Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

de thi olympic lich su lop 11 truong thpt da phuc ha noi nam 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.15 KB, 6 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI

ĐỀ THI OLYMPIC LỊCH SỬ LỚP 11

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

NĂM HỌC 2014 - 2015
(Thời gian làm bài 90 phút)

Câu 1: (5 điểm)
Trình bày hoàn cảnh, nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868.
Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản?
Câu 2: (5 điểm)
Vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc Cách mạng? Hãy cho biết nhiệm
vụ, tính chất của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
Câu 3: (5 điểm)
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và hậu quả của nó. Tại sao nói
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 đã dẫn đến nguy cơ của một cuộc chiến
tranh thế giới mới?
Câu 4: (5 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng kẻ tội phạm châm ngòi cho chiến tranh thế giới
thứ hai là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải
chịu một phần về sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai?
----------------HẾT---------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:……………………………… Số báo danh……………….


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



SỞ GD & ĐT HÀ NỘI

ĐÁP ÁN THI OLYMPIC LỊCH SỬ 11

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

NĂM HỌC 2014 - 2015

--------------------------

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------

Câu
Câu 1

Ý cần đạt
Cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản:

Điểm
0.5

* Hoàn cảnh:
- Chính trị: Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng dầu là
Tướng quân (Sô-gun) lâm vào khủng hoảng, suy yếu. Thiên hoàng >< Tướng quân
gay gắt.

0.25


- Kinh tế:
+ Nông nghiêp: lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.

0.25

+ Công thương nghiệp: kinh tế hàng hóa, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát
triển nhanh chóng.
+ Xã hội: Chính phủ Sô-gun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp quý tộc phong
kiến được hưởng nhiều đặc quyền. Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng

0.5

giàu có nhưng lại không có quyền lực chính trị. Nông dân, thị dân bị bóc lột năng
nề, đời sống vô cùng khó khăn  Nông dân, tư sản, thi dân >< chế độ phong kiến

0.5

gay gắt.
 Các nước phương Tây, đứng đầu là Mĩ đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

0.5

- Những năm 60 thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ bị lật đổ. Tháng 1/1868, sau khi lên
ngôi, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách trên tất cả các lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục…
* Nội dung:

0.5

- Về chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thiết lập chế độ quan chủ lập hiến, thực

hiện quyền bình đẳng giữa các công dân…

0.5

- Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ
nghĩa ở nông thôn…

0.5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ
nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, chú trọng công nghiệp đóng tàu

0.5

chiến, sản xuất vũ khí…
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học
trong chương trình giảng dạy, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây…
* Nói cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của cuộc cách mạng tư sản vì:

0.25

- Duy tân Minh Trị đã hạn chế quyền lực của chế độ phong kiến.

0.25

- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.


Câu 2

*Cách mạng tháng Hai:

0. 5

Tình hình nước Nga trước cách mạng:
- Chính trị:
+ Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là
Nga hoàng.
+ Nga Hoàng đẩy nước Nga vào cuộc CTTG I => hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế, xã hội.
- Kinh tế: suy sụp, nạn đói xảy ra nhiều nơi.
- Xã hội: đời sống nhân dân cực khổ, phong trào chống chế độ Nga hoàng
lan rộng.
=> Nước Nga lúc này tồn tại các mâu thuẫn của thời đại, tháng 2/1917 cách
mạng bùng nổ ở Nga.

0. 5
0. 5
0.25

0. 5

*Cách mạng tháng Mười:
Sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền song song tồn tại:
+ Chính phủ TS lâm thời: giai cấp TS.
+ Xô Viết đại biểu công - nông và binh lính.
 Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nên không thể


0.25

0.5

tồn tại
- Tháng 4.1917 LêNin thông qua luận cương tháng Tư chủ trương chuyển
CMDCTS sang CMXHCN. Tháng 10/1917, cách mạng XHCN bùng nổ và thắng
lợi.

0.5
0.5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

* Nhiệm vụ và tính chất cách mạng tháng Hai:

0.5

- Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ Nga Hoàng

0.5

-Tính chất: Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
* Nhiệm vụ và tính chất cách mạng tháng Mười:
- Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ tư bản thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa
- Tính chất: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
* Nguyên nhân:

Câu 3


- Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, dẫn đến cuộc “khủng hoảng thừa”.

0.5

- Sự mất cân bằng về kinh tế trong nội bộ từng nước và sự phát triển không đều
giữa các nước tư bản.

0.5

- 10/1929, khủng hoảng nổ ra ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản.
- Là cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài từ 1929-1933

0.5
0.5

* Hậu quả:
+ Tàn phá kinh tế các nước tư bản, gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội.

0.5

+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh
đói khổ.
+ Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục.
-

* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 lại dẫn đến nguy cơ của cuộc chiến
tranh thế giới mới:
+ Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, các
nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị

mới. Đó là việc thiết lập các chê độ độc tài phát xít.

0.5
0.5

0.5

+Quan hệ quốc tế: Hình thành hai khối đế quốc đối lập: Mĩ, Anh, Pháp >< Đức,
Italia, Nhật Bản.
- Hai khối đế quốc ra sức chạy đua vũ trang => nguy cơ CTTG mới.

0.5

0.5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 4

*Nguyên nhân:

0.25

- Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa
các nước tư bản.
- Nguyên nhân trực tiếp: Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 dẫn đến việc lên

0.25


cầm quyền của chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật.
*Nói kẻ tội phạm châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát
xít Đức, Ý, Nhật nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần về

0.25

sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai là không sai
Vì:
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Đức, Ý, Nhật đã phát xít hóa

0.25

bộ máy thống trị, đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới.
- Năm 1937, ba nước Đức, Ý, Nhật hình thành khối phát xít được mệnh danh là
trục “Bec-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô”. Khối này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa
nhằm chiến tranh chia lại thị trường thế giới.

0.25

- Sau khi chiếm Đông Bắc Trung Quốc (1931), từ năm 1937, Nhật mở rộng chiến
tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Phát xít Ý tiến hành xâm lược Ê-tiô-pi-a (1935) cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939).
- Sau khi xóa bỏ hòa ước Vec-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập

0.5

một nước “Đại Đức” gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.
- Trước các cuộc xâm lược của liên minh phát xít, Liên Xô xem phát xít là kẻ thù
nguy hiểm nhất, nên chủ trương liên kết với tư bản Anh, Pháp, Mĩ để chống phát

0.25


xít và nguy cơ chiến tranh.
- Chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung mục đích là giữ nguyên trạng trật tự thế
giới mới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng

0.5

vẫn chống cộng sản. Vì thế giới cầm quyền các nước Anh, Pháp thực hiện chính
sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
- Lợi dụng sự dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ, Hít-le đã sáp nhập Áo
vào Đức, yêu cầu chính phủ cắt vùng đất Xuy-dét cho Đức...

0.5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- 29/9/1938, Hiệp định Muy-nich được kí kết. Theo đó, Anh, Pháp trao vùng Xuy-

0.5

đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hit-le về chấm dứt mọi thôn
tính châu Âu. Sau khi chiêm Xuy-đét, Hit-le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939).
Không dừng lai ở đó, Hít-le bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến

0.5

tranh với Ba Lan.
- Sau khi kí xong Hiệp ước “Không xâm phạm lẫn nhau Xô – Đức” (23/8/1939),
rạng sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến


0.5

với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
 Như vậy, rõ ràng chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp, không can thiệp của Mĩ
đã không cứu vãn được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến
tranh xâm lược. Thủ phạm gây chiến tranh là phát xít Đức, Ý, Nhật nhưng các
cường quốc Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện (dung túng và nhượng bộ), họ cũng
phải chịu một phần về sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.

0.5



×