Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU THẢO

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp: ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU THẢO

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp: ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. LÊ THANH SANG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thanh Sang. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Phan Thị Thu Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự động viên đóng góp ý kiến và chỉ dẫn tận tình của Thầy Cô, người
thân, đồng nghiệp và bạn bè trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Lê Thanh Sang đã hết lòng
giúp đỡ và tận tình hướng dẫn cho em hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Xã hội học - Học viện Khoa học

Xã hội Việt Nam đã truyền đạt những kiến thức quý báu, trong suốt thời gian học
tập để em có thể vận dụng tốt vào trong quá trình nghiên cứu và trong công việc.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo của trường Đại học Văn Hiến, Đại học Tôn Đức
Thắng và các anh, chị sinh viên đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp thông tin để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận được đóng góp của Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn.
Học viên thực hiện

Phan Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
NỘI DUNG ...............................................................................................................18
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................18
1.1. Một số khái niệm cơ bản .....................................................................................18
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu .....................................................................................20
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN HIỆN
NAY ...........................................................................................................................23
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................23
2.2. Công việc làm thêm của sinh viên hai trường .....................................................25
2.3. Số công việc và thời gian dành cho công việc làm thêm ....................................30
2.4. Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên ......................33
2.5. Những yêu cầu của xã hội đối với việc làm thêm hiện nay ................................37
2.6. Nguồn thông tin và khó khăn tìm công việc làm thêm .......................................40
2.7. Những phúc lợi từ việc làm thêm của sinh viên hai trường ................................46
Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH
VIÊN ..........................................................................................................................51

3.1. Yêu cầu của xã hội đối với năng lực thực hành của sinh viên ............................51
3.2. Điều kiện kinh tế của sinh viên ...........................................................................55
3.3. Ý thức của sinh viên về vai trò của việc làm thêm .............................................62
3.4. Các tiêu chí chọn công việc làm thêm ................................................................65
3.5. Quan điểm của gia đình về việc đi làm thêm của sinh viên ................................67
3.6. Những mong đợi và giải pháp từ công việc làm thêm ........................................69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................78
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

Viết tắt
ĐH
ĐH – CĐ
ĐHQG
GD&ĐT


KHXH&NV
TĐT
PV
SV
Tp. HCM
VH

Diễn giải
Đại học
Đại học – Cao đẳng
Đại học Quốc gia
Giáo dục và Đào tạo
Giám đốc
Khoa học xã hội và Nhân văn
Tôn Đức Thắng
Phỏng vấn
Sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh
Văn Hiến


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Công việc làm thêm theo nhóm năm học .................................................25
Bảng 2.2: Công việc làm thêm theo ngành học ........................................................27
Bảng 2.3: Số ngày làm thêm/tuần của sinh viên hai trường ..................................... 32
Bảng 2.4: Kết quả học tập khi sinh viên đang đi làm thêm ......................................34
Bảng 2.5: Nguồn tìm thông tin công viêc làm thêm ................................................. 40
Bảng 2.6: Khó khăn khi tìm công việc làm thêm theo nhóm năm học .....................42
Bảng 2.7: Kỹ năng đối với công việc làm thêm theo nhóm năm học .......................45

Bảng 2.8: Phúc lợi từ công việc làm thêm ................................................................47
Bảng 2.9: Phúc lợi từ công việc làm thêm theo thời gian làm việc ..........................48
Bảng 3.1: Lý do đi làm thêm của sinh viên hai trường .............................................52
Bảng 3.2: Lý do đi làm thêm theo giới tính, thời gian đi làm và nhóm ngành .........55
Bảng 3.3: Chu cấp của gia đình cho sinh viên phân theo trường, thời gian làm thêm
và nhóm ngành ..........................................................................................................57
Bảng 3.4: Sự tương quan giữa mức chu cấp của gia đình đối với việc làm thêm của
sinh viên ....................................................................................................................58
Bảng 3.5: Chi tiêu từ công việc làm thêm ..................................................................61
Bảng 3.6: Thuận lợi từ công việc làm thêm theo nhóm năm học .............................62
Bảng 3.7: Lý do đi làm thêm của sinh viên theo số công việc đang làm và theo
nhóm ngành ...............................................................................................................66
Bảng 3.8: Quan điểm của gia đình khi SV làm thêm theo nhóm năm học ................68
Bảng 3.9: Mong đợi từ công việc làm thêm theo nhóm năm học ..............................69
Bảng 3.10: Giải pháp cân bằng giữa việc học và công việc làm thêm .....................70


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số công việc làm thêm của sinh viên hai trường .............................. 30
Biểu đồ 2.2: Thời gian làm thêm của sinh viên hai trường ................................... 31
Biểu đồ 2. 3: Số giờ/ngày làm thêm của sinh viên hai trường ............................... 33
Biểu đồ 2.4: Kết quả học tập giữa nam và nữ của SV hai trường .......................... 35
Biểu đồ 2.5: Yêu cầu kinh nghiệm khi đi làm thêm ............................................. 37
Biểu đồ 2.6: Yêu cầu kinh nghiệm khi đi làm thêm theo nhóm ngành .................. 39
Biểu đồ 2.7: Khó khăn tìm công việc làm thêm đúng ngành học .......................... 44
Biểu đồ 2.8: Chế độ phúc lợi từ công việc làm thêm ............................................ 48
Biểu đồ 3.1: Thu nhập từ công việc làm thêm của sinh viên hai trường ................ 58
Biểu đồ 3. 1Biểu đồ 3.2: Thu nhập theo nhóm ngành .......................................... 59
Biểu đồ 3.3: Mức độ chi tiêu từ công việc làm thêm ............................................ 60
Biểu đồ 3.4: Quan niệm khi đi làm thêm của sinh viên hai trường ........................ 63

Biểu đồ 3.5: Tích lũy từ công việc làm thêm của sinh viên hai trường .................. 64
Biểu đồ 3.6: Quan điểm của gia đình khi sinh viên làm thêm ............................... 67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao đang trở thành một vấn đề nan giải trên
toàn cầu, đến nỗi Bộ trưởng Việc làm của Anh Quốc, ông Chris Graling mới đây đã
phải gọi đó là “những quả bom nổ chậm” [34]. Ở Việt Nam vấn đề việc làm cho
sinh viên cũng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là các bạn trẻ vừa rời
ghế giảng đường.
Hiện nay, cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên, chỉ tính riêng Thành phố Hồ
Chí Minh có 56 trường Đại học và Học viện [37]. Sinh viên đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị của cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh
viên thất nghiệp hiện nay có thể được xem như một báo động đáng quan tâm.
Trong quý II/2016, cả nước có 1,0887 triệu người trong độ tuổi lao động bị
thất nghiệp, so với quý I/2016 tăng 16.400 người (chiếm 2,29%). Lao động có trình
độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, tương ứng
là 6,6% và 4% [38].
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% sinh viên Việt
Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Điều tra của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH - CĐ ra trường không có việc làm,
37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Mới đây,
một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc
trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 người
gồm cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3
trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế thì có đến 26,2% cử
nhân cho biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu
rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình
độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã từng xin việc nhưng

không thành công, 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc
học thêm một chuyên ngành khác [29].

1


Lý do gì khiến đa số sinh viên ra trường bị thất nghiệp như hiện nay? Phải
chăng là sinh viên còn thiếu những kỹ năng cần thiết?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên thất nghiệp như hiện nay,
nhưng theo nhiều doanh nghiệp lớn cho biết: “Kỹ năng của sinh viên mới ra trường
là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có” [29]. Các doanh nghiệp và các
công ty nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng
xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh
những khó khăn trong tình huống bất ngờ. Một trong những điều kiện của các nhà
tuyển dụng thường yêu cầu đối với các ứng cử viên là kinh nghiệm và có nhiều nhà
tuyển dụng cho rằng một cách để nổi bật sơ yếu lý lịch nghề nghiệp của người xin
việc, đó là trình bày những công việc bạn đã từng làm trong quãng thời gian còn là
sinh viên [28], nên khi sinh viên ra trường, phải cạnh tranh với rất nhiều ứng cử
viên giàu kinh nghiệm khác.
Chính vì vậy, để có một công việc tốt sau khi ra trường, ngoài những kiến
thức đã học thì phần lớn sinh viên cần phải tích lũy cho mình những kỹ năng khác
như giao tiếp, kinh nghiệm thực tế, các hoạt động lao động khác và hầu hết sinh
viên đã chọn một công việc làm thêm. Thông qua viêc làm thêm, sinh viên tích lũy
thêm nhiều kinh nghiệm sẽ tạo điều kiện có một công việc sau khi tốt nghiệp.
Nhiều năm trở lại đây, việc làm thêm đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống của mỗi sinh viên và đã trở thành mối quan tâm lớn thứ hai sau việc
duy trì học tập tại trường. Vì vậy, hiện tượng các sinh viên đi làm thêm trở nên phổ
biến trong giai đoạn hiện nay, làm thêm gần như đã trở thành một nhu cầu tất yếu,
vì có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như: tiếp thị, bán hàng, gia sư... Lý
do sinh viên đi làm thêm cũng hết sức đa dạng như: tìm một công việc phù hợp với

ngành đang theo học, thực tập được bài học trên lớp, tích lũy những kinh nghiệm
sống hay tạo các mối quan hệ xã hội.
Điều gì đã thúc đẩy sinh viên đi làm thêm nhiều và luôn coi việc đi làm thêm
là phải song song cùng việc học? Để tìm hiểu rõ hơn về những lý do, những yếu tố
tác động đến việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Công lập và Tư thục tại

2


Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và các
yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề việc làm thêm, đã có nhiều công trình nghiên cứu, các
bài viết về mọi khía cạnh xoay quanh đời sống và việc làm của nhiều nhà khoa học,
chuyên gia trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu.
Qua quá trình tìm hiểu và tham khảo các nguồn tài liệu, sau đây chúng tôi
xin trình bày một số công trình nghiên cứu và bài viết có liên quan đến chủ đề lao
động; việc làm và việc làm thêm của sinh viên. Cụ thể:
2.1. Thị trường lao động
Lao động - việc làm đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội ở nước ta. Đinh Đăng Định (2004) đã đề cập đến những vấn đề lý luận và
thực tiễn của lao động hiện nay bằng cách nêu ra tầm quan trọng của lao động - việc
làm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tác động đến chất lượng nguồn lao
động và việc làm ở Việt Nam.
Tác giả đã nêu lên những chính sách về lao động - việc làm trong sự nghiệp
đổi mới và đưa ra một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề lao động và việc làm ở một
số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đưa ra những phương
hướng và giải pháp căn bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết
việc làm ở nước ta hiện nay.
Việt Nam có quy mô nguồn lao động lớn và tốc độ gia tăng cao, tuy nhiên cơ

cấu lao động chuyển dịch còn chậm, chất lượng lao động còn thấp chưa đáp ứng
được yêu cầu của thị trường lao động. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn
cao, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn còn thấp và tỷ lệ lao động làm công ăn
lương so với tổng lao động không cân đối. Việc đề xuất các giải pháp cần tập trung
vào các hoạt động dựa trên tính quy luật vận động các quan hệ lao động - việc làm
[5, tr. 9-12].
Theo kết quả báo cáo điều tra lao động - việc làm năm 2004, nước ta hiện có
43.255.300 lao động, chiếm 52,7% so với tổng dân số, tăng 1.130.700 người so với

3


năm 2003. Lao động có việc làm năm 2004 là 42.329.100 chiếm 97,85% so với lực
lượng lao động. Cơ cấu lao động có việc làm chia theo nhóm ngành kinh tế phân bố
như sau: khu vực I: 57,9%, khu vực II: 17,4%, khu vực III: 24,7% [1].
GS.TS Vũ Huy Chương (2002) nêu lên những nguồn lực cần có để tiến hành
công nghiệp hóa - hiện đại hóa của một đất nước gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực
tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, trong đó nguồn nhân lực là
yếu tố quan trọng nhất. Yếu tố nguồn nhân lực và công cuộc công nghiệp hóa - hiện
đại hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc tạo nguồn nhân lực tốt sẽ thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và ngược lại, hơn nữa trong xu thế phát
triển đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ ngày càng cao thích hợp với từng giai
đoạn phát triển của xã hội [3].
2.2. Thất nghiệp của sinh viên
Thất nghiệp của sinh viên mới ra trường là vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% sinh viên Việt Nam cho
biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả
nước có tới 63% sinh viên tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% sinh
viên có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Theo đó, có 4
nguyên nhân giải thích vì sao sinh viên thất nghiệp gồm: Chất lượng giáo dục đào tạo

năng lực; định hướng không rõ ràng; thiếu kỹ năng cơ bản; đào tạo chưa gắn với nhu
cầu xã hội. Trong đó, thiếu kỹ năng cơ bản là điều rất quan trọng vì theo đánh giá của
nhiều các nhà tuyển dụng thì đa số sinh viên mới tốt nghiệp thiếu những kỹ năng thực
hành cơ bản như: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng xin việc, kỹ năng ngoại ngữ, vi tính v.v. Bà Nguyễn Thị Thu Giao,
Giám đốc nhân sự Công ty Interfloor Việt Nam nhận xét: “Kỹ năng của sinh viên mới
ra trường là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có. Trên 80% sinh viên
mới ra trường có kiến thức nhưng quá yếu kỹ năng xử lý những tình huống và điều đó
làm “mất điểm” ngay từ đầu tiếp xúc với các nhà tuyển dụng” [29].
Cũng theo bài viết: Cử nhân, thạc sĩ “đua nhau” thất nghiệp trên Việt Báo
đã thống kê số lượng thanh niên thất nghiệp hiện nay. Theo bản tin cập nhật thị

4


trường số 9 do Bộ Lao động thương binh và Xã hội công bố, trong quý 1/2016, cả
nước có 1.072,3 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 20,7 nghìn
người so với quý 4/2015 và giảm 87,5 nghìn người so với cùng kỳ năm 2015. Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,25%, tăng lên so với quý 4/2015 nhưng giảm
nhẹ so với cùng kỳ năm 2015. Nhóm thanh niên (15-24 tuổi) có 540,7 nghìn người
thất nghiệp, giảm 18,7 nghìn người so với quý 4/2015 nhưng vẫn chiếm đến 50,4%
tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên là 6,63%, thấp hơn so với
quý 4/2015 và cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên
thành thị, thanh niên từ 20-24 tuổi có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và trình độ
đại học trở lên vẫn rất đáng lo ngại tương ứng là 10,2%, 16,3% và 19,6%). Trong số
những người bị thất nghiệp, có 441,1 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm
41,1% tổng số người thất nghiệp), tăng 23,7 nghìn người so với quý 4/2015. Người
có chuyên môn kỹ thuật bị thất nghiệp chia theo cấp trình độ bao gồm: 190,9 nghìn
người có trình độ đại học trở lên; 118,9 nghìn người trình độ cao đẳng chuyên
nghiệp; 10 nghìn người trình độ cao đẳng nghề; 60,2 nghìn người trình độ trung cấp

chuyên nghiệp; 17,5 nghìn người trình độ trung cấp nghề; 32,3 nghìn người trình độ
sơ cấp nghề và 11,2 nghìn người có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng. Tỷ lệ thất nghiệp
của nhóm cao đẳng chuyên nghiệp vẫn giữ ở mức cao nhất (8,07%), tiếp theo là cao
đẳng nghề (4,87%) và đại học trở lên (3,93%). Nhóm không có chuyên môn kỹ
thuật, bằng/chứng chỉ vẫn duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp (1,75%), giảm đáng kể so
với quý 4/2015 (1,93%). Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (trên 12 tháng) là 24,7%, tăng
nhẹ so với quý trước (23,1%) [38].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự yếu kém của sinh viên tốt nghiệp về chuyên
môn nghiệp vụ đặc biệt là các kỹ năng thực hành, trên 50% sinh viên tốt nghiệp phải
đào tạo lại. Khảo sát 234 nhà tuyển dụng và 3.364 sinh viên (năm cuối và đã tốt
nghiệp) từ 20 trường Đại học do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện cho thấy, sinh viên tốt nghiệp và doanh nghiệp đều có chung đánh giá là trên
50% số sinh viên tốt nghiệp phải được đào tạo lại với lý do chủ yếu là chuyên môn
chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Trong đó, 36,3% số doanh nghiệp đã trả lời sinh

5


viên phải được đào tạo lại các kỹ năng, 28,3% phải đào tạo lại chuyên môn và 33,6%
phải đào tạo lại các kỹ năng và chuyên môn”. Việc thiếu hụt những kỹ năng cơ bản dẫn
đến những khó khăn cho sinh viên trong việc chiếm được lòng của nhà tuyển dụng đó
chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường [32].
Bài viết “Bằng đẹp” vẫn thất nghiệp trên Việt Báo cũng đã bàn đến yếu tố
kinh nghiệm, yếu tố thiếu và yếu kỹ năng mềm. Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm
làm việc thì không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội lập nghiệp do thiếu kỹ năng mềm.
Nhiều người không nhận thức đúng, đủ về vấn đề này, hầu hết rất bị động, hiểu mơ
hồ về kỹ năng mềm, vai trò của kỹ năng mềm đối với công việc của mình. Điều này
khiến cho kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay còn yếu. Đánh giá về kỹ năng mềm
của sinh viên hiện nay, theo Thạc sĩ Trịnh Lê Anh – Phó Trưởng khoa Du lịch học,
giảng viên bộ môn kỹ năng mềm trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn –

Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Theo tôi điều đầu tiên phải nói là thiếu. Khi tôi
ra nước ngoài tiếp xúc và có dịp so sánh, tôi nhận thấy thanh niên Việt Nam rất hồn
hậu và tự nhiên chủ nghĩa. Các bạn sinh viên ở trường đại học của chúng tôi và
những trường đại học mà tôi được biết, còn non nớt và thiếu tự tin hơn rất nhiều so
với những bạn bè cũng trang lứa ở Malaysia, ở Indonesia, Singapore, thậm chí ở
Lào và Campuchia. Tôi nghĩ rằng cái tự nhiên chủ nghĩa đã khiến cho tâm thế của
người thanh niên Việt Nam bị thấp đi”. Cũng theo anh Trần Quang Đạo, Giám đốc
Công ty luật Asem nói: “Các bạn sinh viên khi đến phỏng vấn xin việc thường tự tin
về kiến thức trong sách vở nhưng khi được yêu cầu làm công việc bổ trợ khác như
là tư vấn hay giao tiếp với khách hàng thì lại rất kém. Thông thường chúng tôi phải
chấp nhận đào tạo các bạn lại từ đầu. Sẽ khả quan hơn nếu các bạn biết rèn luyện
những kỹ năng cần thiết cho công việc và trước đó đã làm quen với các công ty thì
đến bây giờ sẽ thích nghi nhanh hơn”.
Qua đó, nếu như sinh viên sớm tự định hướng cho mình những việc cần làm,
có ý thức làm dày thêm kinh nghiệm và vốn sống, rèn luyện kỹ năng phục vụ công
việc thì sau khi ra trường sẽ dễ dàng tìm kiếm một công việc thích hợp và có nhiều
lựa chọn hơn [35].

6


Các nghiên cứu và bài viết tổng quan nêu lên lý do tại sao sinh viên thất
nghiệp đều cho thấy rằng hầu hết thất nghiệp là chủ yếu do sinh viên thiếu kỹ năng
mềm và ý thức tích lũy các kinh nghiệm liên quan đến công việc đang khi còn ngồi
trên ghế giảng đường.
Những công trình kể trên nghiên cứu rất nhiều khía cạnh khác nhau liên quan
đến lao động và việc làm gồm: thực trạng lao động và việc làm, nâng cao chất
lượng nguồn lao động, tầm quan trọng và nguồn lực lao động với sự phát triển công
nghiệp hóa - hiện đại hóa và tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay. Tuy
nhiên, nghiên cứu về việc làm thêm của sinh viên và những yếu tố tác động đến việc

làm thêm của sinh viên thì những công trình trên chưa đề cập.
Ngoài những công trình nghiên cứu mang tính diện rộng về việc làm và
nguồn nhân lực, thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Chúng tôi trình bày
một số công trình và bài viết liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu.
2.3. Việc làm thêm của sinh viên
Trong giai đoạn đô thị hóa đất nước hiện nay, vấn đề việc làm đang thu hút
sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là sự quan tâm của sinh viên, bắt đầu từ công
việc làm thêm, nó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết bằng những phương pháp đồng
bộ và hiệu quả nhất trong sự phát triển chung của xã hội.
Hoàng Minh Trí trong đề tài nghiên cứu: “Tác động của việc làm thêm đến
kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cần Thơ” đã khảo sát các đối tượng
sinh viên có đi làm thêm và đã chỉ ra tác động của việc làm thêm đến kết quả học
tập, như làm cho sinh viên không có nhiều thời gian học tập bao gồm cả việc học ở
lớp, tự học và cả những giờ nghiên cứu, việc đi làm thêm còn ảnh hưởng đến sức
khỏe của nhiều sinh viên. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác động tiêu cực của việc làm
thêm tới việc học mà cụ thể là điểm trung bình học kỳ của sinh viên trước và sau
khi đi làm thêm chênh lệch nhau tới 0,12 điểm. Vì vậy, đã có sự khác nhau về kết
quả học tập ở những sinh viên trước khi đi làm thêm và sau khi đi làm thêm. Đồng
thời, yếu tố thời gian, số giờ làm việc có sự tác động ngược lên kết quả học tập. Số
giờ làm thêm tăng lên đồng nghĩa với việc số giờ tự học sẽ giảm hoặc không có, ảnh

7


hưởng nhiều đến sức khỏe. Ngoài ra, nhiều sinh viên chưa cân đối giữa việc học và
việc làm thêm [34].
Năm 2004, nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã
thực hiện một điều tra về “Tình hình đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh”. Số mẫu điều tra là 210, trong đó có cả những sinh viên không đi
làm thêm. Theo đó, cho thấy có tới 80% sinh viên đi làm thêm quan tâm tới yếu tố

thu nhập, nhưng điều quan ngại là thời gian không phù hợp với lịch đang học. Kết
quả điều tra khẳng định, chính sự eo hẹp về thời gian làm cho sinh viên khó tiếp cận
với công việc lương cao, đúng chuyên môn. Đồng thời, công việc được ưa chuộng
nhất là dạy kèm cho học sinh các khối lớp chiếm 41,5% vì dễ tìm kiếm, tốn ít thời
gian, chi phí và công sức bỏ ra không nhiều; kế tiếp là việc tiếp thị sản phẩm cho các
doanh nghiệp chiếm 22%; còn lại là những công việc như phụ bán cà phê, tiếp tân
nhà hàng, phát tờ rơi chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng mẫu nghiên cứu [41].
Nhìn chung, công trình nghiên cứu này chỉ đề cập tới quan điểm về vấn đề làm
thêm và nhóm công việc làm thêm trong xã hội hiện nay đang được sinh viên quan tâm,
nhưng vẫn chưa đề cập đến những khó khăn thuận lợi, ảnh hưởng của việc làm thêm tới
việc học cũng như những tiêu chí thị trường lao động yêu cầu đối với sinh viên.
Bài viết “Sinh viên và việc làm thêm” trên Blog First – việc làm, đã nêu lên
mục đích của sinh viên làm thêm để phụ giúp gia đình trang trải việc học, một phần
là để làm quen với môi trường mới, tích lũy kinh nghiệm. Một số công việc làm
thêm mà sinh viên thường lựa chọn: Gia sư, nhân viên phục vụ, cộng tác viên
nghiên cứu thị trường, phát tờ rơi. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến vấn đề “làm
thêm – con dao hai lưỡi”. Xét về mặt tích cực, làm thêm sẽ giúp sinh viên có thêm
khoản thu nhập, giúp gia tăng các mối quan hệ xã hội, rèn luyện tính tự lập, trưởng
thành hơn. Ở mặt tiêu cực, việc làm thêm ảnh hưởng phần nào đến việc học của
sinh viên, ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt và sức khỏe [36].
Bài viết: “Chuyện học và chuyện làm của sinh viên” của TS. Vũ Thế Dũng
cho rằng vấn đề làm việc trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường không chỉ là
vấn đề của sinh viên mà còn là những câu hỏi đối với các nhà giáo và những nhà
quản lý giáo dục hiện nay.

8


Nhu cầu có việc làm trong thời gian đi học là một nhu cầu rất chính đáng của
sinh viên nhằm cải thiện thu nhập, phục vụ cho việc học và sinh hoạt hàng ngày. Đi

làm thêm cũng giúp sinh viên tự tin, trưởng thành, tích lũy được một số các kỹ
năng, kinh nghiệm và kiến thức mà nhà trường không có điều kiện trang bị trong
quá trình đào tạo. Hơn nữa, nếu có được một công việc tốt phù hợp với chuyên môn
đang theo học, thì sinh viên sẽ được trang bị và hoàn chỉnh kiến thức, chuẩn bị cho
cuộc sống sau khi ra trường [30].
Ở nước ta hiện nay, đa số các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ nên cũng
tạo điều kiện cho các sinh viên linh động trong việc học. Đồng thời, cũng có nhiều
doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm việc bán thời gian với khung thời gian làm
việc khá linh hoạt. Các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng các sinh viên vào thực
tập có đa dạng các hình thức như: có lương hoặc không có lương hay chương trình
đào tạo giúp sinh viên làm quen với công việc cũng như có việc làm cụ thể để nâng
cao chất lượng thực tập tại doanh nghiệp. Đây chính là tiền đề quan trọng để cho
sinh viên có cơ hội cọ xát trước khi ra trường.
Bài viết: “Lý do nên đi làm thêm khi còn là sinh viên” của tác giả Quỳnh
Trang trên báo Tri thức trẻ đã nêu lên 8 lý do mà sinh viên nên đi làm thêm đang
khi còn ngồi trên ghế giảng đường như: Cải thiện tài chính; Rèn luyện kỹ năng làm
nhiều việc cùng một lúc; Làm đẹp sơ yếu lý lịch xin việc; Mở rộng mối quan hệ; Kỹ
năng quản lý thời gian; Làm thêm giúp cho việc chuyển đổi sang "thế giới thực"
trơn tru hơn; Phát hiện nhiều thứ về bản thân; Kinh nghiệm. Bài viết cũng đã khẳng
định, việc làm thêm là cách thực hành hoàn hảo những kiến thức, kỹ năng của sinh
viên đã được học ở nhà trường. Qua đó, có thể thử sức những công việc phù hợp với
bản thân để sau khi ra trường sinh viên thích hợp ngay với môi trường công việc
mới. Công việc đi làm thêm sẽ giúp sinh viên có những sự trải nghiệm mà không
được trang bị trong quá trình học tập của mình [40].
Bài viết: “Sinh viên có nên đi làm thêm?” của tác giả Ngô Đức Thế trên báo
VietNam.net.vn cũng đồng tình với quan điểm đi làm thêm vì sẽ giúp cho sinh viên
hoàn thiện nhiều kỹ năng. Làm thêm không chỉ giúp trang trải một phần cuộc sống,

9



mà còn đem lại một điều quan trọng hơn, đó là những kinh nghiệm thực từ cuộc
sống, những trải nghiệm rất sâu sắc của cuộc sống và mọi người xung quanh. Bên
cạnh đó, những công việc này cũng giúp hoàn thiện thêm nhiều kỹ năng như: khả
năng giao tiếp, tính tự lập, tính kiên nhẫn, cần cù, đồng thời hiểu được giá trị của
những đồng tiền và sức lao động [39].
Cũng đồng quan điểm là sinh viên nên đi làm thêm, bài viết: “Bốn việc nên
làm khi là sinh viên” của tác giả Trần Quốc Hưng trên báo VNExpress đã nêu lên
những việc mà sinh viên nên làm như: Ở trọ; Tham gia mùa hè xanh ít nhất một lần;
Đi làm thêm và yếu tố nên đi làm thêm được xem là quan trọng nhất. Tác giả cho
rằng: “Làm thêm trong thời sinh viên không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập mà còn
giúp bạn chuẩn bị hành trang cho cuộc sống khi ra trường. Đó là những kỹ năng về
giao tiếp, ứng xử, sự va chạm trong công việc giúp cho bạn trưởng thành hơn và tự
tin hơn. Công việc làm thêm dành cho sinh viên rất nhiều, nhưng tôi khuyên bạn
nên cố gắng tìm công việc nào tiệm cận với ngành học của mình càng nhiều càng
tốt, để vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm cho mình khi ra trường”. Bài viết này đã
nêu lên yếu tố làm thêm không những có thêm thu nhập mà còn tích lũy được nhiều
kinh nghiệm sau khi ra trường [33].
Những công trình và bài viết trên đã cho thấy được một bức tranh khá tổng
quát về vấn đề việc làm và đi làm thêm của sinh viên nói chung và sinh viên Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng, một trong những thành phố thu hút nguồn lực lao động
trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất so với các vùng trên cả nước.
Như vậy, xoay quanh vấn đề làm thêm, hầu hết các bài viết đều nhấn mạnh
tới nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm của sinh viên vì nhiều mục đích khác nhau.
Nhiều người tìm kiếm công việc làm thêm không vì yếu tố kinh tế mà còn nhiều lý
do khác như: tiếp cận với thực tế, trải nghiệm cuộc sống, để làm quen với môi
trường làm việc, mở rộng mối quan hệ xã hội.
2.4. Đánh giá chung
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu về sự phân công lao động, việc làm
và việc làm thêm của sinh viên có thể nhận thấy Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu


10


hút rất lớn nguồn lực lao động trẻ và đối tượng sinh viên góp phần không nhỏ trong
sự phân công lao động hiện nay. Vấn đề đi làm thêm của sinh viên những nghiên
cứu và bài viết cũng đã phân tích mục đích đi làm thêm, những khó khăn và thuận
lợi mà người lao động phải đối mặt. Tuy nhiên, những công trình và bài viết trên
chưa tìm hiểu sâu vào những yếu tố tác động đến sinh viên làm thêm và quan niệm
về làm thêm của sinh viên đã, đang làm thêm đặc biệt giữa hai khối trường công lập
và tư thục.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình trên, luận văn sẽ góp phần
làm rõ hơn những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến việc làm thêm của sinh viên.
Qua đó, chỉ ra các yếu tố giống và khác nhau của việc chọn lựa công việc làm thêm
của sinh viên theo các nhóm ngành học và năm đang theo học khác nhau của hai
khối trường công lập và tư thục. Đồng thời tìm hiểu quan niệm về việc làm thêm
của sinh viên đã, đang đi làm thêm.
Tóm lại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, trong quá trình đọc và tổng kết các công trình và bài viết của các tác giả, chúng
tôi thấy rằng việc nghiên cứu “Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm
thêm của sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” trong bối cảnh hiện nay
là hoàn toàn phù hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm cung cấp kết quả thực nghiệm về những thực trạng và các
yếu tố tác động đến việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên hiện nay; giống
và khác nhau giữa sinh viên hai trường ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng. Từ đó
đề xuất những giải pháp để sinh viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm một công
việc làm thêm phù hợp với điều kiện học tập, có những kênh thông tin hỗ trợ sinh
viên có một công việc làm thêm đúng với chuyên ngành đang theo học.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

11


- Tìm hiểu đặc điểm của công việc làm thêm mà sinh viên đang làm.
- Những yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên.
- Ảnh hưởng của việc làm thêm đến việc học tập của sinh viên.
- Quan niệm về việc làm thêm của sinh viên đang đi làm thêm.
- Những yếu tố giống và khác nhau trong việc lựa chọn công việc làm thêm
của sinh viên trường công lập và trường tư thục.
- Thực trạng và các yếu tố chọn công việc làm thêm khác nhau như thế nào
giữa các nhóm năm học và nhóm ngành học của sinh viên hai trường.
- Tiêu chí chọn công việc làm thêm của sinh viên.
- Những thuận lợi và khó khăn mà sinh viên khi tìm kiếm những công việc
làm thêm.
- Những mong đợi của sinh viên khi tìm một công việc làm thêm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố tác động đến việc
sinh viên làm thêm của trường Đại học Công lập và Tư thục.
Nghiên cứu được thực hiện tại hai trường Đại học Tôn Đức Thắng và Đại
học Văn Hiến.
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu đối với các
sinh viên của hai trường đang đi làm thêm.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao sinh viên lại lựa chọn đi làm thêm?
- Những công việc mà sinh viên lựa chọn khi đi làm thêm là gì?
- Ảnh hưởng đến kết quả học tập như thề nào khi sinh viên đi làm thêm?
- Những nguồn thông tin nào để sinh viên tìm kiếm việc làm thêm?
- Sinh viên gặp phải những thuận lợi và khó khăn gì khi đi làm thêm?

12


- Yêu cầu nào của thị trường lao động khi chọn sinh viên làm thêm?
- Quan niệm của sinh viên về việc làm thêm?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hầu hết nhóm sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đi làm
thêm là để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, nhưng nhóm sinh viên năm thứ ba
và năm thứ tư mục đích chính khi đi làm thêm là muốn tích lũy kinh nghiệm và cọ
sát với thị trường lao động.
Giả thuyết 2: Sinh viên khối ngành kỹ thuật công nghệ khó tìm thấy công
việc làm thêm đúng ngành đang theo học hơn khối ngành kinh tế và khối ngành
khoa học xã hội và nhân văn.
Giả thuyết 3: Nhóm sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư của cả hai trường
nhận được phúc lợi xã hội từ công việc làm thêm cao hơn nhóm sinh viên năm thứ
nhất và năm thứ hai.
Giả thuyết 4: Hầu hết sinh viên đều có mong muốn tìm một công việc làm
thêm phù hợp với ngành đang theo học, không quan tâm đến thu nhập.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp luận và hướng tiếp cận của xã hội học. Các
lý thuyết được áp dụng phù hợp cho từng nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó hướng
tiếp cận tổng quát cũng mang lại cái nhìn khách quan cho vấn đề nghiên cứu.
5.3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua
việc thu thập, xử lý và phân tích các thông tin định lượng, đề tài mô tả các yếu tố
tác động đến việc đi làm thêm của sinh viên hiện nay. Bản câu hỏi là công cụ
nghiên cứu chính trong việc thu thập các thông số, chỉ báo, mức độ, tần suất các vấn
đề nghiên cứu của đề tài. Đề tài thực hiện việc thu thập thông tin trực tiếp đối với
240 sinh viên, bao gồm sinh viên của hai trường Đại học Văn Hiến và Đại học Tôn
Đức Thắng đang học từ năm nhất đến năm thứ tư. Sau khi thu thập thông tin sẽ
được xử lý qua chương trình SPSS.

13


Bản câu hỏi được thiết kế gồm 32 câu hỏi được chia làm 5 phần
Phần I: Thu thập thông tin cá nhân.
Phần II: Thu thập thông tin về việc làm thêm.
Phần III: Thu thập thông tin về việc thu nhập và chi tiêu từ việc làm thêm.
Phần IV: Thu thập thông tin về tác động từ việc làm thêm đến việc học.
Phần V: Thu thập thông tin về thuận lợi, khó khăn khi sinh viên đi làm thêm.
Những nội dung trên nhằm tìm hiểu sâu về những tác động của việc làm thêm
ảnh hưởng đến việc học như thế nào? Các yếu tố tác động đến việc đi làm thêm, chọn
công việc làm và xu hướng tìm công việc làm thêm vì mục đích chính yếu nào?
Chọn mẫu định lượng
Đặc điểm của khách thể nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Văn Hiến và
Đại học Tôn Đức Thắng. Khách thể nghiên cứu của đề tài là những sinh viên đang
học tại hai trường này. Để thuận lợi cho việc thu thập thông tin, chúng tôi chọn mẫu
theo cách thuận tiện vì không có danh sách đầy đủ những sinh viên đang đi làm
thêm để chọn mẫu xác suất, nhưng vẫn có những tiêu chí riêng nhằm đảm bảo các
yếu tố đã đề ra ở mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Bản hỏi thu thập thông tin hỏi
những sinh viên đang đi làm thêm, phân theo năm theo học tại các trường. 240 mẫu
được chia đều cho 2 trường và chia đều cho các năm sinh viên đang theo học từ

năm nhất đến năm cuối.
Mẫu được chọn như sau:
Stt

Địa bàn

1

Trường Đại học Văn Hiến

2

Trường Đại Tôn Đức Thắng

Năm học của sinh viên
Sinh viên năm 1
Sinh viên năm 2
Sinh viên năm 3
Sinh viên năm 4
Sinh viên năm 1
Sinh viên năm 2
Sinh viên năm 3
Sinh viên năm 4

Tổng cộng

14

Số lượng
30

30
30
30
30
30
30
30
240


5.3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn
sâu kết hợp song song với bản hỏi định lượng. Nội dung phỏng vấn sâu nhằm giải
thích và mô tả rõ hơn những nội dung mà bản hỏi cấu trúc không thể mang lại, đồng
thời giải thích có chiều sâu cho những con số trong bản hỏi.
- Chọn mẫu định tính
Chúng tôi tiến hành 22 phỏng vấn sâu. Trong đó gồm 20 sinh viên (10 sinh
viên Đại học Văn Hiến; 10 sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng), 02 cán bộ quản lý
của doanh nghiệp có sinh viên đang làm thêm để làm rõ hơn các thông tin định
lượng đồng thời cũng để làm phong phú hơn kết quả nghiên cứu.
5.3.3. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có
Chúng tôi tập hợp và phân tích tài liệu như sách, các số liệu thống kê, các
báo cáo, các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc làm, đời sống và việc làm
thêm của sinh viên. Đồng thời tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu thống kê về số
lượng sinh viên tham gia làm thêm của hai trường ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức
Thắng. Qua đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu việc làm thêm
của sinh viên. Việc tổng quan tài liệu nghiên cứu sẽ giúp người đọc hình dung về
tình hình nghiên cứu vấn đề này trên cả nước nói chung và ở hai trường Đại học
Văn Hiến và Tôn Đức Thắng nói riêng hiện nay.
5.3.4. Phương pháp quan sát

Tiến hành quan sát thực tế việc làm thêm của sinh viên cũng như những công
việc mà sinh viên thường chọn để làm thêm.
5.3.5. Kỹ thuật xử lý và phân tích thông tin
Đối với thông tin định lượng, chúng tôi sẽ xử lý bằng chương trình SPSS
20.0. Đây được xem là chương trình phần mềm được sử dụng rộng rãi trong các
nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong xã hội học.
Đối với thông tin định tính thu được từ các cuộc phỏng vấn sau khi gỡ băng,
xây dựng các nhóm chủ đề và mã hóa các nội dung và sẽ được trích dẫn trong đề tài
giúp tác giả minh họa, xác nhận, làm sáng tỏ hoặc bổ sung thêm thông tin cho dữ
liệu định lượng đã thu thập của đề tài.

15


5.4. Khung phân tích
Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội

Điều kiện kinh
tế gia đình

Nhu cầu thị
trường lao động

Ý thức
cá nhân

Môi trường
học tập

Công việc làm thêm


Lý do
chọn
công
việc làm
thêm

Tính chất
công việc
làm thêm

Mức độ
quan tâm
đến việc
làm thêm

Sự lựa
chọn
công việc
làm thêm

Tác động
từ việc
làm thêm
đến việc
học

Nguồn
tìm kiếm
thông tin

việc làm
thêm

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Qua việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc đi
làm thêm của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” (Nghiên cứu tại
trường hợp Đại học Văn Hiến và Đại học Tôn Đức Thắng), chúng tôi hy vọng đóng
góp kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc bổ sung một số khía cạnh lý luận cho
những nghiên cứu xã hội học về việc làm thêm của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu giúp chúng ta hình dung về tình hình việc làm thêm của sinh
viên, những yếu tố tác động đến việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên.
Các lý do giống và khác nhau của sinh viên thuộc trường Công lập và Tư thục khi
chọn công việc làm thêm.

16


Nghiên cứu còn có thể dùng tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về việc
làm nói chung, về việc làm thêm của sinh viên nói riêng. Đồng thời, chúng tôi mong
rằng ở một góc độ nào đó có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho các chính sách
giúp đỡ, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy khả năng và tìm kiếm được công việc
làm thêm phù hợp, bên cạnh đó còn tạo một tiền đề để sau khi ra trường sinh viên
tìm được một công việc làm ổn định và phù hợp với ngành đào tạo.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn gồm có các phần chính như sau: phần mở đầu, phần nội dung và
phần cuối là kết luận, khuyến nghị.
Phần mở đầu: Trình bày tính cấp thiết của đề tài; Tình hình nghiên cứu;

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Giả thuyết nghiên cứu;
Khung phân tích; Ý nghĩa lý luận và thực tiễn và cuối cùng là cơ cấu luận văn.
Phần nội dung: Chia làm ba chương
- Chương thứ nhất: Trình bày cơ sở lý luận và phương pháp luân nghiên cứu,
trong đó bao gồm các vấn đề về phương pháp luận, các khái niệm, các lý thuyết áp
dụng của đề tài.
- Chương thứ hai: Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu; Thực trạng việc
làm thêm, trong đó bao gồm các nội dung: Công việc làm thêm của sinh viên hai
trường; Số công việc làm và thời gian dành cho công việc làm thêm; Ảnh hưởng
của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên; Những yêu cầu của xã hội đối
với việc làm thêm hiện nay; Nguồn thông tin và khó khăn tìm công việc làm thêm;
Những phúc lợi từ việc làm thêm của sinh viên hai trường.
- Chương thứ ba: Trình bày các yếu tố tác động đến công việc làm thêm,
trong đó bao gồm các nội dung: Yêu cầu của xã hội đối với năng lực thực hành của
sinh viên; Điều kiện kinh tế của gia đình sinh viên; Ý thức của sinh viên về vai trò
của việc làm thêm; Các tiêu chó chọn công việc làm thêm; Quan điểm của gia đình
về công việc làm thêm; Những mong đợi và giải pháp từ công việc làm thêm.
Phần kết luận và khuyến nghị.

17


×