Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài 15 Đòn bẩy (năm học 1718) Giáo án dạy học theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.42 KB, 3 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 16 – Tiết 16
ĐÒN BẨY
I. Mục tiêu
Kiến thức
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy là làm giảm lực dùng để kéo hoặc đẩy vật, và làm đổi hướng
của lực.
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy trong các ví dụ thực tế.
- Lấy được ví dụ trong thực tế khi sử dụng đòn bẩy ta được lợi về lực.
Kỹ năng
- Chỉ ra được các điểm O, O1, O2 của đòn bẩy trên hình minh họa.
- Quan sát và làm được thí nghiệm hình 15.4, so sánh được số chỉ lực kế và trọng lượng của vật
trong 3 trường hợp OO2 > OO1, OO2 = OO1, OO2 < OO1. Nhận xét được kết quả của thí nghiệm.
- Sử dụng được đòn bẩy trong những trường hợp cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
Thái độ
Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
GV: 1 búa nhổ đinh
Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 thanh nhôm đục lỗ đều nhau, giá treo, 3 quả nặng 50g, 1 lực kế 2N
III. Phương pháp
Thí nghiệm, vấn đáp, hoạt động nhóm.
Sơ đồ dạy học

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cấu tạo của đòn bẩy

Thí nghiệm

Mỗi đòn bẩy gồm có: điểm


tựa O, điểm O1 chịu tác
dụng của lực F1 và điểm O2
chịu tác dụng của lực F2.

Vận dụng

Đo lực kéo trong 3 trường
hợp: OO2 < OO1, OO2 > OO1

Kết luận

và OO2 = OO1

Vận dụng
IV. Tổ chức hoạt động dạy-học.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
1. Sử dụng mặt phẳng nghiêng ta được lợi gì? Lấy ví dụ về mặt phẳng nghiêng.
Hoạt động 2: Đặt vấn đề
Ac-si-met, một nhà khoa học thời cổ đại có một câu nói rất nổi tiếng: Hãy cho tôi một
điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất. Điểm tựa mà Ac-si-met nói chính là điểm tựa
của đòn bẩy. Ở bài Máy cơ đơn giản, ta đã biết đòn bẩy được sử dụng rất rộng rãi trong
đời sống. Ta cũng biết, mặt phẳng nghiêng cho ta được lợi về lực. Vậy đòn bẩy có cho ta
được lợi về lực không? Ngoài lực, đòn bẩy còn có tác dụng gì khác không? Bài học hôm
nay sẽ tìm hiểu về cấu tạo, hoạt động và tác dụng của đòn bẩy.


Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy

Búa nhổ đinh là một loại đòn bẩy. Hãy Quan sát búa nhổ đinh, thảo
mô tả việc sử dụng búa để nhổ đinh,
luận nhóm và cử đại diện trả
chỉ ra điểm đặt của các lực tác dụng
lời
lên búa khi nhổ đinh?
- Búa tựa vào một điểm trên
mặt bàn
- Búa quay quanh điểm tựa khi
nhổ đinh
- Lực cản của đinh tác dụng
vào mũi búa
- Lực kéo của tay tác dụng vào
cán búa
Nhận xét và chuẩn xác kiến thức
=> Thông báo về cấu tạo của đòn bẩy
và các điểm O, O1, O2, các lực F1, F2.
Lưu ý: Khi F1 là lực cản thì F2 là lực
kéo (nâng, đẩy...).

- Ghi nhận cấu tạo của đòn bẩy
và các khái niệm: điểm tựa,
điểm tác dụng của lực F1, F2
- Quan sát, thảo luận nhóm và
trả lời

- Yêu cầu HS quan sát hình 15.2 SGK
và chỉ ra O, O1, O2.
Nhận xét và chuẩn xác đáp án.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng của đòn bẩy

Giới thiệu mục đích thí nghiệm, dụng
Quan sát, nhận dụng cụ, tiến
cụ và cách tiến hành.
hành thí nghiệm, ghi kết quả
vào bảng.
Vị trí O2 so Cường Trọng
với O1
độ F2
lượng
của lực vật
kéo vật P = F1
OO2 < OO1 F2= N F1= N
OO2 < OO1 F2= N
OO2 = OO1 F2= N
OO2 > OO1 F2= N
OO2 > OO1 F2= N
- Đo trọng lượng của vật, ghi vào bảng
- Treo vật vào điểm O1
- Móc lực kế vào điểm O2 gần O, rồi
kéo lực kế để nâng vật lên từ từ, ghi số
chỉ của lực kế vào bảng
- Dời lực kế đến các vị trí O2 xa hơn,
thực hiện tương tự
Yêu cầu HS so sánh F2 với F1.
Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
Vậy đòn bẩy có tác dụng gì?

Khi OO2 < OO1 thì F2 > F1.
Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1.
Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1.

Thảo luận nhóm và trả lời
- Đòn bẩy có thể cho ta được
lợi về lực
- Đòn bẩy đổi hướng của lực

I. Cấu tạo
của đòn bẩy

- Điểm tựa O
- Điểm tác
dụng của lực
F1 là O1
- Điểm tác
dụng của lực
F2 là O2)

II. Tác dụng
của đòn bẩy
1. Thí
nghiệm
Khi OO2 <
OO1 thì F2 >
F1.
Khi OO2 >
OO1 thì F2 <
F1.
Khi OO2 =
OO1 thì F2 =
F1.
2. Kết luận

- Đòn bẩy có
thể cho ta
được lợi về
lực.
- Đòn bẩy
giúp đổi
hướng của
lực.
- Muốn được
lợi về lực, thì
phải tác
dụng lực vào
điểm O2 sao


Khi nào thì ta được lợi về lực nhờ đòn
cho OO2 >
bẩy?
OO1
Hoạt động 5: Vận dụng - củng cố
1. Yêu cầu HS đọc và trả lời C5
C5:
+ Điểm tựa: chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, trục bánh xe cút kít, ốc giữ chặt 2 nửa
kéo, trục quay bập bênh
+ Điểm tác dụng của lực F1: Chỗ nước đẩy vào mái chèo, chỗ giữa mặt đáy thùng xe
cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm, chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo. Chỗ 1 bạn ngồi.
+ Điểm tác dụng vào lực F2: Chỗ tay cầm mái chèo, chỗ tay cầm xe, cầm kéo, bạn thứ 2
ngồi
2. Ac-si-met dự định nâng bổng Trái Đất bằng cách nào? Cách làm này có thể thực hiện
được không?

Ac-si-met định đùng đòn bẩy để nâng Trái Đất lên. Nếu có điểm tựa thì có thể thực hiện
được.
=> GV chốt: trên thực tế, không thể nâng Trái Đất bằng đòn bẩy, vì Trái Đất có khối
lượng vô cùng lớn, để giảm lực tác dụng, ta sẽ phải dùng một đòn bẩy sao cho OO2 thật
dài. Với đòn bẩy dài như vậy, ta sẽ mất hàng triệu năm để nâng Trái đất lên được 1cm.
3. Yêu cầu HS thảo luận và trả lời C6
C6: Đặt điểm tựa gần ông bê tông hơn, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn, buộc thêm vật
nặng vào phía cuối đòn bẩy.
4. So sánh điểm giống và khác nhau của chiếc kéo cắt giấy và kéo cắt sắt. Vì sao có sự
khác nhau đó?
Kéo cắt giấy và kéo cắt sắt có cấu tạo giống nhau, gồm tay cầm, lưỡi kéo và 1 đinh tán.
Kéo cắt giấy có phần lưỡi kéo dài hơn phần tay cầm. Kéo cắt sắt có tay cầm dài hơn
lưỡi kéo.
Vì giấy mỏng, không cần dùng nhiều lực để cắt, mà cần lưỡi dài để cắt được nhanh
hơn, nên có phần lưỡi kéo dài và tay cầm ngắn. Sắt cứng, cần lực lớn để cắt, nên phần
tay cầm dài để được lợi về lực.
Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học thuộc phần ghi nhớ
- BT: 15. 1 đến 15. 3 trong SBT.
IV/ Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................



×