BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2006
HUYỆN ĐẮPƠ TỈNH GAI LAI
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH
:
:
:
:
:
TRẦN VĂN THƯỞNG
04333052
CD04CQ
20034 – 2007
Quản Lý Đât Đai
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2007
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất con xin thành kính gởi đến Ba Mẹ,
Anh Em cùng với những người thân đã sinh thành và hết lòng nuôi dạy con. Con luôn
biết ơn Ba Mẹ đã hy sinh nhiều vì con, luôn bên cạnh sẻ chia cùng con để con có được
ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn: Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản đã tạo điều kiện cho
chúng em được học tập từ khi bước chân vào giảng đường đại học đến khi chúng em
hoàn thành luận văn và tạo nền tảng cho công việc sau này.
Xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Ngọc Thy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và truyền
đạt cho chúng em những kinh nghiệm quý báu làm hành trang vào đời. Xin cảm ơn Cô
đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản cùng toàn thể các
Thầy Cô đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Lời cuối cùng gởi đến các bạn lớp CD04CQ và các bạn bè thân thương đã đồng
hành cùng mình trong những năm tháng qua dưới mái trường thân yêu một tình cảm
chân thành nhất.
Chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Trần Văn Thưởng
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trần Văn Thưởng
Đề tài: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2006 huyên Đak Pơ –
tỉnh Gia Lai.
Giáo viên hướng dẫn:Th S Nguyễn Thị Ngọc Thy
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nhằm rút ra những ưu – khuyết điểm
của quá trình sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý sử dụng đất, công
tác xây dựng kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Trong quá trình đánh giá hiện
trạng sử dụng đất có sử dụng tài liệu do các phòng ban cung cấp. Dựa trên hiện trạng
sử dụng đất của huyện và căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 huyện Đak Pơ như sau:
- Tổng diện tích đất tự nhiên: 50.305,18 ha
+ Đất nông nghiệp: 40.333,648005 ha, chiếm 80,18% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất phi nông nghiệp: 3.705,375595 ha, chiếm 7,37% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 6.266,1564 ha, chiếm 12,43% tổng diện tích tự nhiên.
Để đánh giá hiện trạng sử dụng đất đã sử dụng các phương pháp: thống
kê, phân tích, so sánh, biểu đồ, phương pháp chuyên gia…
Kết quả đạt được từ đề tài sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa
phương có cái nhìn đúng về thực trạng sử dụng đất tại địa bàn mình quản lý để từ đó
có những chủ trương chính sách áp dụng cho phù hợp.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến quá
trình quản lý, sử dụng đất.
Hiện trạng phát triển kinh tễ - xã hội gây áp lực đối với đất đai.
Đánh giá tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2006.
Đề xuất phương hướng sử dụng đất trong thời gian tới.
Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trang
3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
5
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6
III.1 Nội dung nghiên cứu
6
III.2 Phương pháp nghiên cứu
6
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGIÊN CỨU
7
IV.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
cảnh quan – môi trường
7
IV.2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
16
IV.3 Đánh giá tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai
36
IV.4 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
40
IV.5 Đánh giá tình hình biến động đất đai
52
IV.6 Đề xuất phương hướng sử dụng đất trong thời gian tới
60
PHẦN V: KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
61
V.1 Kết luận
61
V.2 Kiến nghị
62
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.1 Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của Quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc
phòng. Việc sử dụng đất đai hợp lý nhằm mang lai hiệu quả kinh tế cao phục vụ cho
công cuộc xây dựng đất nước là yêu cầu khách quan và cấp bách.
Hiện trạng sử dụng đất là tấm gương phản chiếu hoạt động của con
người lên tài nguyên đất đai, hiện trạng sử dụng đất là kết quả của quá trình sử dụng và
chọn lọc của con người, các loại hình sử dụng đất hiện tại đã được con người chấp
nhận, nghĩa là các loại hình này đã đáp ứng được với đặc trưng tự nhiên và được chấp
thuận về mặt xã hội và đã có hiệu quả đối với người sử dụng đất, thông qua đánh giá
hiện trạng sử dụng đất nhằm rút ra những ưu khuyết điểm của quá trình quản lý và sử
dụng đất, làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Đak Pơ là huyện mới của tỉnh Gia Lai, được thành lập theo Nghị định số
155/2003/NĐ –CP, ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở
tách 7 xã của huyện An Khê bao gồm: Tân An, Cư An, Phú An, Ya Hội, An Thành,
Yang Bắc và Hà Tam, đồng thời thành lập mới thêm xã Đak Pơ. Toàn huyện có tổng
diện tích tự nhiên là 50.305,18 ha, dân số 37.892 người, mật độ dân số 75,3
người/km2.
Là huyện nằm trên trục Quốc lộ 19 có đưòng Hồ Chí Minh chạy qua,
cách cảng biển Quy Nhơn 80 km về phía Đông, cách Thị xã An Khê 10 km, Đak Pơ có
vị trí quan trọng Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, củng cố an ninh quốc
phòng của tỉnh Gia Lai và cả Tây Nguyên.
Tuy nhiên, là một huyên miền núi mới được thành lập nên Đak Pơ còn
gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế – xã hội, củng cố an ninh quốc
phòng:
- Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Các xã được tách ra đều là xã thuần nông, các ngành công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, du lịch và dịch vụ chưa phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V khoá IX.
- Sản xuất của nhân dân còn manh mún nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu
của thị trường, sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản thấp, chưa hình thành các
vùng nguyên liệu tập trung, từng bước chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hoá.
- Toàn huyện có 8.234 người là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 27,7 %
dân số của huyện, số hộ thuộc diện đói nghèo còn nhiều 845 hộ/7.515 hộ chiếm
11,25%, đa số hộ đói nghèo đều tập trung ở đồng bào dân tộc, hơn nữa trình độ dân
trình độ dân trí của đại bộ phận đồng bào còn thấp. Do vậy, công tác xoá đói giảm
nghèo và nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Nền kinh tế chưa được định hình một cách cụ thể, bên cạnh đó việc
đánh giá tổng hợp thực trạng về kinh tế – xã hội chưa được chính xác và cụ thể dẫn
đến việc đề ra các chỉ tiêu phát triển tổng thể kinh tế –xã hội của huyện không sát với
thực tế.
Trang 1
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
Từ những thực tế trên, được sự chấp thuận của khoa Quản Lý Đất Đai &
Bất Động Sản tôi thực hiện đề tài:”Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Đak Pơ
năm 2006”
I.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sử dụng các loại đất theo đối tượng sử dụng đất làm
cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất nói riêng và nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội nói chung trên cơ sở đó đề xuất chính sách quản lý và sử dụng đất có hiệu
qủa.
- Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất thông qua việc so sánh cơ cấu sử
dụng đất hiện tại với các thời kì kiểm kê, từ đó rút ra các nguyên nhân làm biến động
đất đai, các tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng đất, có biện pháp điều chỉnh cho
thích hợp.
- Tăng cường các biện pháp sử dụng đất trên địa bàn huyện cho hợp lý,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên.
I.3 Yêu cầu của đề tài
- Số liệu phản ánh được diện tích các loại đất theo thành phần kinh tế
sử dụng đất trên thực tế năm 2006 huyện Đak Pơ.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của huyện
phải thật chính xác.
- Hiệu chỉnh số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
I.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh
quan môi trường trên địa bàn huyện Đak Pơ.
- Quỹ đất đai của huyện Đak Pơ.
- Phương hướng sử dụng đất trong thời gian tới.
I.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu là địa bàn huyện Đak Pơ tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, do
thời gian có hạn nên không nghiên cứu chi tiết từng xã trên địa bàn.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
II.1 Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hịa x hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đ dược
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001-QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội
khóa X, kỳ họp thứ 10.
- Luật đất đai năm 1998 và năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 thàng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai.
Trang 2
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
- Thông tư số 28/2004/TT – BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống lê, liểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 30/2004/TT – BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh
hưởng đến quá trình quản lý, sử dụng đất.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tễ - xã hội gây áp lực đối với đất đai.
- Đánh giá tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2006.
- Đánh giá tình hình biến động đất đai.
- Đề xuất phương hướng sử dụng đất trong thời gian tới.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
III.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
+ Thống kê số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội và hiện trạng sử dụng đất
qua các năm.
+ Thống kê số liệu hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở điều tra địa bàn từng xã của
huyện.
- Phương pháp bản đồ
+ Đối soát chỉnh lý, khoanh vẽ lên bản đồ địa chính những chỉ tiêu cần biể thị.
+ Thu tỷ lệ bản đồ.
+ Đối chiếu và lồng ghép lên bản đồ địa chính đã xác định ranh giới hành chính.
+ Biên vẽ trình bày bản đồ.
- Phương pháp phân tích số liệu
+ Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý sử dụng đất.
- Phương pháp điều tra
+ Thu thập số liệu, tài liệu bản đồ, về hiện trạng sử dụng đất liên quan đến tình hình sử
dụng đất
- Phương pháp chuyên gia
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGIÊN CỨU
IV.1 Đánh giá diều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
IV.1.1 Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên – cảnh quan – môi trường
IV.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Đak Pơ là huyện miền núi nằm ở phía Đông dãy núi Trường Sơn, tiếp
giáp với Thi xã An Khê cửa ngõ phía Đông của tỉnh Gia Lai theo Quốc lộ 19 đi xuống
Trang 3
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
các tỉnh Duyên hải Miền Trung, ra cảng Quy Nhơn. Huyên Đak Pơ có tọa độ địa lý và
giáp danh với các đơn vị phụ cận như sau:
- Về tọa độ địa lý:
+ Từ 108o23’27’’ đến 109o02’30’’ kinh độ Đông
+ Từ 13o78’91’’ đến 14o06’76’’ vĩ độ Bắc
- Về giáp danh:
+ Phía Đông giáp Thị xã An Khê và tỉnh Bình Định
+ PhíaTây giáp huyệh Mang Yang
+ Phía Nam giáp huyện Kông Chro
+ Phía Bắc giáp huyện K’Bang và Thị xã An Khê
Qua huyện có Quốc lộ 19, đường Hồ Chí Minh là những trục đường giao
thông quan trọng nối huyện với các tỉnh Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên, nằm
cách Thị xã An khê 10 km, Đak Pơ nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây.
Với vị trí đại lý, điều kiện tự nhiên như trên, Đak Pơ có lợi thế trong
trao đổi liên vùng về kinh tế – xã hội - an ninh – quốc phòng, thu hút khoa học kĩ
thuật, vốn và lao động cũng như tiêu thụ sản phẩm từ các tỉnh Duyên hải và Tây
Nguyên.
2. Địa hình địa mạo
Huyện Đak Pơ nằm ở sườn Đông Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam từ Tây sang Đông.
Địa hình được chia thành 3 dạng, phân bố thành 3 tiểu vùng khá rõ rệt.
a. Địa hình núi thấp trung bình
Phân bố ở Đông – Đông Bắc của huyện, diện tích chiếm 38,5% tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ cao của tiểu vùng này trung bình từ 400 – 450 m,
thấp nhất là ở phía Đông giáp với vùng trũng Đak Pơ.
Đặc điểm địa hình có dạng núi thấp đất đai chủ yếu là đất mùn đỏ vàng
và đất đỏ vàng trên đá Mắcmaxít và biến chất, tầng mỏng 50 – 70 cm, độ dốc trên 20o.
Trong thung lũng có đất xám trên đá Granít, phù xa suối và tầng dày trên 70 cm, độ
dốc dưới 25o. Đây là nơi có thể mở rộng diện tích đất nông nghệp. Trên đỉnh và sườn
núi thảm thực vật rừng rất tốt, độ che phủ cao (80 – 90%). Trong thung lũng, trên địa
hình bằng thấp một số nơi đã bị khai phá làm nương rẫy, hình thành các thảm cỏ và
cây bụi, cây rải rác xen các nương rẫy. Khí hậu của vùng có dạng nhiệt đới ẩm, mát
mẻ.
b. Địa hình núi cao
Kéo dài từ phía Tây Bắc của huyện giáp huyện Mang Yang tới phía Nam
huyện giáp huyện Kông Chro. Còn phía Tây, theo thung lũng sông Ba giáp với vùng
núi xã Ya Hội tới hết ranh giới phía Đông của huyện giáp với vùng núi thấp tỉnh Bình
Định. Bề mặt bằng phẳng, sườn bị chia cắt tạo thành các dải đồi lượn sóng vừa. Đỉnh
đồi bằng phẳng độ dốc từ 3 – 8o, sườn dốc 15 – 25o. Chân dốc dải đồi là các dòng suối
đổ về sông Ba và suối Đak H Way.
c. Địa hình trũng thấp
Nằm về hướng Đông – Đông Nam của huyện, cả vùng đặc trưng bởi
kiểu địa hình bóc mòn với các đồi sót tạo thành do hoạt động xâm thực bóc mòn của
sông Ba và các phụ lưu. Bề mặt có dạng độ cao bằng phẳng, độ dốc dưới 15o. Đất đai
chủ yếu là đất xám trên Granít, tầng dày trên 70 cm, ven sông suối có đất phù sa, dốc
tụ. Hiện nay là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện với các loại cây trồng
Trang 4
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
chính là mía, hoa màu, lương thực. Những nơi chưa được canh tác là thảm cỏ tự
nhiên và cây bụi.
3. Đặc điểm khí hậu và thời tiết
Với vị trí địa lý có tính chất chuyển tiếp giữa vùng Duyên hải với Tây
Nguyên và vùng trũng Đak Pơ cùng với độ cao địa hình trung bình 400 – 500 m nên
khí hậu của Đak Pơ mang sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng
đồng thời của 2 vùng khí hậu Tây Nguyên và Duyên hải, nên nhiệt độ điều hoà hơn.
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình 22 – 25oC
- Nhiệt độ tối cao 35oC (tháng 6)
- Nhiệt độ tối thấp 19oC (tháng 1), đặc biệt có năm xuống còn 15oC.
- Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa từ 6 – 7oC, giữa ngày và đêm khoảng
o
12 -15 C.
-Tổng tích ôn từ 7.900 – 8.200oC.
b. Chế độ mưa và bốc hơi
Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.900 – 2.200 mm, phân bố không
đồng đều giữa 2 phía Đông và Tây của huyện.
Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, lượng mưa lớn (1.700 – 1.900 mm)
với 120 – 160 ngày mưa, chiếm 80 – 90% lượng mưa cả năm.
Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 năm sau và mức độ khô hạn không gay
gắt như cao nguyên PleiKu.
Ngược lại với quy luật phân bố lượmg mưa theo thời gian, lượng bốc hơi
tăng trong các tháng mùa khô và giảm vào các tháng mùa mưa.
c. Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành ở Đak Pơ thay đổi theo mùa rõ rệt. Chế độ gió
mang sắc thái của gió mùa khu vực Đông Nam Á. Về mùa Đông, hướng gió chiếm ưu
thế là hướng Đông Bắc với tần suất xấp xỉ 70%. Mùa hè, gió thịnh hành có hướng
gần như đối lập với hướng gió mùa Đông, trong đó hướng Tây và Tây Nam chiếm ưu
thế tuyệt đối xấp xỉ 90%.
Tốc độ gió trung bình là 3 m/s và ít thay đổi qua các tháng, các mùa song
có sự khác nhau giữa các tiểu vùng do ảnh hưởng của địa hình. Ơ những vùng thung
lũng thấp và kín gió, tốc độ gió nhỏ hơn ở các vùng cao nguyên ít gió.
d. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm tương đối trung bình năm 83%
- Độ ẩm tương đối cao nhất 88%
- Độ ẩm tương đối thấp nhất 77%
e. Nắng
Số giờ nắng trung bình cả năm là 2.200 – 2.600 giờ.
4. Thuỷ văn
Huyện Đak Pơ có hệ thống sông suối tương đối nhiều, phân bố đều khắp
trên lãnh thổ, đặc biệt có sông Ba là lưu vực chính chảy từ hướng Bắc về hướng
Nam, có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Các hệ thống suối lớn như Đak Xà Woòng,
Đak Ra, Cà Tung, Đak H Way….Các suối có nước quanh năm, phân bố đều khắp trên
toàn huyện, nguồn nước mặt có lưu lượng khá lớn đây là nguồn dự trữ và cung cấp
nước mặt chủ yếu của huyện trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, tưới
tiêu, phục vụ các ngành sản xuất, dịch vụ cũng như sinh hoạt của người dân.
Trang 5
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
IV.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện phân theo mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp: 40.333,648005 ha chiếm 80,18%
- Đất phi nông nghiệp:
3.705,375595 ha chiếm 7,36%
- Đất chưa sử dụng: 6.266,1564 ha chiếm 12,46%
Trên địa bàn huyện Đak Pơ có 5 nhóm đất chính với 11 loại đất khác
nhau. Diện tích và tính chất của từng loại đất như sau:
Bảng IV.1 Diện tích các nhóm đất chính huyện Đak Pơ
Nhóm đất
Diện tích Tỷ lệ
(ha)
(%)
1. Nhóm đất 1.765,7
3,51
phù xa
Yếu tố hạn chế
2. Nhóm đất
xám
3. Nhóm đất
xám nâu vùng
bán khô hạn
4. Nhóm đất
đỏ vàng
5. Nhóm đất
xói mòn trơ
sỏi đá
Ding dưỡng trung bình, Thích hợp cho cây lúa nước,
đất chua
cây công nghiệp hàng năm
(mía, lạc…) và cây thực phẩm
Đất chua, nghèo dinh Thích hợp với nhiều loại cây
dưỡng
ngắn và cây lâu năm
Đất có phản ứng chua, có Thích hợp với một số loại cây
chất dinh dưỡng nghèo, trồng cạn và trồng rừng phủ
độ dốc lớn
xanh đất trống đổi trọc
Đất chua, mùn và các chất Chủ yếu khoanh nuôi bảo vệ
rừng
dinh dưỡng nghèo
Trồng rừng hoặc áp dụng các
biện pháp thâm canh trên đất
dốc để bảo vệ và cải tạo đất.
10.282,4
20,44
20.952,1
41,65
15.514,1
30,84
35,2
0,07
6. Sông suối, 1.755,6
đất khác
Tổng
diện 50305,18
tích
Khả năng sử dụng
3,49
100,00
a. Nhóm đất phù xa
Diện tích 1.765,7 ha chiếm 3,51% diện tích tự nhiên, phân bố ven các
sông suối, độ dốc từ 0 – 3o, tầng dày từ 80 – 100 cm, thành phần cơ giới từ cát pha –
thịt trung bình. Hàm kượng các chất ding dưỡng trung bình, đất chua. Đất phù xa có
thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho cây lúa nước, cây công nghiệp hàng năm (mía,
lạc…) và cây thực phẩm. Nhóm đất phú xa có 2 loại:
- Đất phù xa chua: Diên tích 85,7 ha..
- Đất phù xa Glây: Diên tích 1.680 ha.
b. Nhóm đất xám
Diện tích 10.228,4 ha chiếm 20,44% diện tích tự nhiên của huyện, phân
bố ở hầu hết các xã trong huyện, nhóm đất xám chủ yếu phân bố ở địa hình đồi gò
thấp, độ dốc từ 8 – 15o, tầng dày chủ yếu từ 30 – 70 cm. Đất chua, nghèo dinh dưỡng,
thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt. Đất xám thích hợp với nhiều loại cây ngắn
ngày như: mía, ngô, sắn, lạc…, cây lâu năm như mãng cầu, xoài, chuối, cam, quýt….
Đất xám có 5 loại:
Trang 6
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
- Đất xám nghèo bazơ:
Diện tích 5.730,0 ha
- Đất xám chua:
Diện tích 632,0 ha
- Đất xám sỏi sạn sâu:
Diện tích 444,3 ha
- Đất xám sỏi sạn nông:
Diện tích 144,5 ha
- Đất xám tầng mỏng:
Diện tích 3.331,6 ha
c. Nhóm đất xám nâu vùng bán khô hạn
Diện tích 20.952,1 ha chiếm 41,65% diện tích tự nhiên, phân bố ở địa
hình đồi núi thấp, hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá Macma axít. Đất có
phản ứng chua, có chất dinh dưỡng nghèo, độ dốc phổ biến từ 8 – 15o. Loại đất này
thích hợp với một số loại cây trồng cạn ( mía, ngô, sắn…) và trồng rừng phủ xanh đất
trống đổi trọc. Đất xám nâu gồm2 loại:
- Đất xám nâu sỏi sạn sâu: Diện tích 5.612,1 ha
- Đất xám nâu sỏi sạn nông:
Diện tích 15.340 ha
d. Nhóm đất đỏ vàng
Diện tích 15.514,1 ha, chiếm 30,84% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu
ở các vùng núi cao của xã Hà Tam, Yang Bắc và Ya Hội. Phần lớn đất có tầng mỏng
(dưới 70 cm), dộ dốc từ 15 – 25o. Đất chua, mùn và các chất dinh dưỡng nghèo, đất
này chủ yếu khoanh nuôi bảo vệ rừng.
e. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
Diện tích 35,2 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu trên
các đồi sót trong vùnh trũng thấp phía Tây và Tây Nam. Đất được hình thành do hoạt
động xâm thực và bóc mòn trước đây của sông ba để lại. Đối với loại đất này cần trồng
rừng bằng các loại cây mọc nhanh hoặc áp dụng các biện pháp thâm canh trên đất dốc
để bảo vệ và cải tạo đất.
Nhận xt:
Từ kết quả điều tra nghiên cứu về đất đai, địa hình và tình hình sử dụng
đất của địa phương co thể rút ra một số nhận xét sau:
- Đất đai huyện Đak Pơ tương đối phong phú và đa dạng với 3 nhóm đất
chiếm diện tích lớn là nhóm đất xám chiếm 20,44%, đất xám nâu vùng bán khô hạn
chiếm 41,65% và đất đỏ vàng trên núi chiếm 30,84% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Đất phù sa, đất xám và xám nâu là quỹ đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện.
Một phần đất đỏ vàng có thể khai thác đưa vào sử dụng theo hình thức nông – lâm kết
hợp.
- Diện tích đất núi khoảng 38.000 ha chiếm 76% diện tích tự nhiên. Vì
vậy quá trình sử dụng cho nông nghiệp cần áp dụng các biện pháp tổng hợp, đặc biệt là
quy trình canh tác trên đất dốc, nông – lâm kết hợp, đa dạng hóa sinh học và cây trồng,
áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Tình trạng rửa trôi sói mòn đất vào mùa mưa, khô hạn vào mùa khô
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Đa số diện tích đất tốt đã được khai thác sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp, diện tích đất nông nghiệp mở rộng trong tương lai chủ yếu nằm tên đất có độ
dinh dưỡng thấp. Do vậy, trong quá trình khai thác phải chú ý việc cải tạo và phục hồi
độ màu mỡ của đất.
- Tuy phong phú về các loại đất nhưng đa phần diện tích đất đều có độ
dốc lớn, tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng không thích hợp phát triển cho các các loại cây
công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang được trồng ở Tây Nguyên như: cao
Trang 7
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
su, cà phê, tiêu, điều….Với địa hình có độ dốc lớn thì vấn đề sói mòn và rửa trôi đất sẽ
diễn ra mạnh, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâu bền. Do vậy, trong quy hoach
cần có phương án bố trí cây trồng hợp lý theo mô hình nông lâm kết hợp vừa sử dụng
đất hiệu quả vừa bảo vệ đất trống sói mòn.
2. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu trên địa bàn hyện là hệ thống sông Ba bắt
nguồn từ núi Kon Ka Kinh chảy qua các huyện K”Bang, Thị xã An Khê, Đak Pơ,
Kông Chro, Ayun Pa và Krông Pa về Phú Yên sau đổ ra biển Đông. Sông có diện tích
lưu vực 1.283 km2 (chiếm 68,7% diện tích tự nhiên của tỉnh). Về mùa mưa lũ có lưu
lượng 94,5 m3/s, mực nước có thể dâng tới 7 – 9 m, vào mùa kiệt lưu lượng khoảng 5
– 8 m3/s. Sông Ba là nguồn nước cung cấp nước mặt cho sản xuất và sinh hoạt của
nhân dẩn trong vùng. Ngoài hệ thống sông Ba, trên địa bàn huyện còn có nhiều suối
nhỏ phân bố đều khắp.
Tuy nhiên, do địa hình phân bố phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn
nên việc khai thác nguồn nước mặt vào sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của
người dân là hạn chế.
b. Nguồn nước ngầm
Qua khảo sát thăm dò tại một số điểm thuộc địa phận xã Đak Pơ cho kết
quả: mạch nước có thể khai thác đều nằm dưới tầng đá nên việc khoan giếng để khai
thác nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt ở khu vực trung tâm huyện là rất khó khăn.
Đối với các khu vực ngoài địa phận xã Đak Pơ qua điều tra sơ bộ nguồn
nước ngầm phân bố ở khá sâu, vào mùa khô mạch nước ngầm ở độ sâu 18 – 20 m,
mùa mưa 7 – 8 m. Muốn khai thác phải đầu tư tốn kém, nước ngầm chỉ khai thác phục
vụ sinh hoạt của nhân dân là chính.
Tóm lại, tài nguyên nước của huyện không dồi dào, vấn đề khai thác
nguồn nước vào sinh hoạt và sản xuất của nhân dân là hạn chế. Đối với các năm hạn
như năm 2004 đã dẫn đến việc thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh
hoạt và sản suất nông nghiệp của nhân dân trong huyện.
3. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản phi kim laọi làm vật liệu xây
dựng như: đất xét, cát sỏi… và được phân bố chủ yếu ở các xã Cư An, Tân An, Phú
An. Sét có hàm lượng các bon vừa phải đảm bảo cho sản xuất gạch, ngói. Theo kết quả
điều tra thăm dò sơ bộ của đoàn Địa chất 709, trữ lượng xét có khoảng trên 4 triệu m3.
Các khoáng sản khác như đá, cát, sỏi… đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu xây
dựng của địa phương.
4. Tài nguyên rừng
a. Thực vất rừng
Theo số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2006 cho thấy, tổng diện tích đất lâm
nghiệp có rừng là 22.080,3536 ha (rừng tự nhiên 20.460,1 ha, rừng trồng 1.674,2536
ha). Đất có khả năng lâm nghiệp 2.985 ha. Phần lớn rừng tự nhiên là rừng kiệt, khả
năng cung cấp lâm sản rất hạn chế. Tuy đất lâm nghiệp lớn chiếm 43.89% diện tích tự
nhiên của huyện, gấp 1,2 lần đất nông nghiệp nhưng lâm nghiệp không là thế mạnh và
đang gặp nhiều khó khăn trong phát triển, sự đóng góp của ngành cho kinh tế huyện
còn nhỏ bé (Do việc khai thác rừng trong những năm vừa qua diễn ra một cách tràn lan
Trang 8
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
dẫn đến diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo và nghèo kiệt, việc khai thác lâm
sản ở diện tích này trong những năm tới là không đáng kể)
Do vậy, muốn nhanh chóng phát huy được thế mạnh của ngành lâm
nghiệp, trong đó có thế mạnh phát triển KT-XH cần phải có giải pháp đồng bộ, tích
cực kết hợp chặt chẽ nông nghiệp với lâm nghiệp và định canh định cư, xã hội hóa
nghề rừng với chương trình quốc gia về trồng và bảo vệ rừng.
b. Động vật rừng
Mặc dù chưa có những điều tra cụ thể, nhưng theo kết quả của một số tài
liệu điều tra tài nguyên rừng ở Gia Lai cho thấy động vật rừng ở Đak Pơ tương dối đa
dạng, còn nhiều loài quý hiếm như heo rừng, sóc bay, chó sói đỏ, cu li lùn, gà lông
vằn, gà tiên mắt đỏ…
Với tính năng đa dạng về giống loại của động vật rừng Đak Pơ nói riêng
và Gia Lai nói chung được xem như một kho tàng để nghiên cứu về gen, về đa dạng
sinh ở trong vùng và khu vực.
5. Tài nguyên du lịch
Đak Pơ có một số khu vực có thể sử dụng để xây dựng các điểm du lịch
như: tượng đài chiến thắng Đak Pơ, Gò Chợ, Cao điểm 638 đã được xếp hạng và các
thác, suối đẹp như: suối Cát, suối Lạnh, đồi thông Trần Lệ Xuân thuộc tiểu khu 600 và
601 có thể xây dựng thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khá lý tưởng.
Tuy nhiên, các điểm du lịch của Đak Pơ còn nhỏ và đơn độc, do vậy
trong thời gian trước mắt việc khai thác các diểm du lịch trên chủ yếu phục vụ cho du
khách địa phương và các vùng lân cận. Để khai thác có hiệu quả các tiềm năng về du
lịch cần có dự án đầu tư của các doanh nghiệp trên cơ sở hình thành các tua du lịch
liên tỉnh, liên vùng.
IV.1.1.3 Cảnh quan - môi trường
Cảnh quan thiên nhiên: Đặc trưng của huyện Đakơ là có nhiều suối lớn nhỏ
và đồi núi đá trùng điệp, tạo nên một khu vực cảnh quan khá thơ mộng trên địa bàn
huyện. Những dòng suối trong xanh sẽ hứa hẹn trở thành một khu công viên, khu vui
chơi nghỉ ngơi yên tĩnh trong lành. Các dòng suối uốn lượn ôm lấy những mỏm đá tạo
nên một quần thể cảnh quan lý tưởng về du lịch trên địa bàn huyện.
Môi trường: Nhìn chung, trên địa bàn huyện môi trường khá trong lành. Do ở
đây chưa có nhiều các cụm công nghiệp, đồng thời dân cư lại thưa lên hiện tại vấn đề
môi trường không đáng lo ngại. Nhưng trong tương lai, cần tuyên truyền ý thức bảo vệ
môi trường cho người dân (vì hiện tại ý thức về vệ sinh môi trường của người dân là
rất kém, rác thường bị đốt hoặc vứt bừa bãi nhưng số lượng không đáng kể), và phải
thành lập đội công tác vệ sinh môi trường cho khu vực trung tâm huyện.
IV.1.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên –cảnh
quan – môi trường
- Các lợi thế:
+ Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở của ngõ phía Đông của tỉnh Gia Lai và phía
Tây của Thị xã An Khê, là một trong hai trục giao thông quan trọng của Tỉnh và Thị
xã An Khê. Có lợi thế phát triển kinh tế thương mại dịch vụ, hiện nay huyện Đak Pơ là
một trong những cửa ngõ chiến lược của tỉnh góp phần giao thương hàng hoá với cá
địa bàn lân cận. Hứa hẹn đây là một địa điểm lý tưởng và thuận lợi trong tiến trình
công nghiêp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của địa phương.
Trang 9
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
+ Có Thị xã An Khê là trung tâm hạt nhân của các huyện phía Đông Gia Lai
phát triển ở mức độ cao sẽ là động lực tác động mạnh đến phát triển KT – XH của
huyện Đak Pơ.
+ Nằm cánh Thị xã An Khê có “Tây Sơn Thượng Đạo”, di tích chiến thắng Đak
Pơ, thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp, vốn văn hoá nghệ thuật các dân tộc độc
đáo là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch.
+ Có sông Ba chảy qua là nguồn cung cấp nước quan trọng và thuận lợi cho các
ngành kinh tế phát triển, đất đai phù hợp cho phát triển nông – lâm nghiệp toàn diện
với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị như mía, sắn, ngô, bông vải, các loại rau
thực phẩm cao cấp, chăn nuôi bò thịt.
+ Địa hình, đất đai đa dạng cho phép địa phương phát triển nền nông nghiệp
theo nhiều loại hình sinh thái. Sản phẩm thu được từ các loại hình này là một lợi thế
để tìm kiếm và mở rộng thị trường sản phẩm với các tỉnh Duyên hải và cả nước.
+ Khí hậu nhiệt đới, hơi khô vùng bậc thềm giữa cao nguyên và đồng bằng, có
nền nhiệt độ cao, ẩm độ không khí thấp, chênh lệch nhiệt độ rất thích hợp cho cây
trồng hàng năm phát triển.
+ Tài nguyên khoáng sản không giàu nhưng có ý nghĩa cho phát triển kinh tế
như sét, gạch ngói, cát, sỏi, đá làm vật liệu xây dựng phân bố ven sông suối và các rìa
núi thấp rất thuận lợi cho khai thác.
- Các hạn chế:
+ Địa hình nhấp nhô cộng với thiếu nước vào mùa khô (do hệ thống nước
ngầm khó khai thác còn nước mặt thì thiếu hệ thông dẫn nước) làm ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân
+ Diện tích đất nông nghiệp nhiêu và phong phú về thể loại tuy nhiên độ màu
mỡ không cao.
+ Diện tích đất chưa sử dụng đa phần là đất sỏi đá nên việc đưa vào sử dụng là
rất khó khăn.
IV.2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
IV.2.1 Thực trạng kinh tế – xã hội
IV.2.1.1 Thực trạng phát triển kinh tế
1. Tình hình phát triển kinh tế chung của huyện
a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đak Pơ
Bảng IV.2 Tổng hợp giá trị sản xuất huyện Đak Pơ
Hạng mục
Phân theo các năm
Năm 2006
(1000 đ)
UTH năm 2007
(1000 đ)
Tốc độ
tăng
(%)
Tổng giá trị sản xuât (theo GHH)
1. Nông nghiệp – lâm nghiệp
238.762.000 299.529.000
145.427.000 168.019.000
12
7,5
2. Công nghiệp – XCB
37.065.000
70.810.000
38,2
3. Du lịch – dịch vụ
56.270.000
60.700.000
3,9
(Nguồn: phòng kinh tế huyện Đak Pơ năm 2006)
Trang 10
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
Theo số liệu tổng hợp của phòng kinh tế huyện Đak Pơ và số liệu báo
các chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 1010 thì tổng giá trị sản xuất của huyện năm
2006 đạt 238,762 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2007 đạt 299,529 tỷ đồng, tốc độ tăng
trưởng theo giá trị sản xuất bình quân năm đạt 12%.
Với một huyên mới được thành lập, suất phát điểm còn thấp thì tốc độ
tăng trưởng bình quân 12,0% năm là ở mức độ trung bình so với bình quân chung của
tỉnh. Trong các ngành thì ngành công nghiệp – XDCB có tốc độ tăng nhanh nhất
38,2%, tuy nhiên tốc độ tăng này chỉ giữ được 3 đến 4 năm sau đó sẽ giảm xuống,
ngành công nghiệp – XDCB có tốc độ tăng nhanh là do những năm đầu mới tách
huyện nguồn vốn đầu tư cho xây dựng các công trình công cộng của huyện ở mức cao.
Bảng IV.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất huyện Đak Pơ năm
2006 – 2007
Hạng mục
Cơ cấu theo các năm
Năm 2006(%)
UTH năm 2007 (%)
Tổng cơ cấu
100
100
1. Nông nghiệp - lâm nghiệp
60,9
56,1
2. Công nghiệp – XDCB
15,5
23,6
3. Du lịch – dịch vụ
23,6
20,3
(Nguồn: phòng kinh tế huyện Đak Pơ năm 2006)
Trong tổng cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất năm 2006 thì nông nghiệp
chiếm 60,9%, công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 15,5%, du lịch – dịch vụ chiếm
23,6%. Qua cơ cấu kinh tế trên cho thấy Đak Pơ vẫn là huyện nông nghiệp, thu nhập
của nghành nông – lâm nghiệp chiếm gần 61%, công nghiệp – xây dựng cơ bản và du
lịch – dịch vụ chỉ chiếm 39%. Với cơ cấu kinh tế của huyện như hiện nay, kết hợp với
dự báo tốc độ phát triển các ngành thì đến năm 2015 ngành nông nghiệp vẫn giữ vai
trò chủ đạo trong tổng thu nhập của ngành kinh tế, tuy nhiên tỷ trọng của ngành nông
– lâm nghiệp sẽ giảm xuống, tỷ trọng của ngành công nghiệp và du lịch – dịch vụ sẽ
tăng lên.
b. Thu và chi ngân sách
- Năm 2006
+ Tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện Đak Pơ năm 2006 là 29,918
tỷ đồng, trong đó huyện thu 5,562 tỷ đồng, ngân sách nhà Nước hỗ trợ 24,356 tỷ đồng.
+ Chi ngân sách Nhà nước đạt 28,032 tỷ đồng.
- Dự kiến năm 2007
+ Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 32,585 tỷ đồng, trong đó huyện
thu 10,162 tỷ đồng.
+ Chi ngân sách ước đạt 32,582 tỷ đồng
Dự kiến thu ngân sách trên địa bàn năm 2007 sẽ tăng hơn năm 2006 là
4,5 tỷ đồng, từ đó sẽ giảm vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nướnc đầu tư cho huyện.
Trang 11
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
2. Thực trạng phát triển của các ngành
a. Ngành nông – lâm nghiệp
Bảng IV.4 Tổng hợp giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp huyện Đak Pơ
Hạng mục
Năm 2006
UTH năm 2007
Tổng giá trị Tỷ lệ
Tổng giá trị Tỷ lệ
(1000 đ)
(%)
(1000 đ)
(%)
Tổng giá trị sản xuất (GHH)
145.427.000
100
168.091.000 100
1. Nông nghiệp
137.864.796
94,8
158.945.974 94,6
a. Trồng trọt
88.345.036
60,7
100.811.400 60,0
- Cây lương thực có hạt
16.848.546
11,5
- Cây có bột
21.359.220
14,7
- Cây công nghiệp hàng năm
33.437.065
23,0
- Cây thực phẩm
13.100.205
9,0
- Cây ăn quả
3.600.000
2,5
b. Chăn nuôi
46.536.640
32,0
54.438.156
32,4
c. Dịch vụ nông nghiệp
2.983.120
2,1
3.696.418
2,2
2. Lâm nghiệp
7.562.240
5,2
9.073.062
5,4
(Nguồn: Số liệu báo cáo tổng hợp phòng kinh tế huyện Đak Pơ năm 2006)
Năm 2006 tổng giá trị sản xuất của ngành nông – lâm nghiệp đạt
145,427 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp đạt 137,864 tỷ đồng chiếm 94,8%, lâm nghiệp
đạt 7,562 tỷ đồng chiếm 5,2%. Năm 2007 tổng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp ước
đạt 168,019 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp ước đạt 158,945 tỷ đồng chiếm 94,6%, lâm
nghiệp đạt 9,073 tỷ đồng chiếm 5,4%. Tốc độ tăng trưởng ngành nông – lâm nghiệp
ước đạt 7.5%.
* Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
- Ngành trồng trọt
Trang 12
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
Bảng IV.5 Kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Đak Pơ năm 2006
Loại cây trồng
Năm 2006
DT
NS
SL
(ha)
(tạ/ha) (tấn)
DT gieo trồng
12.660,0
I. Cây LT có hạt
3.846,0
6.505,2
1. Lúa 2 vụ
435,0
31,9
1.387,7
2. Lúa 1 vụ
539,0
13,9
749,2
3. Lúa tăng vụ
122,0
8,6
104,9
4. Lúa rẫy
228,0
0,8
18,9
5. Cây ngô
2.522,0
16,8
4.244,5
II. Cây có bột
2.019,0
25.734,0
1. Cây sắn
1.905,0
130,0
24.765,0
2. Lhoai lang
114,0
8,50
969,0
III. Cây CNNN
4.212,0
1. Mía
3.605,0
335,0
120.767,5
2. Lạc
510,0
6,40
324,9
3. Thuốc lá
64,0
12,0
76,8
4. Bông
33,0
3,0
9,9
IV. Cây thực phẩm 2.508,0
1. Đậu các loại
827,0
5,10
421,8
2. Rau các loại
1.606,0
129,0
20.717,4
V. Cây ăn quả
75,0
120,0
900,0
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đak Pơ năm 2006)
UTH năm 2007
DT
NS
(ha)
(tạ/ha)
12.917,0
3.704,0
404,0
50,0
600,0
47,0
2700,0
2.090,0
2055,0
35,0
4.429,0
3805,0
529,0
65,0
30,0
2.612,0
880
1650,0
82,0
38,0
SL
(tấn)
15.100,0
2.020,0
2.820,0
180,0
100,0
10.260,0
37.340,0
36.990,0
350,0
490,0
7,5
14,0
12,0
186.445,0
396,8
91,0
36,0
7,5
130,0
120,0
660,0
21.450,0
984,0
Tổng diện tích gieo trồng năm 2006 là 12.660,0 ha, ước thực hiện năm
2007 là 12.917,0 ha. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp trong vùng gặp rất nhiều khó
khăn do:
- Các công trình thuỷ lợi chưa được đầu tư thỏa đáng, chưa đáp ứng
được nhu cầu nước tưới cho cây trồng.
- Trong những năm gần đây diễn biến thiên tai sảy ra thất thường với tần
suất khá cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, trong đó nổi cộm là
hạn hán, đợt hạn năm 2004 kéo dài đã làm nhiều diện tích cây trống bị mất trắng, diện
tích còn lại năng suất rất thấp.
- Diên tích đất nông nghiệp nằm phân tán gây khó khăn trong việc áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo, trong năm qua đã
đạt được một số kết quả quan trọng:
+ Cây lương thực
Diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2006 là 3.846,0 ha chiếm gần
30,4% diện tích gieo trồng cây hàng năm.
- Cây lúa: diện tích gieo trồng năm 2006 là 1.322 ha chiếm 10.5% diện
tích gieo trồng cây hàng năm, trong đó lúa 2 vụ có 435 ha, năng suất đạt 31,9 tạ/ha,
sản lượng đạt 1.387,7 tấn và được phân bố chủ yếu ở 6 xã: Cư An, Tân An, Phú An,
Hà Tam, Ya Hội, và Yang Bắc, lúa một vụ có 539,9 ha, năng suất 13,9 tạ/ha, sản
Trang 13
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
lượng đạt 749,2 tấn. Lúa tăng vụ và lúa rẫy diện tích có 350 ha, sản lượng đạt 123,8
tấn.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng năm 2006 là 2.522 ha, sản lượng đạt
4.244,5 tấn. Cây ngô được gieo trồng trên đất xám ở hầu hết các xã. Năng suất bình
quân đạt 16,8 tạ /ha, là cây lương thực chủ yếu của huyện.
+ Cây có củ (tinh bột)
- Cây sắn: Đây cũng được xem là cây xoá đói giảm nghèo ở huyện Đak
Pơ, phát triển hầu hết ở các xã trong huyện. Diện tích gieo trồng năm 2006 có 1.905,0
ha, sản lượmg đạt 24.765 tấn. Sắn được trồng chủ yếu trên đất xám, xám nâu bán khô
hạn vùng gò đồi thấp. Năng suất sắn bình quân năm 2006 đạt 130 tạ/ha.
- Cây khoai lang: Diện tích gieo trồng 114,0 ha, gieo trồng chủ yếu ở các
xã Tân An, Cư An, và Hà Tam. Năng suất sắn bình quân đạt 85 tạ/ha, sản lượng 969
tấn.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày
- Cây mía: Nằm trong vùng nguyên liệu của nhà máy đường An Khê.
Cây mía là một trong những cây trồng chính của huyện. Diện tích mía năm 2006 là
3.605 ha và được trồng ở tất cả các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở xã Hà Tam
với 313 ha, An Thành 630 ha, Tân An 600 ha, Cư An 350 ha, Phú An 491,9 ha. Mía là
cây trồng truyền thống của các huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai. Mặc dù giá đường
trong những năm gần đây biến động lên xuống trên thị trường trong nước và quốc tế
nên giá nguyên liệu cũng biến động theo. Tuy nhiên, do có hợp đồng sản xuất và thu
mua mía của nhà máy nên người dân vẫn đảm bảo diện tích và bán nguyên liệu cho
nhà máy. Năng suất mía bình quân năm 2006 đạt 335 tạ/ha, sản lượng đạt 120.767,5
tấn.
- Cây lạc: Lạc là cây trồng có tác dụng cải tạo đất và cho hiệu quả kinh
tế cao, trong tương lai sẽ là cây trồng mũi nhọn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của
huyện, nhất là trên vùng đất xám, đất phù sa và được trồngluân canh với đất mía, đất
màu và đất 1 vụ lúa. Diện tích năm 2006 là 510 ha, năng suất đạt 6,4 tạ/ha, sản lượng
đạt 324,9 tấn.
- Cây thuốc lá: Đây là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và chịu được
hạn hán, với điều kiện về đất đai và thời tiết của huyện Đak Pơ thì có nhiều vùng có
thể trồng cây thuốc lá. Năm 2006 diện tích cây thuốc lá được gieo trồng là 64 ha, năng
suất bình quân 12 tạ/ha, sản lượng đạt 76,8 tấn.
- Cây bông vải: Diện tích 33 ha, năng suất đạt 3,0 tạ/ha. Được trồng trên
đất xám vào vụ 2 (sau khi thu hoạch vụ ngô hè thu). Nếu được đầu tư thâm canh và
đưa các giống tốt vào gieo trồng thì bông vải sẽ là cây có hiệu quả kinh tế cao.
+ Cây thực phẩm
Đak Pơ là huyện có vùng cây thực phẩm tập trung của tỉnh Gia Lai. Cây
thực phẩm gồm đậu các loại, bầu, bí, rau các loại. Diện tích gieo trồng đạt 2.508 ha.
- Đậu các loại: Diện tích 827 ha, sản lượng 421,8 tấn.
- Rau các loại: Diện tích 1.606 ha, sản lượng 20.717,4 tấn. Phần lớn sản
phẩm rau, đậu của huyện là sản phẩm hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra được vận
chuyển đi các tỉnh Duyên hải Miền Trung và các nơi khác.
+ Cây lâu năm
Cây lâu năm trên địa bàn huyện có diện tích ít. Diện tích hiện có 112,8
ha, trong đó cây công nghiệ lâu năm 34,2 ha, cây ăn quả 30,1 ha và cây lâu năm khác
Trang 14
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
48,5 ha. Cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, …ít thích hợp với điều kiện đất
đai và khí hậu thời tiết của vùng. Cây ăn quả như xoài, bơ, thanh long và các cây có
múi phù hợp nhưng người dân chưa chú ý phát triển.
Nhận xét: Năm 2006 do ảnh hưởng của những đợt hạn hán kéo dài nên
sản xuất nông nghiệp của huyện gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến diện tích và sản lượng
cây trồng không đạt được chỉ tiêu đề ra, nhiều diện tích cây lương thực bị mất trắng,
diện tích còn lại năng suất thấp. Từ đó cho thấy sản xuất nông nghiệp của Đak Pơ vẫn
còn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, để đảm bảo phát triển nền nông nghiệp theo
hướng hàng hoá, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho nhân dân, trong giai
đoạn tới cần trú trọng đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước tưới
cho cây trồng.
- Ngành chăn nuôi
Là một trong hai ngành chính của sản xuất nông nghiệp, những năm qua
chăn nuôi Đak Pơ đã sản xuất ra một khối lượng lớn về sản phẩm hàng hoá, góp phần
quan trọng nâng cao mức thu nhập của nhân dân. Năm 2006 giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi đạt 46,536 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2007 đạt 54,438 tỷ đồng. Với những
thuận lợi về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng nên chăn nuôi có bước phát triển tốt,
bên cạnh đó những năm gần đây ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện được trú trọng
nên số lượng và sản lượng đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh.
Bảng IV.6 Tổng hợp đàn gia súc, gia cầm năm 2006 huyện Đak Pơ
Hạng mục
ĐVT
Năm 2005
I. Số lượng
Con
1. Tổng đàn trâu
Con
435
2. Tổng đàn bò
Con
12.983
- Trong đó bò lai
Con
7.786
3. Tổng đàn heo
Con
14.835
4. Tổng đàn gia cầm
Con
59.116
- Gà
Con
53.721
- Vịt
Con
5.395
5. Tổng dê cừu
Con
150
II. Tổng sản phẩm
Tấn
1. Sản lượng thịt trâu, bò Tấn
241,5
2. Sản lượng thịt heo
Tấn
864,0
3. Sản lượng thịt gia cầm Tấn
61,5
4. Thịt dê cừu
Tấn
III. Nuôi trồng thuỷ sản
- Diện tích nuôi
Ha
12,4
- Sản luợng
Tấn
13,5
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Đak Pơ năm 2006)
Năm 2006
UTH 2007 Tốc độ
tăng(%)
462
16.156
9.622
14.765
42.356
27.531
14.825
850
490
18.000
11.340
16.800
44.474
29.572
14.902
1.148
4,05
11,51
13,35
4,23
229
929
47
10
333
1.057
49
14
11,30
6,95
15
18
16
19,2
8,93
12,46
97,07
+ Nuôi trâu
Nuôi trâu chủ yếu phục vụ cho cày kéo và giết mổ trong các lễ hội của
đồng bào dân tộc. Đàn trâu năm 2006 là 462 con
Trang 15
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
+ Chăn nuôi bò
Đàn bò trong những năm qua tương đối ổn định về số lượng đầu con. Xu
thế chăn nuôi bò ở Đak Pơ là chăn nuôi bò thịt, kết hợp sử dụng làm sức kéo. Nhờ có
trung tâm bò giống Hà Tam đóng trên đia bàn huyện nên trong những năm qua, trung
tâm đã phối hợp với các địa phương thực hiện chương trình sinh hoá đàn bò. Năm
2006, tổng đàn bò của huyện Đak Pơ là 16.156 con, trong đó bò lai 9.622 con đạt
59,5% tổng đàn bò, các xã có tỷ lệ đàn bò lai cao là An Thành 93,89%, Tân An
81,18%, phú An 67,58% và Đak Pơ 84,62%
+ Chăn nuôi heo
Chủ yếu được chăn nuôi theo hộ gia đình. Đàn heo hiện có là 14.765
con. Các giống heo lai được nuôi ở các hộ người kinh, heo địa phương nuôi ở các hộ
gia đình dân tộc. Trong những năm tới để tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi nói
chung, chăn nuôi heo nói riêng cần đưa các giống heo có tỷ lệ nạc cao, thay các giống
địa phương bằng các giống lai đối với các hộ đồng bào dân tộc để nâng cao hiệu quả
chăn nuôi heo, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
+ Đàn gia cầm
Tổng đàn gia cầm hiện có 42.356 con, chăn nuôi gia cầm chủ yếu trong
các hộ gia đình
* Hiện trạng phát triển ngành lâm nghiệp
- Cơ cấu và giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2006 là 7.562 triêu đồng, chiếm
5,2% tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó chủ yếu là từ khai thác lâm
nghiệp và chăm sóc rừng (chiếm 87,3% giá trị sản phẩm), giá trị trồng khoanh nuôi,
thu nhập và dịch vụ lâm nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp.
- Hiện trạng về trữ lượng rừng
Bảng IV.7 Hiện trạng tài nguyên rừng và trữ lượng rừng
Hạng mục
Tổng số
1. Rừng tự nhiên
- Rừng giàu
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo
- Rừng non
2. Rừng trồng
Tổng số
Diện
tích
(ha)
23.019,8
20.460,1
1.100,0
3.662,0
10.025,0
5.637,1
2.559,7
P hộ + đặc dụng
Diện
Trữ
Trữ
tích
lượng
lượng
(1000m3) (ha)
(1000m3)
1.720,8
7.101,5
494,33
1.669,7
6.515,7
482,63
187,0
446,7
945,0
115,29
791,9
3.550,0
280,45
244,0
2.020,7
86,89
51,2
585,8
11,70
Sản xuất
Diện
tích
(ha)
15.918,2
13.944,3
1.100,0
2.717,0
2.548,0
3.352,4
1.473,9
Trữ
lượng
(1000m3)
1.226,47
1.186,97
187,00
331,41
511,45
157,11
39,50
Tổng trữ lượng rừng là 1.720.800 m3, trong đó rừng tự nhiên có trữ
lượng 1.669.600 m3, chiếm 97% trữ lượng.
- Trữ lượng bình quân 1 ha rừng tự nhiên
+ Rừng giàu: 187.000 m3, bìng quân 170 m3/ha
+ Rừng trung bình: 446.700 m3, bình quân 122 m3/ha
+ Rừng nghèo:
791.900 m3, bình quân 79 m3/ha
+ Rừng non: 244.000 m3, bình quân 43 m3/ha
Trang 16
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
- Kết quả sản xuất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện được giao cho các Ban quản
lý rừng trực tiếp quả lý. Các ban quản lý rừng đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp
về lâm sinh. Năm 2006 đã thực hiện:
- Trồng rừng:
138 ha
- Khoán quản lý bảo vệ: 5.600 ha
- Chăm sóc: 1.180 ha
- Nuôi dưỡng tu bổ: 50 ha
- Đường ranh cản lửa:
50 km
Việc thực hiện các chương trình 327, chương trình 5 triệu héc ta rừng, đã
có những chuyển biến tích cực từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nhgiệp xã hội, thu
hút nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.
Nhìn chung trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đã có sự phát triển
đáng kể, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Tuy nhiên, sự
phát triển của rừng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, việc đầu tư cho nghiên cứu
và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, đội ngũ kiểm lâm, cán bộ khoa học lâm
nghiệp còn mỏng,…. Vì vậy, trong những năm tới cần phải có những chính sách thích
hợp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lâm nghiệp ở địa phương.
b. Thực trạng sản xuất ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Theo kết quả điều tra của phòng kinh tế huyên Đak Pơ, hiện tại trên địa
bàn huyện có 195 cơ sở sản xuất công nghiêp – TTCN (các doanh nghiệp 15 cơ sở, hộ
cá thể 180 cơ sở)
Tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – XDCB năm 2006 là
37,065 tỷ đồng chiếm 23,6% tổng giá trị sản xuất của huyện. Các ngành nghề công
nghiệp – TTCN chủ yếu là chế biến nông sản thực phẩm, khai thác đá, cát, sỏi, sản
xuất gạch ngói, may mặc, mộc gia dụng, chế biến gỗ, xay xát, sửa chữa cơ khí nhỏ,….
- Sản phẩm chủ yếu của huyện:
+ Gỗ xẻ:
1.240 m3
+ Ván ép:
300 m3
+ Ván dăm: 1.950 m3
+ Đá khai thác:
26.230 m3
+ Cát: 1.400 m3
+Lương thực xay xát:
10.420 m3
+ Nước đá: 800 tấn
+ Quần áo: 15.200 bộ
+ Gạch nung:
9,3 triệu viên
+ Cửa sắt xếp:
4.350 m2
+ Cửa sắt hoa:
5.500 m2
+ Nông cụ: 14.420 cái
+ Đồ mộc: 250 m3
+ Giết mổ gia súc: 370 tấn
Nhìn chung, công nghiệp – XDCB huyện Đak Pơ từ khi tách ra khỏi
huyện An Khê đã có những biến chuyển tích cực, tuy nhiên tốc độ tăng trương của
ngành chủ yếu dựa vào vốn đầu tư xây dựng cơ bản, lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp có mức tăng còn chậm nhưng đây là dấu hiệu tốt khởi đầu cho hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm tới. Các mặt hàng công
Trang 17
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như sản
xuất gạch ngói, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ,…. Đã đóng góp đáng kể vào giải
quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân
dân.
* Những tồn tại của ngành công nghiệp – TTCN
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô sản xuất nhỏ cả về lao động
và vốn, chưa được sự hỗ trợ cần thiết để phát triển.
- Trình độ công nghệ còn thấp, lao động chưa được đào tạo, thiết bị lạc
hậu, không đồng bộ nên sản phẩm khó cạnh tranh với thị trường.
- Trong sản xuất TTCN, kinh tế cá thể chiếm đại bộ phận (chiếm 92,3%
lao động phi nông nghiệp), kinh tế hợp tác xã ngày càng thu hẹp, kinh tế quốc doanh
chưa phát triển.
- Thiếu vốn đầu tư cho nên không có khả năng đổi mới thiết bị và nâng
cao tay nghề, sản phẩm còn đơn điệu sức cạnh tranh thấp.
c. Ngành thương mại, dịch vụ tổng hợp
Bảng IV.8 Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ năm 2006
Ngành nghề
Cơ sở
Doanh thu BQ/tháng
(1000 đ)
I. Các doanh nghiệp
II. Hộ cá thể
1. Dịch vụ ăn uống
2. Bánh kẹo, giải khát
3. Dịch vụ vận tải
4. Mua bán VLXD
5. Dịch vụ nông gnhiệp
4
566
38
68
168
4
10
1.020.000
2.340.740
153.530
59.750
486.000
64.000
81.100
6. Hàng hoá tạp
79
245.200
7. Buôn bán nông sản
84
487.660
8. Hàng điện, điện tử, trang trí
9
2.500
9. Văn phòng phẩm
10. Dịch vụ khác
Tổng số
1
105
570
3.000
800.000
3.360.740
Hoạt động thương mại dịch vụ ở huyện An Khê (cũ) và hyện Đak Pơ từ
sau khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã phát triển khá. Năm 2006 giá
trị sản xuất của dịch vụ – du lịch đạt 56,27 tỷ đồng chiếm 24,6% giá trị sản xuất của
huyện. Ước thực hiện năm 2007 là 60,7 tỷ đồng chiếm 23,2%.
Các loại hình kinh doanh và dịch vụ ngày càng đa dạng và từng bước
đáp ứng được nhu cầu của người đân. Tính đến năm 2006, trên địa bàn huyên có 3 chơ
tại các xã Hà Tam, Tân An, và Đak Pơ là những chợ vệ tinh cho chợ trung tâm tại Thị
xã An Khê. Ngoài ra còn có các điểm thu mua nông sản dọc Quốc lộ 19 là những trạm
trung chuyển nông sản phẩm đi các tỉnh trong cả nước.
Trang 18
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
Công tác quản lý và cấp giấy phép kinh doanh đang dần đi vào nề nếp.
Thực hiện Chỉ thị 657/TTg, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn kê khai, đăng ký lại
cho các hộ kinh doanh. Sự phối hợp trong việc quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh
tốt hơn trước. Nhưng thương mại phát triển chưa toàn diện, phát triển thi trường nông
thôn còn yếu chưa làm tốt chức năng điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường. Việc
tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá chưa làm được thường xuyên. Nhiều
cơ sở sản xuất kinh doanh (tập trung vào các hộ kinh doanh vận chuyển, chế biến
lương thực, thực phẩm, giết mổ gia súc,…) còn trốn tránh việc kê khai, đăng ký nộp
thuế. Ngành thuế và quản lý thị trường đã hoàn thành công tác dán tem các mặt hàng
ngoại nhập theo chủ trương của Nhà nước, nhưng đây là việc cần làm thường xuyên để
mọi thành phần kinh tế phát triển thương mại dịch vụ đều bình đẳng như nhau trong
nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nứơc. Trong những năm tới việc xây dựng thị
trấn Đak Pơ hoàn thành, trung tâm thương mại của huyện hình thành sẽ là khu thương
mại lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hoá nói riêng và phát triển kinh tế –
xã hội của huyện nói chung.
d. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông
- Đường giao thông
Trên địa bàn huyện có 231,5 km, đường nhựa 44 km chiếm 19%, đường
cấp phối 40,5 km chiếm 17,49%, đường đất 147 km chiếm 63,51%, mật độ đường bộ
là 0,46 km/km2.
Nhìn chung mạng lưới giao thông ở Đak Pơ tương đối thuận lợi với trục
Quốc lộ 19 xuyên suốt qua huyện từ Cư An, Tân An đến Hà Tam với chiều dài là27
km, là tuyến giao thông quan trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Duyên
Hải Miền Trung. Bên cạnh đó đường Hồ Chí Minh chạy qua trung tâm huyện cùng với
tuyến đường 674 và Tỉnh lộ 662 tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong lưu thông hàng hoá,
giao lưu kinh tế – xã hội giữa các xã trong huyện, giữa huyện với các huyện khác
trong tỉnh và khu vực Miền Trung, Tây Nguyên. Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông
thôn hầu hết chưa được cứng hoá bằng nhựa và bê tông hoặc cấp phối nên mùa mưa đi
lại của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Phương tiện vận tải
Trên địa bàn huyện hiện có 162 phương tiện vận tải (xe độ) vận chuyển
hàng hoá, nông sản trong huyện, vận tải hàng hoá, hành khách đi xa chủ yếu là xẻ của
các huyện trong tỉnh và tỉnh khác.
* Thuỷ lợi
Tính đến năm 2006 trên địa bàn huyện Đak Pơ đã có 72 công trình thuỷ
lợi nhỏ gồm 42 hồ chứa, 1 trạm bơn điện, còn lại là đập dâng, ao, bầu và hệ thống
kênh mương với tổng năng lực tưới 208,15 ha. Nhìn chung, các công trình thuỷ lợi của
huyện hiện nay là công trình nhỏ và tạm nên chỉ đáp ứng được một phần nhỏ diện tích
đất canh tác (15%) của huyện.
Trang 19
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
Bảng IV.9 Hiện trạng các công trình thuỷ lợi huyện Đak Pơ
TT Tên công trình
Năng lực tưới (ha)
Hiện trạng công trình
T thiết T thực tế
kế
I
1
2
3
Xã Tân An
Trạm bơm điện Tân Hội
Hồ Rộc Phổ Tân Tụ
Hồ Gia Đàn Tân Tụ
72,35
35
1
1,3
Đang sử dụng
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hồ Bầu Bộ Tân Tụ
Hồ Đập Mỹ- Tân Bình
Hồ Bà Thu - Tân Bình
Hồ Đội 3 – Tân Hiệp
Hồ Rù Rì – Tân Hiệp
Hồ Bàu ấu – Tân Hiệp
Hồ Bà Thưởng – Tân Hiệp
Hồ Hai – Tân Hiệp
Hồ Hai Hòng – Tân Hiệp
1
1,2
0,8
0,8
0,85
1,7
0,7
0,8
0,8
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
13
14
Hồ Đội 2 – Tân Hiệp
Hồ Đội 2 – Tân Định
0,8
5
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
15
16
17
18
Hồ Đội 3 – Tân Định
Hồ Bảng Phụ – Tân Định
Hồ Ba Trạng – Tân Hội
Hồ Bàu Lở – Tân Hội
2,5
1
1,5
2
Đang sử dụng, bị hạn chế
Sử dụng tốt
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
19
20
21
Hồ Bàu Tường – Tân Hội
Hồ Ong Đào – Tân Hội
Hồ Bảnh Thái – Tân Hội
1
1,5
1
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
22
23
Hồ Sáu Tùng – Tân Hội
Hồ Sáu Hoà – Tân Hội
1,5
1,5
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
24
Hồ Bà Lễ – Tân Hội
0,6
Đang sử dụng, bị hạn chế
25
Hồ Xã Chục – Tân Hội
1
Đang sử dụng, bị hạn chế
26
27
Hồ Ong Tuần – Tân Hội
9 công trình nhỏ
2,5
2,9
Đang sử dụng, bị hạn chế
Đang sử dụng, bị hạn chế
II
1
2
3
Xã Ya Hội
Dập Dâng làng Ghép
Hồ Cá
Hồ Xà Điện
10
10
30
Trang 20
Sử dụng tốt
Hỏng, không sử dụng
Hỏng, không sử dụng
Khoa Quản Lý Đất Đai
Trần Văn Thưởng
III
1
Xã Yang Bắc
Hồ thông Trang
10,8
10
2
IV
1
2
Công trình nhỏ
Xã Hà Tam
Hồ Hà Tam
Đập dâng Suối Cát
0,8
50,5
35
7
Sử dụng tốt
Sử dụng tốt
3
Hồ bà Đa
3
Sử dụng tốt
4
5
Đập dâng ông Ngọc
Hồ cụ Lão
4
0,5
Sử dụng tốt
Sử dụng tốt
6
V
1
VI
1
9 công trình nhỏ
An Thành
Hồ Đak Dương
Xã Cư An
Hồ Tà Ly I
1
5
5
19
3
Sử dụng tốt
Đang sử dụng, bị hạn chế
2
Hồ Tà Ly II
9
Sử dụng tốt
3
4
5
Hồ Bản Cúng
Hồ Đá Mài
Hồ Bầu Sen
1,5
2
0,8
Sử dụng tốt
Sử dụng tốt
Sử dụng tốt
6
Đập Ong Tài
0,7
Sử dụng tốt
7
7 hồ chứa nhỏ
2
Sử dụng tốt
VII
1
2
3
4
5
Xã Phú An
Hồ Tờ Đo
Hồ Bàu Au
Hồ Bàu Điệt
Hồ Ong Ngà
Hồ Bấu Đậu
40,5
22
3
5
0,5
10
Sử dụng tốt
Sử dụng tốt
Sử dụng tốt
Sử dụng tốt
Đang sử dụng, bị hạn chế
10
25
Sử dụng tốt
Sử dụng tốt
Đã xuống cấp
* Hệ thống điện
Tính đến cuối năm 2006 toàn huyện có 100% số xã đã hoà mạng lưới
Quốc gia, toàn huyện còn 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có điện, số hộ dùng
điện 6.913,8 hộ đạt tỷ lệ 92%.
* Hệ thống nước sạch nông thôn
Nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện được khai thác từ hai nguồn
chủ yếu là giếng đào và nước sông suối. Tuy chưa có những kiểm định cụ thể về chất
lượng nước ở đây, nhưng theo điều tra ban đầu từ các hộ cho thấy các nguồn nước lấy
từ sông suối chưa đảm bảo được vệ sinh an toàn phòng dịch. Riêng các giếng đào thì
chất lượng rất tốt. Tính đến cuối năm 2006 có 4.838 hộ dùng nước giếng đạt 70%.
Trang 21