Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Áp dụng quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản tại trại lợn liên kết của Công ty Marphavet (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.92 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN HOÀNG VŨ
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN
TẠI TRẠI LỢN LIÊN KẾT CỦA CÔNG TY MARPHAVET ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Chăn nuôi thú y
: Chăn nuôi thú y
: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN HOÀNG VŨ
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN


TẠI TRẠI LỢN LIÊN KẾT CỦA CÔNG TY MARPHAVET ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Chăn nuôi thú y
: Chăn nuôi thú y
: N02 – CNTY – K45
: 2013 – 2017
: TS.Phạm Diệu Thùy

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Dưới sự sắp xếp của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau thời
gian thực tập 6 tháng tại công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet tại xã Trung
Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên , tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thực
tập và nghiên cứu đề tài, cũng như học hỏi được nhiều điều về chuyên ngành.
Trong thời gian đi thực tập, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi cũng đã
nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, thầy cô trong khoa Chăn nuôi
thú y, cùng sự chỉ bảo tận tình của các kỹ sư trong trại và chủ trại luôn hỗ trợ

trong thời gian tôi đang thực tập, nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Ban lãnh đạo công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet, cùng toàn bộ cán
bộ công nhân viên công ty tại Phổ Yên – Thái Nguyên.
Gia đình và bạn bè đã luôn bên tôi trong thời gian tôi đang hoàn thành
đề tài. Đặc biệt tôi chân thành cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn là: TS Phạm
Diệu Thùy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để đề tài tốt nghiệp được hoàn thiện.
Tôi luôn mong và chúc các thầy cô, gia đình và bạn bè mạnh khỏe,
hạnh phúc và có nhiều thành công trong những lĩnh vực theo đuổi.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày…tháng… năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Vũ


ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 24
Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 33
Bảng 4.3. Mức ăn cho lợn nái chửa (kg/con/ngày) ......................................... 35
Bảng 4.4. Thức ăn cho lợn nái nuôi con/ngày đêm ........................................ 36
Bảng 4.5. Số lợn nái trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc ................................. 40
Bảng 4.6. Tình hình đẻ của đàn lợn nái .......................................................... 40
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu về chất lượng lợn con của các loại lợn nái ............ 41
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ lợn nái........................... 42
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung ................................................ 43



iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài ....................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 3
2.1.2. Cơ sở vật chất của trại ............................................................................. 3
2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ...................................................... 5
2.2.1. Sự thành thục về tính và thể vóc ............................................................. 5
2.2.2. Chu kỳ động dục ..................................................................................... 8
2.2.3. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ ................................................ 9
2.2.4. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn
nái nuôi con ..................................................................................................... 14
2.2.4.1.Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ ........................................ 14
2.2.4.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con............................. 16
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 17
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 19
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .. 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3. Địa điểm, thời gian tiến hành ................................................................... 21
3.4. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 21
3.4.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 21



iv
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ĐẠT ĐƢỢC .............................. 23
4.1 Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng và thú y tại trại ........................... 23
4.1.1 Công tác phục vụ sản xuất ..................................................................... 23
4.1.2. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................... 33
4.2. Thực hiện quy trình chăn nuôi lợn ........................................................... 34
4.2.1. Thực hiện quy trình chăn nuôi lợn nái chửa đẻ .................................... 34
4.2.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ ............... 37
4.3. Đánh giá chất lượng các loại lợn nái........................................................ 40
4.3.1. Kết quả tổng hợp về số lượng lợn nái trực tiếp theo dõi ...................... 40
4.3.2. Kết quả theo dõi về diễn biến tình hình đẻ của lợn nái theo lứa đẻ ...... 40
4.4. Đánh giá chất lượng lợn con của các loại lợn nái .................................... 41
4.5. Kết quả theo dõi về tình hình mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ của lợn nái .... 42
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp, chủ yếu phát triển về ngành trồng trọt
và chăn nuôi. Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, chăn nuôi đã có
những bước phát triển vượt bậc đem lại sự thay đổi tích cực cả về số lượng lẫn
chất lượng thực phẩm cho nhu cầu trong nước, góp phần đưa nền kinh tế của
nước ta ngày càng phát triển. Ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi
lợn nói riêng là một trong những nghề có truyền thống lâu đời và phổ biến của

nhân dân ta. Chăn nuôi lợn đang ngày càng phát triển và tăng nhanh về số lượng.
Đây là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị với tỷ trọng cao và chất lượng
tốt cho con người, ngoài ra còn là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng
trọt, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất biogas làm nguyên liệu đốt và là
nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như: lông, da, mỡ… cho ngành công nghiệp
chế biến. Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn cần có sự đầu tư về
phương tiện kỹ thuật, giống, thức ăn, công tác thú y để hạn chế dịch bệnh, nâng
cao hiệu quả sản xuất. Muốn đảm bảo giống tốt thì cần nâng cao chất lượng
chăn nuôi lợn nái sinh sản để có đàn con sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ
nạc cao. Bên cạnh đó cũng cần phải đảm bảo lợn con nuôi thịt phải có chất
lượng tốt, đạt khối lượng tiêu chuẩn, sức đề kháng cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sản xuất, được sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, chúng em thực hiện
đề tài: “Áp dụng quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản tại trại lợn liên kết
của công ty MARPHAVET ”.


2
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
- Nắm được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn đẻ và
giai đoạn nái nuôi con.
- Trau dồi kiến thức thực tế, kinh nghiệm chuyên môn.
- Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập

2.1.1. Cơ cấu tổ chức của trại
Cơ cấu nhân sự
Trang trại giống lợn nái sinh sản của ông Nguyễn Văn Quý nằm trên
địa bàn của xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Trang trại là
trại lợn liên kết của công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet. Là trang trại
chuyên cung cấp lợn con và lợn thịt thương phẩm cho các tỉnh Thái Nguyên,
Bắc Ninh, Quảng Ninh.
- Cơ cấu tổ chức của trại.
Trại gồm có 9 người trong đó có :
+ 1 chủ trại
+ 1 kỹ sư
+ 1 bảo vệ
+ 5 công nhân
+ 1 cấp dưỡng
Cơ cấu đàn
Loại lợn

Số lượng (con)

Lợn nái

300

Lợn đực giống

6

Lợn thương phẩm

600


2.1.2. Cơ sở vật chất của trại
Trại mới được xây dựng nên cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đều được
quan tâm và chú trọng.
-Về cơ sở vật chất :
+ Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhân và sinh


4
viên sinh hoạt hàng ngày như: máy giặt, bình nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, quạt,...
+ Những vật dụng cá nhân như: kem đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội
đầu cũng được trại chuẩn bị.
+ Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trại chú trọng đầu
tư hơn hết:
- Trại được xây dựng trên quả đồi khoảng 3ha với 5 dãy chuồng lớn
chạy dài lợp mái tôn. Mỗi 1 dãy lớn lại được chia làm 2 dãy chuồng nhỏ
- Trong các chuồng đều có các cũi sắt (đối với chuồng bầu) và giường
nằm (đối với chuồng đẻ) được lắp đặt theo dãy.
- Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, vòi uống nước cho lợn tự động.
- Có hệ thống đèn điện sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông.
- Ngoài ra trại còn có một máy phát điện công suất lớn đủ cung cấp
điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện.
- Về cơ sở hạ tầng:
+ Trại xây dựng gồm 2 khu tách biệt: khu nhà ở và sinh hoạt của công
nhân, sinh viên và khu chuồng nuôi
+ Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi.
+ Khu nhà ăn cũng được tách biệt có nhà ăn ca (buổi trưa) và nhà ăn
chung (buổi tối)
+ Khu nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ
+ Trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho lợn và một kho thuốc là

nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ
công tác chăm sóc, điều trị cho đàn lợn của trại.
- Hệ thống chuồng nuôi
Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu vực cao, dễ
thoát nước và được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt chung của công nhân,
gồm: 4 chuồng đẻ, 2 chuồng bầu và 2 chuồng thịt. Chuồng nuôi được xây


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×