Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận quản trị rủi ro PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.4 KB, 18 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO
GV: Th.S Nguyễn Văn Sáng
Th.S Nguyễn Tuấn Minh
ĐỀ TÀI: RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
VINAMILK
Lớp: CLC-14DQT1
Dương Vũ Thùy Trang
Châu Huỳnh Ngọc Trâm
Huỳnh Thị Ngọc Phương
Trần Thu Quyên
Nguyễn Minh Quân
Phan Ngọc Lan Chi

TP.HCM, tháng 10 năm 2017
1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

MỤC LỤC

2


ĐỀ TÀI: RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG VINAMILK
I. Giới thiệu về công ty cổ phần VINAMILK
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản
phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.
Là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh nghiệp Châu Á
xuất sắc nhất năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn. Được Vietnam Report
(VNR) xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra
Vinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp vào một trong 10 thương hiệu được

người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất.
Là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh
75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng
lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản
phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan,
Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…
Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà
máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản
phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản
phẩm được làm từ sữa.
– Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
3


– Tên viết tắt: VINAMILK
– Trụ sở: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM
– Điện thoại: (08) 9300 358
– Fax: (08) 9305 206 – 9305 202 – 9305 204
– Web site: www.vinamilk.com.vn
– Email:
I.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty như
sau:
1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương
Thực,với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường
Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và
Lubico.
1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty
được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt

Nam.
1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt
Nam.
1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ.
Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.
1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là
nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị tr ường Miền Bắc
Việt Nam.
1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí
Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty
thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
4


2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và
đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động
của Công ty.
2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi
bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
2010 : Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư
là 220 triệu USD. Vinamilk lọt vào Danh sách 200 doanh nghiệp châu Á xuất sắc
năm 2010 của tạp chí Forbes bình chọn.
2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30
triệu USD. Vinamilk sẽ đầu tư theo chiều sâu để trở thành 1 trong 50
doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.
2016: Tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp
tại Việt Nam với sản phẩm Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA
Hoa Kỳ.
I.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người.
Vinamilk cam kết manh đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao
cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội.
I.3 Mục tiêu
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát
triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:




Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh
đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt
Nam.
Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín
khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến
lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người

5












Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu
dùng Việt Nam.
Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các
– thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông
thôn và các đô thị nhỏ.
Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu
– dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam”
để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2
năm tới.
Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới –
một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản
phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận
chung của toàn Công ty.
Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp. Tiếp tục mở rộng và
phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và – hiệu quả.
Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất
lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.

I.4 Các sản phẩm của VINAMILK
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của khách hàng, VINAMILK luôn
cho ra đời các sản phẩm với nhiều hương vị khác nhau. Sữa tiệt trùng 100% có
nhiều hương vị cho khách hàng thoải mái lựa chọn như: có đường, dâu, socola, ít
đường, tách béo. Sữa đặc có đường Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam,…Sữa bịch
Vinamilk.
I.5 Thành tựu của sữa VINAMILK 100%
 Sữa tươi Vinamilk 100% đứng đầu thị trường Việt Nam.
 Theo số liệu công bố mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường uy tín
Nielsen (là một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu toàn cầu về thông
tin và đo lường các hành vi của người tiêu dùng với trụ sở đặt tại New York,

Hoa Kỳ và hiện đang hoạt động trên 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong
đó có Việt Nam) về thị trường sữa tươi ở Việt Nam: Sữa tươi Vinamilk
100% đứng đầu về cả sản lượng bán ra lẫn doanh số bán ra trong phân khúc
nhóm các nhãn hiệu sữa tươi. Đây là kết quả được Nielsen thực hiện trên 36
thành phố, theo thị phần doanh thu và sản lượng của phân khúc nhóm các

6






nhãn hiệu sữa tươi trong ngành hàng sản phẩm sữa nước từ tháng 10/2013
đến tháng 9/2014.
Trong năm 2014, 5 trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk gồm trang trại
Nghệ An, trang trại Lâm Đồng, trang trại Tuyên Quang, trang trại Thanh
Hóa, và trang trại Bình Định đều đã chính thức được công nhận đạt chuẩn
quốc tế GlobalG.A.P. (Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu).
Vinamilk đang đặt ra mục tiêu sẽ đạt doanh số khoảng 3 tỷ USD và đứng
vào Top 50 công ty sữa lớn nhất Thế giới vào năm 2017.

I.6 Hỗ trợ và phát triển cộng đồng
 QUỸ SỮA VƯƠN CAO VIỆT NAM: Tính đến nay tổng số lượng sữa mà
Quỹ sữa đã đem đến cho hơn 310 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam là gần
23 triệu ly sữa, tương đương khoảng 84 tỷ đồng. Năm 2010 Quỹ sữa Vươn
cao Việt Nam đã vinh dự được bình chọn là "1 trong 10 chương trình tiêu
biểu của ngành Lao động Thương Binh và Xã Hội”.
 QUỸ HỌC BỔNG "VINAMILK – ƯƠM MẦM TÀI NĂNG TRẺ VIỆT
NAM”: Mục đích của chương trình là nhằm khích lệ các em học sinh tiểu

học cả nước có thành tích học tập tốt và có tinh thần vươn lên trong học tập,
rèn luyện. Với những hoạt động của mình, Vinamilk tự hào đã đóng góp vào
sự nghiệp giáo dục và được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao bằng khen "Vì sự
nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam”.
 HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG:
+Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh cho các trường hợp ốm đau, bệnh nan y, bệnh tật hiểm
nghèo ở các địa phương và ở các bệnh viện.
+Hỗ trợ và tặng quà, sữa cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các trại trẻ mồ côi,
trẻ em cơ nhỡ tại các trung tâm nhân đạo.
+Hỗ trợ đồng bào gặp thiên tai lũ lụt.
+Tham gia chương trình hiến máu nhân đạo.

7


II. Rủi ro trong chuỗi cung ứng Vinamilk
II.1 Chuỗi cung ứng của Vinamilk

II.2 Rủi ro trong chuỗi cung ứng
II.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro chuỗi cung ứng:
Là quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế,loại bỏ các rủi ro hoặc khắc
phục các hậu quả mà rủi ro gây ra đối với các chuỗi cung ứng từ đó tạo điều kiện
cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm đến mức thấp nhất
các thiệt hại về người và của doanh nghiệp.



II.2.2 Nguyên nhân
Do cân bằng cung và cầu
Do mức độ thay đổi tồn kho và tồn hàng

8





Do khả năng dự báo
Do sự không cân bằng
II.2.3 Phân loại rủi ro trong chuỗi cung ứng

Dựa theo phương pháp lưu đồ, chúng em đã phân loại các loại rủi ro sau:
 Bên trong
+ Rủi ro sản xuất
• Trình độ chuyên môn kém
• Tổ chức sản xuất: lập kế hoạch tác nghiệp, kỷ luật
• Bố trí mặt bằng, dây chuyền
• Tai nạn lao động
• ...
+ Rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng
• Nhà kho
• Máy móc thiết bị
• Kỹ thuật bảo quản
• ...
+ Rủi ro do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
• Mất mát, hư hỏng hàng hóa
• Bán thiếu bán chịu
• ...
+ Rủi ro hoạch định & kiểm soát
• Dự báo nhu cầu thị trường sai
• Kiểm soát chất lượng

• Gian lận, tham ô, biển thủ công quỹ
• ...
 Bên ngoài:
+ Từ phía đối thủ kinh doanh
• Chơi xấu
• Gián điệp đánh cắp thông tin
• Áp lực trong cạnh tranh về giá
• ...
+ Rủi ro môi trường
• Môi trường bên ngoài: gồm các môi trường vĩ mô, thiên nhiên, chính trị,
luật pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ, đối tác, khách hàng và đối
thủ cạnh tranh.
+ Rủi ro do cầu

9


Rủi ro này xảy ra khi đột nhiên mức cầu giảm xuống trong khi sản phẩm đã
được sản xuất hay máy móc, nguyên vật liệu đã mua, mọi khâu sản xuất đã
được chuẩn bị. Rủi ro này còn được gọi là rủi ro đầu ra. => tồn kho
+ Rủi ro do cung
• Rủi ro này xảy ra khi hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hay hợp đồng
sản xuất, xây dựng đã ký, nhưng chi phí nguyên vật liệu, tiền công đột
ngột tăng.
• Thiếu nhà cung cấp
• Tiến độ giao hàng
• ...
+ Rủi ro tài chính ( Fanancial Risks): Rủi ro này liên quan đến việc huy động vốn,
đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Những khoản phát sinh tăng mà không buộc
khách hàng chịu.

a) Rủi ro lãi suất:
Trong hoạt động kinh doanh, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng
vốn vay. Khi lập kế hoạch kinh doanh, tuy lãi suất tiền vay đã được dự tính, song
có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi
suất tiền vay. Khi lạm phát xảy ra, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh
doanh ban đầu bị đảo lộn.
b) Rủi ro tỷ giá:
Rủi ro tỷ giá là sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ mà doanh nghiệp không thể dự báotrước.
Trong trường hợp các giao dịch của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở tỷ giá ngoại
tệ mà hàng hóa đã được định giá trước, khi tỷ giá có sự biến động có thể tạo ra rủi
ro dẫn đến thua lỗ. Tùy theo quy mô sử dụng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể chịu số
lỗ do rủi ro về tỷ giá nhiều hay ít. Ví dụ theo số liệu của Bộ Tài chính, việc kinh
doanh xăng dầu của các DN ở nước ta thời gian qua đã lỗ trên 1 ngàn tỷ đồng do tỷ
giá thay đổi.
c) Rủi ro biến động giá cả hàng hóa:
Đối với các doanh nghiệp có các giao dịch mua, bán hàng hóa theo hợp đồng cố
định giá trong một thời gian dài, rủi ro biến động giá cả hàng hóa có thể sẽ là một
rủi ro lớn. Đặc biệt trong trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng
hóa thay đổi hàng ngày. Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm đầu ra
thường được ký hợp đồng theo đơn hàng trước khi sản xuất, khi giá cả biến
động, nguyên vật liệu đầu vào tăng,nhưng giá bán sản phẩm đã cố định từ trước,
nguy cơ thua lỗ là rất lớn.
d) Rủi ro trong tín dụng thương mại (mua bán chịu):
Rủi ro tín dụng là tính không chắc chắn và tiềm ẩn về khoản lỗ do không có khả
năng thanh toán của bên đối tác. Rủi ro tín dụng có thể từ nguyên nhân vì các đối
tác không thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp lý, chẳng hạn như lẽ ra phải thanh
toán tiền mua hàng, nhưng lại không thanh toán đúng hạn, hoặc thanh toán


10



không đầy đủ,hoặc thậm chí từ chối thanh toán vì nhiều lý do. Ở nước ta, nhiều
DN sau một thời gian hoạt động đã bị phá sản, thậm chí “biến mất”. Điều này cũng
làm gia tăng rủi ro tín dụng. Mặt khác tỉ lệ lạm phát cao cũng góp phần gia tăng rủi
ro tín dụng.
II.3 Thực trạng rủi ro trong chuỗi cung ứng VINAMLIK
II.3.1 Xét về chiều ngang
a. Hộ nông dân, trang trại nuôi bò
 Những con bò già và sức khỏe kém khiến chất lượng sữa suy giảm.
 Môi trường xung quanh trang trại nuôi bò (nước, không khí, thức ăn, đất,
chuồng nuôi) không hợp vệ sinh hoặc bị ô nhiễm.
 Người nuôi bò tiêm thuốc kích thích cho bò, không quan tâm đến sức khỏe
về thể chất hoặc tinh thần của bò.
 Bệnh dịch khiến bò chết hoặc khiến bò không đạt chuẩn để lấy sữa.
 Công nghệ kỹ thuật yếu kém dẫn đến bò bị bệnh, nhiễm trùng trong quá
trình lấy sữa.
b. Trung tâm thu mua sữa tươi
 Rủi ro trong hợp đồng giữa trung tâm thu mua và trang trại.
 Đổ vỡ trong quá trình vận chuyển.
 Bảo quản không hợp quy cách
 Ẩm mốc, cháy, ngập trong kho trữ hàng
 Quy trình xét nghiệm mẫu sữa không hợp quy cách.
c. Nhập khẩu nguyên liệu sữa
 Nguồn gốc không tin cậy, rõ ràng
 Trong nguyên liệu có chất cấm
d. Công ty, nhà máy sản xuất
 Quy trình không khép kín, không tiệt trùng, gián đoạn
 Định lượng không đúng với công thức.
 Thiên tai nhân họa

 Quá trình xử lý nước thải không đúng với quy định
 Đóng gói không hợp quy cách dẫn đến bao bì bị rách, móp méo.
e. Đại lý, cửa hàng
 Marketing không hiểu quả dẫn đến tồn kho.
 Không đủ hàng bán cho khách hàng.
 Quản lý cửa hàng không chặt chẽ
 Tranh chấp hợp đồng
f. Người tiêu dùng
 Sức khỏe yếu
 Người tiêu dùng thay đổi sở thích, thói quen mua sữa.
11




Khách hàng khiếu nại với công ty.

II.3.2 Xét về chiều dọc
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng của Vinamilk.
Có thể nói nguồn lực, mạng lưới quan hệ và việc quản lý vận hành hiệu quả là 3
yếu tố then chốt trong quản trị rủi ro chuỗi cung ứng mà bất cứ nhà quản trị nào
cũng phải nắm bắt. Đối với Vinamilk, thì nhà quản trị phải có kỹ năng trong lĩnh
vực nghiên cứu và phát triển, dự báo,sản xuất, thu mua, hậu cần, tiếp thị, bán hàng,
cung cấp thông tin,… Từ đó thiết lập mô hình quản lý để tránh các vấn đề phát
sinh trong chuỗi.
 Yếu tố nguồn lực của Vinamilk:
Để giải quyết được yếu tố nguồn lực, đòi hỏi Vinamilk phải có nhũng nhà quản lý
và nhân viên năng động. Tùy từng loại mặt hàng ví dụ như: sữa tươi hoặc yaogurt
mà Vinamilk sẽ chú trọng đến những khâu then chốt. Việc quản lý cả chuỗi cung
ứng không phải là tách rời quản lý từng khâu mà phải biết tích hợp chúng trong

một hệ thống từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, nhà kho, đến các trung tâm phân
phối, cơ sở bán lẻ nhằm cung cấp hàng hóa đúng số lượng, vị trí, thời điểm. Khách
hàng bao giờ cũng yêu cầu giá cả thấp nhất nhưng lại yêu cầu chất lượng tốt nhất,
do đó Vinamilk phải có khả năng kết nối nhu cầu với việc cung cấp thông tin cho
khách hàng. Điều này phản ánh tốc độ phản ứng trong chuỗi cung ứng. Mức độ
phát triển của Vinamilk phụ thuộc vào khả năng xử lý tốt và đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng. Hiện tại nguồn lực của Việt Nam còn thiếu hụt và yếu kém. Mặc
dù có nhân công rẻ dẫn đến giá cả rẻ nhưng do các nhà quản lý tại Việt Nam
thường có những kinh nghiệp từ đút kết, kiến thức về pháp luật, tài chính, chuyên
ngành quản lý còn hạn chế nên dễ gây ra lãng phí trong tài chính và hoạt động sản
xuất cũng như tạo ra các sai phạm trong hợp đồng. Nguồn lực phát triển ngành sữa
ở Việt Nam còn nhiều hạn chế so với nước ngoài. Ngành này thường yêu cầu
nguồn nhân lực có tay nghề cao, bởi hầu hết các qui trình sản xuất phải đảm bảo vệ
sinh an toàn, khép kín, vô trùng đòi hỏi sản phẩm phải đạt chất lượng cao. Tuy
nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia dù sở hữu nguồn nhân lực dồi dào
nhưng ngành sữa ở Việt Nam chưa tạo ra được đội ngũ cán bộ quản lý tốt, đội ngũ
công nhân, kỹ sư tay nghề còn non kém, nắm bắt quy trình công nghệ còn hạn chế.
 Yếu tố mạng lưới quan hệ:
Chuỗi cung ứng được hiểu như là mạng lưới bởi quá trình quản lý chuỗi cung ứng
không phải là một quả trình duy nhất, có rất nhiều yêu cầu và tình huống xảy ra từ
lúc cung cấp nguyên vật liệu cho đến khi hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Do
có nhiều kênh cùng bán sản phẩm nên mỗi kênh, mỗi giai đoạn lại có một quá trình
riêng và mỗi nhà quản lý lại có cách sử dụng mạng lưới của mình khác nhau và tùy
theo mục đích và chức năng của mỗi nhà cung cấp. Mạng lưới các khâu trong
chuỗi cung ứng của Vinamilk còn chưa chặt chẽ, tách rời dẫn đến việc không đồng
12


nhất, đồng bộ trong các qui trình hoạt động, đặc biệt là các thủ tục hành chính còn
rườm rà tốn thời gian và chi phí. Ngoài ra, hạ tầng cơ sở vật chất còn nghèo nàn,

qui mô vừa và nhỏ và bố trí chưa hợp lý.
 Yếu tố hiệu suất hoạt động:
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng của Vinamilk rất chú
trọng đến hiệu suất hoạt động bởi nó phản ánh đến cốt lõi, sự sống còn của doanh
nghiệp. Để đánh giá hiệu suất, doanh nghiệp phải tiến hành các khâu như: định giá,
theo dõi, đo lường và kiểm soát các hoạt động sản xuất, tài chính cũng như các
biến động trên thị trường như lãi suất, đầu tư, các mảng thị trường,…và một số số
liệu khác. Làm tốt các khâu trên, Vinamilk sẽ sử dụng được các nguồn tài nguyên
quan trọng, mang đến sự hài lòng cho khách hàng, cổ đông và nhân viên cũng như
nâng cao chất lượng sản phẩm. Xác định và thực hiện tốt được ba yếu tố nguồn
lực,mạng lưới quan hệ và hiệu suất Vinamilk có thể dễ dàng quản trị được rủi ro
trong chuỗi cung ứng. Hiện nay, đặc biệt là thị trường các nước đang phát triển, ẩn
chứa hàng loạt yếu tố rủi ro về chính trị, kinh tế, pháp luật, an ninh,…đòi hỏi
Vinamilk phải xây dựng chiến lược cụ thể để giảm thiểu chúng. Các hệ thống cơ sở
thông tin chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng nên hiệu suất hoạt động chưa cao, các
dự báo và kế hoạch chưa phản ánh và giải quyết những rủi ro có thể gặp phải.
Trước hết Vinamilk phải phân chia từng loại rủi ro, sau đó lên kế hoạch khắc phục
chúng bằng cách sử dụng các hệ thống công nghệ cao để đánh giá rủi ro, lên kế
hoạch dự phòng tại chỗ ở từng mức độ: Kho xưởng, nhà máy, công ty, trụ sở, khu
vực… hoặc tìm các nhà công cấp dự phòng. Đối vớiVinamilk những khó khăn ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động chuỗi cung ứng là chi phí năng lượng tăng cao, giao
thông tắc nghẽn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, vấn đề bảo mật không an toàn,…để
khắc phục Vinamilk cần phải duy trì một hệ thống cơ sở thông tin tốt để theo dõi
tình hình bên trong và ngoài, từ đó xử lý khó khăn một cách nhanh chóng và kịp
thời.
Năm nhóm rủi ro chính có thể ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng của
Vinamilk
 Rủi ro giá thành
Rủi ro giá thành chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính: lạm phát và biến động. Việc
tăng giá đột ngột ảnh hưởng đến việc các thị trường dễ bị tác động. Một biện pháp

để kiểm soát tình trạng này là ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung ứng, để có thể
giảm tác động đến các đợt tăng giá trong tương lai.Tuy nhiên, biện pháp này cũng
có mặt hạn chế là mất tính linh động. Đặc biệt, khi giảm phát diễn ra và giá thành
đã cố định dài hạn, công ty cũng sẽ bị thiệt hại lớn.

13


Nhân tố thứ hai liên quan đến rủi ro giá thành là biến động thị trường. Tình trạng
này diễn ra khi thị trường thay đổi nhanh, đột ngột khó dự đoán. Khi thị trường
biến động, trượt giá có thể diễn ra bất ngờ, đồng thời việc hoạch định kế hoạch
cũng khó khăn hơn. Thị trường hàng hóa dễ bị biến động nhất, dẫn đến người mua
trong thị trường này thường ký các hợp đồng bảo đảm trong đó giá sản phẩm có
thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hiện tại nhưng về lâu về dài sẽ có lợi cho người
mua.
 Rủi ro chất lượng
Rủi ro chất lượng có thể diễn ra vì một nguyên nhân đơn giản (ví dụ thùng đựng
hàng dính nước và bị móp) nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng (bao bì đóng
gói không sử dụng được, dẫn đến đình trệ dây chuyền sản xuất).
Quản lý rủi ro chất lượng là quá trình áp dụng nhiều phương pháp để đảm bảo chất
lượng sản phẩm trước các thay đổi bất thường có thể diễn ra trong quá trình sản
xuất. Các quy trình đảm bảo chất lượng, như Six Sigma, cung cấp hướng dẫn hữu
ích về cách tự động hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu lỗi do con người, đồng
thời, cũng khuyến khích sử dụng các quy trình tối giản, hiệu quả.
 Rủi ro vận chuyển
Khi một quy trình vận chuyển không thực hiện được, nhân viên logistic và mua
hàng là người sẽ chịu trách nhiệm. Nhưng việc vận chuyển này không chỉ giới hạn
với hàng hóa mà còn với các nội dung khác nữa. Ví dụ, khi banner quảng cáo chưa
được giao đúng hẹn, chiến dịch của công ty có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Rủi ro vận chuyển có thể tác động đến hoạt động kinh doanh theo 3 cách sau đây:

không chuyển hàng, chuyển hàng muộn hoặc chuyển hàng sớm. Quản lý các rủi ro
này có ý nghĩa khá quan trọng, doanh nghiệp cần nhận thức được các biến động,
thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, từ đó tăng cường năng
lực phản ứng của mình.
 Rủi ro pháp lý
Khi nhà cung cấp vi phạm pháp luật, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể bị
liên đới. Ví dụ, theo Đạo luật Chống hối lộ của Anh, khi một nhà cung ứng phạm
tội tham nhũng trong quá trình kinh doanh, khách hàng của công ty đó có thể phải

14


chịu các án phạt tài chính nặng nề. Vì thế, khi ký kết hợp đồng, các công ty cần bổ
sung các điều khoản giúp bảo vệ mình trước các rủi ro pháp lý từ bên cung ứng.
Tuy nhiên, điều này chỉ giúp giải quyết một phần các rủi ro pháp lý mà thôi. Để
công ty không bị ảnh hưởng bởi các rủi ro loại này, họ cần phải đào tạo bên cung
ứng và đội ngũ thu mua của mình sao cho nhận thức đầy đủ về luật pháp, và phải
có thái độ kiên quyết, không dung tha trước các hành vi phạm pháp.
 Rủi ro danh tiếng
Đây là loại rủi ro khó lường nhất. Rủi ro này liên quan mật thiết đến quan điểm của
công chúng về doanh nghiệp. Danh tiếng của một công ty có thể bị ảnh hưởng
nghiêm trọng nếu cộng đồng cho rằng công ty đang vi phạm một vấn đề đạo đức
nào đó, hay thậm chí vi phạm luật pháp.
Tương tự như rủi ro về pháp lý ở trên, công ty bạn có thể không liên quan đến rủi
ro danh tiếng, nhưng nhà cung cấp của bạn lại là người gặp rủi ro, thì sớm hay
muộn gì doanh nghiệp của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để tránh tình trạng này xảy
ra, doanh nghiệp cần phải chủ động giám sát và thực hiện các tiêu chuẩn, các quy
định pháp luật.
II.4 Đo lường rủi ro
Đo lường theo thang đo định tính, đánh giá khả năng xảy ra tổn thất được thực

hiện thông qua phân tích lượng hóa trên cơ sở lý thuyết sác xuất,sử dụng thang
đo ảnh hưởng ,thang đo khả năng xảy ra và sắp xếp ưu tiên các rủi ro
1
2
3
4
5
Tần suất xảy ra Hiếm khi Khó xảy
Có thể xảy Dễ xảy ra Hầu như
ra
ra
chắc chắn
xảy ra
Mức độ ảnh
Không
Ít
Trung
Nhiều
Nghiêm
hưởng
đáng kể
bình
trọng

Tần suất xảy ra

Mức độ nghiêm trọng
15



Sản xuất
Vận chuyển
Tồn kho
Nhà cung ứng
Nhà phân phối
Thông tin

4
5
4
3
3
3

3
4
5
5
5
3

Sơ đồ 1: Sơ đồ sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro
II.5 Giải pháp
 Thứ nhất, để có một quá trình sản xuất hiệu quả, cần tạo lập sự cân bằng
giữa việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của
Vinamilk bằng cách lập kế hoạch thật chi tiết và cụ thể cho từng khâu trong
quá trình sản xuất, song song với nó là các dự báo ngắn và dài hạn cũng như
các báo cáo thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất của doanh nghiệp
 Thứ hai, về quá trình vận chuyển (bao gồm cả vận chuyển nguyên vật liệu
cũng như sản phẩm giữa các nơi trong chuỗi cung ứng): Phải chọn ra được

phương thức vận chuyển phù hợp đối với từng loại hàng, từng địa bàn, từng
quốc gia để giao hàng đủ số lượng, đúng vị trí với chi phí thấp nhất, tránh
những rủi ro không đáng có về thiên tai, an ninh, thủ tục pháp lý…, gây thất
thoát tài sản, thiệt hại doanh thu và giảm uy tín khách hàng.
 Thứ ba, về quản trị hàng tồn kho: Tồn kho ở đây bao gồm cả việc hàng hóa
được sản xuất ra sẽ được tiêu thụ như thế nào chứ không đơn thuần là việc
đơn vị sản xuất lưu trữ sản phẩm trong kho của mình. Việc quản trị và tránh
16


rủi ro trong khâu này rất quan trọng bởi yếu tố tồn kho sẽ quyết định đến lợi
nhuận và doanh thu của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cần thiết lập
cho mình một hế thống giám sát, quản lý chặt chẽ để sản phẩm đến tay
khách hàng với chất lượng và dịch vụ cao, an toàn. Ngoài ra, cũng nên chú
trọng đến khâu cung cấp thông tin cho khách hàng cũng như có chiến lược
tiếp thị hiệu quả. Từ đó, khách hàng sẽ biết đến thông tin sản phẩm nhiều
hơn, tin tưởng vào chất lượng và giá thành, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa.
Trong quá trình sản xuất và cung ứng hàng tồn kho, doanh nghiệp hoàn toàn
có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ như phần mềm hoạch định dây chuyền
cung ứng (SCP), phần mềm thực thi dây chuyền cung ứng (SCE).
 Thứ tư, việc định vị các nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiềm năng là yếu
tố quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng. Việc định vị tốt sẽ giúp quá
trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để làm
được điều này, doanh nghiệp phải lựa chọn được nhà cung cấp thích hợp để
đáp ứng các loại hàng hóa, dịch vụ đầu vào khác nhau. Ngoài ra, cần thiết
lập các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán cụ thể với nhà phân phối.
Trong một vài trường hợp, nên xét đến việc hợp tác với ít nhà cung cấp hơn,
cho dù doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn vì điều này giúp doanh nghiệp
hoạt động được chắc chắn và đồng bộ hơn, dù ở bất cứ đâu. Việc tìm thị
trường tiềm năng cũng rất quan trọng. Bằng cách chủ động thu thập thông

tin, tiến hành điều tra đồng bộ, doanh nghiệp sẽ biết được sản phẩm nào
đang được khách hàng ưa chuộng, từ đó có những chiến lược tiếp thị và bán
hàng phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xác định các nhóm khách
hàng tiềm năng, các kênh phân phối và sản phẩm cho từng chiến dịch, từng
thời điểm nhằm đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
 Thứ năm, về khâu thông tin. Có thể nói, thông tin là “chìa khóa” cho hệ
thống quản trị rủi ro. Nếu thông tin chuẩn xác, việc quản trị sẽ đem lại
những kết quả chuẩn xác. Doanh nghiệp cần khai thác thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau một cách chủ động và tích cực, đồng thời phải biết tích
hợp chúng trong chuỗi cung ứng. Trong đó, cơ sở dữ liệu phải được đồng bộ
hóa từ khâu mua nguyên vật liệu, sản xuất đến lưu kho và phân phối. Qua
đó, doanh nghiệp có thể dự báo và lập kế hoạch chuỗi cung ứng kịp thời,
chính xác, giảm thiểu rủi ro không đáng có có thể xảy ra.
Ngoài các giải pháp cốt lõi trên đây, doanh nghiệp cũng nên lưu ý đến việc thiết
lập một hệ thống hóa đơn thanh toán hợp lý giúp quá trình này được minh bạch và
rõ ràng, từ đó sẽ có cơ sở dữ liệu thông tin chính xác giúp doanh nghiệp biết được
tình hình tài chính của doanh nghiệp và có những chiến lược phù hợp. Thu hút
nhân viên cũng là một điều cần thiết bởi nhân viên chính là người tham gia trực
tiếp trong chuỗi cung ứng. Nên có những chính sách đãi ngộ phù hợp giúp họ
hăng say làm việc, phát huy tinh thần tự giác và sáng tạo phục vụ doanh nghiệp.
17


Nên đánh giá nhân viên một cách công bằng và thường xuyên để những người
chưa tốt cố gắng hoàn thiện mình, những người không đáp ứng được nhu cầu sẽ bị
đào thải.
Tài trợ rủi ro:
Ngoài ra, Doanh nghiệp cần chuẩn bị dự phòng nguồn tài chính trước những tổn
thất xảy ra trong tương lai, do đó Tài trợ rủi ro trong doanh nghiệp cần được thực
hiện.

• Vinamilk xây dựng quỹ dự phòng rủi ro để khi xuất hiện rủi ro thì Công ty
có thể trích ra giải quyết rủi ro đó.Khoản tiền tài trợ tổn thất có thể bù đắp
hay cứu trợ một phần tổn thất xuất hiện, nó được chi cho các hoạt động
nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro.
• Công ty mua bảo hiểm cho các công đoạn vận chuyển nhập và xuất hàng.
II.6 Kết luận
Tóm lại, Vinamilk phải nhận biết tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro bởi cùng
với quá trình tiếp thị và tài chính, đó sẽ là chìa khóa thúc đẩy Vinamilk gặt hái
thành công trên thương trường. Dù Vinamilk có hoạt động dưới hình thức nào và
hệ thống quản lý ra sao thì sự minh bạch, riêng tư và sự hài lòng của khách hàng
chính là những yếu tố cơ bản. Với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, thách
thức đến từ bên ngoài và bên trong Vinamilk ngày càng nhiều, việc quản trị rủi ro
chính là sự sống còn của cả doanh nghiệp.

18



×