Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.09 KB, 88 trang )

H C VI
___________________

ỦY

TỔ CHỨC VÀ HOẠ Đ NG
CỦA Ủ B

D

B

P ƢỜNG TỪ THỰC TI N



LU

P

Ă



HÀ N I - Ă
1

2017

Ồ CHÍ MINH



V
X

V T

H C VI



TỔ CHỨC VÀ HOẠ Đ NG
CỦA Ủ B

D

B

P ƢỜNG TỪ THỰC TI N



P

Ồ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

LU


Ă



TH C

ƢỜ

ƢỚNG DẪN KHOA H C

TS. NGUY

HÀ N I - 2017

2

Ă

N


Á

LỜ

Ơ

Trước tiên tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã
hội, các thầy giáo, cô giáo và đội ngũ cán bộ, viên chức tại Học viện Khoa học xã hội
đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong suốt 02 năm học vừa qua được hoàn thành

khóa học và đạt kết quả tốt trong học tập.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thuận đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo văn phòng Quận ủy, văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh đã tạo điều kiện, hỗ trợ,
giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành việc nghiên cứu đề tài luận văn đúng tiến độ.
Cảm ơn các anh chị học viên cùng khóa đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện bản luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả
Nguyễn Thị Thủy

3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
ƢƠ G 1: NHỮNG VẤ ĐỀ LÝ LU N VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT Đ NG
CỦA Ủ B
D
P ƢỜNG .................................................................. 6
1.1
u t về Ủy ban n ân dân P ƣờng ....................................................... 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Ủy ban nhân dân Phường............................... 6
1.1.2 Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân Phường ............................................... 8
1.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Phường ................................ 10
1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường .............................. 13
1.1.5 Sự khác nhau giữa Ủy ban nhân dân Phường với Ủy ban nhân dân xã và
thị trấn ................................................................................................................... 15

1.2 Tổ chức và hoạt động của Ủy ban n ân dân P ƣờng ............................... 17
1.2.1 Tổ chức của Ủy ban nhân dân Phường..................................................... 17
1.2.2 Hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường................................................. 17
1.3 Các yếu tố t c động đến tổ chức và hoạt động........................................... 24
1.3.1 Hệ thống pháp luật .................................................................................... 24
1.3.2 Việc phân định chức năng, nhiệm vụ mỗi cấp .......................................... 25
1.3.3 Yếu tố văn hóa - xã hội .............................................................................. 26
1.3.4 Đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy Ủy ban nhân dân Phường ........ 26
ƢƠ

2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠ Đ NG CỦA ỦY BAN
D
P ƢỜNG TẠI QU N BÌNH THẠNH, THÀNH PH HỒ CHÍ
MINH. ...................................................................................................................... 28
2.1 Khái quát chung về quận Bình Thạnh ......................................................... 28
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, vị trí hành chính, dân cư............................................ 28
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội .......................................................................... 29
2.2 ơ cấu tổ chức, bộ máy của Ủy ban n ân dân P ƣờng (sơ đồ 2.1) .......... 29
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ủy ban nhân dân các Phường ............................... 31
2.2.2 Nguyên tắc làm việc ..................................................................................... 32
2.2.3 Mối quan hệ công tác ................................................................................... 33
2.3 Hoạt động của Ủy ban n ân n ân c c P ƣờng ......................................... 34
2.3.1 Hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân ...................................................... 34

4


2.3.2 Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân nhân Phường ................................ 45
2.3.3 Hoạt động của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân nhân Phường ........................ 46
2.3.4 Hoạt động của ủy vi n Ủy ban nhân nhân Phường .................................. 48

2.3.5 Hoạt động của các bộ phận gi p việc cho Ủy ban nhân nhân Phường ... 49
2.4 Đ n g

c ung về tổ chức và hoạt động của Ủy ban n ân n ân P ƣờng

trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 56
2.4.1 Những kết quả đạt được ............................................................................ 56
2.4.2 Những hạn chế, tồn tại .............................................................................. 57
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 58
ƢƠ
3: GIẢI PHÁP HOÀN THI N TỔ CHỨC VÀ HOẠ Đ NG CỦA
ỦY BAN NHÂN NHÂN P ƢỜNG TỪ THỰC TI N QU N BÌNH THẠNH,
TH
P
HỒ CHÍ MINH. ............................................................................. 61
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
P ƣờng ..................................................................................................................... 61
3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân nhân
P ƣờng .................................................................................................................... 63
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của
Ủy ban nhân dân Phường ..................................................................................... 63
3.2.2 Đẩy mạnh công tác Cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý........................................................................................... 66
3.2.3 Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức Ủy ban nhân
dân Phường ........................................................................................................... 70
3.2.4 Thực hiện đổi mới biện pháp quản lý cán bộ công chức, chính sách đãi ngộ,
thu hút nhân tài công tác tại Phường trong tình hình hiện nay ............................ 73
K
D


............................................................................................................. 77


Ả ......................................................................... 80

5


6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
hà nước Việt Nam hình thành và phát triển từ một chế độ phong kiến nửa thuộc
địa, chưa trải qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa, lại liên tục trải qua 2 cuộc
chiến tranh lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vì vậy từ khi thành
lập nhà nước cho đến nay thì hệ thống pháp luật của Việt Nam từng bước hoàn thiện,
và chỉ được quan tâm nhiều nhất từ thời kỳ đổi mới cho đến nay.
Trong bối cảnh đất nước đang phát triển và sau quá trình đổi mới cùng với sự tác
động mạnh m của thời đại với xu thế toàn cầu hóa, nhiều quan điểm, chủ trương cũng
như nội dung lãnh đạo đất nước đã thay đổi r rệt, song dưới sự lãnh đạo của ảng đối
với

hà nước kh ng chỉ bảo đảm cho

hà nước kiểu mới –

hà nước lu n gi v ng và củng cố bản chất

hà nước của dân, do dân và v dân mà còn bảo đảm cho




nước có phương hướng, mục tiêu, ch nh sách, đường lối tổ chức cán bộ đúng đ n để
thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của m nh.

ó là nh ng yêu cầu khách quan

thể hiện bản chất và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của

hà nước xã hội chủ

nghĩa, được thể chế hóa thành các qui định cụ thể về tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước.
Sinh thời Chủ tịch Hồ h

inh đã khẳng định: “cấp xã là cấp gần gũi nhân dân

nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xu i”, vì
vậy việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đã được

gười quan tâm

và đưa ra S c lệnh số 63, ngày 22/11/1945 và số 77 ngày 21/12/1945 ngay sau khi
thành lập hà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trải qua hơn 72 năm ch nh quyền địa
phương các cấp ngày càng phát huy hiệu quả, trong đó hoạt động của Ủy ban nhân dân
các cấp, cơ quan quản lý hành ch nh nhà nước ngày càng đóng góp t ch cực vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

ác cơ quan hành ch nh nhà nước ngoài hoạt


động quản lý còn chịu trách nhiệm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ c ng nh m phục
vụ lợi ch c ng cộng, kh ng v lợi nhuận, đáp ứng các nhu cầu chung và hợp pháp của
tổ chức, c ng dân, xã hội; các hoạt động này được diễn ra thường xuyên, liên tục với
tiêu chí là bảo đảm phục vụ mọi nhu cầu hàng ngày của c ng dân th ch nh quyền cấp
xã là nơi trực tiếp thực hiện cũng như giải quyết kịp thời nhu cầu cho nhân dân.
1


Trong thời gian qua, chính quyền cấp xã đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều
thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nh ng đổi mới cũng như nh ng cải cách
về cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và Ủy ban nhân
dân nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh, cải cách. Tổ chức bộ
máy chính quyền địa phương ở khu vực đ thị và ở n ng th n dù đã có sự tách bạch cụ
thể, nhưng chính quyền đ thị tại một Thành phố đ thị đặc biệt vẫn khác hẳn đ thị ở
các Tỉnh, Thành phố khác nên việc quản lý của chính quyền đ thị vẫn còn nhiều bất
cập so với yêu cầu hiện nay tại Thành phố Hồ h

inh.

ơn n a bộ máy hành chính

hiện nay vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, chưa xác định rõ chức năng
thẩm quyền cụ thể của một số cơ quan nên dễ dẫn đến chồng chéo, trùng l p đùn đẩy
công việc và theo xu hướng dồn việc về cho cơ sở.
Là một công chức đang c ng tác tại một đơn vị hành chính cấp cơ sở thuộc uận
B nh Thạnh, Thành phố

ồ h


inh, bản thân ý thức được sự cần thiết và cấp bách

của việc nghiên cứu từ thực tiễn, đối chiếu với lý luận để góp phần giải đáp các vấn đề
trên. Với các lý do trên, bản thân chọn đề tài: “ ổ chức và hoạt động của Ủy ban
n ân dân p ƣờng từ thực tiễn

uận B n

ạn

n p ố



í

n ” làm

Luận văn Thạc sĩ uật học chuyên ngành uật iến Pháp và ành h nh.
2. Tình hình nghiên cứu
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường không còn là vấn đề mới
nhưng lu n là đề tài mang tính thời sự, là vấn đề phức tạp, kh ng đơn giản. Vì thế mà
hàng chục năm nay lu n được

ảng và

hà nước ta đã nêu lên rất nhiều quan điểm,

chủ trương lãnh đạo về tổ chức và hoạt động, cũng như giới khoa học pháp lý rất quan
tâm nghiên cứu.

Thể hiện cụ thể qua các tài liệu như: Sách “ Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa
phương” (lịch sử và hiện tại) của PGS.TS Nguyễn
ồng

ng Dương (nay là GS.TS),

XB

ai năm 1997. Sách “Cải cách hành ch nh địa Phương – lý luận và thực tiễn”

của tác giả Tô Tử Hạ, Nguyễn H u Trị, Nguyễn H u

ức, NXB Chính trị Quốc gia

Hà Nội năm 1998. ũng như các đề tài cấp Bộ về: “ ghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn nh m xây dựng m h nh cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo tinh

2


thần Nghị quyết Trung Ương V khóa X do PGS.TS Lê Thị Vân Hạnh làm chủ nhiệm
năm 2009.
Ngoài ra còn rất nhiều bài Luận văn Thạc sĩ cũng nêu về đề tài này như: uận
văn Thạc sĩ uật học về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương ở
nước ta hiện nay” năm 2007 của tác giả Phạm uy ưng.
Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công về “Tổ chức và hoạt động của Ủy
ban nhân dân phường trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân từ thực tiễn
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 của tác giả ỗ ức Hạnh.
Luận văn Thạc sĩ


uật học về “Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân

phường từ thực tiễn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội năm 2015 của tác giả
Nguyễn Thị Trâm Anh.
Luận văn Thạc sĩ

uật học về “Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân

phường từ thực tiễn Thành phố à

au năm 2016 của tác giả Trang Hồng Th m.

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến Chính quyền địa phương trong
đó có Ủy ban nhân dân nhìn trên khía cạnh là cơ sở khoa học để tác giả kế thừa, phát
triển cho đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đíc v n ệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phần tham gia nghiên cứu, khảo sát về tổ chức và hoạt động của
Ủy ban nhân dân phường trong giai đoạn thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 (hiệu lực từ ngày 01/01/2016), từ thực tiễn tại

uận B nh Thạnh,

Thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ
máy Ủy ban nhân dân – bộ máy hành ch nh nhà nước tại phường nh m hướng đến
mục tiêu hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương hoặc có thể kiến nghị, đề xuất
chuyển đổi sang thực hiện m h nh đơn vị
ồ h

ành ch nh kinh tế đặc biệt tại Thành phố


inh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn s trình bày khái quát nh ng vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt
động của Ủy ban nhân dân phường theo uật Tổ chức ch nh quyền địa phương năm
2015.

3


Luận văn khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các
phường trong điều kiện hiện nay tại quận B nh Thạnh, Thành phố ồ h

inh để làm

r cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân và
mô tả công việc của các chức danh cán bộ, công chức, bán chuyên trách tại Ủy ban
nhân dân phường.
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ
chức, hoạt động của bộ máy Ủy ban nhân dân Phường và cơ chế phối hợp hoạt động
với các tổ chức liên quan trong điều kiện thực hiện Luật Tổ chức ch nh quyền địa
phương hiện nay.
4. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở đề tài và mục đ ch nghiên cứu của Luận văn là “Tổ chức và hoạt động
của Ủy ban nhân dân phường” theo uật Tổ chức ch nh quyền địa phương năm 2015,
tác giả s tập trung chủ yếu vào các vấn đề về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân
dân Phường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

uận văn chỉ nghiên cứu hoạt động của Ủy ban nhân dân p ƣờng (tại quận B nh
Thạnh), kh ng nghiên cứu Ủy ban nhân dân xã và thị trấn.
Chỉ nghiên cứu cơ quan Ủy ban nhân dân Phường (cơ quan hành ch nh) với các
cán bộ chuyên trách và đội ngũ kh ng chuyên trách có liên quan đến hoạt động điều
hành của Ủy ban nhân dân Phường; không bao hàm các thành tố khác trong hệ thống
chính trị như

ảng ủy phường,

D, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã

hội cùng cấp trong mối liên hệ phối hợp công tác với Ủy ban nhân dân.
Chỉ tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường về
cơ cấu tổ chức bộ máy; về nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, của các thành viên Ủy ban
nhân dân và công việc cụ thể của các công chức chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân
dân Phường; về mối quan công tác của Ủy ban nhân dân Phường với các đơn vị liên
quan. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả s viện dẫn thực trạng tổ chức và hoạt động
tại một số Phường thuộc quận B nh Thạnh để chứng minh hiệu quả hoạt động các Ủy

4


ban nhân dân Phường, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp với thực tế hiện
nay.
Giới hạn về mặt thời gian để nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào thời điểm Luật
Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực (tháng 01/2016) đến thời điểm viết luận
văn (đầu tháng 7/2017).
5. P ƣơng p

p luận v p ƣơng p


p nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận khoa học và phương pháp nghiên cứu của ngành uật
pháp và

iến

ành ch nh, tác giả đã phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong

luận văn như sau:
Phương pháp phân t ch, tổng hợp và so sánh: Trên cơ sở thu thập thông tin thứ
cấp, từ đó tiến hành phân t ch, tổng hợp, so sánh d liệu, tài liệu để rút ra kết luận về
đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, chọn mẫu: sử dụng trong mô tả và phân tích về tổ chức
và hoạt động của Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn nghiên cứu.
6. Ý ng ĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, Luận văn đã góp phần làm rõ nh ng vấn đề lý luận cơ bản về tổ
chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã góp phần làm rõ về tổ chức, về hoạt động cũng
như cơ chế phối hợp của cơ quan Ủy ban nhân dân Phường với các tổ chức liên quan
trong điều kiện mới hiện nay, mặt khác cũng là cơ sở để chính quyền và
Thành phố

ồ h

inh nghiên cứu đề xuất xây dựng m h nh đơn vị

ảng bộ


ành ch nh –

Kinh tế đặc biệt trong tương lai.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
hương 1:

h ng vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân

phường
hương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường tại
uận B nh Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
hương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
phường từ thực tiễn uận B nh Thạnh, Thành phố ồ h

5

inh.


ƢƠ
1
NHỮNG VẤ ĐỀ LÝ LU N VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠ Đ NG
CỦA Ủ B
D
P ƢỜNG
u t về Ủy ban n ân dân P ƣờng

1.1
1.1.1


Khái niệm và đặc điểm của Ủy ban nhân dân Phường

a) Khái niệm Ủy ban nhân dân Phường
Trong từ điển Luật học của Nhà xuất bản Tư pháp năm 2002 đã định nghĩa: “Ủy
ban nhân dân là tên gọi các cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương”, một nghĩa khác trong từ điển Bách Khoa Việt Nam thì lại nêu: “Ủy ban nhân
dân Phường là cơ quan ch nh quyền nhân dân của

ước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt am, được lập ra ở các phường thuộc quận, huyện, thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh,
Thành phố trực thuộc Trung Ương”.
Hiến Pháp năm 2013 tại điều 114 đã xác định: Ủy ban nhân dân ở cấp chính
quyền địa phương do

ội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội

đồng nhân dân, cơ quan hành ch nh nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng nhân dân và cơ quan hành ch nh nhà nước cấp trên; và tại điều 8 Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015 đã cụ thể hóa điều 114 của Hiến pháp r ng:
“Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành ch nh nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương, ội đồng nhân dân và cơ quan hành ch nh nhà nước cấp trên”.
hư vậy Ủy ban nhân dân Phường là cơ quan hành ch nh nhà nước ở địa
phương, có thẩm quyền chung, hoạt động với tư cách là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân Phường và cơ quan hành ch nh nhà nước cấp trên, chịu sự giám sát của
nhân dân.
b) Đặc điểm của Ủy ban nhân dân Phường
Ủy ban nhân dân Phường là cơ quan hành ch nh


hà nước nên có nh ng đặc

điểm chung như sau:
Thứ nhất, là cơ quan ch nh quyền, hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, giải
quyết nhiều vấn đề trong đời sống xã hội cũng như các mối quan hệ với người dân
thuộc địa bàn quản lý.

6


Thứ hai, là cơ quan có thẩm quyền

hà nước được pháp luật quy định riêng

trong Hiến Pháp và các văn bản Luật (trước đây là uật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân, hiện nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).
Thứ ba, về hình thức và phương thức hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường
đều được pháp luật quy định cụ thể, chi tiết nên không thể tùy tiện đặt ra bất cứ hình
thức, phương thức hoạt động nào khác với Luật.
Thứ tư, hoạt động trong phạm vi thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân
Phường và có sự kết hợp thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhưng phải
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Ủy ban nhân dân.
Vì đây là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nên Ủy ban nhân dân
Phường còn mang đặc tính của một cơ quan Hành chính nhà nước cụ thể là:
+ Ủy ban nhân dân Phường có chức năng quản lý hành ch nh nhà nước; thực hiện
hoạt động chấp hành, điều hành; tức là trên cơ sở các quy định của pháp luật tiến hành
áp dụng vào thực tế đời sống xã hội, đời sống của người dân…
+ Ủy ban nhân dân Phường n m trong hệ thống cơ quan hành ch nh nhà nước
được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở mà đứng đầu là Chính phủ và bên

dưới là các cấp Ủy ban nhân dân; có tổ chức và hoạt động theo thứ bậc rõ ràng và có
mối quan hệ g n kết với nhau.
+ Cũng như các cơ quan

ành ch nh nhà nước khác thì thẩm quyền của Ủy ban

nhân dân Phường được Pháp luật quy định trên cơ sở địa giới hành chính, theo ngành,
theo lĩnh vực và sự phân bổ dân cư…
+ Theo điều 8 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Ủy ban nhân dân
Phường do Hội đồng nhân dân Phường bầu ra vì thế Ủy ban nhân dân Phường trực
thuộc Hội đồng nhân dân Phường, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân Phường và
báo cáo hoạt động trước Hội đồng nhân dân Phường.
Trong thời điểm Quốc Hội khóa X

đã ban hành

UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban thường vụ

ghị quyết 725/2009/NQ–

uốc hội phê duyệt Đề án thí

đ ểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; vì vậy mà Ủy ban nhân
dân Phường lúc bấy giờ là cơ quan ch nh quyền địa phương (độc lập) và chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của cơ quan hành ch nh cấp trên. Mục đ ch của việc không tổ chức Hội

7


đồng nhân dân là để nhân dân có cơ hội bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở địa

phương m nh, tăng cường quy chế dân chủ ở cơ sở. ối với các phường, ch nh thức th
điểm b t đầu từ ngày 01/4/2009 tại 483 phường, thuộc 67 huyện và 32 quận của 10
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước. Tại nh ng nơi kh ng tổ chức
Hội đồng nhân dân, th chức danh

hủ tịch Ủy ban nhân dân s do Chủ tịch Ủy ban

nhân dân cấp hành ch nh cao hơn (cấp trên trực tiếp) bổ nhiệm, bãi miễn. Dù không có
tổ chức Hội đồng nhân dân, kh ng có người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền lợi của nhân dân nhưng quyền làm chủ của người dân luôn được đảm bảo
thực hiện. Th ng qua việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, Ủy ban nhân dân phường
và Quận đã tăng cường tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ảnh
… mặt khác về phía Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã tăng cường giám sát hoạt
động của chính quyền nh m đại diện cho lợi ch ch nh đáng của nhân dân.
1.1.2

Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân Phường

Ủy ban nhân dân Phường là một bộ phận không thể tách rời của Chính quyền
địa phương, là cấp thấp nhất trong bộ máy hành ch nh nhà nước, cấp gần dân nhất và
có vị tr quan trọng trong cơ cấu tổ chức quyền lực hà nước ở địa phương.
Tại điều 111 của

iến Pháp năm 2013 có quy định: “ h nh quyền địa phương

được tổ chức ở các đơn vị hành ch nh của ước ộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt am.
ấp ch nh quyền địa phương gồm có

ội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ


chức phù hợp với đặc điểm n ng th n, đ thị, hải đảo, đơn vị hành ch nh – kinh tế đặc
biệt do luật định” đồng thời tại điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
cũng đã khẳng định: Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành ch nh;
Mặt khác theo điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã nêu:
“Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành ch nh nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương,

ội đồng nhân dân và cơ quan hành ch nh nhà nước cấp trên”.

V vậy vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân Phường được thể hiện cả trong hệ thống
chiều ngang lẫn chiều dọc đã được quy định cụ thể trong Pháp luật và thể hiện ở các
nội dung đó như sau:

8


Thứ nhất là do Hội đồng nhân dân bầu, chịu trách nhiệm thực hiện các Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và theo Hiến
pháp, pháp luật; chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân và trách nhiệm báo cáo công
tác trước Hội đồng nhân dân, trước cơ quan hành ch nh nhà nước cấp trên.
Thứ hai là cơ quan hành ch nh nhà nước ở địa phương và thực hiện chức năng
quản lý hành ch nh nhà nước, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong
bộ máy hành ch nh nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
Thứ ba các chức danh thành viên Ủy ban nhân dân Phường được Hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, người
đứng đầu Ủy ban nhân dân Phường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Quyền hạn của Ủy
ban nhân dân Phường được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Ủy ban nhân dân cấp trên có các

cơ quan giúp việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), còn ở cấp xã thì giúp việc
cho Ủy ban nhân dân là các công chức chuyên môn.
a) So với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
Vị tr , vai trò, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Phường và Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn có nh ng điểm chung và nh ng nội dung đã thay đổi như sau:
+ Về điểm chung: đều là cấp chính quyền cơ sở - cấp xã (Phường; Xã; Thị trấn),
vị tr vai trò giống nhau và đều thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân (UBND)
cấp xã theo quy định của Pháp luật.
+ Về điểm khác nhau: trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã có sự
phân biệt rõ về vị tr , vai trò, nhiệm vụ của từng cơ quan Ủy ban nhân dân Phường, Xã
và Thị trấn; tuy nhiên về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân Phường ở
các Tỉnh so với Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố đ thị đặc biệt) thì vẫn không có
gì khác biệt .
a) Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
uy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của từng cơ quan UB D Phường; Xã;
Thị trấn.
Về tổ chức: đã quy định rõ số lượng Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND)
các cấp theo phân loại đơn vị hành ch nh ( trước đây kh ng có quy định cụ thể trong

9


Luật mà do Chính phủ quyết định số lượng).

uy định kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ

tịch UB D do người đứng đầu cơ quan hành ch nh cấp trên trực tiếp phê chuẩn;
trường hợp không phê chuẩn thì phải trả lời b ng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu Hội
đồng nhân dân tổ chức bầu lại chức danh kh ng được phê chuẩn.


ối với chức danh

ủy viên Ủy ban nhân dân không thực hiện phê chuẩn kết quả bầu cử như trước; Chủ
tịch, Phó chủ tịch và ủy viên UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau
khi được Hội đồng nhân dân bầu.
+ Về hoạt động: phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể Ủy ban nhân
dân và Chủ tịch UB D theo hướng đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng như trong việc điều động cách chức,
đ nh chỉ chức vụ đối với Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp khuyết
Chủ tịch UBND gi a hai kỳ họp Hội đồng nhân dân (

D).

ột nội dung mới được quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi năm có trách
nhiệm tổ chức ít nhất 1 lần Hội nghị trao đổi, đối thoại với nhân dân về tình hình hoạt
động của UBND và nh ng vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân ở
địa phương.
1.1.3

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Phường

a) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Phường
ược quy định tại iều 63 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương cụ thể:
+ Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân Phường quyết định các nội dung quy
định tại khoản 1 và khoản 3 iều 61 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của
Hội đồng nhân dân phường.
+ Tồ chức thực hiện ngân sách địa phương (quản lý, điều hành ngân sách Nhà
nước tại Phường).
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.

b) Hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường
UB D là cơ quan thuần túy về quản lý hành ch nh nhà nước, thực hiện các công
việc quản lý hành ch nh nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và một số
nhiệm vụ do cấp trên giao cụ thể như sau:

10


+ Về lĩnh vực Kinh tế: UB D Phường xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và
thu thuế hàng năm tr nh

D quyết định, trên cơ sở thực hiện quản lý hoạt động của

các tổ chức kinh tế (gồm kinh tế hộ gia đ nh, cá thể, Doanh nghiệp, c ng ty…) trú
đóng trên địa bàn phường b ng hệ thống Pháp luật về Kinh tế, Thương mại, Doanh
nghiệp … cũng như phối hợp các cơ quan chức năng (đội quản lý thị trường) tổ chức
kiểm tra, xử lý lý vi phạm hành chính theo các quy định của Pháp luật.
+ Về ngân sách: UB D Phường xây dựng dự toán thu chi ngân sách vào cuối
năm trước tr nh

D phê duyệt trong kỳ họp cuối năm để tổ chức thực hiện cho

năm sau theo chỉ tiêu được UBND quận phân bổ ngân sách cho địa phương, phối hợp
cùng với các cơ quan chuyên m n cấp quận (phòng tài chính, kho bạc) trong việc
hướng dẫn quản lý và sử dụng ngân sách đúng quy định của Luật Ngân sách và cơ chế
tự chủ, cũng như báo cáo thu chi đúng tiến độ.
+ Về lĩnh vực đô thị, quản lý địa giới hành chính: UB D Phường thực hiện quản
lý đất đai, địa giới hành ch nh, cơ sở hạ tầng, cảnh quang m i trường cũng như các
công trình công cộng tại địa phương. Tổ chức và phối hợp kiểm tra các công trình xây
dựng, trật tự đ thị trên địa bàn đồng thời xử lý hoặc đề xuất Quận xử lý các công trình

xây dựng sai phép, không phép, vi phạm trật tự lòng lề đường theo đúng quy định của
Pháp luật.

ược phép huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để thực hiện các

công trình công cộng, phúc lợi theo chủ trương “dân chủ, tự nguyện” (xã hội hóa) có
kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đ ch, đúng theo chế độ qui định.
+ Về lĩnh vực văn hóa: UB D Phường chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động
dịch vụ văn hóa, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; quản lý và bảo tồn
các di tích lịch sử, văn hóa, các c ng tr nh nghệ thuật trên địa bàn cũng như kiểm tra
xử lý các trường hợp không thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về lĩnh vực
Văn hóa. Tổ chức thực hiện các m h nh văn hóa tại cộng đồng dân cư trong phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, th ng qua các hoạt động văn
hóa, thể dục thể thao, các lễ hội, cũng như phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn
hóa, các điểm du lịch tại địa phương.
+ Về lĩnh vực xã hội: “ Xã hội là thuật ng dùng để chỉ một hệ thống các hoạt
động và các quan hệ xã hội của con người cùng cư trú trên một lãnh thổ, trong mỗi giai

11


đoạn phát triển nhất định của lịch sử; có đời sống kinh tế, văn hóa, ch nh trị chung”; vì
vậy công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xã hội là việc thực hiện các chính sách
xã hội của hà nước nh m điều chỉnh nh ng quan hệ xã hội của con người, giải quyết
nh ng vấn đề xã hội đang đặt ra, thực hiện b nh đẳng, công b ng, tiến bộ xã hội và
phát triển toàn diện con người; mục tiêu là chăm lo, phục vụ tốt cho mọi công dân kể
từ lúc người đó được sinh ra cho đến khi người đó qua đời. Cụ thể là nh ng việc đăng
ký các thủ tục về hộ tịch, các thủ tục hành chính; giải quyết các ch nh sách theo đúng
quy định pháp luật cho trẻ em, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn, người
khuyết tật, người m c bệnh hiểm nghèo, cũng như việc tổ chức đưa người vào cơ sở

ch a bệnh, quản lý người sau cai tái hòa nhập cộng đồng. Thực hiện các chính sách
đền ơn đáp nghĩa; phối hợp tổ chức chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch
bệnh; tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động,
thực hiện chính sách giảm hộ nghèo và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn
Phường.
+ Về lĩnh vực An ninh – quốc phòng: Quản lý nhà nước về quốc phòng – an ninh
là quá trình n m và điều hành b ng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ
khác của cơ quan nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội có liên quan đến gi
gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia từ Trung ương
đến cơ sở tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Chịu trách
nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, thế trận An ninh
nhân dân; thực hiện c ng tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký,
quản lý và huấn luyện quân nhân dự bị động viên; huấn luyện và sử dụng lực lượng
Dân quân tự vệ.
Xây dựng kế hoạch thực hiện c ng tác đảm bảo An ninh trật tự trên toàn địa bàn,
quản lý việc đăng ký tạm trú, tạm v ng của c ng dân và người nước ngoài tại địa
phương. Thực hiện các giải pháp, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ,
kéo giảm phạm pháp hình sự và xây dựng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an
ninh tổ quốc”.
+ Về công tác dân tộc, tôn giáo: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo
là việc thực hiện các chính sách Pháp luật của

12

hà nước đối với người dân tộc và các


hoạt động t n ngưỡng tôn giáo tại địa phương nh m đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đạt
tiêu ch : B nh đẳng, đoàn kết và công b ng xã hội (Tốt đời đẹp đạo), thể hiện tinh thần
đoàn kết các dân tộc, đoàn kết tôn giáo cùng xây dựng địa phương.

+ Về việc thực hiện cải cách hành chính và thi hành pháp luật: Công tác cải cách
hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm cho việc duy trì hiệu quả hoạt động của UBND
Phường, nâng cao chất lượng phục vụ và tạo niềm tin của người dân đối với hà nước.
Việc thi hành Pháp luật, trong đó phổ biến giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong
hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật đi vào cuộc sống, để
cho tất cả các cơ quan, tổ chức và đoàn thể xã hội biết và sử dụng một cách có hiệu
quả trong công tác giám sát. Nhiệm vụ của UB D Phường là phải truyền tải thông tin
pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống của nhân dân nh m nâng cao hiểu biết và ý
thức chấp hành pháp luật dần dần hình thành niềm tin và thói quen chấp hành pháp
luật của công dân; thành lập các tổ công tác hòa giải nh m giải quyết các mâu thuẫn
tranh chấp trong nhân dân, hạn chế các vụ việc giải quyết tại Phường cũng như đề xuất
Quận xử lý các tranh chấp theo quy định của Pháp luật.
+ Về quản lý biên chế và sử dụng định biên cán bộ công chức cùng đội ngũ bán
chuyên trách:
Thực hiện đúng theo Nghị định số 92/2009/

-CP ngày 22/10/2009 của Chính

phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, ch nh sách đối với cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn và nh ng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Số lượng
công chức ở Phường được giao từ 22 đến 25 biên chế và nhiệm vụ cụ thể của từng
chức danh được quy định tại Th ng tư số 06/2012/TT-BNV 30/10/2012 của Bộ Nội vụ
về hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã,
phường, thị trấn quy định công chức xã, phường, thị trấn làm công tác chuyên môn
thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.1.4

Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường

a)


Nguyên tắc hoạt động

Ủy ban nhân dân Phường hoạt động theo nhiệm kỳ (5 năm) cùng với nhiệm kỳ
của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

13


Ủy ban nhân dân Phường làm việc theo chế độ tập thể th ng qua các phiên họp
của UB D hàng tháng hoặc đột xuất, có sự kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch
UBND. Hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường được quy định tại điều 113 và 114 cụ
thể như sau:
+ Ủy ban nhân dân Phường họp thường kỳ mỗi tháng một lần và họp bất thường
trong các trường hợp như sau: Do chủ tịch UBND quyết định; theo yêu cầu của Chủ
tịch UBND cấp trên trực tiếp hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành
viên Ủy ban nhân dân. Phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất
hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự, nếu v ng mặt phải báo cáo
và được chủ tịch UB D đồng ý. Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá n a
tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành; trường hợp số tán thành và
không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của chủ tịch UBND.
Khi chủ tịch v ng mặt thì một phó chủ tịch được chủ tịch phân c ng để chủ tọa phiên
họp, tại phiên họp th người chủ trì tổ chức thảo luận từng nội dung trình bày tại phiên
họp và sau khi kết thúc phiên họp phải đưa ra các nội dung c ng tác cho các thành
viên UBND.
+

ại diện thường trực Hội đồng nhân dân và chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc,

người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện các ban của


D phường

được mời tham dự phiên họp của UBND khi bàn về nh ng vấn đề có liên quan.
Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng quy định rõ nh ng
vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thì phải do Ủy ban nhân dân
quyết định, nh ng vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND do cá nhân
chủ tịch UBND quyết định. Có sự phân định rõ phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân và chủ tịch UB D đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của chủ
tịch Ủy ban nhân dân.
b)

Mối quan hệ phối hợp với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và các tổ chức

chính trị xã hội trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước
+ Với

ảng ủy: Tất cả các công việc của Ủy ban nhân dân Phường đều phải dựa

trên chủ trương, phương hướng lãnh đạo b ng Nghị quyết của cấp ủy đảng cơ sở

14


( ảng ủy); riêng đối với c ng tác tư tưởng và công tác tổ chức nhân sự của UBND
Phường phải có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của ảng ủy hoặc Ban thường vụ ảng ủy.
+ Với Hội đồng nhân dân: UB D là cơ quan trực thuộc
là chấp hành

D, nhiệm vụ chính


D và cả hai cơ quan này đều n m trong cơ cấu thống nhất của chính

quyền địa phương. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo trước Hội đồng nhân
dân tại kỳ họp hoặc khi thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu, UBND cung cấp các
tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát của

D theo điều 87 của Luật Tổ chức

chính quyền địa phương và Ủy ban nhân dân còn phối hợp với thường trực, hoặc cùng
với các ban của

D để chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp của Hội đồng nhân dân;

xây dựng các tờ trình liên quan đến Kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng để
Hội đồng nhân dân xem xét và quyết định trong kỳ họp.
ối với các tổ chức chính trị - xã hội: Trong quá trình hoạt động quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Ủy ban nhân dân phải luôn phối hợp chặt
ch với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội gồm: Hội liên hiệp phụ n ,
oàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Binh và

ng đoàn. Th ng qua các

tổ chức này đã giúp Ủy ban nhân dân tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp
nhân dân về các chính sách và pháp luật của Nhà nước cũng như hỗ trợ chăm lo cho
các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác UBND n m được các kiến nghị, phản
ảnh của nhân để giải trình, giải quyết kịp thời cũng như kh c phục nh ng thiếu sót
giúp cho hoạt động đều hành, quản lý được tốt hơn. ác tổ chức chính trị - xã hội hỗ
trợ cho UBND trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội nghị tiếp xúc
đối thoại với nhân dân, đồng thời UB D cũng phải tạo điều kiện về kinh ph và cơ sở

vật chất cho các tổ chức này hoạt động.
1.1.5

Sự khác nhau giữa Ủy ban nhân dân Phường với Ủy ban nhân dân xã

và thị trấn
Theo quy định của Luật thì địa vị pháp lý và vị trí vai trò của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn là giống nhau, nhưng trong hoạt động thực tế lại khác nhau:
Xã, Thị trấn là các đơn vị hành ch nh độc lập, được h nh thành trên cơ sở nh ng
“địa giới tự nhiên”. ặc điểm kinh tế - xã hội của xã, thị trấn là: sản xuất nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ; tư liệu sản xuất của nhân dân chủ yếu n m
trong địa giới hành chính của xã, thị trấn; dân cư trên địa bàn có tính cộng đồng cao.

15


h nh điều này đã chi phối đặc điểm, tính chất hoạt động của bộ máy chính quyền ở
xã, thị trấn: là cấp hành động; không thoát ly sản xuất, đời sống của cộng đồng dân cư;
thực hiện chỉ đạo, tổ chức các hoạt động tự quản của nhân dân trên địa bàn; quản lý
các tư liệu sản xuất, đặc biệt là đất đai.
Khác với Xã và Thị trấn P ƣờng chỉ là các đơn vị hành chính phụ thuộc,
không tách rời về lãnh thổ, các hoạt động kinh tế - xã hội dân cư của phường không
tách rời trong phạm vi toàn đ thị.

ô thị có đặc điểm về tr nh độ dân tr cao và đồng

đều hơn, sống tập trung hơn các địa bàn nông thôn và miền núi; đ thị kh ng có đường
“biên giới” chia c t dân cư như ở n ng th n, mà đó là một m i trường đa văn hóa, đa
dân tộc; tuy nhiên việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự
trên địa bàn Phường vẫn là nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm nhất. Ngoài ra Ủy ban nhân

dân xã, phường, thị trấn còn có nh ng nội dung quản lý khác nhau như sau:
Về vị trí, vai trò: Phường n m trong đ thị, “

thị là trung tâm chính trị, hành

chính, kinh tế - xã hội”, là hạt nhân và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa
phương (vùng, tỉnh, thành phố).
Về kinh tế: kinh tế phường là kinh tế đa ngành, chủ yếu là phi nông nghiệp tập
trung các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, … tốc độ
tăng trưởng cao, tập trung và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách địa phương.

òn

kinh tế ở Xã chủ yếu là kinh tế đơn ngành, n ng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn.
Về địa giới hành chính và dân cư, cơ sở hạ tầng: địa giới hành chính của Phường
nhỏ, chỉ thực sự có ý nghĩa trong quản lý hành ch nh nhà nước, mọi lĩnh vực hoạt động
khác hầu như kh ng có sự phân biệt địa giới hành chính. Mật độ dân số cao, thành
phần dân cư đa dạng, có nguồn gốc từ nhiều nơi tập trung lại, không thuần nhất, mang
theo nh ng phong tục, tập quán và lối sống khác nhau, liên kết lỏng lẻo.

gười dân ở

Phường có tr nh độ học vấn và dân tr cao hơn ở n ng th n. Do đó quản lý dân cư đ
thị khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với n ng th n. Dân cư n ng th n đơn giản
thuần nhất, g n kết với nhau từ lâu đời có tính truyền thống và huyết thống tạo nên
nh ng bản s c, phong tục, tập quán riêng của từng địa phương, thậm chí của từng ấp,
từng xã.

16



Lối sống dân cư ở Xã vẫn mang tính tự cung tự cấp, trong khi cuộc sống dân cư
ở Phường phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường, nhu cầu đời sống vật chất phong phú đa
dạng. ơ sở hạ tầng đ thị phức tạp và đầy đủ hơn nhiều so với nông thôn, thể hiện ở
sự đồng bộ, tính thống nhất cao, có nhiều mạng lưới xuyên suốt địa bàn, không phụ
thuộc vào điạ giới hành ch nh.

iều này đòi hỏi quản lý cơ sở hạ tầng phải tập trung,

đồng bộ trên phạm vi toàn đ thị, không thể phân tán, c t khúc quản lý cho Phường.
1.2

Tổ chức và hoạt động của Ủy ban n ân dân P ƣờng

1.2.1

Tổ chức của Ủy ban nhân dân Phường

Ủy ban nhân dân Phường là cấp Hành ch nh thứ 4 – thấp nhất (cơ sở) trong hệ
thống cơ quan Hành ch nh nhà nước và được

D Phường bầu.

à một bộ phận trong hệ thống ch nh trị và trong cơ cấu bộ máy ch nh quyền
địa phương ở Phường.
Theo quy định tại điều 62 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương:
+ Ủy ban nhân dân Phường gồm có Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên phụ trách
quân sự, ủy viên phụ trách công an. Chủ tịch UB D được bầu tại kỳ họp thứ nhất của
Hội đồng nhân dân phải là đại biểu

không nhất thiết là đại biểu

D; chủ tịch UB D được bầu trong nhiệm kỳ

D; chủ tịch UBND không gi chức vụ quá 2 nhiệm

kỳ liên tục ở cùng một đơn vị hành chính.
+ Ủy ban nhân dân phường loại I có không quá hai phó chủ tịch; Phường loại II
và loại III có một phó chủ tịch. Số lượng phó chủ tịch UB D được xác định theo phân
loại đơn vị hành ch nh. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán
bộ thực hiện chủ trương luân chuyển, điều động cán bộ về đảm nhiệm chức vụ Phó
chủ tịch UBND thì Phó chủ tịch UBND do luân chuyển, điều động n m ngoài số
lượng đã quy định.
1.2.2
a)

Hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường
oạt động của Ủy ban nhân dân phường

Với vai trò là một cơ quan (tập thể) UB D Phường thực thi các nhiệm vụ quản
lý hành ch nh nhà nước trên địa bàn theo cơ chế phân cấp, phân quyền của cơ quan
hành ch nh nhà nước cấp trên.
của

ồng thời tổ chức việc thực hiện đường lối, chính sách

ảng, Hiến Pháp và pháp luật của

hà nước; thực hiện các Nghị quyết của


17

ảng


ủy,

D Phường đối với việc phát triển

inh tế, xã hội ổn định đời sống nhân dân,

đảm bảo t nh h nh an ninh trật tự.
ướng dẫn, tạo điều kiện để các Khu phố, tổ dân phố triển khai thực hiện các
nhiệm vụ có tính chất tự quản trong khu dân cư và phối hợp, tạo điều kiện để

ặt trận

tổ quốc cùng các đoàn thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ ch nh trị tại địa phương.
Hàng tháng thông qua các phiên họp thành viên Ủy ban nhân dân định kỳ và đột
xuất để đánh giá xem kết quả thực hiện công tác trong tháng trước và đề ra chương
trình công tác tháng sau, bàn giải pháp thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của cấp
trên và Nghị quyết của

ảng ủy, Hội đồng nhân dân Phường cũng như giải quyết các

đơn thư, phản ánh, kiến nghị của nhân dân. ăn cứ thông báo phân c ng để kiểm tra
việc chấp hành và tiến độ thực hiện công việc được giao của các thành viên UBND
cũng như làm cơ sở để đánh giá kiểm điểm nếu thành viên không thực hiện đúng
nhiệm vụ, quyền hạn.


hư vậy Ủy ban nhân dân Phường có vai trò quyết định trong

việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
b)

Hoạt động của các thành vi n Ủy ban nhân dân Phường

*Hoạt động của Chủ Tịch Ủy ban nhân dân Phường
Theo quy định tại điều 36 và điều 64 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương
quy định nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch UB D Phường.
ãnh đạo và điều hành c ng việc của UB D, của các thành viên UB D;
ãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi
hành iến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan hà nước cấp trên và của

D,

UB D phường để thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác,
phòng chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản
của cơ quan, tổ chức, bảo hộ t nh mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản các quyền
và lợi ch hợp pháp khác của c ng dân;
uản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả c ng sở, tài sản, phương tiện làm
việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của Pháp luật;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp c ng dân theo quy
định của Pháp luật; chỉ đạo thực hiện và áp dụng các biện pháp để giải quyết các c ng

18


việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh; Phối hợp với các cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đ thị, xây dựng,
giao th ng, phòng chống cháy nổ, bảo vệ m i trường, kh ng gian, kiến trúc, cảnh quan
đ thị trên địa bàn phường.
Ủy quyền cho Phó chủ tịch UB D thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong
phạm vi thẩm quyền của hủ tịch UB D;
+ Thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn phường theo quy định
của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.
Chủ tịch UB D Phường phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận,
ảng ủy và Hội đồng nhân dân phường trong việc lãn đạo và đ ều hành công việc
của Ủy ban n ân dân p ƣờng, báo cáo c ng tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp
và Ủy ban nhân dân cấp trên về hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường; ngoài ra chủ
tịch UBND Phường phải chủ động thực hiện một số công việc như sau:
+ Triệu tập và chủ toạ phiên họp của Ủy ban nhân dân phường, phiên họp các
ban chỉ đạo (là tổ chức bỗ trợ cho hoạt động của UB D Phường); Quyết định các vấn
đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường cũng như tham
gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của tập thể Ủy ban nhân dân. Trực tiếp
quản lý và chỉ đạo thực hiện các dự án, công trình phân bổ thực hiện trên địa bàn, hoặc
một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
+ Ký duyệt các kế hoạch, báo cáo, Hồ sơ, văn bản (đi, đến) để phân bổ công việc
cho các thành viên UBND và công chức. Tổ chức chỉ đạo, đ n đốc, kiểm tra đối với
công tác của công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện chính
sách, pháp luật của cơ quan hà nước cấp trên và các quyết định của Ủy ban nhân dân
phường. Thực hiện việc bố trí, sử dụng, qui hoạch, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công
chức theo sự phân cấp quản lý.
+ Áp dụng các giải pháp, sáng kiến nh m đổi mới lề lối làm việc, quản lý và điều
hành bộ máy hành chính - Ủy ban nhân dân phường hoạt động có hiệu quả. Thực hiện
tiếp công dân, xem xét và giải quyết đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo
quy định của pháp luật.


găn ngừa, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham

19


×