Chàng bắt đầu một
cuộc sống mới nơi vùng quê thanh bình, giản dị. Bằng tài năng nghệ thuật của mình,
Puskin đã tái hiện bức tranh thiên nhiên nước Nga một cách chân thực, độc đáo.
12


Những hình ảnh thiên nhiên hiện lên tạo nên những hình thức khác nhau, mang nét
phong phú, đa dạng.
Một mùa đông kết thúc với bao giá lạnh được xua tan, tăm tối thay thế dần

cho sự sống. Khi mùa đông nhường chỗ cho mùa xuân thì sức sống của thiên nhiên
như được trỗi dậy mạnh mẽ sau giấc ngủ đông dài. Băng tan dần chảy thành những
dòng suối uốn lượn. Không khí cũng trở nên ấm áp hơn:
Tuyết trên núi, trên gò cao đây đó
Được nắng xuân sưởi ấm dần bắt đầu
Tan thành nước, chảy từng dòng rất nhỏ
Xuống cánh đồng cũng ngập nước từ lâu
Cái hối hả, nhựa sống như đang dâng trào trong từng vần thơ của tác giả. Sự
thao thức suốt cả mùa đông chỉ vì chờ đợi ánh nắng của mùa xuân. Tầng tầng, lớp
lớp những mầm non đang vươn lên tràn đầy nhựa sống. Mùa xuân tất cả đều đẹp.
Muôn loài chim, ong, bướm thi nhau hút mật. Các thung lũng tràn ngập những sắc
hoa, những reo ẩm khi đông nay đã dần dần khô:
Trời rất trong, mây sáng lượn yên lành
Và rừng núi, cũng thế bắt đầu xanh
Như được phủ lớp nhung hối hả
Đàn ong bay vui hút mật khắp đồng...
Phải chăng thiên nhiên cũng đang là tâm hồn của con người. Tâm hồn đang
chiếm ngự thiên nhiên hay ngược lại. Mùa xuân đến thế nhưng tác giả vẫn mang
một nỗi buồn trong tâm hồn và trái tim “Ôi buồn sao khi xuân đến bồi hồi”. Giữa
khung cảnh yên tĩnh nơi đồng quê vắng vẻ, khi hơi thở mùa xuân đang thổi nhè nhẹ
phả vào người. Nhưng cái vui, cái mới của mùa xuân không làm Oneghin vui lên
hay chính sự chuyển giao đột ngột sau một giấc ngủ dài khiến người ngỡ ngàng, bối
rối chưa chấp nhận kịp thời:
Tôi vẫn buồn buồn một nỗi không đâu
13


Hay không lẽ trái tim tôi lạnh giá
Quên niềm vui và tất cả những gì
Đẹp tươi mát, luôn ồn ào lấp lánh

Khi tâm hồn con người đã chết thì mọi điều đến với nó đều trống rỗng,
những điều bên ngoài kia đều vô nghĩa. Hay người lại trăn trở về cuộc đời của
mình, khi chàng nhớ lại những cành cây sau thu đã chết, nhưng sự sống lại trỗi dậy
để đâm cành. Khi thiên nhiên trong từng giây phút sống dậy chàng lại suy nghĩ về
cuộc đời, về mọi điều mình đã trải qua, nhớ lại mà tê tái lòng. Nơi thành thị xa hoa,
phồn thực, nơi những nỗi buồn cứ ngự trị lòng người thì tâm hồn đó còn tồn tại
cũng như đã chết. Trước khung cảnh thiên nhiên như thế, lòng người cũng có những
rung động, nghĩ suy về quá khứ hay thực tại, tương lai. Người nghĩ rằng, mình có
thể như cây, như thiên nhiên kia qua bao ngày trải qua khắc nghiệt của cuộc sống có
thể đứng dậy hay không?
Rất có thể nhiều khi trong ý nghĩ
Một mùa xuân khác hẳn, cũ và già
Xen vào giữa những giấc mơ thi vị
Đến để làm xúc động trái tim ta
Thiên nhiên trỗi dậy mà lòng người cũng tràn đầy sinh khí của mùa xuân.
Niềm vui, sự chờ đợi, hứng khởi, tất cả như sục sôi trong tâm hồn của những con
người ấy. Những con người đã trải qua mùa đông của sự giá lạnh và u buồn nay đón
nhận những điều tuyệt vời nhất mà thiên nhiên ban tặng:
Mùa xuân kia bao mong đợi đã về
Mời các ngài du ngoạn nơi đồng quê
Giờ là lúc vui chơi, hoa và nắng
Với những đêm quyến rũ đến mê hồn
Sau những giây phút tưởng chừng con người như rơi vào tuyệt vọng của cuộc
đời thì thiên nhiên như sự kêu gọi tâm gọi tâm hồn, mùa xuân của Puskin đã kéo
14


chàng trở về với cuộc sống thực tại, xa rời những buồn chán một thời. Những tiếng
hô hào, hò reo gấp gáp “hỡi anh lười tốt bụng”, “hỡi triết gia ưa chén hoặc chơi
cờ”, “môn đệ Lepsin thực dụng” hãy cũng ta trở về nơi vùng quê thanh bình ấy, bỏ

qua tất cả những phồn hoa của thành thị.
Nào các vị, ta đi thôi,đi thẳng
Từ phố phường một mạch đến nông thôn,
Bằng xe ngựa ngồi chen nhau vất vả,
Xe chạy suốt, xe thư, xe tam mã
Thiên nhiên, con người như đang cùng reo vui với sự sống. Sự háo hức, mong
chờ đến một vùng đất mới, vùng đất của sự thanh bình, yên ả chốn làng quê không
còn những xô bồ, hối hả, tấp nập nơi thành thị, “Nơi vui đùa giải trí suốt mùa
đông”. Thiên nhiên chính là tiếng nói, là đời sống tinh thần của con người. Vì thế
trong những sáng tác của Puskin, thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng trong sáng
tác và thể hiện nội dung. Thiên nhiên trong Puskin là cái hồn trọn vẹn của thiên
nhiên Nga.
2.2. Mùa hạ
Tuy không được miêu tả một cách chi tiết nhưng qua những dòng thơ của
Puskin, ta có thể hình dung được về mùa hè của nước Nga. Thiên nhiên luôn sống
động nhưng thiên nhiên mùa hè thì thật đặc biệt. Đó là mùa của sự ấm áp. Sắc xanh
của cỏ cây cũng đậm đà hơn, không còn là màu xanh nhạt của chồi non mới nhú.
Những cơn gió mát rượi thỉnh thoảng lại thổi qua rừng cây nghe xào xạc. Những
cánh đồng như bao la rộng lớn hơn dưới bầu trời cao xanh khoáng đãng. Mùa hè ở
Nga rất ngắn ngủi nên khi nó qua đi, mọi người đều cảm thấy tiếc rẻ:
Nhưng mùa hè đã vội vã đi qua
Và bên cửa mùa thu vàng ngấp nghé
Thiên nhiên run rồi nhợt nhạt, thay màu
Thiên nhiên thay đổi cũng khiến lòng người thay đổi theo, sự giao mùa nhanh
chóng đến chớp mắt làm con người ngỡ ngàng, rối bời trước nó.
15


Puskin đã phản ánh trung thành thực tại, viết nên “Bộ bách khoa toàn thư của
cuộc sống Nga”. Đó là cuộc sống đương thời, cuộc sống của những con người Nga

cùng thời tác giả, cuộc sống ở hai kinh đô, ở các làng quê, cuộc sống của thiên
nhiên Nga bốn mùa…Bằng những chi tiết xác thực, tám chương của tác phẩm đã
dựng nên bức tranh toàn cảnh Nga ngày nay – đầu thế kỉ XIX, đủ mọi màu sắc, âm
thanh. Điều lí thú ở đây là những độc giả đang sống bên bờ sông Nhêva hay bên
cánh rừng bạch dương kia lại sững sờ, kinh ngạc khi gặp lại dòng sông ấy, cánh
rừng ấy trong tác phẩm. Cái đẹp vẫn ở bên ta hằng ngày mà ta thờ ơ không biết, đợi
đến lúc thi sĩ phát hiện để ta yêu mến, vui sướng cái đẹp bình dị, tự nhiên ta đã thân
quen từ thuở nào.
Thiên nhiên trong thơ Puskin nói riêng và trong văn học Nga nói chung đều là
yếu tố quan trọng trong việc giúp tác giả chuyển tải nội dung tác phẩm. Nó là dấu
ấn quan trọng tạo nên những nét riêng không thể lẫn lộn giữa Nga với các bất kỳ
nước nào. “Xứ sở của tuyết”, “bạch dương”, “mùa thu vàng”... tất cả những cái bình
dị ấy đã tạo nên nét đẹp cho văn học Nga.
Khi nói về thiên nhiên, trong văn học Nga không chỉ có Puskin mà còn tên
tuổi khác được nhắc đến như Lep Tônxtôi, M. Sôlôkhôp với những tác phẩm vang
danh như tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Sông đông êm đềm...
Trong Sông Đông êm đềm – “Thiên sử thi nhân dân mãnh liệt”, tình yêu
mảnh đất sông Đông là điều không thể phủ nhận trong con người Sôlôkhôp. Tác giả
đã đưa vào tác phẩm một thế giới thiên nhiên Nga vừa sinh động, phong phú, một
thiên nhiên thuộc về thế giới lao động của những người Côzăc với tính cách đặc
trưng trong sáng, khỏe khoắn. Đó là một thế giới thiên nhiên đầy màu sắc, nắng, gió
cùng đất nước Nga xinh đẹp. Ở đây, ta bắt gặp một bức tranh thiên nhiên khỏe
khoắn, tráng lệ, cao rộng. Thiên nhiên có lúc êm đềm lại có lúc gay gắt, khắc nghiệt.
Sự luân chuyển của các mùa trong năm đã phản ánh điều này. Đây là cảnh mùa
đông với tuyết trắng bao phủ điển hình của vùng xứ lạnh. “Một màu trắng khắc
nghiệt trùm lên khu rừng đầy những sương muối rủ xuống như đăng ten”. Còn đây
là vùng sông Đông mùa hạ được miêu tả rất chân thực “Năm ấy hạn hán, khúc sông
trước thôn khô cạn dần”. Hay không khí tĩnh mịch của mùa thu và sự ấm áp vốn có
của mùa xuân. Sự phong phú trong thiên nhiên còn được thể hiện ở sự xuất hiện của
cỏ cây lá cành, chim muôn mà chỉ vùng thảo nguyên mới có.

16


Dưới góc độ nhìn nhận khác, Chiến tranh và hòa bình – “Kiệt tác văn học
của mọi thời đại”, của Lep Tônxtôi là những hình ảnh thiên nhiên luôn tạo ấn tượng
cho độc giả như cây sồi quan sát của Anđrây, là đêm trăng huyền diệu trong cái nhìn
của Natasa, những cách rừng uy nghi bao vây chiến trận trong cái nhìn của Pie.
Trong Chiến tranh và hòa bình, thiên nhiên là yếu tố không thể thiếu, đặc biệt khi
nói đến các hệ thống điền trang. Những khoảng thiên nhiên xanh bao bọc các dinh
thự của các quý tộc. Các điền trang được xây dựng với sự kết hợp giữa thiên nhiên
và nhân tạo. Có thể nói cuộc sống các điền trang gắn liền với thiên nhiên, con người
lớn lên, trưởng thành cùng thiên nhiên. Không gian thiên nhiên điền trang
LưxyêGorư được nhà văn nhắc đến là một nơi “bằng phẳng, toàn bộ những cánh
đồng và những rừng tùng, rừng bạch dương, khu thì đã đẵn hết cây, khu thì hãy còn
nguyên vẹn”. Với Tolstoy, thiên nhiên là thước đo tâm hồn con người. Hòa nhập với
thiên nhiên, theo ông đó là dấu hiệu của tâm hồn nhạy cảm, phong phú, mạnh mẽ.
Bởi thiên nhiên trong Chiến tranh và hòa bình được miêu tả gắn liền với cảm xúc
nhân vật. Thiên nhiên không chỉ tạo khung cảnh mà gợi sự song hành những nét tâm
lí thầm kín trong nhân vật. Có khi là sự hào hứng, say mê, có khi lại cô quạnh,
nhuốm màu đau thương.
Thiên nhiên trong đời sống có vai trò quan trọng đối với con người, đi vào tác
phẩm văn học nó vẫn giữ nguyên giá trị đó. Thiên nhiên có thể xem là một yếu tố
cấu thành nên tác phẩm, thông qua thiên nhiên, tâm lí – tình cảm nhân vật được bộc
lộ rõ nét, thiên nhiên là môi trường hoạt động cho nhân vật. Ngoài ra thiên nhiên
còn là một yếu tố trong việc thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm tác giả.
Như vậy, thông qua tiểu thuyết thơ Evgheni Oneghin, Puskin đã cho người
đọc cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống Nga đầu thế kỉ XIX. Ở đó không chỉ có con
người, đời sống mà những hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, giản dị và bình
yên. Bức tranh ấy là tiếng nói của thiên nhiên, của Puskin và là tiếng lòng, tình cảm
của nhân dân, đất nước Nga. Qua bức đó ta như hiểu thêm được vẻ đẹp vốn có của

đất nước Nga và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn chân thực của con người Nga.
2.3. Mùa thu
A.x.Puskin một nhà văn Nga vĩ đại ,ông được coi là “Mặt trời của thi ca
Nga” là vầng dương trên đất nước Nga lạnh giá muôn đời. Thơ của Puskin nói
chung và tiểu thuyết của ông nói riêng có sức hấp dẫn và lôi cuốn kỳ lạ chính nhờ
17


những vần thơ của nhà thi hào Nga đại tài này đã cất cánh đưa chúng ta đến một đất
nước Nga xa xôi, giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa, lịch sử và con người nơi đây
cũng như là cuộc sống, tình cảm, tâm hồn của người dân Nga. Qua những vần thơ
của nhà thơ nó không chỉ thể hiện được vẻ đẹp trữ tình, nhẹ nhàng, dịu dàng của thơ
Puskin mà còn cho ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ qua thời gian, không
gian, bốn mùa của nước Nga, dường như nó luôn luân chuyển, thay da đổi thịt, tả
cảnh ngụ tình thiên nhiên nước Nga hùng vĩ đẹp nhưng ẩn sâu trong đó là tình cảm
tâm trạng của nhà thơ, và tình yêu đất nước, quê hương, xứ sở.
Ngay từ lúc nhà thơ còn là học sinh trường Li-xe, Puskin đã thể hiện rõ xu
hướng thiên về đời sống tự nhiên và ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên đồng nội, ở thời
thiếu thời ông đã sống và gắn bó, quấn quít với cuộc sống ruộng đồng với những
người dân bình dị, những người dân nơi đây đã ươm mầm trong tâm hồn nhà thơ
bằng những câu chuyện cổ tích Digan, những khúc hát dân ca muôn màu muôn sắc
từ đó Puskin càng có thêm niềm tin yêu mãnh liệt với quê hương đất nước con
người Nga. Nhà thơ yêu vẻ đẹp đầy sức sống của những bông bách hợp đặt nó trong
sự tương hợp với những bông hồng quý tộc đài các nhưng dễ bị úa tàn, theo Puskin
thì cái đẹp ở ngay trong những cái mà chúng ta cho rằng là bình thường và những
cái dù có cho là cao quý đi chăng nữa thì vẫn bị coi là thấp kém.
Thiên nhiên Nga đi vào thơ của Puskin với những gì thuần khiết tự nhiên nhất
mà không cần đến những bút pháp thi vị hóa hay lãng mạn hóa. Trong Evgheni
Oneghin, hình ảnh thiên nhiên xuất hiện rất nhiều với nhiều hình thức thể hiện khác
nhau với những nét phong phú và đa dạng được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh

khác nhau nhưng thiên nhiên Nga vẫn luôn mang trong mình vẻ đẹp đặc trưng độc
quyền, lạnh giá nhưng rất đẹp, nên thơ, buồn nhưng không ảm đạm, tù túng.
Nhà thơ với mong ước đến với nơi nắng ấm nhưng đến nơi nắng ấm vẫn nhớ
da diết về cái lạnh, qua đó ta thấy được rằng tình yêu sâu nặng với tổ quốc, quê
hương mình. Trong thơ của Puskin cảnh sắc được chú ý là mặt trăng, bầu trời,
những cánh rừng, khu vườn, con suối,.. Thiên nhiên trong thơ Puskin được mô tả
một cách khái quát, dưới những góc độ khác nhau, từ khái quát đến cụ thể, từ rộng
đến hẹp và từ xa đến gần, và khung cảnh xung quanh ngôi nhà mà Oneghin sống là
một điển hình.
Nơi chàng ở là một ngôi nhà cao
18


Đứng tách riêng bên bờ sống gợn sóng
Dãy núi cao sừng sững sát sau nhà
Che gió về và thấp thoáng xa xa
Là những vệt mờ đen thôn xóm nhỏ
Những đồng xanh đang trải rộng bước chàng
Những lùm cây nhấp nhô ngoài bãi cỏ
Với đàn cừu trong nắng bước lang thang
Và bên cạnh là khu vườn rất rộng
Cảnh vật với sông núi hữu tình, thiên nhiên là nơi lý tưởng đứng ở đây có thể
vươn tầm mắt ngắm cảnh thôn xóm, đồng ruộng, vườn tược, thiên nhiên như ưu đãi
cho con người, thiên nhiên nơi đây như một món quà mà tạo hóa ban tặng và con
người nơi đây cũng rất ý thức biết giữ gìn trân trọng món quà vô giá ấy.
Ngoài ra, trong tác phẩm nhà thơ Puskin thường chú trọng miêu tả những mối
thời gian cụ thể với nhiều hình ảnh khác nhau.
Chỉ riêng khung cảnh buổi sáng mà ta đã thấy nhiều hình ảnh khác nhau:
Bình minh dậy trong sương mù gió lạnh
Cả không gian đang yên tĩnh hiền lành

Hay:
Ông mặt trời còn lười chưa muốn dậy
Chưa muốn rời hư ảo những giấc mơ
Cảnh trời tối cũng được nhà thơ chú ý miêu tả khá nhiều và đôi khi nó thật
đặc biệt: Đêm đã bùng dày đặc đứng bên ngoài.
Không chỉ miêu tả một cách đơn thuần mà nhà văn đã thông qua cảm nhận
của con người về thiên nhiên.
19


Nhưng đã muộn rừng cây thôi xào xạc
Đang mơ màng thiêm thiếp ngủ bên sông
Vạn vật thiên nhiên trong thơ Puskin đều mang đặc điểm hoạt động của con
người, thiên nhiên có hồn và luôn trong sự vận động không lặp lại mùa này như
mùa trước không nhàm chán.
Mùa thu trong Evgheni Oneghin đến đem theo sắc vàng ngập trời, mùa thu
với vẻ đẹp dịu dàng, nhưng phảng phất buồn khí trời mát mẻ, ấm áp, lá vàng rơi
chất thành thảm sương mù thì hệt như hình thể có thể bện từng cuộn trôi trên đồng.
Hạ đi thu đến trời đất chuyển mình không còn cái nắng vàng gay gắt của mùa
hạ nữa mà là một ngày tiết trời vào thu với nắng vàng ươm nhẹ nhàng nhuộm vàng
cả không gian mọi thứ xung quanh như chầm chậm, chùng chình, không vội vàng,
tiết trời đỏng đảnh như một người con gái nũng nịu với thời gian.
Thu đến đất trời như xao động cả cánh rừng tràn ngập màu của lá, màu vàng
nhuộm thắm cả không gian soi chiếu làm vàng luôn cả bầu trời, cảnh đẹp mùa thu ở
nước Nga như bức họa mùa thu vàng của họa sĩ nổi tiếng Lavitan. Hơn thế nữa bởi
sau cảnh đẹp mùa thu ấy là những cảm xúc đa chiều của con người còn gì đáng trân
trọng hơn nâng niu giữ gìn hơn là những cảm xúc rung động bồi hồi của con người
trước cảnh sắc của thiên nhiên đất trời mà nhất lại vào mùa thu mùa mà đất trời, con
người cũng ngập ngừng, có chút gì đó mơ hồ hoài tưởng, lưu niệm với một không
gian mùa thu “yên tĩnh ngọt lành”.

2.4. Mùa đông
Mùa đông là mùa được nhắc đến nhiều trong tác phẩm này, trong thời kỳ bị
lưu đày ở phương Bắc số lượng câu thơ viết về thiên nhiên và nhất là về mùa đông
chiếm khối lượng rất lớn trong khoảng thời gian này nhà thơ đã cho ra đời chùm thơ
viết về mùa đông như Con đường mùa đông , Buổi sáng màu đông hay Buổi tối
mùa đông đây là những tuyệt tác về thiên nhiên của Puskin miêu tả chân thực cái
âm u và dữ dội giá băng lạnh lẽo buồn bã thê lương của mãnh đất u buồn, mùa đông
ở nước Nga tuy lạnh nhưng có vẻ đẹp rất riêng và không lẫn vào đâu được, trong
mùa đông mặt nước ở những lòng hồ những dòng sông đông cứng lại hệt như một
tấm gương sáng bóng phẳng lì.
20


Thế là băng đã bắt đầu xuất hiện
Sáng long lanh như dát bạc ngoài đồng
Cả không gian được tuyết phủ trắng xóa một màu

Mùa đông đến lan khắp nơi tuyết bám
Trên cành thông từng mảng lớn và dày
Tuyết trải rộng lô xô thành chiếc thảm
Phủ kín đồng kín núi đó và đây
Cả hai bờ của dòng sông đứng lặng
Đều bị ngập trong lớp bông tuyết trắng
Sự lạnh giá cũng có vẻ đẹp tự thân của nó, màu trắng của những bông tuyết,
sự trong trẻo và lấp lánh của mặt nước đóng băng cảnh vật đó mang một vẻ đẹp thu
hút lòng người.
Trong Evgheni Oneghin sự chuyển biến mùa này sang mùa khác trong năm
cũng được khắc họa, trên đất nước ấy mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng và sự
chuyển giao mùa đều được thể hiện rất rõ đôi khi sự chuyển giao đó xảy ra rất bất
ngờ chỉ trong một đêm mùa thu đã rời đi và nhường bước cho mùa đông.

Vào năm ấy mùa đông như đến chậm
Vì mùa thu luôn nấn ná kéo dài
Đã hết năm mà ngoài trời vẫn ấm
Thiên nhiên chờ những mãi đến tháng hai
Đêm mồng ba tuyết rơi vừa tỉnh dậy
Qua cửa sổ Tanhia bỗng thấy
Cả vườn cây con đường nhỏ mái nhà
21


Trắng một màu tuyết phủ kín gần xa
Tiếng chim kêu nghe thánh thoát ngoài đồng
Đôi khi mùa sang mùa chỉ trong một ngày, mùa thu ở Nga kéo dài nhưng đôi
lúc khá ngắn ngủi, thời gian chuyển đổi từ thu sang đông có thể đếm từng ngày.
Mùa đông khá ảm đạm, yên tĩnh nhưng đôi khi cũng dữ dội với những cơn
bão tuyết tàn khốc nhưng sự tiêu điều đó vẫn mang đậm màu sắc đặc trưng của khí
hậu phía bắc nước Nga, nhưng đâu đó còn là sự chuẩn bị cho mùa xuân thêm ấm áp,
đầy sức sống, bốn mùa thiên nhiên luân phiên đổi chỗ cho nhau là quy luật khách
quan của đất trời cũng như là lòng người.
Mùa đông ở nước Nga như một nàng công chúa kiêu sa, lộng lẫy:
Mây kéo đến gió gào rồi đâu đấy
Đã xuất hiện thần mùa đông lộng lẫy
Nhưng cũng rất gần gũi quen thuộc:
Chúng ta ai cũng náo nức trong lòng
Trước những trò tinh nghịch của mùa đông
Tất cả các mùa đều đẹp theo cách riêng của nó và theo cảm nhận của mọi
người, hiểu và cảm nhận được điều đó nên những người dân Nga nơi đây luôn yêu
thích đón chờ sự xuất hiện có mặt của các mùa trong năm.
Trong tác phẩm Evgheni Oneghin, đánh giá cao vai trò của thiên nhiên nên
hình ảnh thiên nhiên nga được nhà thơ Puskin chú trọng qua thủ pháp miêu tả, thiên

nhiên hiện lên vừa cụ thể vừa sinh động trọn vẹn trên nhiều phương diện thiên nhiên
lúc thì buồn bã lúc thì sống động tươi vui. Nhìn chung thiên nhiên luôn là hình ảnh
trong sáng góp phần thể hiện được tâm tư, tình cảm suy nghĩ của tác giả qua đó thể
hiện được tình yêu sâu nặng, chân thành, thủy chung của nhà thơ Puskin với quê
hương đất nước, xứ sở. Hơn nữa, ngôn ngữ thể hiện thiên nhiên mang tính chất đơn
ngữ, nó thể hiện nội dung từ ngữ với ý nghĩa cuối cùng, thiên nhiên trong thơ
Puskin mang tính khách thể rõ ràng ít được dùng một cách ẩn dụ để thể hiện tâm
trạng.
22


Như vậy, thiên nhiên trong thơ Puskin thể hiện cái hồn trọn vẹn của thiên
nhiên Nga, đặc biệt là mùa thu và mùa đông, trong thơ ông người ta chỉ nhận ra
cảnh sắc chỉ riêng có ở nước nga chứ không phải ở một xứ sở nào khác, thiên nhiên
trong thơ Puskin luôn mang tính chân thực và có tính tư liệu, góp phần tạo nên giá
trị cho bài thơ, bên cạnh đó thể hiện một nội dung lớn là thể hiện tình yêu chân
thành của một con ngừoi ham sống ham giao cảm với đời, tìm thấy trong thiên
nhiên những gì tươi sáng, trân trọng thân thương gần gũi nhất thể hiện tình yêu cái
đẹp cái thiện của con người, cuối cùng thiên nhiên còn mang tính chất ca ngợi đất
nước Nga sâu sắc tác dụng thúc đẩy người đọc bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên và
con người Nga.

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI NƯỚC NGA TRONG TIỂU THUYẾT
EVGHENI ONEGHIN
3.1. Tâm hồn con người nước Nga
3.1.1. Tầng lớp thanh niên quý tộc nước Nga
3.1.1.1. Hình tượng nhân vật Evgheni Oneghin
Trong tác phẩm, tầng lớp thanh niên quý tộc Nga được khắc họa thành công,
sâu sắc nhất thông qua nhân vật Oneghin. Oneghin xuất thân trong một gia đình quý
tộc Nga thế kỉ XIX, trong “cái thế giới của thói nô lệ khúm núm và tính hám danh,

ti tiện” [4, 289]. Từ nhỏ, chàng đã không phải lo nghĩ đến việc kiếm tiền, chàng
không muốn cũng như không phải lao động, được hưởng khối tài sản lớn từ thân
tộc:
Nhờ thần Dớt, anh ta nay thừa kế
Mọi gia tài của bố mẹ, bà con…
Mẹ chàng mất sớm, cha giao phó Oneghin cho một gia sư ngoại quốc giáo dục:
Nên me- xừ, ông L’Abbbé người Pháp
Chỉ vì thương, không bắt cậu học nhiều,
Không giáo huấn, không cho bài phức tạp –
23


Học mà đùa, thật dễ chịu bao nhiêu!
Khi phải tiếp xúc với một nền giáo dục lỗi thời, bảo thủ trong khuôn khổ của giai
cấp quý tộc. Cộng với sống trong một thời đại đầy mâu thuẫn phức tạp mà từ nhỏ
đã được nuông chiều, tận hưởng sang giàu, không phải lao động,... tất cả, ít nhiều
tác động đến Oneghin, chàng khó hòa nhập với thực tế cuộc sống, không phải lo
kiếm sống, phung phí thời gian tuổi trẻ, chàng không biết phải làm gì ngoài ăn
chơi, giao du với bạn bè “chàng buồn chán, hoài nghi, lạnh lùng… phù phiếm vui
chơi, phí hoài tuổi trẻ trong những phòng trà, rạp hát, những mối tình chốc lát” [4,
290]. Chàng mệt mỏi, chán nản khi mình sớm thành công quá dễ, khi nhận thức rõ
về chàng và mọi thứ xung quanh:
Chàng mệt mỏi vì thành công quá dễ,
Vì ước mơ, mong muốn quá tầm thường,
Vì quanh chàng toàn sáo rỗng, bất lương
Khi họ ghét, khi được yêu, thay đổi,
Oneghin luôn đau khổ âm thầm
Hơn nữa, Oneghin là một thanh niên trẻ đẹp, có học thức, có tâm hồn đẹp
nhưng sống xa rời thực tế, xa rời nhân dân. Oneghin có ngoại hình đẹp:
Thế là đủ, giới thượng lưu quyết định

Rằng chàng đẹp, thông minh và dễ tính.
Chàng biết cách làm đẹp cho bản thân, từ cách ăn mặc hợp thời trang đến cách trang
điểm thì luôn để tâm kĩ lưỡng:
Nên thời trang chàng cũng khá cầu kì
Và có phần hơi dí dỏm. Nhiều khi
Chàng đã đứng bên gương ít nhất
Nhìn trước sau cũng phải đến ba giờ
24


×