Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Cáy Củm nuôi tại Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.18 KB, 59 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

MA THỊNH TÚ
Tên đề tài:
“ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GÀ CÁY
CỦM NUÔI THƢƠNG PHẨM TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Chăn nuôi thú y
: Chăn nuôi Thú y
: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

MA THỊNH TÚ


Tên đề tài:
“ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GÀ CÁY
CỦM NUÔI THƢƠNG PHẨM TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Lớp
: K45 – CNTY – N02
Khoa
: Chăn nuôi Thú y
Khóa học
: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Bùi Thị Thơm

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp em luôn được sự
quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa
Chăn Nuôi - Thú Y cùng với sự động viên giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp.
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi
Thú Y, đã tận tình giúp đỡ cho em suốt thời gian học tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới cô giáo TS.
Bùi Thị Thơm đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cô, các chú, các

bác đang sống và công tác tại xã Tức Tranh đã giúp đỡ và tạo điều kiện giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Em cũng xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên emhoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, tháng 5 Năm 2017
Sinh viên

Ma Thinh
̣ Tú


ii
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình dạy và học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
luôn tạo điều kiện cho sinh viên được học tập trong môi trường tốt nhất để
nắm vững được kiến thức và nâng cao chất lượng giáo dục. Với phương châm
“học đi đôi với hành” sau những thời gian trên giảng đường, thì sinh viên còn
được thực hành ngoài môi trường, ngoài xã hội nhằm nắm chắc và củng cố
kiến thức đã được học. Do vậy thực tập tốt nghiệp giữ vai trò quan trọng trong
chương trình học tập tại các trường đại học. Vì giai đoạn thực tập tốt nghiệp
chính là cơ hội để sinh viên được củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã
học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, đúc rút kinh
nghiệm trong sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề để sau khi ra
trường tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu và tự tin với công việc.
Với mục tiêu đó, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn Nuôi - Thú Y, và sự tiếp nhận của cơ sở, em đã được thực tập tại tỉnh
Thái Nguyên với đề tài: “ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của gà
Cáy Củm nuôi tại Thái Nguyên" .
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và

kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận
của em không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 4.1. Kết quả công tác tiêm phòng .......................................................... 28
Bảng 4.2. Kết quả công tác điều trị bệnh lô TN ............................................. 30
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm (%)........................................... 31
Bảng 4.4. Khối lượng gà qua các kỳ cân (gam/ con) ...................................... 32
Hình 1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lô gà thí nghiệm ............................... 33
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)................................................. 34
Hình 2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối gà thí nghiệm ..................................... 35
Bảng 4.6. Kết quả các chiều đo của gà Cáy Củm trưởng thành ( 20 TT)....... 36
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của gà Cáy Củm (20 TT) ..... 37
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra huyết học của gà Cáy Củm 20 tuồn tuổi............. 38
Bảng 4.9. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà Cáy Củm nuôi thịt..................... 39
Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn / kg tăng khối lượng của gà Cáy Củm nuôi thịt ........ 40
Bảng 4.11.Hạch toán sơ bộ chi phí nuôi gà Cáy Củmgiai đoạn 1 – 20 tuần tuổi
......................................................................................................................... 42


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Chữ được viết tắt

ĐVT:

Đơn vị tính

TN:

Thí nghiệm

TA:

Thức ăn

CTTA:

Chi phí thức ăn

KL:

Khối lượng

g:

Gam

Kg:

Kilogam


Đ:

Đồng

Nxb:

Nhà xuất bản


v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1:MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Giới thiệu về giống gà Cáy Củm............................................................. 3
2.1.2. Một số đặc điểm về ngoại hình và tập tính của gà .................................. 3
2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của gà .................................................. 4
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 4
2.2.2. Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa...................................................... 5
2.2.3. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt .............................................. 6
2.2.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ............................................................ 6

2.2.5. Đặc điểm tiêu hóa.................................................................................... 7
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà .......................... 9
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................... 13
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 13
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 16
PHẦN 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 20


vi
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 20
3.2 Điạ điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 20
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 20
3.3.1 Công tác phục vụ sản xuất ..................................................................... 20
3.3.2 Chuyên đề nghiên cứu ............................................................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu............................... 20
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của gà Cáy Củm từ 01-20 tuần
tuổi tại Thái nguyên ....................................................................................... 20
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 21
3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 22
PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 25
4.1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất ............................................................ 25
4.1.4. Công tác khác ........................................................................................ 31
4.2 Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 31
4.2.1 Kế t quả theo dõi tỷ lê ̣ nuôi số ng của gà thí nghiê ̣m............................... 31
4.2.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ................................................. 32
4.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ............................................... 34
4.2.4. Kích thước một số chiều đo của gà thí nghiệm..................................... 36
4.2.5. Một số chỉ tiêu sinh lý của gà Cáy Củm ............................................... 37
4.2.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm ........................................ 39

PHẦN 5:KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ĐỀ NGHỊ .............................................. 44
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 44
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 45
5.3 Đề nghị ...................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn,
70% lực lượng xã hội tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông
nghiệp có 2 ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi bên cạnh trồng
trọt, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng chiếm một
vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi cung cấp nguồn
thực phẩm quan trọng cho con người, ngoài ra còn cung cấp một lượng lớn
phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho ngành công
nghiệp chế biến.
Trong những năm gần đây, sự du nhập các giống mới, đặc biệt là các
giống nhập nội có năng suất cao đã làm suy giảm nguồn gen của các giống
bản địa một cách nhanh chóng. Hoạt động này đã làm mai một đi nguồn gen
bản địa và gây nên những tổn thất nguồn gen rất đáng tiếc trong bảo tồn đa
dạng sinh học.
Thực tiễn tại nước ta, việc mở rộng giao lưu, giao thông, giao thương và
triển khai mạnh mẽ các chương trình khuyến nông đã mang đến các
giống/dòng vật nuôi mới có năng suất cao đã gây áp lực rất lớn đến những
giống nội địa với năng suất thấp bị giảm dần, thậm chí có những giống/dòng
đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng hoặc bị lai tạp.
Gà Cáy Củm là một giống gà địa phương được nuôi chăn thả tự do. Vì

chưa được người dân chú trọng cả về phòng dịch bệnh cho gà Cáy Củm, cho
nên gà Cáy Củm đang ngày mất dần đi, số lượng còn rất ít được nuôi rải rác
tại một số hộ dân của người dân tộc H’mông ở vùng sâu, vùng xa địa hình hẻo
lánh. Để mọi người biết đến về giống gà Cáy Củm và chăn nuôi đạt năng suất,
hiệu quả cao thì cần đánh giá so sánh phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng
thích hợp mới phát huy hiệu quả và nhân đàn nhanh.


2
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, nhằm bảo tồn nguồn gen, khai
thác và phát triển giống gà Cáy Củm, bước đầu chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài „„Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của gà cáy củm nuôi
thương phẩm tại Thái Nguyên’’.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của gà Cáy Củm từ 01 –20
tuần tuổi tại điều kiện Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả của đề tài sẽ đóng góp vào nghiên cứu khả năng nuôi gà Cáy
Củm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tri thức bản địa của
khu vực miền núi.
Kết quả đề tài là cơ sở cho người chăn nuôi áp dụng vào việc chăn nuôi
gà Cáy Củm tại điều kiện miền núi để cung cấp các sản phẩm đặc sản.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho người chăn nuôi áp dụng chăn
nuôi gà Cáy Củm nuôi gà đạt hiệu quả cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho
đồng bào vùng cao.
Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở quan trọng cho việc đánh giá giá trị
giống của một giống gà Cáy Củm của nước ta, từ đó làm cơ sở khoa học vững
chắc cho việc bảo tồn giống gà này trong tương lai.



Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×