Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.65 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH VĂN TRUNG

GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH VĂN TRUNG

GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp vàLuật Hành chính
Mã số: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN VĂN THUẬN

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm tố cáo thuộc phạm vi giải quyết của cơ quan hành
chính nhà nước. .......................................................................................... 7
1.2. Giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước .......................11
1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động giải quyết tố cáo của các cơ quan
hành chính nhà nước ..................................................................................28
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE....34
2.1.Tình hình tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà
nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre( thời gian năm 2012 đến tháng 2016) ...............33
2.2. Tổ chức và hoạt động giải quyết tố cáo của cơ quan hành chính nhà
nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre ...................................................................37
2.3. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về tố cáo và kết quả giải quyết tố cáo
của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre ...............47
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU
QUẢ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE ....................................................59
3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tố cáo của các cơ quan
hành chính nhà nước từ thực tiễn tỉnh Bến Tre .................................................59
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tố cáo của cá cơ
quan hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay ...................................62
KẾT LUẬN .........................................................................................................74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................76


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Thống kế số liệu tiếp nhận đơn tố cáo từ năm 2012 đến năm
2016.. ................................................................................................................. 35
Bảng 2.2 : Tổng hợp số liệu kết quả giải quyết đơn tố cáo từ năm 2012
đến năm 2016 .................................................................................................... 41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến
pháp và pháp luật Nhà nước ghi nhận. Công dân thực hiện quyền tố cáo là
nhằm báo cho cơ quan nhà nhà nước biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Thông qua đó góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và cá nhân.
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ
trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,
điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng, các mối quan hệ trong đời
sống xã hội có nhiều thay đổi và phát sinh mới, các chính sách pháp luật phải
chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới. Tuy nhiên, cũng còn bộc lộ nhiều hạn
chế, bất cập, làm phát sinh tố cáo trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, cũng
như tố cáo cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Số vụ việc tố cáo tiếp tục gia tăng, tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người
tham gia.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước xác định giải quyết tố cáo là một

trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố
cáo là nội dung quan trọng trong việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và cải
cách hành chính nhà nước. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo, quy định, hướng dẫn về công tác này như: Chỉ thị 09-CT/TW ngày 06
tháng 3 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thông báo kết luận số
130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trịvề tình hình, kết quả giải quyết
1


khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới, Chỉ thị
số 35-CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố
cáo đến cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, Nghị quyết số 39/2012/QH13
ngày 23/11/2012 của Quốc hội, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của
Thủ tướng Chính phủ, Luật Tố cáo năm 2011, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP
ngày 03/10/2012 hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo năm 2011…
Tuy nhiên, hiệu lực, hiệu quả, kết quả giải quyết tố cáo của các cơ
quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong những năm quan
chưa cao, do nhiều nguyên nhân khác nhau, còn bộc lộ một số hạn chế như:
việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn tố cáo còn chưa đúng, còn đùn đẩy, né
tránh trách nhiệm; lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật; kết quả xử lý,
giải quyết một số vụ việc chưa hợp lý, hợp tình; việc áp dụng pháp luật trong
giải quyết chưa chính xác, chưa đúng trình tự, cách thức và các bước tiến
hành giải quyết tố cáo; việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý về tố cáo
chưa nghiêm… nên hiệu quả giải quyết chưa đáp ứng theo yêu cầu.
Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn cơ sở lý luận và thực trạng giải quyết tố cáo
trên địa bàn tỉnh Bến Tre, học viên chọn đề tài “Giải quyết tố cáo của các cơ
quan hành chính nhà nước từ thực tiễn tỉnh Bến Tre” làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Với mong muốn được vận

dụng kiến thức pháp luật của mình góp phần vào nghiên cứu khoa học pháp lý
nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như
thực tiễn giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Đồng thời thông qua đó
kiến nghị, đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót, nhằm
góp phần ngân cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo trên địa bàn
tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Đề tài mới
Thời gian vừa qua ở nước ta có một số công trình, bài viết của nhà
khoa học, nhà quản lý nghiên cứu liên quan đến hoạt động giải quyết tố cáo
của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn cử như:
- Đề tài cấp nhà nước: “Khiếu nại, tố cáo hành chính – cơ sở lý luận
và thực tiễn”, năm 2011, do Tiến sĩ Lê Tiến Hào – Phó Tổng Thanh tra Chính
phủ, Chủ nhiệm đề tài. Và Đề tài thành phần “Thẩm quyền và trách nhiệm
của các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, vị trí vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo hành chính” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thư.
- Luận văn Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thế Thuấn về “ Tăng cường
hiệu lực pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam
hiện nay”; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Vũ Văn Hưng “Giải quyết khiếu
nại, tố cáo của Thanh tra tỉnh Đắc Lắc”.
- Sách tham khảo: “ Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu
nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Viện Khoa học Thanh tra,
Thanh tra Chính phủ, nhà xuất bản Chính trị - hành chính, 2012, Chủ biên:
Tiến sĩ Lê Tiến Hào và Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hưng.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Nâng cao hiệu quả giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước trên

địa bàn tỉnh Bến Tre”, năm 2012, do bà Phan Thị Dung – Chánh Thanh tra
chủ nhiệm đề tài (ghi nhận kết quả nghiên cứu theo Quyết định số 872/QĐUBND ngày 15/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre).
Qua tìm hiểu cho thấy, các đề tài, công trình khoa học trên đã góp phần
làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về tố cáo và giải quyết tố cáo của
các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, đề tài
này chưa tập trung đánh giá về những bất cập, vướng mắc trong quy định pháp
3


luật so với thực tiễn giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước và
đặc biệt là chưa đề tài nào tiếp cận, nghiên cứu về giải quyết tố cáo của các cơ
quan hành chính nhà nước từ thực tiễn tỉnh Bến Tre.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận, thực tiễn về giải quyết tố cáo của các
cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre, luận văn đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quả giải quyết tố cáocủa các cơ quan hành
chính nhà nướcnói chung và trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về giải quyết tố cáo của các cơ quan
hành chính nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết tố cáo của các cơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre,nhằm chỉ ra những vướng mắc, bất
cập, hạn chế trong quá trình thực hiện, về thẩm quyền cũng như trình tự, thủ
tục giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Đề xuất giải pháp đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải
quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước và những vấn đề cần sửa
đổi, bổ sungđối với các quy định của pháp luật hiện hành.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những quy định hiện
hành của pháp luật về tố cáo và thực tiễn công tác giải quyết tố cáo của các cơ
quan hành chính nhà nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: công tác giải quyết tố cáo của các cơ quan
hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
4


- Về thời gian nghiên cứu: Công tác giải quyết tố cáo của các cơ quan
hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phân
tích, phương pháp so sánh, gắn lý luận với thực tiễn để chọn lọc nghiên cứu về
giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính. Bên cạnh tiếp nhận các phương
pháp nêu trên, đề tài cũng áp dụng các phương pháp tiếp cận đa ngành, liên
ngành giữa khoa học hành chính và khoa học pháp lý.
Nghiên cứu các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và những văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước ở Trung ương và địa phương về công tác giải
quyết tố cáo; pháp luật về tố cáo, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, tố tụng
hành chính, dân sự; văn bản pháp luật khác có liên quan và các bài viết đăng
trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Các báo cáo của Tỉnh ủy, Hồi đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội hàng năm; các
báo cáo chuyên đề về tình hình tố cáo và giải quyết tố cáo của Thanh tra
Chính phủ, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh. Báo cáo chuyên đề về tình hình
tố cáo và giải quyết tố cáo của các sở ngành và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và nghiên cứu các hồ sơ giải quyết tố cáo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Một là, làm rõ các vấn đề lý luận về giải quyết tố cáo của các cơ quan
hành chính nhà nước.

Hai là, trình bày những quy định của pháp luật về thẩm quyền, thủ tục
giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Ba là, phân tích, đánh giá tình hình tố cáo thuộc thẩm quyền giải
quyết của các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động giải quyết tố cáo và

5


thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tố cáo của các cơ quan hành
chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Bốn là, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước; đảm bảo công tác
quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, đồng
thờibảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
Với các kết quả nghiên cứu trên, luận văn có thể là tài liệu tham khảo
cho các nhà hoạt động thực tiễn cũng như những người làm công tác nghiên
cứu, giảng dạy.
7. Cơ cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được cơ
cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về giải quyết tố cáo của các cơ quan
hành chính nhà nước.
Chương 2. Thực trạng giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính
nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Chương 3. Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giải
quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước từ thực tiễn tỉnh Bến Tre.

6



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm, đặc điểm tố cáo thuộc phạm vi giải quyết của cơ
quan hành chính nhà nước.
1.1.1. Khái niệm tố cáo thuộc phạm vi giải quyết của cơ quan hành
chính nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm tố cáo nói chung
Bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp nông dân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức. Vì thế mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
là nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nhân dân có quyền tham gia
vào hoạt động quản lý nhà nước nói chung bằng nhiều hình thức khác nhau,
trong đó, quyền tố cáo cũng là cách thức nhân dân tham gia vào hoạt động
quản lý nhà nước.
Theo từ điển Tiếng Việt, tố cáo là “Báo cho mọi người hoặc cơ quan
có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó”; “Vạch trần
hành động xấu xa, phạm pháp hay tội ác trước cơ quan có thẩm quyền hoặc
trước dư luận”
Tố cáo ở đây là khái niệm chung, là việc công dân thực hiện quyền
của mình báo tin về tất cả các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết. Tuỳ theo lĩnh vực pháp luật bị vi
phạm mà người ta phân biệt các loại tố cáo khác nhau. Tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải
quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Việc tố giác và tin báo
về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
7



Theo quy định của Luật tố cáo thì tố cáo được hiểu: là việc công dân
theo thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
1.1.1.2. Khái niệm tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan
hành chính nhà nước:
Tố cáo thuộc thẩm quyền giải giải quyết của cơ quan hành chính nhà
nước bao gồm: tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công
chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
Theo cách giải thích từ ngữ tại khoản 2 và khoản 3, điều 2 của Luật
thì: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công
chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.Và, tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo
cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp
luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định
pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của
Nhà nước như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà
nước, đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập; vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán

8



bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thì
không thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước.
Như vậy, khái niệm vềtố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan
hành chính nhà nước được hiểu là: việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềnbiết về hành vi vi
phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
cũng như hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực.
1.1.2.Đặc điểm tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan
hành chính nhà nước
Trên cơ sở phân tích khái niệmkhái niệm về tố cáo thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước, cho thấy nó có những đặc điểm
cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện quyền tố cáo khác với khiếu nại là cả
công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại nhưng thực hiện quyền tố
cáo chỉ là cá nhân, công dân thực hiện quyền tố cáo, phải là một cá nhân cụ
thể không phải là một cơ quan hay tổ chức, mục đích của tố cáo ngoài việc
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn thể hiện ý thức và
trách nhiệm của công dân trong việc đấu tranh đối với các hành vi vi phạm
pháp luật diễn ra trong xã hội.Chủ thể của tố cáo là đối tượng được xác định
cụ thể, là cá nhân và khi tố cáo, họ phải chịu trách nhiệm về thông tin do mình
cung cấp đối với hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nhất định. Người tố
cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố
cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất
và mức độ vi phạm.

9



Thứ hai, đối tượng tố cáo là mọi hành vi vi phạm pháp luật, có thể là
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực
hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc cũng có thể là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của các cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân. Nó khác với tố giác về tội phạm và tin báo về tội phạm. Tố giác về tội
phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh
tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận,
giải quyết; còn tin báo về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu
tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức
cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết.
Thứ ba, chủ thể giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước.Như vậy, giải quyết tố cáo do
nhiều cơ quan nhà chính nhà nước, nhiều cán bộ, công chức thực hiện theo
thẩm quyền mà pháp luật quy định. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước
được tiến hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền quản lý khác nhau, nhiều cấp
khác nhau. Khi phát sinh vụ việc tố cáo ở lĩnh vực nào thì người có thẩm quyền
ở cơ quan, đơn vị đó tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền và chức năng
quản lý hành chính nhà nước do pháp luật quy định.
Thứ tư, giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội
dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.Đây là thủ tục
được áp dụng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền
lực nhà nước, chủ yếu do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền trong hành chính
nhà nước thực hiện, nhằm đảm bảo bảo trật tự trong hoat động quản lý; nó
khác với thủ tục tư pháp và có tính chất đơn giản hơn so với thủ tục tư pháp;
quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành.

10



Thứ 5, giải quyết tố cáo là thủ tục hành chính do các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
1.2. Giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về giải
quyết tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta
Quá trình phát triển của pháp luật về tố cáo, chúng ta có thể phân chia
quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về giải quyết tố cáo của cơ
quan hành chính nhà nước ở nước tathành ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Từ 1945 đến năm 1992
Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành
lập Ban Thanh tra đặc biệt, Ban này có nhiệm vụ giám sát tất cả các công
việc, nhân viên của các Uỷ ban hành chính và các cơ quan của Chính phủ;
nhận và giải quyết các đơn của nhân dân. Ban này sau đó được đổi tên thành
Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.
Ngày 13/9/1958 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Thông tư số 436/TTg quy
định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo của công dân; Thông tư này bước đầu đã chỉ ra việc giải
quyết tố cáo của các ơ quan hành chính nhà nước đó chính là quy định cách
thức và thẩm quyền giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước.
Hiến pháp năm 1959, đã dành riêng một điều (Điều 29) quy định về
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Theo đó, Chính phủ đã ban hành nhiều
văn bản quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính
như: Nghị quyết số 164/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ về việc
tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan Thanh tra của
Nhà nước; Nghị định số 165/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ quy
định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ; Thông tư số
60/UBTT ngày 22/5/1971 của Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ hướng dẫn
11



trách nhiệm của các ngành, các cấp về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của
nhân dân. Tiếp đó, ngày 29/3/1973, Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ ban hành
Thông tư số 67-UBTTr/XKT hướng dẫn việc xét, giải quyết đơn khiếu nại, tố
cáo ở cấp tỉnh và thành phố thuộc trung ương và Thông tư số 68-UBTTr/XKT
hướng dẫn việc xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện... Nội
dung các văn bản trên có hướng dẫn về trình tự, cách thức và thẩm quyền giải
quyết tố cáo; tuy nhiên thủ tục giải quyết tố cáo của cơ quan hành chính ở giai
đoạn này mới được hình thành nên chưa cụ thể và chặt chẽ.
Đến Hiến pháp năm 1980 được ban hành, trong đó quy định về quyền
tố cáo rõ hơn, chi tiết và mở rộng hơn so với Hiến pháp năm 1959. Sau đó,
Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm
1981 được ban hành, trong thời kỳ này thủ tục giải quyết tố cáo chủ yếu thực
hiện theo Pháp lệnh này. Ngày 07/5/1991, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp
lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 thay thế Pháp lệnh quy định
việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981. Nội dung Pháp
lệnh năm 1991 đã quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của bên tố cáo và
bên bị tố cáo, thủ tục và thẩm quyền của các cấp trong việc xem xét, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Giai đoạn 2: Từ năm 1992 đến năm 2011
Đến năm 1992, Hiến pháp năm 1992 được ban hành đã quy định rõ
hơn về quyền tố cáo, giải quyết tố cáo so với trước đây. Tại điều 74, Hiến
pháp 1992 quy định: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân
nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết
trong thời hạn luật định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân được kịp thời xử lý nghiêm
12



minh. Người bị hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về
danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng
quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác [17, tr.13].
Ngày 02/12/1998, Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, tiếp theo đó là
các luật sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo các năm 2004, 2005 được ban
hành và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng ban hành mới hoặc được
sửa đổi, bổ sung; trong đó quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trên
một số lĩnh vực (như thuế, đất đai, nhà ở, xử lý vi phạm hành chính, kỷ luật cán
bộ công chức..). Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định thủ tục giải quyết
khiếu nại hành chính theo hướng công khai, rõ ràng và minh bạch hơn, tạo điều
kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tố cáo, cũng như trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo. Nhằm
khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo
năm 1998 và yêu cầu của hội nhập quốc tế, Quốc hội đã hai lần sửa đổi, bổ sung
Luật Khiếu nại, tố cáo vào các năm 2004 và năm 2005.Tuy nhiên, quá trình
thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập và
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Giai đoạn 3: Từ năm 2011 đến nay
Tại kỳ họp thứ 2, ngày 11/11/2011, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua Luật Tố cáo năm 2011 và ngày
03/10/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi
hành Luật Tố cáo năm 2011. Đến ngày 30/9/2013, Thanh tra Chính phủban
hànhThông tư số 06/2013/TT-TTCP quy định về quy trình giải quyết tố cáo.
Theo đó, thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết tố cáo được quy định cụ thể,
rõ ràng công khai, minh bạch và có hiệu quả; góp phần phát huy quyền dân
chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

13



1.2.2. Quy định của pháp luật về giải quyết tố cáo của cơ quan hành
chính nhà nước
1.2.2.1. Đối tượng thực hiện quyền tố cáo
Đối tượng thực hiện quyền tố cáo là công dân Việt Nam và người
nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Và, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong
áp dụng pháp luật, Điều 3 Luật tố cáo quy định cụ thể như sau :
- “Việc tố cáo của cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và
giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định khác”. Như vậy, việc tố cáo của cá nhân nước ngoài đang cư trú
tại Việt Nam và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cơ
quan, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì được áp dụng theo quy định của
Luật tố cáo; nếu điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên có quy
định khác về việc tố cáo của cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và
giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài tại Việt Nam thì sẽ áp dụng theo điều ước quốc tế.
- “Việc tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định
của pháp luật về tố tụng hình sự”. Việc tố giác và tin báo về tội phạm được
thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, bở vì có yêu cầu tiếp
nhận, giải quyết đặc thù và đã được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong pháp
luật về tố tụng hình sự.
- “Trường hợp luật khác có quy định khác về tố cáo và giải quyết tố
cáo thì áp dụng quy định của luật đó”. Luật tố cáo là đạo luật điều chỉnh
chung về tố cáo và giải quyết tố cáo, thì hiện nay còn có một số văn bản pháp
luật khác, với những hình thức rất khác nhau, có quy định riêng về tố cáo và
giải quyết tố cáo như Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố
14



tụng hành chính, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự, Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân. Trường hợp luật khác có quy định khác về tố cáo và
giải quyết tố cáo thì mới áp dụng theo quy định của luật đó hoặc trong trường
hợp luật khác quy định dẫn chiếu việc thực hiện theo Luật tố cáo thì việc giải
quyết tố cáo trong lĩnh vực đó được áp dụng theo quy định tại Luật tố cáo để
đảm bảo tính thống nhất.
1.2.2.2. Nguyên tắc giải quyết tố cáo
Theo quy định tại Điều 4 của Luật tố cáo: Việc giải quyết tố cáo phải
kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời
hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, người giải quyết tố cáo, cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao xác minh nội dung tố cáo phải áp
dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ
quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn
kịp thời hành vi vi phạm pháp luật.
1.2.2.3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính
nhà nước
Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đúng thẩm quyền trong việc
giải quyết tố cáo, Điều 12 của Luật tố cáo đã quy định về nguyên tắc xác
định thẩm quyền:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
15



do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó
giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của
nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý
cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có
liên quan giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan
tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của
cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Luật tố cáo đã quy định cụ thể, chi tiết về thẩm quyền giải quyết tố
cáocủa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước. Theo Điều 13 Luật tố cáo đã
quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn; thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thẩm quyền giải quyết tố cáo của
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thẩm quyền giải quyết tố cáo
của Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương; thẩm quyền giải quyết
tố cáo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và thẩm quyền giải quyết
tố cáo của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền giải
quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
16



có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã,
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực
tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và
cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện,
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực
tiếp.
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp
quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán
bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trongviệc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc
cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ
17



trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Ngoài các đối tượng là cán bộ, công chức còn có một số đối tượng
khác cũng được giao thực hiện một số nhiệm vụ, công vụ có tính chất tương
tự như cán bộ, công chức (ví dụ thành viên đội quy tắc, đội trật tự ở các xã,
phường, thị trấn...). Để tránh tình trạng không xác định được người có thẩm
quyền giải quyết khi có tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng
nói trên, Điều 17 Luật tố cáo đã quy định người đứng đầu cơ quan, đơn vị
quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải
là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật
về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: Nhằm giúp công dân tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật tới đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hạn chế
trường hợp đơn tố cáo lòng vòng, hiệu quả giải quyết thấp, Điều 31 Luật tố
cáo đã quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp
luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà
nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ
quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với
các hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
- Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của
nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm
quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định
18



giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền
giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải
quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy
định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Về nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi
vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được áp dụng khi
có hai điều kiện: Người bị tố cáo là bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào và
hành vi bị tố cáo là vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực.Vì vậy, căn cứ vào nội dung tố cáo để xác định thẩm quyền giải quyết,
nếu liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó
có trách nhiệm giải quyết.
1.2.2.4. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính
nhà nước
Theo quy định của Luật tố cáo và tại Điều 18 của Luật tố cáo, việc
giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
- Xác minh nội dung tố cáo;
- Kết luận nội dung tố cáo;
- Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
- Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi
phạm bị tố cáo.
Như vậy, giải quyết tố cáo có thể khái quát thành các bước như sau:
Thứ nhất: Tiếp nhậ n, xử lý thông tin tố cáo (Điều 20)
Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
mà công dân gửi đến. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phân loại và xử lý như
19



sau: Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10
ngày phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định
việc thụ lý hoặc không thụ lý; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều
địa điểm thì thời hạn có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày. Nếu tố cáo
không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 5 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người tố
cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến
tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, nhằm hạn chế tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, không
có cơ sở xem xét, giải quyết, Luật tố cáo quy định các trường hợp không thụ
lý giải quyết tố cáo:
- Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo
không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
- Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung
cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
- Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không
đủ điều kiện kiểm tra, xác minh về hành vi vi phạm, người vi phạm pháp luật.
Để phù hợp với nguyên tắc áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết
tố cáo, Luật tố cáo ghi nhận việc cơ quan, tổ chức trong quá trình tiếp nhận,
xử lý thông tin tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì phải
chuyển cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo
quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Luật cũng quy định, nếu hành vi vi
phạm pháp luật đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì trong trường hợp
đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải áp dụng biện pháp cần
thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác
20



để có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm đó.
Thứ hai: Xác minh nội dung tố cáo (Điều 22)
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan
thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố
cáo).
Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng
văn bản, trong đó có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm giao xác minh;
- Tên, địa chỉ của người bị tố cáo;
- Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
- Nội dung cần xác minh;
- Thời gian tiến hành xác minh;
- Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung
tố cáo.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết
để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu
thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản,
được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo
điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh
tính đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh. Việc giải trình của người bị
tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung
tố cáo và người bị tố cáo.
Người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ theo
quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1, điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 11 của

21



×