1
đại học quốc gia hà nội
khoa luật
phan duy hùng
giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
của cơ quan hành chính nhà n-ớc
(qua thực tiễn tỉnh nghệ an)
luận văn thạc sĩ luật học
Hà nội - 2012
2
đại học quốc gia hà nội
khoa lut
phan duy hùng
giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
của cơ quan hành chính nhà n-ớc
(qua thực tiễn tỉnh nghệ an)
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà n-ớc và pháp luật
Mã số : 60 38 01
luận văn thạc sĩ luật học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung
Hà nội - 2012
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
5
1.1.
Khái quát, khái niệm, đặc điểm, nội dung khiếu nại về đất đai
5
1.1.1.
Khái quát về sự phát triển của pháp luật về khiếu nại hành
chính nước ta
5
1.1.2.
Khái niệm khiếu nại về đất đai
9
1.1.3.
Đặc điểm khiếu nại về đất đai
12
1.1.4.
Nội dung khiếu nại về đất đai
13
1.2.
Giải quyết khiếu nại về đất đai và nguyên tắc giải quyết khiếu
nại về đất đai
19
1.2.1.
Giải quyết khiếu nại về đất đai
19
1.2.2.
Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai
27
1.3.
Phân biệt khiếu nại, giải quyết khiếu nại với tranh chấp, giải
quyết tranh chấp về đất đai
29
1.3.1.
Khái niệm tranh chấp đất đai
29
1.3.2.
Giải quyết tranh chấp đất đai
32
1.3.3.
Phân biệt khiếu nại, giải quyết khiếu nại với tranh chấp, giải
quyết tranh chấp về đất đai
36
Chương 2: THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
41
5
NƯỚC (QUA THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN)
2.1.
Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất đai
41
2.1.1.
Đặc điểm đất đai tỉnh Nghệ An
41
2.1.2.
Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
46
2.2.
Tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
52
2.2.1.
Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An
52
2.2.2.
Tình hình giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Nghệ An
62
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
82
3.1.
Nhu cầu và định hướng nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu
nại về đất đai
82
3.1.1.
Nhu cầu nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai
82
3.1.2.
Định hướng về hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về
đất đai
83
3.1.3.
Định hướng về cơ chế tổ chức thực hiện những quy định của
pháp luật khiếu nại về đất đai
87
3.2.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại
về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước
88
3.2.1.
Phương pháp thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại về đất đai
89
3.2.2.
Bài học kinh nghiệm
93
3.2.3.
Sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật
về khiếu nại
99
KẾT LUẬN
116
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
121
7
Danh môc c¸c b¶ng
Sè hiÖu
b¶ng
Tªn b¶ng
Trang
1.1
So sánh sự khác nhau giữa khiếu nại, giải quyết khiếu nại về
đất đai với tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai
39
2.1
Thống kê số liệu tỉnh Nghệ An đã thu hồi, bồi thường
giải phóng mặt bằng từ năm 2004 đến năm 2010
49
2.2
Thống kê số lượng người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
từ năm 2004 đến năm 2010 đã được các cơ quan hành
chính tỉnh Nghệ An tiếp đón
54
2.3
Thống kê số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
từ năm 2004 đến năm 2010 đã được các cơ quan hành
chính tỉnh Nghệ An tiếp nhận
55
2.4
Thống kê số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
về đất đai từ năm 2004 đến năm 2010 các cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Nghệ An phải giải quyết
63
2.5
Thống kê số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
về đất đai từ năm 2004 đến năm 2010 các cơ quan hành
chính nhà nước tỉnh Nghệ An đã giải quyết
64
2.6
Tỷ lệ vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai từ
năm 2004 đến năm 2010 đã được các cơ quan hành chính
nhà nước tỉnh Nghệ An giải quyết
64
8
Danh môc c¸c s¬ ®å
Sè hiÖu
s¬ ®å
Tªn s¬ ®å
Trang
1.1
Sơ đồ về giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính,
hành vi hành chính (các quyết định, hành vi quy định tại
Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) theo pháp luật về
đất đai
25
1.2
Sơ đồ về giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính,
hành vi hành chính đất đai khác theo pháp luật về đất đai,
pháp luật về khiếu nại (các quyết định, hành vi từ cấp
tỉnh trở xuống)
26
1.3
Sơ đồ về giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp
không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không
có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2
và 5 Điều 50 của Luật Đất đai
35
9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận: "Công
dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào" [10].
Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực
đất đai (sau đây gọi là khiếu nại về đất đai) là một trong những nhóm quan hệ
đất đai diễn ra thường xuyên, phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng đến
tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Vì vậy, các
cấp chính quyền tuy đã có nhiều quan tâm, cố gắng trong công tác chỉ đạo,
giải quyết các vụ việc khiếu nại về đất đai, nhưng đây vẫn là một trong những
nội dung quản lý đất đai gây sức ép rất lớn cho cơ quan nhà nước.
Giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nội dung quản lý
hết sức quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết khiếu
nại về đất đai nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ đất đai, nó liên
quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về pháp luật và những quan hệ xã hội
khác, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của các tổ chức, cá nhân, vì
vậy được xã hội rất quan tâm. Để giải quyết một vụ việc khiếu nại về đất đai
không gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, đạt được mục tiêu "thấu tình,
đạt lý", đảm bảo được tính khả thi trong thực tiễn; đòi hỏi tổng hợp nhiều yếu
tố: đó là xử lý nghiêm các trường hợp cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu
nại về đất đai; đó là tuyên truyền sâu rộng, đúng trọng tâm các quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về đất đai; đó là hoàn thiện các quy
định liên quan đến nội dung, quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai Tuy
nhiên, có một yếu tố quan trọng là phải nâng cao chất lượng giải quyết các
10
khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại về đất đai sẽ giúp
cho Nhà nước hoàn thiện các chính sách, xác lập mối quan hệ bình đẳng, công
bằng giữa Nhà nước với công dân và tiến tới xây dựng một Nhà nước pháp
quyền đúng nghĩa.
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn, dân số đông đã ảnh hưởng rất lớn
đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Xuất phát từ tình hình trên, dẫn đến
các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai có nhiều cơ hội tăng về số
lượng vụ việc (số lượng các vụ việc chiếm từ 50% đến 70% các vụ việc khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp nói chung), cũng như tính chất, mức độ gay gắt ngày
càng phức tạp. Trong khi đó, các vụ việc khiếu nại về đất đai chủ yếu do các
cơ quan hành chính giải quyết (các vụ việc về đất đai do cơ quan Tòa án giải
quyết hiện nay chiếm số lượng không nhiều). Do đó, cần phải nghiên cứu một
cách có hệ thống các quy định của pháp luật về khiếu nại, thực trạng khiếu nại
và giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước (qua
thực tiễn tỉnh Nghệ An); trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi,
bổ sung chính sách, pháp luật về khiếu nại, về đất đai và xác lập cơ chế giải
quyết các khiếu nại về đất đai, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại về đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, công
dân và đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay.
Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: "Giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà nước (qua thực tiễn tỉnh
nghệ an)" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn này này có thể được sử dụng làm
tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học. Một số
kiến nghị của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực
thi pháp luật trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp
luật đất đai nói chung và pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng ở
11
nước ta. Nội dung của luận văn cũng có thể góp phần xây dựng nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của cơ quan, cán bộ thực hiện
trách nhiệm thẩm tra, xác minh để giải quyết tốt khiếu nại về đất đai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn là nêu rõ nhưng vấn đề chung về khiếu nại,
phân tích, đánh giá thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở
tỉnh Nghệ An; qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đất đai,
pháp luật khiếu nại về đất đai và bài học kinh nghiệm, phương pháp thẩm tra,
xác minh để giải quyết có hiệu quả hơn các khiếu nại về đất đai.
- Để đạt được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những
quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, thực trạng giải quyết
khiếu nại về đất đai ở tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại
của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại hiện hành và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn hiện pháp luật khiếu nại về đất đai, pháp luật về đất đai, nâng cao
hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, góp phần hoàn thiện cả về
mặt lý luận và thực tiễn trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật, các tạp chí
chuyên ngành và các tài liệu có liên quan đến đất đai, việc giải quyết khiếu
nại, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành; nghiên cứu các hồ sơ giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực đất
đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- So sánh giữa lý luận và thực tiễn tình hình giải quyết khiếu nại về đất
đai ở địa phương với pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại của Nhà nuớc.
- Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử
dụng phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,
trao đổi chuyên gia.
12
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình tác giả đã công bố
và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Chương 2: Thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai của
các cơ quan hành chính nhà nước (qua thực tiễn tỉnh Nghệ An)
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết
khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước.
13
Chương 1
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. KHÁI QUÁT, KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG KHIẾU NẠI VỀ
ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái quát về sự phát triển của pháp luật về khiếu nại hành
chính nƣớc ta
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi (cùng với Bản tuyên ngôn
độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 02/9/1945) đã đánh dấu bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử Nhà nước và Pháp luật ở Việt Nam. Đó là sự ra đời
của Nhà nước dân chủ nhân dân, là sự thay thế xã hội thần dân, với chế độ
thuộc địa nữa phong kiến sang xã hội công dân, đưa người dân từ địa vị nô lệ
trở thành những công dân của một Nhà nước độc lập, có chủ quyền. Đó là
những "chủ nhân ông" của đất nước, những người quyết định vận mệnh của
nước nhà. Trong hơn 65 năm qua, cùng với việc xây dựng và phát triển Nhà
nước của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm vấn đề bảo đảm
các quyền tự do, dân chủ của công dân, xây dựng mối quan hệ pháp lý qua lại
giữa Nhà nước và công dân thông qua chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến các Hiến pháp 1959, Hiến pháp
1980 cũng như Hiến pháp 1992 hiện hành.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, để
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký ban hành Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 về Ban Thanh tra đặc biệt có
nhiệm vụ giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Ủy ban hành
chính và các cơ quan của chính phủ, nhận và giải quyết các đơn khiếu nại của
nhân dân; ngày 18/12/1949, Hồ Chủ tịch ký tiếp Sắc lệnh số 138B-SL về việc
thành lập Ban Thanh tra của Chính phủ, Sắc lệnh 261/SL ngày 28/3/1956 về
14
thành lập Ủy ban Thanh tra trung ương; Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông
tư số 436/TT-TTg ngày 13/9/1958 qui định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức
của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các loại đơn thư khiếu nại,
tố giác. Các bản Hiến pháp 1959 (Điều 29), Hiến pháp 1980 (Điều 73), Hiến
pháp 1992 (Điều 74) đều qui định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối
với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của
các cơ quan nhà nước, nhân viên Nhà nước làm thiệt hại các quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân. Việc các bản Hiến pháp qui định quyền khiếu nại của
công dân không chỉ là sự bổ sung quyền cơ bản của công dân mà còn hoàn
thiện cơ chế bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, thể hiện rõ mối
quan hệ qua lại giữa Nhà nước và công dân.
Để cụ thể hóa các qui định của Hiến pháp về quyền khiếu nại, tố cáo
của công dân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các
cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức của những cơ quan
này, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh khiếu nại,
tố cáo năm 1981; Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991; Luật khiếu nại, tố
cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo
năm 2004 và 2005. Để triển khai thi hành Luật khiếu nại, tố cáo, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo; Nghị định số
62/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999; Nghị định số
53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu
nại, tố cáo năm 2004; Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo,
tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ hơn, cụ thể hơn cho công dân thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo của mình và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách
nhiệm hơn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân.
15
Việc ban hành Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và 2005 là một bước
tiến quan trọng thể chế hóa quyền khiếu nại, tố cáo, một trong những quyền
cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, thể hiện quan điểm, đường
lối của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết
về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói trên mới chỉ tạo cơ sở
pháp lý cho công dân quyền khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị cho là trái pháp luật, làm thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân. Việc giải quyết khiếu nại này chỉ theo cấp hành chính, do chính các
cơ quan hành chính thực hiện "trong phòng kín" và vẫn theo nguyên tắc đơn
phương quyết định của chính cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành
chính nhà nước trong trường hợp như thế đã vừa là "người bị kiện" lại vừa là
"người phán quyết", nên việc giải quyết khiếu nại chưa mang tính khách quan,
công bằng và dân chủ. Vì vậy, ngày 28/10/1995, tại Kỳ họp thứ 8 - Quốc hội
khóa IX, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
tổ chức Tòa án nhân dân, Quốc hội đã quyết định thành lập Tòa hành chính
trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối
cao, trao cho Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền xét xử các vụ án hành
chính. Tiếp theo, ngày 21/5/1996, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ
sung vào năm 1998 và năm 2006), trong đó qui định cho cơ quan, tổ chức và cá
nhân có quyền kiện ra Tòa án đối với các quyết định hành chính cá biệt và
hành vi hành chính (thuộc 22 loại việc) bị cho là trái pháp luật, làm thiệt hại
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Tố
tụng hành chính năm 2010 (có hiệu lực từ này 01/7/2011) và Nghị quyết số
56/2011/QH ngày 24/11/2010 về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính đã xử
lý đầy đủ các nội dung, vướng mắc liên quan đến khiếu kiện hành chính.
16
Như vậy, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và 2005, Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính (sửa đổi năm 1998 và năm 2006) và Luật Tố
tụng hành chính năm 2010 đã qui định cho công dân có quyền khiếu nại các
quyết định hành chính, các hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước,
cán bộ, công chức nhà nước, và sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại này, hoặc quá
thời hạn giải quyết khiếu nại theo luật định mà cơ quan, người có trách
nhiệm giải quyết khiếu nại không giải quyết, công dân có quyền lựa chọn
hoặc khiếu nại tiếp lên cơ quan hành chính cấp trên hoặc kiện ra Tòa án có
thẩm quyền.
Có thể nói, cùng với Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và 2005 và các văn bản
của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này, cũng như
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được (sửa đổi, bổ sung năm
1998 và năm 2006) và Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã đánh dấu bước
phát triển lớn của pháp luật về vấn đề khiếu kiện hành chính ở nước ta, khẳng
định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện chủ trương xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở
pháp lý quan trọng góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công cụ
bổ trợ quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và là hình
thức phản biện xã hội, tạo điều kiện cho xã hội phát triển một cách lành mạnh.
Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, các
cán bộ, công chức của những cơ quan này khi thi hành công vụ, từng bước
khắc phục sự lộng quyền, thiếu trách nhiệm, quan liêu của các cơ quan công
quyền, đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và công dân; nâng cao
tính pháp chế, khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật và tiếp tục
hoàn thiện bộ máy nhà nước.
17
1.1.2. Khái niệm khiếu nại về đất đai
Khiếu nại theo gốc tiếng Latinh: "Complant", nghĩa là sự phàn nàn,
phản ứng, bất bình của người nào đó về vấn đề có liên quan [27, tr. 205].
Theo Thuật ngữ pháp lý phổ thông thì khiếu nại là "việc yêu cầu cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ giải quyết việc vi phạm
các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại" [23, tr. 105].
Theo Đại Từ điển tiếng Việt: "khiếu nại (đgt): thắc mắc, đề nghị xem
xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm" [35, tr. 904].
Như vậy, khiếu nại theo nghĩa chung là việc cá nhân hay tổ chức yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sửa chữa một việc làm mà họ
cho là không đúng đắn, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ và
đòi bồi thường thiệt hại do việc làm không đúng gây ra.
Khiếu nại hành chính là một hiện tượng xã hội thể hiện một dạng quan
hệ đặc biệt phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, tổ
chức. Khái niệm khiếu nại hành chính mới được quy định trong Luật khiếu
nại, tố cáo. Nhưng trước đó, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề
này, có nhiều cách giải thích khác nhau, song nhìn chung khiếu nại hành
chính là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền, trách nhiệm xem xét lại việc làm thuộc phạm vi hành chính khi
cho rằng việc làm đó là không đúng.
Theo định nghĩa tại khoản 1, Điều 2 của Luật Khiếu nại, tố cáo (đã
được sửa đổi, bổ sung các năm 2004 và 2005) thì:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,
công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi
có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [11, tr. 10].
18
Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định khiếu nại về đất đai như
sau: Đối tượng của khiếu nại trong trường hợp này là quyết định hành chính,
hành vi hành chính về quản lý đất đai. Khi người khiếu nại cho rằng, cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành
vi hành chính trong quản lý đất đai xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
mình, thì có quyền khiếu nại, yêu cầu chấm dứt, cải sửa, thu hồi, hủy bỏ quyết
định hành chính, hành vi hành chính đó, thậm chí phải bồi thường thiệt hại
xảy ra.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 thì quản lý
nhà nước về đất đai là lĩnh vực hết sức rộng lớn với 13 nội dung. Như vậy,
quản lý đất đai thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước, thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Hoạt động quản lý của Nhà
nước nhằm bảo đảm việc sử dụng đất đai một cách hợp lý phục vụ lợi ích của
chủ sở hữu đích thực là toàn dân, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi
công dân. Cho nên nếu cho rằng, một hoạt động quản lý nào đó (một quyết
định hành chính, một hành vi hành chính) là trái pháp luật thì người dân có
thể khiếu nại và nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đó. Tuy nhiên,
không phải mọi hoạt động liên quan đến quản lý đất đai đều có thể khiếu nại.
Chỉ những quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến lợi ích
trực tiếp của người dân, những quyết định, hành vi mà việc thực hiện nó có
thể gây cho người dân bị thiệt hại về lợi ích thì mới là đối tượng của việc
khiếu nại.
Khoản 1 Điều 138 Luật Đất đai quy định: "Người sử dụng đất có
quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý
đất đai" [28, tr. 77]. Cụ thể hóa quy định trên, Điều 162 Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
năm 2003, đã quy định các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai như sau:
19
* Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất:
+ Quyết định giao đất là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;
+ Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp
đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;
+ Thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định
hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức,
Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
+ Trưng dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
sử dụng đất đã có người sử dụng vào mục đích công trong trường hợp Nhà
nước ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng
khẩn cấp, trường hợp khẩn cấp của chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn hoặc các
trường hợp khẩn cấp khác đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của
tổ chức, tài sản, tính mạng của nhân dân mà cần sử dụng đất;
+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép người sử dụng đất chuyển đất đang sử dụng từ loại đất
này sang loại đất khác.
- Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
+ Bồi thường là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với
diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
+ Hỗ trợ là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào
tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
+ Tái định cư là việc Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, bồi thường
bằng giao đất ở mới, bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới cho người sử
dụng đất phải di chuyển chỗ ở.
20
- Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận của
người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
- Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất:
Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất là Quyết định cho phép người sử
dụng đất được tiếp tục sử dụng dưới hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
* Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại:
Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của
cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định
đã nêu trên.
Như vậy, có rất nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhưng chỉ những Quyết định, hành vi
hành chính theo quy định Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP được điều chỉnh
theo pháp luật về đất đai (các Quyết định hành vi, hành chính này chỉ được thực
hiện theo thẩm quyền bởi các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức nhà nước
cấp huyện, cấp tỉnh); các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai điều chỉnh theo Luật khiếu nại, tố cáo.
1.1.3. Đặc điểm khiếu nại về đất đai
Khiếu nại về đất đai là một dạng đặc biệt của khiếu nại hành chính, nên
bên cạnh những đặc điểm chung của khiếu nại hành chính, khiếu nại về đất
đai còn mang những đặc điểm đặc trưng riêng khác với các khiếu nại thuộc
các lĩnh vực khác Sự khác biệt đó thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chủ thể của khiếu nại về đất đai chỉ có thể là chủ thể của
quyền quản lý và quyền sử dụng đất mà không phải là chủ thể của quyền sở
hữu đất đai. Quyền sử dụng đất của các chủ thể được xác lập dựa trên quyết
định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước, được Nhà nước cho phép nhận
21
chuyển nhượng từ các chủ thể khác hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất đang sử dụng. Như vậy, chủ thể của
khiếu nại về đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách
là người quản lý hoặc người sử dụng đất.
Thứ hai, nội dung của khiếu nại về đất đai rất đa dạng và phức tạp.
Hoạt động quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa
dạng, phong phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện
tích, nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý và
sử dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư liệu sản
xuất. Đất đai đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị thương mại,
giá đất lại biến động theo quy luật cung cầu trên thị trường, nên việc quản lý
và sử dụng nó không đơn thuần chỉ là việc khai thác giá trị sử dụng mà còn
bao gồm cả giá trị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh doanh quyền
sử dụng đất). Tất nhiên, khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và
phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử
dụng đất đai cũng trở nên gay gắt và trầm trọng hơn.
Thứ ba, khiếu nại về đất đai phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt,
như: có thể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất
đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phá vỡ trật tự quản lý đất đai, gây đình trệ sản
xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân người khiếu
nại mà còn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Thứ tư, đối tượng của khiếu nại về đất đai là quyền quản lý và quyền
sử dụng đất. Đất đai là loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các
chủ thể quản lý, sử dụng đất, mà thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu.
1.1.4. Nội dung khiếu nại về đất đai
Nội dung khiếu nại về đất đai của các tổ chức, cá nhân rất đa dạng,
phức tạp, nhưng chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
22
- Khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái
định cư:
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước
đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án. Tuy
nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ, tiến hành tái định cư cho những đối tượng
bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc; tập
trung chủ yếu vào 4 dạng sau:
+ Khiếu nại việc Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng trước khi có Luật Đất đai năm 2003: các vụ việc khiếu nại này thường
đã được các ngành, các cấp giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn tiếp
khiếu, có vụ việc kéo dài đến 10 năm -15 năm. Phần lớn những trường hợp
này người dân có bị thiệt thòi do chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất trước khi có Luật Đất đai 2003 song chưa thỏa đáng hoặc do có sai phạm
trong quá trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng, nay khiếu nại đòi bồi thường
theo giá mới, đấy là trường hợp tồn tại khó giải quyết.
+ Khiếu nại việc Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt
bằng trước để làm các dự án sau khi có Luật Đất đai năm 2003: Sau khi có
Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, chính sách
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có sự thay đổi đáng kể theo hướng có lợi
cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, do quá trình thực hiện, nhiều địa
phương định giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường hoặc nhiều trường hợp
không vận dụng thực hiện quy định về việc thỏa thuận mức giá bồi thường
giữa người có đất bị thu hồi với người được giao đất mới, thậm chí có những
dự án thu hồi đất của người dân thấp hơn hàng trăm, hàng chục lần so với giá
đất chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho người khác, nên dẫn đến phát sinh
khiếu nại rất gay gắt của công dân có đất bị thu hồi. Công dân thường tập
trung vào việc khiếu nại yêu cầu nâng giá bồi thường (đòi bồi thường theo giá
thị trường), bồi hoàn thành quả lao động trên đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng,
bố trí tái định cư, yêu cầu cấp đất sản xuất
23
+ Khiếu nại thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và đòi được bồi thường
theo chính sách mới. Tại thời điểm các hộ nhận tiền và bàn giao đất không
khiếu nại, nhưng nay so với chính sách mới hoặc thấy đất bị thu hồi nhưng
không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, nên phát sinh khiếu nại
đòi lại đất, đòi được bồi thường theo chính sách mới.
+ Khiếu nại do người dân bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất, thiếu nơi
ăn chốn ở, thiếu đất để sản xuất (nhất là các hộ bị giải tỏa trắng), không có
việc làm, điều kiện học hành cho con cái và điều kiện sinh hoạt gặp khó khăn
dẫn đến bức xúc, đi khiếu kiện (hoặc không đi khiếu kiện nhưng có những
phản ứng bất bình trong xã hội), cần phải quan tâm giải đáp.
Nội dung khiếu nại tập trung vào những vấn đề: Định giá đất để bồi
thường thấp hơn khung giá đất chính phủ, giá đất khu tái định cư cao hơn so
với giá đất Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất; Bố trí tái định cư không đảm
bảo, chất lượng nhà tái định cư thấp, diện tích tái định cư quá nhỏ, bố trí tái
định cư không phù hợp, điều kiện điện nước, các dịch vụ y tế, trường học
không đảm bảo, trường hợp sử dụng đất kinh doanh thì khi di chuyển sang
nơi mới, hộ kinh doanh không còn điều kiện thuận lợi như trước; Không giải
quyết việc làm hoặc không thực hiện tốt chính sách chuyển đổi nghề cho nông
dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Trước khi thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết với
người có đất bị thu hồi trong việc giải quyết việc làm nhưng rất ít chủ đầu tư
thực hiện được cam kết của mình với người dân sau khi được giao đất. Một số
trường hợp mặc dù được bố trí việc làm nhưng có tính chiếu lệ, không phù
hợp với khả năng, điều kiện thực tế của người dân, do đó chỉ một thời gian
ngắn, người được bố trí việc làm bị rơi vào cảnh thất nghiệp; Phương án bồi
thường, hỗ trợ thiếu chính xác, không đúng thực tế, xác định diện tích, loại
đất, nguồn gốc đất để bồi thường không phù hợp, gây thiệt thòi và thiếu công
bằng, xác định loại nhà ở, công trình trên đất, kiểm đếm tài sản có sai sót hoặc
vận dụng tùy tiện dẫn đến dân không đồng tình nên khiếu nại; Việc thu hồi
đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng trình tự, thủ
24
tục, thiếu công khai, dân chủ, công bằng; Đòi thực hiện chính sách bồi thường
về đất đai do trước đây chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi
đất, giải tỏa hành lang an toàn giao thông.
- Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đo đạc
không ghi rõ tứ cận hoặc không có mặt người xin cấp giấy dẫn đến ranh giới
đất, diện tích đất sử dụng trên thực tế và theo giấy chứng nhận không rõ ràng
nên xảy ra khiếu nại; Cấp giấy chứng nhận chỉ dựa trên bản đồ không ảnh,
không đo đạc diện tích cụ thể từng thửa đất, không xác định ranh giới cắm
mốc, mốc giới của các thửa đất liền kề mà chỉ căn cứ vào diện tích người xin
đăng ký kê khai trong đơn, nên còn có tình trạng diện tích đất trên giấy chứng
nhận không đúng với diện tích thực tế, cấp không đúng đối tượng, cấp trùng,
cấp nhầm thửa; Cấp giấy chứng nhận không tiến hành xác minh, thẩm định lại
hồ sơ nên đã xảy ra trường hợp cùng một thửa đất có hai người cùng được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc đất người này đang sử dụng ổn định
lâu dài lại xét cấp cho người khác, hay cấp giấy chứng nhận có số thửa, số tờ
bản đồ nhưng khi kiểm tra hồ sơ thì không tìm được số thửa đó nằm ở đâu
trên bản đồ địa chính và trên thực địa cũng không xác định được vị trí thửa
đất đó.
+ Khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận không rõ cấp cho chủ thể nào:
cấp cho hộ gia đình, cá nhân hay cho vợ, chồng. Có cơ quan thì ghi cấp cho
"hộ ông" hoặc cấp cho "ông" nhưng thực tế thửa đất lại thuộc quyền sử dụng
đất của cả vợ và chồng hoặc quyền sử dụng đất là của tất cả các thành viên
trong gia đình; Khi bàn giao mốc giới sử dụng cho người có quyền sử dụng
đất, một số cơ quan có thẩm quyền cấp xã, huyện không bàn giao mốc giới cụ
thể thực địa mà chỉ căn cứ vào tờ khai của các hộ gia đình, cá nhân xin cấp
quyền sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục cấp đất
không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, không có biên bản bàn giao thực
25
địa đối với hộ sử dụng đất, nhất là các hộ gia đình có sử dụng diện tích đất lớn
như đất lâm nghiệp, đất vườn, đất trồng rừng nên bị chồng chéo giữa các hộ
gia đình, đặc biệt là đất ở nông thôn.
+ Khiếu nại thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất do quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
phức tạp, gây phiền hà, có nhiều thay đổi, phải thực hiện theo nhiều bước, kéo
dài thời gian. Nhiều trường hợp, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất mà không có lý do chính đáng hoặc lý do không rõ ràng. Quá trình giải
quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu gây khó khăn cho người
sử dụng đất.
+ Khiếu nại liên quan đến quy hoạch "treo":
Khoản 3, Điều 29, Luật Đất đai quy định:
Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công
bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển
mục đích sử dụng đất mà sau dụngăm không được thực hiện theo kế
hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch sử
dụng đất phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ và công bố [28, tr. 23].
Trong thực tế, rất nhiều dự án, công trình chính quyền các cấp đã
không thể điều chỉnh hoặc hủy bỏ và không công bố (thậm chí có nhưng khu
vực quy hoạch từ 10 đến 20 năm nhưng vẫn chưa thể triển khai được dự án,
công trình hoặc chuyển mục đích). Người dân nằm trong các khu quy hoạch
"treo" này đã không thể thực hiện được việc xây dựng nhà cửa, công trình
hoặc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, gây ra bức xúc.
- Khiếu nại quyết định xử vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản
lý, sử dụng đất đai:
Một số bộ phận người dân không nắm rõ về Luật Đất đai nên phát
sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm chế
26
độ sử dụng đất; một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố
tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại; Bên cạnh đó,
cũng có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực
hiện công vụ, như: ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên
chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật;
việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ
hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm,
thiếu khách quan.
- Khiếu nại đòi lại đất cũ:
+ Ðòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn
sản xuất nông nghiệp, đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng, khi Hợp tác xã,
Tập đoàn sản xuất tan rã có tình trạng ruộng đất của ai, người đó lấy lại sử
dụng, nhưng một bộ phận nông dân không lấy lại được ruộng đất vì người
khác đang sử dụng hoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác.
+ Đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách "nhường cơm, sẻ áo";
đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông
coi trước năm 1987, nay những người này đang sử dụng.
+ Đòi lại đất chính quyền chế độ cũ lấy để sử dụng, sau giải phóng,
Nhà nước tiếp quản hoặc giao cho người khác sử dụng. Ngoài ra, một số
người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống cũng trở về đòi lại đất đai, tài
sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng.
+ Đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá trình cải tạo công
thương nghiệp, Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đầy đủ thủ tục.
+ Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử
dụng làm nhà trẻ, trường học, mẫu giáo, nhà văn hóa.
+ Đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo,
nhà thờ họ: trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn
27
đất của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở
cơ quan, trường học… đến nay các cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước không
trả lại được nên dẫn đến khiếu kiện của các cơ sở đó; một số người được các
nhà thờ, dòng tu, chùa chiền, nhà thờ họ cho đất để ở, người dân đã xây dựng
nhà kiên cố, hoặc lấn chiếm thêm đất của các cơ sở nói trên dẫn đến việc các
cơ sở nói trên đòi lại đất, nhà.
1.2. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI VÀ NGUYÊN TẮC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
1.2.1. Giải quyết khiếu nại về đất đai
Giải quyết khiếu nại được hiểu là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét, đánh giá đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có
đúng pháp luật hay không, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp. Khoản 13
Điều 2 của Luật khiếu nại, tố cáo quy định: "Giải quyết khiếu nại là việc xác
minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người khiếu nại" [11, tr. 12].
Như vậy, giải quyết khiếu nại bao gồm các công việc: xác minh để làm rõ các
tình tiết sự việc; kết luận về nội dung khiếu nại, trong đó xác định rõ khiếu nại
của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; căn
cứ vào quy định của pháp luật xử lý từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu
nại từ đó quyết định giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ
quyết định hành chính bị khiếu nại, chấm dứt quyết định hành chính, bị khiếu
nại; quyết định việc bồi thường thiệt hại cho người khiếu nại (nếu có) hoặc
giải quyết các vấn đề cụ thể khác trong nội dung khiếu nại.
Hiện nay, Luật Đất đai năm 2003 quy định trong lĩnh vực đất đai có
hai loại giải quyết khiếu nại: giải quyết khiếu nại một số quyết định hành
chính, hành vi hành chính cơ bản trong quản lý đất đai thì thực hiện theo quy
định của Luật Đất đai; giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi hành chính
khác trong lĩnh vực đất đai thì thực hiện theo quy định chung của pháp luật về
khiếu nại.