Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI XÃ GIANG ĐIỀN HUYỆN TRẢNG BOOM TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.9 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI XÃ GIANG ĐIỀN
HUYỆN TRẢNG BOM – TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2007.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Nghóa
Mã số sinh viên:

04333025

Lớp:

CD04CQ

Nghành:

Quản lý đất đai


TP.HOÀ CHÍ MINH, THAÙNG 7 NAÊM 2007
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Tên đề tài:

THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI XÃ GIANG ĐIỀN – HUYỆN


TRẢNG BOM - TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2007.

Tháng 7 năm 2007


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
I. Đặt Vấn đề ..........................................................................................................1
II. Mục đích – u cầu .............................................................................................1
a. Mục đích .........................................................................................................1
b. Yêu cầu...........................................................................................................2
III.
Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu..............................................................3
I.1.
Cơ sở pháp lý .............................................................................................3
I.2.
Cơ sở khoa học ..........................................................................................3
1. Một số khái niệm ......................................................................................3
1.1. Đất đai và hệ thống phân loại đất ....................................................3
1.2. Đối tượng sử dụng, quản lý đất đai...................................................4
1.3. Thống kê, kiểm kê đất đai .................................................................4
2. Đặc điểm yêu cầu của công tác thống kê, kiểm kê đất đai ................5
2.1. Đặc điểm ..............................................................................................5
2.2. Yêu cầu .................................................................................................5
3. Vai trò, vò trí của công tác thống kê, kiểm kê trong quản lý nhà
nước về đất đai. .................................................................................................6
4. Mối liên hệ của công tác thống kê, kiểm kê đất đai với các nội dung

quản lý về đất đai ..............................................................................................6
II. Một số vấn đề chung về thống kê đất đai .....................................................8
II.1. Khái niệm thống kê đất đai.....................................................................8
II.2. Đặc điểm, các hình thức cơ bản của thống kê đất đai .........................8
1. Đặc điểm cơ bản của thống kê đất đai ..................................................8
2. Các hình thức thống kê đất đai...............................................................8
2.1. Thống kê theo đònh kỳ .......................................................................9
2.2. Điều tra thống kê chuyên về đất ......................................................9
II.3. Đối tượng và nhiệm vụ của thống kê đất đai........................................9
1. Đối tượng của thống kê đất đai ..............................................................9
2. Nhiệm vụ của thống kê đất đai ...............................................................9
3. Ý nghóa của thống kê đất đai ................................................................10
II.4. Phương pháp thống kê đất đai ..............................................................10
II.4.1.
Phương pháp thống kê trực tiếp .................................................11
1.
Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký đất đai ban đầu.................11
2.
Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký biến động thường xuyên
sau khi đăng ký ban đầu.............................................................................11


3.
Thống kê đất đai từ kết quả đo đạc, lập bản đồ nhưng chưa đăng
ký ban đầu ....................................................................................................12
II.4.2.
Phương pháp thống kê gián tiếp .................................................12
PHẦN II. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 13
I. Khái quát đòa bàn nghiên cứu .......................................................................13
I.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ..................................13
1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................13
1.1. Vò trí đòa lý .........................................................................................13
1.2. Đòa hình, đòa mạo ..............................................................................13
1.3. Thời tiết - khí hậu .............................................................................13
1.4. Thủy văn và nguồn nước ..................................................................14
2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................15
2.1. Tài nguyên đất...................................................................................15
a.
Đất đen (luvisols) ...........................................................................15
b.
Đất xám (Acrisols) ........................................................................15
c.
Đất đỏ (Ferrasols) .........................................................................16
2.2. Tài nguyên khoáng sản ....................................................................16
3. Cảnh quan, môi trường ..........................................................................17
4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên .................................................17
I.2.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................17
1. Về kinh tế.................................................................................................17
2. Chuyển dòch cơ cấu kinh tế ...................................................................18
3. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế..........................................18
3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp ..........................................................18
3.1.1. Trồng trọt ...................................................................................18
3.1.2. Chăn nuôi ....................................................................................19
3.2. Công nghiệp - tiểu thu công nghiệp ..............................................20
3.3. Dòch vụ – thương mại .......................................................................20
4. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và tôn giáo ..............................20
5. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn .....................................21
6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội .........21

6.1. Hệ thống giao thông .........................................................................21
6.2. Hệ thống nước ...................................................................................21
6.3. Giáo dục – đào tạo ............................................................................21
6.4. Y tế ......................................................................................................22
6.5. Hệ thống điện ....................................................................................22
6.6. Văn hóa, thể thao, thông tin liên lạc ..............................................22
7. Quốc phòng - an ninh .............................................................................23
8. Các vấn đề kinh te,á xã hội gây áp lực tới đất đai...............................23


II. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai và hiện trạng sử dụng
đât năm 2006............................................................................................................24
II.1. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai. ................................24
II.1.1.
Quản lý theo đòa giới hành chính ................................................24
II.1.2.
Đánh giá việc thi hành luật đất đai.............................................24
II.1.3.
Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai. .............................25
II.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 ........................................................25
II.2.1.
Hiện Trạng Theo Mục Đích Sử Dụng ........................................25
II.2.1.1. Đất nông nghiệp .........................................................................26
II.2.1.2. Đất phi nông nghiệp ..................................................................27
II.2.1.3. Đất chưa sử dụng .......................................................................27
II.2.2.
Hiện trạng theo đối tượng quản lý, đối tượng sử dụng ............27
II.2.3.
đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất năm 2006 ..............28
III.

Đánh giá tiềm năng đất đai và tình hình biến động sử dụng đất năm
2007 28
III.1. Đánh giá tiềm năng đất đai .................................................................28
III.2. Khái quát chung về tiềm năng đất đai của đòa phương ...................28
III.3. Tiềm năng đất đai cho các mục đích sử dụng ...................................29
1. Tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp....................................................29
2. Tiềm năng sử dụng đất phi nông nghiệp .............................................29
2.1. Đánh giá tiềm năng đất ở ................................................................29
2.2. Đánh giá tiềm năng đất chuyên dùng ............................................30
3. Tiềm năng đất chưa sử dụng .................................................................30
III.4. Tình hình biến động sử dụng đất năm 2007. .....................................30
III.4.1. Biến động theo mục đích sử dụng ...............................................30
1.
Đất nông nghiệp ................................................................................30
2.
Đất phi nông nghiệp .........................................................................31
3.
Đất chưa sử dụng ..............................................................................31
III.4.2. Biến động theo đối tượng sử dụng ..............................................31
III.4.3. Đánh giá biến động đất đai giai đoạn 2000 – 2007. ..................31
IV.
Thống kê đất đai năm 2007 .......................................................................32
IV.1. Chuẩn bò tài liệu, số liệu, phục vụ công tác thống kê đất đai năm
2007
32
IV.2. Đánh giá tình hình biến động đất đai trên đòa bàn xã giang điền
giai đoạn 2006 – 2007 ..........................................................................................33
1. Biến động theo mục đích sử dụng đất ..................................................33
a.
Đất nông nghiệp ................................................................................33

b.
Đất phi nông nghiệp .........................................................................34
c.
Đất chưa sử dụng ..............................................................................34
2. Biến động về đối tượng sử dụng ...........................................................34


3. Đánh giá biến động đất đai giai đoạn 2006 - 2007 ..............................34
IV.3. Quy Trình Thực Hiện Công Tác Thống Kê Đất Đai Năm 2007 ....34
1. Thu Thập Số Liệu Và Kiểm Tra...........................................................34
2. Đối soát sự tăng giảm diện tích của từng loại đất theo mục đích sử
dụng và đối tượng sử dụng.............................................................................35
3. Tổng hợp diện tích, xây dựng các hệ thống biểu mẫu theo quy đònh ....35
IV.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã giang điền đến 01 – 05 – 2007
35
1. Hiện trạng theo mục đích sử dụng .......................................................36
a.
Đất nông nghiệp ................................................................................37
b.
Đất phi nông nghiệp .........................................................................37
c.
Đất chưa sử dụng ..............................................................................37
2. Hiện trạng theo đối tượng quản lý, sử dụng .......................................37
3. Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất trong năm 2007 ............38
IV.5. Sản Phẩm Đạt Được .............................................................................38
PHẦN III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
…………………………………………………………………………………….38
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt Vấn đề
Trãi qua nhiều thời kỳ phát triển đất đai vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong
sự gắn bó mật thiết với con người. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của sự sống, là đòa bàn xây dựng
và phát triển dân sinh, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.
Theo thời gian đất đai không tự sinh ra hay tăng thêm về diện tích, mà nó có sự
chuyển biến, thay đổi, biến động về ranh thửa, mục đích sử dụng, hình thể, đối
tượng sử dụng… Bên cạnh đó việc đưa đất nước ta tiến lên theo con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, những năm gần đây cùng với việc gia tăng dân số và tốc
độ di dân tự do từ các vùng nông thôn lên các thành phố lớn, các khu chế xuất, khu
công nghiệp đã gây một áp lực lớn đối với đất đai đặc biệt là vấn đề nhà ở và đât ở.
Trên đà phát triển kinh tế – xã hội việc trao đổi, mua bán đất, xây dựng nhà ở diễn
ra ngày một nhiều và trở nên phức tạp hơn với nhiều hình thức; mua bán đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà ở không xin cấp phép xây dựng, xây
dựng nhà ở không đúng quy đònh về chiều cao và độ sâu trong lòng đất, giao đất
không đúng đối tượng…v.v. Chính vì vậy công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn
là vấn đề mà các cơ quan chức năng và xã hội quan tâm. Mà công tác thống kê đất
đai là một trong những công tác quan trọng để phục vụ cho quản lý nhà nước về đất
đai một cách tích cực và có hiệu quả. Chính vì lý do đó công tác thống kê đất đai
năm 2007 trên đòa bàn xã Giang Điền được thực hiện.
Xã Giang Điền huyện Trảng Bom tónh Đồng Nai là xã vừa được tách ra từ Hố
Nai 5 do đó công tác quản lý đất đai trên đòa bàn chưa thật sự chặt chẽ, chưa phản
ánh hết thực trạng sử dụng đất cũng như tình hình biến động sử dụng đất trên đòa
bàn. Để phản ánh đúng hiện trạng từng thửa đất, hiện trạng sử dụng đất của đòa
phương, đảm bảo cho người sử dụng đất thực hiện đầy đủ quyền và nghóa vụ của

mình với nhà nước. Như vậy, đòi hỏi công tác thống kê đất đai trên đòa bàn xã
Giang Điền là thật sự cần thiết trong giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội hiện nay.
II. Mục đích – u cầu
a. Mục đích
- Thống kê đònh kỳ hàng năm nhằm đánh giá thực trạng sử dụng đất, tình hình
biến động đất đai trong năm phục vụ cho việc lập kế hoạch sử dụng đất cho các
năm tiếp theo.
- Xây dựng tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xác
đònh nhu cầu sử dụng đất đáp ứng thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh, của các ngành, các đòa phương
và hàng năm của nhà nước.
- Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật, quy hoạch về đất đai.
Trang 1


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

- Công bố số liệu về đất đai trong niên giám thống kê của tỉnh; phục vụ nhu
cầu sử dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội,
quốc phòng – an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục – đào tạo và các nhu cầu khác
của cộng đồng.
b. Yêu cầu
- Số liệu thống kê đất đai phải thể hiện được đầy đủ, chính xác hiện trạng sử
dụng đất tại đòa phương về diện tích, loại đất, đối tượng sử dụng đất; xác đònh chính
xác sự biến động về mục đích sử dụng của các loại đất từ đó đánh giá việc thực
hiện kế hoạch sử dụng đất của xã trong năm và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sử
dụng đất cho các năm tiếp theo.
- Các biểu mẫu thống kê phải được thống nhất theo quy đònh của bộ Tài

Nguyên và Môi Trường. Các sản phẩm thực hiện phải được xử lý, xây dựng bằng
công nghệ tin học, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai theo hướng hiện đại.
III. Phạm vi nghiên cứu
- Thống kê đất đai được quy đònh theo thông tư 28/2004/tt – BTNMT gồm 3
nhóm đất chính; nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất
chưa sử dụng.
- Những đối tượng quản lý và đối tượng sử dụng được quy đònh theo pháp luật
hiện hành.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài trên đòa bàn xã Giang Điền huyện Trảng Bom
tỉnh Đồng Nai. Xã là đơn vò cơ bản để thực hiện thống kê đất đai.

Trang 2


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai được quốc hội nước CHXHCNVN khóa XI thông qua ngày 26
tháng 11 năm 2003, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2004.
- Luật thống kê ngày 26 tháng 06 năm 2003.
- Nghò đònh 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về
việc thi hành luật đất đai.
- Nghò đònh số 40/NĐ – CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của chính phủ, quy đònh
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thống kê.
- Thông tư 28/2004/TT – BTNMT
- Hướng đẫn 4649/BTNMT – ĐKTKĐĐ ngày 17 tháng 12 năm 2004 của BTN

& MT về việc hướng dẫn nghiệp vụ thống kê, kiểm kê đất đai.
I.2. Cơ sở khoa học
1. Một số khái niệm
1.1. Đất đai và hệ thống phân loại đất
- Quỹ đất đai của một quốc gia, một vùng hay một đòa phương là toàn bộ diện
tích đất đai nằm trong một phạm vi ranh giới của quốc gia, vùng, hay đòa phương
đó. Quỹ đất đai hình thành một cách khách quan gắn liền với quá trình hình thành
đất, với lòch sử ra đời trong quá trình sử dụng đất của con người. Quỹ đất đai cũng
được phân bố một cách tự nhiên gắn liền với phân bố các vùng lãnh thổ. Mặt khác
trong quá trình sử dụng đất, do những nhu cầu sử dụng đất khác nhau, quỹ đất đai
được hình thành bởi con người do điều chỉnh và bố trí lại đất đai theo mục đích sử
dụng.
Sự thay đổi cơ cấu quỹ đất đai trong tổng thể quỹ đất đai của một vùng, một
lãnh thổ có ý nghóa quan trọng, nói lên những xu thuế phát triển của đất nước trong
quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời thể hiện trình độ phát triển khoa học
kỷ thuật và ứng dụng vào sản xuất.
- Hệ thống phân loại đất đai:
Có ý nghóa quyết đònh hiệu quả của thống kê đất đai vì nó ảnh hưởng đến tính
đầy đủ, tính kòp thời, tính chính xác của thống kê. Theo từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội, hệ thống phân loại đất đai ở Việt Nam. Có sự khác biệt nhau về số
lượng nhóm đất, hình thức … Nhưng xét về mặt bản chất điều giống nhau về tiêu
chí phân loại. Đó là phân loại theo mục đích sử dụng (theo luật đất đai 1993 là 6
loại đất, theo luật đất đai 2003 là 3 nhóm đất). Các loại đất này lại tiếp tục phân
Trang 3


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa


chia theo loại hình sử dụng đất. Ví dụ như đất nông nghiệp được phân ra theo các
nhóm loại hình sử dụng đất sau: đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm …
Trong hệ thống phân loại đất đai Việt Nam, ngoài việc phân loại ra thành các
loại hình sử dụng đất khác nhau. Còn được phân ra thành 2 nhóm chỉ tiêu;
+ Chỉ tiêu loại đất cơ bản: là chỉ tiêu phân loại đất không được tổng hợp số
liệu diện tích từ các loại đất khác.
+ Chỉ tiêu loại đất tổng hợp là chỉ tiêu loại đất được tổng hợp số liệu diện tích
từ các loại đất cơ bản.
1.2. Đối tượng sử dụng, quản lý đất đai
Người sử dụng quản lý đất (còn gọi là đối tượng sử dụng, quản lý đất) là người
được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Để sử dụng, đang sử dụng đất được nhà nước
công nhận quyền sử dụng đất, được nhà nước giao đất để quản lý.
Như vậy người sử dụng đất là người trực tiếp thực hiện quyền sử dụng đất của
mình. Trên thửa đất đó người sử dụng đất có thể là một cá nhân, hoặc tập hợp các
cá nhân. Còn người quản lý đất có thể không trực tiếp sử dụng thửa đất đó mà giao
cho người khác sử dụng, hoặc là quản lý các loại đất mang tính chất công cộng
(không có đối tượng sử dụng trực tiếp cụ thể) như: Đường giao thông, sông suối,
kênh rạch, công viên, khu văn hóa … Các đối tượng quản lý đất thông thường là các
cơ quan nhà nước như UBND các cấp, các cơ sở ban ngành …
1.3. Thống kê, kiểm kê đất đai
Thống kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ đòa chính về
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai
lần thống kê.
Kiểm kê đất đai là việc nhà nước tiến hành tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ đòa
chính và trên thực đòa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình
biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê. Có thể thấy về nguyên tắc thực hiện, công
tác kiểm kê và thống kê đất đai là giống nhau. Bên cạnh đó cũng có một số khác
biệt cơ bản sau:
- Chế độ báo cáo: Đối với công tác kiểm kê đất đai là 5 năm, thống kê đất đai
là hàng năm (không tiến hành thống kê đất đai trong năm thực hiện kiểm kê đất

đai)
- Cơ sở tiến hành: đối với kiểm kê là trên hồ sơ đòa chính và trên thực đòa,
nhưng đối với thống kê đất đai chỉ tiến hành trên cơ sở hồ sơ đòa chính mà không
cần đối soát ngoài thực đòa.

Trang 4


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

2. Đặc điểm yêu cầu của công tác thống kê, kiểm kê đất đai
2.1. Đặc điểm
Thống kê đất đai là một bộ phận cấu thành của hệ thống thống kê ở Việt Nam.
Chuyên đi sâu nghiên cứu, phân tích các mặt hoạt động của đời sống – xã hội liên
quan đến việc quản lý, sử dụng đất trong phạm vi cả nước, từng vùng, từng đơn vò
hành chính các cấp. Vì là một loại hình thống kê chuyên ngành quan trọng trong hệ
thống thống kê của cả nước nên thống kê đất đai thể hiện các đặc thù chuyên
ngành:
- Phản ánh đúng hiện trạng: tài liệu thống kê chỉ có giá trò sử dụng khi gắn liền
với thời điểm tổng hợp số liệu, tức phản ánh đúng hiện trạng tại thời điểm thống kê,
kiểm kê. Do đó công tác thống kê, kiểm kê đất đai phải thực hiện một cách thường
xuyên, có đònh kỳ.
- Phải do ngành đòa chính thực hiện: số liệu thống kê đất đai không chỉ đơn
thuần thực hiện thông qua các phương pháp đo điếm thông thường như các lónh vực
thống kê khác mà dựa trên phương pháp mang tính đặc thù của ngành đòa chính đó
là; thống kê diện tích trên cơ sở kết quả đo đạc lập bđđc, hồ sơ đòa chính. Do đó đòi
hỏi người thực hiện công tác thống kê, kiểm kê phải có nghiệp vụ chuyên môn. Đặc
điểm này đã quyết đònh chỉ có ngành đòa chính mới thực hiện được công tác thống

kê, kiểm kê đất đai một cách chính xác, khoa học và đầy đủ.
- Mang ý nghóa pháp luật chặt chẻ: số liệu thống kê đất đai không chỉ đơn
thuần là số liệu thống kê về tài nguyên đất mà còn là nguồn tài liệu phục vụ công
tác quản lý đất đai và các nghiệp vụ khác trong xã hội. Do đó phải thể hiện tính
pháp lý, thông qua sự chuẩn hóa trong quy trình thực hiện, hệ thống chỉ tiêu phân
loại đất và xác nhận của UBND các cấp.
2.2. Yêu cầu
Để đạt được tính hiệu quả trong công tác thống kê thì số liệu thống kê phải
thỏa mản được các yêu cầu sau:
- Số liệu thống kê phải chính xác:
Yêu cầu này đòi hỏi các số liệu điều tra, thu thập được phải phản ánh trung
thực tình hình khách quan, không trùng lấp, không thừa, không thiếu, không tùy tiện
thêm bớt. Yêu cầu chính xác cũng đòi hỏi khi xác đònh chỉ tiêu loại đất đai và loại
đối tượng sử dụng đất phải đúng với hướng dẫn quy đònh đồng thời còn làm căn cứ
tin cậy cho việc kiểm kê và việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất.
- Số liệu thống kê phải đầy đủ:
Thu thập tài liệu, số liệu phải đúng với nội dung quy đònh không bỏ sót chỉ tiêu
loại đất nào, chủ sử dụng nào và phải tổng hợp đầy đủ các biểu mẩu theo quy đònh
của thông tư 28/2004/TT – BTNMT. Có như vậy việc tổng hợp quỹ đất đai trong đơn
vò mới đầy đủ, việc phân tích đánh giá mới sâu sắc, mới có căn cứ, tránh những
nhận đònh sai lầm, phiếm diện.
Trang 5


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

- Số liệu thống kê phải kòp thời:
Người làm thống kê đất đai phải điều tra thu thập số liệu đúng thời điểm, tổng

hợp và nộp các biểu mẫu báo cáo thống kê đúng thời gian quy đònh trong phương án
kế hoạch. Có như vậy kết quả thống kê mới phát huy được tác dụng, mới có cơ sở
đề xuất các biện pháp đúng đắn phù hợp với thực tế khách quan.
3. Vai trò, vò trí của công tác thống kê, kiểm kê trong quản lý nhà nước
về đất đai.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai có vò trí quan trọng trong công tác quản lý
đất đai. Đây là số liệu mang tính pháp lý cao làm nguồn tài liệu cơ sở, làm căn cứ
cho các hoạt động quản lý đất đai thông qua chức năng thể hiện hiện trạng và tình
hình biến động nguồn tài nguyên quý giá này.
- Phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đối với đất đai:
Do yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai là vừa nắm chắc, quản lý chặt chẻ vừa
đảm bảo cho đất đai được sử dụng một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu
quả cho nên thống kê đất đai không chỉ là việc tổng hợp đầy đủ các số liệu diện
tích, phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất mà còn phân tích rõ ràng các mối liên
quan với nhu cầu đời sống xã hội theo từng giai đoạn thời gian khác nhau để đánh
giá hiệu quả sử dụng đất, để phản ánh hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật
đất đai. Từ đó có thể kòp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật cho phù hợp.
- Phục vụ yêu cầu kế hoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế:
Đất đai có vai trò quan trọng liên quan đến mọi mặt hoạt động đời sống – xã
hội của đất nước, khi xây dựng điều phải sem xét các điều kiện về đất, số liệu
thống kê đất đai là cơ sở cần thiết cho việc phân bổ hợp lý các LLSX, là sơ sở cho
việc phân vùng và quy hoạch phân bố sử dụng đất đai và xây dựng kế hoạch sử
dụng đất. Số liệu thống kê đất đai còn làm căn cứ tính thuế sử dụng đất và phục vụ
cho các ngành khác.
- Số liệu thống kê đất đai làm cơ sở để dự báo chiến lượt kế hoạch sử dụng đất
trong tương lai:
Thông qua việc phân tích tiềm năng đất đai hiện có và xu hướng biến động của
các loại đất qua các năm thống kê mà từ đó có sự đánh giá, phân tích làm cơ sở
đònh hướng việc sử dụng đất trong tương lai một cách có hiệu quả.
4. Mối liên hệ của công tác thống kê, kiểm kê đất đai với các nội dung

quản lý về đất đai
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai:
Đây là cơ sở pháp lý cho các nội dung khác thực hiện. Bên cạnh đó ban hành
các văn bản này cũng đảm bảo tính thống nhất về quy trình thực hiện của các nội
dung quản lý nhà nước về đất đai. Đối với nội dung thống kê, kiểm kê đất đai thì
việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai tạo được sự thống nhất về
số liệu, tài liệu, bản đồ cũng như quy trình thực hiện từ trung ương đến đòa phương,
Trang 6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

hệ thống bản biểu, các tiêu chí phân loại đất, đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý
… Ngược lại, trong quá trình thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai sẽ là cơ
sở để phát hiện ra những ưu, nhược điểm đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục
những nhược điểm này từ đó hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai trong kỳ tiếp theo.
- Công tác lập và quản lý hồ sơ đòa giới hành chính:
Việc lập và quản lý hồ sơ đòa giới hành chính có ý nghóa quan trọng trong công
tác quản lý đất đai, tránh sự quản lý chồng chéo lên nhau giữa các đơn vò hành
chính phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê. Việc xác đònh rõ ranh giới hành
chính là việc làm rất cần thiết, nhầm tránh thống kê diện tích giữa các đơn vò hành
chính bò thừa hay thiếu dẫn đến tình trạng tổng diện tích thống kê không chính xác.
Đồng thời thông qua công tác thống kê, kiểm kê cũng góp phần xác đònh chính xác
diện tích quỹ đất đai trong ranh giới hành chính hiện hữu.
- Công tác đo đạc thành lập bản đồ đòa chính:
Bản đồ đòa chính và sổ giả ngoại đi kèm là nguồn tài liệu cơ sở quan trọng để
xác đònh vò trí, hình thể, kích thước, loại đất, tên chủ sử dụng. Từ nguồn tài liệu này

sẽ làm cơ sở để thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai một cách có hiệu quả,
là cơ sở để chúng ta đi đối soát ngoài thực đòa, tổng hợp diện tích theo từng loại đất,
theo từng đối tượng sử dụng đúng theo yêu cầu của công tác thống kê, kiểm kê đất
đai đồng thời làm bản đồ nền để xây dựng bản đồ hiện trạng và những loại bản đồ
khác. Nhưng cũng thông qua công tác thống kê, kiểm kê đất đai sẽ làm cơ sở để
chỉnh lý cập nhật bản đồ đất đai trên bản đồ đòa chính, tăng độ chính xác cho bản đồ
đòa chính tại thời điểm thống kê, kiểm kê.
- Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất:
Đây là nội dung rất quan trọng giúp cho nhà nước quản lý đất đai, có cái nhìn
đònh hướng trong tương lai về việc sử dụng đất ở đòa phương mình. Dựa vào quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho công tác giao đất, cho thuê đất sau này.
Nhờ vào việc thống kê, kiểm kê đất đai sẽ biết được hiện trạng sử dụng đất, từ đó
sẽ đánh giá hiện trạng sử dụng đất hiện tại của đòa phương đã hợp lý hay chưa, có
phù hợp với đònh hướng phát triển kinh tế – xã hội của vùng hay không. Trên cơ sở
đó sẽ điều chỉnh, bố trí, sắp xếp lại việc sử dụng đất cho hợp lý, khoa học và có
hiệu quả.
- Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Đối với công tác thống kê, kiểm kê đất đai thì các quyết đònh giao đất, cho
thuê đất, các dự án trên đòa bàn đòa phương là cơ sở để xác đònh mục đích sử dụng
đất, đối tượng sử dụng đất. Mặc dù là các dự án đó chưa triển khai ngoài thực đòa,
tại thời điểm thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Đồng thời đó cũng là cơ
sở để thực hiện chỉnh lý biến động liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Thông qua công tác thống kê, kiểm kê đất đai sẽ rà soát lại việc giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở đòa phương, giúp cho người quản lý
đất đai nắm bắt được việc sử dụng đất ở đòa phương mình.
Trang 7


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

- Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Thông qua công tác thống kê, kiểm kê đất đai người quản lý, người sử dụng
đất sẽ rà soát lại tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đòa phương.
Xác đònh được tổng số thửa theo đơn vò hành chính, làm cơ sở cho việc xây dựng kế
hoạch đăng ký cấp giấy, nhất là đăng ký cấp giấy hàng loạt.
Từ những phân tích trên có thể thấy công tác thống kê, kiểm kê đất đai có ý
nghóa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Giúp cho nhà quản lý
nắm chắc được quỹ đất đai của đòa phương về số lượng, từ đó đề ra những chính
sách những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng sử dụng đất ở đòa phương
mình.
II. Một số vấn đề chung về thống kê đất đai
II.1. Khái niệm thống kê đất đai
Thống kê đất đai là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượng trong mối
quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng (tự nhiên, kinh tế – xã hội) số lớn
trong điều kiện thời gian và đòa điểm nhất đònh.
II.2. Đặc điểm, các hình thức cơ bản của thống kê đất đai
1. Đặc điểm cơ bản của thống kê đất đai
- Đặc điểm cơ bản nhất của thống kê đất đai là phải dựa trên cơ sở bản đồ.
Thống kê đất đai muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đo đạc lập bản đồ để tính diện
tích. Thửa đất tuy có vò trí cố đònh nhưng trong quá trình sử dụng do tác động của
con người và thiên nhiên nên luôn có sự biến động về loại đất, chủ sử dụng, hình
thể … vì vậy cần thường xuyên chỉnh lý bản đồ.
- Đặc điểm thứ hai là số liệu thống kê đất đai có ý nghóa pháp lý chặt chẽ. Số
liệu thống kê phải gắn liền với cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất đối với từng
thửa đất cụ thể, công tác thống kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đăng ký đất
đai. Kết quả đăng ký đất càng tốt và sự phối hợp thực hiện các nội dung nhiệm vụ
quản lý đất càng đồng bộ thì giá trò pháp lý số liệu thống kê đất đai càng nâng cao.
Các đặc điểm trên làm cho việc thực hiện công tác thống kê đất đai cần nhiều

lao động, vật tư, kỹ thuật, thời gian, kinh phí … Đòi hỏi người làm công tác thống
kê phải được đào tạo có trình độ chuyên môn đầy đủ.

2. Các hình thức thống kê đất đai
Trang 8


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

Để thực hiện mục đích đã đề ra, ở nước ta hiện nay có hai hình thức thống kê
đất đai:
2.1. Thống kê theo đònh kỳ
Là hình thức tổ chức thống kê đất đai thường xuyên, đònh kỳ theo nội dung,
phương pháp, chế độ báo cáo đã quy đònh thống nhất.
Hiện nay việc thống kê đất đai được tiến hành một năm một lần, việc kiểm kê
đất đai được tiến hành 5 năm một lần theo quy đònh tại điều 53 luật đất đai 2003 với
chế độ báo cáo thống kê kiểm kê được ban hành theo thông tư 28/2004/TT –
BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.2. Điều tra thống kê chuyên về đất
Là hình thức tổ chức điều tra thống kê đất đai không thường xuyên, được tiến
hành theo một kế hoạch, nội dung, phương pháp quy đònh riêng cho mỗi lần điều tra.
Hình thức này được áp dụng khi chưa có quy đònh về báo cáo thống kê đònh kỳ
và khi cần nghiên cứu sâu về một nội dung nào đó mà trong báo cáo đònh kỳ không
có.
II.3. Đối tượng và nhiệm vụ của thống kê đất đai
1. Đối tượng của thống kê đất đai
Thống kê đất đai là một khoa học xã hội, một môn thống kê chuyên nghiên

cứu một trong những nguồn lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế – xã hội đó là đất
đai, có đối tượng nghiên cứu độc lập. Những nét đặc thù của thống kê đất đai xuất
phát từ những đặc điểm các hiện tượng kinh tế – xã hội của đất đai.
Thống kê đất đai chỉ nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội
diễn ra trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai mà không nghiên cứu hiện tượng
tự nhiên có liên quan. Tuy vậy, đất đai là một yếu tố tự nhiên cho nên các điều kiện
tự nhiên có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đất đai. Mặc dù không nghiên cứu
bản chất của các điều kiện tự nhiên, nhưng thống kê đất đai phải sem xét ảnh hưởng
của các điều kiện tự nhiên đến sự biến đổi của đất đai, đến quá trình và kết quả của
quản lý và sử dụng đất.
Đối tượng chính trong việc thống kê là đất đai. Song trong quá trình thực hiện
thống kê phải luôn chú ý đến quy luật số lượng trong thống kê đất đai. Điều này có
ý nghóa quan trọng, nếu không nắm được bản chất của các hoạt động kinh tế – xã
hội trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, thì không thể chỉ ra chính xác về mặt
số lượng và cơ cấu của nó một cách xác thực với hiện trạng sử dụng đất.
2. Nhiệm vụ của thống kê đất đai
Trang 9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

- Xác đònh quy mô đất đai của các đơn vò kinh tế, các đơn vò hành chính và các
vùng kinh tế.
- Nghiên cứu đất đai theo các thành phần kinh tế.
- Xác đònh quy mô, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng để phục vụ cho công
tác quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo việc quản lý và sử dụng đất của các cấp quản
lý.
- Đảm bảo cho việc cải tạo và bảo vệ đất đai đạt kết quả, nâng cao chất lượng

và sự biến đổi các loại đất đai.
- Thu thập tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đất đai và đònh giá
đất trong nền kinh tế thò trường.
- Phân tích quá trình sử dụng đất đai, phát hiện khả nâng tiềm tàng để nâng
cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo sự bền vững về môi trường sinh thái.
3. Ý nghóa của thống kê đất đai
- Phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai
Như phần vai trò của đất đai đối với đời sống kinh tế - xã hội đã khẳng đònh
đất đai là điều kiện tồn tại quan trọng bật nhất của loài người. Vì vậy bất kỳ nước
nào cũng muốn quản lý đất đai để hướng đất đai phục vụ yêu cầu của mình. Để đạt
được mục đích đó yêu cầu nhà nước phải thực hiện quản lý đất đai. Hiến pháp nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam năm 1992 đã quy đònh, đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, vì lợi ít quốc gia và của mỗi người trong
xã hội. Luật đất đai năm 1993 cũng quy đònh những nội dung quản lý nhà nước về
đất đai. Do yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai là vừa quản lý chặt chẽ đất đai
vừa đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý mang lại hiệu quả cao, nên
thống kê đất đai trước hết phải tổng hợp đầy đủ số liệu diện tích đất đai và phân
tích phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, cũng như phân tích đánh giá kết quả và
hiệu quả sử dụng đất do sự tác động của luật đất đai và hệ thống chính sách, pháp
luật của đảng và nhà nước, để từ đó kòp thời điều chỉnh, bổ sung pháp luật, chính
sách cho phù hợp.
- Phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân
Số liệu thống kê quỹ đất đai là cơ sở cần thiết cho việc phân bố các lực lượng
sản xuất nhầm sử dụng đầy đủ, hợp lý lực lượng sản xuất và việc khai thác khả
năng của đất đai. Số liệu thống kê đất đai là cơ sở cần thiết phục vụ cho việc quy
hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các ngành, các đòa
phương nhằm sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất.
II.4. Phương pháp thống kê đất đai
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu tập tư liệu hình thành nên các số liệu
thống kê đất đai. Tùy theo điều kiện, nguồn dữ liệu và khả năng thu thập thông tin,

các số liệu thống kê về đất đai sẽ được hình thành bằng phương pháp tiếp cận trực
tiếp hoăc gián tiếp.
Trang 10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

II.4.1. Phương pháp thống kê trực tiếp
Phương pháp thống kê trực tiếp là phương pháp hình thành nên các số liệu
thống kê về đất đai dựa trên kết quả đo đạt, lập bản đồ và đăng ký đất đai. Như vậy
điều kiện để thực hiện thống kê trực tiếp là phải có các hồ sơ đòa chính. Các căn cứ
và cơ sở để thực hiện thống kê là hồ sơ đòa chính được hình thành và cập nhật ở cấp
cơ sở, nên công việc thống kê phải được tiến hành trình tự từ cấp xã trở lên.
1. Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký đất đai ban đầu
Căn cứ để thực hiện thống kê là “sổ mục kê đất”. Đối với cấp xã có thời điểm
đăng ký đất đai ban đầu cách xa thời điểm thống kê, trong khoảng thời gian đó
ngoài thực tế có một số biến động về đất đai nhưng trong sổ sách, hồ sơ đòa chính
chưa được cập nhật kòp thời, các số liệu chưa được điều chỉnh và các biến động
thường xuyên chưa được theo dõi,… thì các dữ liệu trong hồ sơ đòa chính không còn
phù hợp với thực đòa. Trong trường hợp này, trước khi thực hiện thống kê đất đai
phải tổ chức chỉnh lý hồ sơ đòa chính bằng cách: mang bản đồ đòa chính ra thực đòa
đối chiếu, chỉnh lý hình thể thửa đất, đo đạc, loại đất và tính lại diện tích, sau đó
chỉnh lý lại sổ sách đối với các thửa đất có sự biến động về hình thể, diện tích, loại
đất, mục đích sử dụng, chủ thể sử dụng ,… và tổng hợp lại trong sổ mục kê. Những
số liệu về biến động đất đai thu được sau khi điều chỉnh sẽ được đưa vào biểu thống
kê tình hình biến động đất đai.
2. Thống kê đất đai từ kết quả đăng ký biến động thường xuyên sau khi
đăng ký ban đầu

Việc đăng ký, quản lý biến động thường xuyên về đất đai là nguồn dữ liệu hết
sức quan trọng để thực hiện thống kê số lượng và thống kê biến động đất đai giữa
hai thời kỳ thống kê. Căn cứ trực tiếp để thực hiện thống kê biến động về đất đai là
sổ theo dõi biến động đất đai cấp xã, phường. Trước khi tiến hành thống kê cần phải
kiểm tra, rà soát lại bản đồ, sổ sách đối chiếu với thực đòa để phát hiện những bỏ
sót biến động thực tế chưa được chỉnh lý phản ánh trên bản đồ và trên sổ sách. Trên
thực tế có nhiều biến động mục đích sử dụng, chủ thể sử dụng nhưng người sử dụng
đất không khai báo và đăng ký biến động. Những biến động này cần được chú ý
điều chỉnh khi tiến hành công tác thống kê.
Sau khi có đầy đủ các thông tin về tình hình biến động, chúng ta tiến hành
phản ánh tất cả các thông tin về biến động mỗi loại đất vào bảng theo dõi biến
động đất đai, tổng cộng các dòng các cột để có được các số liệu về biến động tăng
và biến động giảm trong kỳ thống kê. Sau khi có đầy đủ các số liệu về biến động
tăng, giảm của từng loại đất đai cần thống kê, tiến hành lập bản thống kê tình hình
biến động đất đai.

Trang 11


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

3. Thống kê đất đai từ kết quả đo đạc, lập bản đồ nhưng chưa đăng ký
ban đầu
Có những vùng, toàn bộ diện tích đất đai đã được đo đạc, lập bản đồ nhưng
chưa tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này để có
số liệu biểu mẩu thống kê đưa vào biểu mẩu thống kê cần thực hiện lập sổ mục kê
tạm thời để tổng hợp thông tin từ các bản đồ đo đạc. Nếu có những biến động đất
đai từ khi khi đo đạc lập bản đồ đến khi lập sổ mục kê tạm thời thì cần đối chiếu để

chỉnh lý các thông tin trên bản đồ cho phù hợp với thực đòa rồi mới lập sổ mục kê
tạm thời. Những số liệu thống kê thu được qua việc lập sổ mục kê tạm chỉ phản ánh
được hiện trạng về quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất chứ chưa có đủ cơ sở pháp lý
về chủ thể sử dụng đất cũng như mục đích sử dụng đất.
Phương pháp thống kê trực tiếp có ưu điểm là cung cấp cho chúng ta số liệu
khá chính xác. Tuy nhiên, nếu các nguồn thông tin ban đầu, các tài liệu hồ sơ đòa
chính không đầy đủ hoặc công việc thống kê không đủ điều kiện để tiến hành đồng
loạt từ cấp cơ sở mà chỉ cần tổng hợp để có thông tin về một vài loại đất đai nào
phục vụ cho mục đích chuyên biệt, thì công tác thống kê trực tiếp không thể áp
dụng được. Trong trường hợp này chúng ta phải áp dụng phương pháp thống kê gián
tiếp.
II.4.2. Phương pháp thống kê gián tiếp
Phương pháp thống kê gián tiếp là phương pháp dựa vào nguồn số liệu trung
gian sẵn có để tính toán ra các số liệu thống kê đất đai. Phương pháp này nhìn
chung không chính xác và tiếu cơ sở pháp lý. Tuy vậy, phương pháp thống kê gián
tiếp là phương pháp duy nhất để xác đònh được các số liệu thống kê về đất đai đối
với những nơi chưa có điều kiện tiến hành công tác đo đạc lập bản đồ, hoặc các
thông tin biến động trong kỳ không được đăng ký, quản lý theo dõi và cập nhật. Nó
cũng là phương pháp để xác đònh các số liệu thống kê của một vùng hoặc cả nước
mà không cần, hoặc không có điều kiện tiến hành tuần tự các bước thống kê trực
tiếp từ cấp cơ sở.

Trang 12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

PHẦN II. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

I. Khái quát đòa bàn nghiên cứu
I.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vò trí đòa lý
Giang Điền nằm ở phía tây nam huyện Trảng Bom, tiếp giáp với huyện Long
Thành, cách thò trấn Trảng Bom 3,5 Km. Có tổng diện tích tự nhiên là 892,58 ha,
chiếm 2,74% diện tích tự nhiên của huyện. Xã được chia làm 5 ấp

p Xây Dựng, p Bảo Vệ, p Độc Lập, p Hòa Bình>. Ranh giới tiếp giáp với:
- Phía bắc giáp xã Quảng Tiến, Bình Minh;
- Phía nam giáp xã An Viễn, huyện Long Thành;
- Phía đông giáp xã Đồi 61 và An Viễn;
- Phía tây giáp huyện Long Thành;
Tọa độ đòa lý: Từ 10053’53” đến 10055’56” độ Vó Bắc.
Từ 106059’17” đến 106059’48” độ Kinh Đông.
Trên đòa bàn xã có đường liên xã Bình Minh – Giang Điền, là tuyến đường
giao thông quan trọng nối đường QL1A với trung tâm xã; có sông Buông chảy theo
hướng từ đông sang tây chia cắt đòa hình xã thành 2 phần, nên ở vò trí này xã ít
thuận lợi về giao thông giao lưu kinh tế xã hội với bên ngoài.
1.2. Đòa hình, đòa mạo
Đòa hình dạng bán sơn đòa, thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
Sông Buông chảy ngang qua đòa phận xã chia cắt đòa hình làm 2 phần rõ rệt nghiên
vào nhau, phía bắc cao hơn và có độ dốc lớn, phía nam thấp và thoải. Có thể chia
làm 2 dạng đòa hình chính như sau:
- Đòa hình đồi dốc thấp 3 – 80 chủ yếu sử dụng vào mục đích trồng cây hàng
năm như: mì, bắp … hoặc trồng các cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao
su, cà phê và các loại cây lâu năm khác.
- Đòa hình bằng, phân bố chủ yếu dọc theo sông Buông, phần phía bắc và nam
của xã, độ dốc < 30, thuận lợi cho việc phát triển cây hàng năm như; lúa, bắp,
đậu phộng, mía …
1.3. Thời tiết - khí hậu


+ Xã Giang Điền nói riêng, huyện Trảng Bom nói chung nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa, cận xích đạo, phù hợp với khí hậu vùng đông nam bộ và được chia làm
2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:
Trang 13


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

* Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mưa chủ yếu tập trung vào 3
tháng 7, 8, 9 với lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 mm. Mùa mưa có gió mùa
tây nam mang nhiều hơi ấm từ ấn độ dương, thuộc không khí xích đạo và nhiệt đới
có đặc tính nóng ẩm vào mùa mưa.
* Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau và chòu tác động của
gió mùa đông bắc, mang tính chất chủ yếu của vành đai tín phong và không khí
nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và hầu như không có mưa. Vào mùa khô thỉnh thoảng vẫn
còn sương muối xuất hiện vào khoảng tháng 12 và tháng 01 năm sau.
+ Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 25 – 260C, nhiệt độ tối cao đạt 34
-350C và tối thấp từ 20 – 210C.
+ Độ ẩm không khí trung bình hàng năm đạt 80 – 85%, độ ẩm trung bình hàng
năm tối cao đạt 90 – 93%, độ ẩm trung bình hàng năm tối thấp 20 – 28%.
+ Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 2.000 – 2.600 giờ/năm, mùa khô
chiếm đến 55 – 60% tổng số giờ nắng trong năm.
+ Tốc độ gió trung bình từ 2,0 – 2,5m/s.
Với khí hậu trên là một điều kiện, yếu tố rất thuận lợi cho phát triển kinh tế
đặc biệt là phát triển cây trồng. Tuy nhiên còn có một số yếu tố như : sương mù, gió
nóng, sâu bệnh … là điều kiện gây không ít khó khăn cho việc phát triển cây trồng.
Bảng 1: Một số yếu tố khí hậu huyện Trảng Bom.
TT Chỉ Tiêu

1
Nhiệt độ trung bình năm
2
Nhiệt độ tối cao
3
Nhiệt độ tối thấp
4
Tổng tích ôn
5
Độ ẩm trung bình hàng năm
6
Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất
7
Độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất
8
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm
9
Lượng mưa bình quân năm
10
Tốc độ gió trung bình

Đơn Vò
0
C
0
C
0
C
0
C

%
%
%
MM
MM
M/S

Giá Trò
25 – 26
34 – 35
20 – 21
9.000 – 9.500
80 – 85
90 – 93
20 – 28
1.100 – 1.400
2000
2,0 – 2,5

1.4. Thủy văn và nguồn nước
Hệ thống thuỷ văn chính trên đòa bàn xã là sông Buông (từ ranh xã An Viễn
đến ranh huyện Long Thành) với nhiều khe suối có nước quanh năm và nhiều ao hồ
lớn nhỏ, nên nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú. Tuy nhiên khả năng
cung cấp nước mặt còn nhiều hạn chế do đòa hình cao, nhất là các tháng mùa khô
trong năm.

Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả phân loại đất năm 1995 của tónh và kết quả điều tra chỉnh lý bản
đồ đất trên đòa bàn xã có 3 nhóm đất chính là đất đen, đất xám và đất đỏ, trong đó
chủ yếu là nhóm đất xám (chiếm 68,62% diện tích tự nhiên) với những đặc trưng
khác nhau. Đặc điểm, tính chất thích nghi và sự phân bố đã được đánh giá trong báo
cáo quy hoạch sử dụng đất xã Giang Điền giai đoạn 2002 – 2010. Nhìn chung, các
nhóm đất trên đòa bàn xã có nhiều hạn chế khi sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, nhưng đối với sản xuất rừng trồng và vào mục đích đất phi nông nghệp lại
có nhiều thuận lợi do có nền đòa chất vững chắc. Đây là một yếu tố rất quan trọng
đối với việc xây dựng và phát triển xây dựng, phát triển đô thò của xã. Trên đòa bàn
xã có 3 loại đất chính:
a. Đất đen (luvisols)
Có diện tích là 261,71 ha, chiếm 29,32% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố
dọc theo sông Buông tập trung ở các vùng bằng phẳng đòa hình từ 0 – 30, nhóm đất
này có kết von nhiều ở độ sâu, loại đất này giàu Kation, kiềm trao đổi, độ no Bazơ
cao. Trong đó:
* Đất đen điển hình có kết von nhiều tầng nông với diện tích 442,48 ha
Đất có thành phần cơ giới thòt nặng; có độ chua hoạt tính và trao đổi đạt mức từ
chua ít đến gần trung tính; hàm lượng mùn trung bình, tầng mặt đạt khoảng 3,1 –
3,7% nhưng có sự chênh lệch giảm lớn theo chiều sâu của phẩu diện; đạm tổng số
từ trung bình đến giàu tầng mặt đạt từ 0, 18 đến 0,23%; rất nghèo Kali tổng số; tầng
mặt chỉ khoảng 0,12 – 0,18%; đất phân giải hữu cơ từ yếu đến trung bình, trò số nằm
trong khoảng 9 – 14.
* Đất đen nứt nẻ với diện tích 16,57 ha:
Đất có thành phần cơ giới thòt nặng: có đặc tính từ chua ít đến gần trung tính;
hàm lượng mùn trong đất đạt mức từ trung bình đến giàu, tầng mặt khoảng 3,1 –

6,7% và giảm dần theo chiều sâu phẫu diện; đạm tổng số từ trung bình cho đến
giàu, tầng mặt khoảng 0,11 – 0,25%; rất giàu lân tổng số, tầng mặt khoảng 0,15 –
0,16%; trong khi lân dễ tiêu chỉ ở mức trung bình khoảng 11 – 12mg/100gam đất; rất
nghèo Kali tổng số khoảng 0,10 – 0,11%; độ phân giải hửu cơ yếu C/N tầng mặt
bằng 16.
b. Đất xám (Acrisols)
Đất xám có diện tích lớn nhất xã với 612,49 ha, chiếm 68,62% tổng diện tích tự
nhiên. Phân bố điều về hai phía nam và bắc sông Buông có độ dốc phổ biến từ 3 –
80. Đất này có thành phần cơ giới nhẹ, tươi xốp, khả năng giữ nước rất thấp. Với các
đặc trưng này nên loại đất xám này chỉ thích hợp với các loại cây chòu hạn (mì, một
số cây công nghiệp dài ngày và các loại cây lâu năm khác).
Trang 15


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

* Đặc điểm phát sinh, phân loại và đặc đểm hình thái:
Đất xám được hình thành trên các loại đá mẹ hoặc mẩu chất nghèo kiềm và có
thành phần cơ giới nhẹ, phân bố trong điều kiện nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bò biến
đổi đáng kể, quá trình rữa trôi sét và các cation kiềm xảy ra mạnh mẽ, tạo cho đất
có tầng tích tụ sét (tăng Argic) có dung lượng trao đổi cation thấp (<24me/100gs) và
có bảo hoà Bazơ thấp (<50%).
Đất xám cơ giới nhẹ (Acr) và đất xám gley (Acg) có thành phần cơ giới nhẹ,
thòt pha cát mòn đến thòt pha sét – cát. tầng mặt, cấp hạt sét chiếm khoảng 10 –
22% thậm chí có khu vực chỉ có 6 – 8% sét và có sự gia tăng rõ theo độ sâu. Cấp hạt
cát chiếm 50 – 70% trong đó hầu hết là cát mòn.
Đất xám có kết von (Acf) và đất xám vàng (Acx) có thành phần cơ giới trung
bình: thòt pha sét – cát đến thòt pha sét. Cấp hạt sét ở tầng đất mặt khoảng 22 – 35%

và gia tăng rõ theo chiều sâu.
* Về đặc điểm nông hoá:
Đất xám nhìn chung nghèo mùn, đạm và kali, khoảng 0,06 – 0,16 N, 0,02 – 0,07%
P2O5. Mức độ giữ chặc lân thấp 20 – 30%, lân dễ tiêu nghèo đến rất nghèo chỉ
khoảng 0,6 – 2,5mg/100g đất. Kali tổng số hầu hết ở mức độ trung bình thấp 0,8 –
1,2%.
c. Đất đỏ (Ferrasols)
- Đất đỏ thẩm: có diện tích là 4,07 ha, chiếm 0,460% diện tích toàn xã, được
phát hiện trong quá trình điều tra khảo sát chỉnh lý bản đồ đất. Nhóm đất này có ưu
điểm hơn so với các loại đất khác, ở trong xã đất này có thành phần cơ giới nặng
khả năng thấm nước và giữ ẩm tốt, có kết cấu viên tươi xốp, cation trao đổi trong
đất thấp, độ no bazơ thấp, độ phì cao giàu đạm. Với các đặc tính trên đất này thích
hợp với các loại cây trồng nông nghiệp (cà phê, điều, cây ăn quả, và một số loại
cây lâu năm khác).
Đặc điểm: đất tươi xốp, tầng đất dày, giàu mùn, đam, ít chua, chất lượng tốt.
Rất phù hợp với cây trồng có giá trò kinh tế cao như; cao su, cà phê, tiêu, điều …
- Đất đỏ vàng: có diện tích là 85,25 ha, chiếm 3,32% diện tích toàn xã, tính
chất tương tự như đất đỏ thẩm nhưng chất lượng thấp hơn.
* Nhìn chung đất đai trên đòa bàn xã đơn giản nhưng có thể thích hợp cho nhiều
loại hình sử dụng đất khác nhau (cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây hàng
năm khác).
2.2. Tài nguyên khoáng sản
Các nguồn tài nguyên khoáng sản rất hiếm. Một số mỏ đá sạn làm nguyên vật
liệu xây dựng (phân bố rải rác ở ấp hoà bình), mỏ than bùn với trữ lượng nhỏ(phân
bố ở ấp hoà bình, ấp độc lập).

Trang 16


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

3. Cảnh quan, môi trường
Tương đối tốt nhờ sông Buông và sự phân bố dân cư tập chung tách biệt với
các vùng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm do chất thải sinh hoạt,
chăn nuôi, chế biến nông sản chưa được sử lý, … đang ngày càng đe doạ đến cân
bằng sinh thái, nguồn nước, không khí và đất đai.
4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho xã những lợi thế vã
những hạn chế sau:
* Thuận lơi:
- Cùng với xu hướng phát triển của huyện, trên đòa bàn xã đã có khu du lòch
thác Giang Điền mới được đưa vào hoạt động, với lượng khách tương đối đông đặc
biệt là các ngày lễ, tết.
- Nằm trong đòa bàn kinh tế phía nam, gần trung tâm kinh tế của tỉnh, Khu công
nghiệp AMATA và khu công nghiệp Biên Hoà I, II nên thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế, trao đổi và giao lưu hàng hoá và đầu tư xây dựng khu công nghiệp Giang
Điền trong giai đoạn mới.
- Khí hậu ôn hoà, tổng tích ôn cao, giàu ánh sáng, ít gió bão, không có mùa
đông lạnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhiệt đới phát triển.
- Tài nguyên đất đơn giản thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển tạo nên
tính đa dạng trong phát triển nông nghiệp
- Với nguồn nước ngầm tương đối dồi dào nên đa số hộ dân có nước sạch sinh
hoạt, bên cạch đó tận dụng vào sản xuất nông nghiệp.
* Khó khăn:
- Do chế độ mưa tập trung theo mùa , lượng mưa không ổn đònh, có mùa mưa
sớm có mùa mưa muộn làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mùa
nắng thiếu nước tưới trong sản xuất nên gặp nhiều khó khăn, không có đập nước
vào mùa khô.

- Với độ dốc từ 3 – 80 nên mỗi khi có mưa dẫn đến quá trình rửa trôi, sói mòn
làm cho đất trở nên bạc màu và cỗi nếu không có biện pháp bảo vệ.
- Nguồn nước ngầm nhiễm phèn tới 50%.
I.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1. Về kinh tế
Giang Điền là xã có nền kinh tế phát triển đa dạng gồm nông nghiệp, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dòch vụ.
Có vò trí đòa lý thuận lợi nên đã thu hút được các nhà đầu tư phát triển khu du
lòch thác Giang Điền và nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp khác trên đòa bàn xã. Song
song với phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghành thương mại dòch vụ cũng phát triển
tạo ra thế cân bằng hổ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển, tạo nên sự chuyển
Trang 17


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa

dòch cơ cấu kinh tế hợp lý. Nghành nông nghiệp tuy tạo ra giá trò sản phẩm không
cao nhưng nhưng phần lớn dân số trên đòa bàn xã sống dựa vào sản xuất nông
nghiệp.
Sự phát triển trong các lónh vực công nghiệp và thương mại dòch vụ kéo theo
quá trình đô thò hoá và tạo ra những nhu cầu sử dụng đất mới, nhằm đảm bảo sự hài
hoà trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội, làm cho diện tích đất nông nghiệp
trên đòa bàn xã có xu thuế bò thu hẹp để chuyển đổi sang các loại đất phi nông
nghiệp.
2. Chuyển dòch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dòch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây
dựng và dòch vụ thương mại, giảm dần tỷ trọng nghành nông nghiệp. Tuy nhiên,
nghành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tê của đòa

phương. Thu nhập bình quân đầu người tăng điều qua các năm, năm 1995 là 1,5
triệu đồng/người/năm, năm 2001 là 3 triệu đồng/người/năm, năm 2004 là 2,93 triệu
đồng/người/năm, năm 2005 là 3 triệu đồng/người/năm, ước tính đến năm 2007 là 4
triệu đồng/người/năm. Điều này cho thấy mức sống của nhân dân trong xã đang dần
được cải thiện.
3. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế
3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
3.1.1. Trồng trọt
Nhìn chung tình hình trồng trọt trong những năm qua có những thuận lợi: Uỷ
ban nhân dân xã đã tổ chức các nghành, các cấp thống nhất kế hoạch, quy hoạch
vùng diện tích gieo trồng cụ thể và gieo cấy đồng bộ, chỉ đạo cho các tổ chức thuỷ
nông nạo vét kênh mương và quả lý chặt chẽ trong việc sử dụng hợp lý nguồn nước.
Đồng thời uỷ ban nhân dân xã cùng tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển giao công
nghệ khoa học - kỷ thuật tiến bộ vào sản xuất như; đã mở các lớp tập huấn khuyến
nông, hướng dẫn bà con nông dân về việc áp dụng các giống mới và cách phòng
ngừa dòch bệnh, dòch chuột, … bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn:
giá cả nông sản biến động mạnh, thiếu vốn đầu tư, đường giao thông đi lại sản xuất
hư hại nhiều gây trở ngại cho nông dân nhất là ở cuối vụ thu hoạch. Sự phát triển
khu du lòch, các tiểu thủ công nghiệp dòch vụ đã thu hút lao động chuyển đổi nghề.
Thời tiết không ổn đònh như: nắng nóng kéo dài dẫn tới không đủ nước tưới, sâu
bệnh …

Tình hình trồng trọt qua các năm của xã được thể hiện qua bản sau:
Trang 18


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Văn Nghĩa


Bảng 02: tình hình trồng trọt qua các năm của xã Giang Điền.
ĐVT
2000
2002
2004
SẢN LƯNG
Năng suất lúa bình quân cả
Ta/ha
30,0
31,0
32,5
năm
Sản lượng lúa bình quân cả
Tấn
347,0
417,0
107,2
năm
Năng suất cây có bột khác
Tạ/ha
180,1
193,0
218,3
( mì )
Sản lượng cây có bột khác
Tấn
11.420,0 11.694,0 11.851,0
( mì )
Năng suất rau các loại
Tạ/ha

97,0
94,0
100,0
Sản lượng rau các loại
Tấn
223,0
217,0
230,0
Năng suất đậu các loại khác
Tạ/ha
6,0
8,0
8,0
Sản lượng đậu các loại khác
Tấn
1,2
2,0
1,6
Năng suất đậu phộng
Tạ/ha
8,0
8,0
9,5
Sản lượng đậu phộng
Tấn
2,4
2,0
1,9
Năng suất cây lâu năm
Tạ/ha

7,9
6,6
8,8
( điều )
Sản lượng cây lâu năm
Tân
30,9
22,8
27,2
( điều )

2006
33,0
97,2
230,3
11.650,1
120,0
260,9
9,1
2,0
10,2
2,4
9,0
28,0

3.1.2. Chăn nuôi
Nhìn chung, nghành chăn nuôi mang lại nhiều lợi nhuận cho nhân dân trong
việc cải thiện kinh tế gia đình, đồng thời cũng giải quyết phần nào nạn thất nghiệp
tại đòa phương. Nhưng cần phải có sự quan tâm của nhà nước về mặt hổ trợ vốn, kỷ
thuật để đảm bảo môi trường và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Chăn nuôi là

lónh vực không thể thiếu trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay
trên đòa bàn xã chăn nuôi phát triển chủ yếu là chăn nuôi cá thể theo kiểu hộ gia
đình, cá nhân với các loại vật nuôi chủ yếu như; trâu, bò, heo và các loại gia cầm
khác. Các loại vật nuôi điều có xu hướng tăng dần qua các năm (năm 2000 tổng
lượng đàn heo là 9.309 con; đàn trâu, bò là 308 con và đàn gia cầm là 14.796 con
đến năm 2006 số lượng đàn heo là 25.500 con tăng, tăng 16.161 con so với năm
2000; đàn trâu, bò 256 con, giảm 52 con so với năm 2000. riêng đàn gia cầm do ảnh
hưởng của dòch cúm gia cầm đến cuối năm 2006 chỉ còn 8.500 con, giảm so với năm
2000 là 6.296 con ). Ngoài giá trò cung cấp thực phẩm phục vụ nhu cầu của con
người, nghành chăn nuôi phát triển còn cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng, cải
tạo đất. Vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng phát triển nghành chăn nuôi hơn
nữa, có chính sách ưu tiên phát triển theo mô hình trang trại.
Bảng 03: tình hình chăn nuôi qua các năm xã Giang Điền.
ĐVT
2000
2002
2004
Trang 19

2006


×