Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn viết văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 25 trang )

Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 (ĐẠI TRÀ) VIẾT BÀI
TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (THUYẾT MINH)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tên đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 9 (Đại trà) viết bài tập làm văn số 1
(Thuyết minh)
II. Lý do chọn đề tài
Chương trình Ngữ văn THCS giới thiệu đến học sinh sáu kiểu văn bản.
Trong đó kiểu văn bản Thuyết minh khi đưa vào chương trình lớp 8 và lớp 9, qua
thực tế giảng dạy, tôi thấy đây là kiểu bài được xem là vừa dễ vừa khó đối với học
sinh. Dễ là vì ở mỗi dạng bài đều có dàn bài chung để học sinh định hướng nên
không có chuyện lạc đề đối với thể loại này. Tuy nhiên kiểu bài thuyết minh khó ở
chỗ là đặc điểm văn thuyết minh không thể tưởng tượng hay liên tưởng cũng
không thể đưa ra ý kiến bàn bạc, đánh giá theo nhận định chủ quan của người viết
mà đòi hỏi sự khách quan và tri thức khoa học chính xác. Và chính điều này mới
thật sự khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Bởi vì có những đối tượng thuyết
minh, học sinh cần phải tìm tư liệu, tra cứu sách vở mới có đủ kiến thức để làm
bài. Thế nhưng hiện nay sách tham khảo nhiều lại thêm nhiều kênh thông tin trên
mạng internet khiến cho nhiều học sinh thay vì tìm tư liệu cho bài viết thì sao chép
bài mẫu; lại có em khi tra cứu tài liệu không biết phần nào cần thiết cho bài làm,
phù hợp với trình độ của mình nên cuối cùng viết tất cả vào thành ra bài viết vượt
quá tầm so với yêu cầu của đề bài. Rõ ràng giáo viên đứng trước một vấn đề khó
giải quyết cho vẹn toàn, nếu không cho định hướng đề sẵn thì các em khó làm bài
còn nếu cho các em chuẩn bị sẵn thì có rất nhiều bài viết giống nhau. Đây là vấn đề
không chỉ riêng tôi mà các đồng nghiệp cũng thật sự trăn trở. Chính vì vậy mà tôi
có ý tưởng chọn đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 9 (Đại trà) viết bài tập làm văn
1


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu



số 1 (Thuyết minh) để giải quyết những vướng mắc khi cho học sinh làm bài kiểm
tra kiểu bài thuyết minh. Chọn đối tượng là học sinh đại trà vì đây là đối tượng còn
nhiều hạn chế về kiến thức và về khả năng thuyết trình, nên tôi muốn đem đến cho
các em một không khí học tập khác hơn, mới hơn, tạo điều kiện cho các em năng
động trong việc tìm và xử lý thông tin, thể hiện được mình qua các kịch bản tự xây
dựng, phát huy được tính sáng tạo, tinh thần làm việc hợp tác với bạn bè. Qua đó,
giúp các em thêm yêu thích môn học, không còn thấy giờ kiểm tra là đáng sợ, nặng
nề, không phải còn loay hoay với các tài liệu, không có ý định sai trái trong tiết
kiểm tra.
III. Mục đích của đề tài:
1.Trước hết tôi sử dụng kỹ thuật Dạy học theo dự án để thực hiện đề tài này. Đây
là một phương pháp tổ chức hoạt động nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến
thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
Các bước dạy học theo dự án được tiến hành như sau:
- Bước 1: Lập kế hoạch
Là bước đầu tiên quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia
xây dựng và xác định được: mục tiêu cần hướng tới – nhiệm vụ phải làm – sản
phẩm dự kiến – cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án – thời gian thực hiện và
hoàn thành.
- Bước 2: Thực hiện dự án.
Bao gồm các công việc:Thu thập thông tin – Xử lý thông tin – Thảo luận với
các thành viên khác – Trao đổi và xin ý kiến giáo viên hướng dẫn.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả
Bao gồm các công việc: Xây dựng sản phẩm – Trình bày sản phẩm – Bài
học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.

2



Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

(Theo Tài liệu Tập huấn giáo viên Dạy học, Kiểm tra đánh giá theo Chuẩn Kiến
thức Kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông / trang 36, 37)
2.Đưa đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 9 (Đại trà) viết bài tập làm văn số 1
(Thuyết minh) với mục đích:
- Áp dụng kỹ thuật dạy học tiên tiến trong giờ Ngữ văn theo hướng đổi mới.
- Thực hiện tinh thần đổi mới việc kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Tránh tình trạng học sinh sao chép văn mẫu
- Tạo tâm thế chuẩn bị tích cực cho học sinh .
- Tạo điều kiện cho các em làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả.
- Kích thích sự hứng thú của các em trong học tập và làm bài kiểm tra để các
em có cách nhìn và tâm lý nhẹ nhàng khi làm bài kiểm tra mà không bị áp lực.
- Tạo ra các sản phẩm có chất lượng, sáng tạo, đánh giá đúng thực chất của
học sinh.
- Tạo không khí lớp học đổi mới, than thiện.
IV. Nhiệm vụ của đề tài
Hiện nay việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh trong phân môn Tập làm
văn là theo hướng mới, dạng đề mở. Chọn đề tài này là giáo viên ứng dụng vào tiết
học phương tiện nghe nhìn của công nghệ thông tin và kỹ thuật Dạy học theo dự
án nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn thói
quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài
làm.
V. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Từ thực tế giảng dạy cùng với việc được tập huấn đổi mới phương pháp
giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá, bản thân tôi nhận thấy cần thay đổi cách
thức kiểm tra đánh giá theo hướng mới. Các bài viết tập làm văn kiểu truyền thống
3



Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

có những ưu thế vẫn được khẳng định. Nhưng hiện nay theo xu thế đổi mới, đã có
nhiều gợi mở trong việc xây dựng đề và đáp án chấm bài không trói buộc sức
tưởng tượng và sáng tạo của học sinh, phạm vi kiểm tra không chỉ ở những nội
dung có trong chương trình mà có thể mở rộng tới những vùng kiến thức, kỹ năng
tương tự nằm ngoài chương trình, miễn nội dung đó không quá xa lạ hay khó hiểu
đối với học sinh và phương thức kiểm tra không chi đơn thuần là chép đề và viết
bài suốt hai tiết mà có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Mặt khác, theo
định hướng mới, trong giờ học nhiệm vụ của giáo viên là gợi mở, hướng dẫn, để
học sinh phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo. Có như vậy tiết học mới
thật sự đổi mới và thành công.
VI. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng học sinh lớp 9 (Đại trà)
- Kiểu bài thuyết minh.
- Bài cụ thể: Bài viết số 1(Ngữ Văn 9)
- Nội dung nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 9 (Đại trà) viết bài tập làm văn
số 1 (Thuyết minh)
VII. Khẳng định tính mới của đề tài trong điều kiện thực tế của ngành và địa
phương:
Đây là đề tài mà tôi đã thực hiện suốt hai năm học 2014-2015 và 2015-2016
sau khi được dự lớp tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm mới
của đề tài là đưa kỹ thuật dạy học tiên tiến, các ứng dụng của công nghệ thông tin
và cả tư liệu làm bài dành cho kiểu bài cần sự chính xác, khách quan của tri thức
khoa học vào tiết bài viết. Bên cạnh đó từ thực tế của ngành nói chung và của
trường Chu Văn An nói riêng đều rất quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị tốt
nhất cho việc Dạy và Học cũng như khuyến khích giáo viên thực hiện đổi mới
4



Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

phương pháp dạy học đã tạo điều kiện cho tôi có ý tưởng và thực hiện được ý
tưởng của mình.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học (lý luận)
Ngay từ đầu cấp THCS khi làm quen với bộ môn Ngữ văn, học sinh đã được
giới thiệu một cách khái quát sáu kiểu văn bản sẽ được học trong chương trình: Tự
sự, Miêu tả, Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận, Hành chính công vụ. Trong sáu
kiểu văn bản ấy thì kiểu bài Thuyết minh học ở lớp 8 và lớp 9 là tương đối mới đối
với học sinh và cả giáo viên. Đặc trưng của kiểu bài này đòi hỏi tính chính xác, tri
thức khoa học nên việc giáo viên ra đề để học sinh làm được bài có hiệu quả
thường gặp nhiều khó khăn. Do đó chọn đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 9 (Đại
trà) viết bài tập làm văn số 1 (Thuyết minh), tôi muốn phần nào giải quyết
những điều còn vướng mắc.
II. Thực trạng
1. Những thuận lợi:
Nội dung áp dụng cho học sinh lớp 9 (đối tượng là học sinh các lớp đại trà).
Đây là năm thứ hai trong chương trình các em được học văn thuyết minh nên đã
nắm vững kỹ năng làm bài và việc tìm tư liệu phục vụ cho bài làm cũng đã quen.
Do đó việc giáo viên đưa phương pháp mới vào giờ kiểm tra tạo cho học sinh tâm
lý háo hức chờ đợi, tích cực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu trong
tinh thần hợp tác, thân ái.
Bản thân tôi đã đưa vào thực nghiệm tiết dạy này ở các năm học trước với
đối tượng là học sinh lớp 9 (Tạo nguồn). Các em rất thích với cách kiểm tra như
thế và bài làm đạt được kết quả khả quan. Vì vậy, tôi mạnh dạn áp dụng phương
pháp này cho đối tượng học sinh lớp 9 (Đại trà).


5


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

2. Những khó khăn:
- Giáo viên:
+ Sự chuẩn bị công phu về tư liệu, duyệt trước các hình ảnh, đoạn phim, tư
vấn cho các tiểu phẩm của các nhóm học sinh, soạn sẵn các phiếu chấm, thang
điểm.
+ Do đây là đối tượng học sinh đại trà nên việc hướng dẫn các em thực hiện
được các yêu cầu đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn.
- Học sinh:
+ Yếu tố tâm lý: Tâm lý giờ kiểm tra và điểm số phần nào tạo áp lực cho
các em. Lần đầu tiên nghe giới thiệu kỹ thuật Dạy học theo dự án, trong đó có cả
việc được tham gia chấm điểm nên các em háo hức chờ đợi và tích cực thực hiện
yêu cầu của giáo viên.
+ Trình độ và ý thức học tập: đã quen với cách làm việc theo nhóm và tìm
thông tin trên mạng internet nên việc chuẩn bị tư liệu cho tiết kiểm tra cũng không
khó. Quan trọng là các nhóm phải xây dựng được sản phẩm có chất lượng thể hiện
được cái riêng có sáng tạo, không trùng lặp cũng như các tiểu phẩm không chỉ hấp
dẫn mà còn phù hợp với nội dung bài thuyết trình. Mặt khác đối tượng là học sinh
đại trà nên trình độ và ý thức học tập không đồng đều nên các em cũng gặp nhiều
khó khăn khi hợp tác với nhau.
III. Nội dung:
Trình bày kinh nghiệm cho tiết kiểm tra có áp dụng kỹ thuật Dạy học
theo dự án..

6



Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

1. Chuẩn bị
a. Học sinh:
- Xem trước ở nhà dạng chung đề bài Thuyết minh về một loài thực vật,
động vật, danh lam thắng cảnh… (đã học ở lớp 8) để củng cố cấu trúc của từng
kiểu bài.
- Đại diện các nhóm bốc thăm chọn đề tài và chuẩn bị theo hướng dẫn của
giáo viên.
- Các nhóm cùng thảo luận với nhau và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
thành viên trong nhóm, trong đó nhóm trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm chính
đôn đốc các bạn thực hiện nhiệm vụ cũng như liên hệ với giáo viên hướng dẫn khi
nhóm gặp khó khăn.
- Các nhóm sẽ chuẩn bị cho công việc của mình:
+ Tìm tư liệu cho bài thuyết trình, hình ảnh, các đoạn video clip (giáo viên
sẽ duyệt trước phần này, giới hạn cho các em những vấn đề cần thiết khi tìm tư
liệu, không lấy quá nhiều tư liệu không cần thiết cho bài viết).
+ Soạn bài theo cấu trúc kiểu bài thuyết minh trên chương trình Power Point.
+ Xây dựng kịch bản cho các tiểu phẩm.
+ Chuẩn bị và cùng nhau tập dượt trước khi tiết kiểm tra bắt đầu.
b. Giáo viên:
- Chuẩn bị đề tài cho học sinh, mỗi nhóm một đề khác nhau: 4 nhóm
(1) Thuyết minh về con trâu.
(2) Thuyết minh về cây cao su.
(3) Thuyết minh về cái nón bảo hiểm.
(4) Thuyết minh về con lợn.
- Hướng dẫn trước cho học sinh nắm được kỹ thuật Dạy học theo dự án
cũng như cách tổ chức bố trí tiết kiểm tra.
7



Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

- Quy định thời gian cho mỗi nhóm để học sinh chuẩn bị (mỗi nhóm có tối
đa là 15 phút, từ khâu xử lý máy móc đến khâu trình bày).
- Bố trí buổi học có 2 tiết liền kề.
- Kiểm tra máy móc, âm thanh trước giờ kiểm tra để đảm bảo không có sự
trục trặc khi học sinh tiến hành bài thuyết trình.
- Chuẩn bị phiếu chấm điểm và danh sách học sinh từng nhóm.
2. Tiến hành
a. Bước 1
- Giáo viên thông báo cách thức tiến hành: nhắc lại thời gian quy định; giới
thiệu phiếu chấm; số điểm của từng phần và cách thức chấm điểm của nhóm sau
khi hoàn thành: phần giáo viên chấm, phần học sinh tự chấm (có đính kèm phiếu
chấm ở phần minh chứng)
- Giáo viên ghi các đề tài của các nhóm lên bảng. Sau đó cho đại diện các
nhóm bốc thăm thứ tự trình bày.
(Đề bài cho học sinh chuẩn bị tuy không hoàn toàn giống như các đề trong sách
giáo khoa nhưng vẫn theo đúng yêu cầu Chuẩn Kiến thức – kỹ năng: không quá
sức đối với các em)
b. Bước 2
- Các nhóm lần lượt giới thiệu sản phẩm của mình: vừa trình bày tiểu phẩm
vừa kết hợp thuyết minh trên chương trình power point.
- Học sinh các nhóm còn lại trật tự lắng nghe.
- Giáo viên ngồi cuối lớp quan sát, ghi chép tiến trình và nội dung làm việc
của từng nhóm học sinh.
c. Bước 3:
- Sau khi nhóm cuối cùng thực hiện xong phần thuyết trình, giáo viên phát
phiếu chấm cho các nhóm để các em thảo luận và quyết định cho điểm từng thành

8


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

viên trong nhóm (1 điểm) tùy theo mức độ tham gia. Các em tự do trao đổi ý kiến
với nhau theo tinh thần dân chủ khi nhận xét về công việc và thống nhất điểm số
của nhau. Số điểm tối đa theo phiếu chấm là dành cho những bạn tham gia nhiệt
tình cũng như đạt hiệu quả cao trong công việc, những em tham gia ít hơn số điểm
sẽ lần lượt bị trừ (điều này do các thành viên trong nhóm cùng đồng thuận).
- Sau khi thu lại phiếu chấm của các nhóm, giáo viên sẽ nhận xét từng sản
phẩm về: nội dung bài; thời gian thực hiện, cách xây dựng các tiểu phẩm; phương
pháp thuyết trình; xử lý máy móc, hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng; thái độ và sự hợp
tác của các thành viên…
- Tiếp theo giáo viên sẽ thông báo số điểm từng phần cho từng sản phẩm: về
nội dung (6 điểm), thời gian (1 điểm), tính sáng tạo (1 điểm), cách trình bày
(1điểm).
Như vậy cộng với số điểm tự chấm, mỗi học sinh sẽ biết ngay kết quả bài
làm của mình.
* Tóm lại
- Bài viết số 1 theo quy định là hai tiết (90 phút) nhưng thực tế qua nhiều
năm giảng dạy, tôi nhận thấy với dạng bài thuyết minh học sinh thường không sử
dụng cả 90 phút làm bài, lúc nào các em cũng hoàn thành bài sớm hơn quy định từ
30 phút đến 40 phút thời gian còn lại là ngồi chơi, ồn ào ảnh hưởng đến các học
sinh khác. Do đó tôi dành khoảng 15 phút ở tiết 1 để hướng dẫn kỹ học sinh các
bước, thời gian thực hiện, cũng như để các em kiểm tra lại máy móc; thời gian còn
lại 30 phút ở tiết 1 là dành cho hai nhóm thuyết trình. Sang tiết 2 thời gian dành
cho hai nhóm tiếp theo cũng là 30 phút, 15 phút cuối của tiết 2 sẽ là phần tự chấm
điểm của học sinh, phần nhận xét và cho điểm của giáo viên.
- Tôi tiến hành cách kiểm tra theo định hướng mới, sử dụng kỹ thuật

dạy học theo dự án dành cho đối tượng học sinh đại trà là bởi vì:
9


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

+ Nếu giáo viên chọn cách cho sẵn một số đề để học sinh tìm tư liệu cho bài
viết, thực tế cho thấy nhiều em sẽ đối phó bằng cách thay vì tìm tư liệu tham khảo,
các em sẽ chép sẵn bài văn mẫu và tìm đủ mọi cách để “quay cóp” cho bằng được
và giáo viên lại phải ra sức “canh giữ”, tịch thu tài liệu làm không khí tiết kiểm tra
và mối quan hệ thầy trò có phần căng thẳng.
+ Lại có em dù giáo viên đã cho trước một số đề tài nhưng do lười, các em
cũng không chịu tra cứu , tìm hiểu cứ viết cho có nên kết quả bài kiểm tra rất thấp.
+ Còn trong trường hợp, nếu giáo viên không cho sự định hướng nào trước
thì các em khó làm được bài.
(Ví dụ: sách giáo khoa cho các đề thuyết minh mà nếu không có tư liệu các em khó
hoàn thành:
(1) Lớp 8 có các đề
Thuyết minh về cái áo dài, cái nón lá;
Thuyết minh về đôi dép lốp;
Thuyết minh về cái bút bi hoặc bút mực;
(2) Lớp 9 có các đề
Thuyết minh về cây lúa Việt Nam;
Thuyết minh về con trâu;
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh;
Thuyết minh về một loài cây… ở quê em;
=> Như vậy chọn cách kiểm tra theo hướng đổi mới là tạo điều kiện cho tất cả các
em đều phải làm việc (chuẩn bị trước ở nhà, thực hiện phần việc được phân công
và tích cực sáng tạo tập dợt các tiểu phẩm). Sau khi đã chuẩn bị chu đáo, các em
tự tin vào việc trình bày sản phẩm của nhóm mình và nghiêm túc theo dõi phần

trình bày của nhóm bạn.)

10


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

+ Thông thường khi muốn áp dụng một kỹ thuật hay một phương pháp dạy
học mới giáo viên thường chọn đối tượng là học sinh tạo nguồn hay học sinh ở các
lớp chọn vì sỉ số ở các lớp này không cao, trình độ đồng đều, ý thức tự giác học tập
cao thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn. Nhưng ở đây tôi muốn hướng tới đối tượng
là đại trà vì đây là đối tượng chiếm số lượng đông nhất, cần quan tâm nhiều hơn.
Dù cách thức tiến hành có thể mất nhiều thời gian hơn, công sức bỏ ra để hướng
dẫn các em làm cho được cũng vất vả hơn nhưng đổi lại tạo được sự công bằng cho
tất cả học sinh trong cùng môi trường được tiếp cận phương pháp mới, kỹ thuật
dạy học tiên tiến, được phát huy năng lực của mình, có điều kiện để thể hiện bản
thân.
+ Đề tài áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 9 đại trà nên yêu cầu cũng
vừa phải, dễ thực hiện không làm các em nản lòng vì khó thực hiện.
+ Do phân công làm theo nhóm nên đề tài áp dụng cũng phong phú hơn (4
nhóm, 4 đề tài), trong khi nếu kiểm tra theo phương pháp truyền thống giáo viên
chỉ cho một đề hoặc nhiều lắm là hai đề mà phải bám sát chương trình sách giáo
khoa, trói buộc khả năng sáng tạo của học sinh.
IV. Hiệu quả
1. Qua việc thực hiện đề tài này và so với cách kiểm tra theo truyền thống, tôi
nhận thấy có những ưu điểm như sau:
- Các nhóm thực hiện công việc được giao thật tích cực, tìm được nhiều tư
liệu phong phú, hình ảnh đẹp, công phu. Các em có sáng tạo trong kết hợp giữa
trình chiếu với việc viết kịch bản, trình bày các tiểu phẩm, sử dụng các đoạn phim
tài liệu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của bài văn thuyết minh trong chương trình

Ngữ văn lớp 9: Thuyết minh kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố
miêu tả.

11


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

- Các em phấn khởi thực hiện các thao tác thuyết trình về sản phẩm của
mình một cách trật tự không gây ồn ào ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.
- Nội dung bài thuyết minh của các em dù có sự sáng tạo nhưng vẫn đảm
bảo đúng cấu trúc kiểu bài; biết tự cân đối về thời gian quy định…Điều này đòi hỏi
sự chu đáo và cẩn trọng trong quá trình chuẩn bị. Như vậy qua tiết học, các em đã
tích hợp được các kiến thức liên môn (Văn, Sinh học, Giáo dục công dân, Công
nghệ thông tin…) cũng như sử dụng nhiều kỹ năng khác.
- Học sinh các nhóm còn lại nghiêm túc theo dõi, qua phần trình bày của
các bạn, các em được học hỏi thêm nhiều điều thú vị. Mặt khác việc tập trung lắng
nghe là cách giáo dục các em biết tôn trọng ý kiến người khác; biết cách nhận xét,
những ưu điểm, những tồn tại…trong bài thuyết minh của bạn mình trên tinh thần
xây dựng bài.
- Giáo viên chọn các đề tài gần gũi với học sinh để các em có thể dễ dàng
tham khảo ở các kênh thông tin. Có thêm đề giới thiệu đặc sản của địa phương
(cây cao su), mục đích là qua việc tra cứu thông tin, các em có điều kiện hiểu biết
thêm về địa phương mình từ đó góp phần bồi đắp tình yêu và lòng tự hào đối với
quê hương.
- Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp ra đề kiểm tra mới hơn so với
cách truyền thống đã giúp học sinh không chỉ có đủ thời gian và điều kiện chuẩn bị
cho sản phẩm một cách sáng tạo mà còn có thể nghe và xem các nhóm khác trình
bày để mở rộng tầm nhìn.
- Khi tự chấm điểm cho các thành viên trong nhóm, các em thảo luận sôi nổi,

cho điểm một cách công bằng theo công sức của từng người. Việc làm này không
chỉ động viên tinh thần tham gia của học sinh mà còn tránh tình trạng làm việc
nhóm nhưng chỉ có một vài em làm còn các em khác không làm gì cả nhưng cuối
cùng cũng có số điểm bằng nhau. Mặt khác qua cách tự chấm điểm của học sinh,
12


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

giáo viên nắm được tình hình: em nào tham gia tích cực, em nào không tham gia
cũng như phát hiện được những em có tố chất làm thuyết trình viên, diễn xuất, viết
kịch bản…
- So sánh kết quả làm bài với lớp khác cũng cùng dạng đề trong cùng năm
học nhưng theo cách kiểm tra truyền thống rõ ràng có sự khác biệt về chất lượng.
Quan trọng hơn cả là tiết học này đã tạo cho các em tâm lý thoải mái làm việc với
giáo viên, hợp tác với bạn bè khi làm việc theo nhóm và tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của cá nhân.Cuối cùng điều làm các em thích thú nhất là biết ngay điểm
số của mình sau tiết kiểm tra.
2. Kết quả cụ thể khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Kết quả bài làm khi áp dụng đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 9 (Đại trà) viết bài
tập làm văn số 1 (Thuyết minh) của lớp 9/4 so với lớp 9/3 cùng năm học 2016 –
2017 nhưng theo cách truyền thống:
Điểm

Năm học 2016- 2017

Năm học 2016 -2017

Lớp 9/3 (kiểm tra theo phương


Lớp 9/4 (áp dụng kỹ thuật dạy
học theo dự án)

4

pháptruyền thống)
10 (27.77%)

5
6 – 6.75
7-7.5
8

10 (27.77%)
8 (22.22%)
7 (19.44%)
1 (2.77%)

7 (21.88%)
19 (59.38%)
6 (18.75%)

C KẾT LUẬN
13


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc giáo dục, dạy học:
- Đánh giá được thực trạng của vấn đề: Cách ra đề (của giáo viên) và cách làm bài

(của học sinh) thuộc kiểu bài văn thuyết minh.
- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học sinh.
- Tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia trong không gian lớp học đổi
mới, gần gũi và thân thiện.
- Phù hợp với việc đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh đang được thực hiện ở nhiều ở nhiều địa phương.
2. Những nhận định chung về áp dụng và khả năng vận dụng:
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá cho kiểu bài thuyết minh dành cho học sinh
lớp 9 như đã trình bày ở trên, theo tôi có thể áp dụng được và có hiệu quả. Ở đây,
tôi chỉ đưa ra quan điểm của riêng mình khi thực hiện: cách ra đề thoát ly sách giáo
khoa nhưng vẫn bảo đảm đúng Chuẩn kiến thức – kỹ năng; cách kiểm tra có áp
dụng kỹ thuật dạy học mới, có sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ thông tin, có
tư liệu sử dụng khi làm dạng bài đòi hỏi tri thức khách quan, chính xác nhưng
không quá khó để có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng mà đặc biệt là học
sinh các lớp đại trà.
Với đề tài này, giáo viên có thể vận dụng cho học sinh thực hành ở tiết Bài
viết số 1 (Ngữ Văn 9), và có thể thay các đề tài đã cho ở trên bằng các đề tài khác
vẫn được miễn phù hợp với trình độ học sinh, tình hình địa phương.
Đối tượng học sinh dành cho đề tài này: tất cả các đối tượng học sinh lớp 9
đại trà khi làm kiểu bài văn thuyết minh.

3. Hướng phát triển của đề tài
14


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

Theo ý kiến riêng tôi, đề tài này có thể vận dụng rộng rãi vì giáo viên đều đã
được tập huấn các Phương pháp, các Kỹ thuật dạy học mới; Cách đổi mới kiểm tra
đánh giá, và nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, tìm tư liệu trên mạng

internet đã không còn là việc mới mẻ đối với cả giáo viên và học sinh.
4. Tóm lại
Đây là những công việc mà tôi đã thực hiện liên tục trong các năm học vừa
qua và nhận thấy có hiệu quả. Dù thời gian thực hiện kinh nghiệm này chưa nhiều
và có thể còn nhiều thiếu sót nhưng tôi mạnh dạn ghi ra đây vì thấy đề tài phù hợp
với xu thế đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng mở, phát huy được tính tích cực
cho học sinh. Kính mong thầy cô, anh chị, các bạn đồng nghiệp vui lòng góp ý để
tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, thầy cô, anh chị trong tổ Ngữ văn trường
THCS Chu Văn An đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.

Hiệp Thành, ngày 10 tháng 2 năm 2017
Người viết

Nguyễn Phương Thu

Các minh chứng cho tiết học
15


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

* PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHO TỪNG SẢN PHẨM CỦA HỌC
SINH:
(1) Nhóm thuyết trình về con lợn:
- Ưu: + Đúng cấu trúc bài thuyết minh về loài vật, hình ảnh minh họa phong phú.
+ Có video clip bản tin thời sự về việc heo bị bơm nước trước khi mổ.
+ Sáng tạo: thuyết trình dưới dạng talkshow.
- Tồn tại: thời gian chưa đảm bảo.
(2) Nhóm thuyết trình Nón bảo hiểm

- Ưu: + Mở đầu bằng hoạt cảnh có thêm minh họa trên Power point.
+ Đúng cấu trúc bài, có thông điệp qua bài thuyết trình.
+ Giọng thuyết minh to, rõ; xây dựng nội dung sát với thực tế cuộc sống.
- Tồn tại: + Còn ồn ào, chưa nghiêm túc, lúng túng trong lời thoại.
+ Nội dung chưa chắt lọc, dài dòng khi đề cập đến Thomas Edwars
Lawrence, nguời có ý tưởng về cái nón bảo hiểm.
(3) Nhóm thuyết trình về con trâu:
- Ưu: + Kịch bản sinh động, dễ hiểu, đậm chất nhà nông, phù hợp đề tài.
+ Nội dung tương đối đủ, hình ảnh minh họa hợp lý, phong phú.
- Tồn tại: Thời gian chưa đảm bảo.
(4) Nhóm thuyết minh về cây cao su:
- Ưu: + Giới thiệu bằng một đoạn phim hoạt hình.
+ Nội dung phong phú, đúng cấu trúc bài.
- Tồn tại: + Hình ảnh chiếu qua nhanh.
+ Người dẫn chương trình còn vấp, chưa thật sự thu hút dù nội dung bài sâu sắc.
* * MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH THỰC HIỆN TRONG TIẾT HỌC

16


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

Sau đây là hình ảnh từ các tiểu phẩm mà các nhóm học sinh tự xây dựng
kịch bản. Mỗi nhóm chọn một cách thể hiện riêng làm cho tiết học thêm phần sinh
động, phong phú, nhiều màu sắc.
Ngoài ra còn kèm theo các video clip về quá trình thực hiện của nhóm và
phần kịch bản do học sinh tự viết.

Nhóm thuyết minh về cái nón bảo hiểm trong một tiểu
phẩm có tên là Cơ hội


Nhóm diễn hoạt cảnh về con trâu
17


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

Thuyết trình cây cao su qua phim hoạt hình
18


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

Một chương trình talkshow cho bài thuyết minh con lợn
19


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

*** CÁC PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA CÁC NHÓM
20


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

Số
tt

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 1
LỚP 9/4

NHÓM
Tên học sinh
Nội Thời
Tính
Cách
dung gian
sáng
trình
6
1
tạo
bày
điểm điểm 1 điểm 1 điểm

1

Lê Văn Chung Đức

4.5

0.75

0.25

0,5

Làm việc
nhóm
(học
sinh)

1 điểm
1.0

2

Lê Tiến Hoàn

4.5

0.75

0.25

0,5

0.75

6.75

3

NguyễnTrọngNhân

4.5

0.75

0.25

0,5


0.5

6.5

4

Trương Vĩnh Tú

4.5

0.75

0.25

0,5

0,25

6.25

5

Phan Đăng Phú

4.5

0.75

0.25


0,5

0.0

6.0

6

Võ Anh Minh

4.5

0.75

0.25

0,5

1.0

7.0

Lê Hoàng Nguyên

4.5

0.75

0.25


0,5

1.0

7.0

7

Tổng
điểm

7.0

8

Trần Huyền Trang

4.5

0.75

0.25

0,5

1.0

7.0


9

NguyễnTrọng Minh
An

4.5

0.75

0.25

0,5

0.75

6.75

Nhóm trưởng

Giáo viên bộ môn

Lê Văn Chung Đức

Nguyễn Phương Thu
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 1
21


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu


LỚP 9/4
NHÓM:
Nội
Thời
Tính
dung gian
sáng
6
1 điểm
tạo
điểm
1 điểm
5.0
0.75
0.5

Số
tt

Tên học sinh

Cách
trình
bày
1 điểm
0.5

Làm việc
nhóm
(học sinh)

1 điểm
0.0

Tổng
điểm

1.

Trịnh Anh Tuấn

2

Đào Quang Minh

5.0

0.75

0.5

0.5

0.5

7.25

5.0

4


Phạm
Dương
Quỳnh Như
Hồ Trần Mẫn Nhi

0.75

0.5

0.5

0.5

7.25

5.0

0.75

0.5

0.5

0.5

7.25

5

Trần Nhật Hào


5.0

0.75

0.5

0.5

0.25

7.0

5.0

0.75

0.5

0.5

1.0

7.5

5.0

0.75

0.5


0.5

1.0

7.5

8

Lê Phan Nhật
Minh
Trương Vũ Gia
Minh
Phạm Hồng Hân

5.0

0.75

0.5

0.5

0.5

7.25

9

Trần Trung Tín


5.0

0.75

0.5

0.5

1

7.5

3

6
7

6.75

Nhóm trưởng

Giáo viên bộ môn

Trương Vũ Gia Minh

Nguyễn Phương Thu

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 1
22



Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

Tên học sinh

Nguyễn Lương Đại

LỚP 9/4
NHÓM:
Nội Thời Tính
Cách Làm việc
dung gian
sáng
trình
nhóm
6
1
tạo
bày
(học sinh)
điểm điểm 1 điểm 1 điểm
1 điểm
4.75
1.0
0.75
0.5
0.25

Tổng

điểm
7.25

1
2

Nguyễn Thị Lan Anh

4.75

1.0

0.75

0.5

0.25

7.25

3

Nguyễn Tấn Gia Huy

4.75

1.0

0.75


0.5

1.0

8.0

4

Nguyễn Hà Hồng
Thắm
Lê Ngọc Thanh Lan

4.75

1.0

0.75

0.5

1.0

8.0

4.75

1.0

0.75


0.5

1.0

8.0

Nguyễn Minh Trung

4.75

1.0

0.75

0.5

1.0

8.0

Lê Anh Khoa

4.75

1.0

0.75

0.5


0.25

7.25

5
6
7
Nhóm trưởng

Giáo viên bộ môn

Nguyễn Hà Hồng Thắm

Nguyễn Phương Thu

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 1
LỚP 9/4
NHÓM:
23


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

Số
tt

Tên học sinh

Lê Anh Tuấn


Nội Thời Tính
dung gian
sáng
6
1
tạo
điểm điểm 1 điểm
5.0
0.5
1.0

Cách
trình
bày
1 điểm
0.5

Làm việc
nhóm
(học sinh)
1 điểm
0.75

Tổng
điểm
7.75

1
2
3

4
5
6
7

Trần trung Chánh

5.0

0.5

1.0

0.5

1.0

8.0

Lê Triều Châu

5.0

0.5

1.0

0.5

0.5


7.5

Nguyễn Ngọc Minh
Trang
Đặng Trần Minh
Quân
Phạm Nguyễn Hoài
Thương
Trần Hữu Vinh

5.0

0.5

1.0

0.5

0.5

7.5

5.0

0.5

1.0

0.5


0.5

7.5

5.0

0.5

1.0

0.5

0.0

7.0

5.0

0.5

1.0

0.5

0.25

7.25

Nhóm trưởng


Giáo viên bộ môn

Trần Trung Chánh

Nguyễn Phương Thu

**** CÁC KỊCH BẢN CỦA CÁC NHÓM

24


Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết bài tập làm văn số 1 ( Thuyết minh ) – Nguy ễn Phương Thu

Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu Tập huấn giáo viên Dạy học, Kiểm tra
đánh giá theo Chuẩn Kiến thức Kỹ năng trong
chương trình giáo dục phổ thông – Bộ Giáo dục
2. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, lớp 9.

25


×