Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC ANHUMIX ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ DƯ LƯỢNG NITRAT (NO3) TRÊN CÂY CẢI BẸ XANH (Brassica juncea L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.62 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC
ANHUMIX ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ DƯ
LƯỢNG NITRAT (NO3-) TRÊN CÂY CẢI
BẸ XANH (Brassica juncea L.)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ BÌNH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2003 – 2007

Tháng 10/2007
1


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC ANHUMIX
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ DƯ LƯỢNG NITRAT (NO3-)
TRÊN CÂY CẢI BẸ XANH (Brassica juncea L.)

Tác giả

NGUYỄN THỊ BÌNH

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. PHẠM HỮU NGUYÊN



Tháng 10/2007
i


Lời cảm ơn
Tôi đã có những tháng ngày học tập thật đáng nhớ trong thời gian vừa qua. Để
được như ngày hôm nay, trước hết tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng toàn thể các
thầy cô đã tạo ra một môi trường học tập tốt nhất, giúp tôi học hỏi và mở mang kiến
thức.
Tiếp đó, tôi xin cảm ơn thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập cũng như thực hiện
khóa luận, tôi đã rất cảm kích trước sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè. Tất cả dường như
đã dành cho tôi những sự quan tâm thật đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn họ về điều đó.
Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin được dành cho gia đình, bố mẹ và các em, những
người đã thương yêu, tạo điều kiện cho tôi ăn học và giúp đỡ tôi làm thí nghiệm.
Chắc chắn rằng tôi sẽ không được như ngày hôm nay nếu như thiếu sự giúp đỡ
của tất cả mọi người. Xin hãy nhận lời cảm ơn chân thành nhất từ nơi tôi.
Nguyễn Thị Bình

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học ANHUMIX
đến sinh trưởng, năng suất, dư lượng Nitrat (NO3-) trên cây cải bẹ xanh (Brassica
juncea L.)” được tiến hành tại xã Phước Tân – Long Thành – Đồng Nai, thời gian từ
ngày 15/5/2007 đến 28/6/2007. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên, đơn yếu tố, gồm 6 NT:

– NT1 (Đ/C): 124 kg N – 80 kg P2O5 – 16 kg K2O + 4 tấn tro trấu (Nền)
– NT2: Nền + 3 tấn phân Anhumix
– NT3: Nền + 3,5 tấn phân Anhumix
– NT4: Nền + 4 tấn phân Anhumix
– NT5: Nền + 4,5 tấn phân Anhumix
– NT6: Nền + 5 tấn phân Anhumix
Kết quả thu được năng suất và hiệu quả kinh tế ở các NT có bón phân
ANHUMIX cao hơn so với NT1 (Đ/C), dư lượng nitrat ở tất cả các NT đều thấp dưới
ngưỡng cho phép.
– NT1: năng suất đạt 13,55 tấn/ha, cho lợi nhuận 25.700.000 đồng/ha
– NT2: năng suất đạt 16,12 tấn/ha, cho lợi nhuận 31.480.000 đồng/ha
– NT3: năng suất đạt 16,62 tấn/ha, cho lợi nhuận 32.730.000 đồng/ha
– NT4: năng suất đạt 17,50 tấn/ha, cho lợi nhuận 35.500.000 đồng/ha
– NT5: năng suất đạt 18,00 tấn/ha, cho lợi nhuận 36.750.000 đồng/ha
– NT6: năng suất đạt 18,67 tấn/ha, cho lợi nhuận 38.680.000 đồng/ha
Như vậy, khuyến cáo nên chọn mức phân 5 tấn/ha để canh tác cải xanh cho hiệu
quả kinh tế cao nhất.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa

i


Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các hình

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục đích và yêu cầu

2

1.2.1 Mục đích

2

1.2.2 Yêu cầu

2

1.3 Các giới hạn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1 Giới thiệu chung về ngành rau Việt Nam

3

2.1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng

3


2.1.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm rau

5

2.1.3 Một số hạn chế trong sản xuất rau hiện nay

6

2.2 Tình hình sản xuất rau ở Đồng Nai

6

2.3 Sơ lược về rau an toàn

7

2.3.1 Khái niệm về rau an toàn

7

2.3.2 Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng

7

2.3.2.1 Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật

8

2.3.2.2 Hàm lượng nitrat (NO3-) quá cao


8

2.3.2.3 Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau

8

2.3.2.4 Vi sinh vật gây hại trong rau

9

2.3.3 Tại sao phải sản xuất rau an toàn ?
iv

9


2.3.4 Điều kiện để sản xuất rau an toàn

10

2.3.4.1 Nhân lực

10

2.3.4.2 Đất trồng

10

2.3.4.3 Phân bón


10

2.3.4.4 Nước tưới

11

2.3.4.5 Kĩ thuật canh tác rau an toàn

11

2.3.4.6 Phòng trừ sâu bệnh

11

2.3.4.7 Thu hoạch và bảo quản rau an toàn

12

2.4 Giới thiệu phân hữu cơ sinh học ANHUMIX

13

2.4.1 Khái niệm phân hữu cơ sinh học

13

2.4.2 Giới thiệu về than bùn

13


2.4.2.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng than bùn trong nông nghiệp 13
2.4.2.2 Sử dụng phân bón trên cơ sở than bùn

15

2.5 Đặc điểm cây cải bẹ xanh

16

2.6 Các kết quả nghiên cứu trên cải bẹ xanh

17

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1 Phương tiện

18

3.1.1 Vật liệu thí nghiệm

18

3.1.2 Dụng cụ, trang thiết bị

18

3.2 Điều kiện nghiên cứu


18

3.2.1 Điều kiện tự nhiên

18

3.2.2 Điều kiện cụ thể liên quan đến lãnh vực nghiên cứu

19

3.3 Phương pháp thí nghiệm

19

3.3.1 Kiểu thí nghiệm

19

3.3.2 Qui mô thí nghiệm

20

3.3.3 Thời gian và địa điểm

20

3.3.4 Quy trình kĩ thuật

20


3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

21

3.5 Xử lí số liệu

22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1 Khả năng hồi xanh

23
v


4.2 Ảnh hưởng của các lượng phân ANHUMIX đến động thái và tốc độ tăng
trưởng chiều cao

24

4.2.1 Ảnh hưởng của các lượng phân đến động thái tăng trưởng chiều cao

24

4.2.2 Ảnh hưởng của các lượng phân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao


25

4.3 Ảnh hưởng của các lượng phân ANHUMIX đến động thái ra lá và tốc độ ra lá 26
4.3.1 Ảnh hưởng của các lượng phân đến động thái ra lá

26

4.3.2 Ảnh hưởng của các lượng phân đến tốc độ ra lá

27

4.4 Ảnh hưởng của các lượng phân ANHUMIX đến động thái và tốc độ tăng
trưởng diện tích lá

28

4.4.1 Ảnh hưởng của các lượng phân đến động thái tăng trưởng diện tích lá 28
4.4.2 Ảnh hưởng của các lượng phân đến tốc độ tăng trưởng diện tích lá

29

4.5 Thành phần và tỉ lệ sâu bệnh hại

30

4.6 Ảnh hưởng của các lượng phân ANHUMIX đến các yếu tố cấu thành năng

32

suất và năng suất

4.7 Ảnh hưởng của các lượng phân ANHUMIX đến dư lượng Nitrat

33

4.8 Hiệu quả kinh tế

34

4.9 Ảnh hưởng của phân ANHUMIX đến thành phần dinh dưỡng trong đất
trồng cải xanh

36

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

38

5.1 Kết luận

38

5.2 Đề nghị

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

PHỤ LỤC


41

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTB: Bắc trung bộ
BVTV: Bảo vệ thực vật
DHNTB: Duyên hải Nam trung bộ
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
ĐNB: Đông Nam bộ
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Đ/C: Đối chứng
GAP: Good agricultural practice
GMO: Genetically modified organism
IPM: Integrated pest management
NT: Nghiệm thức
NST: Ngày sau trồng
TDMNBB: Trung du miền núi Bắc bộ
TN: Tây Nguyên
RAT: Rau an toàn
WTO: World trade organization

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam 1991 – 2004


3

Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng phân theo vùng

4

Bảng 3.1 Đặc điểm đất thí nghiệm

18

Bảng 3.2 Điều kiện thời tiết

19

Bảng 4.1 Thời gian hồi xanh

23

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các lượng phân đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 24
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các lượng phân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

25

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các lượng phân đến động thái ra lá

26

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các lượng phân đến tốc độ ra lá

27


Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các lượng phân đến động thái tăng trưởng diện tích lá

28

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các lượng phân đến tốc độ tăng trưởng diện tích lá

29

Bảng 4.8 Tỉ lệ sâu bệnh hại

30

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các lượng phân đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất

32

Bảng 4.10 Dư lượng Nitrat

33

Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế trên 1 ha

34

Bảng 4.12 Kết quả phân tích đất sau thí nghiệm

36


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Cải bẹ xanh ở 7 ngày sau trồng

23

Hình 4.2 Bọ nhảy

31

Hình 4.3 Sâu đục nõn

31

Hình 4.4 Bệnh thối hạch

31

Hình 4.5 Toàn cảnh khu thí nghiệm

35

Hình 4.6 Cải bẹ xanh ở 20 ngày sau trồng

35

ix



Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Rau
cung cấp cho con người nhiều loại Vitamin, khoáng chất mà các thực phẩm khác có rất
ít hoặc không có. Ngoài ra trong rau chứa nhiều chất xơ có lợi cho hoạt động của hệ
tiêu hóa.
Cây cải bẹ xanh là loại rau ăn lá khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Nó có
thể được dùng để ăn sống hoặc chế biến ra nhiều món ăn khác nhau. Trong 100 g phần
ăn được cho 18 Kcal, 1,7 g protein, 235 mg vitamin A, 51 mg vitamin C (Trần Thế
Tục, Nguyễn Ngọc Kính, 2002).
Trong thời gian qua, việc sử dụng rau trên thị trường đã gây ra nhiều vấn đề lo
ngại cho người tiêu dùng. Đó là các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh
trùng, ung thư. Nguyên nhân là do tập quán canh tác của người nông dân, sử dụng
phân chuồng tươi để tưới rau và sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng các loại phân hóa
học và thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản nhất là
sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Do vậy, khuynh hướng của người
trồng rau hiện nay là áp dụng các biện pháp sản xuất “rau an toàn“ để đáp ứng nhu cầu
thị trường. Trong đó việc sử dụng phân hữu cơ sinh học đang là một vấn đề được quan
tâm.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, để tìm ra một lượng phân hữu cơ
sinh học thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học ANHUMIX đến sinh trưởng, năng suất
và dư lượng nitrat (NO3-) trên cây cải bẹ xanh (Brassica juncea L.)”.

1



1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ sinh học ANHUMIX đến khả năng
sinh trưởng, năng suất, dư lượng nitrat trên cây cải bẹ xanh trồng trong mùa mưa. Từ
đó tìm ra lượng phân thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế, dư lượng NO3- dưới ngưỡng
cho phép.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, dư lượng NO3- trên cây cải bẹ
xanh.
1.3 Các giới hạn
Thí nghiệm chỉ được thực hiện nghiên cứu trong 1 vụ mưa tại xã Phước Tân –
Long Thành – Đồng Nai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về ngành rau Việt Nam
2.1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng
Với đặc điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân hạ thu đông,
miền Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, các sản phẩm rau của Việt Nam rất
đa dạng, từ các loại rau nhiệt đới như rau muống, rau ngót, rau cải đến các loại rau xứ
lạnh như su hào, bắp cải, cà rốt.
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam, 1991-2004
Năm

Diện tích (1000 ha)

Sản lượng (1000 tấn)


1991

197,5

3213,4

1992

202,7

3304,7

1993

291,9

3483,5

1994

303,4

3793,6

1995

328,3

4155,4


1996

360,0

4706,9

1997

377,0

4969,9

1998

411,7

5236,6

1999

459,1

5792,2

2000

464,6

5732,1


2001

514,6

6777,6

2002

560,6

7485,0

2003

577,8

8183,8

2004

605,9

8876,8

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004)

Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau, hoa, quả của
Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Tính đến


3


năm 2004, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt trên 600 nghìn ha, gấp hơn 3
lần so với năm 1991.
Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,1
nghìn ha, sản lượng 9640,3 ngàn tấn; so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 nghìn ha
(tốc độ tăng bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng 3848,1 nghìn tấn (tốc độ tăng bình
quân 7,55%/năm).
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng
TT

Vùng

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

1999

2005

1999

2005

1999


2005

Cả nước

459,6

635,1

126,0

151,8

5792,2

9640,3

1

ĐBSH

126,7

158,6

157,0

179,9

1988,9


2852,8

2

TDMNBB

60,7

91,1

105,1

110,6

637,8

1008,0

3

BTB

52,7

68,5

81,2

97,8


427,8

670,2

4

DHNTB

30,9

44,0

109,0

140,1

336,7

616,4

5

TN

25,1

49,0

177,5


201,7

445,6

988,2

6

ĐNB

64,2

59,6

94,2

129,5

604,9

772,1

7

ĐBSCL

99,3

164,3


136,0

166,3

1350,5

2732,6

(Nguồn: )

Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSH (chiếm 24,9% về diện tích và 29,6% sản
lượng rau cả nước), tiếp đến vùng ĐBSCL (chiếm 25,9% về diện tích và 28,3% sản
lượng rau của cả nước).
Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập cao và an
toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới
và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng (Đà Lạt).
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất
hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
 Vùng rau chuyên canh: tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản
phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú
(gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm

4


canh của nông dân khá, song mức độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm
môi trường canh tác rất cao.
 Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được trồng
luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục vụ ăn
tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

 Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình
thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà
plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau
bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng, công nghệ nhà kính của Israel có điều
khiển kiểm soát các yếu tố môi trường.
Hiện nay, Việt Nam sản xuất rau thuộc nhóm cao nhất thế giới, bình quân
khoảng 116 kg/người/năm cao hơn mức tiêu thụ của các nước phát triển, như Hàn
Quốc (93 kg), Nhật (52 kg). Trong 10 năm trở lại đây, ngành rau Việt Nam là ngành
có tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm. Viện Rau quả cho rằng, năng lực sản
xuất trong nước đã vượt khoảng 40% so với yêu cầu.
2.1.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm rau
 Hiện nước ta có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng năng suất 290.000
tấn sản phẩm/năm, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 50%, doanh nghiệp
quốc doanh 16% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 34%, ngoài ra còn hàng
chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả ở qui mô nhỏ.
 Giá cả thất thường phụ thuộc vào lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức
tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình trạng một mặt hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại
rất rẻ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất.
 Hiện nay tiêu thụ rau chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau cho chế
biến chiếm tỷ lệ không đáng kể, năm 2005 rau quả xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD,
trong đó phần lớn là từ quả chế biến. Sản phẩm rau cho xuất khẩu chủng loại rất hạn
chế, hiện chỉ một số loại như cà chua, dưa chuột, ngô ngọt, ngô rau, ớt, dưa hấu ở dạng
sấy khô, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn, cô đặc, đông lạnh và một số xuất ở dạng tươi.
 Nhu cầu tiêu dùng rau của người dân Việt Nam chiếm 85% sản lượng và hiện
thị trường xuất khẩu mở rộng sang 45 nước như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hồng
Kông, Nga.
5


2.1.3 Một số hạn chế trong sản xuất rau hiện nay

 Cho đến nay nghành rau Việt Nam vẫn thiếu quy hoạch, sản xuất nhỏ lẻ, phân
tán, thiếu những vùng chuyên canh tập trung. Vì vậy khi chào hàng rau quả Việt Nam
thứ gì cũng có, nhưng khi đối tác đệ đơn đặt hàng với khối lượng lớn thì phải “chào
thua”. Trong lúc Thái Lan quy mô sản xuất 5 – 10 ha/hộ, Australia là 40 – 50 ha/hộ thì
ở Việt Nam chỉ là 200 – 300 m2/hộ. Do vậy mà không áp dụng được tiến bộ khoa học
kĩ thuật để tạo ra năng suất cao, chất lượng đồng đều, đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường nước ngoài. Một quan chức của ngành
rau quả phàn nàn, đến nay cả nước vẫn còn 30% số huyện chưa có trạm khuyến nông,
19% số xã chưa có cán bộ khuyến nông thì làm sao nông dân biết sản xuất sạch.
 Sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và nó rất dễ bị hư
hỏng trong khi hầu hết các vùng sản xuất hàng hoá lớn chưa có nơi sơ chế và kho bảo
quản tạm thời.
 Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do
sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm.
 Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất nan giải trong sản xuất rau hiện
nay, qui trình sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản
xuất và kiểm tra giám sát thực hiện qui trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và
tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức
cạnh tranh của nông sản.
 Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình
thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp
đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến tình trạng
doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm
cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị trường.
2.2 Tình hình sản xuất rau ở Đồng Nai
Đồng Nai là một trong những tỉnh lớn và đông dân của Việt Nam, với diện tích
tự nhiên 5.860 km2, dân số khoảng 2,1 triệu người. Đất nông nghiệp có độ phì cao,
vùng đất xám và bazal rộng lớn, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Qũy đất
phát triển nông nghiệp của Đồng Nai khoảng 381.000 ha.


6


Hiện nay Đồng Nai có khoảng 4.000 hecta trồng rau, với khoảng 30 Câu lạc bộ
và Hợp tác xã sản xuất rau an toàn (có nơi đã tiến thêm một bước nữa là sản xuất rau
theo quy trình GAP (Good Agricultural Practice) – quy trình thực hành nông nghiệp
tốt), được trồng tập trung tại khu phố 4 – phường Trảng Dài, xã Xuân Bắc, Xuân
Thành, Xuân Hiệp (huyện Xuân Lộc), xã Xuân Thạnh (huyện Tân Phú), xã Vĩnh
Thạnh (huyện Nhơn Trạch). Hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh
gần 200 ngàn tấn rau, củ các loại. Chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ rau của
gần 400.000 công nhân lao động ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp cũng như
hơn 2 triệu dân tại chỗ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rau sạch vẫn đang gặp không ít khó
khăn.
2.3 Sơ lược về rau an toàn
2.3.1 Khái niệm về rau an toàn
Theo Quyết định số 04/2007/QĐ- BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các
loại rau ăn lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm) được sản xuất, thu
hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo qui trình kỹ thuật đảm bảo tồn dư về vi sinh vật,
hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép.
2.3.2Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng
Trong sản xuất nông nghiệp thâm canh, bên cạnh mức gia tăng về khối lượng,
chất lượng và chủng loại, ngành trồng rau hiện đang bộc lộ mặt trái của nó. Việc ứng
dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc các tiến bộ kĩ thuật về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã
làm tăng nguy cơ ô nhiễm các sản phẩm rau xanh.
2.3.2.1 Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật
Theo quyết định số 23/2007/QĐ-BNN ngày 28/03/2007 của Bộ NN & PTNT,
thuốc BVTV ở Việt Nam có khoảng 698 hoạt chất với hơn 1.972 tên thương mại được
phép sử dụng và 16 hoạt chất hạn chế sử dụng với 29 tên thương phẩm.
Trước 1985, lượng thuốc BVTV bình quân dùng ở nước ta khoảng 6.500 –

9.000 tấn thành phẩm, tương đương 0,3 kg a.i./ha. Những năm gần đây, trung bình cả
nước mỗi năm sử dụng khoảng từ 40.000 – 52.000 tấn thuốc BVTV. Năm 2005, lượng
thuốc BVTV đã nhập khẩu và sử dụng là 51.764 tấn, đó là chưa kể một số lượng
không nhỏ thuốc BVTV được nhập lậu qua biên giới phía Bắc mà hầu hết trong số đó
7


là các thuốc cấm hoặc hạn chế sử dụng tại Việt Nam. Mỗi hecta trồng lúa đã sử dụng
trung bình khoảng 0,6 – 1 kg a.i./ha, riêng vùng lúa Đồng bằng sông Cửu Long khoảng
từ 2 – 3 kg và ở vùng trồng rau tại Đà Lạt là 5 – 13 kg a.i./ha. Với lượng thuốc sử dụng
hàng năm quá nhiều như thế thì trong một thời gian không lâu lượng thuốc BVTV tích
lũy trong môi trường rất đáng lo ngại.
Thuốc BVTV sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt vật được phun (lá,
quả, thân cây, mặt đất, mặt nước) và một lớp chất lắng gọi là dư lượng ban đầu của
thuốc. Nguyên nhân rau bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật:
 Thuốc được dùng không đúng phương pháp (thường là nồng độ cao hơn so với
khuyến cáo), không đảm bảo thời gian cách ly.
 Canh tác rau trên vùng đất, nước bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.
2.3.2.2 Hàm lượng nitrat (NO3-) quá cao
Nitrate (NO3-) vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc, chỉ khi hàm
lượng này vượt tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hóa nitrat bị
khử thành nitrit (NO2). Nitrit là một trong những chất chuyển biến oxyhaemoglobin
(chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được, methaemoglobin.
Ở nồng độ cao, nitrat sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của
tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u. Trong cơ thể người, lượng nitrat ở
mức độ cao có thể gây phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là nitrosamin.
Nguyên nhân rau bị ô nhiễm nitrate: dùng phân đạm không đúng phương pháp
(quá liều, không đảm bảo thời gian cách li).
2.3.2.3 Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau
Tồn dư kim loại nặng trong rau có nguồn gốc từ đất, nước, nông dược và phân

hữu cơ. Sự lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật (đặc biệt là thuốc trừ bệnh) cùng với
phân bón các loại (phân rác, phân chuồng từ chăn nuôi công nghiệp) đã làm cho một
lượng kim loại nặng bị rửa trôi xuống mương vào ao, hồ, sông, xâm nhập vào mạch
nước ngầm, gây ô nhiễm. Các kim loại nặng trong đất trồng, hoặc từ nguồn nước thải
thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới sẽ được rau xanh hấp
thụ.

8


2.3.2.4 Vi sinh vật gây hại trong rau
Việc sử dụng phân chuồng chưa hoai mục, nước phân tươi để tưới cho rau đã
trở thành một tập quán canh tác của một số vùng rau, nhất là các vùng rau chuyên
canh. Đây là một trong những nguyên nhân làm rau không sạch về mặt vi sinh. Trứng
giun và các vi sinh vật gây bệnh đường ruột khác có trong nước tưới ô nhiễm bám bên
ngoài sản phẩm rau, có thể xâm nhập vào cơ thể người khi sử dụng rau bị nhiễm vi
sinh. Theo số liệu điều tra sức khỏe của người trồng rau thường xuyên sử dụng phân
bắc tươi (Cổ Nhuế, Hà Nội) cho thấy có tới 53,3% số người có triệu chứng thiếu máu,
60% số người bị bệnh ngoài da.
 Làm sao để nhận biết rau an toàn ?
Bằng cảm quan rất khó có thể nhận biết được rau nào là an toàn, rau nào là
không an toàn. Một số nhà nội trợ dựa vào việc rau nào bị sâu ăn hoặc có sâu là rau đạt
yêu cầu (có thể không có thuốc trừ sâu), hay màu sắc rau càng xanh đậm, chứng tỏ rau
có chứa nhiều đạm (nhiễm độc nitrat) đều không chính xác.
Các dư lượng như: thuốc hoá học, vi sinh vật, ký sinh trùng, nitrat, kim loại
nặng chứa trong rau đều không thể kiểm tra cụ thể bằng mắt mà phải kiểm tra bằng các
thiết bị phân tích.
Vậy có cách nào để mua được rau an toàn? Cách tốt nhất vẫn là chọn nơi mua
và nhà cung cấp có uy tín. Hy vọng trong tương lai, xuất xứ và chất lượng của rau sẽ
được niêm yết hoặc dán trên từng sản phẩm.

2.3.3 Tại sao phải sản xuất rau an toàn ?
 Hiện nay tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng, thuốc
bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy, vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau đang được
xã hội đặc biệt quan tâm.
 Hiệu quả kinh tế: Mô hình trồng rau theo quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn
đã tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
 Hiệu quả xã hội: Thông qua mô hình người nông dân tiếp thu nhanh những tiến
bộ kỹ thuật mới, tiếp cận dần với quy trình sản xuất rau an toàn chất lượng cao góp
phần thay đổi tập quán canh tác, bước đầu thực hiện việc xã hội hóa việc sản xuất rau

9


an toàn, đáp ứng nhu cầu nười tiêu dùng, mang lại hiệu quả cao cho người lao động,
tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.
 Sản xuất rau an toàn là vấn đề tất yếu của việc phát triển nông nghiệp theo
hướng hàng hóa hiện nay, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá
trong điều kiện Việt Nam vừa trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (
World Trade Organization - WTO), mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài
nước, khuyến khích phát triển sản xuất.
2.3.4 Điều kiện để sản xuất rau an toàn
2.3.4.1 Nhân lực
 Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng
thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên để hướng dẫn
kỹ thuật RAT.
 Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất RAT.
2.3.4.2 Đất trồng
 Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển cây rau.
 Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ

các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang,
đường giao thông lớn.
 Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN 5941:
1995, TCVN 7209: 2000. Đất ở các vùng sản xuất RAT phải được kiểm tra mức độ ô
nhiễm định kỳ hoặc đột xuất.
2.3.4.3 Phân bón
 Chỉ sử dụng các loại phân bón trong Danh mục phân bón được phép sản xuất
kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không còn nguy cơ ô
nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại.
 Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân chuồng
tươi, nước giải, phân chế biền từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực
tiếp cho rau.

10


2.3.4.4 Nước tưới
 Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và
hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn TCVN 6773:
2000
 Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh
viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước
phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.
 Nguồn nước tưới cho các vùng RAT phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất.
2.3.4.5 Kỹ thuật canh tác rau an toàn
 Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loài rau,
giữa rau với cây trồng khác.
 Xen canh: Việc trồng xen giữa rau với cây trồng khác không tạo điều kiện để
sâu bệnh phát triển.
 Vệ sinh đồng ruộng:Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng

ruộng để hạn chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác. Đối với rau trồng theo công
nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách
ly hợp lý giữa các vụ gieo trồng.
 Chọn giống rau: Không được sử dụng các loại rau biến đổi gen (Genetically
Modified Organism - GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học. Chọn
giống tốt, sạch mầm sâu bệnh. Khuyến khích sử dụng các giống mới, giống lai F1, có
chất lượng và năng suất cao.
 Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón theo
quy trình trồng trọt RAT cho từng chủng loại; riêng phân đạm phải đảm bảo thời gian
cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối với phân bón lá.
2.3.4.6 Phòng trừ sâu bệnh
 Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management IPM) trên rau; khuyến khích phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp
tốt (Good Agricultural Practice - GAP).
 Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màn cách ly côn trùng phù hợp với nhu
cầu sinh trưởng của mỗi loài rau và điều kiện sinh thái từng vụ, từng vùng, đặc biệt với
các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái vụ.
11


 Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại
để phòng trừ kịp thời.
 Áp dụng các biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt
bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu hủy các cây, bộ phân của cây bị
bệnh.
 Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học (các loại thuốc vi sinh như Bt,
NPV, thuốc có nguồn gốc thực vât), biện pháp phòng trừ sinh học (dùng bẫy bằng
pheramon, bằng các loại cây khác để dẫn dụ hoặc xua đuổi con trùng), nhất là các loại
rau ngắn ngày. Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên địch trong các vùng trồng rau.
 Không được dùng những thuốc BVTV đã cấm sử dụng, các loại thuốc chưa có
trong danh mục BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.

 Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Chỉ
được dùng các loại thuốc hoá học ít độc hại, phân giải nhanh khi cần thiết và phải tuân
thủ nguyên tắc 4 đúng:
o Đúng chủng loại: Chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục BVTV được
phép sử dụng trên rau ở Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành.
o Đúng liều lượng: Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì
cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng.
o Đúng cách: Áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng
hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường.
o Đúng thời gian: Sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy
hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc,
từng loại rau.
2.3.4.7 Thu hoạch và bảo quản rau an toàn
 Thu hoạch: RAT phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để đảm bảo
năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thược phẩm.
 Bảo quản: RAT sau khi thu hoạch phải được bảo quản bằng biện pháp thích hợp
để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm.

12


2.4 Giới thiệu phân hữu cơ sinh học ANHUMIX
Phân hữu cơ sinh học ANHUMIX là một sản phẩm dạng bột của công ty
TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp Và Thương Mại An Hưng, có thành phần chủ
yếu là từ than bùn và được phối trộn với các thành phần khác như: phân vô cơ, phân vi
lượng và các chủng vi sinh vật. Thành phần cụ thể như sau:
o Độ ẩm < 25%, chất hữu cơ > 23%.
o Hàm lượng: N 1%, P2O5 1%, K2O 1%.
o Vi sinh vật cố định đạm: 106 CFU/gram.

o Vi sinh vật phân giải lân: 106 CFU/gram.
o Vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ: 106 CFU/gram.
o Fe: 100ppm, Cu: 500ppm, Mn: 500ppm, Zn: 500ppm, Mg: 200ppm, Bo:
200ppm.
2.4.1 Khái niệm phân hữu cơ sinh học
Là sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau, chứa một
hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn hiện hành; nhằm
cung cấp chất hữu cơ và dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao
năng suất cây trồng hoặc chất lượng nông sản, đồng thời không ảnh hưởng xấu đến
người, động vật, thực vật, môi trường sống và chất lượng nông sản.
2.4.2 Giới thiệu về than bùn
2.4.2.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng than bùn trong nông nghiệp
Trong than bùn có chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng nhưng
hàm lượng của chúng rất thấp, hầu như không đáng kể. Hàm lượng đạm khoảng 0,7 –
0,9 %, lân 0,035 – 0,17 %, kali 0,14 – 1 % (Võ Đình Ngô, 1999). Vì vậy việc sử dụng
than bùn vào nông nghiệp không phải dựa vào các chất dinh dưỡng chứa trong đó mà
cơ bản là dựa vào đặc tính quan trọng khác của than bùn. Đó là thành phần acid humic
và cấu trúc xốp đặc thù của than bùn.
 Acid humic
Than bùn là vật liệu hữu cơ đặc biệt được tạo thành từ xác thực vật: rong rêu,
cây cỏ lắng động lâu ngày trong các đầm lầy ngập nước. Trong môi trường ngập nước,
thiếu oxy các vi khuẩn yếm khí trong đất đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
việc biến đổi hoá học các xác thực vật thành các chất mùn – thành phần cơ bản của
13


than bùn. Những phần không bền với tác dụng của vi khuẩn sẽ bị phân huỷ tạo thành
các chất khí. Những phần bền vững sẽ tham gia tạo thành humic với các phản ứng
ngưng tụ nối tiếp, tạo nên hợp chất có trọng lượng phân tử lớn, chủ yếu là các vòng
cacbon thơm ngưng tụ cao. Trong đó, các dị nguyên tố dưới dạng nhóm chức hoạt

động như cacboxyl, hydroxyl tham gia quá trình trao đổi cation làm cho than bùn có
khả năng trao đổi cation khá mạnh. Tuy nhiên chỉ các kim loại kiềm hay muối của acid
humic mới tan tốt trong nước, cây trồng có thể hấp thu được. Do đó để sử dụng acid
humic của than bùn, ta chỉ sử dụng các muối hoà tan được mà thôi.
Các muối này không phải là chất dinh dưỡng cho cây trồng, chúng chỉ đóng vai
trò như một chất có hoạt tính sinh học, mang chức năng điều hoà, kích thích tăng
trưởng. Các chất muối humat hoà tan khi tham gia vào các quá trình oxy hoá khử trong
tế bào sẽ góp phần hoạt hoá những hệ tổng hợp protein. Điều này góp phần thúc đẩy
các quá trình phân bào, đồng thời góp phần hỗ trợ sự hình thành những chất men, là
những chất điều hoà sinh trưởng chủ yếu các quá trình trao đổi chất.
Các chất humat có hai tác dụng cơ bản: một là làm cho tăng trưởng xảy ra
nhanh hơn, hai là hoạt hoá các quá trình quang hợp và giúp chuyển hoá triệt để các
chất khoáng dinh dưỡng. Nhờ vậy góp phần tăng năng suất cây trồng. Trong những
điều kiện môi trường không thuận lợi, các chất humat này có khả năng giúp nâng cao
tính đề kháng, chống chịu của cơ thể.
Ảnh hưởng của các chất humat đến cây trồng thấy tác dụng rõ rệt đối với những
vùng đất mới có điều kiện canh tác khó khăn, đặc biệt là dùng phân hoá học liều lượng
cao nhưng không mang lại kết quả mong muốn. Các muối humat hoà tan còn ảnh
hưởng tốt đến sự phân huỷ các thuốc trừ sâu dư thừa trong đất, làm hạn chế tác dụng
của thuốc trừ sâu đối với môi trường đất và nước.
Chính vì vậy, sử dụng than bùn trong nông nghiệp chủ yếu là sử dụng thành
phần acid humic có trong đó, chứ không phải dựa vào thành phần của các chất dinh
dưỡng N, P, K có trong bản thân nó. Do đó những loại than bùn nào có hàm lượng
acid humic càng cao, càng có giá trị đối với nông nghiệp. Khi than bùn có hàm lượng
acid humic thấp (dưới 10 %) sử dụng vào trong nông nghiệp sẽ không hiệu quả.

14


 Cấu trúc xốp của than bùn và việc chống rửa trôi chất dinh dưỡng

Ngoài tính chất hoá học nói trên, than bùn còn có tính chất vật lý rất quan trọng
đó là cấu trúc xốp, rỗng rất phát triển. Đây là kết quả quá trình phân huỷ các thành
phần dễ bị phân huỷ của xác thực vật để lại trong điều kiện sự lắng đọng ở đầm lầy
nhưng bị vùi sâu trong lòng đất.
Trong quá trình sử dụng than bùn làm phân bón, vì than bùn không chứa nhiều
các chất dinh dưỡng, nên cần phải bổ sung các thành phần đa lượng (N, P, K) hoặc vi
lượng (Mo, Zn, Mn). Việc bổ sung này được thực hiện bằng cách phối trộn và ủ với
than bùn. Chính nhờ cấu trúc xốp của than bùn giúp nhốt các thành phần dinh dưỡng
bổ sung vào trong các lỗ xốp của than bùn, tạo một kho tồn trữ chất dinh dưỡng, giúp
chất dinh dưỡng không bị hoà tan quá nhanh, làm rửa trôi theo nước gây mất mát chất
dinh dưỡng hoặc thấm xuống các tầng đất sâu gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
So với việc đưa chất dinh dưỡng vào đất bằng cách bón trực tiếp phân urê,
DAP, lân, kali dạng bột, việc đưa chất dinh dưỡng nói trên vào cấu trúc xốp của than
bùn cho phép tiết kiệm được ít nhất 30 % lượng phân bón sử dụng, Trong khi đó hiệu
quả còn có thể kéo dài đến 1, 2 vụ kế tiếp, đồng thời hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm
nguồn nước mặt và nước ngầm.
2.4.2.2 Sử dụng phân bón trên cơ sở than bùn
Sử dụng than bùn vào trong nông nghiệp không có nghĩa là bón than bùn trực
tiếp vào cây trồng vì than bùn khi mới khai thác có độ chua cao, chất dinh dưỡng
không đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng. Do đó, khi sử dụng than bùn làm phân bón
cho sản xuất nông nghiệp, nó chỉ đóng vai trò như một vật liệu hữu cơ giàu acid humic
cần phải được hoạt hoá và dinh dưỡng hoá mới trở thành phân bón trực tiếp cho cây
trồng.
 Hoạt hoá than bùn
Hoạt hoá than bùn là chuyển acid humic trong than bùn sang dạng hoạt động,
tức có thể hoà tan trong nước, lúc này phần hữu cơ có giá trị nhất của than bùn mới
phát huy tác dụng tối đa và mới thể hiện hoạt tính sinh học cao nhất của chúng với cây
trồng
Khi hoạt hoá than bùn phải dùng các tác nhân kiềm để chuyển acid humic thành
các muối humat hoà tan, như vậy độ chua của than bùn sẽ giảm theo. Thông thường

15


×