Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

NHỮNG XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG LỚN TRONG TÁC PHẨM CANDIDE VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA VOLTAIRE.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.28 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN

MÔN: VĂN HỌC HY LA, TÂY ÂU VÀ MỸ
ĐỀ TÀI: NHỮNG XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG LỚN TRONG
TÁC PHẨM CANDIDE VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA VOLTAIRE.

GVHD: Nguyễn Hồng Anh
SVTH: Nhóm 6

TP.HCM, ngày 5 tháng 11 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN

MÔN: VĂN HỌC HY LA, TÂY ÂU VÀ MỸ
ĐỀ TÀI: NHỮNG XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG LỚN TRONG
TÁC PHẨM CANDIDE VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA VOLTAIRE.

GVHD: Nguyễn Hồng Anh
SVTH: Nhóm 6

TP.HCM, ngày 5 tháng 11 năm 2015

1


DANH SÁCH NHÓM
1. Lê Thị Tố Huyên


K39.606.009

2. Phạm Thành Lâm

K39.606.012

3. Vũ Minh Quân

K39.606.026

4. Nguyễn Văn Thịnh

K39.606.034

5. Phạm Thị Thương (NT)

K39.606.037

6. Nguyễn Trọng Nghĩa

K40.606.029

7. Nguyễn Quốc Quỳnh

K40.606.038

MỤC LỤ
2



1.

Khái quát chung..............................................................................................................4
1.1

Thời kì Khai sáng.....................................................................................................4

1.2

Tác giả Voltaire..........................................................................................................7

1.2.1

Cuộc đời.............................................................................................................7

1.2.2

Quan điểm nghệ thuật......................................................................................10

1.2.3

Sự nghiệp sáng tác............................................................................................11

1.3

Tác phẩm Candide...................................................................................................14

1.3.1

Hoàn cảnh sáng tác..........................................................................................14


1.3.2

Nhan đề............................................................................................................15

1.3.3

Tóm tắt chi tiết.................................................................................................15

2. Những xung đột tư tưởng lớn trong tác phẩm Candide và tư tưởng mà Voltaire lựa
chọn 19
2.1

Các xung đột triết học.............................................................................................19

2.1.1

Xung đột giữa lý thuyết và thực tế...................................................................19

2.1.2

Xung đột giữa chủ nghĩa lạc quan và thuyết thiện ác cộng đồng....................23

2.2

Các xung đột tôn giáo..............................................................................................26

2.2.1

Xung đột giữa Công giáo và đạo Tin lành.......................................................26


2.2.2

Xung đột giữa tôn giáo và niềm tin..................................................................26

2.2.3

Xung đột giữa giáo lý khắt khe và quyền tự do của con người.......................27

2.2.4

Xung đột giữa giáo lý Ba Ngôi và Tự nhiên Thần giáo...................................29

2.3 Các xung đột xã hội....................................................................................................30
2.3.1 Xung đột giữa tình yêu tự do và sự phân biệt giai cấp........................................30
2.3.2 Xung đột giữa sự tha hóa của tầng lớp quý tộc, tăng lữ và sự khổ cực của tầng
lớp thứ ba......................................................................................................................33
3.

Kết luận.........................................................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................38

3


1. Khái quát chung
1.1 Thời kì Khai sáng
Khai sáng (tiếng Pháp: Siècle des Lumières), còn gọi là thế kỷ Ánh sáng, là
giai đoạn thế kỷ XVIII của triết học phương Tây, hay thời kỳ dài hơn gồm cả

Thời đại Lý tính (Age of Reason). Từ này có thể được dùng với nghĩa hẹp hơn
để chỉ phong trào của trí thức trong lịch sử - phong trào Khai sáng - phong trào
ủng hộ lý tính với vai trò nền tảng căn bản của quyền lực. Thuật ngữ “ánh sáng”
chỉ rõ vai trò lịch sử của giai cấp tư sản so với giai cấp phong kiến già cỗi trong
cách mạng tư sản bằng cách gợi lên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối.
Thời kỳ Khai sáng thường được liên hệ chặt chẽ với cuộc Cách mạng Khoa
học, do cả hai phong trào đều nhấn mạnh vào lý tính, khoa học hay sự hợp lý,
trong khi phong trào Khai sáng còn tìm cách phát triển hiểu biết có hệ thống về
các quy luật tự nhiên và thần thánh. Được nguồn cảm hứng từ cuộc cách mạng
tri trức khởi đầu bởi Galileo và Newton, trong một bầu không khí ngày càng kém
thiện cảm với quyền lực áp chế, trong những cuộc khám phá của mình về cá
nhân, xã hội, và nhà nước, các nhà tư tưởng Khai sáng tin rằng có thể áp dụng tư
duy có hệ thống cho mọi lĩnh vực của hoạt động con người và đưa nó vào trong
phạm vi chính phủ. Những người đi đầu phong trào tin rằng họ sẽ dẫn thế giới
vào một tiến trình từ một thời kỳ dài của truyền thống nghi ngờ, sự phi lý, mê tín
dị đoan, và độc tài mà họ gọi là Thời kỳ Đen Tối (Dark Ages). Phong trào đã góp
phần tạo ra cơ sở tri thức cho Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp, phong trào
độc lập Mỹ La Tinh, Hiến pháp Ba Lan ngày 3 tháng 5 và dẫn tới sự nổi lên của
chủ nghĩa tự do cổ điển, dân chủ và chủ nghĩa tư bản.
Phong trào Khai sáng đi kèm các thời kỳ cổ điển và baroque cao trong âm
nhạc và thời kỳ tân cổ điển trong nghệ thuật; thời hiện đại chú ý đến phong trào
Khai sáng như là một trong những mô hình trung tâm cho nhiều phong trào thời
hiện đại. Phong trào Khai sáng chỉ xảy ra tại Đức, Pháp, Anh, và Tây Ban Nha,
nhưng tầm ảnh hưởng của nó lan xa hơn. Nhiều người trong số những người khai

4


sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã chịu ảnh hưởng lớn bởi các tư tưởng của thời
kỳ Khai sáng, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo (Thuyết thần giáo tự nhiên) và

trong lĩnh vực chính phủ với Hiến pháp và Pháp lệnh về các Quyền (Bill of
rights) của Mỹ, song song với Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của
Pháp.
Cho đến thế kỉ XVIII, đây là thời kì sôi động nhất của văn học phương Tây,
đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các
nước trong khu vực. Chế độ phong kiến kết hợp với chính sách ngu dân của giáo
hội từ bao đời vẫn kìm hãm nhân dân trong vòng ngu tối, cản trở sự tiến bộ của
xã hội. Phong trào cải cách tôn giáo phát xuất từ Đức không được hưởng ứng tại
nước Pháp, khiến cho ảnh hưởng của các giáo lý thủ cựu vẫn còn rất mạnh. Ở
Anh quốc, sự thay đổi từ chế độ tôn giáo độc tài đến chế độ tự do, diễn tiến rất
êm thấm. Tại Pháp, sự thay đổi rất đột ngột.
Một bác sĩ quân y tên là La Mettrie bị sa thải vì viết một cuốn sách động
chạm đến các giáo điều. Ông phải chạy trốn sang Đức và được vua Fréderique
che chở. Cũng như Descartes, La Mettrie có khuynh hướng giảng giải các hiện
tượng sinh lý bằng các hiện tượng vật lý. Lý thuyết này đi ngược lại với các giáo
điều xem đời sống có tính cách thiêng liêng. La Mettrie còn cho rằng trí thông
minh phát xuất do nhu cầu trí thông minh của loài người cao hơn của loài vật. La
Mettrie kết luận: “Không có nhu cầu nghĩa là không có ý thức“. Helvétius lập lại
những luận điệu của La Mettrie, ông cho rằng tất cả các hoạt động đều do vị kỷ
mà ra, chính những người anh hùng vị tha thật ra cũng hoạt động theo lòng vị kỷ.
Lương tâm không phải là tiếng nói của Chúa mà là tiếng nói của sợ hãi. Nó được
thành hình trong mỗi cá nhân do sự sợ hãi lưu truyền từ đời nầy sang đời khác.
Đạo đức không thể tìm thấy trong giáo lý mà phải tìm thấy trong khoa học xã
hội, chính sự thay đổi trong các nhu cầu của xã hội quyết định lương tâm của cá
nhân. Một tác giả khác, Diderot cùng với Holbach cho rằng thần linh được tạo
nên do sự sợ sệt và ngu si của loài người, sự yếu đuối của loài người thờ phượng
các thần linh, sự dại dột lưu giữ họ và nền độc tài ủng hộ để mưu cầu lợi riêng.
5



Sự tin tưởng vào Chúa được gắn liền với sự phục tùng vua, cả hai khuynh hướng
cùng lên và cùng xuống với nhau. Con người chỉ trở nên thật sự tự do khi bộ ruột
của ông giáo sĩ cuối cùng được đem dùng để treo cổ ông vua cuối cùng. Thuyết
duy vật có lẽ quá thô sơ nhưng nó là một lợi khí để chống lại ảnh hưởng của các
giáo điều và cần phải được xử dụng khi chưa tìm được một lợi khí sắc bén hơn.
Đó là những ý tưởng là Diderot và d' Alembert trình bày trong cuốn Bách khoa
tự điển được xuất bản từ 1752 đến 1772. Giáo hội vận động để cấm xuất bản,
một vài cộng sự viên của Diderot sợ bị liên lụy đều bỏ dở công việc, nhưng
Diderot vẫn cương quyết tiến hành. Ông nói rằng các giáo sĩ không thể nào
chống với lẽ phải mãi mãi.
Giai cấp tư sản từ khi ra đời đã có sứ mệnh đấu tranh chống bộ máy phong
kiến lỗi thời, đến giai đoạn này cuộc đấu tranh ấy càng trở nên gay gắt. Cuộc
Cách mạng Pháp năm 1789 gây tiếng vang lớn trên toàn châu Âu, là hồi chuông
báo tử cho chế độ phong kiến đã lỗi thời.
Cuộc cách mạng như một phát súng hiệu, các triết gia, các nhà văn tiến bộ ở
thế kỉ XVIII đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề cao lí trí, dùng ánh sáng của
lí trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lí, giải phóng tư tưởng và mở mang trí tuệ
cho mọi người, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
Ánh sáng của lí trí rọi vào khắp các lĩnh vực và trở thành một thứ vũ khí chống
phong kiến sắc bén.
1.2 Tác giả Voltaire
1.2.1 Cuộc đời
Voltaire tên thật là François Marie Arouet (1694 – 1778), là một nhà thơ,
nhà soạn kịch, nhà viết truyện, nhà triết học, sử học và là một nhà hoạt động xã
hội sôi nổi trong thế kỉ ánh sáng Pháp, thế kỉ được mệnh danh là “thế kỉ của
Voltaire”. Voltaire được biết đến như một hiện tượng sáng chói của nền văn học
nghệ thuật Pháp nói riêng, và của nền nghệ thuật thế giới nói chung.

6



Cuộc đời và sự nghiệp của Voltaire gắn liền với không ít thăng trầm. Được
sinh ở Pari trong một gia đình tư sản phong lưu, ông thụ hưởng ở người cha bản
tính thông minh và hào hiệp, hưởng thụ ở người mẹ tính trào lộng. Khi ông ra
đời thì mẹ chết, ông là một đứa trẻ ốm yếu cho đến nỗi người ta tưởng rằng
không thể sống lâu quá 2 ngày. Sự thật thì ông đã sống đến 83 tuổi, nhưng suốt
đời ông vẫn mang một thể chất yếu đuối và đa bệnh. Ông có một thời gian theo
học trường trung học Luis Đại đế, tiêu biểu cho một nền giáo giục hết sức vô bổ
và xa rời thực tiễn của chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Sau khi tốt nghiệp trung
học, Voltaire từ chối không học luật theo ý muốn của gia đình, ông làm việc một
thời gian ngắn trong ngành ngoại giao và toà án.
Ông có một người anh tên Armand theo giáo phái Janséniste và suýt bị
chính quyền bắt bớ vì Armand có một tâm hồn cao thượng cương quyết phản đối
những tập tục tôn giáo độc tài của thời ấy. Cả hai anh em đều rất thích văn
chương, Voltaire biết làm thơ từ khi mới biết viết và cái đó làm cho người cha rất
lo âu. Những thầy giáo của Voltaire thuộc giáo phái Jésuite đã dạy cho Voltaire
nghệ thuật tranh luận và do đó, đã gieo mầm hoài nghi vào đầu óc ông. Lúc 12
tuổi Voltaire đã biết tranh luận về các đề tài sâu xa như giáo lý và thần học với
những nhân vật danh tiếng đương thời. Đến lúc cần phải tìm một nghề để sinh
nhai Voltaire cương quyết chọn nghề viết văn dù bị cha phản đối.
Năm 1715, Voltaire đến Paris vừa lúc hoàng đế Louis XIV băng hà, hoàng
tử kế vị quá trẻ, quyền hành được gom vào tay một phụ chính đại thần. Khi quan
phụ chính đại thần, để tiết kiệm công quỹ, cho bán đấu giá một nửa số ngựa của
nhà vua, Voltaire nhận xét rằng giá cho về vườn một nửa số lừa của triều đình thì
có lợi hơn. Những lời châm biếm ranh mãnh của Voltaire được truyền miệng từ
người này đến người khác khắp thủ đô Paris hoa lệ. Trong những lời châm biếm
ấy có hai bài thơ tố cáo quan phụ chính đại thần âm mưu cướp ngôi vua. Quan
phụ chính nổi trận lôi đình, tống Voltaire vào ngục thất Bastille. Chính trong thời
gian này, Voltaire đã tự đặt cho mình cái tên Voltaire. Sau một thời gian quan phụ
chính nguôi giận ra lệnh phóng thích Voltaire. Ra khỏi ngục thất ông bắt đầu hoạt

7


động kịch nghệ. Vở kịch Oedipe xuất bản năm 1718 được toàn thể Paris hâm mộ
và được trình diễn liên tiếp 45 đêm. Chính người cha đau khổ cũng đến xem kịch
và vô cùng xúc động trước sự thành công của Voltaire. Năm 1729 nhờ đầu cơ vé
số của chính phủ ông được lời một số tiền lớn. Càng giàu ông càng độ lượng, bỏ
tiền ra giúp ích và nâng đỡ một số rất nhiều người thất cơ lỡ vận.
Vở kịch thứ hai của Voltaire hoàn toàn thất bại khiến ông cảm thấy buồn
phiền, nhuốm bệnh đậu mùa. Sau khi lành bệnh Voltaire được tiếp đón khắp nơi
nhờ tài ăn nói và thái độ hào hoa phong nhã của ông. Trong 8 năm trời ông được
đón tiếp ở những nơi thanh lịch nhất, nhưng sau đó ông làm cho De Rohan – một
nhà quý tộc nổi giận và bị nhốt vào ngục Bastille. Sau một thời gian ông được
phóng thích với điều kiện là phải qua sống tại Anh. Tại London, Voltaire tìm
cách học tiếng Anh để có thể hiểu biết về văn hoá nơi đây. Voltaire bị ảnh hưởng
sâu rộng bởi văn hoá Anh trong lãnh vực văn chương, khoa học và triết lý.
Những cảm tưởng của Voltaire được ghi vào những lá thư mà ông gởi về Pháp
cho các bạn bè thân thích. Trong những lá thư nầy, Voltaire cố ý đề cao không
khí tự do ở Anh quốc và cố ý mạt sát nền đế chế độc tài của Pháp, những người
quý tộc ăn không ngồi rồi và những giáo sĩ bóc lột tín đồ, khai thác mê tín dị
đoan. Ông kêu gọi giai cấp trung lưu ở Pháp hãy nổi lên làm cách mạng để giành
lại những quyền tự do. Những lá thư ấy được gửi đi một cách lén lút và có thể
được xem là mầm mống của cách mạng. Quan phụ chính đại thần không biết gì
về những hoạt động chống chánh phủ của Voltaire ở Anh quốc, nên hạ lệnh cho
phép ông được trở về Pháp năm 1729. Bất ngờ một nhà sách ở Pháp, sưu tập
được những lá thư của Voltaire đem xuất bản mà không có sự đồng ý của tác giả.
Quốc hội lập tức ra lệnh hoả thiêu tất cả những cuốn sách ấy. Voltaire biết thế
nào cũng bị bắt bèn bỏ trốn khỏi Paris với một thiếu phụ vợ của bá tước Chatelet.
Trong thời gian trốn chính quyền, Voltaire ngụ tại lâu đài người yêu ở Cirey, cả
hai người mặc sức theo đuổi công việc lý tưởng của mình là nghiên cứu và học

hỏi.

8


Năm 1736, Voltaire bắt đầu nhận được thư của đông cung thái tử Frédérique
tỏ lòng ngưỡng mộ thiên tài của Voltaire và muốn xin thụ giáo. Năm 1745,
Voltaire đến Paris và ứng cử vào Hàn lâm viện Pháp. Ông ở tại Paris một thời
gian, kết bạn với nhiều văn nhân nghệ sĩ và sáng tác nhiều vở kịch.
Năm 1748 bà Chatelet phải lòng bá tước Saint Lambert, việc này làm ông
rất buồn phiền nhưng cuối cùng, hai tình địch giảng hoà. Năm 1749, bà bá tước
Chatelet chết. Voltaire cố quên nỗi buồn trong công việc sáng tác. Ông dự định
hoàn thành tác phẩm Thế kỷ vua Louis XIV, nhưng sau đó, ông được thư của
hoàng đế Frédérique mời đến Potsdam. Ông được đón tiếp long trọng tại lâu đài
của hoàng đế Frédérique. Tuy nhiên sau ít lâu Voltaire cảm thấy những bất tiện
của hoàn cảnh. Năm 1752, Voltaire viết một bài công kích Maupertuis – một nhà
toán học của Frédérique nghe, hoàng đế không bằng lòng lắm nhưng không nói
gì, chỉ yêu cầu Voltaire đừng cho xuất bản. Mặc dù bị cấm đoán, Voltaire vẫn cho
xuất bản bài văn ấy. Frédérique nổi giận. Biết rằng sự đổ vỡ không thể hàn gắn
được, Voltaire bỏ trốn đi đến Frankfurt.
Khi về đến biên giới nước Pháp, Voltaire được tin là chính phủ Pháp từ chối
chiếu khán nhập nội, ông hoàn toàn tuyệt vọng, định sang châu Mỹ để nương
náu. Trong khi chờ đợi, ông tạm nương náu ở ngoại ô Genève. Tại đây ông mua
lại mảnh đất, đặt tên là Les Délices.
Tạm ở Les Délices đến năm 1758, Voltaire dời qua Ferney, một làng nằm
giữa biên giới Thuỵ sĩ và Pháp. Lúc ở Ferney, chẳng những Voltaire sáng tác
nhiều tác phẩm giá trị, bênh vực những kẻ bị áp bức mà còn giúp đỡ nhiều người
khỏi cơn túng thiếu. Những ai có điều thắc mắc thường muốn tìm đến ông để hỏi
ý kiến, những ai có điều oan ức thường tìm đến ông để xin can thiệp, có khi ông
còn giúp đỡ cho việc làm và sẵn sàng tha thứ những kẻ có lỗi đối với ông. Một

việc điển hình là ông đã nuôi nấng dạy dỗ và giúp đỡ một số tiền làm của hồi
môn cho đứa cháu gái của văn hào Corneille. Năm 1770 các người hâm mộ
Voltaire tổ chức một cuộc lạc quyên rộng lớn để lấy tiền đúc tượng cho ông và
hàng ngàn người đã hưởng ứng.
9


Năm 83 tuổi, Voltaire muốn trở về Paris trước khi chết. Các bác sĩ khuyên
ông không nên đi vì lý do sức khoẻ, nhưng Voltaire vẫn cứ đi. Đến Paris ông
phải tiếp 300 người khách. Mặc dù sức khoẻ rất kém, Voltaire vẫn đến thăm Hàn
lâm viện. Chiếc xe của Voltaire phải chen qua đám đông đứng chật đường để
hoan hô ông. Tấm màn nhung lót trên xe do nữ hoàng Nga Catherine tặng bị dân
chúng xé từng mảnh để làm kỷ niệm. Đến Hàn lâm viện ông được hoan hô nhiệt
liệt sau khi đề nghị viết lại cuốn tự điển Pháp, ông còn đi xem vở kịch Irène do
chính ông sáng tác. Buổi trình diễn hôm đó ồn ào náo nhiệt không thể tả, toàn thể
khán giả đều nô nức vì sự có mặt của Voltaire. Khi ông trở về thì đã kiệt lực, cái
chết đã gần kề nhưng Voltaire cương quyết từ chối việc xưng tội và nhận phép bí
tích. Sau khi ông chết, các thánh đường ở Paris từ chối không chịu làm lễ và cấp
đất để chôn cất, các bạn hữu phải đem xác chết của ông để lên xe ra khỏi thành
phố Paris như một người còn sống. Đến Scellières, một linh mục bằng lòng cho
chôn cất Voltaire tại đất thánh. Mãi đến 1791 quốc hội Pháp mới cho phép đem
thi hài Voltaire về Panthéon, nơi chôn cất các danh nhân nước Pháp. Lễ rước cốt
có 100 000 người tham dự trong khi 600 000 đứng hai bên lề đường chào đón.
1.2.2 Quan điểm nghệ thuật
Truyện ngắn của Voltaire được đánh giá là truyện ngắn triết học. Lập trường
triết học của Voltaire là hoài nghi, kinh nghiệm và nhân đạo chủ nghĩa. Thuyết
hoài nghi của ông không phải là loại hoài nghi nền tảng mà Descaltes quan tâm.
Nhưng ông không cho rằng, chúng ta có thể tìm thấy sự ủng hộ đầy đủ cho
những tuyên bố siêu hình vĩ đại của các triết gia hệ thống, như Lelbniz, hay cho
thần học giáo điều của những tôn giáo nặng tình thiết chế. Chủ nghĩa kinh

nghiệm của Voltaire cố thuyết phục chúng ta bằng lòng với tri thức giới hạn và
có thể sai lầm của chúng ta về kinh nghiệm hằng ngày và những diễn biến của nó
thông qua các phương pháp của khoa học thực nghiệm. Chủ nghĩa nhân đạo của
ông đưa ra lời yêu cầu khẩn thiết, dựa trên chủ nghĩa kinh nghiêm hoài nghi của
ông, đòi sự khoan dung tôn giáo: không ai trong chúng ta có thể hiểu biết đầy đủ
để được bào chữa trong việc bách hãi những người bất đồng với chúng ta về
10


những vấn đề triết học và thần học cơ bản. Quan điểm tích cực của Voltaire là
thân phận con người chúng ta, vì mọi thiếu sót và hiểm họa của nó, là đầy ý
nghĩa và có thể chịu đựng được, hoàn toàn ở ngoài bất kỳ sự liên kết nào với
những mối đe dọa hay hứa hẹn của những vương quốc siêu việt mơ hồ.
Lập trường của Voltaire được minh họa rõ nhất rằng những quan điểm của
ông về tôn giáo. Mặc dù những học thuyết phức tạp về “Chúa Ba ngôi'' và ''Chúa
xuống thế làm người” gây cho ông ấn tượng là những thứ vô nghĩa, nhưng ông
vẫn tin chắc vào sự hiện hữu của một Thượng Đế thiện hảo ra lệnh cho chúng ta,
thông qua cảm thức đạo đức của chúng ta, phải thương yêu nhau như anh chị em.
1.2.3 Sự nghiệp sáng tác
Voltaire để lại một di sản các tác phẩm đồ sộ bao gồm tiểu thuyết, kịch, thơ,
luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học và sử học. Ông còn viết nhiều
sách, rất nhiều tờ rơi và trên 20000 thư từ trao đổi. Voltaire hay nói bỡn nhưng
rất nhạy bén khi phê bình hay tranh luận. Ông luôn phấn đấu phát huy quyền làm
người, bảo vệ quyền tự do cá nhân, tự do tôn giáo và quyền được phán xử công
minh. Ông thường công khai phát biểu đòi cải cách những bất công trong xã hội
mặc dầu lúc bấy giờ triều đình Pháp rất khe khắt với những người chống đối.
Qua các tác phẩm Voltaire thể hiện quan điểm rằng không cần đức tin để tin vào
Chúa. Ông tin vào Chúa nhưng là niềm tin lý tính. Ông cũng phản đối đạo Ki-tô
quyết liệt nhưng không nhất quán. Một mặt ông cho rằng Giê-su không tồn tại và
các sách Phúc âm là nguỵ tạo nên chứa đầy mâu thuẫn nhưng mặt khác ông lại

cho rằng cũng chính công đồng đó đã gìn giữ nguyên bản mà không thay đổi gì
để giải thích cho những mâu thuẫn trong các sách Phúc âm. Ông cũng gọi người
da đen là động vật (trong Essai sur les mœurs) và thấp kém so với con người cả
về mặt thể chất và tinh thần. Ông cũng viét nhiều về các chủng thổ dân khác
nhau và có quan điểm bài Do thái.
Tác phẩm lớn nhất của ông để lại là “Dictionnaire philosophique” (“Từ điển
Triết học”) tập hợp nhiều bài viết riêng của ông và các bài ông viết trong
“Encyclopédie” (“Bách khoa thư”) của Diderot. Trong đó ông phản bác thể chế
11


chính trị đương thời của Pháp, nhà thờ Công giáo, Kinh Thánh và thể hiện văn
phong, tính cách riêng của mình, Voltaire. Qua đó ông nhấn mạnh vai trò của tôn
giáo lý tưởng là giáo dục đạo đức chứ không phải giáo điều.
Voltaire xem giai cấp tư sản Pháp quá nhỏ bế và yếu ớt, giai cấp quý tộc thì
tham nhũng và ăn bám, còn người dân thường thì dốt nát và mê tín, và nhà thờ
thì giúp thêm cho các nhà cách mạng bằng thuế thập phân. Voltaire cũng không
tin tưởng ở chế độ dân chủ mà ông xem là chỉ tuyên truyền những tôn sùng của
quần chúng. Theo ông chỉ tin những vị vua theo chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế
với sự hỗ trợ của các nhà triết học như ông mới có thể dẫn tới sự thay đổi vì chỉ
với những tính toán lợi ích hợp lý của nhà vua mới mang lại quyền lợi và thịnh
vượng cho vương quốc và thần dân. Trong thư gửi Ekaterina II của Nga và
Friedrich II của Phổ ông nhấn mạnh đến vai trò của quân đội và sử dụng vũ lực
để "mang lại trật tự" như ông viết ủng hộ việc chia tách Liên minh Ba Lan Litva. Nhưng ông cũng phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề
tranh chấp như trong Dictionnaire philosophique ông xem chiến tranh là "cỗ máy
địa ngục" và người sử dụng chúng là "những kẻ giết người ngu ngốc".
Voltaire còn được nhớ đến như một người tranh đấu cho quyền tự do cá
nhân, tự do tôn giáo trong đó có quyền được xét xử công bằng và vạch rõ sự giả
dối và không công bằng của chế độ ba đẳng cấp.
Vào mùa xuân năm 1778, vở kịch cuối cùng của Voltaire, bi kịch “Irène”,

được giới chính quyền Pháp chấp nhận và cho trình diễn tại thành phố Paris và
tác giả Voltaire đã có mặt trong buổi trình diễn đầu tiên. Voltaire cũng được Hàn
Lâm Viện Pháp ca ngợi là nhân vật đặc biệt nhất.
Các tác phẩm chính của Voltaire:
 Các công trình văn chương quan trọng:
– Oedipe (1718).
– Zaire (1732).

12


– Lettres philosophiques sur les Anglais (Các Bức Thư Triết Học về người
Anh, 1733), sửa chữa lại vào năm 1778 thành Letters on the English.
– Le Mondain (Trần Tục, 1736).
– Sept Discours en Vers sur l’Homme (Bảy bài diễn văn bằng thơ về con
người, 1738).
– Zadig (1747).
– Micromegas (1752).
– L’Orphelin de la Chine (Trẻ mồ côi của nước Trung Hoa, 1755).
– Candide (1759).
– Dictionnaire philosophique (Từ điển Triết Học, 1764).
– L’Ingenu (Người chất phác, 1767).
– La Princesse de Babylone (Công chúa của thành Babylone, 1768).
– Epitre à l’Auteur du Livre des Trois Imposteurs (Bức thư cho tác giả của
cuốn sách của ba kẻ lường gạt, 1770)
 Các vở kịch: Voltaire đã viết ra được từ 50 tới 60 vở kịch, kể cả một
số chưa hoàn thành. Trong số này, đáng kể là các vở kịch: Oedipe
(1718), Eriphile (1732), Irene, Socrates, Mahomet, Mérope, Nanine,
Zaire (1732)
 Các công trình lịch sử:

– History of Charles XII, King of Sweden (Lịch sử của Charles 12, Vua xứ
Thụy Điển, 1731).
– The Age of Louis XIV (Thời đại của Vua Louis 14, 1752).
– The Age of Louis XV (Thời đại của Vua Louis 15, 1746 – 1752).
– Annals of the Empire – Charlemagne, A.D. 742 – Henry VII 1313, Vol. I
(Sử Biên Niên của Đế Quốc – từ Hoàng Đế Charlemagne tới Vua Henry 7, Tập I,
1754).

13


– Annales of the Empire – Louis of Bavaria, 1315 to Ferdinand II, 1631,
Vol. II (Sử Biên Niên của Đế Quốc – từ Vua Louis xứ Bavaria tới Vua Ferdinand
II, Tập II, 1754).
– History of the Russian Empire Under Peter the Great (Vol. I, 1759; Vol. II,
1763) (Lịch sử của Đế Quôc Nga dưới thời Đại Đế Peter, Tập I, 1759, Tập II,
1763).
1.3 Tác phẩm Candide
1.3.1 Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1759 Voltaire cho in Candide (các chuyên gia về Voltaire thống nhất
cho rằng tác phẩm được viết một năm trước đó). Giai đoạn Voltaire viết Candide
nằm ở khoảng giữa cuộc lưu vong dài đằng đẵng của triết gia (từ 1750 đến
1778). Ông trở về Paris trong vinh quang, giống như một người bị lưu đày vĩ đại
sau này, Victor Hugo, và chết ngay sau đó; người ta nói rằng ông chết vì kiệt sức
trước vinh quang của chính mình. Cuộc lưu vong của Voltaire còn cay đắng ở
chỗ nó là một cuộc lưu vong “đúp”: ngoài việc bị hắt hủi khỏi nước Pháp, ông
còn không có chỗ đứng bên cạnh một người từng một thời là bạn thân của mình,
vua Frédéric II nước Đức, đành chọn một nơi trung gian là Thụy Sĩ để sống
(Lausanne, Genève, Ferney). Một đòn đánh mạnh thêm nữa vào tình cảm của
Voltaire là cái chết của người bạn thân, bà Du Châtelet (1749).

Trong thời gian lưu vong đó, Voltaire còn phải chứng kiến từ xa sự thay đổi
của đời sống trí thức Paris: một thế hệ mới đầy tài năng xuất hiện, đó là những
người như Diderot, d’holbach, d’Alembert và Rausseau, những người tuy ông có
nhiều liên lạc và cộng tác, nhưng mối quan hệ không phải lúc nào cũng tốt đẹp.
Các mốt mới lên ngôi: tác phẩm của văn hào Anh Richardson (tác giả Pamela,
một trong những người đầu tiên của văn học theo chủ nghĩa lãng mạn, mà cộng
hưởng tại châu Âu là Goethe và Rausseau), nhạc Ý và kịch tư sản. Các sáng tác
văn học của Voltaire không thể không có phần lỗi thời trong bối cảnh ấy.

14


Tác phẩm này viết nhằm mục đích trả lời cho triết thuyết của Rousseau về
thượng đế và nhất là để phản đối chủ trương của triết gia Leibniz, theo đó mọi sự
trên đời sẽ càng ngày càng hoàn thiện hơn, nên con người phải lạc quan
Tác phẩm viết ra đã xúc phạm đến nhiều nhà quyền quý, nên khi xuất bản
tác giả phải kí một biệt hiệu khác vì sợ bị trả thù. Vào ngày 2-3-1759, tác phẩm
bị hội đồng Geneve tố cáo và ra lệnh hỏa thiêu.
1.3.2 Nhan đề
Tên tác phẩm được lấy từ tên của nhân vật chính. Và cái tên đó đã gợi cho
người đọc phần nào tính cách của nhân vật bởi Candide trong tiếng Pháp là tính
từ của “candeur”, dùng để chỉ phẩm chất ngây thơ, trong trắng, thật thà của một
tâm hồn. Và đúng như cái tên của mình, chàng là một người “tính tình hiền hậu,
hồn nhiên”, “xét đoán việc đời thẳng thắn, với một tinh thần giản dị nhất”.
Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, phải chăng cái tên Candide
(trong trắng,ngây thơ) như một dụng ý của tác giả rằng triết thuyết của Rousseau
và chủ trương của triết gia Leibniz chỉ là thứ triết thuyết, chủ trương ngây thơ,
thơ ngộ mà thôi. Và tác giả đã làm rõ điều đó trong chính tác phẩm qua nhân vật
chính có cái tên Candide.
1.3.3 Tóm tắt chi tiết

Candide là một thanh niên ra đời tại Westphalia, một thành phố Đức nhưng
lại sinh sống trong lâu đài của Nam Tước Thunder-ten-tronckh. Ông thầy dạy
kèm cho Nam Tước là Tiến sĩ Pangloss đã giảng dạy cho Nam Tước học thuyết
“lạc quan” (philosophical optimism) theo đó “tất cả sẽ trở nên tốt đẹp nhất”. Vì
là một người đơn giản, Candide lúc đầu chấp nhận lý thuyết này. Tiến Sĩ
Pangloss có liên hệ tình ái mờ ám với Paquette, cô hầu phòng. Người con gái đẹp
của Nam Tước là cô Cunegonde đã chứng kiến cảnh dan díu kể trên nên cũng
muốn làm công việc tương tự với Candide. Khi cả hai người bị Nam Tước bắt
gặp đang tỏ vẻ yêu đương, Candide đã bị đuổi ra khỏi lâu đài.

15


Vì bị vừa đói, vừa rét, Candide bèn đi qua một thành phố bên cạnh, tại nơi
này anh ta được hai người lính giúp đỡ rồi bị bắt buộc đầu quân vào lính, vì vậy
Candide bị các cấp chỉ huy đánh đập. Anh ta liền bỏ trốn nên đã đi qua các làng
mạc bị chiến tranh tàn phá và đã chứng kiến các cảnh hoang phế khủng khiếp
của chiến tranh. Candide tìm đường tới xứ Hà Lan theo Thiên Chúa giáo với hy
vọng có thể tìm được sự giúp đỡ nhưng chỉ gặp những con người nhẫn tâm, trừ
một anh chàng theo giáo phái rửa tội lại, anh này đã đối xử tử tế và rộng lượng
với Candide. Sau đó Candide gặp một người ăn mày với hình dạng biến đổi rồi
về sau mới khám phá ra rằng người ăn mày này là Tiến sĩ Pangloss. Pangloss đã
kể lại các kinh nghiệm cũ cùng với tin tức về cái chết do binh lính sát hại của
Nam Tước và gia đình ông ta. Vào lúc này, mặc dù tình cảnh tồi tệ và các nỗi
khủng khiếp mà ông ta đã trải qua, Tiến Sĩ Pangloss vẫn còn tin tưởng vào triết
lý “lạc quan”. Anh chàng theo phái rửa tội lại đã mang Tiến Sĩ Pangloss và
Candide lên tàu biển, đi về Lisbon.
Khi một trận bão ập tới, anh chàng giáo phái kể trên đã bị chết sau khi tìm
cách cứu vớt một thủy thủ, tàu bị bể vỡ, chỉ còn ba người sống sót là Candide,
Tiến sĩ Pangloss và người thủy thủ. Không lâu sau khi ba người này lên bờ tại

Lisbon, một trận động đất kinh khủng đã làm rung động thành phố này rồi các vị
lãnh đạo của nhà thờ đã tin rằng tai họa kể trên là do các người khác đạo mang
lại, nên các lãnh đạo đã quyết định về một cuộc hỏa thiêu các người ngoại đạo.
Tiến sĩ Pangloss bị treo cổ, Candide tránh khỏi bị thiêu sống nhờ một bà già cứu
giúp. Bà già này đã cho Candide ăn uống và tắm rửa sạch sẽ rồi đưa chàng ta tới
gặp Cunegonde, cô này đã thoát chết khi quân lính tấn công Nam Tước một cách
tàn bạo. Cunegonde hiện đang sinh sống với hai người tình có quyền lực và
chính cô này đã cứu Candide khỏi bị lên giàn lửa. Sau đó, do cãi lộn, Candide đã
đâm chết hai người đàn ông kể trên. Quá sợ hãi, Candide, Cunegonde và bà già
cùng nhau trốn ra một thành phố cảng, tại nơi này, một con tầu quân đội đang
chất hàng để đi đến xứ Paraguay. Nhờ khả năng về quân sự, Candide được một
ông tướng chú ý rồi ông tướng này đã phong cho Candide làm đại úy chỉ huy bộ

16


binh. Về sau, Candide đã cùng Cunegonde và bà già đáp tầu biển đi xuống miền
Nam Mỹ. Trong chuyến đi xa này, bà già đã kể lại các câu chuyện khủng khiếp
mà bà ta đã gặp phải, bà ta đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ, nhiều hơn tất cả
các người khác. Tới lúc này, Candide bắt đầu nghi ngờ lý thuyết của Tiến Sĩ
Pangloss về chủ nghĩa “lạc quan”.
Tại thành phố Buenos Aires, ba người đã gặp Don Fernando là người chú ý
tới Cunegonde và muốn cưới cô này làm vợ. Candide rất đau buồn nhưng phải
tìm cách lẩn trốn bởi vì các nhân viên cảnh sát đang theo dõi dấu vết của
Candide. Do được anh hầu tên là Cacambo giúp đỡ, Candide đã trốn thoát và đã
gặp Cha Linh Mục, chỉ huy trưởng của một đạo quân dòng Tên tại Paraguay. Vị
chỉ huy trưởng này hóa ra lại là anh trai của Cunegonde, anh ta đã bị bỏ cho chết
khi cha và mẹ của anh ta đã bị giết tại Westphalia. Lúc này, Candide mới cảm
thấy mình yêu thương Cunegonde nên hy vọng rằng một ngày kia, sẽ cưới được
nàng làm vợ. Người con trai của Nam Tước khi biết được ý tưởng này của

Candide, đã nổi giận rồi một trận đấu gươm xẩy ra và Candide đã giết chết anh
ta.
Một lần nữa, Candide và Cacambo phải bỏ chạy rồi không lâu sau đó, họ
gặp nhóm dân Oreillons, những người này suýt nữa giết chết Candide, nhưng rồi
đã đối xử tử tế với Candide. Sau khi rời bỏ xứ sở của các người kể trên, Candide
và Cacambo tới miền đất Eldorado, đây là nơi chứa đầy vàng và ngọc, không có
tòa án, không có nhà tù bởi vì mọi người dân đã đối xử với nhau công bằng và
không bào giờ phạm luật. Các công dân của xứ Eldorado tin tưởng vào Thượng
Đế nhưng họ không bào giờ cầu nguyện, họ chỉ cảm tạ Thưởng Đế bời vì họ có
đầy đủ các thứ cần tới.
Do muốn tìm kiếm Cunegonde, Candide và Cacambo đã rời khỏi xứ
Eldorado cùng với một toán lừa màu đỏ chất đầy vàng, ngọc và các đồ tiếp tế
khác. Khi tới miền Surinam, họ tách ra đi theo hai hướng khác nhau: Cacambo đi
một cách bí mật hướng về Buenos Aires để tìm cách mua chuộc, giải cứu
Cunegonde, còn Candide đi tới Venice là nơi anh ta không bị cảnh sát theo dõi.
17


Candide bị hại do thuyền trưởng tên là Mynheer Vanderdendur và do một viên
quan tòa mà Candide đã nhờ bào chữa. Thất vọng, Candide đã quảng cáo, muốn
tìm một người bất hạnh nhất và người được chọn là một học giả lớn tuổi, tên là
Martin. Sau đó, Candide và Martin cùng đi tới Venice. Tại thành phố Paris,
Candide đã mắc bệnh và đã được nhiều người chăm sóc, tất cả những người này
đều chỉ muốn lấy tài sản của Candide. Sau đó Candide và Martin đi tới nước Anh
và đã chứng kiến nhiều cảnh bạo hành, rồi cuối cùng họ tới được thành phố
Venice.
Qua các cuộc thảo luận khác nhau, qua nhiều lần gặp mặt nhiều người khác
nhau, Candide bắt đầu không còn tin tưởng vào triết lý “lạc quan” nữa. Không
lâu sau đó, Candide gặp lại Cacambo, bây giờ là một tên nô lệ, anh này báo tin
cho Candide biết rằng Cunegonde đang ở Constantinople và làm việc như một

người hầu. Candide đã trả tiền chuộc cho Cacambo để rồi cùng đi
Constantinople. Tại nơi này, họ đã gặp lại Tiến Sĩ Pangloss và người con trai của
Nam Tước, cả hai người này đã tưởng bị chết, nhưng còn sống là nhờ sợi dây
treo cổ Tiến Sĩ Pangloss đã tuột nút thắt, còn người con trai của Nam Tước đã
lành khỏi vết thương bị Candide đâm.
Tất cả các người này cùng đi tìm kiếm Cunegonde, lúc này cô nàng đang
sinh sống với bà già và không còn đẹp đẽ như trước kia, và Candide đã chuộc lại
tự do cho hai người mới này. Nhưng khi người con trai của Nam Tước cản trở
cuộc hôn nhân của Candide với Cunegonde, mặc dù Candide không còn mong
muốn thứ đám cưới này, người con trai của Nam Tước đã bị đám đông giết chết.
Vào lúc cuối, Candide đã kết hôn với Cunegonde và mua một trang trại nhỏ
bằng số tài sản Eldorado còn sót lại. Tất cả nhóm người này: Candide,
Cunegonde, Cacambo, Martin, Pangloss và bà già, đều sống với nhau tại trang
trại kể trên rồi sau đó còn có Paquette và người bạn đồng hành của cô ta là sư
huynh Giroflee. Họ thảo luận về triết lý của cuộc đời cho tới khi gặp một anh
Thổ Nhĩ Kỳ đang ngồi nghỉ xả hơi dưới một gốc cây. Anh này cho biết rằng anh
ta chỉ có một nông trại nhỏ để sinh sống với các con. Nông trại là nhu cầu của
18


anh ta, đã tránh cho anh ta khỏi cảnh nhàm chán và các ước muốn xấu xa. Nhờ
lối giải thích kể trên, Candide cũng cho rằng nhóm người của anh sẽ tìm ra hạnh
phúc và họ bắt đầu canh tác nông trại nhỏ bé của họ.

2. Những xung đột tư tưởng lớn trong tác phẩm Candide và tư
tưởng mà Voltaire lựa chọn
2.1 Các xung đột triết học
2.1.1 Xung đột giữa lý thuyết và thực tế
Candide là tác phẩm chỉ trích một cách khôn ngoan và châm biếm các hệ
thống triết học trừu tượng, đặc biệt là chủ thuyết lạc quan (optimism) của

Gottfried W.Leibnitz (1646 – 1716). Leibnitz là nhà triết học danh tiếng người
Đức, được một số nhà tư tưởng trong thế kỷ XVIII kính trọng. Voltaire không
phản bác tất cả các ý tưởng của Leibnitz mà chỉ tấn công chủ thuyết lạc quan,
theo đó mọi sự trên đời sẽ càng ngày càng hoàn thiện hơn, nên con người phải
lạc quan. Tiêu biểu cho chủ nghĩa này là nhân vật Pangloss: Đã có sự chứng
minh cho thấy rằng mọi sự kiện đều có một cứu cánh, mọi sự việc đều nhất thiết
phải đi đến một cứu cánh toàn bích hơn. Khi trận động đất gây ra những thiệt hại
nặng nề, Pangloss vẫn bình thản:
- Nếu ở đây không có một núi lửa thì chỗ khác chắc có một núi lửa đang
phun. Tất cả mọi việc ở đây còn tốt hơn ở những chỗ khác.
- Nếu cái gì cũng hoàn hảo hơn thì đâu có sự sa ngã, sự trừng phạt?
- Chết chóc và tai họa cũng là những sự tốt trong cái thế giới hoàn hảo này.
Tuy nhiên triết thuyết cứng nhắc đó rất nhiều lần bị nghiêng ngả, chẳng hạn
như cuộc đối thoại giữa Candide với nhà thông thái ở sòng bạc:
- Ông có tin rằng mọi việc trên đời sẽ hoàn hảo hơn và không thể ra ngoài
định luật ấy, trên thế giới vật chất cũng như thế giới tinh thần?

19


Với tôi thì mọi việc trên đời đều mâu thuẫn hết: không ai biết được mình
thuộc cấp bậc nào, nhiệm vụ của mình là gì, mình làm gì và phải làm gì… Chỉ
thấy những xung đột khả ố: giáo phái này chống giáo phái kia, quốc hội chống
giáo hội, văn nhân chống văn nhân, nịnh thần chống nịnh thần, tài phiệt chống
dân chúng, vợ chống chồng, bà con chống bà con: thật là một trận giặc vô tận.
Nàng Cunegondo khi gặp lại Candide đã nói: Hay là Pangloss tiên sinh đã lừa
tôi một cách tàn ác, khi ông bảo tôi rằng: “Cứ yên tâm, mọi việc rồi sẽ tốt hơn”.
Thậm chí có lúc chính Candide đã dao động: Cunégonde đã chết à? Thế thì còn
gì là sự hoàn thiện trên thế gian này nữa hay Ông Pangloss ơi, ông đã không
đoán được cảnh tượng ghê gớm như thế này… Thôi từ nay tôi không còn tin vào

chủ nghĩa lạc quan của ông nữa. Khi bất hạnh xảy ra dồn dập, Candide hoảng
hốt tự hỏi lòng: Nếu mọi việc đều hoàn hảo hơn như ở đây thì những nơi khác ra
sao? Khi ta gặp những người Bungarian, ta đã bị đánh đòn, việc ấy còn có thể
bỏ qua được. Còn ngày nay Pangloss tiên sinh, nhà hiền triết giỏi nhất thiên hạ
mà cũng bị treo cổ trước mắt ta không biết vì lý do gì? Còn nhà từ thiện
Jacques, người hoàn hảo nhất trong loài người, tại sao ông lại bị chết đuối ở
cửa biển? Còn cô Cunégonde nữa, hòn ngọc trong giới thiếu nữ, tại sao cô lại bị
người ta mổ bụng? Và Candide dường như không còn tin mọi sự đều tốt đẹp
nữa: Dầu Pangloss tiên sinh có nói gì đi nữa thì tôi cũng thấy rằng mọi việc ở xứ
Westphalie đều có phần nào xấu xa chứ không hoàn hảo hay Nếu như Pangloss
tiên sinh có mặt ở đây, chắc người sẽ phải bối rối xét lại lý thuyết của người.
Chắc chắn chỉ có xứ Eldorado là nơi mọi việc đều hoàn hảo chứ không có nơi
nào trên mặt đất này. Và ngay cả Pangloss – người trung thành tuyệt đối với chủ
nghĩa lạc quan cũng nhìn nhận rằng ông đau khổ ghê gớm, nhưng ông đã có lần
thuyết minh rằng tất cả mọi việc sẽ hoàn hảo, nên bây giờ ông không thay đổi ý
kiến.
Sự lưu lạc của Cunégonde dường như luôn luôn kết thúc bằng việc bị giam
giữ và hưởng thụ bởi những người đàn ông khác hơn là Candide, những người
luôn luôn khao khát muốn ở bên cô ta. Bằng cách này, Cunégonde là một biểu
tượng cho sự phù phiếm và vô tận những ham muốn của con người: Cô ấy là
động lực cho Candide, nhưng cũng là những gì anh không bao giờ có được.

20


Có một đoạn trong tác phẩm nói về phả hệ dài căn bệnh giang mai của
Pangloss: “Paquette thừa kế tặng phẩm ấy từ một thầy tu dòng Francois rất
thông thái, người đã điều tra gốc gác của căn bệnh; bởi vì ông ta có được nó từ
một nữ bá tước già, bà này nhận từ một đại úy kị binh, ông đại úy kị binh nhờ
một bà hầu tước mà có được, bà hầu tước này giữ lại từ một thị đồng, anh thị

đồng nhận từ một thầy tu dòng Tên, lão này hồi còn tập sự, đã lây thẳng từ một
trong những người đi theo Christopher Columbus”. Đây là lần đầu tiên trong
nhiều nỗ lực để làm cho triết lý lạc quan phù hợp với sự tàn ác của thế giới,
Pangloss khẳng định rằng bệnh giang mai của mình bằng cách nào đó kết nối với
những điều tốt đẹp đến từ các nước châu Mỹ. Ngoài ra việc Pangloss mất một
mắt và một tai đại diện cho sự tách rời của ông ta với thế giới thực. Vì không thể
thấy, nghe, hay trải nghiệm nên không có gì có thể lung lay học thuyết lạc quan
của ông, giác quan không còn cần thiết nữa. Pangloss thay vì giúp Candide ở
trận động đất thì ông ta lại thích tranh luận về nguyên nhân xảy ra trận động đất
này hơn. Ý này cũng chứng minh sự tách biệt của học thuyết của ông ta với thế
giới.
Trong phần cuối tác phẩm, khi mọi người đến xin ý kiến của giáo sĩ đạo
Hồi, ông đã từ chối: vị giáo sĩ đạo Hồi cáo từ Pangloss và đóng sầm cửa lại.
Điều đó cho thấy sự vô dụng của triết học, của những lý thuyết viển vông.

Ở đây có sự xung đột giữa lý tưởng và thực tế, chủ nghĩa lạc quan
mù quáng đã tiếp tay, che giấu cho cái ác, cái xấu tồn tại trong xã hội. Như lời
Candide và cũng là thông điệp của Voltaire:
- Chủ nghĩa lạc quan là gì vậy? Cacombo hỏi
- Than ôi! Candide đáp, đó là tính tin tưởng cuồng nhiệt rằng tất cả mọi
việc đều tốt, khi mà người ta gặp toàn điều xấu.
Voltaire còn bác bỏ quan niệm của thuyết hài hòa tiền định cho rằng thế giới
này có các biến cố do định mệnh, theo đó mỗi nguyên nhân đều sinh ra hậu quả
thích hợp và các nguyên nhân này đều phản ảnh ý muốn của Thượng Đế.
Pangloss chứng minh một cách chắc chắn rằng mọi việc phải có nhân, có quả;
nếu không có nguyên nhân thì không có hậu quả… hay Những nguyên nhân
21


giống nhau đều sinh ra những hậu quả giống nhau. Rồi ông ta giải thích bằng

các ví dụ: Tạo hóa sinh ra cái mũi là để mang kính, bởi vậy con người chúng ta
mới mang kính; chân là để mang giày, bởi vậy chúng ta mới mang giày. Những
tảng đá sinh ra là để đục đẽo thành những viên đá xây cất lâu đài; bởi vậy “Đức
ngài” mới có một tòa lâu đài rất đẹp, vị Nam tước thế lực nhất trong tỉnh phải ở
một nơi đẹp nhất. Những con heo sinh ra để ta ăn thịt, bởi vậy chúng ta mới ăn
thịt heo suốt năm. Mâu thuẫn với tư tưởng mọi việc phải có nhân có quả của
Pangloss là suy nghĩ của nhà hảo tâm Jacques: Con người đã làm hư hỏng cả
thiên nhiên; họ không sinh ra loài chó sói nhưng sau họ trở thành chó sói. Thiên
Chúa không cho họ súng thần công, không cho họ lưỡi lê, vũ khí, vậy mà họ làm
ra lưỡi lê và súng thần công để tiêu diệt lẫn nhau. Tôi còn có thể nói thêm rằng
trong những vụ khánh tận thì tòa án chiếm đoạt tài sản của những người bị
khánh tận để mà gian lận tiền bạc của những người chủ nợ. Trước sự tra vấn đó,
Pangloss đã cãi lại: Tất cả những sự kiện ấy đều là tối cần; những bất hạnh
riêng biệt đã xây thành sự hữu hạnh của toàn thể; như vậy càng có nhiều sự bất
hạnh riêng biệt bao nhiêu thì sự hữu hạnh công cộng càng hoàn thiện bấy nhiêu.
Pangloss vì quá lạc quan nên đã chấp nhận dễ dàng mọi sự việc xảy ra:
- Khi ông bị thắt cổ, rồi rạch da bụng, kế đến bị đánh đòn, bị đày đi khổ sai
chèo thuyền, thì ông còn nghĩ là mọi việc sẽ hoàn hảo hơn hay không?
- Tôi vẫn giữ nguyên ý niệm lúc đầu, vì tôi là một triết gia, tôi không thể
thay đổi ý kiến được. Leibniz không thể lầm được, thuyết hài hòa tiền định là
thuyết đúng nhất trên đời.
Câu hỏi của giáo sĩ đạo Hồi: “Khi hoàng đế Thổ gửi một chiếc tàu sang Ai
Cập, ngài đâu phải bận tâm xem những con chuột cống trong hầm tàu có thoải
mái không?” hàm ý rằng Thiên Chúa không quan tâm tới hạnh phúc của nhân
loại, cũng giống như nhà vua không quan tâm tới hạnh phúc của những con
chuột trên tàu của mình.


Voltaire đã bác bỏ ý niệm cho rằng Thượng Đế đã can thiệp vào mọi công
việc hàng ngày trên thế gian này. Ông cho rằng con người phải có tinh thần phấn

22


đấu và cải tiến để sửa sai các khuyết điểm. Vào cuối tác phẩm, Candide đã bày tỏ
quan điểm của Voltaire, đó là Thượng Đế đã bỏ lại thế gian này sau khi đã tạo
dựng nên và con người phải vun trồng khu vườn của chính mình. Voltaire đã đề
cập tới một nơi toàn hảo, đó là miếng vườn cộng đồng của Candide. Tại nơi này,
mọi người cần phải làm việc chăm chỉ, thật thà, có tinh thần cởi mở, cầu tiến và
cố gắng chung. Trong cộng đồng lý tưởng này, mỗi người tham gia tùy theo tài
năng và sức mạnh của từng cá nhân, và mọi người phải làm việc thật chăm chỉ
để cải thiện các điều kiện sinh hoạt bởi vì đây là nền văn hóa hướng vào công
việc: Hãy làm việc mà đừng lý sự, Martin nói, đó là phương tiện duy nhất để có
được cuộc sống tàm tạm. Cả cái xã hội thu nhỏ bước vào dự định đáng khen ấy;
mỗi người làm việc theo khả năng của mình. Mảnh đất nhỏ bé mang đến nhiều
điều.
2.1.2 Xung đột giữa chủ nghĩa lạc quan và thuyết thiện ác cộng đồng
Trong tác phẩm, hiện lên một tư tưởng đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa lạc
quan, đó là thuyết thiện ác cộng đồng. Vào thế kỷ thứ nhất, một nhà tiên tri
người Ba Tư tên là Mani (216 – 276?) đã tin tưởng vào hai nguyên lý: tốt và xấu
(good and evil) và hai nguyên lý này luôn xung đột với nhau tạo nên thuyết thiện
ác cộng đồng. Martin là con người bi quan, đã đi theo chủ thuyết kể trên nên tin
tưởng rằng Thượng Đế đã bỏ thế gian này cho bọn ác quỷ (Satan và bóng tối):
Tôi thú nhận với ông rằng nhìn qua Trái Đất này, hay nói đúng hơn là cái hạt
bụi này, tôi phải tin là Thượng đế đã bỏ quên Trái Đát cho một thứ ác quỷ nào
đó… Tôi chả thấy thành phố nào mà lại không muốn tàn phá thành phố bên
cạnh, chưa bao giờ thấy một gia đình nào mà lại không muốn tiêu diệt một gia
đình khác. Ở các xứ trên Trái Đát này kẻ yếu ghét cay ghét đắng kẻ mạnh mà
vẫn quỳ mọp xuống trước mặt những kẻ mạnh; còn kẻ mạnh coi kẻ yếu như bầy
cừu để lấy lông và đem bán thịt. Hàng triệu kẻ sát nhân xông pha từ đầu này đến
đầu kia của lãnh thổ Âu châu, để giết người cướp của trong kỉ luật, hòng có ăn,

vì họ không còn biết làm việc gì lương thiện hơn. Tại những tỉnh thái bình, có
những nghệ thuật nảy nở, con người ở đó bị giày vò bởi lòng thèm muốn, lo âu
và lo ngại, hơn cả các tỉnh bị vây hãm và chịu những tai họa. Những lo buồn bí

23


ẩn còn tàn khốc hơn cả những đau khổ của xã hội. Và với Martin, Mọi sự đều là
ảo ảnh, đều là tai họa.
Sự xung đột thể hiện rõ khi Candide thấy cuộc chiến của hai chiếc thuyền
như bằng chứng cho việc tội lỗi bị trừng phạt, trong khi Martin cho rằng anh
không thể nhìn thấy công lý của Thiên Chúa dẫn đến sự mất mát của nhiều sinh
mạng vô tội. Sự hồi sinh của con cừu đi liền với sự hồi sinh của chủ nghĩa lạc
quan trong Chàng ngây thơ. Cừu đại diện cho sự ngây thơ và tinh khiết: đặc
điểm có liên quan với Candide.
Có thể thấy Voltaire có phần phân vân: Con người sinh ra là để trải qua
những cơn giông tố của lo sợ, hay là để lâm vào cảnh rất buồn chán của sự bất
động (Martin).
Ông không tin tưởng vào chủ nghĩa lạc quan:
- Đôi khi kẻ làm điều ác cũng phải đền tội. Cái tên khốn nạn chủ tàu Hà
Lan xứng đáng chịu số phận này.
- Nhưng sao tất cả các hành khách trên tàu lại cùng chung số phận?
Thượng đế đã phạt kẻ cướp, còn ma quỷ thì nhấn chìm những người khác.
Nhưng cũng không quá bi quan:
Candide được phủ đầy những đau khổ, sự chịu đựng mà không dẫn đến cái
chết. Người phụ nữ già mất mông trái, Pangloss mất mắt, hay người nô lệ mất
chân trái, đó đều là những vết thương kinh khủng, nhưng họ vẫn cho phép cuộc
sống được tiếp diễn. Sự suy tư triết lí của bà lão về sự bền gan của con người là
một phần của sự tranh luận triết học lớn trong tiểu thuyết, rằng cuộc sống được
tạo nên từ những gián đoạn liên tục và sự chuyển động không ngơi nghỉ.



Voltaire không hề tin tưởng vào một chủ thuyết nào, dù cho đó là chủ
thuyết lạc quan của Leibnitz hay bi quan của Mani. Voltaire chỉ tin tưởng vào
thực nghiệm, theo đó mọi kiến thức hay các điều hiểu biết phải do từ các kinh
nghiệm của giác quan: Khi người ta không nhận được may mắn ở thế giới này
thì người ta đi tìm may mắn ở thế giới khác. Thấy được những sự việc mới, làm
được những sự việc mới thật là một thích thú lớn lao. (Cacambo)
24


×