TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 33 (2007- 2011)
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN - THỰC TIỄN
TỈNH BẠC LIÊU
Giáo viên hướng dẫn:
Ths.Võ Duy Nam
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Tường Nguyên
MSSV:5075285
Luật thương mại 3-k33
CẦN THƠ, 04/2010
1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
……………………………………………................................
2
MỤC LỤC
….
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNGVỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHÁP LÝ VỀ VIỆN KIỂM SÁT .....................3
1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC...................................................................................5
1.2.1 Vị trí........................................................................................................5
1.2.2 Vai trò .....................................................................................................6
1.3 CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN .............................6
1.3.1 Chức năng công tố...................................................................................7
1.3.2. Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp .............................................7
1.4 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.........................................7
1.4.1 Nguyên tắc hoạt động ..............................................................................7
1.4.2 Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân..........................9
1.5 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN.............................................................................. 12
CHƯƠNG 2.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẠC
LIÊU ............................................................................................................. 15
2.1.1 Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội ................................... 15
2.1.2 Khái quát vài nét về Viện kiểm sát tỉnh Minh Hải
(Viện Kiểm sát Bạc Liêu– Cà Mau)............................................................... 15
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Bạc Liêu.................................................................................. 17
2.1.4. Tổ chức bộ máy của Viện ..................................................................... 17
2.2 HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU.....................................20
3
2.2.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự.........................20
2.2.2 . Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
các vụ án hình sự............................................................................................ 30
2.2.3. Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương
mại, hành chính, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật....34
2.2.4. Công tác kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định
của Tòa án nhân dân.......................................................................................36
2.2.5. Công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, cải tạo và giáo dục người chấp
hành án phạt tù ............................................................................................... 39
2.2.6. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát ..........................42
2.2.7. Công tác xây dựng ngành .....................................................................47
2.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HẠN CHẾ
TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN TỈNH BẠC LIÊU ................................................................................49
2.3.1. Về tổ chức bộ máy................................................................................49
2.3.2. Về hoạt động của Viện kiểm sát ........................................................... 49
2.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU....................................................................54
2.4.1. Về tổ chức bộ máy...............................................................................54
2.4.2. Về hoạt động của Viện kiểm sát ..........................................................54
KẾT LUẬN................................................................................................... 58
4
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến
bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi
mới. Nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý
ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ,
nhiều quy định của pháp luật vẫn con chồng chéo nhau, thiếu thống nhất,
quy định rải rác ở nhiều văn bản, nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền dẫn đến
việc đùn đẩy trách nhiệm, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế
xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi
mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng
các văn bản pháp luật chưa cao, cơ quan thực thi pháp luật cò hạn chế về tổ
chức cũng như chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm và gây
ra nhiều vụ oan sai.
Đất nước Việt Nam đã và đang tiến hành đổi mới một cách sâu rộng
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội...Trong bối cảnh
đó, cải cách tư pháp đã và đang là mục tiếu rất quan trọng có ý nghĩa lâu dài
trong công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước. Nhất là sau khi có Nghị
quyết số 48/NQ-TW ngày 24/03/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị
quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 của Bộ Chính trị. Một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải
cách tư pháp là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân theo hướng đảm bảo tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố.
Ở nước ta Viện kiểm sát nhân dân gồm ba cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh
và cấp huyện. Trong đó Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là cơ quan cao nhất tại
địa phương thực hiện chức năng nhiệm vụ trong quyền hạn của mình, để đáp
ứng nhu cầu cải cách tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cũng có nhiều
thay đổi về tổ chức và hoạt động theo hướng hoàn thiện, khắc phục những
vướng mắc, những điều bất hợp lý, những khó khăn mà pháp luật đã quy định
đối với ngành kiểm sát nói chung và Viện kiểm sát cấp tỉnh nói riêng. Ngày
5
01/01/1997 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu được thành lập. Ngành kiểm
sát tỉnh Bạc Liêu ra đời trong hoàn cảnh thật sự khó khăn: khó khăn về con
người, cơ sở vật chất... Với sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sự
quan tâm lãnh đạo của Cấp ủy địa phương, sự hỗ trợ của chính quyền, ban
ngành đoàn thể, ngành Kiểm sát tỉnh Bạc Liêu đã vượt qua nhiều khó khăn.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, thách thức trước mắt, bên cạnh việc
nghiên cứu các vấn đề chung, mang tính chất lý luận, cần phải nghiên cứu thực
tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh để tìm hiểu rõ hoạt động công
tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, tìm ra các ưu khuyết điểm, các giải pháp
góp phần khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Bạc Liêu trong tiến trình cải cách tư pháp. Đó là lý do người viết chọn
đề tài “ Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân- thực tiễn tỉnh Bạc
Liêu’ làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật khóa 33 năm 2007- 2011
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đã được
nhiều sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu trong nước và nhất là luận văn
của các sinh viên khóa trước đề cập, tại Hội nghị khoa học "Tổ chức và hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân trong tình hình mới" do Ủy ban pháp luật của
Quố hội tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 4/10/2001 thu hút đông đảo
các nhà khoa học tham gia, góp ý kiến.
Ngoài ra, còn một số bài viết khác của các tác giả đăng tải trên Tạp chí
kiểm sát, Tạp chí Luật học, cũng đề cập đến tổ chức và hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân. Nhưng cho đến nay, việc tìm hiểu về tổ chức và hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân vẫn chưa được rõ ràng, có nhiều ý kiến khác nhau.
Vì vậy tiếp tục nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
nói chung và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nói riêng có ý nghĩa quan trọng
về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua những lý luận chung về Viện kiểm sát nhân dân, các quy chế,
quy trình nghiệp vụ kiểm sát cùng với việc thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Bạc Liêu, người viết muốn tìm hiểu rõ cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc liêu. Qua đó tìm ra được những ưu,
khuyết điểm, đề ra được những biện pháp cần thiết để đổi mới tổ chức và hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu đồng thời xây dựng và thực
hiện cơ chế vận hành các mặt công tác kiểm sát từ Trung ương đến địa phương
một cách đồng bộ và hoàn thiện.
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về các quy định chung về Viện kiểm sát nhân dân,
không nghiên cứu Viện kiểm sát Quân sự, tập trung tìm hiểu cơ cấu tổ chức và
hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu, tìm ra những
hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, kiến nghị một số giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của Viện trong tiến trình cải cách tư pháp
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu người viết đã sử dụng phương pháp phân
tích luật viết để tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành, phương pháp
tổng hợp, thống kê, liệt kê, sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu, so sánh
đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, tìm hiểu thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Bạc Liêu
6. Kết cấu của đề tài.
Đề tài của luận văn được trình bày những nội dung chính như sau:
- Mục lục
- Lời mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Viện kiểm sát nhân dân
- Chương 2: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc
Liêu
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
7
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHÁP LÝ VỀ VIỆN KIỂM SÁT
- Kiểm sát là một trong những hoạt động đặc trưng của Viện kiểm sát
nhân dân nhằm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tất cả các cơ quan
nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức
xã hội và của công dân. Khác với cơ quan kiểm tra và thanh tra, cơ quan kiểm
sát tiến hành kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật trong các đối tượng
khác như: Trong các văn bản pháp quy, các biện pháp và các hoạt động thực
hiện các văn bản đó của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên nhà
nước và công dân; Trong các hoạt động điều tra và truy tố; Trong công tác xét
xử; Trong công tác thi hành án; Trong việc giam, giữ và cải tạo. Chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát do Hiến pháp, Luật tổ chức Viện
kiểm sát và các luật khác quy định.
- Tại điều 1, điều 2 Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
năm 2002 quy định: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của
pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung
thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh
thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa có thời gian làm công tác
thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành
nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát
viên.
- Trong lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan Kiểm sát thì hai từ
“công tố” xuất hiện trong hiến pháp và các văn bản pháp luật. “công tố có
nghĩa là buộc tội nhân danh nhà nước”1. Quyền công tố, thực hành quyền công
tố có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và có liên
quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy và Nhà nước ta. Hiến pháp 1980 là
văn bản đầu tiên của bộ máy Nhà nước đưa ra cụm thuật ngữ “Thực hành
quyền công tố” và từ đó đến nay khái niệm về quyền công tố luôn được làm rõ
về mặt lý luận và thực tiễn. Theo người viết quyền công tố là quyền nhân danh
nhà nước truy tố người phạm tội ra trước Tòa án.
1
Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa-thông tin năm 1999 trang 937
8
Từ khái niệm này cho ta thấy quyền công tố chỉ xuất hiện trong lĩnh vực
hình sự và chỉ có Viện kiểm sát nhân dân mới được nhà nước giao quyền công
tố. Quyền công tố là quyền của Nhà nước, Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước
để quyết định đưa hay không đưa một sự việc ra xem xét trước Tòa án.
- Cùng với công tố, tư tố là một khái niệm pháp lý xuất hiện rất sớm
trong pháp luật của Nhà nước cổ đại. Tư tố là một chế định pháp lý thuộc loại
cổ xưa nhất mà pháp luật cổ đại cho phép người bị hại hoặc người thân thích
của họ sử dụng để khởi kiện, khởi tố những người có hành vi vi phạm pháp luật
xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Quyền này của
người thân thích hoặc của người bị hại được gọi là quyền tư tố, người đứng ra
khởi tố vụ án gọi là tư tố viên, các vụ án loại này gọi là án tư tố. Quyền tư tố do
người bị hại trực tiếp thực hiện, nhân danh cá nhân để bảo vệ lợi ích của bản
thân mình trước tòa án hoặc có thể nhờ người khác thay mình thực hiện quyền
này.
- Quyền công tố và tư tố vẫn tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định, một số loại tội khi khởi tố vụ án
phải có yêu cầu của người bị hại như: cố ý gây thương tích, hiếp dâm, tội vu
khống…So với tư tố thì quyền công tố có tầm quan trọng hết sức đặc biệt trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự. Kiểm sát viên là người đại diện cho quyền
lực Nhà nước, nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội bị cáo, đồng thời
thay mặt bị hại buộc tội bị cáo. Kiểm sát viên chỉ tuân theo pháp luật, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người bị hại và lợi ích công cộng, đảm bảo sự
công bằng cho xã hội.
1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG BỘ
MÁY NHÀ NƯỚC
1.2.1 Vị trí
Cùng với Quốc hội trong hệ thống bộ máy Nhà nước ta còn có ba hệ
thống khác:
- Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước: Chính phủ và Ủy ban nhân dân
-
các cấp
Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân các cấp
-
Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân các cấp
Mặc dù chỉ là một bộ phận trong hệ thống cơ quan nhà nước nhưng Viện
kiểm sát nhân dân tồn tại như một hệ thống độc lập và có một vị trí đặc biệt
quan trọng trong bộ máy Nhà nước.
9
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 và
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thì Quốc hội thực hiện quyền
giám sát tối cao đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Quốc hội bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
theo đề nghị của Chủ tịch nước
- Đối với Chính phủ: Viện kiểm sát nhân dân độc lập cả về tổ chức,
hoạt động và cơ cấu cán bộ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tập
trung thống nhất lãnh đạo trong toàn ngành
- Đối với cơ quan xét xử: Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền
công tố, kiểm sát xét xử và kiểm sát thi hành án của Tòa án
- Đối với chính quyền địa phương: Viện kiểm sát nhân dân không
nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương mà chỉ chịu sự giám
sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp (cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương)
Xem xét về vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta
có thể kết luận: với vị trí như trên đảm bảo cho Viện kiểm sát nhân dân đủ điều
kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ cũng như bảo vệ pháp chế thống nhất trong
toàn quốc.
1.2.2 Vai trò
Từ khi thành lập và phát triển đến nay Viện kiểm sát nhân dân đóng một
vai trò hết sức to lớn: góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Xã
hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của
tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của
công dân, bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được xử lý theo pháp luật.
Ngoài những vai trò trên Viện kiểm sát nhân dân còn có trách nhiệm
trong việc ngăn ngừa tội phạm, tuyên truyền giáo dục pháp luật, tiến hành
thống kê, nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân làm phát sinh tội phạm
1.3 CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Theo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 và Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân đã
có một sự chuyển biến lớn, Viện kiểm sát thôi không làm chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế (kiểm sát chung), để
tập trung thực hiện tốt hai chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
(được quy định tại điều 137 Hiến pháp và điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát
năm 2002). Trong đó, chức năng thực hiện quyền công tố là chức năng cơ bản
10
thứ nhất, đồng thời Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 cũng quy
định riêng khi thực hiện quyền công tố trong giai đoạn điều tra và xét xử, Viện
kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể để phân biệt với những nhiệm
vụ và quyền hạn cụ thể của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng kiểm sát các
hoạt động tư pháp.
1.3.1 Chức năng thực hiện quyền công tố.
Công tố là nhân danh Nhà nước để truy tố và buộc tội bằng bản cáo
trạng trước Tòa đối với người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 1999 đã quy định trên cơ sở những quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, chức năng này chỉ thể hiện trong tố tụng
hình sự, được thực hiện từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng.
1.3.2 Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp
Kiểm sát các hoạt động tư pháp là một trong những hình thức kiểm soát
quyền lực Nhà nước bên cạnh các hình thức giám sát và thanh tra, kiểm tra.
Xuất phát từ nhận định Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất, Quốc hội
cần phải có cơ quan để thực hiện quyền lực của mình, Viện kiểm sát nhân dân
giúp cho Quốc hội tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm pháp
luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên hoạt
động kiểm tra và giám sát của Viện kiểm sát nhân dân mang một số đặc thù cơ
bản: đây là nhiệm vụ chủ yếu của Viện kiểm sát, việc kiểm tra và giám sát
được tiến hành trên diện rộng từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc
Chính phủ, cơ quan thuộc chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế.., mức
độ thường xuyên liên tục đối với đối tượng bị giám sát.
1.4 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.4.1 Nguyên tắc hoạt động
Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận hợp thành bộ máy Nhà nước nên
các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa
chính là tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung
dân chủ, nguyên tắc bình đẳng dân tộc, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng.
1.4.1.1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ nguyên tắc “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”(điều 12 hiến pháp năm
1992 sửa đổi bổ sung năm 2001). Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của
11
Viện kiểm sát nhân dân phải tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật,
các văn bản pháp luật phải được Viện kiểm sát chấp hành một cách nghiêm
chỉnh, Viện kiểm sát nhân dân phải đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều phải
được xử lý kịp thời, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không xử lý oan
người vô tội, đảm bảo hiệu lực pháp lý của các văn bản.
1.4.1.2 Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, đại biểu trung thành đối với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng lãnh đạo tổ chức, hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân bằng các biện pháp:
Đảng đề ra chủ trương, đường lối, phương hướng cho việc tổ chức và
hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Lựa chọn, đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ, sắp xếp bố trí công tác, giữ
những cương vị quan trọng trong bộ máy Viện kiểm sát nhân dân.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động và việc chấp hành đường
lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kịp thời phát hiện khuyết
điểm, sai lầm để khắc phục sửa chữa.
Đảng lãnh đạo nhưng không quản lý, làm thay chức năng của Viện kiểm
sát nhân dân, hoạt động của Đảng và Đảng viên trong khuôn khổ của Hiến
pháp và Pháp luật.
1.4.1.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Là sự kết hợp giữa hai yếu tố lãnh đạo tập trung thống nhất và bảo đảm
quyền dân chủ rộng rãi. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan có thẩm
quyền cao nhất lãnh đạo hoạt động của cả hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
trong cả nước, ban hành kỷ luật, quy chế hoạt động, các văn bản của Viện kiểm
sát nhân dân cấp dưới không được trái với các văn bản của Viện kiểm sát nhân
dân cấp trên, hoạt đông của Viện kiểm sát nhân dân cả nước có sự kết hợp giữa
người đứng đầu và tập thể lãnh đạo, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ
thông qua cơ chế làm việc của Ủy ban kiểm sát, đồng thời Viện kiểm sát nhân
dân cấp trên phải thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân cấp dưới, nhưng vẫn phải đảm bảo cho nhân dân trực tiếp hoặc gián
tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thông qua các đại
biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm báo
cáo công tác trước Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Người dân có quyền khiếu
nại các quyết định không đúng của Viện kiểm sát nhân dân, của các Kiểm sát
viên, tố cáo các hành vi sai trái của Kiểm sát viên trong khi thi hành công vụ.
12
1.4.1.4 Nguyên tắc bình đẳng dân tộc
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng nhiệm vụ phải đảm bảo
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính,
tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần địa vị xã hội, bất cứ người nào có hành vi vi
phạm pháp luật đều bị xử lý theo đúng pháp luật.
1.4.2 Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta được tổ chức thành một hệ thống từ
Trung ương đến địa phương, tại điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
2002 quy định hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Các Viện kiểm sát quân sự.
1.4.2.1 Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:2
- Ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và trường đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, báo bảo vệ pháp luật
- Viện kiểm sát quân sự trung ương;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các phó Viện
trưởng, các Kiểm sát viên, các Điều tra viên, các kiểm tra viên và các chuyên
viên.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; chịu sự giám sát của Quốc
hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. phó Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối
cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân
tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức.
Ủy ban kiểm sát gồm có Viện trưởng, phó Viện trưởng, một số Kiểm sát
viên do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2
Điều 31 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
13
Bên cạnh đó còn có một bộ máy giúp việc giúp cho Viện kiểm sát nhân
dân tối cao hoàn thành tốt công việc của mình.Căn cứ vào quyết định số
01/2003/VKSTC-TCCB ngày 19/02/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao về việc quy định bộ máy giúp việc của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao gồm có:
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự;
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh;
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự;
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội;
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng;
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố
Hồ Chí Minh;
Cục điều tra;
Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp
hành án phạt tù;
Vụ kiểm sát thi hành án;
Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự;
Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và
những việc khác theo quy định của pháp luật;
Vụ khiếu tố;
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Cục thống kê tội phạm;
Vụ kế hoạch- tài chính;
Vụ tổ chức cán bộ;
Ban thanh tra;
Viện khoa học kiểm sát;
Tạp chí kiểm sát; Báo bảo vệ pháp luật, Trường đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ kiểm sát.
1.4.2.2 Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung ương.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương gồm có: Ủy ban kiểm sát, các Phòng và Văn Phòng.3
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có
Viện trưởng, các phó Viện trưởng, các kiểm tra viên, các chuyên viên và các
3
Điều 34 và 35 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
14
Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự
giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác
trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội
đồng nhân dân.
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương gồm có: Viện trưởng, các phó Viện trưởng, một số Kiểm sát viên
do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bên cạnh đó ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương còn có các phòng nghiệp vụ, tùy theo biên chế và tình hình tội phạm của
từng tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thì có các phòng khác nhau, nhưng
nhìn chung về cơ bản có các phòng như sau: Phòng thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự; Phòng thực hành
quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh và án
ma túy; Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm án hình sự; Phòng kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ quản lý
và giáo dục người chấp hành án phạt tù; Phòng kiểm sát giải quyết các vụ án
dân sự; Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính - kinh tế - lao
động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Phòng kiểm sát thi hành
án; Phòng khiếu tố; phòng thống kê tội phạm; Văn phòng tổng hợp
1.4.2.3 Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân Quận, Huyện và cấp
tương đương.
Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm
có 3 bộ phận công tác: bộ phận thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra,
kiểm sát xét xử và kiểm sát tạm giữ, tạm giam; bộ phận kiểm sát các vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác
theo quy định của pháp luật, kiểm sát thi hành án và bộ phận văn phòng tổng
hợp, thống kê tội phạm và khiếu tố.4
Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm
có Viện trưởng, các phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên. Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu sự giám sát
của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội
4
Điều 36 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
15
đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân
dân.
Tóm lại cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân về cơ bản là hoàn
chỉnh, có sự kết hợp giữa người đứng đầu và tập thể lãnh đạo, đảm bảo nguyên
tắc tập trung dân chủ thông qua cơ chế làm việc của Ủy ban kiểm sát.
1.5 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN
Với cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu tháng Tám năm 1945, đất nước ta đã
giành được độc lập, cùng với chính quyền mới được thành lập, hệ thống tư
pháp cũng kiện toàn trong đó có Viện kiểm sát nhân dân, hệ thống tổ chức của
Viện kiểm sát đã trải qua những bước phát triển khác nhau phù hợp, đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội
Ngày 15/01/1946 sắc lệnh số 07 cho phép Chưởng lý tòa thượng
thẩm (theo hệ thống tòa án thường) chỉ định một nhân viên của công tố Viện
thực hiện chức năng buộc tội tại tòa án quân sự.
Ngày 24/01/1946 Chủ tịch chính phủ lâm thời ban hành sắc lệnh
số 13 về việc tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán (trong đó có thẩm
phán buộc tội) của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Như vậy, về tổ chức, cơ quan Công tố viện trong thời kỳ này được tổ
chức trong hệ thống tòa án ở hai cấp: Tòa đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm. Tuy
nhiên, hoạt động của các Công tố viên khi đó hoàn toàn độc lập với hệ thống
Tòa án.
Trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1959, Nhà nước ta không thành
lập cơ quan thực hành quyền công tố riêng. Trong cơ cấu Toà án, các Thẩm
phán được chia làm hai loại:
- Các Thẩm phán xét xử do Chánh án Toà án Thượng thẩm đứng đầu.
- Các Thẩm phán Công tố viên (Thẩm phán buộc tội) hợp thành một
đoàn thể độc lập (Công tố viện) với các Thẩm phán xét xử do Chưởng lý đứng
đầu. Các Thẩm phán Công tố viên ở Toà án đệ nhị cấp gọi là Biện lý, Phó biện
lý; ở Toà thượng thẩm gọi là Chưởng lý, Phó chưởng lý, Tham lý. Thực hành
nhiệm vụ công tố trong việc hình, Thẩm phán Công tố viên được áp dụng nhiều
biện pháp trong quá trình giải quyết vụ án và có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước
buộc tội bị cáo tại phiên toà. Trong việc hộ, Thẩm phán Công tố viên bảo vệ
quyền lợi của những người ở tuổi vị thành niên, của các pháp nhân hành chính
và phải tham gia vào một số công việc khác theo quy định của pháp luật.
16
Với thắng lợi của cuộc kháng chống thực dân Pháp và cùng với việc xây
dựng miền Bắc sau ngày giải phóng, Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà ra đời. Những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước trong
Hiến pháp năm 1959 có những sửa đổi căn bản so với Hiến pháp năm 1946.
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Phó Chủ tịch nước được tách ra
khỏi Hội đồng Chính phủ, là người thay mặt cho Nhà nước về đối nội và đối
ngoại. Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất.
Viện công tố được thay thế bằng Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát
nhân dân cùng với Toà án nhân dân là các cơ quan tư pháp, không còn trực
thuộc Hội đồng Chính phủ mà chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội. Hiến
pháp năm 1959 xác định cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước, nhân viên cơ quan Nhà nước và công
dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa
phương và Viện kiểm sát quân sự. CácViện kiểm sát nhân dân trên chịu sự lãnh
đạo thống nhất của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao. Như vậy, theo quy định
của Hiến pháp năm 1959 thì Viện kiểm sát nhân dân các cấp được tổ chức
thành một hệ thống nhất, độc lập với cơ quan xét xử và cơ quan hành chính, chỉ
chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội.
Những quy định của Hiến pháp năm 1959 về tổ chức và hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã được cụ thể hoá bằng Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 1960. Theo quy định tại Điều 4 này thì các Viện kiểm
sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân
dân địa phương và các Viện kiểm sát quân sự. Các Viện kiểm sát nhân dân địa
phương gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
hoặc đơn vị hành chính tương đương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố
thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương, Viện kiểm sát nhân dân
ở các khu vực tự trị
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Nhà nước ta đã ban hành Hiến
pháp năm 1980. So với Hiến pháp năm 1959 thì vai trò, vị trí của Viện kiểm sát
nhân dân đã được khẳng định rõ hơn và có những điểm bổ sung mới trong Hiến
pháp năm 1980. Hiến pháp năm 1980 đã nhấn mạnh đến chức năng “thực hành
quyền công tố” của Viện kiểm sát, đồng thời đã đề cao vai trò và trách nhiệm
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cao. Điều 140 Hiến pháp năm 1980
quy định: “Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát
17
nhân dân cấp trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự
lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Để cụ thể hoá những quy định trên đây về Viện kiểm sát nhân dân trong
Hiến pháp năm 1980, Quốc hội khoá VII đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 1981 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1989. So với luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, thì Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân năm 1981 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được sửa đổi, bổ sung
vào năm 1989 đã quy định cụ thể, chi tiết hơn rất nhiều về nhiệm vụ, quyền hạn
của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự và
khi thực hiện công tác kiểm sát chung.
Đường lối đổi mới mọi mặt về đời sống xã hội do Đại hội lần thứ VI của
Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng đã tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, xây
dựng Hiến pháp năm 1992, một Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước. Một
số quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của các cơ quan
tư pháp đã thể hiện rõ nét những điểm đổi mới trong nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của các cơ quan này.
Để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và
hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 và Uỷ ban hành Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 và Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành
Pháp lệnh về tổ chức Viện kiểm sát quân sự, Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân dân.
Do yêu cầu thực tiễn của xã hội đặt ra, tình hình tội phạm ngày càng
nghiêm trọng và tinh vi, đòi hỏi phải chuyên môn hóa, nâng cao nghiệp vụ, tập
trung công tác phòng chống. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã
được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002.
Theo đó Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các
Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.
Như vậy trải qua hơn 65 năm phát triển (tiền thân của Viện kiểm sát)
Viện kiểm sát nhân dân đã có những chuyển biến tích cực về cơ cấu tổ chức và
hoạt động, góp phân tích cực vào công cuộc bảo vệ Pháp chế Xã Hội Chủ
Nghĩa
18
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẠC
LIÊU.
2.1.1 Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên và xã hội
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông
Cửu Long cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km (về phía bắc). Phía bắc giáp
tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng,
phía tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau, phía đông và đông nam giáp biển Đông.
Bạc Liêu được tái lập với 4 đơn vị hành chính gồm: 3 huyện (Hồng Dân,
Vĩnh Lợi, Giá Rai) và thị xã Bạc Liêu, trong đó thị xã Bạc Liêu là thị xã tỉnh lỵ
của tỉnh. Đến cuối năm 2005, tỉnh Bạc Liêu có 6 huyện (chia tách từ 3 huyện
cũ) là Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Giá Rai, Đông Hải và thị
xã Bạc Liêu.
Dân số tỉnh Bạc Liêu là 856.250 người (01/4/2009), ba dân tộc chủ yếu
là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 90% dân số) – dân tộc Khmer (chiếm khoảng
7% dân số) và dân tộc Hoa (chiếm khoảng 3% dân số Ngày 1-1-1997,
Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng rừng Bạc Liêu thuộc hệ
sinh thái rừng ngập mặn như: tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dưới là thảm
thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Theo Viện sinh học nhiệt đới, rừng Bạc
Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát,... Sập, Bạc Liêu có bờ
biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết,... Hàng năm,
sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm
gần 10 nghìn tấn. Bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm
muối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày
một tăng. Đây là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồng
thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển.
2.1.2 Khái quát vài nét về Viện kiểm sát tỉnh Minh hải (Kiểm sát Cà
Mau – Bạc Liêu)
Ngày 15 tháng 6 năm 1976, cùng với các tỉnh phía Nam Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Minh Hải được Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành
lập và đi vào hoạt động.
19
Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khó khăn về con người, cơ sở vật
chất, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Minh Hải là một ngành của tỉnh nhưng chỉ
vỏn vẹn có tất cả 07 đồng chí và trong số này chỉ có một đồng chí được đào tạo
cơ bản trung cấp kiểm sát từ miền bắc về. Đến cuối năm 1976 được sự quan
tâm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp Ủy địa phương, một số cán bộ
được tăng cường từ miền Bắc và địa phương bổ sung tại chỗ. Viện kiểm sát
tỉnh Minh Hải dần dần ổn định và đi vào hoạt động nề nếp có hiệu quả.5
Lúc đó Viện kiểm sát tỉnh Minh Hải có cơ cấu tổ chức gồm các phòng:
-
Văn phòng tổng hợp
Phòng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính,
kinh tế, xã hội.
Phòng kiểm sát điều tra án trị an – an ninh
-
Phòng kiểm sát điều tra án kinh tế
Phòng kiểm sát xét xử hình sự
Phòng kiểm sát xét xử dân sự
Phòng kiểm sát giam giữ cải tạo
Phòng kiểm sát thi hành án
- Phòng khiếu tố
- Phòng điều tra
Và 11 Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã cụ thể:
- Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bạc Liêu
-
Viện kiểm sát nhân dân thị xã Cà Mau
Viện kiểm sát nhân dân huyện Hồng Dân
Viện kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh Lợi
Viện kiểm sát nhân dân huyện Giá Rai
-
Viện kiểm sát nhân dân huyện Thới Bình
-
Viện kiểm sát nhân dân huyện Cái Nước
Viện kiểm sát nhân dân huyện Đầm Dơi
Viện kiểm sát nhân dân huyện Ngọc Hiển
-
Viện kiểm sát nhân dân huyện Trần Văn Thời
Viện kiểm sát nhân dân huyện U Minh
Trong 20 năm ( 1976 – 1996), Viện kiểm sát tỉnh Minh Hải đã tích cực
góp phần vào thành quả chung trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo
5
Kỷ yếu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bac Liêu trang 5
20
vệ an ninh chính trị, giữ gìn kỷ cương xã hội, phát triển kinh tế, luôn được sự
tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Bạc Liêu
Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tỉnh Minh Hải được chia thành 2 tỉnh Bạc
Liêu, Cà Mau và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997.6
Ngày 28/12/1996 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký
quyết định số 13/QĐ – TC thành lập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
Lúc này cán bộ, công chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu chỉ vỏn
vẹn 25 người kể cả lãnh đạo Viện từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Minh Hải
chia tách và 4 Viện kiểm sát nhân dân huyện thị, bao gồm: Viện kiểm sát nhân
dân thị xã Bạc Liêu, Viện kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh lợi, Hồng Dân, Giá
Rai . Trụ sở làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu là tòa nhà số
25, đường Hai Bà Trưng, phường 3, thị xã Bạc Liêu, xây dựng từ thời Pháp
thuộc.
13 năm qua, cán bộ Viện kiểm sát tỉnh Bạc Liêu với tinh thần, trách
nhiệm, với phương châm vừa học, vừa làm, vừa xây dựng, vừa hoạt động, nắm
chắc nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, mặt khác nhờ sự quan tâm chỉ đạo
kịp thời của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sự lãnh đạo của cấp Ủy địa
phương, khó khăn dần dần được đẩy lùi, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu
từng bước tiến lên, phục vụ nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn, phối hợp
với các ngành đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh
chính trị, bảo vệ trật tự an toàn xã hội của tỉnh nhà
2.1.4 Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu được thành lập theo quyết định số
13/QĐ – TC ngày 28/12/1996 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Biên chế của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu hiện nay gồm có 48
người, được chia thành 6 phòng nghiệp vụ và 1 văn phòng. Sơ đồ sau đây sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức và bộ máy làm việc của Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu:
6
Kỷ yếu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bac Liêu trang 7
21
Viện trưởng
Ủy ban kiểm sát
Phòng
thực
hành
quyền
công tố,
kiểm
sát điều
tra,
kiểm
sát xét
xử sơ
thẩm vụ
án hình
sự
(1
trưởng
phòng,
2 phó
trưởng
phòng
và 6
chuyên
viên)
Phòng
kiểm
sát xét
xử phúc
thẩm,
giám
đốc
thẩm,
tái thẩm
án hình
sự
(1
trưởng
phòng,
2 phó
trưởng
phòng
1 kiểm
sát viên
giúp
việc và
4
chuyên
viên)
Phòng
kiểm
sát giải
quyết
các vụ
án dân
sự,
hành
chính,
kinh tế,
lao
động và
các việc
khác
theo
quy
định
của
pháp
luật(1
trưởng
phòng,
2 phó
trưởng
phòng
và 3
chuyên
viên
Phòng
kiểm
sát thi
hành án
(1
trưởng
phòng
và 2
chuyên
viên)
22
Phòng
kiểm
sát
giam
giữ, cải
tạo và
giáo
dục
người
chấp
hành án
phạt tù
(1
trưởng
phòng
và 3
chuyên
viên)
Phòng
tổ chức,
khiếu tố
(1
trưởng
phòng
và 1
chuyên
viên)
Văn
phòng
tổng
hợp và
thống
kê tội
phạm(1
chánh
văn
phòng
và 11
chuyên
viên
giúp
việc)
2.1.4.1 Ủy ban kiểm sát
Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của Viện kiểm sát cấp
tỉnh như: Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế họach công tác, chỉ thị,
thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo, tổng kết
công tác với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo công tác trước Hội đồng
nhân dân cùng cấp và những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao quy định.
2.1.4.2 Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Kiểm sát việc điều tra vụ án hình sự thông qua việc kiểm sát hồ sơ vụ
án, ban hành và phê chuẩn các lệnh, quyết định của cơ quan Điều tra từ giai
đoạn khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra, nếu thấy đủ căn cứ và hợp pháp thì
ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, kiểm sát việc xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự của Tòa án, đọc cáo trạng và nêu ý kiến của Viện kiểm sát liên quan
đến việc giải quyết vụ án.
2.1.4.3 Phòng kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm
án hình sự
Thực hiện quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm các bản án, quyết
định của Tòa án có kháng cáo, kháng nghị, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp
pháp của bị cáo.
2.1.4.4 Phòng kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh
tế, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật
Kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động từ
khi tòa án thụ lý đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, phát biểu quan
điểm tại các phiên tòa, phiên họp, báo cáo Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc
Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền xem xét kháng nghị nếu thấy cần
thiết
2.1.4.5 Phòng kiểm sát thi hành án
Bảo đảm cho các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành một cách
kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật.
2.1.4.6 Phòng kiểm sát giam giữ, cải tạo và giáo dục người chấp hành
án phạt tù
Xem xét việc tạm giam, tạm giữ, gia hạn tạm giam, tạm giữ của cơ quan
Điều tra có căn cứ và hợp pháp hay không, phê chuẩn hoặc đề nghị hủy bỏ,
trực tiếp hủy bỏ các quyết định đó.
2.1.4.7 Văn phòng tổng hợp và thống kê tội phạm
23
Tổng hợp tài liệu báo cáo hoạt động hàng tuần, hàng tháng, hàng quý,
hàng năm của các phòng nghiệp vụ và trình Viện trưởng trong các kỳ họp Viện
trưởng chủ trì, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động để Viện trưởng báo cáo
trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thống kê tình hình tội phạm đã xảy ra, đề ra kế
hoạch biện pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh.
2.1.4.8 Phòng tổ chức - khiếu tố
Tiếp nhận đơn thư, tin báo khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan tổ
chức, báo cáo Viện trưởng xem xét, giải quyết
Quản lý nhân sự trong cơ quan, thực hiện điều động, luân chuyển, tuyển
chọn biên chế hàng năm, ra kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ hàng năm.
2.2 HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Xuất phát từ Chỉ thị 53-CT/TW ngày 21/3/2000 và Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, luật tố
tụng dân sự năm 2004 và gần đây là Nghị quyết số 49- NQ-TW ngày 02/6/2005
của bộ chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 và những văn bản pháp luật
khác có liên quan đến chức năng của Viện kiểm sát đã lần lượt ban hành, đó là
những chủ trương và căn cứ pháp lý quan trọng để Viện kiểm sát nhân dân nói
chung và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu nói riêng thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình.
2.2.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự.
Trong Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong việc điều tra các vụ án hình sự thì Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc
Liêu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:7
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra thì
2.2.1.1 Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, yêu cầu cơ quan điều tra
khởi tố hoặc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định khởi tố
vụ án của cơ quan Điều tra hoặc cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt
động điều tra, Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc lãnh đạo đơn vị kiểm sát
điều tra cử ngay Kiểm sát viên kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết
định khởi tố để xem xét và xử lý như sau:
7
Điều 13 và 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
24
- Nếu thấy quyết định khởi tố có căn cứ và hợp pháp thì phân
công Kiểm sát viên làm nhiệm vụ và thông báo cho cơ quan khởi tố biết, nếu
chưa rõ thì yêu cầu cơ quan khởi tố bổ sung tài liệu làm rõ căn cứ khởi tố
- Nếu thấy quyết định khởi tố rõ ràng là không có căn cứ thì ra
văn bản yêu cầu cơ quan khởi tố hủy bỏ quyết định khởi tố, nếu cơ quan đã
khởi tố không nhất trí thì báo cáo với Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm
sát viên được Viện trưởng ủy quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ
án.
- Nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội
hoặc còn có tội phạm khác chưa được khởi tố thì Kiểm sát viên thụ lý vụ án
báo cáo với Viện trưởng, phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện
trưởng ủy quyền yêu cầu cơ quan đã khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nếu cơ quan khởi tố không nhất trí thì
Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án
hình sự và phải gửi ngay quyết định này cho cơ quan khởi tố để tiến hành điều
tra trong vòng 24 giờ.
Đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử nếu xét
thấy có căn cứ thì chuyển quyết định đó kèm theo tài liệu đến cơ quan Điều tra
có thẩm quyền để tiến hành điều tra, nếu quyết định khởi tố không có căn cứ thì
kháng nghị lên Tòa án cấp trên.
Đối với quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan Điều tra và
các cơ quan khác tiến hành một số hoạt động điều tra thì Viện kiểm sát cũng
xem xét giải quyết tương tự
Đối với quyết định khởi tố bị can và quyết định thay đổi hoặc bổ sung
quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát có thể hỏi cung lấy lời khai của bị can,
người làm chứng để quyết định phê chuẩn hay hủy bỏ quyết định khởi tố bị can
2.2.1.2 Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan Điều tra tiến hành
điều tra, khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra
theo quy định của pháp luật.
- Kiểm sát viên chủ động trao đổi với Điều tra viên được phân
công điều tra vụ án về những vấn đề cần được điều tra ngay từ khi kiểm sát
việc khởi tố vụ án, khám hiện trường và trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên
có thể đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong quá trình
trực tiếp khám nghiệm hiện trường, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai
người làm chứng, người bị hại, đối chất và thực nghiệm điều tra.
25