Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

soan bai lop 7 luyen tap lap luan chung minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.41 KB, 2 trang )

Soạn bài: Luyện tập lập luận chứng minh
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Chuẩn bị ở nhà
Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo
đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
b) Lập dàn ý
c) Viết một số đoạn văn: Mở bài, đoạn chứng minh bằng phân tích lí lẽ, đoạn chứng minh
bằng dẫn chứng thực tế, Kết bài.
2. Thực hành trên lớp
a) Trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước tổ hoặc nhóm theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo
b) Chú ý tham khảo ý kiến của các bạn, cùng trao đổi về cách lập luận, về các dẫn chứng
thực tế
c) Ghi chép những nhận xét của thầy cô giáo để bổ sung, điều chỉnh dàn ý, lắng nghe các
đoạn văn hay so sánh để hoàn thiện phần viết của mình.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Để lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh với đề bài trên, em phải làm các bước
với nội dung cụ thể như thế nào?
Gợi ý:
- Hai câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" nói lên điều gì?
- Chú ý các từ ngữ gợi dẫn trong đề bài để xác định đúng luận điểm cho bài văn: Chứng
minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây", "Uống nước nhớ nguồn" mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo
đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này. Việc hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ là
để xác định cái đạo lí mà nhân ta luôn coi trọng ở đây là gì, từ đó mới có thể xác định
được các lí lẽ, dẫn chứng cũng như định hướng lập luận cho phù hợp.
- Phân tích lí lẽ: diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ; khẳng định rằng từ xưa đến nay
nhân dân ta luôn chứng tỏ đạo lí ấy;


- Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế đời sống để chứng minh rằng nhân dân ta luôn
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn". Đây là nhiệm vụ trọng tâm của bài
văn. Có thể tham khảo thêm sách báo, hỏi thêm người lớn để có các dẫn chứng thuyết
phục. Có thể dẫn các dẫn chứng theo gợi ý sau:
+ Các lễ hội ở đình, chùa nhằm mục đích gì? Hãy kể một số lễ hội mà em biết (Lễ giỗ tổ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Hùng Vương chẳng hạn);
+ Các gia đình người Việt Nam có thường hay thờ cúng tổ tiên không? Ngày cúng giỗ
trong mỗi gia đình có ý nghĩa gì?
+ Ý nghĩa của các ngày lễ: Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày phụ
nữ Việt Nam, Ngày Thầy thuốc Việt Nam...;
+ Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em thương binh liệt sĩ
được hưởng chế độ ưu tiên,...
- Có phải các hoạt động trên đã thành nếp sống, thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của
người Việt Nam không?
- Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ
nguồn"? Em đã làm được những việc gì theo đạo lí ấy và sẽ sống thế nào để thực hiện đạo
lí ấy?
2. Xác định các ý cho từng phần (Mở bài, Thân bài, Kết luận) theo lập luận nhất định.
Làm sao vừa đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần, vừa thiết lập được mối
quan hệ giữa các đoạn trong phần Thân bài
Có thể lập luận theo trình tự thời gian từ xưa đến nay, hoặc theo mức độ từ chung đến
riêng, từ rộng đến hẹp của các dẫn chứng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×