Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.34 KB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU THẢO

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp: ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU THẢO

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp: ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. LÊ THANH SANG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thanh Sang. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Phan Thị Thu Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự động viên đóng góp ý kiến và chỉ dẫn tận tình của Thầy Cơ, người
thân, đồng nghiệp và bạn bè trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Lê Thanh Sang đã hết lòng
giúp đỡ và tận tình hướng dẫn cho em hồn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Xã hội học - Học viện Khoa học

Xã hội Việt Nam đã truyền đạt những kiến thức quý báu, trong suốt thời gian học
tập để em có thể vận dụng tốt vào trong q trình nghiên cứu và trong cơng việc.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo của trường Đại học Văn Hiến, Đại học Tôn Đức
Thắng và các anh, chị sinh viên đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp thơng tin để
tơi hồn thành luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận được đóng góp của Thầy, Cơ.
Xin chân thành cảm ơn.
Học viên thực hiện

Phan Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
NỘI DUNG ...............................................................................................................18
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................18
1.1. Một số khái niệm cơ bản .....................................................................................18
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu .....................................................................................20
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN HIỆN
NAY ...........................................................................................................................23
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................23
2.2. Công việc làm thêm của sinh viên hai trường .....................................................25
2.3. Số công việc và thời gian dành cho công việc làm thêm ....................................30
2.4. Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên ......................33
2.5. Những yêu cầu của xã hội đối với việc làm thêm hiện nay ................................37
2.6. Nguồn thơng tin và khó khăn tìm cơng việc làm thêm .......................................40
2.7. Những phúc lợi từ việc làm thêm của sinh viên hai trường ................................46
Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH
VIÊN ..........................................................................................................................51

3.1. Yêu cầu của xã hội đối với năng lực thực hành của sinh viên ............................51
3.2. Điều kiện kinh tế của sinh viên ...........................................................................55
3.3. Ý thức của sinh viên về vai trò của việc làm thêm .............................................62
3.4. Các tiêu chí chọn cơng việc làm thêm ................................................................65
3.5. Quan điểm của gia đình về việc đi làm thêm của sinh viên ................................67
3.6. Những mong đợi và giải pháp từ công việc làm thêm ........................................69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................78
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

Viết tắt
ĐH
ĐH – CĐ
ĐHQG
GD&ĐT


KHXH&NV
TĐT
PV
SV
Tp. HCM
VH

Diễn giải
Đại học
Đại học – Cao đẳng
Đại học Quốc gia
Giáo dục và Đào tạo
Giám đốc
Khoa học xã hội và Nhân văn
Tôn Đức Thắng
Phỏng vấn
Sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh
Văn Hiến


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Công việc làm thêm theo nhóm năm học .................................................25
Bảng 2.2: Cơng việc làm thêm theo ngành học ........................................................27
Bảng 2.3: Số ngày làm thêm/tuần của sinh viên hai trường ..................................... 32
Bảng 2.4: Kết quả học tập khi sinh viên đang đi làm thêm ......................................34
Bảng 2.5: Nguồn tìm thơng tin cơng viêc làm thêm ................................................. 40
Bảng 2.6: Khó khăn khi tìm cơng việc làm thêm theo nhóm năm học .....................42
Bảng 2.7: Kỹ năng đối với công việc làm thêm theo nhóm năm học .......................45

Bảng 2.8: Phúc lợi từ công việc làm thêm ................................................................47
Bảng 2.9: Phúc lợi từ công việc làm thêm theo thời gian làm việc ..........................48
Bảng 3.1: Lý do đi làm thêm của sinh viên hai trường .............................................52
Bảng 3.2: Lý do đi làm thêm theo giới tính, thời gian đi làm và nhóm ngành .........55
Bảng 3.3: Chu cấp của gia đình cho sinh viên phân theo trường, thời gian làm thêm
và nhóm ngành ..........................................................................................................57
Bảng 3.4: Sự tương quan giữa mức chu cấp của gia đình đối với việc làm thêm của
sinh viên ....................................................................................................................58
Bảng 3.5: Chi tiêu từ công việc làm thêm ..................................................................61
Bảng 3.6: Thuận lợi từ cơng việc làm thêm theo nhóm năm học .............................62
Bảng 3.7: Lý do đi làm thêm của sinh viên theo số cơng việc đang làm và theo
nhóm ngành ...............................................................................................................66
Bảng 3.8: Quan điểm của gia đình khi SV làm thêm theo nhóm năm học ................68
Bảng 3.9: Mong đợi từ công việc làm thêm theo nhóm năm học ..............................69
Bảng 3.10: Giải pháp cân bằng giữa việc học và công việc làm thêm .....................70


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số công việc làm thêm của sinh viên hai trường .............................. 30
Biểu đồ 2.2: Thời gian làm thêm của sinh viên hai trường ................................... 31
Biểu đồ 2. 3: Số giờ/ngày làm thêm của sinh viên hai trường ............................... 33
Biểu đồ 2.4: Kết quả học tập giữa nam và nữ của SV hai trường .......................... 35
Biểu đồ 2.5: Yêu cầu kinh nghiệm khi đi làm thêm ............................................. 37
Biểu đồ 2.6: Yêu cầu kinh nghiệm khi đi làm thêm theo nhóm ngành .................. 39
Biểu đồ 2.7: Khó khăn tìm cơng việc làm thêm đúng ngành học .......................... 44
Biểu đồ 2.8: Chế độ phúc lợi từ công việc làm thêm ............................................ 48
Biểu đồ 3.1: Thu nhập từ công việc làm thêm của sinh viên hai trường ................ 58
Biểu đồ 3. 1Biểu đồ 3.2: Thu nhập theo nhóm ngành .......................................... 59
Biểu đồ 3.3: Mức độ chi tiêu từ công việc làm thêm ............................................ 60
Biểu đồ 3.4: Quan niệm khi đi làm thêm của sinh viên hai trường ........................ 63

Biểu đồ 3.5: Tích lũy từ cơng việc làm thêm của sinh viên hai trường .................. 64
Biểu đồ 3.6: Quan điểm của gia đình khi sinh viên làm thêm ............................... 67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao đang trở thành một vấn đề nan giải trên
toàn cầu, đến nỗi Bộ trưởng Việc làm của Anh Quốc, ông Chris Graling mới đây đã
phải gọi đó là “những quả bom nổ chậm” [34]. Ở Việt Nam vấn đề việc làm cho
sinh viên cũng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là các bạn trẻ vừa rời
ghế giảng đường.
Hiện nay, cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên, chỉ tính riêng Thành phố Hồ
Chí Minh có 56 trường Đại học và Học viện [37]. Sinh viên đóng vai trị quan trọng
trong sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị của cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh
viên thất nghiệp hiện nay có thể được xem như một báo động đáng quan tâm.
Trong quý II/2016, cả nước có 1,0887 triệu người trong độ tuổi lao động bị
thất nghiệp, so với quý I/2016 tăng 16.400 người (chiếm 2,29%). Lao động có trình
độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, tương ứng
là 6,6% và 4% [38].
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% sinh viên Việt
Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Điều tra của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH - CĐ ra trường khơng có việc làm,
37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Mới đây,
một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc
trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mơ gần 3.000 người
gồm cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3
trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế thì có đến 26,2% cử
nhân cho biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu
rất rộng là bất cứ cơng việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình
độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã từng xin việc nhưng

không thành công, 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc
học thêm một chuyên ngành khác [29].

1


Lý do gì khiến đa số sinh viên ra trường bị thất nghiệp như hiện nay? Phải
chăng là sinh viên cịn thiếu những kỹ năng cần thiết?
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng sinh viên thất nghiệp như hiện nay,
nhưng theo nhiều doanh nghiệp lớn cho biết: “Kỹ năng của sinh viên mới ra trường
là chưa hình thành nếu khơng muốn nói là khơng có” [29]. Các doanh nghiệp và các
cơng ty nước ngồi ln chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng
xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh
những khó khăn trong tình huống bất ngờ. Một trong những điều kiện của các nhà
tuyển dụng thường yêu cầu đối với các ứng cử viên là kinh nghiệm và có nhiều nhà
tuyển dụng cho rằng một cách để nổi bật sơ yếu lý lịch nghề nghiệp của người xin
việc, đó là trình bày những cơng việc bạn đã từng làm trong quãng thời gian còn là
sinh viên [28], nên khi sinh viên ra trường, phải cạnh tranh với rất nhiều ứng cử
viên giàu kinh nghiệm khác.
Chính vì vậy, để có một cơng việc tốt sau khi ra trường, ngồi những kiến
thức đã học thì phần lớn sinh viên cần phải tích lũy cho mình những kỹ năng khác
như giao tiếp, kinh nghiệm thực tế, các hoạt động lao động khác và hầu hết sinh
viên đã chọn một công việc làm thêm. Thông qua viêc làm thêm, sinh viên tích lũy
thêm nhiều kinh nghiệm sẽ tạo điều kiện có một cơng việc sau khi tốt nghiệp.
Nhiều năm trở lại đây, việc làm thêm đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống của mỗi sinh viên và đã trở thành mối quan tâm lớn thứ hai sau việc
duy trì học tập tại trường. Vì vậy, hiện tượng các sinh viên đi làm thêm trở nên phổ
biến trong giai đoạn hiện nay, làm thêm gần như đã trở thành một nhu cầu tất yếu,
vì có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như: tiếp thị, bán hàng, gia sư... Lý
do sinh viên đi làm thêm cũng hết sức đa dạng như: tìm một cơng việc phù hợp với

ngành đang theo học, thực tập được bài học trên lớp, tích lũy những kinh nghiệm
sống hay tạo các mối quan hệ xã hội.
Điều gì đã thúc đẩy sinh viên đi làm thêm nhiều và luôn coi việc đi làm thêm
là phải song song cùng việc học? Để tìm hiểu rõ hơn về những lý do, những yếu tố
tác động đến việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Công lập và Tư thục tại

2


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×