PHÁT TRIỂN KINH TẾ: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC
TIỄN VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA VIỆT NAM
PGS,TS Ngô Thắng Lợi
Trường Bộ môn Kinh tế phát triển
Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội
1. NỘI HÀM CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1 Các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế
Trước hết chúng ta bắt đầu bằng cách nhìn nhận nền kinh tế bao gồm hai lĩnh
vực cơ bản, đó là Lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội. Lĩnh vực hoạt động kinh tế là
toàn bộ các hoạt động sản xuất vật chất, cùng với những hoạt động trao đổi và phân
phối vật chất có liên quan trực tiếp đến sản xuất. Lĩnh vực này bao gồm: (i) hoạt
động của các ngành trực tiếp gắn với sản xuất vật chất, (ii) tất cả các hoạt động có
liên quan trực tiếp với phân phối các tư liệu vật chất, bao gồm tất cả các hoạt động
thương mại, hoạt động tiền tệ, vận tải, bảo quản kho tàng v.v, (iii) các công tác tổ
chức và quản lý hoạt động kinh tế. Lĩnh vực hoạt động xã hội là những hoạt động
trao đổi, phân phối, tiêu phí vật chất và phi vật chất có liên quan gián tiếp với kinh
tế cùng với các hoạt động khác không có liên quan với hoạt động kinh tế. Các hoạt
động chủ yếu của lĩnh vực xã hội là: (i) bảo đảm của xã hội đối với đời sống vật
chất cho con người như bảo đảm việc làm, thu nhập, mức sống thực tế, tiêu phí sinh
hoạt cùng với tình trạng của các ngành phục vụ cuộc sống của con người; (ii) bảo
đảm đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội, bao gồm: Học tập, nghiên cứu, vui
chơi, luyện tập thể dục, thẩm mỹ; (iii) quản lý các hoạt động xã hội, liên quan đến
hai nội dung: một mặt là sự bảo đảm của xã hội đối với cá nhân như bảo hiểm xã
hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, mặt khác là việc xã hội tham gia hoạt động
quản lý như quản lý hành chính nhà nước, trị an xã hội, an ninh phòng vệ quốc gia,
v.v
1.2 Nội hàm của phát triển kinh tế
Theo logic trên, khi nói đến một xã hội phát triển, chúng ta thường hình dung
ra một xã hội, ở đó mọi người được ăn ngon, mặc đẹp, có khả năng chủ động trong
việc tiếp cận các loại tài sản vật chất, có những hoạt động vui chơi giải trí sang
trọng, được sống trong một môi trường trong sạch và lành mạnh; mặt khác, chúng ta
cũng nghĩ tới một xã hội không có sự phân biệt đối xử, với các mức độ công bằng
cần thiết. Một yêu cầu tối thiểu của một quốc gia phát triển đó là chất lượng cuộc
sống vật chất của quốc gia đó phải cao và được phân phối một cách đồng đều thay
1
vì chỉ giới hạn một cách bất hợp lý cho một bộ phận tối thiểu giầu có trong xã hội.
Cao hơn yêu cầu tối thiểu đó, một quốc gia phát triển còn đề cập đến các quyền và
sự tự do của con người về mặt chính trị, sự phát triển về văn hoá và tri thức, sự bền
vững của gia đình v.v. Như vậy, một mức sống vật chất cao (kết quả hoạt động của
lĩnh vực kinh tế) và có thể được tiếp cận một cách công bằng (là kết quả của hoạt
động xã hội) là điều kiện tiên quyết cho hầu hết các khía cạnh khác của sự phát triển
kinh tế.
Những phân tích trên đây cho chúng ta đi đến một khái niệm tổng quát nhất
về phát triển nền kinh tế, đó là quá trình tăng tiến, toàn diện và về mọi mặt kinh tế,
chính trị, xã hội của một quốc gia. Khái niệm tưởng chừng như đơn giản nêu trên
chứa đựng một nội hàm khá phức tạp, về lý thuyết cần phải hiểu theo những khía
cạnh khác nhau:
Theo góc độ nội dung, phát triển kinh tế phải là một quá trình diễn ra đồng
thời giữa phát trỉển lĩnh vực kinh tế và phát triển lĩnh vực xã hội của của mỗi quốc
gia. Sự phát triển về mặt kinh tế được thể hiện sự gia tăng tổng mức thu nhập của
nền kinh tế, mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người (sự tăng trưởng
kinh tế) và sự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng ngày càng hiện đại. Sự
phát triển xã hội thể hiện khả năng mở rộng năng lực phát triển toàn diện cho con
người và việc sử dụng năng lực đó để khai thác các cơ hội của cuộc sống.
Theo logic biện chứng của quá trình phát triển, phát triển kinh tế được xem
như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế. Mặt lượng của sự
phát triển bao hàm nghĩa sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực của nền kinh
tế còn sự thay đổi về chất bao gồm quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền
kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) và sự tiến bộ xã hội.
Đến đây chúng ta có thể phác hoạ ra công thức phát triển kinh tế:
Mỗi bộ phận trong công thức trên chính là những mục tiêu của quá trình phát
triển và có vai trò khác nhau trong quá trình thực hiện sự phát triển. Tăng trưởng
kinh tế là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện
cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu
khác của phát triển. Tuy vậy một quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh chưa chắc
đã có sự tiến bộ xã hội. Điều đó có nghĩa là, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần
nhưng không đủ để có sự phát triển. Trình độ của cơ cấu ngành kinh tế thể hiện bản
chất của sự phát triển, là dấu hiệu để đánh giá các giai đoạn phát triển kinh tế. Để
phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa
2
Phát triển KT = Tăng trưởng KT + Chuyển dịch CCKT + Tiến bộ XH
các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế
mà quốc gia đạt được. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc
gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là sự tiến bộ xã
hội cho con người, cụ thể là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ
bình quân, tăng khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, nâng cao trình độ
dân trí, giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân, v.v Hoàn thiện sự tiến bộ xã
hội là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển mà mỗi quốc gia đều.
Phát triển với bản chất nêu trên phải là một quá trình lâu dài, diễn ra theo các
nấc thang tuần tự và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Trong cuốn
"Các giai đoạn phát triển kinh tế" (the stages of Economic Growth) (1961) của
Walter W. Rostow, một nhà lịch sử kinh tế nổi tiếng, đã đưa ra một cách tổng hợp
theo lịch sử về những bước (giai đoạn) tuần tự mà mỗi quốc gia phải trải qua trong
quá trình phát triển. Theo ông, quá trình phát triển kinh tế trải qua lần lượt 5 giai
đoạn: nền kinh tế truyền thống – giai đoạn chuẩn bị cất cánh – giai đoạn cất cánh –
giai doạn trưởng thành – và cuối cùng là giai xã hội tiêu dùng. Mỗi giai đoạn được
đặc trưng bởi cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ tích luỹ, những đặc trưng của sự phát triển
các ngành và lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hiện nay cũng có nhiều ý kiến bình luận và
phê phán về những khía cạnh không còn phù hợp của 5 giai đoạn trong lý thuyết
của Rostow, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nhấn mạnh đến sự vận dụng lý thuyết này
trên một số khía cạnh khá hợp lý như sau:
(1) Trong các giai đoạn phát triển, giai đoạn cất cánh được Rostow coi là giai
đoạn then chốt. Điều kiện để giai đoạn cất cánh xuất hiện là: Tỷ lệ đầu tư chiếm
trong tổng thu nhập quốc dân thuần tuý là 20%; phải có ngành công nghiệp mũi
nhọn tạo nên tác động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác; phải có
thể chế chính trị - xã hội phù hợp đảm bảo thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế
hiện đại, mở rộng kinh tế đối ngoại và huy động mạnh mẽ nguồn vốn trong nước.
Các điều kiện của giai đoạn cất cánh có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính
sách của các nước đang phát triển như: tăng tỷ lệ đầu tư, hình thành các ngành công
nghiệp mũi nhọn và cải cách hệ thống thể chế.
(2) Các quốc gia đang phát triển phải tuần tự thực hiện các giai đoạn của sự
phát triển, phải qua giai đoạn chuẩn bị cất cánh mới có thể chuyển sang giai đoạn
cất cánh, bởi vì ở các nước đang phát triển, những điều kiện để chuyển ngay sang
giai đoạn cất cánh là thực sự khó khăn, đó là: sự hạn chế về nguồn vốn tích luỹ nội
bộ và khả năng tiếp nhận, chuyển giao nguồn vốn nước ngoài; năng lực bộ máy
quản lý kinh tế còn yếu kém và sự tồn tại khá phổ biến tệ nạn tham những, quan
liêu và trình độ chuyên môn cũng như văn hoá rất thấp.
3
(3) Trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng đầy đủ hơn, các nước đang
phát triển có thể rút ngắn thời gian thực hiện mỗi giai đoạn phát triển thông qua việc
sử dụng sự liên kết kinh tế với các nước phát triển và sử dụng nguồn lực kinh tế sẵn
có của các nước này trong quá trình trao đổi thương mại và hợp tác quốc tế.
2. LỰA CHỌN CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TRÊN THỰC TẾ
Trải qua thời gian, lý luận về phát triển kinh tế, đặc biệt là xem xét nội hàm
của nó ngày càng được hoàn thiện và đi đến thống nhất như nói ở trên. Tuy vậy,
trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, các nước đã sử dụng nhiều cách đi
khác nhau, nội dung trọng tâm của quá trình lựa chọn và hình thành mô hình phát
triển của mỗi nước là quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa mặt kinh tế (tăng
trưởng) và mặt xã hội (tiến bộ và công bằng xã hội) trong quá trình phát triển.
Nhiều nước, quá trình lựa chọn con đường phát triển đã đồng nhất một cách ngây
thơ giữa phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế, và tìm mọi cách để giải quyết bài
toán tăng trưởng kinh tế nhanh. Có những nước thì lại qua nhấn mạnh đến giải
quyết công bằng xã hội và xem đó là tất cả những gì gọi là phát triển v.v Các
nghiên cứu thực nghiệm cũng đã đúc kết thành những mô hình cụ thể, mỗi mô hình
có những đặc trưng riêng, và có những kết cục tất yếu của nó.
2.1 Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau.
Đây là mô hình được sử dụng trong lịch sử phát triển của các nước thuộc hệ
thống Xã hội chủ nghĩa trước đây (gọi là thế giới thứ 2), như: Liên Xô cũ, các nước
XHCN Đông Âu, Cu Ba, Trung Quốc, Việt Nam, v.v Ý tưởng chung của mô hình
là coi các chính sách tạo sự công bằng xã hội là điều phải làm trước tiên khi thu
nhập của nền kinh tế, tăng trưởng còn ở tình trạng rất thấp và xem như đó là điều
kiện, là điểm mấu chốt để thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo mô hình
này, quá trình phát triển phải được bắt đầu bằng sự kiện “tước đoạt của những kẻ đã
đi tước đoạt” thông qua chính sách cải cách ruộng đất và đánh tư sản. Nhà nước tiến
hành quốc hữu hoá tài sản, nguồn lực được phân phối lại cho các đơn vị kinh tế
dưới hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Phân phối theo lao động là hình
thức phân phối cơ bản nhất, được thực hiện theo nguyên tắc “làm theo năng lực,
hưởng theo lao động. Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai có sức lao
dộng không làm không hưởng”
Thực tế phát triển của các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây đã phản ánh khá
rõ nét những hiệu ứng tích cực của mô hình. Thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập được giải quyết nhanh chóng ngay từ giai đoạn đầu của
quá trình phát triển. Ở Liên xô cũ, năm 1967, tỷ lệ thu nhập của 20% dân số nghèo
nhất đã đạt tới 10,4%; trong khi đó 20% dân số có mức thu nhập cao nhất chỉ chiếm
có 19,9%. Các con số tương ứng của Mỹ vào thời điểm này là 5,5% và 38,6%;
4
Canada là 6,2% và 37,8%; Pháp là 5,8% và 31,8%; Hệ số GINI vào thập niên 1970
ở Liên xô đã đạt được giá trị 0,23, Tiệp khắc là 0,21, Hungari và Ba lan là 0,24,
trong khi đó vào thời điểm này, hệ số GINI của Mỹ và Canada là 0,34 và 0,35.
(Nguồn: các hệ thống kinh tế so sánh, Paul R. Gregory, 1998). Thứ hai, Sau khi đã
thiết lập được hệ thống sở hữu toàn dân về tài sản và chế độ phân phối theo lao
động, một khí thế mới của tinh thần làm chủ tập thể, sự phân phối thu nhập công
bằng và một kiểu quản lý mới đã tạo nên một sự khởi sắc nhất định trong nền kinh
tế, hiệu quả kinh tế và tốc độ tăng trưởng cũng khá ổn định và có phần cao hơn các
nước Tư bản chủ nghĩa. Giai đoạn 1950-1960, tốc độ tăng trưởng GDP/năm của
Liên xô và Đông Âu đạt 4,7%; giai đoạn 1970-1975 đạt 4,3% trong khi đó các nước
Tư bản chủ nghĩa, chỉ đạt tương ứng là 3,7% và 2,5%. Tuy vậy, những bất cập của
mô hình này cũng đã được tổng kết qua thực tế:(i) Một nền kinh tế được bảo đảm
bằng chế độ sở hữu nhà nước và sản xuất không vì mục tiêu lợi nhuận, về lâu dài đã
làm kìm hãm động lực nâng cao hiệu quả và tăng trưởng kinh tế; (ii) Một chế độ
phân phối thu nhập chỉ dựa trên cơ sở lao động, đã không khuyến khích việc huy
động triệt để các yếu tố nguồn lực khác trong dân cư và các đơn vị kinh tế vào hoạt
động kinh tế, tạo ra của cải; (iii) Kết hợp cả hai vấn đề trên, về lâu dài, hình thức
phân phối công bằng trên cơ sở xã hội không có động lực phát triển đã trở thành
một cơ chế phân phối lao động theo kiểu cào bằng đối với người lao động. Trong
khi đó những người đại diện cho nhà nước quản lý khối lượng tài sản khá lớn tại các
đơn vị kinh tế cũng không quan tâm đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị
mình. Hậu quả xấu tất yếu nảy sinh, đó là: tăng trưởng và hiệu quả kinh tế có xu
hướng giảm đi, những tệ nạn quan liêu, cửa quyền xuất hiện ngày càng nhiều, và
“tự nhiên” xuất hiện hình thức phân phối không chính thức nhưng lại chi phối khá
lớn đến thu nhập, đó là “phân phối theo quyền lực”, làm cho sự bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập lại trở nên gia tăng hơn. Chúng ta có thể thấy điều đó qua bảng
số liệu minh hoạ dưới đây.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Liên xô và một số nước ĐôngÂu
Nước Tốc độ tăng
GDP(%)
1960 1985
Tốc độ tăng
NSLĐ(%)
1960 1985
Tốc độ tăng
NS vốn(%)
1960 1985
Tốc độ tăng
TFP (%)
1960 1985
Liên xô 5,8 3,6 4,6 2,3 3,6 -3,7 2,4 0,8
Tiệp khắc 4,8 2,6 4,1 1,6 1,3 -2,1 3,4 0,5
Ba Lan 4,6 3,3 3,6 1,8 2,0 -1,4 3,2 0,8
Hungari 4,6 2,9 3,6 2,6 1,0 -2,1 2,9 1,2
5
LX và Đông Âu 5,5 3,0 4,8 2,5 1,0 -2,1 3,5 0,9
Nguồn: các hệ thống kinh tế so sánh, Paul R. Gregory, 1998
2.2. Mô hình tăng trưởng trước, công bằng xã hội sau ( kiểu chữ U ngược)
Đây là mô hình được khởi nguồn áp dụng ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và
phương tây, các nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiếp theo đó là sự
lựa chọn của phần lớn các nước khu vực Nam Mỹ như Braxin, Mehico, VeneZuela.
Khu vực đông Nam Á có một số nước như Hồng Kông, hay cả Malaysia, Philipines
cũng đi theo mô hình này. Sự lựa chọn này phù hợp với giả thuyết mà Simon
Kuznets (đưa ra vào năm 1955- khi ông là Chủ tịch Hội đồng kinh tế Mỹ) về mối
quan hệ giữa tăng trưởng (phản ánh qua chỉ số GDP/người) và bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập (phản ánh qua chỉ số GINI) theo dạng chũa U ngược. Các
nghiên cứu thực nghiệm trong vòng 20 năm từ 1962 đến 1985 của chính Kuznets và
Oshima ở khoảng 70 nước trên thế giới và một số công trình nghiên cứu khác nữa
cũng vẫn khẳng định tính đúng đắn cho giả thuyết chữ U ngược (hình dưới).
Hình 1: Mô hình chữ U ngược
Theo mô hình này, các nước thường không quan tâm đến phân phối lại thu
nhập trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.Vì vậy, trong giai đoạn này, cùng
với quá việc đạt được các thành tựu về tăng trưởng (thu nhập bình quân đầu người
tăng lên) thì sự bất bình đẳng có xu hướng tăng lên, kết quả của tăng trưởng sẽ dồn
vào một số nhóm người trước. Chỉ khi nền kinh tế đã đạt được một mức độ khởi
sắc đáng kể, thu nhập bình quân đầu người cao, lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu
hướng giảm dần cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế do chính phủ bắt đầu quan
tâm đến các chính sách phân phối lại thu nhập làm cho kết quả của tăng trưởng
được “thẩm thấu” một cách rộng rãi hơn.
-
-
-
-
-
-
0,6
0,5
0,4
0,3
0,2
GINI
GDP/người
6
Nếu như Kuznets và một số nhà nghiên cứu khác chỉ dựa trên các kết quả
thực nghiệm để mô tả mô hình dạng chữ U ngược mà các nước lựa chọn thì A.
Lewis, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Zamaica, trong phân tích mô hình lao động
dư thừa ( mô hình hai khu vực cổ điển) cũng trong khoảng thời gian nghiên cứu của
Kuznets (1955) đã có sự giải thích hay minh hoạ cho cơ chế kết hợp tăng trưởng với
công bằng xã hội trong phân phối thu nhập theo kiểu chữ U ngược, và đây cũng
được xem như chính là phương thức phát triển mà các nước đi theo mô hình này lựa
chọn. Trong giai đoạn đầu, khu vực nông nghiệp không được đầu tư vì đang nằm
trong tình trạng dư thừa lao động, thu nhập của khu vực này gần như không đổi và
người lao động ở đây hưởng mức tiền công đủ sống . Trong khi đó khu vực công
nghiệp và dịch vụ là địa chỉ đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả nhất. Tăng trưởng kinh tế
là kết quả của sự gia tăng tích luỹ của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sự bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập thể hiện trước hết chính là giữa hai khu vực nông
nghiệp và công nghiệp, do quy mô thu nhập của khu vực công nghiệp ngày càng lớn
trong khi khu vực nông nghiệp lại đang “trì trệ tuyệt đối”. Sự bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập còn xuất phát từ một thái cực khác, đó là giữa ông chủ (người
sở hữu tài sản) và người lao động trong khu vực công nghiệp. Trong khi đầu tư vào
khu vực công nghiệp ngày càng lớn làm cho lợi nhuận tăng lên và thu nhập của
những nhà sở hữu vốn trong công nghiệp ngày cang lớn, thì thu nhập của người lao
động ở khu vực này vẫn không thay đổi, do đây là những người lao động được
chuyển từ khu vực nông nghiệp sang (đều đang hưởng mức tiền công tối thiểu ở
khu vực nông nghiệp) và họ chỉ được trả cùng một mức tiền công như nhau khi
chuyển sang làm việc cho khu vực công nghiệp. Như vậy các nước lựa chọn mô
hình tăng trưởng trước, phân phối lại sau, thì sự bất bình đẳng không chỉ là hệ quả
của tăng trưởng nhanh mà còn là nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh. Khuynh
hướng làm tăng sự bất bình đẳng cuối cùng sẽ bị đẩy lùi khi khu vực nông nghiệp
không còn dư thừa lao động, lúc đó: (i) mức tiền công trả cho người lao động
chuyển từ khu vực nông nghiệp sang làm việc cho khu vực công nghiệp sẽ phải tăng
lên (ngày càng cao) theo sự khan hiếm lao động; (ii) Phần lợi nhuận khu vực công
nghiệp đạt được sau mỗi chu kỳ phải dành một phần để đầu tư lại cho nông nghiệp,
nhằm khắc phục hiện tượng giảm quy mô sản lượng của khu vực nông nghiệp do
thiếu hụt lao động. Như vậy trong giai đoạn sau của quá trình phát triển, bất bình
đẳng ngày càng giảm đi và sự nghèo khó cũng sẽ bị đẩy lùi.
Kết quả đạt được của mô hình này nhìn chung cũng đúng với ý muốn của
những người thiết kế ra nó. Thành tựu nổi bật không thể phủ nhận được đối với các
nước này là tốc độ tăng trưởng và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên khá
nhanh. Tuy vậy, tại đây, bất bình đẳng, phân hoá xã hội và sự nghèo đói kéo dài,
thậm chí rất khó cải thiện kể cả khi thu nhập đã đạt đến một mức rất cao. Trừ các
7
nước Tư bản chủ nghĩa phát triển, hiện nay đã đạt mức công bằng cao trong phân
phối thu nhập như Pháp, Anh, Nhật, Úc, Canada v.v đang có xu hướng hoàn thiện
và đạt được những kết quả nhất định trong sự công bằng xã hội, còn phần lớn các
nước theo mô hình này hiện nay vẫn có sự bất bình đẳng cao vào hạng nhất thế giới
(xem bảng dưới). Chính những bất bình đẳng ấy trở nên là một rào cản cho thực
hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những giai đoạn gần đây.
Bảng 2: Chỉ số bất bình đẳng của một số nước Nam mỹ và Đông Á
Nước GDP/người
($ - PPP)
GINI Thu
nhập
GINI đất đai % thu nhập
của 20% dân
số nghèo nhất
Achentina 12 460 0,51 0,83 3,2
Braxin 8 020 0,62 0,85 2,6
Vênezuela 5 760 0,47 0,88 4,7
Philipines 4 890 0,46 0,86 4,5
Malaysia 9 630 0,51 0,72 4,4
Nam Phi 10 960 0,58 0,77 3,5
Mexico 9 590 0,51 0,78 4,3
Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới 2006,2007
2.3 Mô hình tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội giải quyết đồng thời
(phát triển toàn diện)
Đã có nhiều nước, trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của
mình lựa chọn một mô hình kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng và công bằng xã hội
trong phân phối thu nhập và đã dành được sự thành công đáng kể. Trong số các
nước đó phải kể đến là các nước phát triển ở khu vực Bắc Âu như Thuỵ Điển, Thuỵ
Sỹ, Na uy, Phần Lan, đan mạch; Đức; và một số nước khu vực Đông Á, từ những
quốc gia nghèo nhất thế giới vào thập niên 1950,1960 đã nhanh chóng trở thành
NIC cũng bằng chính sự lựa chọn mô hình này – đó là Hàn Quốc và Đài Loan. Một
nét đặc trưng của mô hình này là, trong quá trình phát triển, mục tiêu tăng trưởng
kinh tế luôn đi đôi với mục tiêu công bằng xã hội. Quá trình tăng trưởng nhanh và
công bằng xã hội lớn hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau.
Kết quả tăng trưỏng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng, hoặc là không
làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng
nhưng ở một mức độ thấp cho phép.
8
Nội dung chính của mô hình này được thể hiện rất rõ nét qua những chính
sách can thiệp của chính phủ vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự phát
triển đồng bộ của cả hai yếu tố này. Một là, chính sách khuyến khích tăng trưởng
kinh tế nhanh, thông qua việc lựa chọn các mô hình công nghiệp hoá và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Mô hình mà Hàn Quốc và Đài Loan sử dụng khá
thành công là mô hình công nghiệp hoá hướng ngoại nền kinh tế thông qua chính
sách nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân và sự hỗ trợ tích cực của nhà nước
trong những lĩnh vực cần thiết. Hai là, chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh
vực của nền kinh tế nhằm bảo đảm tăng trưởng nhanh nhưng không gây gia tăng
bất bình đẳng. Kể cả Đức và các nước Bắc Âu, đến Hàn Quốc và Đài Loan đều bắt
đầu quá trình thực hiện tăng trưởng nhanh bằng phát triển mạnh nông nghiệp,
những ngành sản xuất sản phẩm nhiều lao động và các nguồn lực dự trữ ở khu vực
nông thôn, quan tâm đặc biệt đến vấn đề mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản xuất và
tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Sau đó sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế được thực hiện theo dấu hiệu lợi thế nguồn lực của đất nước và theo hướng
phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Sự lựa chọn này vừa đảm bảo
tăng trưởng nhanh, ổn dịnh vừa không có nguy cơ gây bất bình đẳng trong quá trình
phát triển. Sự lựa chọn này phù hợp với quan điểm của nhà kinh tế học người Nhật
Bản là H. Oshima tổng kết trong cuốn “Tăng trưởng kinh tế ở các nước chau Á gió
mùa”. Theo mô hình này, nền kinh tế bắt đầu thời kỳ tăng trưởng nhanh bằng đầu tư
cho nông nghiệp, kế theo đó là phát triển với nông nghiệp với công nghiệp và cuối
cùng là đầu tư theo chiều sâu cho toàn bộ nền kinh tế khi hiện tượng thiếu lao động
và giá cả lao động trở nên ngày càng đắt đỏ. Đây cũng là mô hình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, trong đó không sản sinh ra nguyên nhân kinh tế gây sự bất bình đẳng và
công bằng xã hội. Thứ ba, chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề
xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Điều này được thể hiện trong các chính
sách về phân phối lại thu nhập, chính sách trợ cấp xã hội, các dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng đường xá, giao thông cho các vùng khó khăn v.v Hệ thống giáo dục bảo đảm
cho tất cả trẻ em có trình độ phổ cập giáo dục ngày càng được nâng cao, nạng lưới y
tế chăm sóc sưc khoẻ được tổ chức chu đáo. Tất cả đều nhằm mục tiêu tạo điều kiện
sống có giá trị ngang nhau ở tất cả các thành phần lãnh thổ trong cả nước.
Các nước lựa chọn mô hình nhấn mạnh đồng thời phân phối lại với tăng
trưởng kinh tế thường đạt được những thành tựu đáng nói kể cả hai lĩnh vực kinh tế
và xã hội (xem bảng dưới).
9
Bảng 3: Chỉ số bất bình đẳng của một số nước áp dụng m ô hình phân
phối lại cùng với tăng trưởng kinh t ế
Tên nước GDP/người ($ -
PPP)
Hệ số GINI Thu nhập của
20%dân số nghèo
nhất (%)
Đan mạch 35 570 0,27 10,3
Phần lan 31 170 0,25 9,6
ThuỵDiển 37 080 0,25 9,1
Na uy 40 420 0,27 9,6
Đức 29 290 0,28 8,5
Hàn Quốc 21 850 0,29 9,7
Đài Loan 23 210 0,24 9,8
Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới 2006,2007
Nếu so sánh các số liệu từ hai bảng số trên chúng ta có thể thấy được khá rõ
sự khác biệt trong kết quả về công bằng xã hội giữa hai mô hình lựa chọn khác nhau
về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Trong số các nước
trở thành NIC vào thập niên 1980 là Đài Loan, Hàn quốc, Braxin, Mexico,
Achentina đều có sự tăng trưởng kinh tế nhanh vào thập niên 1960,1970 thì nước
Hàn Quốc, Đài Loan không những đạt được các chỉ số công bằng xã hội cao hơn
nhiều so với các nước còn lại, thậm chí ngang với các nước công nghiệp phát triển,
mà mức thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự tăng trưởng kinh tế cũng cao
hơn hẳn các nước này. Điều đó trên một mức độ nhất định phản ánh ưu điểm của
mô hình mà họ đã lựa chọn.
3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1 Mô hình phát triển toàn diện – sự lựa chọn của Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới kinh tế
Mặc dù Việt Nam đã dành được những thành tựu nhất định trong nhiều lĩnh
vực từ thập niên 90 của thế kỷ thứ 20, tuy vậy, bước vào thời kỳ chiến lược 2001-
2010, chúng ta vẫn bị đánh giá là có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nếu so sánh với sự
phát triển vượt trội của các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối về thu nhập
bình quân trên đầu người của Việt nam ngày càng xa so với họ. Vì vậy, yêu cầu
10
tăng trưởng kinh tế nhanh đã trở thành bức xúc, hàng đầu để thực hiện mục tiêu
phát triển. Thực hiện tăng trưởng nhanh mới có thể kéo nước ta ra khỏi danh sách
các nước nghèo, kém phát triển, và chống tụt hậu xa hơn, thu hẹp dần khoảng cách
phát triển so với các nước xung quanh. Hơn thế nữa, thế kỷ 21, tình hình về kinh tế
quốc tế có nhiều thay đổi, mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng rộng rãi
đã cho phép chúng ta có thể sử dụng được những lợi thế của các nước đi sau để
khắc phục những rào cản thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh trong nhiều năm
qua như sự thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu lao động tay nghề và thiếu thị trường
tiêu thụ cũng như cung cấp sản phẩm. Mặt khác, con đường mà Việt nam lựa chọn
trong thời kỳ đổi mới kinh tế là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Khía cạnh “xã hội chủ nghĩa” đặt yêu cầu tiến bộ và công bằng xã hội
vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Quan
tâm đến tiến bộ và công bằng xã hội chính là mặt văn hóa của của sự phát triển mà
chúng ta theo đuổi phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa và nó chính là một
phần của mô hình phát triển đất nước.
Những luận cứ nói trên cho thấy mô hình phát triển kinh tế việt nam lựa
chọn hiện nay là mô hình phát triển toàn diện. Nội dung chính của mô hình này là
thực hiện việc kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với công bằng xã hội ngay từ đầu
và trong toàn tiến trình phát triển. Sự lựa chọn con đường phát triển toàn diện đã
thể hiện khá rõ trước hết trong mục tiêuquan điểm phát triển đặt ra trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010: phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường. Phấn đấu đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giầu có về tinh thần và văn
hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa
con người với tự nhiên. Tiếp theo, nhiều chiến lược và các văn kiện khác đã cụ thể
hóa, hoàn thiện và bổ sung cho nội dung của mô hình phát triển toàn diện mà chúng
ta lựa chọn. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS)
được Chính phủ phê duyệt tháng 5 năm 2002, đã nhấn mạnh việc xóa đói giảm
nghèo là yếu tố cơ bản để bảo đảm công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, và
ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ
người nghèo vươn lên. CPRGS đã đưa ra cụ thể mục tiêu, cơ chế, chính sách và giải
pháp thực hiện sự kết hợp hai nội dung kinh tế và xã hội trong quá trình phát triển
đất nước. Một văn kiện mang tính cụ thể hóa và hoàn thiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 thể hiện sự lựa chọn mô hình phát triển toàn
diện của Việt Nam là Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(chương trình nghị sự 21 Việt Nam – Agenda 21 – VN) do Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tháng 8/2004. Theo tài liệu này, phát triển kinh tế của Việt Nam là quá
trình kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa cả ba mặt là kinh tế, xã hội và môi trường.
11
Mục tiêu về kinh tế đạt được đó là sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý,
đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái
hoặc đình trệ tong tương lai, tránh để lại gánh năng nợ nần lớn cho thế hệ mai sau.
Mục tiêu về xã hội là đạt được kết quả cao tong thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày
càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm
tình trạng nghèo đói và hạn chế khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp, các
nhóm dân cư trong xã hội, nâng cao mức công bằng về quyền lợi vàng nghĩa vụ
giữa các thành viên và các thế hệ , duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc
văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và
tinh thần . Mục tiêu về môi trường là khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
tài nguyên, thực hiện viẹc tái sinh tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường.
3.2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam theo
mục tiêu phát triển toàn diện
Sau một khoảng thời gian khá dài thực hiện mục tiêu và quan điểm phát triển
kinh tế toàn diện xác định trong chiến lược 2001 – 2010, chúng ta đã đạt được
những kết quả mà ai cũng đều phải thừa nhận:
Thứ nhất, Việt Nam trở thành điểm sáng về tăng trưởng kinh tế nhanh
Hình 2: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2000 - 2007
Nguồn: tổng hợp từ niên giám thống kê và báo cáo KH 2008 của Bộ KH &ĐT
Chúng ta có thể tự hào về tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước đã đạt
được trong thời gian qua: thời gian tăng trưởng liên tục của Việt nam đã đạt đến con
số 30 năm26 năm (1977-20067), vượt qua kỷ lục 23 năm của Hàn Quốc tính đến
12
năm 1997; quy mô GDP năm 2006 dự kiến đạt được đã gấp gần 4 lần so với năm
1985, bình quân năm trong 20 năm đổi mới đạt gần 7%, riêng thời kỳ 1991-2006
(15 năm) đạt 7,6%, cao hơn nhiều so với thời kỳ trước, đó là tốc độ tăng thuộc loại
cao nhất so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2007 - năm đầu tiên gia
nhập WTO, tốc độ tăng trưởng đã đạt cao nhất kể từ năm 2000 đến nay. GDP năm
2007 đạt 71,3 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt 835 USD, tăng 14,5% so
với năm 2006. Theo số liệu của Báo cáo phát triển con người (Liên Hiệp Quốc) năm
2007, Việt Nam hiện nay đứng thứ 122/177 quốc gia về thu nhập bình quân đầu
người (năm 2005 xếp thứ 140), điều đó thể hiện sự thành công trong chiến lược
tăng trưởng nhanh . Với kết quả đó, đời sống kinh tế của Việt nam đã thực sự được
khởi sắc, từ chỗ sản xuất chưa đủ tiêu dùng ở mức độ thấp trong nước, nhập siêu,
vay nợ còn lớn đến chỗ sản xuất không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đã
lên cao, mà còn có tích lũy nội địa khá cao. Những kết quả đạt được cộng hưởng
với việc chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã và đang cải thiện mạnh mẽ vị thế
của mình với tư cách là "điểm đến" của vốn và công nghệ đối với các nhà đầu tư, và
"điểm bùng nổ" tăng trưởng.
Thứ hai, những tiến bộ đáng kể trong chỉ tiêu phát triển con người
Thực thi chiến lược phát triển toàn diện, cùng với việc đạt được chỉ tiêu tăng
trưởng GDP cao, thì tất cả các chỉ tiêu về xã hội, môi trường có liên quan trực tiếp
đến tăng trưởng và sử dụng kết quả của tăng trưởng đều hoàn thành và hoàn thành
vượt mức., các chỉ tiêu xã hội có xu hướứong được cải thiện rõ rệt. Chỉ số HDI đo
sự tiến bộ trung bình của một nước về phát triển con người bao gồm tuổi thọ, trình
độ dân trí và thu nhập GDP tính theo đầu người của Việt Nam năm 2007 đã lên tới
0,733, tăng hơn so với năm 2006 (đạt 0,709) và thứ hạng HDI của Việt Nam được
cải thiện 4 bậc (từ thứ 109/177 lên 105). Tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam đến cuối
năm 2007 chỉ còn 14,7% . So với nhiều nước có thu nhập thấp khác, Việt nam hiện
nay đang đi đầu về các chỉ số về tuổi thọ và tỷ lệ biết chữ ở người lớn. Xếp hạng
tương ứng của Việt Nam ở hai chỉ tiêu này năm 2007 là 56 và 57. Nếu sử dụng chỉ
số nghèo khổ con người (HPI) nhằm tập trung vào tỷ lệ người sống dưới ngưỡng về
các phương diện phát triển toàn diện con người, sống một cuộc sống khỏe mạnh và
lâu dài, đựoc tiếp cận giáo dục và mức sống hợp lý thì Việt Nam được xếp thứ 36
(theo số liệu của UNDP). Cũng theo báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp
Quốc năm 2007, Việt nam có nhiều tiến bộ trong cải thiện công bằng giới, thông
qua chỉ số phát triển giới (GDI) và chỉ số đo vị thế giới (GEM). Năm 2007, chỉ số
GDI của Việt Nam là 0,732 so với HDI là 0,733. Chênh lệch giữa chỉ số GDI càng
thấp so với HDI chứng tỏ sự bình đẳng giới càng cao. Trong số 156 có chỉ số này
thì chỉ có 8 nước có tỷ số cao hơn Việt Nam. Trong số 93 nước có chỉ số GEM thì
13
Việt Nam đứng thứ 52 với giá trị là 0,561. Đây là những kết quả khá khả quan về
phát triển xã hội mà chúng ta thực hiện được trong những năm qua.
Tuy vậy mặt trái của vấn đề vẫn còn thể hiện rõ trên các phân tích sau đây:
Một là, tăng trưởng chưa bao giờ đạt mức tiềm năng và những báo động về
nguy cơ suy giảm tốc độ tăng trưởng trong tương lai do chất lượng tăng trưởng còn
ở trình độ rất thấp.
Theo đánh giá, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua vẫn
chủ yếu là theo chiều rộng, tính hợp lý trong sử dụng các yếu tố tăng trưởng thực
chiều rộng cũng chưa cao. Để thực hiện tăng trưởng nhanh, chúng ta đã phải dốc
sức vào đầu tư, nhất là đầu tư nhà nước và nỗ lực kiềm chế giá cả bằng các biện
pháp kể cả hành chính, không chú ý đến hiệu quả đầu tư. Tăng trưởng đạt được tốc
độ cao nhưng cách đi của chúng ta là dựa vào khai thác quá mức nguồn vốn tài
nguyên hoặc gia công chế biến, mang tính chất chạy đua ngắn hạn với hiệu quả
năng lực cạnh tranh tăng trưởng có biểu hiện giảm sút. Với những bất cập nói trên,
nên mặc dù giai đoạn 2001-2007 nền kinh tế của chúng ta đã đạt được tốc độ tăng
trưởng theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên nếu so sánh liên tục
chuỗi thời gian từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay cho thấy, tốc độ tăng
trưởng của Việt nam vẫn giảm tương đối. Thời kỳ 2001-2007, chưa năm nào đạt
được tốc độ tăng trưởng như của những năm 1995, 1996 (năm 1995 là 9,54% và
năm 1996 đạt 9,34%), trong khi đó chúng ta đã phải để lại tích lũy nhiều hơn, dành
vốn cho đầu tư nhiều hơn, đời sống kinh tế trong nước và thế giới sôi động hơn,
điều đó cho thấy nếu tiếp tục con đường phát triển theo chiều rộng, chỉ chú ý đến
ngắn hạn, trong điều kiện gia nhập WTO với nhiều thách thức chúng ta sẽ phải đổi
lấy những hậu quả có hại cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn, đó là sự suy yếu các cơ
sở của sự ốn định vĩ mô vững chắc, không đáp ứng được những yêu cầu cải thiện
nhanh chóng hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nền kinh tế
trong thời gian qua và kể cả những năm tiếp theo tiếp tục tăng trưởng dưới mức
tiềm năng và không có triển vọng thóat khỏi tình trạng tụt hậu xa hơn. Thứ hạng
của Việt Nam về thu nhập bình quân đầu người nói chung không có sự thay đổi so
với các nước trong khu vực và trong các khối mà VN tham gia ( đứng khoảng thứ
122/176 toàn cầu; đứng thứ 21/21 nước khối APEC từ năm 1995 đến nay; đứng thứ
9/11 nước khối ASEAN), và vẫn nằm trong 50 nước có mức thu nhập thấp (dưới
875 $/người). Đó cũng là những luận chứng cho dự báo về sự giảm sút rất nhanh về
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam trong thời sau năm 2010, và nếu những dự
báo này trở thành sự thật thì đó là sự cảnh báo về sự không hoàn thành các mục tiêu
trong chiến lược công nghiệp hóa đất nước đến năm 2020.
14
Hai là, Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch chậm chạp và thể hiện trình độ
phát triển thấp của nền kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế thể hiện ở cơ cấu ngành vừa là nguyên
nhân, vừa là hậu quả của chất lượng tăng trưởng thấp.Trong thời gian qua, cơ cấu
ngành kinh tế của Việt Nam tuy có chuyển dịch theo hướng tích cực hơn, nhưng rất
chậm chạp so với yêu cầu của một đất nước đang thực hiện giai đoạn hai của quá
trình công nghiệp hóa. Sự chuyển dịch chậm chạp đã làm cho thực trạng cơ cấu
ngành kinh tế ở nước ta đang dừng lại ở một trình độ thấp so với nhiều nước trong
khu vực và so với yêu cầu chuyển đổi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Hình 3: So sánh cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam với các nước trong
khu vực
Nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế – xã hội của VN2006-2010 và sổ
tay KH 2007 (Bộ KH&ĐT) (1) Số liệu của các nước là của năm 2003
Ghi chú : CHN = Trung Quốc; PHI = Philipines; IND = Indonesia; MAL
= Malaysia; THA = Thái Lan; KOR = Hàn Quốc; SIN = Singapore; VN05 = Việt
Nam (2005); VN06 = Việt Nam ( 2006)
Nếu xem cơ cấu ngành là dấu hiệu đánh giá trình độ phát triển kinh tế thì,
các số liệu so sánh trên đã minh chứng về trình độ phát triển kinh tế thấp của nước
ta, so với các nước trong khu vực. Nhiều nhà kinh tế đã cho rằng trình độ phát triển
kinh tế của Việt nam hiện nay là tương đương với Thái Lan ở thập niên 80 của thế
15
kỷ trước và đưa ra những dự đoán khá bi quan về quá trình đuổi kịp của Việt nam
so với các nước trong khu vực.
Ba là, tTác động của tăng trưởng đến xóa đói giảm nghèo có xu hướng
giảm.
Phải khẳng định rằng nhờ vào tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua,
mức sống dân cư ở nước ta có xu hướng nâng cao rõ rệt, tỷ lệ nghèo đói giảm đi,
các chỉ tiêu phản ánh phát triển xã hội đều có dấu hiệu tốt. Tuy vậy, nếu so sánh kết
quả tăng trưởng đạt được hàng năm với những thành tựu về giải quyết các vấn đề xã
hội trong thời gian qua cho thấy những những khía cạnh chưa tương xứng sau đây:
Một là, hiệu ứng của tăng trưởng tới giảm nghèo có xu hướng giảm
Bảng 4: So sánh tăng trưởng và giảm nghèo
2001 2002 2003 2004 2005
1. Tăng trưởng:
- Tốc độ tăng trưởng (%)
- Số điểm % tăng trưởng
gia tăng so với năm trước
2. Giảm nghèo
- Tỷ lệ nghèo đói (%)
- Số điểm % giảm nghèo
giảm xuống so với năm
trước.
6,89
17,5
7,08
0,22
14,5
3
7,34
0,26
11
3,5
7,79
0,45
8,31
2,96
8,4
0,61
7
1,31
Nguồn: Tính toán từ số liệu của bản Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế – xã
hội 2006-2010(Bộ Kế hoạch và đầu tư). Ghi chú: tỷ lệ nghèo theo chuẩn cũ của Bộ
lao động và thương binh xã hội , áp dụng trong giai đoạn 2001-2005.
Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm thời kỳ 2001-
2005 có xu hướng tăng lên và ngày càng nhanh trong những năm sau, tốc độ gia
tăng của tỷ lệ tăng trưởng giữa các năm vì thế cũng tăng đáng kể, năm 2005 so với
2004 tăn lên đến 0,16 điểm phần trăm trong khi năm 2002 so với 2001 chỉ co 0,04
điểm phần trăm, trong khi đó tốc độ giảm tỷ lệ nghèo đói lại có xu hướng chậm lại,
năm 2005 so với 2004 giảm đi 1,31% tỷ lệ nghèo, chỉ bằng 40% mức giảm của năm
2002 so với 2001, hiệu ứng giảm nghèo do tăng trưởng có biểu hiện giảm đi rõ rệt.
Kết quả cuối cùng là tỷ lệ nghèo đói của Việt nam hiện còn khá cao so với các nước
trong khu vực chỉ thấp hơn Cam-pu-chia, Lào, Papua New Guinea, và điều đáng
nói hơn là tỷ lệ nghèo đói khu vực nông thôn, miền núi, của đồng bào dân tộc ít
16
người ở Việt nam hiện nay còn rất cao và hiện tượng tái nghèo có biểu hiện gia tăng
rõ rệt.
Ba là, các chỉ số phản ánh bất bình đẳng cũng có biểu hiện tăng lên khá rõ
rệt
Bảng 5: Một số chỉ số phản ánh bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
ở Việt Nam
Chỉ số 1995 1999 2002 2004
GINI 0,35 0,39 0,42 0,423
Hệ số giãn cách (lần) 7,0 7,6 8,1 8,4
Tiêu chuẩn “40”(%) 21,1 18,7 18 17,4
Nguồn: tạp chính lý luận chính trị tháng 12/2004
Bảng trên đã cho thấy một thực trạng là các chỉ số đánh giá bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập của chúng ta theo thời gian có xu hướng vận động không
tích cực. Hệ số GINI năm 1995 là 0,35 (thể hiện sự công bằng xã hội cao trong
phân phối thu nhập) thì hiện nay đã vượt con số 0,4 – đây là ngưỡng mà Liên hiệp
quốc gọi là những nước có mức độ bất bình đẳng vừa, hệ số giãn cách thu nhập
cũng có chiều hướng gia tăng đáng kể, tiêu chuẩn “40” do WB đưa ra xã định tỷ lệ
phần trăm thu nhập của 40% dân số nghèo nhất hiện nay chỉ chiếm 17,4% (chuẩn bị
đến ngưỡng chỉ một nước có sự bất bình đẳng vừa – 17%)
Sự bất bình đẳng về kinh tế tăng lên có tác động đến gia tăng nghèo đói ngày
càng lớn.
Một vấn đề mang tính xu hướng là: tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến giảm
nghèo đói, trái lại bất bình đẳng kinh tế sẽ làm nghèo đói tăng lên. Hiện nay, đi đôi
với tăng trưởng nhanh, tình trạng bất bình đẳng về kinh tế của chúng ta đang có xu
hướng gia tăng. Nếu theo dõi động thái thay đổi của tăng trưởng, của tỷ lệ nghèo
đói và hệ số GINI đánh giá sự biến động của bất bình đẳng kinh tế và dựa vào các
số liệu đó để tính toán tác động của tăng trưởng và bất bình đẳng đến giảm nghèo
qua các giai đoạn từ 1993 đến nay ở Việt Nam , chúng ta có bảng sau đây:
Bảng 6: Tác động của tăng trưởng và bất bình đẳng tới giảm nghèo
1993-1998 1998-2005 1993-2005
4. Thay đổi về tỷ lệ
nghèo chung
- 0,222 - 0,075 - 0,298
17
5. tác động của tăng
trưởng đến giảm nghèo
6. tác động của bất bình
đẳng đến tăng nghèo đói
- 0,244
0,022
- 0,117
0,042
- 0,347
0,049
Nguồn: Klump và Bonschab, 2006. Ghi chú: hệ số có dấu âm là tác động tốt
(làm giảm nghèo) và có dấu dương là tác động xấu (làm tăng tỷ lệ nghèo).
Có thể nhận thấy rằng, trong cả hai giai đoạn, tăng trưởng kinh tế đóng góp
lớn vào giảm nghèo, và trái lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng với mức
thấp hơn, do đó tỷ lệ giảm nghèo vẫn là kết quả cuối cùng. Tuy vậy, điều đáng quan
tâm ở đây là: tác động của tăng trưởng tới giảm nghèo có xu hướng giảm trong giai
đoạn sau, đồng thời tác động làm tăng đói nghèo của bất bình đẳng lại tăng lên
tương ứng, do đó giảm nghèo ở giai đoạn sau thấp hơn so với giai đoạn trước. Đây
là một bằng chứng về sự gia tăng bất bình đẳng, hệ quả của mô hình tăng trưởng
nhanh ở Việt Nam hiện nay đang gây bất lợi cho xóa đói giảm nghèo.
3.3 Một số điểm nhấn cần thiết nhằm thực hiện tốt hơn mô hình phát
triển kinh tế toàn diện ở nước ta trong thời gian tới
Từ năm 2006 trở đi, Việt Nam bước vào thời kỳ kế hoạch mới, đặc biệt lại
trở thành thành viên chính thức của WTO (năm 2007), triển vọng tăng trưởng của
nền kinh tế nước ta được dự báo bằng những con số thực sự lạc quan và có căn cứ,
đáng tin cậy, nhưng đó chỉ là một vế cuả bài toán phát triển mà Việt Nam lựa chọn.
Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh không phải luôn đồng nghĩa với một nền kinh tế
mạnh, nhất là khi chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập và cạnh tranh
khốc liệt. Việc tìm ra quan điểm đúng đắn trong việc lựa chọn mô hình và chính
sách tăng trưởng kết hợp với giải quyết vấn đề công bằng xã hội, phù hợp cho giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế là điều quyết định cho phép xác định rõ triển vọng
của nền kinh tế, tạo sức hấp dẫn và khả năng duy trì sự phát triển dài hạn. Chúng ta
có thể hướng tới những sự thay đổi sau đây
(1) Thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng, từ đó có sự thay đổi trong cách
tiếp cận hệ chính sách và giải pháp giải quyết vấn đề.
Trước hết và đóng vai trò quyết định là có một tư duy đúng về mô hình tăng
trưởng kinh tế cần hướng tới. Cốt lõi của tư duy này là: giải quyết vấn đề tốc độ
tăng trưởng phải trên nền tảng giải quyết vấn đề chất lượng tăng trưởng. Theo đó,
trong dài hạn, cần chấm dứt quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh với
mọi giá theo mô hình tăng trưởng nhờ khai thác chiều rộng, tăng trưởng nhờ dốc
sức vào tăng khối lượng vốn đầu tư và vào khai thác tài nguyên; chuyển dần sang
18
mô hình sang mô hình tăng trưởng dựa vào hiệu quả và bền vững, tập trung nhiều
hơn, quyết liệt hơn vào mục tiêu chất lượng dài hạn. Cụ thể là, cần chú trọng nâng
cao hiệu quả đầu tư, hướng vào các điểm cực tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế
trên cơ sở nguyên lý phân phối nguồn lực đóng vai trò quyết định, tuân theo quy
luật tự do cạnh tranh lành mạnh. Từ những tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế
hợp lý, thực hiện đẩy mạnh cải cách thể chế, chú trọng tạo lập những cơ sở nâng
cao năng lực cạnh tranh củng cố các cơ sở tăng trưỏng dài hạn. Tuy nhiên cũng cần
phải xác định rõ lộ trình cho việc thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trước
mắt, một sự kết hợp theo kiểu "lưỡng nan" trong điều kiện chúng ta đồng thời phải
thực hiện của 2 nhiệm vụ tăng trưởng nhanh và tăng trưởng hướng về chất lượng trở
nên hợp lý hơn và trong quá trình đó hướng dần sự phát triển theo đúng quy luật của
nó.
(2) Nâng cao hiệu quả của các chỉ tiêu tăng trưởng. Việt Nam là một quốc
gia đang phát triển có nhiều lợi thế về tài nguyên và nguồn lao động, tuy vậy, những
dấu hiệu của lợi thế ấy cũng đang có biểu hiện giảm sút dần; mặt khác khi đã gia
nhập tổ chức thương mại quốc tế, sức ép của cạnh tranh quốc tế buộc chúng ta phải
quan tâm đến hiệu quả của tăng trưởng, hiệu quả của các hoạt động kinh tế, nếu
không sẽ luôn luôn gặp bất lợi, chịu thua thiệt trong các mối quan hệ thương mại,
và cuối cùng sẽ bị thất bại trên các đấu trường quốc tế, thậm chí trên cả chính sân
nhà. Cần phải nâng cao hiệu quả tăng trưởng, chuyển hướng hoạt động của nền kinh
tế theo các khía cạnh chiều sâu của sự phát triển, cụ thể là: nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, tăng cường ảnh hưởng của nhân tố
TFP, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, hướng hoạt động của
nền kinh tế theo các ngành, các lĩnh vực tạo nhiều giá trị gia tăng, giảm chi phí
trung gian, chủ động sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có dung lượng
công nghệ cao trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế của đất nước và thực hiện đồng bộ
hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm.
(3) Phải có tầm nhìn dài hạn trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Trên thực tế, để tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, các nước đang phát triển
bị cuốn hút vào vòng xoáy của cơn lốc tăng trưởng nhanh với hy vọng cải thiện
mức sống dân cư, làm cho bộ mặt nền kinh tế nhanh khởi sắc. Chúng ta thường
quan tâm đến việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước để
rồi gồng mình lên, bằng mọi giá thực hiện cho được mục tiêu này. Nhiều nước, đã
tạo được sự thần kỳ tăng trưởng trong hàng chục năm liền nhưng sau đó rơi vào
thảm họa trì trệ, suy thoái kéo dài, điều đó có nghĩa là trong ngắn hạn và kể cả trung
hạn tốc độ tăng trưởng có thể đạt được rất cao nhưng vãn có thể thua trong cuộc đua
tranh phát triển dài hạn. Cần phải có cái nhìn dài hạn trong tăng trưởng, quan điểm
19
này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách tăng trưởng hướng đến các chính sách
để tạo ra, duy trì và củng cố các cơ sở tăng trưởng dài hạn như yếu tố vốn nhân lực,
cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, một cấu trúc kinh tế hợp lý, cân đối, không dựa trên
cơ sở vay mượn. Theo thông điệp này, có thể phải chấp nhận tạm thời trong một số
năm trước mắt nền kinh tế không đạt được tốc độ tăng trưởng cao như kỳ vọng vì
phải dốc sức vào việc tạo lập và củng cố cơ sở tăng trưởng dài hạn, nhưng suốt cả
giai đoạn dài sau đó nó nhất định đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững.
(4) Gắn tăng trưởng với việc tạo tác động lan tỏa tích cực đến các đối tượng
chịu ảnh hưởng.
Quan điểm này muốn hướng tăng trưởng kinh tế tới các mục tiêu phát triển
bền vững. Theo đó, vấn đề quan trọng không phải là bám đuổi mục tiêu tăng trưởng
nhanh mà là duy trì một mục tiêu tăng trưởng hợp lý trong mối quan hệ răng buộc
với những điều kiện về tài nguyên môi trường và các vấn đề xã hội. Một mặt, đối
với vấn đề tài nguyên môi trường, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với: bảo đảm sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, nâng cao khả năng tái sinh tài nguyên; phòng
chống ô nhiễm môi trường, có phương án xử lý ô nhiễm, kỹ thuật phòng chống và
giải quyết hệ quả của ô nhiễm, có chính sách kinh tế phù hợp áp dụng cho các cơ sở
kinh tế gay ô nhiễm, tực hiện sự tham gia công đồng trong vấn đề này; thực hiện
quá trình đa dạng hóa sinh học hình thành những vùngvệ tinh tạo yếu tố môi trường
thuận lợi cho những khu vực có ô nhiễm. Mặt khác, đối với vấn đề xã hội, quá trình
tăng trưởng kinh tế phải được kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ bởi các chỉ tiêu
phát triển xã hội, trong đó trọng tâm là vấn đề xóa đói giảm nghèo, công bằng xã
hội, giải quyết việc làm, chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển toàn diện cho con người
như giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, cá chỉ số giới và dân
tộcv.v Chính việc bảo đảm các chỉ tiêu xã hội và môi trường sẽ là yếu tố tích cực
củng cố, duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Sử dụng chính sách
phân phối thu nhập hợp lý sẽ giúp chúng ta thực hiện tốt được mục tiêu phát triển
kinh tế toàn diện.
Tóm lại, về lý thuyết, nội hàm của phát triển kinh tế đã được khẳng định. Rõ
ràng là chỉ có kết hợp đồng thời tăng trưởng kinh tế nhanh, có hiệu quả và thực
hiện sự lan tỏa tích cực của nó đến cải thiện đời sống xã hội cho quảng đại quần
chúng nhân dân thì sự phát triển kinh tế mới thực sự bền vững. Việt Nam đã lựa
chọn đúng cách đi của mình trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Thời gian tới, tiêp tục
duy trì những thành quả đạt được và tìm ra những hướng đổi mới phù hợp, cao hơn
nữa là có các chính sách đúng đắn hơn nữa trong thời kỳ chiến lược mới 2011 –
2020 về tăng trưởng kinh tế, thực hiện tốt chính sách phân phối thu nhập sẽ giúp
Việt Nam nhanh chóng thực hiện được mục tiêu trước hết vượt ngưỡng nghèo, trở
20
thành nước có mức thu nhập trung bình và tiến tới các tiêu chí của một nước công
nghiệp mới.
Các tài liệu tham khảo chính
1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2001-2010 (Văn
kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX)
2. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tháng 5/ 2002
3. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị
sự 21 của Việt Nam – Thủ tướng chính phủ phê duyệt 14/8/2004.
4. Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi, Phát triển bền vững ở Việt Nam, nxb
Lao động – xã hội, 2007
5. WB, Báo cáo phát triển thế giới năm 2004,2005,2006,2007,2008
6. WB, Báo cáo phát triển Việt Nam 2006,2007,2008
7. Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Kế Tuấn, Kinh tế Việt Nam năm
2005,2006,2007, nxb Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội, 2006,2007,2008
8. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên), Bàn về Phát triển kinh tế, nxb Chính trị quốc
gia, 2005
9. Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên), Kinh tế phát triển, nxb lao động – xã hội,
2005
10. Dedraj Ray, Development Economics, Boston University, 1998
11.M.P. Todaro, Economics Development, 1990
21