Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Viec giảng dạy môn Đạo đức và giáo dục pháp luât theo phương pháp phù hợp với lứa tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.54 KB, 4 trang )

V giảng dạy môn Đạo đức và giáo dục pháp luât theo phương pháp phù hợp với lứa tuổi, phát
huy tính tích cực, chủ động của HS.

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2008-2012
I - MỤC TIÊU:
-Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên, cán
bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường đổi mới phương pháp nâng cao chất
lượng dạy và học môn đạo đức, giáo dục pháp luật.
-Đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luât của bán bộ, giáo viên, CNV và học sinh. Nâng cao kỷ luật,
kỷ cương trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,
giữ vững định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân, vì dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II- YÊU CẦU:
- Kế thừa kết quả, đảm bảo tính liên tục và phát triển trong viẹc thực hiện các nội dung, hình
thức, biện pháp đã được đề ra về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998
đến nay. Tiếp tục thực hiện thường xuyên, liên tục,rộng khắp việc tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất.
- Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, thiết thực theo hướng kết hợp lý thuyết
và thực tiễn, học đi đôi với hành.
- Kết hợp giáo dục chính khoá với ngoại khoá, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý
trong môn đạo đức và các bộ môn khác.
- Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật với xử lý vi phạm pháp luật và thực hiện các cuộc vận
động, các phong trào lớn trong ngành; phối hợp với các lực lượng và các ngành chức năng làm
công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong và ngoài nhà trường.
III – GIẢỈ PHÁP THỰC HIỆN:
1. Nâng cao nhận thức đối với việc dạy, học bộ môn Đạo đức, pháp luật và công tác phổ
biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- BGH , Ban điều hành đề án của trường xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ


phận côngb tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường dưới sự
lãnh đạo của Cấp uỷ và sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT
- Mỗi cán bộ, GV, CNV, HS phải xác định rõ viẹc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật,
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.
- Hằng năm cán bộ quản lý nhà trường tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật do
Ngành tổ chức. Cán bộ quản lý nhà trường nắm vững các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà
nước, của ngành để nhằm trước hết thực thi nhiệm vụ cho đúng pháp luật. Trên cơ sở đó, tổ chức
hướng dẫn CB,GV,CNV học tập pháp luật theo định kỳ hàng quí, tháng; chỉ đạo công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong học sinh.
2. Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập pháp luật trong các chương trình chính khoá:
a) Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức và giáo dục pháp luật:
- GV giảng dạy môn Đạo đức và giáo dục pháp luât heo phương pháp phù hợp với lứa tuổi, phát
huy tính tích cực, chủ động của HS. Triển khai dạy hoc theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp
với từng đối tượng học sinh. Tập trung đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức, giáo dục
pháp luật; gắn kết chặt chẽ với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tiến hành kiểm
tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của HS, không yêu cầu
học thuộc lòng, không làm bài tập theo bài mẫu; tổ chức dạy học kôn Đạo đức và giáo dục pháp
luật phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường; coi trọng việc thực hành vận
dụng, tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp.
- Bằng các hình thức: kể chuyện pháp luật, xây dựng tiểu phẩm, xem phim tư liệu, gây hứng thú
cho HS tích cực tham gia thảo luận, trình bày nhận thức hoặc trao đổi các vấn đề trong thực tế
đời sống hàng ngày liên quan đến nhận thức, thực hành pháp luật.
b) Hàng năm, nhà trường tổ chức hội nghị, chuyên đề về đổ mới phương pháp dạy học môn Đạo
đức, giáo dục chính sách và phổ biến pháp luật.
c) Có GV tham gia thi GV dạy giỏi môn Đạo đức và các hình thức tuyên truyền hay, có hiệu quả,
nhân rộng điển hình trong nhà trường, Tham gia thi GV dạy giỏi môn Đạo đức cấp huyện.
d) Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chương trình môn Đạo đức và Pháp luật linh hoạt, phù hợp với
thực tế từng đối tượng. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đạo đức theo hướng cung cấp các
kiến thức, rèn kỹ năng thực hiện các quyền cơ bản cùa công dân. Chú trọng các nội dung gắn với
cuộc sống hàng ngày của HS như: ATGT, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, qui chế

thi cử, kiểm tra… Đặc biệt giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo
pháp luật của học sinh.
e) Lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật một cách hợp lý, có hệ thống,
đảm bảo hiệu quả thiết thực đối với từng đối tượng.
- Đối với CB-GV-CNV trong nhà trường: Cần tập trung váo các nội dung cơ bản như pháp luật
về giáo dục; về phòng chống tham nhũng; về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; về cán bộ công
chức; về lao động; về cải cah1 hành chính; về thực hiện dân chủ ở cơ sở; về hội nhập quốc tế và
các qui định liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của từng đối tượng.
- Đối với học sinh: tập trung vào các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân; lý
luận cơ bản về pháp luật phục vụ cho việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật. Trong những năm
trước mắt cần tập trung phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT; phòng chống ma tuý; phòng,
chống tội phạm; bảo vệ môi trường; qui chế thi cử và các qui định cụ thể liên quan đến cuộc
sống và học tập phù hợp từng lớp học.
f) Giáo viên dạy môn Đạo đức, TPT, cán bộ thư viên, GV tin học giới thiệu, hướng dẫn HS truy
cập các trang web về pháp luật để tra cứu thông tin. Xây dựng và hướng dẫn HS sử dụng Email
để trao đổi nội dung học tập, tìm hiểu pháp luật với thầy cô và bạn học.
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức pổ biến giáo dục pháp luật ngoại khoá:
a) Hoạt động phổ biến GDPL ngoại khoá phải được thực hiện trên cơ sở cá kế hoạch thường
xuyên và theo chuyên đề bảo đảm tính hệ thống và hiệu quả.
b) Nhà trường thực hiện lồng ghép nội dung phổ biến giáo dục pháp luạt vào các hoạt động ngoài
giờ lên lớp. Căn cứ chủ điểm năm học, chủ điểm giáo dục hàng tháng, các hoạt động của địa
phương đưa nội dung phù hợp theo từng thời điểm và từng đối tượng. Tổ chức các hình thức
hoạt động ngoài giờ lên lớp để HS tham gia các hoạt động chính trị, pháp lý như phiên toà minh
hoạ, lập hộp thư Email tu vấn. Đa dạng hoá các cuộc thi với nhiều hình thức, phương pháp và nội
dung khác nhau: viết, vẽ tranh, dựng các tiểu phẩm vui, sân khấu hoá những tình huống pháp
luât. Thành lập câu lạc bộ chuyên đề pháp luật do TPT, Đoàn TNCSHCM, CBTV phụ trách.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng hình thức tuyên truyền miệng.
c) Cung cấp các tài liệu phổ biến giáo dục pháp luât và xây dựng tủ sách pháp luật. Có các văn
bản qui phạm pháp luật, báo, tạp chí pháp luật cần thiết; tổ chức giới thiệu sách, thu hút và phục
vụ bạn đọc kịp thời, đầy đủ.

d) Tổ chức báo cáo chuyên đề về pháp luật. Phối hợp Công an xã, Ban tư pháp xã tổ chức nói
chuyện về ATGT, phòng chống ma tuý, bảo vệ môi trường và các qui định cụ thể liên quan đến
cuộc sống và học tập của HS.
e) Nhà trường, các ban ngành đoàn thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; lồng ghép các nội
dung tuyên truyền pháp luật vào các hoạt động văn hoá, vă nghệ, các đợt sinh hoạt chính trị.
Tham gia các cuộc thi do Ngành phát động.
f) Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, cuộc vận động: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
4. Tăng cường việc phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường:
a) Giới thiệu với CB-GV-CNV và HS các địa chỉ website về pháp luật; mỗi CB_GV_CNV và
HS cần nắm được địa chỉ các website về pháp luật; mỗi CB-GV-CNV có Email riêng để trao đổi
thông tin, hỏi đáp, tìm hiểu pháp luật.
b) Nhà trường tổ chức đưa tin về pháp luật trên bản tin của trường và trong chương trình phát
thanh học đường. Qua đó phổ biến những điều cần biết về pháp luật cho CB-GV-CNV và HS.
Chú ý nững vấn đề gắn liền với cuộc sống, học tập của các em, chú trọng phổ biến, giáo dục các
quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng, chống
ma tuý, tệ nạn xã hội, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
5. Tập trung đầu tư các điều kiện đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm , chú trọng dạy môn Đạo đức.
- Tham dự đầy đủ các buổi tập huấn về công tác phổ biến giáo dục pháp luật do các cơ quan chức
năng tổ chức.
- Thực hiện Chỉ thị số 40/2004/CT-BGD&ĐT ngày 21/02/2004 của Bộ GD&ĐT về tăng cường
pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Ngành GD.
- Trang bị đầy đủ theo danh mục thiết bị, tài liệu cơ bản của Bộ GD&ĐT phục vụ công tác soạn
giảng. Cung cấp đủ tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật phổ thông do Bộ GD&ĐT biên soạn; bổ
sung tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập các kiến thức pháp luật; tài liệu hướng
dẫn kỹ năng áp dụng pháp luật theo hướng cụ thể, thiết thực.
- Xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường, bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác giáo
dục, tuyên truyền pháp luật: Sách pháp luật, báo pháp luật, tài liệu, tờ rơi. Xây dựng bộ chuyện

tranh, hình minh hoạ, phim hoạt hình, phim thiếu nhi lồng ghép nội dung, thông điệp tuyên
truyền.
- Trang bị Pa-nô, áp phích tuyên truyền: ATGT, phòng, chống ma tuý, bảo vệ môi trường
- Tổ chức thi đố vui, tìm hiểu pháp luật. Thi tự làm đồ dùng giảng dạy môn Đạo đức. Tăng
cường việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
- Tham mưu lãnh đạo Ngành, địa phương , hội CMHS hỗ trợ kinh phí, cán bộ tuyên truyền pháp
luật…
6. Tăng cường phối hợp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Ban điều hành đề án cùng các GVCN, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường căn cứ chức
nang nhiệm vụ được giao chủ trì hoặc phối hợp tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án;
theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn dốc các tổ khối; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh
nghiệm, tuyên dương, khen thưởng định kỳ.
IV – TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
-Thành lập Ban điều hành đề án.
-Lập kế hoạch xây dựng đề án.
-Triển khai kế hoạch trước toàn thể hội đồng sư phạm.
-Phân công các thành viên nhiệm vụ cụ thể:
+ TPT : Có trách nhiệm thành lập đội phát thanh học đường, lên chương trình phát thanh hàng
ngày, nội dung phát thanh.
+ CBTV-TB: Xây dựng, bổ sung tủ sách pháp luật, giới thiệu tài liệu pháp luật cho GV-HS, theo
dõi việc mượn đọc sách pháp luật
+ GVCN : Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Đạo đức, làm ĐDDH, đăng ký hội giảng, dự giờ
rút kinh nghiệm…
+ Tổ khối trưởng: Phối hợp BGH kiểm tra, dự giờ, sinh hoạt chyên đề; phối hợp TPT tổ chức các
hoạt động ngoài giờ với nhiều ni65 dung, hình thức phong phú.
-Cuối tháng 2/2010 ban điều hành tiến hành tự kiểm tra công tác thực hiện đề án và nộp báo cáo
về PGD.
-Đón đoàn kiểm tra vào đầu tháng 3/2010.

×