Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 195 trang )

V ỆN

N

TR QUỐ

ĐÀO M

ẤT LƢỢN
P ÁT TR ỂN K N



MN

P ƢỚ

N UỒN N ÂN LỰ ĐỂ
TẾ Ở T ÀN

P Ố

LUẬN ÁN T ẾN SĨ
UYÊN N ÀN : K N

TẾ

À NỘ - 2017

N


TR

À NỘ


MỤ LỤ
Trang
1

MỞ ĐẦU
hƣơng 1: TỔN

QU N Á
ÔN TRÌN N
ÊN ỨU VỀ
ẤT
LƢỢN N UỒN N ÂN LỰ ĐỂ P ÁT TR ỂN K N TẾ

1.1. Các công trình trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.2. Khái quát những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
hƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC ĐỂ P ÁT TR ỂN K N

TẾ

2.1. Những khái niệm cơ bản
2.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực để phát triển
kinh tế

2.4. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực để phát triển kinh tế và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội
hƣơng 3: T Ự TRẠN
ẤT LƢỢN N UỒN N ÂN LỰ ĐỂ
P ÁT TR ỂN K N
ĐOẠN 2005-2016

TẾ Ở T ÀN

P Ố

8
8
23
26
26
33
42
60

À NỘ

3.1. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội
3.2. Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế
ở thành phố Hà Nội
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực để
phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội qua điều tra của tác giả
3.4. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực để phát
triển kinh tế ở thành phố Hà Nội

hƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030

4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
4.2. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế
ở thành phố Hà Nội
4.3. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để
phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
D N MỤ TÀ L ỆU T
M K ẢO
P Ụ LỤ

72
72
80
97
106

118
118
127
131
150
152
153



D N

MỤ

Á

Ữ V ẾT TẮT

CLNNL

:

Chất lượng nguồn nhân lực

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

FDI

:

Vốn đầu tư trực tiếp

GD-ĐT


:

Giáo dục - đào tạo

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

:

Tổng sản phẩm quốc dân

GRDP

:

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

ILO


:

Tổ chức Lao động quốc tế

KH-CN

:

Khoa học - công nghệ

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

NICs

:

Các nước mới công nghiệp hóa

NNL

:

Nguồn nhân lực

NNLCLC


:

Nguồn nhân lực chất lượng cao

OECD

:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

QLNN

:

Quản lý nhà nước

UBND

:

Ủy ban nhân dân


D N

MỤ BẢN , B ỂU ĐỒ
Trang

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của Hàn Quốc giai đoạn 1978-1997


48

Bảng 1.2: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) ở các nước Đông Nam Á

49

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội và cả nước
trong những năm qua

73

Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hà Nội

74

Bảng 3.3: Quy mô dân số trung bình của thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 -2015

81

Bảng 3.4: Lực lượng lao động của thành phố Hà Nội

82

Bảng 3.5: Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế Hà Nội

86

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về trạng thái thể lực của nguồn nhân lực

86


Bảng 3.7: Trình độ học vấn của lực lượng lao động Hà Nội

87

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng yêu cầu công việc về trình độ
học vấn

88

Bảng 3.9: Số lượng các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng
và đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 -2015

88

Bảng 3.10: Nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật của thành phố Hà Nội
theo trình độ đào tạo giai đoạn 2005 - 2016
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng về trình độ chuyên môn

89
91

Bảng 3.12: Quy mô và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của thành phố Hà
Nội giai đoạn 2005-2016
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát một số kỹ năng cơ bản

91
97

Bảng 3.14: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người lao động về các yếu

tố môi trường làm việc với mức độ hài lòng và rất hài lòng từ
50% số người được hỏi trở lên

105

Bảng 4.1: Dự báo dân số và cung lao động thành phố Hà Nội đến năm 2025

126

Bảng 4.2: Dự báo cầu lao động giữa các khu vực kinh tế

126

Bảng 4.3: Tổng cung - cầu lao động giai đoạn 2020 -2025

126

Bảng 4.4: Chỉ tiêu lao động qua đào tạo của thành phố Hà Nội đến năm 2030

127

Biểu đồ 1.1: Năng suất lao động của Việt Nam so với một số quốc gia

50

Biểu đồ 3.1: Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật
của thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 -2016

90



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn hai thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đang có những bước
chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên sang nền kinh tế dựa vào tri
thức. Nền kinh tế đó không chỉ đòi hỏi người lao động có sức khỏe, có khả năng thích
nghi nhanh với những biến đổi không ngừng của nền kinh tế mà cao hơn nữa là
những người lao động luôn có khát vọng vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ,
được đào tạo, có trình độ và đây chính là những nhân tố cấu thành của chất lượng
nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong quá trình
lao động sáng tạo ra của cải vật chất, phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế tri
thức; nó là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và là nhân tố quyết
định sự thắng lợi trong cạnh tranh của mỗi quốc gia và doanh nghiệp.
Thực tế phát triển đã chứng minh chất lượng nguồn nhân lực là nguồn gốc
cho sự giàu có của các quốc gia, là nhân tố quyết định nhất tới năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế cũng như toàn bộ
nền kinh tế quốc dân của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm
ngoài thực tế này. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ XII tiếp tục khẳng định: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn
đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [39,
tr.89]. Để thực hiện được điều này đòi hỏi chúng ta phải có những quyết sách, hành
động và giải pháp khả thi để hoàn thành mục tiêu đặt ra, mà trước hết cần phải có
những quyết sách, hành động để có được "nguồn lực của mọi nguồn lực", do đó
phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (CLNNL).
Hà Nội, là thủ đô của đất nước Việt Nam đồng thời là thành phố đứng đầu cả
nước về diện tích tự nhiên, đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí
Minh. Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 08 năm 2008, hiện nay Hà Nội

có diện tích 3.344km2 gồm 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Với vị trí là
trung tâm hành chính, do đó trên địa bàn thành phố là nơi đặt trụ sở của các cơ quan
trung ương đồng thời tập trung đông đảo hàng trăm trung tâm nghiên cứu khoa học
hàng đầu của đất nước cùng với hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước.


2

Hà Nội là đô thị đang phát triển, đồng thời là trung tâm của vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc nên lực lượng lao động tập trung ở đây đông với số lượng lớn.
Theo Báo cáo Lao động -Việc làm năm 2016 của Tổng cục Thống kê, tổng số lao
động của Hà Nội chiếm 7,0% tổng số lao động của cả nước so với 22,2% [122] số
lao động của khu vực đồng bằng sông Hồng. Số liệu này cho ta thấy tầm ảnh hưởng
của Hà Nội đối với sự phát triển của đất nước nói chung cũng như vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc. Lao động qua đào tạo của Hà Nội chiếm tỷ lệ cao chiếm
43,1%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 28,4% trong khi tỷ lệ
chung của toàn quốc chỉ là 12% [122]. Cũng theo báo cáo này, trong tổng số lao
động đang làm việc đã qua đào tạo thì Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước với
42,7%, số lao động có việc làm đã qua đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học chiếm
27,9%, cao hơn thành phố Hồ Chí Minh 3,0%. Trong cơ cấu lao động chia theo
nghề nghiệp thì nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) bao gồm các nhà quản
lý, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao của Hà Nội chiếm 20,9% cao hơn khu vực
đồng bằng sông Hồng mới chỉ chiếm 10,7% [122].
Những năm gần đây, nguồn nhân lực (NNL) ở thành phố Hà Nội đã có bước
phát triển đáng ghi nhận, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của
thành phố. Đến năm 2016, cơ cấu NNL trong các ngành kinh tế đã có sự chuyển
biến theo hướng tích cực như: lao động trong khu vực nhà nước có xu hướng giảm
còn 14,7%, khu vực ngoài nhà nước tiếp tục duy trì sử dụng số lượng lao động lớn
lên tới 79,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6,1%; lao động trong lĩnh
vực dịch vụ chiếm 55,3%, công nghiệp - xây dựng là 28,2% và nông, lâm, thủy sản

chiếm 16,5% [122].
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của phát triển kinh tế theo chiều sâu và tái
cấu trúc kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với
phát triển kinh tế tri thức thì NNL ở thành phố Hà Nội đang đứng trước những bất
cập về CLNNL còn thấp, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học tuy cao hơn
nhưng cũng mới chỉ chiếm hơn 50% trong tổng số lao động đã qua đào tạo tại một
thành phố tập trung nhiều trung tâm đào tạo NNL hàng đầu của cả nước là một vấn
đề cần phải suy nghĩ. Tình trạng thừa "thầy" thiếu "thợ" đang đặt ra những yêu cầu
hơn nữa trong việc nâng cao CLNNL để có được những nhà quản lý giỏi, những nhân
lực có chuyên môn kỹ thuật bậc cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của thành


3

phố. Trong thời gian qua, thành phố cũng đã có nhiều chính sách đề thu hút nhân tài
như tổ chức lễ tuyên dương các thủ khoa của các trường hay "trải thảm đỏ" để mời
các sinh viên thủ khoa về làm việc tại thành phố không qua tuyển dụng, được bố trí đi
học tập nâng cao trình độ, tuy nhiên số lượng thu hút chưa được nhiều.
Hà Nội là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên đang thu hút
ngày càng nhiều các tập đoàn kinh tế mạnh của nhiều nước phát triển trên thế giới
đến đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ, Singapore… Nhìn chung, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Hà Nội tăng dần qua các năm. Năm 2016, Hà
Nội đã thu hút 2,8 tỷ USD vốn FDI, tăng gấp đôi so với năm 2015. Vốn đầu tư thực
hiện đạt khoảng 1,2 tỷ USD [31]. Tuy nhiên, trong tổng số vốn FDI đã thu hút,
riêng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản chiếm tới
khoảng 54%. Hoạt động khoa học và công nghệ chỉ chiếm khoảng 5% tổng vốn đã
thu hút. Bên cạnh đó, các dự án FDI vào địa bàn Hà Nội đều thuộc loại có quy mô
không lớn. Trong tổng số 1.649 doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì chỉ có 795
doanh nghiệp có vốn từ 500 tỷ đồng trở lên. Trong những nguyên nhân của thực
trạng trên có một nguyên nhân rất quan trọng đó là chất lượng nguồn nhân lực liên

quan đến trong các doanh nghiệp liên doanh, tham gia hội đồng quản trị, đội ngũ
chuyên viên và đội ngũ lao động kỹ thuật chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của
các doanh nghiệp FDI về phẩm chất đạo đức, kỹ năng chuyên ngành…
Với những lý do trên, việc làm rõ những vấn đề lý luận chung về CLNNL để phát
triển kinh tế, nâng cao CLNNL để phát triển kinh tế của một tỉnh, thành phố; phân tích,
đánh giá thực trạng và những vấn đề đang đặt ra đối với CLNNL để phát triển kinh tế ở
thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao CLNNL để
phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội trở thành vấn đề có tính thiết thực, đòi hỏi sự đầu
tư nghiên cứu mang tính hệ thống từ góc độ lý luận và thực tiễn. Vì vậy nghiên cứu
sinh chọn chủ đề "C ất l ợn n uồn n ân lự để p át tr ển n tế ở t àn p ố Hà
Nộ " làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mụ đí

n

ên ứu

Luận án làm rõ cơ sở lý luận về CLNNL để phát triển kinh tế; tập trung phân
tích, đánh giá thực trạng CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội giai đoạn


4

2005-2016, đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao CLNNL
để phát triển kinh tế ở Thành phố Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. N ệm vụ n

ên ứu


Từ mục đích nghiên cứu, luận án tập trung hoàn thành những nhiệm vụ sau đây:
* Về lý luận:
+ Xây dựng khung lý thuyết của luận án trong nghiên cứu về CLNNL để phát
triển kinh tế.
+ Luận giải rõ những yếu tố cấu thành và những nhân tố ảnh hưởng đến
CLNNL để phát triển kinh tế.
* Về thực tiễn:
+ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nâng cao chất lượng
NNL để phát triển kinh tế.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố
Hà Nội giai đoạn 2005-2016.
+ Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao CLNNL để phát
triển kinh tế ở thành phố Hà Nội đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đố t ợn n

ên ứu

Đối tượng luận án nghiên cứu là CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố
Hà Nội.
3.2. P ạm v n

ên ứu

- Về nội dung: Nghiên cứu CLNNL để phát triển kinh tế bao gồm nguồn
nhân lực do thành phố Hà Nội quản lý (không bao gồm NNL thuộc các Bộ, ngành
hoặc Trung ương quản lý); nguồn nhân lực trong khu vực sản xuất kinh doanh
không bao gồm NNL trong các cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị
xã hội...trong các đơn vị sự nghiệp; tập trung luận giải các yếu tố cấu thành CLNNL
để phát triển kinh tế như: thể lực, trí lực và tâm lực.

- Về không gian: Nghiên cứu CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu CLNNL để phát triển kinh tế ở thành
phố Hà Nội chủ yếu từ 2005-2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2025 tầm nhìn
đến năm 2030.


5

3.3. Cá

t ếp ận n

ên ứu

Trong luận án, tác giả dựa trên các cách tiếp cận cơ bản sau:
- Tiếp cận Kinh tế chính trị học: nghiên cứu của luận án được đựa trên cơ sở
phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện thông qua hệ thống chính sách của Đảng và Nhà
nước về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, vị trí, vai trò của yếu tố con người trong
phát triển kinh tế. Luận án nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực, phân tích các yếu
tố cấu thành nên chất lượng và đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa CLNNL với
các nhân tố tác động tới quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt mối
quan hệ biện chứng giữa CLNNL với vấn đề phát triển kinh tế.
Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa CLNNL với phát triển kinh tế được
đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể của thủ đô Hà Nội đang chuyển sang nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN; trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước với mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước có nền công nghiệp hiện
đại và trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng
với những đặc điểm riêng có của Hà Nội được tính đến trong quá trình nghiên cứu.
- Cách tiếp cận Kinh tế lao động: Kinh tế lao động cung cấp phương pháp

luận về tổ chức, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong phạm vi xã hội, từ cấp
địa phương tới cấp quốc gia, ngành, vùng, lĩnh vực thông qua một hệ thống các
chính sách như chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, chính sách đào tạo và
phát triển NNL về số lượng và chất lượng, chính sách đo lường kết quả làm việc,
chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi xã hội, chính sách tạo việc làm,
giảm thất nghiệp, các chính sách phát triển thị trường lao động...
Cách tiếp cận kinh tế lao động của luận án thể hiện trong việc xem xét chất
lượng nguồn nhân lực giữa các ngành, giữa các khu vực, vùng của nền kinh tế gắn
với những đặc điểm riêng có của Hà Nội, những chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước và thành phố hà Nội nói riêng trong việc nâng cao CLNNL .
- Cách tiếp cận Quản trị nhân lực: Quản trị nhân lực cung cấp những kiến thức,
kỹ năng cần thiết quản lý nguồn nhân lực của tổ chức được thể hiện trong việc nghiên
cứu những kiến thức, kỹ năng trong việc nâng cao CLNNL của các doanh nghiệp như:
xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, đo lường thực tế CLNNL, nghiên cứu các giải pháp
nâng cao CLNNL... Cách tiếp cận này cho phép việc nâng cao CLNNL được gắn với
quá trình phát triển của doanh nghiệp.


6

4. ơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận ủ luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam về NNL, nâng cao CLNNL để phát triển kinh tế nói chung; những
chính sách về nâng cao CLNNL của thành phố Hà Nội nói riêng
4.2. P

ơn p áp n

ên ứu


Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Căn cứ vào đối
tượng nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, luận án sử dụng
phương pháp này để làm rõ nội dung cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng tới CLNNL.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: để có thể nâng cao CLNNL là một quá
trình có sự gắn kết hữu cơ và sự kết hợp hài hòa giữa quá trình đào tạo nghiêm ngặt,
gắn đào tạo với sử dụng và nâng cao CLNNL.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin về cơ
sở lý luận, các công trình nghiên cứu trước đây, quan điểm của Đảng, của thành phố
Hà Nội về nâng cao CLNNL, kinh nghiệm các nước, các số liệu thống kê...
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phân tích và tổng hợp được sử
dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận án nhằm phân tích, đánh giá thực trạng
CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để hỗ trợ cho việc đánh giá
đóng góp của NNL về mặt chất lượng để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội so
với những tỉnh, thành phố khác.
- Phương pháp điều tra x h i học.
Luận án CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội tiến hành điều tra
500 phiếu khảo sát. Trong đó 50 phiếu phỏng vấn với các chuyên gia, lãnh đạo đơn
vị sử dụng lao động và 450 phiếu đối với người lao động trên địa bàn các quận,
huyện của thành phố Hà Nội. Cụ thể trong 450 phiếu khảo sát với người lao động
thì có trình độ từ lao động phổ thông đến trung cấp 180 phiếu; trình độ cao đẳng,
đại học là 250 phiếu và 20 phiếu là trình độ khác. Về chức danh công việc có 300
phiếu là lao động trực tiếp; 150 phiếu là lao động kỹ thuật, kinh tế, quản lý nhân sự.


7

5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án có một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn sau đây:
- Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về chất lượng NNL để phát triển
kinh tế trong luận án cụ thể là:
+ Làm rõ khái niệm về CLNNL, CLNNL để phát triển kinh tế.
+ Nêu rõ các yếu tố cấu thành CLNNL để phát triển kinh tế.
+ Những nhân tố tác động tới CLNNL để phát triển kinh tế.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về nâng cao CLNNL để
phát triển kinh tế.
- Chỉ rõ bối cảnh kinh tế - xã hội của Hà Nội trong điều kiện hiện nay và
tương lai tác động đến chất lượng NNL để phát triển kinh tế.
- Phân tích thực trạng CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố Hà Nội giai
đoạn 2005-2016, qua đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
của chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.
- Luận án đề xuất một số quan điểm nâng cao CLNNL để phát triển kinh tế ở
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao CLNNL để phát triển kinh tế ở Hà Nội
đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
*Ýn

ĩ lý luận ủ luận án

- Làm rõ thêm cơ sở lý luận về CLNNL để phát triển kinh tế.
- Rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội về nâng cao
CLNNL để phát triển kinh tế.
*Ýn

ĩ t ự t ễn ủ luận án

- Trên cơ sở phân tích thực trạng CLNNL để phát triển kinh tế ở thành phố

Hà Nội, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân để có những giải pháp khắc phục.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các nhà hoạch định chính sách về nâng cao CLNNL với phát triển kinh tế - xã hội.
- Nội dung nghiên cứu của luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về NNL.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu thành 4 chương, 13 tiết.


8

hƣơng 1
TỔN QU N CÁC CÔNG TRÌNH N
ÊN ỨU VỀ
ẤT LƢỢN N UỒN N ÂN LỰ ĐỂ P ÁT TR ỂN K N

TẾ

1.1. Á
ÔN TRÌN TRON NƢỚC VÀ NƢỚ N OÀ L ÊN QU N ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực
Trong những năm qua, khi nghiên cứu về sự phát triển kinh tế với sự đóng
góp của các nguồn lực trong đó quan trọng nhất, quyết định nhất chính là nguồn lực
con người hay NNL. Chính vì lý do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNL
được các tác giả công bố như:
Sự thịnh vượng của các quốc gia [145], Adam Smith. Trong cuốn sách này,
ông cho rằng, sự tăng trưởng của cải chủ yếu qua hai con đường: Một là, thông qua

phân công lao động để nâng cao năng suất lao động; Hai là, tăng số người lao động
mang tính chất sản xuất, phân công dẫn đến việc sử dụng máy móc, sự gia tăng số
người lao động có tính chất sản xuất đều cần đến đầu tư một lượng vốn lớn. Vì vậy,
tích lũy vốn con người là nhân tố quyết định sản xuất ra của cải vật chất.
Lao đ ng, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam 15 năm đổi mới do Nolwen
Henaff, Jean - Yves Martin [86]. Những phân tích về NNL của các tác giả trong cuốn
sách được dựa trên những căn cứ khoa học có tính khái quát cao. Các tác giả đã khái
quát toàn bộ bức tranh lao động, việc làm ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới; chỉ ra điểm
chung, điểm khác biệt với những lợi thế và hạn chế của NNL Việt Nam so với các
nước đang phát triển trong khu vực. Các tác giả đã chỉ ra nếu chúng ta biết khai thác,
phát huy tốt những lợi thế đó thì có thể khắc phục những hạn chế của NNL Việt Nam.
Stivastava M/P, Human resource planing: Aproach needsassessments and
priorities in manpower planing [151]. Dưới góc độ kinh tế phát triển, tác giả cho rằng,
NNL là toàn bộ vốn nhân lực; vốn nhân lực là con người được nhìn nhận dưới dạng là
một nguồn vốn đặc biệt của quá trình sản xuất, là một dạng của cải có thể làm gia tăng
sự giàu có của một quốc gia; nguồn vốn nhân lực đó bao gồm những kỹ năng, kiến
thức, kinh nghiệm mà người đó tích lũy được nhờ vào quá trình lao động sản xuất; các
chi phí về giáo dục-đào tạo (GD-ĐT), y tế... được xem như là những chi phí đầu vào
của sản xuất nhằm nâng cao khả năng, năng lực sản xuất của NNL. Từ cách tiếp cận
như vậy, tác giả đã chỉ ra các lợi ích thiết thực của NNL nếu chúng ta biết đầu tư đó là:
1) Vốn nhân lực là loại vốn đặc biệt, có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong
tương lai, cho nên đầu tư vào NNL sẽ có tỷ lệ thu hồi vốn cao, hơn nữa khi nguồn vốn


9

này được sử dụng nhiều thì giá trị gia tăng càng lớn, sẽ tạo ra nhiều của cải và mang
đến sự phồn thịnh cho xã hội; 2) Khác với các nguồn vốn khác, vốn nhân lực không
mang đặc điểm có tính quy luật như các nguồn vốn khác: Khấu hao vốn đã đầu tư vào
các tài sản và loại hình vật chất khác; vốn nhân lực sau khi đã đầu tư thì nó sẽ tự duy trì

và phát triển mà không tạo ra áp lực về khối lượng vốn cần huy động trong khoảng thời
gian ngắn; là loại vốn có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng sáng tạo cao. Do
đó, đầu tư vào vốn nhân lực thì hiệu ứng lan tỏa sẽ rất lớn mà không có nguồn vốn nào
có thể sánh kịp. Với cách tiếp cận trên, tác giả đưa ra các gợi mở để luận án phân tích
yêu cầu của NNL, nhất là CLNNL để phát triển kinh tế.
Cuốn sách: Chuyển hóa nguồn nhân lực - Thể hiện tầm l nh đạo chiến lược
thích ứng với các xu hướng tương lai [144], lại là một tài liệu tham khảo hữu ích
liên quan đến nội dung của đề tài. Cuốn sách gồm 3 phần, trong đó phần một phản
ánh nội dung "Chuyển hóa NNL"; phần hai phản ánh nội dung "Sự cần thiết phải
quan tâm đến các xu hướng tương lai"; phần ba phản ánh nội dung "Thiết lập vai trò
mới của lãnh đạo NNL" với nội dung bao quát toàn bộ của cuốn sách là chuyển hóa
NNL, trong đó các tác giả đã luận giải về quan niệm "Con người là tài sản quý nhất".
Từ đây, các tác giả cũng định hướng giải pháp cho chúng ta khi muốn khai thác hiệu
quả NNL, nâng cao CLNNL phải "Để tối đa hóa thành tố con người, phải thiết kế cơ
cấu của tổ chức, hệ thống kế hoạch và kiểm soát, quản lý NNL và văn hóa… hệ thống
và các chính sách được xây dựng cho việc tuyển dụng, duy trì, đào tạo và phát triển
nghề nghiệp" [144, tr.56-57]. Trong công trình này, các tác giả đã dẫn lời của Peter
Drucker rằng: "Tăng trưởng kinh tế có thể chỉ đến từ sự gia tăng liên tục và mạnh mẽ
năng suất lao động của NNL, trong đó các quốc gia phát triển vẫn có thể cạnh tranh
(và họ sẽ tiếp tục duy trì được vị thế này trong vài thập kỷ nữa), tri thức và nhân công
có tri thức" [144, tr.72] để thấy được tầm quan trọng của việc tăng cường vốn tri thức.
Lưu Tiểu Bình, Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực [8], cho
rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, NNL đóng vai trò vô cùng quan
trọng; việc phát triển NNL và NNLCLC có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai
thác và phát huy NNL các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá
đúng đắn; đồng thời nêu lên một số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá NNL.
Nguyễn Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân, Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam
m t số vấn đề lý luận và thực tiễn [85]. Nội dung cuốn sách tuy chưa đề cập đến nội
hàm của vấn đề nâng cao CLNNL hay đề xuất các giải pháp nâng cao CLNNL nhưng
các tác giả đã đi sâu phân tích những cơ sở khoa học và các yếu tố tác động đến quản lý

NNL trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở nước ta.


10

Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam [58]. Tác giả đã làm rõ vấn đề chung về CNH, HĐH; đồng thời
làm rõ vai trò của nguồn lực con người đó là yếu tố quyết định đến sự nghiệp CNH,
HĐH. Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu ra những giải pháp nhằm khai thác hợp lý, có
hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người,
nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác có hiệu
quả nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển đất nước.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chất lƣợng nguồn nhân lực
Các nghiên cứu cho thấy, NNL chưa phải là động lực của sự phát triển kinh
tế - xã hội (KT-XH) vì NNL với chất lượng thấp, số lượng đông trong nhiều trường
hợp lại trở thành lực cản đối với sự phát triển. Do đó, trong giai đoạn hiện nay
người ta quan tâm nhiều đến sự hình thành hoặc đầu tư để đảm bảo NNL có chất
lượng. Trong những nhân tố ảnh hưởng đến CLNNL, chúng ta thấy nhân tố trình độ
phát triển của hệ thống giáo dục và dạy nghề có ý nghĩa quyết định. Như vậy, để có
NNL chất lượng chúng ta phải đầu tư cho giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) và CLNNL
đang dần trở thành yếu tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và tạo ra sự
khác biệt về mức sống, thu nhập.
Nhà kinh tế học của trường phái Tư sản cổ điển Anh là A.Smith đã đề cập
đến vai trò của giáo dục có ảnh hưởng đến CLNNL "Sự tích lũy những tài năng
trong quá trình học tập, nghiên cứu hoặc học việc thường đòi hỏi chi phí. Đó là tư
bản cố định kết tinh trong mỗi con người. Những tài năng đó tạo ra một phần tài sản
của anh ta và của xã hội" [69, tr.4].
Trong lý luận giá trị lao động của C.Mác cũng đánh giá cao vai trò của giáo
dục đối với sự phát triển sức sản xuất khi khẳng định giá trị sức lao động thể hiện
trong toàn bộ nhân cách sinh động của con người "Sức lao động, đó là toàn bộ thể

lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con
người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất những
vật có ích" [75, tr.254-256]. Với khái niệm này, theo C.Mác sức lao động không chỉ
mang yếu tố vật chất mà còn bao hàm yếu tố quyết định đối với sự phát triển của
sức lao động đó là trí tuệ, ý thức xã hội "Một lao động được coi là cao hơn, phức tạp
hơn so với lao động trung bình thì nó là biểu hiện của một sức lao động đòi hỏi
những chi phí cao hơn. Người ta phải tốn nhiều thời gian lao động hơn để tạo ra nó
và vì vậy, nó có giá trị cao hơn so với sức lao động giản đơn" [75, tr.75].
Gary Beckez nhà kinh tế đoạt giải Nobel kinh tế năm 1992 đã có những đóng
góp quan trọng về vốn nhân lực. Theo ông, vốn nhân lực, yếu tố đầu vào của sản


11

xuất một phần nằm trong con người. Con người có thể tự đầu tư cho chính bản thân
mình, biểu hiện thông qua việc chi tiêu cho giáo dục và đào tạo để có thu nhập
nhiều hơn trong tương lai. Việc đầu tư vào kỹ năng gắn liền với bản thân người lao
động người ta gọi là đầu tư vào vốn con người hay CLNNL [17, tr.4].
Susan M.Healthfield [152], dưới góc độ là một chuyên gia nghiên cứu về NNL
cũng như một nhà quản lý đã đưa ra những tiêu chí được coi là thước đo về CLNNL
bao gồm: sự nhận thức, kỹ năng làm việc, ứng dụng công nghệ, thái độ, sự tin tưởng
đặc tính cá nhân… của NNL. Như vậy, những tiêu chí mà ông nêu ra là hoàn toàn
phù hợp với NNL có chất lượng của một nền sản xuất hiện đại nơi mà tri thức, phong
cách làm việc, cùng với suy nghĩ và hành động mang tính quyết định sự phát triển.
Trong cuốn The Human Resources Glossary: The CompleteDesks Reference
for HR Executives, Managers, and Practitioners [153], đã nhìn nhận NNL của một tổ
chức là tất cả những người làm việc trong tổ chức đó, là tài sản của tổ chức đó, nhưng
không giống tài lực hay vật lực mà tài sản này biết tạo ra các mối quan hệ, giao dịch
và làm giàu cho tổ chức. Với quan niệm trên đồng thời tác giả cũng cho chúng ta thấy
được CLNNL chính là việc đánh giá chất lượng của tài sản này hay chính là quá trình

tạo dựng các mối quan hệ và làm giàu cho tổ chức.
Gill Palmer, Howard F.Gospel, BritishIndustrial Relations [148], đã đánh giá
mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động
ở nước Anh và đánh giá về CLNNL thông qua mối quan hệ đó. Tuy nhiên, do mỗi
quốc gia lại có những sự khác biệt về văn hóa, điều kiện môi trường sống và làm
việc cũng như tốc độ phát triển kinh tế nên đây được coi là tài liệu tham khảo quan
trọng góp phần nghiên cứu đầy đủ hơn về CLNNL.
Trong đề tài nghiên cứu Understanding quality leadership của Ian Saunder
[149], đã chỉ ra các đặc điểm để đánh giá NNL nhưng chủ yếu là NNL quản lý. Tác
giả quan niệm: nếu người l nh đạo làm tốt chức năng và vai trò l nh đạo của mình
thì các nhân viên sẽ phục tùng và làm theo. Còn nếu người quản lý không thực hiện
đầy đủ và nghiêm túc vai trò của mình thì việc các nhân viên thực hiện không chuẩn
hoặc không sáng tạo thì không thể đổ lỗi cho nhân viên.
Từ quan niệm này, cho thấy tác giả của đề tài đã gợi mở phương cách khi
đánh giá CLNNL thì nên đánh giá từ đội ngũ quản lý trước, trên cơ sở đó để đánh
giá đội ngũ nhân viên, những người làm việc trong doanh nghiệp hay tổ chức.
Các tác giả Trung Quốc là Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diện [51], Tôn
trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước. Trong cuốn
sách này, các tác giả cho rằng nhân tài là nhân tố quyết định, là then chốt của sự


12

phát triển, "sự hưng thịnh, thành bại của một quốc gia, một dân tộc không phải ở
nguồn vốn, không ở thiết bị mà then chốt là ở chỗ có hay không có hàng loạt nhân
tài kiệt xuất" [51, tr.77] và để khẳng định cho luận điểm này, các tác giả đưa ra
những minh chứng là "Tỷ trọng của nhân tố trí lực trong sự tăng trưởng tổng sản
phẩm quốc dân ở các nước phát triển đã tăng từ 5-20% những năm đầu thế kỷ này
lên 60-80% những năm 80 của thế kỷ" [51, tr.95]. Theo các tác giả, việc bồi dưỡng
và giáo dục nhân tài có liên quan trực tiếp đến nhu cầu chiến lược của cách mạng và

quá trình xây dựng đất nước "giải quyết tốt việc đào tạo lớp người kế tục là một vấn
đề có tính chiến lược, là một vấn đề lớn quyết định tới lợi ích lâu dài và sự sinh tử,
tồn vong của Đảng và Nhà nước Trung Quốc" [51, tr.105]. Sau khi đánh giá vị trí,
vai trò của nhân tài và nhân lực, các tác giả còn đề cập con đường và phương pháp
tuyển chọn; sử dụng và bố trí nhân tài sao cho đạt hiệu quả cao, đóng góp vào tiến
trình xây dựng và phát triển đất nước.
Lưu Kim Hâm, Trung Quốc trước thách thức của thế kỷ XXI [50]. Trong các
công trình nghiên cứu này các tác giả đã có những đóng góp trong việc tổng kết kinh
nghiệm phát triển kinh tế, lý giải sự thành công của các nước NICs chủ yếu là thông
qua con đường giáo dục và đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao, phục vụ yêu cầu phát
triển. Trong đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hóa các nước
Đông Á đều có chiến lược ưu tiên mở rộng đào tạo nghề ban đầu sau bậc phổ thông
trung học để có được đội ngũ công nhân lành nghề. Bên cạnh đó, để tạo bước phát triển
đột phá cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao phải là việc xây dựng hệ thống giáo dục
đại học chất lượng cao và Singapore là một trong những điển hình.
Bên cạnh đó, bài học "tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài" trong việc thực
hiện chiến lược "nhân tài cường quốc" của Trung Quốc trong công cuộc cải cách từ
năm 1978 đến nay đã góp phần mang lại những thành công vượt bậc, đưa Trung
Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới như hiện nay.
Luận án của tác giả Trần Thị Tuyết Mai, Phát triển nguồn nhân lực trong phát
triển kinh tế - x h i ở Việt Nam [76], luận án đã bàn đến vai trò của phát triển NNL
trong phát triển KT-XH, từ đó đánh giá và phân tích hiện trạng phát triển NNL trong
phát triển KT-XH Việt Nam thời kỳ 1976-1993 và đề ra phương hướng, biện pháp chủ
yếu phát triển NNL trong phát triển KT-XH Việt Nam đến năm 2000 và sau năm 2000.
Trần Văn Tùng và Lê Thị Ái Lâm, Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm
thế giới và thực tiễn nước ta [127]. Nội dung cuốn sách đã được các tác giả trình
bày một số vấn đề lý luận liên quan đến NNL, phát triển NNL, từ đó khái quát
những kinh nghiệm phát triển NNL của một số nước phát triển trên thế giới trong



13

những thập kỷ gần đây và thực trạng phát triển NNL ở Việt Nam. Tác giả đi sâu
phân tích vào yếu tố quyết định đến phát triển NNL chính là giáo dục và đào tạo,
đây là bài học kinh nghiệm cũng đồng thời là định hướng giải pháp cho việc nâng
cao CLNNL của các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Lê Thị Ái Lâm, Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo,
kinh nghiệm Đông Á [65]. Tác giả đã trình bày một số lý thuyết về phát triển NNL
thông qua GD-ĐT; vai trò của phát triển NNL thông qua giáo dục đào tạo ở các
nước Đông Á; sự điều chỉnh chính sách phát triển NNL thông qua GD-ĐT ở Đông
Á; vấn đề, giải pháp và kinh nghiệm hiện nay của phát triển NNL thông qua giáo
dục và đào tạo ở Đông Á. Từ đó, tác giả đưa ra một số lưu ý đối với Việt Nam từ
bài học về phát triển NNL ở Đông Á.
Võ Xuân Tiến, M t số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực [116].
Mở đầu, tác giả đã khẳng định NNL - nguồn lực quý giá nhất của các tổ chức, đơn
vị, là yếu tố quyết định sự thành bại của họ trong tương lai và để đảm bảo mục tiêu
cho sự phát triển, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến đào tạo và phát triển
NNL. Từ đó, tác giả đã lý giải những nội dung liên quan đến NNL, đào tạo NNL,
phát triển NNL, năng lực của người lao động, động cơ thúc đẩy người lao động.
Đặc biệt, tác giả con nêu ra yêu cầu của việc đào tạo và phát triển NNL phải đảm
bảo cải tiến cơ cấu, phát triển trình độ chuyên môn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp,
nâng cao trình độ nhận thức và nâng cao trình độ sức khỏe cho người lao động.
Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên), Phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và h i nhập quốc tế
[92]. Cuốn sách được chia thành 3 phần, trong đó phần I của cuốn sách đề cập đến
những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển
NNL… Trong phần II cuốn sách tập trung vào nội dung giới thiệu kinh nghiệm phát
triển NNL của một số ngành trong nước, của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Phần III cuốn sách tập trung phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và
đề xuất các giải pháp phát triển NNL nói chung.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Dự báo xu thế phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam đáp ứng năng lực cạnh tranh của thị trường lao đ ng trong bối cảnh
h i nhập [12], trên cơ sở nghiên cứu các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu chủ
trương, chính sách của Việt Nam về phát triển NNL, các chương trình phát triển NNL
và chiến lược phát triển KT-XH đặt trong bối cảnh hội nhập, nhóm nghiên cứu đã đánh
giá thực trạng công tác dự báo NNL Việt Nam và kết quả đạt được sử dụng các phương


14

pháp dự báo NNL. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra dự báo
về xu thế phát triển NNL đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế
hoạch và đầu tư, Nguồn nhân lực chất lượng cao: hiện trạng phát triển, sử dụng và
các giải pháp tăng cường [139]. Nội dung nghiên cứu của đề tài đã phân tích và chỉ
ra trong bước đi đầu tiên của chiến lược phát triển phải đặt con người vào vị trí
trung tâm hay nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển KTXH và các mục tiêu phát triển KT-XH cũng hướng đến phát triển NNL, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC). Từ những lập luận trên, đề tài đi vào
phân tích và đánh giá hiện trạng yếu kém của chiến lược phát triển và sử dụng
NNLCLC ở nước ta và đề xuất những giải pháp tăng cường phát triển hiệu quả
NNLCLC trong giai đoạn hiện nay.
Lê Thị Hồng Điệp, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành
nền kinh tế tri thức ở Việt Nam [42], trong nội dung luận án đã trình bày những khái
niệm cơ bản như NNL, NNLCLC, đặc điểm NNLCLC ở nước ta và vấn đề phát
triển NNLCLC; Phân tích những vấn đề gia tăng dân số, cơ cấu NNL, tỷ lệ nhân lực
khoa học, công nghệ, đặc điểm, yêu cầu của nền kinh tế tri thức đối với NNLCLC;
từ đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNLCLC để hình
thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
Bùi Thị Ngọc Lan, "Nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam - xu hướng và
giải pháp phát triển'' [64, tr.16-19]. Bài viết khái quát thực trạng NNLCLC của Việt

Nam qua những số liệu minh chứng. Từ đó, tác giả đưa ra hai xu hướng phát triển
của NNLCLC của Việt Nam: một là, NNLCLC tăng nhanh về số lượng và chất
lượng; Hai là, xu hướng quốc tế hóa NNLCLC. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra bốn
giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNLCLC của Việt Nam.
Vũ Thị Phương Mai, Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [77]. Trong luận án, tác giả đã đưa ra
khái niệm về NNLCLC với cấu trúc của NNLCLC bao gồm: đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ (KH-CN); đội ngũ lao động lành
nghề; đội ngũ các chuyên gia quản trị kinh doanh và những doanh nhân giỏi và đặc
điểm của NNLCLC trên các góc độ: trình độ học vấn; tính năng động xã hội; phẩm
chất đạo đức. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ, cũng như phân tích sâu sắc
những yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển NNLCLC trong sự nghiệp CNH,
HĐH ở Việt Nam hiện nay. Luận án đã phân tích thực trạng NNLCLC ở Việt Nam
trên về thành tựu và hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý; đội ngũ cán bộ khoa học


15

công nghệ; đội ngũ lao động lành nghề; về đội ngũ doanh nhân và những cấn đề đặt
ra với việc phát triển NNLCLC trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.
Từ việc phân tích rõ thực trạng, tác giả đã đề xuất 05 nhóm giải pháp góp phần phát
triển NNLCLC trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.
Lương Công Lý, Giáo dục đào tạo với việc phát triển NNLCLC ở Việt Nam
hiện nay [74]. Trong luận án, tác giả đã trình bày và làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản về NNL, NNLCLC và nội dung của phát triển NNLCLC; quan niệm NNLCLC
cùng với đó là những nhân tố ảnh hưởng; phân tích thực trạng vai trò của giáo dục
đào tạo đối với phát triển NNLCLC ở Việt Nam từ 1986 đến nay; đề xuất một số
phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của GD-ĐT với việc phát
triển NNLCLC ở nước ta hiện nay.
Quyền Đình Hà, "Vận dụng kinh nghiệm các nước để phát triển nguồn nhân lực

chất lượng cao ở nước ta ở giai đoạn hiện nay" [44, tr.13-16]. Trong bài viết tác giả đã
tập hợp kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển… và rút ra
kinh nghiệm và bài học cho chính sách phát triển NNLCLC ở Việt Nam. Qua việc
đánh giá khái quát thực trạng NNLCLC ở nước ta hiện nay, tác giả đã đề xuất các giải
pháp cho phát triển NNLCLC phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta nhằm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Trần Văn Tùng, Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng
[128]. Tác giả cuốn sách đã tập trung trình bày những kinh nghiệm trong việc phát
hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, quản
lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu, châu Á. Từ đó, đặt ra vấn đề Việt Nam cần
đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL tài năng hiện có.
Phạm Hồng Tung, Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng
nhân tài trong lịch sử Việt Nam [126]. Cuốn sách giúp chúng ta đánh giá tương đối
toàn diện về những mặt tích cực và hạn chế của thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân
tài của cha ông ta trong các thời kỳ lịch sử; những quan niệm mới về nhân tài Việt
Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức Tây học.
Tác giả đã phân tích sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo thế hệ nhân tài góp
phần xây dựng đất nước. Trên cơ sở đó tác giả đã đúc rút những bài học kinh
nghiệm quý báu, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến
lược phát hiện, đào tạo và sử dụng, đãi ngộ nhân tài - hay chính là nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Văn Khánh, Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam [59].
Công trình là kết quả nghiên cứu, hội thảo của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh


16

vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp Nhà nước K.X.03.22/06-10:
Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất
nước trong thế kỷ XXI. Công trình mong muốn lý giải một số vấn đề cơ bản về trí tuệ,

nguồn lực trí tuệ. Cuốn sách được kết cấu thành bốn phần bao gồm: Phần I: Trí tuệ và
nguồn lực trí tuệ - những vấn đề chung. Phần II: Nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong
lịch sử và hiện tại. Phần III: Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục
vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Phần IV: Phát triển và sử dụng nguồn lực trí tuệ tiếp cận từ kinh nghiệm nước ngoài. Cuốn sách có ý nghĩa tham khảo quan trọng về
mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam.
Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: Việt Nam: H i nhập và
phát triển [142] thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: "Xây dựng đ i ngũ
trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020", đã viết về thực trạng và giải pháp phát
triển NNL ở Việt Nam. Trong đó, NNL Việt Nam được xác định gồm NNL từ nông
dân, công nhân, trí thức, công chức viên chức và có những đặc điểm chung là: NNL
ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy
hoạch, chưa được khai thác, nhiều người chưa được đào tạo; CLNNL chưa cao, dẫn
đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất; Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa
NNL từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để
cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp phát triển NNL Việt Nam
(Cần coi NNL là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam; nâng cao chất lượng con
người và chất lượng cuộc sống; Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo NNL từ
nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
các NNL cho đúng; hàng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về
NNL ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những
kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách
đã có về NNL ở Việt Nam...). Tác giả cũng kiến nghị Chính phủ và các cơ quan
chức năng phải có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng
trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động
có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế [142].
Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn của Chiến lược quốc gia về nhân tài trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [3], Hội thảo khoa học:
Công tác nhân tài ở Việt Nam m t số vấn đề lý luận và thực tiễn. Công trình nghiên
cứu công phu dày hơn 400 trang được tập hợp từ những bài viết đầy tâm huyết của

các nhà khoa học, các nhà quản lý với 3 phần nội dung cơ bản:


17

1. Phần cơ sở lý luận: Tập trung làm rõ một số khái niệm liên quan đến nhân tài
2. Phần phân tích tình hình công tác nhân tài ở Việt Nam hiện nay
3. Phần định hướng và giải pháp đối với công tác nhân tài trong thời gian tới.
Đây là tài liệu tham khảo quý báu về lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng
Chiến lược quốc gia về nhân tài có chất lượng và có tính khả thi. Qua đó phát huy
được đội ngũ nhân tài của đất nước phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.
Văn Tất Thu, ''Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng, trọng dụng
nhân tài'' [110, tr.8-11]. Trên giác độ tiếp cận nhân tài là tinh túy của đội ngũ nhân
lực chất lượng cao tác giả đã đưa ra khái niệm và những đặc điểm của nhân tài, vị
trí, vai trò của nhân tài. Từ đó, tác giả đưa ra những vấn đề cơ bản trong trọng dụng
nhân tài; phát hiện nhân tài và kinh nghiệm về phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân
tài của cha ông ta trong lịch sử.
Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn, ''Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh,
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước'' [61, tr.8-11]. Các tác giả đã
khẳng định vai trò của trí thức - lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng có vai trò to
lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ đó, đưa ra những giải pháp
mang tính cơ bản nhất để xây dựng đội ngũ trí thức, đặc biệt là thực hiện việc xây
dựng đội ngũ trí thức theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Nguyễn Bá Ngọc, Chử Thị Lân, "Thị trường lao động chuyên môn kỹ thuật
cao ở Việt Nam'' [83, tr.12-15]. Các tác giả đã nêu ra khái niệm và đặc điểm và thị
trường của lao động chuyên môn kỹ thuật cao, trên cơ sở đó phân tích thực trạng
phát triển của thị trường lao động chuyên môn kỹ thuật cao ở Việt Nam và đề xuất
những giải pháp nhằm phát triển thị trường này trong giai đoạn hiện nay.
Hồ Bá Thâm, "Nhân lực chất lượng cao: Quan niệm và nhu cầu hiện nay. Liên hệ
với trường hợp tỉnh Lâm Đồng" [107]. Trong bài viết, tác giả đã có sự phân biệt giữa

nhân lực chất lượng cao với NNLCLC, đưa ra quan niệm về nhân lực chất lượng cao và
những tiêu chí để phân biệt. Từ đây, theo quan điểm tác giả phải có sự phân biệt rõ giữa
nhân lực chất lượng cao và NNLCLC chúng ta mới có cơ sở để làm tốt công tác đào tạo,
bồi dưỡng, tuyển dụng, đánh giá, trọng dụng mới được chính xác và có ý nghĩa.
Trần Hồng Việt, "Phát triển NNLCLC cho thủ đô Hà Nội" [141, tr.23-26].
Bài viết đã nêu lên phát triển NNLCLC là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của chiến lược phát triển KT-XH Thủ đô đến năm 2030. Tác giả chỉ ra những lợi
thế so sánh của Hà Nội về NNLCLC nhưng cũng đang tiềm ẩn những thách thức to
lớn trong việc phát triển loại hình này. Bài viết nêu lên thực trạng nhân lực chất
lượng cao của Hà Nội đang có nhiều hạn chế như tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, cơ


18

cấu ngành nghề và sự phân bố lao động chưa hợp lý… Trên cơ sở đó, tác giả đề
xuất một số giải pháp căn bản và cần được thực hiện một cách đồng bộ nhằm mang
lại hiệu quả để phát triển NNLCLC.
Hà Thị Hằng, "Đào tạo nghề - Giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ở tỉnh Thừa Thiên- Huế'' [49, tr.4-7]. Tác giả bài viết đã trình bày
thực tiễn công tác đào tạo nghề ở Thừa Thiên - Huế để thấy được những kết quả đạt
được và những hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho người lao động. Từ đó, tác
giả đưa ra nhưng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Tỉnh Thừa
Thiên - Huế đến năm 2020.
Bùi Quang Bình, "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung" [6, tr.21-22]. Tác giả bài báo đã luận giải một số vấn đề lý luận về CLNNL
như: quan niệm, vai trò và sự cần thiết của việc nâng cao CLNNL. Tiếp đó, tác giả đã đi
trình bày tình hình CLNNL Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở một số khía cạnh,
qua đó rút ra những vấn đề đang tồn tại cần phải giải quyết. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
những giải pháp để nâng cao CLNNL ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
1.1.3. ác công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế và chất lƣợng

nguồn nhân lực để phát triển kinh tế
Bên cạnh những công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực và chất
lượng nguồn nhân lực, tác giả thấy cần thiết phải làm rõ những nội dung cơ bản liên
quan đến phát triển kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế. Một
số tác phẩm cụ thể là:
C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 23[75]: C.Mác đã đưa ra quan điểm của
mình về phát triển kinh tế bao gồm: Các chỉ tiêu tổng hợp về phản ánh sự tăng
trưởng như tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân để đánh giá kết quả hoạt động
của nền kinh tế; các yếu tố tăng trưởng chính là các yếu tố tác động đến quá trình tái
sản xuất như đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật; sự phân chia giai cấp; chu
kỳ sản xuất và vai trò chính sách kinh tế. Đặc biệt, ông đã đi sâu phân tích vai trò
của sức lao động trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính mục đích của
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là có được nhiều giá trị thặng dư, sẽ dẫn đến các nhà
tư bản tăng cường vốn đầu tư vào cải tiến kỹ thuật từ quá trình tiết kiệm. Đó chính
là nguyên lý tích lũy của chủ nghĩa tư bản.
Cuốn sách A Contribution to the theory of Economic Growth (Đóng góp vào
học thuyết về tăng trưởng kinh tế) [146] của Robert M.Solow. Trong đó, nhà kinh tế
học người Mỹ này đã đưa vào mô hình tăng trưởng một nhân tố độc lập là "tiến bộ kỹ
thuật" và lấy nó làm cơ sở phân biệt hai hiệu ứng của tăng trưởng kinh tế, là "hiệu


19

ứng tăng trưởng" và "hiệu ứng mức độ". Tác dụng của "hiệu ứng mức độ" là trong
điều kiện không tăng thêm yếu tố đầu vào (như vốn, lao động), tiến bộ kỹ thuật thông
qua thay đổi hàm số sản xuất, tức là nâng cao vị trí của con đường tăng trưởng
(Growth path) để thực hiện lâu dài cân bằng tăng trưởng kinh tế (hay tính bền vững
của tăng trưởng). Đồng thời, Solow còn phân tích thực chứng và ước tính đóng góp
của nhân tố tiến bộ kỹ thuật đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Mỹ là 87,5%; Căn cứ
vào đó xác lập quan điểm tiến bộ kỹ thuật quyết định tăng trưởng kinh tế.

Cuốn sách Kinh tế học [88] của P.A. Samuelson đại diện cho lý thuyết tăng
trưởng kinh tế hiện đại. Ông cho rằng tổng cung của nền kinh tế được xác định bởi
các yếu tố đầu vào của sản xuất: nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên
nhiên và khoa học công nghệ. Samuelson gọi những yếu tố này là nguồn gốc của sự
tăng trưởng. Dựa vào số liệu nghiên cứu ở Mỹ từ năm 1948 đến năm 1981, ông đã
đưa ra nhận xét: "Khoảng 1/3 mức tăng sản lượng ở Mỹ là do tác động của nguồn
nhân lực và vốn, 2/3 còn lại là một số dư có thể quy cho giáo dục, đổi mới, hiệu quả
kinh tế theo quy mô, tiến bộ khoa học và những yếu tố khác" [88, tr.125].
Phan Thanh Tâm, Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước [103]. Trong luận
án, tác giả đã luận giải khoa học về vai trò NNL mang tính quyết định đến sự thành
công quá trình CNH, HĐH, trong đó nhấn mạnh vai trò của giáo dục đào tạo. Phân
tích hiện trạng về CLNNL có chuyên môn kỹ thuật và bố trí sử dụng NNL này chưa
hợp lý. Từ đó, tác giả luận giải những giải pháp nâng cao CLNNL thông qua tăng
cường đầu tư cho giáo dục, xây dựng các tiêu chí đánh giá số và CLNNL, những
biện pháp cơ bản về sử dụng lao động tập trung vào quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ có
chuyên môn kỹ thuật.
Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đ i ngũ cán b trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước [130]. Nội dung cuốn sách đã phân tích, đúc kết những luận cứ khoa học
và nội dung CNH, HĐH đất nước, yêu cầu của CNH, HĐH đối với việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Từ đó, đưa ra những quan điểm, định hướng
trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức nói chung trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống KT-XH trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước.
Lê Thị Ngân, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở
Việt Nam [82]. Tác giả đã khái quát hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về NNL,


20


CLNNL và nâng cao CLNNL trong thời đại tri thức hóa nền kinh tế đang diễn ra ở
các nước phát triển hiện nay. Phân tích các nhân tố tác động đến CLNNL, vai trò
của nó đối với hoạt động kinh tế tri thức. Phân tích tính cấp thiết của việc nâng cao
CLNNL trong CNH, HĐH tiếp cận kinh tế tri thức của Việt Nam.
Nguyễn Bắc Son, Nâng cao chất lượng đ i ngũ công chức quản lý nhà nước
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [97]. Trong luận án tác giả
đã khái quát một bộ phận nhân lực của một đất nước đang làm việc trong các cơ quan
nhà nước đó là những công chức nhà nước đang dần được hoàn thiện cả về số lượng,
chất lượng. Đặc biệt, tác giả đã phân tích và nêu ra các tiêu chí đánh giá về chất
lượng như đánh giá năng lực trình độ của công tác quản lý; tiêu chí đánh giá mức độ
đảm nhận công việc; nhóm tiêu chí đánh giá khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng
đáp ứng về sự thay đổi công việc; nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng. Tác giả đã chỉ
ra sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực này đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH đất nước. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức QLNN
ở Việt Nam, tác giả đã có những đánh giá chung về thực trạng chất lượng đội ngũ
công chức Việt Nam để đề xuất 10 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức hay chính là một bộ phận của đội ngũ nhân lực chung của một quốc gia.
Phan Thanh Khôi, ''Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối
hội nhập quốc tế'' [60, tr.9-11]. Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ vai trò quan trọng
của đội ngũ trí thức Việt Nam trong việc xây dựng luận cứ khoa học; bổ sung, hoàn
thiện hệ thống pháp luật; đào tạo NNL. Đồng thời tác giả còn đề ra những giải pháp
nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức hay chính là sử dụng có hiệu quả đội ngũ
nhân lực chất lượng cao này trong hội nhập quốc tế.
Bùi Sỹ Lợi, Phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 [70]. Trong luận án, tác giả đã tập trung
phân tích những khái niệm công cụ như nhân lực, NNL, phát triển NNL. Trong nội
dung luận án đã trình bày những đặc trưng cơ bản của NNL đồng thời phân tích các
nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển NNL là: nhóm nhân tố về mặt tự nhiên;
nhóm nhân tố về mặt KT-XH và nhóm nhân tố thuộc về cơ chế chính sách. Trên cơ

sở phân tích thực trạng phát triển NNL ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm
2000, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để phát triển NNL trong thời kỳ CNH,
HĐH tỉnh ở Thanh Hóa đến năm 2010.
Dương Anh Hoàng, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Đà Nẵng [53], đã trình bày các khái niệm như NNL, phát triển NNL.


21

Theo tác giả, nội hàm khái niệm NNL được cấu thành bởi hai yếu tố là số lượng và
CLNNL. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong phát
triển NNL giữa Việt Nam với các nước trong khu vực để từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm cho phát triển NNL ở Việt Nam cũng như riêng có cho Đà Nẵng; tác
giả phân tích rõ những đặc điểm của quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng và khẳng
định những đặc điểm này có ảnh hưởng chiến lược phát triển NNL ở Đà Nẵng. Trên
cơ sở phân tích thực trạng phát triển NNL ở Đà Nẵng, tác giả đã đề ra những quan
điểm và định hướng giải pháp phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH ở thành phố Đà
Nẵng trong thời gian tới.
Lê Thị Mỹ Linh, Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam trong h i nhập kinh tế quốc tế [69]. Trong luận án, tác giả đã phân
tích và làm rõ mối quan hệ giữa phát triển NNL với phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, phân tích nội dung và những
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ
sở đó, đi sâu phân tích thực trạng phát triển NNL và tác giả đã đề xuất những giải
pháp cơ bản nhằm phát triển NNL cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Viện Khoa học Lao động và Xã hội,
Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2010-2020 [138]. Các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá thực trạng phát
triển khu vực công nghiệp và CLNNL ngành công nghiệp với những tiêu chí đánh

giá phát triển NNL công nghiệp, đưa ra những dự báo phát triển NNL tỉnh Khánh
Hòa và đề xuất giải pháp, biện pháp và chính sách nhằm phát triển nhân lực đáp ứng
nhu cầu phát triển ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2020.
Nguyễn Bình Đức, Chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp ở Thành
phố Đà Nẵng [43]. Luận án xây dựng khung lý thuyết cho việc đánh giá chất lượng
nhân lực trong các khu công nghiệp trên các khía cạnh như: bản chất, cấu trúc, chỉ
tiêu đánh giá, những nhân tố ảnh hưởng… Nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia và bài học rút ra đối với Đà Nẵng. Phân tích và đánh giá thực trạng chất
lượng nhân lực trong các khu công nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất
phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu công
nghiệp ở thành phố Đà Nẵng thời gian tới.
Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội, Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đ i ngũ
cán b , công chức x trên địa bàn thành phố Hà N i [100]. Theo nhận định của Ban


×