Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza sativae (AGROMYZIDAE DIPTERA) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CẢI NGỌT TRANG NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.55 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza
sativae (AGROMYZIDAE - DIPTERA) ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG
CẢI NGỌT TRANG NÔNG

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG ĐÌNH NGUYÊN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003-2007

Tháng 09/2007


NGHIÊN CỨU SỰ GÂY HẠI CỦA RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza sativae
(AGROMYZIDEA - DIPTERA) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CẢI NGỌT
TRANG NÔNG

Tác giả

TRƯƠNG ĐÌNH NGUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
(ngành Nông Học).

Giáo viên hướng dẫn
Th.S TRẦN THỊ THIÊN AN



Tháng 9 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
Con thành kính khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của ba mẹ.
Xin tri ân đến gia đình đã động viên tinh thần, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho con trong việc học tại trường.
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đở
của ba mẹ, thầy cô, bạn bè.
Em xin chân thành biết ơn:
 Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
 Ban chủ nhiệm cùng thầy cô trong khoa Nông Học đã quan tâm giúp
đở và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học cũng như trong thời gian
thực tập tốt nghiệp
Em xin gữi lòng biết ơn sâu sắc đến:
 Ths. Trần Thị Thiên An, người đã tận tình hướng dẫn và cho em những
lời khuyên quý báu giúp em hoàn thành khoá luận này
Thành phố Hồ Chí Minh, 09/2007
Sinh viên thực hiện

Trương Đình Nguyên

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae
(Agromyzidae: Diptera) đến sinh trưởng và năng suất của giống cải ngọt Trang

Nông” được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 02/2007 đến tháng 09/2007. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên.
Ruồi đục lá Liriomyza sativae là loài đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng
khác nhau trong đó có cây cải ngọt. Nhằm xác định được mức độ gây hại của ruồi đục
lá Liriomyza sativae ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất của cây cải ngọt. Kết quả
nghiên cứu bước đầu cho thấy: ruồi đục lá Liriomyza sativae gây hại ở cả 2 giai đoạn:
giai đoạn sâu non (dòi) và giai đoạn trưởng thành.
1. Mức độ gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae trong lồng lưới
Số đường đục: tùy thuộc mật số ruồi thả vào các nghiệm thức thí nghiệm, mật
số ruồi càng cao thì số đường đục càng nhiều
Tỷ lệ lá bị hại (%): Tuỳ thuộc vào các mật độ ruồi trưởng thành thả vào ban đầu
ở các nghiệm thức thí nghiệm. Mật độ ruồi đục lá càng cao thì tỉ lệ lá bị hại càng tăng.
Tương quan giữa số đường đục và năng suất, tương quan giữa tỷ lệ lá bị hại với
năng suất
2. Ảnh hưởng của ruồi đục lá Liriomyza sativae đến sự sinh trưởng của cây cải
ngọt
Ruồi đục lá gây hại làm giảm khả năng ra lá của cây, số lá/cây tỷ lệ nghịch với
mật độ ruồi đục lá thả vào ban đầu ở các nghiệm thức.
3. Ảnh hưởng của ruồi đục lá Liriomyza sativae đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất cây cải ngọt
Ruồi đục lá làm giảm năng suất rỏ rệt, những đường đục của sâu non làm ảnh
hưởng đến phẩm chất của cây
Kết quả thu được:
Ở NT 2con/ cây thì tỷ lệ đường đục của sâu non ít ảnh hưởng đến năng suất
nhất

iii



Ở NT 16con/ cây thì tỷ lệ đường đục của sâu non ảnh hưởng nhiều nhất đến
năng suất
Trên cơ sở đó nhằm tìm ra được hướng giải quyết phù hợp, và có thể khống
chế, ngăn chặn kịp thời dịch hại lây lan, đem lại hiệu quả kinh tế cho người làm vườn.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

viii


Danh sách các hình và đồ thị

ix

Danh sách các bảng

x

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích và yêu cầu

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Giới hạn đề tài

3

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


4

2.1. Một số kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá Liriomyza sativae ở nước
ngoài
2.1.1. Nghiên cứu thành phần, sự phân bố, kí chủ và mức độ gây hại
của ruồi đục lá Liriomyza spp

4

2.1.1.1. Nghiên cứu thành phần và sự phân bố của ruồi đục lá
Liriomyza spp

4

2.1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh
gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae

8

2.1.1.2.1. Ký chủ

8

2.1.1.2.2. Mức độ gây hại
2.1.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của ruồi đục lá
Liriomyza sativae

9

2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng


12

2.1.4. Biện pháp phòng trừ ruồi đục lá Liriomyza sativae

13

v


2.2. Một số kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá Liriomyza sativae
ở trong nước

14

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện

17

3.2. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

17

3.2.1. Dụng cụ thí nghiệm

17


3.2.2. Lồng lưới thí nghiệm

17

3.2.3. Giàn che nắng

17

3.3. Trồng cải thí nghiệm

18

3.4. Thu thập ruồi đục lá

18

3.5. Bố trí thí nghiệm

19

3.6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dỏi

22

3.7. Phương pháp xử lý số liệu

24

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


25

4.1. Mức độ gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae trên cây cải ngọt
trên các NTTN

25

4.2. Tỷ lệ lá cải ngọt bị hại

28

4.3. Ảnh hưởng của ruồi đục lá Liriomyza sativae đến sự sinh trưởng
của cây cải ngọt

29

4.4. Ảnh hưởng của ruồi đục lá Liriomyza sativae đến năng suất
cây cải ngọt

30

4.4.1. Ảnh hưởng của ruồi đục lá đến năng suất thực thu cây cải ngọt

30

4.4.2. Ảnh hưởng của ruồi đục lá đến năng suất thương phẩm
cây cải ngọt

33


4.4.3. Tương quan giữa số đường đục và năng suất

35

4.5. Hiệu quả kinh tế của các NTTN

37

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

40

5.1. Kết luận

40

5.2. Đề nghị

41

Tài liệu tham khảo

42

Phụ lục 1. Kỷ thuật trồng cải ngọt

45
vi



Phụ lục 2. Đồ thị

48

Phụ lục 3. Các bảng kết quả và xử lý thống kê

51

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT: Nghiệm thức.
RĐL: Ruồi đục lá.
TLLBH: Tỉ lệ lá bị hại.
NTD: Ngày theo dõi.
NSG: Ngày sau gieo.
TGTD: Thời gian theo dõi
NTTN: Nghiệm thức thí nghiệm
TB: Trung bình
LLL: Lần lặp lại
NS: Năng suất
CV: Coefficient of variation
LSD: Least Significant Difference
MĐPB: Mức độ phổ biến

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sự phân bố ruồi đục lá Liriomyza sativae trên thế giới

7

Hình 3.1: Lồng lưới thí nghiệm

18

Hình 3.2: Dụng cụ thu thập ruồi đục lá

19

Hình 3.3: Toàn cảnh khu bố trí thí nghiệm

22

Hình 4.1: Lá cây cải ngọt bị ruồi đục lá hại nhẹ

26

Hình 4.2: Lá cây cải ngọt bị ruồi đục lá hại nặng

26

Hình 4.3: Cây cải ngọt 12 – 15 ngày sau gieo

39

Hình 4.4: Cây cải ngọt 30 – 35 ngày sau gieo


39

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của ruồi đục lá đến năng suất cây cải ngọt ở
lần thí nghiệm 1

34

Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của ruồi đục lá đến năng suất cây cải ngọt ở
lần thí nghiệm 2

35

Đồ thị 1.1: Biến động số đường đục của ruồi đục lá ở các NTTN
lần thí nghiệm 1

48

Đồ thị 1.2: Biến động số đường đục của ruồi đục lá ở các NTTN
lần thí nghiệm 2

48

Đồ thị 1.3: Biến động tỷ lệ lá bị hại của ruồi đục lá ở các NTTN
lần thí nghiệm 1

49

Đồ thị 1.4: Biến động tỷ lệ lá bị hại của ruồi đục lá ở các NTTN

lần thí nghiệm 2

49

Đồ thị 1.5: Biến động năng suất thương phẩm của các NTTN ở
lần thí nghiệm 1

50

Đồ thị 1.6: Biến động năng suất thương phẩm của các NTTN ở
lần thí nghiệm 2

50

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vòng đời của ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanchard

15

Bảng 2.2: Phổ ký chủ của ruồi đục lá Liriomyza sativae

16

Bảng 4.1: Số đường đục của ruồi đục lá ở các nghiệm thức thí nghiệm

27


Bảng 4.2: Tỷ lệ lá cải ngọt bị hại trên các nghiệm thức thí nghiệm

28

Bảng 4.3: Số lá cải ngọt trên các nghiệm thức thí nghiệm

29

Bảng 4.4: Năng suất thực thu của cây cải ngọt

30

Bảng 4.5: Năng suất thực thu quy đổi của cây cải ngọt

30

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của ruồi đục lá Liriomyza sativae đến mức
giảm năng suất của cây cải ngọt

32

Bảng 4.7: Năng suất thương phẩm của cây cải ngọt

33

Bảng 4.8: Năng suất thương phẩm quy đổi của cây cải ngọt

33

Bảng 4.9: Tương quan giữa số đường đục và năng suất thương phẩm


35

Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của các NTTN (đồng/ 1000m2)

37

x


Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề
Nhiều năm trước đây, ruồi đục lá Liriomyza sativae đã được xem là một trong
những loài dịch hại phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ruồi
đục lá rau Liriomyza sativa có nguồn gốc ở Bắc Mỹ và các vùng cận nhiệt đới như
nam Mexico và Đông Ấn Độ. Khoảng từ 1970 đến nay chúng đã được lây lan theo
nhiều con đường khác nhau và đã trở thành một trong những dịch hại phổ biến trên các
cây rau màu ở nhiều nước trên thế giới. Khi gây hại ở trên các cây kí chủ, ruồi đục lá
Liriomyza sativa, không làm tổn thương cho hoa và quả nhưng chúng làm thất thu năng
suất và giá trị thương phẩm của cây vì các đường đục của sâu non (dòi) trên lá đã làm cho
quang hợp của cây bị giảm sút (Johnson, 1983; Parrella, 1985-1987). Sâu non của ruồi đục
lá ăn vào mô biểu bì của cây ký chủ tạo thành những đường đục ngoằn nghoèo, nếu số
lượng nhiều thì sẻ ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây ký chủ.
Nhưng tùy theo cây ký chủ, ruồi đục lá đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng
suất của cây ở nhiều mức độ khác nhau. Ở giai đoạn cây mới chỉ có vài lá thật nếu bị ruồi
đục lá gây hại sớm thì sẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh truởng của cây con, sẻ làm cho
cây bị héo vàng ảnh hưởng đến quang hợp của cây, còn như khi cây trồng đã sinh trưởng và
phát triển tốt thì một khi bị ruồi đục lá gây hại với mật số sâu non ít thì cũng sẽ ít ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây.

Tuy nhiên người trồng rau đã gặp rất nhiều khó khăn bởi sự gây hại các loài
dịch hại. Trong đó nhóm ruồi đục lá Liriomyza sativae đã làm ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng và năng suất của cây cải ngọt. Loài dịch hại này đã phá hại ở hầu hết trên
các cây họ thập tự, chúng gia tăng quần thể nhanh chóng và có nơi đã phát triển thành
dịch hại nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh trưởng cũng như
năng suất và chất lượng của các loại rau. Hậu quả của loài dịch này làm thiệt hại đáng
kể về kinh tế cho người trồng rau.
1


Cây cải ngọt là một trong những loại cây trồng bị ruồi đục lá Liriomyza sativae
tấn công gây hại nặng. Tuy nhiên cho đến nay việc điều tra nghiên cứu về các loại sâu
bệnh hại trên cây cải ngọt chưa được nghiên cứu nhiều kể cả ruồi đục lá Liriomyza sativae.
Việc tìm hiểu mức độ gây hại của ruồi đục lá trên cây cải ngọt sẻ chỉ ra được ở mật
số dòi là bao nhiêu thì làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây cải ngọt, và qua
đó sẻ tìm ra được hướng giải quyết phù hợp.
Đối với ruồi đục lá thì những đường đục của sâu non (dòi) làm ảnh hưởng mẩu
mã, cảm quan của người tiêu dùng, gây thiệt hại đáng kể cho người nông dân, tuy
nhiên khi đề tài này được thực hiện sẻ làm rỏ vấn đề ở mật số dòi bao nhiêu thì sẽ ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây cải ngọt.
Tài liệu nghiên cứu về mức độ gây hại của ruồi đục lá đến sinh trưởng và năng
suất cây cải ngọt còn hạn chế do vậy đề tài được tiến hành.
Được sự phân công của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – khoa Nông Học - Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đề tài “Nghiên cứu sự gây hại của ruồi
đục lá Liriomyza sativae (Agromyzidae - Diptera) đến sinh trưởng và năng suất
của giống cải ngọt Trang Nông” đã được thực hiện
1.2. Mục đích và yêu cầu
- Xác định được mức độ gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae trên giống
cải ngọt Trang Nông.
- Xác định được ảnh hưởng mật số ruồi đục lá Liriomyza sativae đến khả năng

sinh trưởng của giống cải ngọt Trang Nông.
- Xác định được ảnh hưởng mật số ruồi đục lá Liriomyza sativae đến năng suất
của giống cải ngọt Trang Nông.
Từ những cơ sở trên xác định được mật độ ruồi đục lá Liriomyza sativae gây hại
ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất của giống cải ngọt, để nhằm đưa ra hướng giải
quyết cho phù hợp.

2


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: ruồi đục lá Liriomyza sativae và giống cải ngọt Trang Nông.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu sự gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae đến
sự sinh trưởng và năng suất của giống cải ngọt Trang Nông.
1.4. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu sự gây hại của ruồi đục lá Liriomyza sativae đến sự
sinh trưởng và năng suất của giống cải ngọt Trang Nông, trong điều kiện thí nghiệm
semi – field ở trại thực nghiệm khoa nông học, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2007 đến tháng 09/2007.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá Liriomyza sativae ở nước ngoài
2.1.1. Nghiên cứu thành phần, sự phân bố, kí chủ và mức độ gây hại của ruồi đục
lá Liriomyza spp
2.1.1.1. Nghiên cứu thành phần và sự phân bố của ruồi đục lá Liriomyza spp

Trên thế giới, hiện nay ghi nhận có hơn 300 loài ruồi đục lá thuộc giống
Liriomyza (Agromyzidae – Diptera) gây hại trên một số cây trồng, trong đó có 5 loài
rất phổ biến là Liriomyza strigata, Liriomyza bryoniae, Liriomyza trifolii, Liriomyza
huidobrensis và Liriomyza sativae (Spencer và ctv, 1973).
Riêng ở một số nước thuộc vùng Đông Nam Á có 3 loài là L. trifolii, L. sativae
và L. huidobrensis đã phát triển thành dịch hại quan trọng trên nhiều vùng trồng rau
và hoa (Shepard và ctv, 1998).
Trong đó loài L. sativae thường phân bố gây hại chủ yếu ở các vùng đất thấp
(lowland), loài L. huidobrensis phân bố gây hại ở vùng đất cao nguyên (highland) còn
loài L. trifolii thường phân bố gây hại hẹp hơn cả về vùng địa lý và cây kí chủ
(Sasakawa, 1993; Sivapragasam và Syed, 1999).
Theo Rauf (1995) ruồi L. huidobrensis đã được ghi nhận là loài gây hại nặng
trên cây cà chua và nhiều cây trồng khác ở một số vùng của Indonesia, chúng đã làm
giảm từ 30 đến 70 % sản lượng của một số cây rau và rút ngắn thời gian thu hoạch của
chúng sớm hơn từ 2 đến 3 tuần.
Ruồi đục lá giống Liriomyza hiện nay đã xác định được 23 loài. Trong đó, có
một số loài gây hại phổ biến là Liriomyza sativae, Liriomyza trifolii, Liriomyza
huidobrensis, Liriomyza brassicae, Liriomyza phasedumata (Henden, 1931 – 1936;
Frick, 1952 - 1959; Savakava, 1961; Spencer, 1971a; Griffiths, 1972b).
Ruồi đục lá Liriomyza sativae đã được tìm thấy nhiều ở phía nam nước Mỹ và
Tahiti, Guam, New Caledonia, American và Western Samoa, Vanuatu, Cook Is, và Hawaii
4


Theo Spencer (1973) và Parrella (1987), các loài ruồi đục lá Liriomyza sativae,
Liriomyza trifolii và Liriomyza huidobrensis đều là các loài sâu hại đa thực và có phổ
kí chủ rộng hẹp tùy theo loài.
Năm 1948, ở Florida, ruồi đục lá Liriomyza sativae đã trở thành loại dịch hại
nguy hiểm trên cây cà chua (Wolfenbarger, 1948).
Năm 1950, tại Salt River Valley của bang Arizona, Hill và Taylor đã ghi nhận

loài này còn tấn công trên cả cây dưa hấu và dưa đỏ.
Ở Nam Mỹ, 2 loài ruồi đục lá Liriomyza sativae và Liriomyza huidobrensis là
những loài phân bố rộng, gây hại trên nhiều loại cây trồng và xuất hiện với mật số lớn
(Wilcox và Howland, 1955).
Theo Kalsoven (1981) nguồn gốc của ruồi đục lá Liriomyza sativae tại Châu
Mỹ, sau đó phát tán ra khắp thế giới.
Cũng theo tác giả này, ruồi đục lá Liriomyza sativae là loài gây hại nặng trên
cây dưa leo ở vùng đồng bằng phía tây Java.
Cả hai loài ruồi đục lá Liriomyza sativae và Liriomyza trifolii là tác nhân gây
hại chính trên cây rau diếp ở thung lũng Yuma Trisona (Palumb; Mullis, và Reyes, 1994).
Năm 1980, ở Pháp ruồi đục lá Liriomyza sativae đã làm thiệt hại hơn 70% sản
lượng của cây cà chua ở vùng Vanuatu (Waterhouse và Norris, 1987).
Theo Johnson et al (1983) sự gây hại nguy hiểm nhất của ruồi đục lá là sâu non
ăn diệp lục lá, thậm chí khi chỉ có một ít đường đục lẻ tẻ trên cây họ Cúc cũng làm
giảm giá trị của sản phẩm khi thu hoạch (Trumble et al, 1985).
Ruồi đục lá Liriomyza sativae là loài sâu đa thực, gây hại trên nhiều loại cây
trồng khác nhau. Chúng gây hại từ lá mầm, lá bánh tẻ và cả lá non. Sự gây hại của ruồi
đục lá Liriomyza sativae là nguyên nhân làm giảm khả năng quang hợp, từ đó năng
suất cây trồng sẽ bị giảm đi, thậm chí chúng còn làm cho cây chết khi xuất hiện với
mật số lớn, Parrella (1987)
Aunu Rauf và B, M, Shepard đã ghi nhận Liriomyza sativae gây hại trên 7 loài
cây trồng thuộc 3 họ thực vật, Parrella (1987)
Ở Israel, Weintraub và Horowitza (1995) đã ghi nhận trưởng thành của ruồi đục
lá L, huidobrensis gây hại trên cây xà lách nặng hơn L. trifolii vì chúng còn tạo nên
các chấm sần sùi trên bề mặt lá của cây.
5


Ở Indonesia, Rauf và ctv (2000) cho biết tại vùng Tây Sumatra. loài L.
huidobrensis phá hoại trên cây cà chua đang sinh trưởng phát triển sẽ làm cho khoảng

40% diện tích không cho thu hoạch năng suất
Parrella (1987) đã ghi nhận loài L. trifolii có thể gây ảnh hưởng đến cây trồng.
Ở Ciwidey, phía tây đảo Java, đậu côve bị ruồi đục lá gây hại nặng sẽ rút ngắn
thời gian thu hoạch từ 7 tuần xuống còn 4 tuần.
Ở Malaysia theo Sivapragasam và ctv (1992) trong những năm gần đây, ruồi
đục lá L. huidobrensis đã gia tăng sự gây hại của chúng một cách nhanh chóng, làm
giảm 30% năng suất của cây đậu Hà Lan.
Từ những kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới. Michael và P.
Parrella (1987) đã ghi nhận mức độ gây hại của ruồi đục lá đối với cây trồng bằng 6
cách sau như là:


Làm rụng trái cà chua và gây ra bệnh cháy xám trái (IPM Manual Group, 1958).



Làm tác nhân gây bệnh (Geoffrion và Herisset, 1960).



Giết chết cây con (Elmor. J.c và Ranney CA. Jn, 1994).



Làm giảm năng suất của cây (Wolfenbarger, D. O., 1947 và LeDieu, M. S.,

Heyler, N. L., 1985).


Làm giảm vẻ đẹp mỹ quan của cây hoa kiểng (Parrella, M. P., Allen, W. W và


Morishita, P., 1981).


Làm cho một số cây phải chịu là đối tượng kiểm dịch thực vật (Motimer, E. A.,

Powel, D. F., Parrella, M. P., Bethke, J. A., Keil, C. B., 1984 và LieBee, G. L., 1985).
Theo Wein traub và Horowitz (1995) trong vụ mùa 1994 – 1995 ở Bekah
Valley có khoảng 90 ha cần tây bị ruồi đục lá gây hại làm giảm 50% năng suất.
Năm 1981, Spencer ghi nhận ruồi đục lá L. huidobrensis gây hại trên 11 họ thực
vật, đặc biệt là chúng gây hại nặng trên các cây củ cải, dưa hấu, xà lách, đậu hà lan, cà
chua, khoai tây và ớt, Năm 1999, Rauf và Shepard cho biết ruồi đục lá L. huidobrensis
đã hiện diện gây hại trên 45 loài cây thuộc 12 họ thực vật còn loài L. sativae thì chỉ
gây hại trên 10 họ thực vật, trong đó các cây dưa hấu, dưa leo, đậu nành, ớt, cà chua,
khoai tây, xà lách, cà rốt là những cây bị nhiễm.
Năm 1990, Spencer đã ghi nhận có hơn 40 loài cây là ký chủ của L. trifolii,
trong đó các cây họ cúc, cây cà chua và cây cần tây bị L. trifolii gây hại rất nặng.
6


Ở miền Nam Việt Nam, L. sativae xuất hiện trong ruộng quanh năm. Nhìn
chung ở thành phố Hồ Chí Minh, mật số của ấu trùng ruồi đục lá L. sativae thấp trong
mùa mưa và cao trong mùa khô (Tran và ctv, 2005a).
Cả hai pha ấu trùng và trưởng thành đều gây hại cho cây ký chủ, ấu trùng đục
vào lá nằm giữa 2 biểu bì lá ăn diệp lục lá tạo thành những đường đục ngoằn nghoèo
làm giảm khả năng quang hợp của lá, trưởng thành ruồi đục lá vừa chích hút dinh
dưởng vừa đẻ trứng vào lá (Parrella và Bethke, 1984).

Nguồn: theo EPPO, EU: Annex I (2006)


Hình 2.1: Sự phân bố ruồi đục lá Liriomyza sativae trên thế giới
Ghi nhận ở quốc gia

Ghi nhận không thuộc quốc gia

Hiện diện

Hiện diện

Chỉ hiện diện ở một số vùng

Chỉ hiện diện ở một số vùng

7


2.1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh gây hại của
ruồi đục lá Liriomyza sativae
2.1.1.2.1. Ký chủ
Theo Shepard và ctv (1998) ở Indonesia, ruồi đục lá thường xuất hiện gây hại ở
mật số cao từ cuối mùa khô (tháng 8) đến đầu mùa mưa (tháng 11) còn trong mùa mưa
từ tháng 11 đến tháng 3, ruồi đục lá thường hiện diện gây hại ở mật số thấp. Trên đồng
ruộng, sự phát triển và gây hại của ruồi đục lá còn chịu ảnh hưởng của điều kiện thời
tiết, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
Ruồi đục lá gây hại ở một lượng lớn cây trồng nhưng dường như chúng gây hại
nhiều nhất là những loại cây trồng thuộc họ bầu bí, họ đậu, họ cà. (Stegmaier, 1966a)
Báo cáo cho thấy gần 40 ký chủ thuộc 10 họ ở Florida. Trong số nhiều loài cỏ
dại chúng tấn công vào phá hoại, cây cà dược Solanum americanum và
Spanishneedles, Bidens alba là ký chủ đặc biệt thích hợp ở Florida, (Schuster et al,
1991). Bao gồm đậu cà tím, tiêu, khoai tây, cà chua, dưa hấu ở California, Oatman

(1959) báo cáo một loạt ký chủ giống nhau nhưng chú ý sự thích hợp với loại cây dưa
chuột, củ cải đường, đậu hà lan, rau diếp và nhiều loại khác.
Trước đây ruồi đục lá được quan tâm nhiều vì đó là loài gây hại nghiêm trọng
cho nông nghiệp nhất ở Bắc Mỹ (Spencer, 1981), nhưng bây giờ Liriomyza trifolii
đáng chú ý hơn.
2.1.1.2.2. Mức độ gây hại
Các con cái đẻ trứng và chích hút trên lá gây ra những chấm nhỏ li ti trên lá,
nhưng tác hại này thì nhẹ hơn so với những đường đục của sâu non (dòi), các đường
đục không đều, ngoằn nghoèo, bề rộng khoảng từ 0,25 - 1,5 mm.
Sâu non thường dể nhìn thấy trên đường đục khi chúng di chuyển trên phần thịt
lá giữa hai bề mặt lá, phân của chúng thường phân bố rõ trên những đường dòi đục
Mức độ gây hại của ruồi đục lá đặc biệt nghiêm trọng ở giai đoạn sâu non (dòi),
chúng ăn tất cả phần thịt biểu bì lá, tạo ra những đường ngoằn nghoèo làm ảnh hưởng
năng suất và phẩm chất của cây trồng (Parrella, 1987)
Nhiều tác giả cho rằng năng suất có thể tăng lên từ 30-60% khi sử dụng thuốc
trừ sâu có hiệu quả, nhưng với loài ruồi đục lá thì cách này không hiệu quả.
8


2.1.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của ruồi đục lá Liriomyza sativae
Kết quả nghiên cứu của Molitas - Colting (2001) và nhiều tác giả khác đã cho
biết sự phát triển của ruồi đục lá có 4 giai đoạn: trứng, sâu non, nhộng, ruồi trưởng
thành và vòng đời (thời gian từ trứng tới ruồi trưởng thành đẻ trứng) của ruồi đục lá có
thể là dưới 3 tuần hoặc là trên 9 tuần phụ thuộc vào nhiệt độ và cây chủ.
Ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của trứng, sâu non, nhộng được
tính khoảng 9-120C. Thời gian phát triển của trứng và các giai đoạn của ấu trùng cần
đến khoảng 7-9 ngày ở điều kiện thời tiết ấm áp có nhiệt độ từ 25-300C, nhiệt độ tối
hảo là 300C, ruồi đục lá hoàn thành sự phát triển từ trứng đến giai đoạn dòi trưởng
thành khoảng 15 ngày.
o


Pha trứng
Có màu trắng đục, hình bầu dục, kích thước của trứng là 0,23 mm x 0,12 mm,

trứng nằm ở phía dưới bề mặt của lá và nuôi trong vòng 3 ngày. Ruồi đục lá ăn các
chất tiết của cây và là nguyên nhân gây ra sự đẻ trứng trên các chất tiết đó, sâu non ăn
các mô biểu bì của lá chúng tạo nên các đường đục ngoằn nghoèo, ở cuối mỗi đường
đục là có một lổ nhỏ để cho sâu non trưởng thành chui ra trước khi vủ hóa, thông
thường thì lổ nhỏ sâu non chui ra nằm ở mặt trên lá, nhưng khi mật độ dòi trên lá quá
nhiều thì sâu non sẽ đục lổ chui ra bên dưới mặt lá.
Nghiên cứu giai đoạn trứng của ruồi đục lá, một số tác giả đã có nhận xét trứng
của ruồi đục lá Liriomyza spp. được đẻ riêng lẻ từng cái ở trong mô lá, có màu trắng
trong khi mới đẻ và khi sắp nở chúng chuyển sang màu mờ đục. Thời gian phát dục
trứng của ruồi đục lá thường biến động từ 2- 8 ngày (Parrella, 1987). Riêng trứng của
ruồi đục lá L. trifolii đã được Tsutomu Saito (1993) xác định là cũng có dạng ôvan,
màu trắng đục, có chiều dài và rộng là 0, 23 mm x 0,12 mm. Ngoài ra tác giả này còn
cho biết nhiệt độ đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự phát dục của trứng. Giới hạn nhiệt
độ trên và dưới cho phát dục trứng của ruồi đục lá L. trifolii là 35oC và 7 - 13oC.
Theo Tsutomu Saito, 1993 đã mô tả: trứng của ruồi đục lá Liriomyza sativae có
dạng hình ôvan, trứng có màu trắng đục.
Con cái thường tạo ra các vết chích trên những gân và đầu của lá, nơi không có
trứng bám. Con cái đẻ 600-700 trong thời gian sống của chúng, mặc dù cũng có một
vài ước tính về sự đẻ trứng của ruồi cái cho rằng, ruồi cái đẻ từ 200-300 trứng là điển
9


hình hơn, con cái có thể đẻ từ 30-40 trứng mỗii ngày nhưng số trứng sẽ giảm dần khi
ruồi càng già (trưởng thành).
o


Pha sâu non (dòi)
Có 3 giai đoạn hình thành, chiều dài sâu non vào khoảng 2,25 mm, ban đầu ấu

trùng gần như không có màu sắc, dần dần trở nên có màu xanh vàng, sau đó có màu
vàng. Khi trưởng thành có màu đen ở miệng của tất cả các ấu trùng và để phân biệt với
ấu trùng khác. Chiều dài và bề rộng trung bình của những chi miệng trong 3 giai đoạn
biến thái của sâu non ở thời kỳ ăn là: 0,09( 0,06 - 0,11) mm, 0,15( 0,12 - 0,17) mm,
0,23( 0,19 - 0,25) mm (Parrella, 1987)
Dòi trưởng thành đục một đường có hình bán cầu trên lá từ trước đến khi hình
thành nhộng, các đường cắt ở mặt trên lá.
Dòi trưởng thành nở ra ở những đường đục trên lá và chui vào đất ở những độ
sâu vài cm cho đến khi hình thành nhộng, giai đoạn biến thái thứ 4 của giòi xảy ra vào
giữa thời kỳ hình thành nhộng (giả) và sự tạo thành nhộng, nhưng nhiều tác giả bỏ qua
giai đoạn này (Parrella, 1987).
Sâu non ruồi đục lá Liriomyza spp có cơ thể dạng dòi, hơi giống hình trụ với
phần trước của cơ thể thì nhọn và phần cuối cơ thể thì tù (Parrella, 1987). Nghiên cứu
về hình thái và sinh học của dòi đục lá L. trifolii, Tsutomu Saito (1993) cho biết dòi
của L. trifolii có màu vàng nhạt và có móc miệng màu đen. Theo Fagoonee và Toory
(1983) và Liebee (1984 và 1985) thì dòi của ruồi đục lá sống trong mô diệp lục, khi
mới nở ra bắt đầu đục và ăn mô lá thành những đường hầm ngoằn nghoèo hay còn gọi
là đường đục cho đến khi đẫy sức mới chui ra bên ngoài biểu bì lá. Ở nhiệt độ trong
nhà lưới, thời gian phát triển pha dòi của nhiều loài Liriomyza spp. có thể ngắn chỉ từ
4 - 6 ngày. Kết quả nghiên cứu của Fagoonee và Toory (1984) còn cho biết thêm khi
dòi đang gây hại trên lá thì chiều rộng và chiều dài của đường đục tỷ lệ với tuổi của
dòi. Dung tích mô diệp lục của lá đã bị hủy hoại do dòi L. trifolii ở tuổi 3 là gấp 643
lần so với dòi tuổi 1 và sức ăn của dòi tuổi 3 lớn gấp 50 lần so với tuổi 1.
Theo Michael P. Parrella (1987) sâu non của ruồi đục lá Liriomyza sativae
dạng dòi, sâu non có hình dạng hơi giống hình trụ.
Sâu non của ruồi đục lá Liriomyza sativae có màu vàng nhạt, móc miệng có
màu đen (Tsutomu Saito, 1993).

10


Theo Tauber, (1968) Dùng kích thước của móc miệng dòi để xác định tuổi dòi.
Theo Jones (1986), Ledieu và ctv (1985) ghi nhận thì số đường đục trên lá của
dòi L. trifolii là nguyên nhân chính làm giảm sự quang hợp của lá. Theo họ thì dòi của
L. trifolii ít có khả năng phân biệt được các cây ký chủ khác nhau, do đó nếu ruồi cái
đẻ trứng trên lá cây không phải là kí chủ thích hợp của chúng thì dòi nở ra vẫn có khả
năng hoàn thành giai đoạn phát triển của cơ thể. Khi dòi của L. trifolii chuẩn bị hóa
nhộng, chúng phải phá vỡ phần biểu bì lá ở vị trí cuối hoặc gần cuối đường đục để
chui ra ngoài. Hoạt động di chuyển của dòi đẫy sức ở bên ngoài đường đục cũng tương
tự như ở bên trong đường đục là chúng thường lăn tròn, nhờ vậy mà dòi đẫy sức rơi
mới được từ lá xuống đất để hóa nhộng (Parella, 1987).
Dòi (sâu non) của ruồi đục lá L. trifolii có 3 tuổi. Muốn xác định được chính
xác tuổi dòi của loài L. trifolii cũng như của các loài ruồi đục lá khác thì phải dựa vào
kích thước móc miệng của dòi hoặc dựa vào độ rộng và dài đường đục của dòi ở trên
các lá kí chủ bị hại (Saito, 1993).
o Pha tiền nhộng và nhộng của Liriomyza sativae
Nhộng có màu nâu đỏ, dài khoảng 1,5 mm và rộng khoảng 0,75 mm, sau 9
ngày nhộng trở thành con trưởng thành chủ yếu là vào buổi sáng sớm và cả hai giới
tính xuất hiện đồng thời, sự giao phối đầu tiên xảy ra khi con trưởng thành tiếp theo
xuất hiện, nhưng đa số sự giao phối cả hai giới đều có sự giám sát về thời gian, một
thế hệ khoãng 1 tháng (Parrella, 1987)
Thời gian trong ngày để dòi đẫy sức chui ra khỏi biểu bì lá là khoảng từ sáng
sớm đến trước 8 giờ. Giai đoạn tiền nhộng thường thay đổi theo nhiệt độ, giai đoạn
này thường diễn ra từ 2 – 4 giờ (Oatman, Michaelbacher, 1958 – 1959; Liebee, 1984).
Theo Tsutomu Saito (1993) nhộng của ruồi đục lá Liriomyza sativae là dạng
nhộng bọc, giai đoạn đầu có màu vàng và giai đoạn cuối có màu nâu, Khoảng nhiệt độ
để nhộng phát dục là từ 10 – 350C.
o Pha trưởng thành của ruồi đục lá Liriomyza sativae

Năm 1984, Michael P. Parrella và Bethke đã kết luận: Cả 2 pha ấu trùng và
trưởng thành của ruồi đục lá gây hại cho cây kí chủ. Ấu trùng đục vào giữa 2 lớp biểu
bì của lá để ăn diệp lục lá tạo thành những đường đục ngoằn nghoèo làm giảm khả
năng quang hợp của lá.
11


Con trưởng thành của ruồi đục lá Liriomyza sativae chủ yếu có màu vàng và
đen, đốt ngực phía mặt lưng có màu đen bóng, thường được phân biệt loài này với con
có họ hàng gần gủi là con Liriomyza trifolii, loài mà có màu đen xám ở phía lưng của
đốt ngực, Liriomyza sativae ở mắt có rìa màu đen là đặc điểm thích hợp để phân biệt
với Liriomyza trifolii, loài này có mắt rìa sau màu vàng.
Con cái thường lớn hơn con đực và có một cái bụng thon dài, chiều dài cánh
của loài này từ 1,25-1,7 mm, kích cở nhỏ của loài Liriomyza sativae dùng để phân biệt
với loài Liriomyza huidobrensis, loài này có cánh dài từ 1,7 - 2,25 mm.
Liriomyza sativae có đùi màu vàng giúp phân biệt với Liriomyza huidobrensis
có đùi màu sẩm tối.
Theo Zchuder và Trumble (1984); Kobayashi (1992): Con trưởng thành cái bay
đến các lá, dùng máng đẻ trứng chọc qua lớp biểu bì lá để đẻ trứng hoặc chích hút dịch
lá cây. Con trưởng thành cái ăn và đẻ trứng đã để lại nhiều chấm nhỏ li ti trên bề mặt lá.
Cũng theo các tác giả trên, ruồi trưởng thành bị hấp dẫn mạnh bởi màu vàng,
những mảnh giấy và dãy vải có màu vàng rất có lợi cho việc thu hút ruồi trưởng thành
trên cánh đồng. Con trưởng thành cái bị hấp dẫn mạnh bởi màu vàng mạnh hơn con đực.
Nghiên cứu giai đoạn trưởng thành của ruồi đục lá, Parrella (1997) đã ghi nhận,
ruồi cái của ruồi đục lá Liriomyza sativae thường ăn và đẻ trứng vào buổi sáng trong
ngày, chúng thường để lại 2 dạng vết châm trên lá, vết châm dạng tròn là vết ăn, vết
châm có dạng bầu dục là vết đẻ trứng của chúng. Ruồi đực sau khi vũ hoá thì chỉ sống
vài ngày, làm nhiệm vụ giao phối rồi chết (Charlton và Allen, 1981). Ở giai đoạn
trưởng thành, giữa các loài trong nhóm Liriomyza sativae thì tỉ lệ phân hoá giới tính
thường khác nhau.

2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng


Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết
Từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt ẩm độ đến sự phát triển của ruồi

đục lá Liriomyza trifolii, Saito (1993) đã có nhận xét: ở ngoài khoảng nhiệt độ 7-350 C
và ẩm độ không khí 70 - 75% thì sự phát dục các pha cơ thể của loài ruồi trên sẽ bị
đình trệ.

12


Trên đồng ruộng, sự phát triển và gây hại của ruồi đục lá còn chịu ảnh hưởng
của điều kiện thời tiết, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.


Sự kháng thuốc hóa học của ruồi đục lá Liriomyza sativae
Nhiều nghiên cứu cho rằng ruồi Liriomyza sativae là loài có khả năng phát

triển tính kháng thuốc hóa học rất nhanh và có mức độ kháng thuốc rất cao, thực tế
ruồi đục lá Liriomyza sativae có khả năng thích ứng rất nhanh với thuốc hóa học và
chúng trở thành đối tượng dịch hại rất khó phòng trừ
2.1.4. Biện pháp phòng trừ ruồi đục lá Liriomyza sativae
Phương pháp tốt nhất để quản lý ruồi đục lá là kết hợp các biện pháp kỹ thuật
với mục tiêu của quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)


Biện pháp canh tác
Mức độ đạm và sự che phủ ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến mật số sâu, nhưng


sự đối phó này không thích hợp (Chalfant 1977, Hanna, 1987).
Cũng có nhiều nghiên cứu sự hữu hiệu của việc sử dụng bạt Polyethylene trong
suốt nhưng không thấy hiệu quả. Có khi cây trồng bị lây lan khi cây trồng gần kề thích
hợp Sharma, (1980)
Cỏ dại cũng là một tác nhân lây lan của ruồi (Parkman, 1989), nhưng là một tác
nhân lây lan của vật ký sinh
Nhiều tác giả cho rằng việc cải thiện điều kiện vệ sinh, làm cỏ, ngắt bỏ lá bị hại,
dùng giá thể đặc biệt hoặc trồng xen thường không kiểm soát được ruồi đục lá một
cách có hiệu quả (Minkenberg và Lenteren, 1986), Rauf và ctv (2000) khuyến cáo biện
pháp vệ sinh đồng ruộng cũng đã góp phần quan trọng trong phòng trừ ruồi đục lá.


Biện pháp dùng bẩy đèn
Một số nghiên cứu đã ghi nhận các bẫy vàng có keo dính được đặt trong nhà

kính đã có tác dụng giảm bớt sự gây hại của ruồi đục lá.


Biện pháp hóa học
Minkenberg và Lenteren (1986) thì một trong những nguyên nhân quan trọng là

các loài ruồi trong nhóm Liriomyza spp, đã phát triển rất nhanh tính kháng đối với một
số loại thuốc trừ sâu thuộc các nhóm Phosphat hữu cơ, Carbamates và Pyrethroid.

13


Hiện nay, ở Mỹ và Ấn Độ việc phòng trừ nhóm ruồi đục lá Liriomyza spp, chủ yếu vẫn
là phải sử dụng thuốc trừ sâu (Wells, 1982; Schuster, 1982; Zender, 1983 và Sheiner, 1995)

Ở Indonesia, Rauf và Shepard (1999) đã ghi nhận muốn phòng trừ ruồi đục lá
có hiệu quả bằng thuốc hoá học thì cần phải chọn lọc và thường xuyên thay đổi về loại
thuốc và nhóm thuốc sử dụng.


Biện pháp sinh học
Các nghiên cứu cho thấy được tầm quan trọng của nhóm thiên địch ký sinh

trong việc quản lý các loài ruồi Liriomyza spp.
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá Liriomyza sativae ở trong nước
Ở nước ta các nghiên cứu về ruồi đục lá rau Liriomyza spp, tuy chưa có nhiều
nhưng cũng đã ghi nhận được kết quả bước đầu của một số tác giả:
Trần Thị Thiên An và ctv qua quá trình nghiên cứu đã ghi nhận:
Ruồi đục lá rau gây hại trên 29 loại cây trồng thuộc 12 họ thực vật (1995) và 30
loại cây trồng thuộc 11 họ thực vật (1998).
Mức độ gây hại của chúng cũng khác nhau trên các loại cây trồng cụ thể là:
- Nhóm cây bị gây hại nặng: Các cây họ đậu, cà chua, khoai tây, xà lách, hành,
dưa leo và cần tây.
- Nhóm cây bị hại trung bình: Bầu bí, mướp, củ dền, bó xôi, mồng tơi.
- Nhóm cây bị gây hại nhẹ: Bắp cải, cải thảo, cải ngọt, cải dún, cải cúc, cải lơ.
- Nhóm cây bị hại ít: Cà rốt.
Ngoài các loại cây trồng, ruồi đục lá còn tấn công trên cả 1 số cây cỏ dại như:
bồ công anh, dền.Tuỳ theo mức độ gây hại khác nhau của ruồi đục lá trên các cây
trồng mà có sự ảnh hưởng đến năng suất của cây cũng khác nhau.
Kết quả điều tra của các tác giả Trần Thị Thiên An (2000), Andersen và ctv
(2002) cho thấy ở nước ta có 4 loài ruồi đục lá phổ biến trong giống Liriomyza là
Liriomyza sativae, Liriomyza huidobrensis, Liriomyza chinensis và Liriomyza
sp.Trong đó Liriomyza sativae là loài có phạm vi phân bố rât rộng, chúng được ghi
nhận hiện diện gây hại ở khắp các vùng trồng rau trong cả nước.
Nghiên cứu mức độ gây hại của ruồi đục lá trên các kí chủ, các tác giả ở trên cũng

cho biết là sự gây hại của loài dịch hại này đã có ảnh hưởng đến năng suất của các cây trồng
14


×