LỜI MỞ ĐẦU
Tập đoàn FPT là tập đoàn đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam kinh doanh trong
lĩnh vực máy tính và phần mềm. Đến nay, Tập đồn đã trải qua 22 năm hình
thành và phát triển.Tập đồn ln đi đầu và tiên phong trong lĩnh vực máy tính
và phần mềm.
Nhưng hiện nay trong nước đã xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong
lĩnh vực này. Hơn thế nữa, Tập đoàn đã mở rộng kinh doanh ra các nước trên thế
giới như: Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ, … do vậy nên khơng chỉ có nhiều đối thủ
canh tranh trong nước mà còn rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên tồn cầu. Bên
canh đó, các cơng ty máy tính và phần mềm lớn trên thế giới cũng đã tấn công
vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh gay gắt với Tập đoàn.
Mặt khác, Tập đoàn lại mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nữa
như: “Tài chính ngân hàng, bất động sản, giáo dục đào tạo, truyển thông giải trí”
nên đối thủ cạnh tranh của Tập đồn lại càng tăng lên gấp bội. Do vậy, để Tập
đồn có thể đứng vững và luôn đi tiên phong trên mọi lĩnh vực cả ở trong nước
và trên tồn cầu thì Tập đồn cần phải có những biện pháp nhất định và thực sự
hữu hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình và tạo ra tính đột phá cho riêng
mình.
Một trong những vấn đề mà Tập đoàn FPT chú trọng nhất để tạo nên tính đột
phá đó chính là phát triển nguồn lực con người – một trong bốn nguồn lực khơng
thể thiếu của bất kì tổ chức nào. Và trên thực tế trong nhiều năm xây dựng và
phát triển nguồn lực ấy Tập đồn đã có những thành cơng nhất định.Vậy FPT đã
xậy dựng được nguồn nhân lực ra sao?Chúng ta hãy cùng xem xét và bình luận.
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN FPT
1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
1.1.1 Năm 1988: 13/09, thành lập công ty.
1.1.2 Năm 1989: Đặt quan hệ với hãng máy tính Olivetti.
1.1.3 Năm 1990: 13/03 FPT mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.4 Năm 1991: Đổi logo của FPT như ngày nay.
1.1.5 Năm 1992: FPT trở thành đại lý phân phối máy tính Olivetti.
1.1.6 Năm 1993: FPT lần đầu tiên triển khai phần mềm cho khách hàng nước
ngoài Chinfon Bank (Đài Loan).
1.1.7 Năm 1994: Tháng 5, FPT trở thành Nhà phân phối của IBM tại Việt
Nam.
1.1.8 Năm 1996:
-
Trở thành công ty tin học số 1 Việt Nam.
-
Khai trương mạng WAN đầu tiên ở Việt Nam: "Trí tuệ Việt Nam".
-
Ngày 02/07/1996, FPT trở thành nhà phân phối chính thức HP tại Viêt
Nam.
1.1.9 Năm 1998:
-
FPT trở thành Nhà phân phối của Oracle tại Việt Nam.
-
FPT Cung cấp dịch vụ ISP và ICP tại Việt Nam.
1.1.10 Năm 1999: Thành lập chi nhánh của FPT tại Bangalore tại Ấn Độ và
Trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech.
1.1.11 Năm 2000:
-
Mở văn phòng FPT tại Mỹ và khai trương Khu Công nghiệp phần mềm
FPT tại HITC.
-
FPT trở thành đại lý độc quyền của Samsung tại Việt Nam.
1.1.12 Năm 2001:
-
17/04, FPT tổ chức lễ đón nhận nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 và trở
thành công ty tin học đầu tiên của Đông Nam Á được cấp chứng chỉ này.
-
26/02, ra mắt tờ báo trực tuyến VnExpress.
1.1.13 Năm 2002:
-
03/2002, FPT trở thành công ty cổ phần.
-
FPT trở thành đối tác của HP tại Việt Nam.
-
FPT ra mắt máy tính thương hiệu Việt Nam- Elead.
1.1.14 Năm 2003:
-
12/09, FPT vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước
trao tặng.
-
Thành lập 6 công ty thành viên: Công ty Hệ thống Thông tin FPT; Công
ty Truyền thông FPT (tiền thân của Công ty Viễn thông FPT); Công ty Phân phối
FPT; Công ty Phần mềm FPT; Công ty Giải pháp Phần mềm FPT (năm 2007 sáp
nhập vào Công ty Hệ thống Thông tin) và Công ty Công nghệ Di động FPT.
1.1.15 Năm 2004:
-
08/11, FPT trở thành Đối tác Vàng đầu tiên của Cisco ở khu vực Đông
Dương.
-
13/08, FPT khai trương Chi nhánh FPT tại Đà Nẵng.
-
08/01, FPT trở thành nhà phần phối chính thức của Nokia tại Việt Nam.
1.1.16 Năm 2005:
-
13/11, Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn FPT Nhật Bản. Đây là lần
đầu tiên một công ty IT Việt Nam thành lập pháp nhân tại Nhật Bản.
-
20/10, FPT trở thành đối tác Vàng của Microsoft.
-
12/09, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT nhận giấy phép của Bộ Bưu
chính Viễn thơng cho phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông cố định nội hạt trên
phạm vi tồn quốc,loại hình dịch vụ truy cập Internet (ISP).
-
06/09, FPT trở thành đối tác cao cấp nhất của Oracle.
-
23/03, Công ty Phân phối FPT trở thành nhà phân phối đầu tiên tại thị
trường Việt Nam cho các sản phẩm phần mềm của Công ty Computer Associates
International (Mỹ).
-
11/03, FPT chính thức cơng bố tầm nhìn thương hiệu “Cùng đi tới thành
cơng”.
1.1.17 Năm 2006:
-
13/12, Tập đồn FPT niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khốn
thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường tại thời
điểm đó.
-
18/11, FPT ký thoả thuận liên minh chiến lược với Microsoft với thời hạn
3 năm.
-
25/10, FPT trở thành doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tiên của Việt
Nam sử dụng phần mềm của Microsoft với đầy đủ bản quyền.
-
24/10, FPT tiếp nhận 36,5 triệu USD đầu tư từ Texas Pacific Group và
Intel Capital.
-
27/09, Đại học FPT nhận quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
-
30/05, Cơng ty Phần mềm FPT nhận chứng chỉ CMMi-5.
-
20/03, IBM và FPT chính thức ký kết hợp đồng triển khai Dự án Xây
dựng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
-
FPT tham gia phát triển Khu Công nghệ cao Hồ Lạc và Khu Cơng nghệ
cao thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.18 Năm 2007:
-
Ngày 04/12, FPT dành giải thưởng 10 doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu tại
Sở Giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) của Trung tâm
Thơng tin Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) phối hợp cùng
với Hãng Thông tin D&B (Mỹ).
-
Ngày 27/11, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn
Minh Triết, ký kết với Tập đoàn SBI Holdings, Inc. (TOKYO: 8473) để thành
lập Quỹ Đầu tư Việt-Nhật (Vietnam-Japan Fund) trị giá 100 triệu USD.
-
24/10, FPT giành Giải thưởng Công ty phát triển nhanh nhất trong các
cơng ty trên tồn thế giới – Giải thưởng dành cho các cơng ty có vốn đầu tư của
TPG trong năm 2006-2007.
-
08/10, FPT khai trương tòa nhà FPT Cầu giấy, Hà Nội và chuyển trụ sở
chính của Tập đồn đến đây.
-
21/06, FPT được cơng nhận là đối tác bán hàng cấp cao nhất của
Microsoft tại Việt Nam.
-
13/03, Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phần mềm FPT Châu Á –
Thái Bình Dương tại Singapore.
-
Thành lập 9 cơng ty thành viên và liên kết: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Bán lẻ FPT; Cơng ty Cổ phần Chứng khốn FPT; Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ
đầu tư FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT; Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Phát triển Khu Công nghệ cao Hịa Lạc FPT; Cơng ty Trách
nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thơng
Giải trí FPT; Cơng ty Cổ phần Quảng cáo FPT; Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực
tuyến FPT.
-
Hợp nhất Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống Thông tin FPT, Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Phần mềm FPT và Trung tâm Dịch vụ ERP
thành Công ty Hệ thống Thơng tin FPT.
1.1.19 Năm 2008:
-
Ngày 30/12, Tập đồn FPT chính thức cán đích doanh số 1 tỷ USD, khẳng
định vị trí cơng ty cơng nghệ thơng tin – viễn thông hàng đầu Việt Nam.
-
Ngày 26/12, Công ty Hệ thống Thông tin FPT đã ký kết dự án “Quản lý
thuế thu nhập cá nhân” có giá trị lớn nhất mà FPT từng thực hiện, với tổng giá trị
15,5 triệu USD.
-
Ngày 18/12, Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã ra quyết định bổ nhiệm
Ông Nguyễn Thành Nam làm Tổng Giám đốc FPT từ ngày 15/04. Ơng Trương
Gia Bình vẫn tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT và sẽ tập
trung vào việc phát triển chiến lược cũng như công tác nhân sự cấp cao của Tập
đoàn FPT.
-
Ngày 24/06, mạng xã hội đầu tiên trên di động tại Việt Nam - Vihuni,
phần mềm chat đầu tiên trên di động của Việt Nam - Vitalk và Bản đồ số đầu tiên
trên di động do người Việt viết – Vimap là 3 sản phẩm nổi bật của nhóm Visky
ra mắt năm 2008, dưới sự bảo trợ của tập đoàn FPT.
-
Ngày 10/04, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép “Cung cấp
dịch vụ Viễn thông sử dụng công nghệ IP” số 545/GP-BTTTT cho Công ty Cổ
phần Viễn thông FPT (FPT Telecom).
-
Ngày 03/07, FPT và SAP Asia Pacific Japan (APJ) thỏa thuận cùng nhau
hợp tác phát triển tại thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.
-
Ngày 28/01, Công ty Cổ phần Viễn thơng FPT (FPT Telecom) chính thức
trở thành thành viên của Liên minh AAG (Asia – American Gateway), cùng tham
gia đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên biển Thái Bình Dương.
-
Cơng ty Cổ phần Phần mềm FPT ( FPT Software) thành lập công ty phần
mềm tại Malaysia, Pháp, Mỹ và Úc.
-
Chuyển đối Công ty Viễn thông FPT và Công ty Hệ thống Thông tin FPT
thành tổng công ty.
-
FPT tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Tiên phong.
1.1.20 Năm 2009:
-
FPT thay đổi Ban điều hành:
Tháng 4/2009 ông Nguyễn Thành Nam chính thức nhận chức Tổng giám đốc
thay ơng Trương Gia Bình.Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch Tái cấu trúc
quản trị FPT với việc tách bạch HĐQT và Ban điều hành.
Ban điều hành FPT được bổ sung thêm các lãnh đạo trẻ, đầy nhiệt huyết và
sáng tạo. Đó là ơng Phan Đức Trung, trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng; ông Trương Đình Anh với 15 năm kinh nghiệm
điều hành doanh nghiệp trong vực công nghệ thông tin viễn thông và ông Lê
Trung Thành với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực marketing và
thương hiệu tại Việt Nam.
-
Ngày 22/5/2009, HĐQT ra quyết nghị khẳng định công nghệ thông tin và
viễn thông là ngành nghề kinh doanh cốt lõi hướng tới khách hàng là người tiêu
dùng đại chúng.
-
Ngày 09/10/2009 phát hành thành công 1800 tỷ đồng trái phiếu kèm
chứng quyền lần đầu tiên tại Việt Nam
-
06/2009, ra mắt điện thoại F-mobile - thương hiệu điện thoại riêng đầu
tiên của Tập đồn FPT.
-
Cơng ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software) chuyển giao bộ tài liệu
kinh nghiệm xây dựng, áp dụng và thi lấy chứng chỉ CMMi-5 cho cộng đồng
công nghệ thông tin Việt Nam thông qua Bộ Thông tin và Truyền thông.
-
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) mở rộng địa bàn hoạt
động và tiên phong cung cấp dịch vụ Triple Play .
-
Ngày 11/01/2010, khai trương tòa nhà FPT Đà Nẵng, khẳng định sự phát
triển mạnh mẽ của FPT tại miền Trung.
-
Tháng 11/2009, Công ty Hệ thống Thông tin FPT ký hợp đồng triển khai
hệ thống ERP lớn nhất trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam với Tổng công
ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trị giá 12,6M.
-
Thành công trong chiến lược tổng thầu các dự án lớn với các cơ quan
Chính phủ:
Dự án Thuế Thu nhập cá nhân do Công ty Hệ thống Thông tin FPT làm tổng
thầu đã hoàn thành giai đoạn phát triển ứng dụng, chuẩn bị thực hiện giai đoạn
kiểm thử mức người dùng với 300 kịch bản kiểm tra. Toàn bộ các bước của dự
án đều được Tổng cục Thuế nghiệm thu và đánh giá cao. Cho đến thời điểm này,
cả Tổng cục Thuế và FPT đều khẳng định dự án chắc chắn sẽ thành cơng. Ngồi
ra, trong năm 2009 , Cơng ty Hệ thống Thơng tin FPT cũng đã hồn thiện dự án
tổng thầu Cung cấp và tích hợp triển khai giải pháp công nghệ thông tin cho
Tổng cục Thống kê thực hiện Tổng điều tra dân số và nhà ở, được khách hàng
đánh giá là xuất sắc.
-
Cổ phần hóa Cơng ty TNHH Hệ thống Thơng tin FPT và Công ty TNHH
Thương mại FPT.
1.1.21 Năm 2010:
-
Lần đầu tiên sau 22 năm thành lập, FPT công bố chiến lược thương hiệu
mới:
Cuối tháng 9, Tập đồn FPT cơng bố chiến lược thương hiệu mới và hình ảnh
logo được thay đổi theo hướng hiện đại, năng động và thân thiện hơn. Theo đó,
tinh thần cốt lõi của thương hiệu FPT là: FPT tiếp nguồn sinh khí cho các khách
hàng, đối tác, doanh nghiệp, người tiêu dùng bằng các giải pháp dịch vụ CNTT
thông minh.
Một lần nữa FPT khẳng định theo đuổi chiến lược “Vì cơng dân điện tử”. Dựa
trên nền tảng CNTT và viễn thông, FPT sẽ hợp lực sức mạnh từ tất cả các đơn vị
thành viên, nhằm đưa ra các sản phẩm dịch vụ hướng tới thị trường tiêu dùng đại
chúng với chất lượng đảm bảo và giá thành phù hợp.
Năm 2011, FPT sẽ đẩy mạnh hàng loạt chương trình, hành động vì cộng
đồng; với mong muốn đóng góp sức mình cho một xã hội tri thức, vì tương lai
Việt Nam.
-
FPT được cấp phép thử nghiệm mạng di động tiền 4G (LTE) và nắm giữ
cổ phần chi phối tại EVN Telecom:
Tháng 6, FPT Telecom cùng với 4 doanh nghiệp khác được Bộ TT&TT cho
phép thử nghiệm mạng di động tiền 4G (LTE). FPT Telecom đã tiến hành thử
nghiệm thành cơng ở TPHCM và sẽ thí điểm tại địa bàn Hà Nội trong 2011.
Tháng 10, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua về mặt nguyên tắc cho FPT và
FPT Telecom là nhà đầu tư chiến lược của EVN Telecom khi cơng ty này cổ
phần hóa. Với sự kiện này, FPT hy vọng có đủ điều kiện để kinh doanh đầy đủ
các dịch vụ viễn thông, mở ra khả năng phát triển lớn cho Tập đoàn trong những
năm tiếp theo.
Xây dựng kho ứng dụng Việt F- Store và ra mắt điện thoại F99
Tháng 5, FPT giới thiệu ra thị trường điện thoại đa tính năng, giá rẻ FPT
F99.Tháng 12, FPT tiếp tục tung ra F99 3G 2 sim 2 sóng, gây sốt trên thị trường
cuối năm.
Đáng nói hơn cả là kho phần mềm ứng dụng Việt miễn phí F-Store dành cho
điện thoại FPT. Hiện tại, F-Store đang có hàng trăm ứng dụng như: chat, email,
lướt web, từ điển, đọc báo, xem phim, tải hàng nghìn bài hát và trị chơi... FPT sẽ
đưa F-store vào trong toàn bộ các sản phẩm ở tầm trung và cao cấp. Đây chính là
sức mạnh cạnh tranh của FPT khi đi vào thị trường sản phẩm cho người tiêu
dùng cuối với tiêu chí: thêm cơ hội tiếp cận các tiện ích cơng nghệ với chi phí
vừa phải.
-
Ra mắt ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân:
Ngày 15/12, đại diện của Tổng Cục Thuế và FPT IS chính thức giới thiệu ứng
dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân. Đây là dự án phần mềm được đầu tư lớn
nhất tại Việt Nam, đã triển khai trong gần 2 năm do FPT chủ trì nhằm quản lý 15
triệu đối tượng chịu thuế. Dự án đã được triển khai thí điểm ở gần 800 điểm tại
63 tỉnh thành.
Đây là 1 sự kiện có ý nghĩa quốc gia, đặc biệt trong thời hội nhập. Ứng dụng
Quản lý thuế TNCN khơng chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với “hành
trình” hiện đại hố ngành Thuế mà cịn cho thấy doanh nghiệp Việt có thể làm tốt
những phần việc trước kia vốn chỉ dành cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Đây là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của FPT IS: chuyển sang
nhà cung cấp và tích hợp giải pháp ứng dụng lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế cho
những ngành kinh tế quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực.
Trong thời gian tới, FPT sẽ tiếp tục ứng dụng những công nghệ mới và tiên
tiến nhất thế giới trong việc cung cấp các dịch vụ công.
-
FPT mở rộng sự hiện diện ra 36 tỉnh thành và 10 quốc gia:
Năm 2010 đánh dấu sự mở rộng của các công ty thành viên FPT ra 36 tỉnh
thành trong cả nước, từ 22 tỉnh thành năm 2009. Đây lànỗ lực của cả Tập đoàn
FPT nhằm mang sản phẩm dịch vụ đi sâu hơn nữa vào thị trường đại chúng.
Cụ thể, trong mảng viễn thông, năm 2010, FPT Telecom đã mở rộng vùng
phủ tại 36 tỉnh thành trên cả nước với hơn 400.000 thuê bao. Đơn vị này cũng
đầu tư mạnh hơn vào hạ tầng cơ sở và dịch vụ gia tăng trên internet thông qua
việc sáp nhập các đơn vị nội dung số trong tập đoàn, tạo đà cho việc khai thác
dịch vụ viễn thông trong những năm kế tiếp.
Công ty Tích hợp Hệ thống thơng tin FPT mở rộng ra 11 tỉnh thành.
Ngân hàng Tienphongbank mở thêm 11 điểm giao dịch so với 2009.
Cũng trong năm 2010, với việc FPT IS mở văn phòng đại diện tại Lào và
Campuchia, FPT đã chính thức hiện diện tại 10 quốc gia trên thế giới là Nhật
Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Pháp, Úc, Mỹ, Lào và
Campuchia, thể hiện quyết tâm thực hiện chiến lược tồn cầu hóa.
1.1.23 Năm 2011:
25/03, Ơng Trương Đình Anh chính thức tiếp quản vị trí Tổng giám đốc thay
cho Ông Nguyễn Thành Nam.
1.2 Các dạnh hiệu đạt được:
-
7 Năm liền đạt Danh hiệu Công ty Tin học uy tín nhất Việt Nam do tạp
chí PC World Việt Nam bình chọn.
-
Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm”
của Cisco, IBM, HP…
-
Giải thưởng Sao vàng Đất việt cho Thương hiệu FPT.
-
Giải thưởng Sao khuê.
-
Giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm, cuộc thi như: Vietnam
Computer Expo, IT Week, Vietgames.
1.3 Tầm nhìn và chiến lược:
1.3.1 Chiến lược “Vì cơng dân điện tử”:
FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch
vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông
sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung
cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các cơng dân điện tử, đây chính là
hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế
giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu
thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng
những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự
lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan trọng,
vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng
như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống.
Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những
Công dân điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia
tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Cơng dân điện tử.
1.3.2 Tầm nhìn:
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao
động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, làm khách hàng hài lịng,
góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện
phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về
tinh thần.
1.4 Các lĩnh vực kinh doanh chính:
1.4.1 Cơng nghệ thông tin và viễn thông:
1.4.1.1 Xuất khẩu phần mềm:
-
Xuất khẩu phần mềm là mảng kinh doanh có tốc tăng trưởng doanh thu
bình qn trong vịng 5 năm là 47%/năm và đứng vị trí số 1 ở Việt Nam.
-
Trong lĩnh vực này FPT có các chứng chỉ chất lượng như: CMMI-5, ISO
27001:2005 (BS7799-2:2002), ISO 9001:2008…, trong đó CMMi mức 5 là mức
cao nhất đánh giá năng lực quy trình sản xuất trong một tổ chức phát triển phần
mềm - do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ (SEI) cấp. CMMi được coi như một
“giấy thông thành” trên trường quốc tế nhằm khẳng định năng lực và uy tín của
doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm.
-
Các sản phẩm/dịch vụ chính: Xây dựng phát triển phần mềm, Phát triển
ứng dụng & bảo trì, Triển khai dịch vụ ERP, Chuyển đổi công nghệ phần mềm,
Kiểm thử chất lượng phần mềm, Phần mềm nhúng.
-
Các đối tác và khách hàng chính là nhiều tập đồn cơng nghệ lớn trên thế
giới như Microsoft, IBM, HP, Sanyo, Hitachi, Panasonic, Canon, Toshiba…
-
FPT hiện đặt trụ sở tại nhiều nước và châu lục trên thế giới như: Nhật,
Mỹ, Châu Âu, Singapore, Malaysia, Úc, Thái Lan, Philipin
-
FPT tự hào là cơng ty góp phần ghi tên Việt Nam trên bản đồ phần mềm
thế giới.
1.4.1.2 Tích hợp hệ thống - Giải pháp phần mềm - Dịch vụ tin học:
-
Đây là 3 lĩnh vực kinh doanh của FPT luôn giữ vững vị trí số 1 về cơng
nghệ, doanh thu và lợi nhuận tại Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng bình quân 5
năm doanh thu và lợi nhuận lần lượt 14% và 41%/ năm.
-
Sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực này phục vụ cho các ngành: tài chính,
ngân hàng, viễn thơng, dịch vụ cơng, an ninh - quốc phịng, giáo dục, y tế, doanh
nghiệp… trong và ngồi nước.
-
Các khách hàng chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV, Agribank,
Vietcombank, Vietinbank, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước,
Tổng cục Hải quan, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Petrolimex, Bộ Thơng tin
Truyền thơng, Vinamilk, Tập đồn Thép Việt, VietsoPetro, Tập đồn Đồng Tâm,
Bộ Cơng an, các ngân hàng thương mại cổ phần, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài
nguyên Môi trường, Daimler Chrysler, Ngân hàng Trung ương Úc, T-System
Singapore, Hitachi Joho, Tyco Global USA, …
-
Ở 3 lĩnh vực này, FPT là đối tác cấp cao nhất của hầu hết nhà cung cấp
lớn nhất thế giới: Cisco, IBM, HP, Microsoft, Oracle, SAP, Dell, NCR….
1.4.1.3 Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thơng:
-
Đứng vị trí số 1 ở Việt Nam.
-
FPT hiện có mạng lưới phân phối lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 1.500
đại lý tại 64/64 tỉnh thành trong toàn quốc.
-
FPT phân phối sản phẩm của hơn 60 hãng nổi tiếng thế giới như IBM,
Lenovo, Microsoft, HP, Nokia, Toshiba, Oracle, Samsung, Cisco, Dell,
Motorola, HTC, Apple, Intel, Symantec, NEC, Seagate, MSI, Foxconn, Sandisk,
Logitech…
-
Đây là lĩnh vực đem lại doanh thu lớn nhất cho FPT
1.4.1.4 Viễn thơng:
-
Đây là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, tính bình qn 5 năm
là xấp xỉ 50%/năm.
-
Trong lĩnh vực này FPT là một trong 4 nhà cung cấp đường truyền
Internet đầu tiên tại Việt Nam, hiện chiếm 30% thị phần với gần 500.000 thuê
bao ADSL; là nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực: Internet băng
thông rộng, Internet cáp quang, dịch vụ truyền hình trực tuyến...
-
FPT đã được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép VoIP, ICP, ISP, OSP,
IXP, giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, giấy phép thử
nghiệm Wimax di động.
-
Năm 2010 đánh dấu sự mở rộng của dịch vụ viễn thông của FPT tại 36
tỉnh thành trong cả nước, từ 22 tỉnh thành năm 2009.
1.4.1.5 Sản xuất các sản phẩm cơng nghệ:
-
Máy tính Elead có mặt trên thị trường Việt Nam từ năm 2002 và đã nhận
được nhiều bằng khen, giải thưởng như: Máy tính để bàn thương hiệu Việt được
ưa chuộng nhất; Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và các cúp vàng cho máy tính
Việt Nam xuất sắc nhất trong các hội chợ cơng nghệ thơng tin. Nhà máy Elead có
các chứng chỉ ISO 14001 về bảo vệ môi trường và ISO 17025 cho phịng nghiên
cứu phát triển và thí nghiệm.
-
Có mặt trên thị trường từ tháng 06/2009, dịng điện thoại di động FPT
Mobile góp phần hiện thực hóa cam kết của FPT mang đến cho người tiêu dùng
đại chúng những sản phẩm công nghệ tiên tiến, thông minh và có giá thành hợp
lý.
-
FPT mobile là nhãn hiệu điện thoại di động Việt Nam đầu tiên có mặt trên
thị trường. Tập đồn FPT đã đầu tư phát triển các cơng cụ kết nối gọn, nhẹ và
tích hợp được nhiều chức năng tiện ích vào điện thoại. Việc đưa các ứng dụng
vào điện thoại di động luôn được FPT chú ý phát triển song song với việc đầu tư
cải thiện hình thức và chủng loại để FPT mobile thực sự trở thành một sản phẩm
yêu thích của người tiêu dùng Việt.
-
Các đối tác chính: Intel, LG, Microsoft, Samsung, Seagate, MSI,
Kingston, Transcend, Sandisk, Kingmax, Gigabyte, ECS.
1.4.1.6 Đào tạo:
-
Đại học FPT hoạt động theo mơ hình của một trường đại học thế hệ mới
với triết lý giáo dục hiện đại. Sự khác biệt của Đại học FPT là tập trung đào tạo
các kỹ sư cơng nghiệp, nghĩa là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các
doanh nghiệp công nghệ thông tin, gắn đào tạo với thực tiễn và nghiên cứu, triển
khai các công nghệ hiện đại nhất.
-
Mục tiêu trước mắt của Đại học FPT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân
lực chất lượng cao chuyên ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh và các
nhóm ngành khác có liên quan trước hết cho tập đoàn FPT, đồng thời cho các
doanh nghiệp cơng nghệ thơng tin nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói
riêng. Hiện Đại học FPT có gần 5.000 sinh viên.
-
Trực thuộc Đại học FPT cịn có Viện Đào tạo Quốc tế FPT, bao gồm các
Trung tâm đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện (FPT Arena) và các Trung tâm đào
tạo Lập trình viên quốc tế (FPT Aptech) với tổng số trên 50.000 học viên sau hơn
10 năm hoạt động.
-
Giáo dục là một lĩnh vực hứa hẹn sự tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
1.4.1.7 Nội dung số:
-
Đây là mảng kinh doanh sẽ được FPT đặc biệt chú trọng trong thời gian
tới. FPT sẽ hướng tới việc xây dựng hệ thống công nghệ nền tảng với các sản
phẩm/dịch vụ 2.0 có tính tương tác cao, đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng trên
Internet và điện thoại di động.
-
Các sản phẩm có tiếng hiện tại của FPT trong lĩnh vực này là: VnExpress
- Báo điện tử Tin nhanh hàng đầuViệt Nam với khoảng hơn 20 triệu truy
cập/ngày; Trang thông tin giải trí Ngoisao.net; Trang thơng tin Sohoa.net; Nghe
nhạc trực tuyến (Nhacso.net); Mạng Banbe; các trò chơi trực tuyến: Thiên long
bát bộ, MU, Granado Espada – Bá chủ thế giới, Tây Du ký; Thần Võ; Truyền
hình tương tác iTV; Phần mềm chat trên điện thoại di động (ViTalk); Website
thương mại điện tử (ViMua); Thư viện bài giảng trực tuyến (Violet); Cuộc thi
toán online dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (ViOlympic); Mạng xã
hội trên điện thoại di động (ViHuni).
1.4.2 Đầu tư:
1.4.2.1 Bất động sản:
-
Hoạt động đầu tư của FPT trong lĩnh vực bất động sản trước hết nhằm đáp
ứng mục tiêu xây dựng những cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cho Tập đoàn FPT, tiếp
đến là những cơng trình xây dựng có hàm lượng ứng dụng cơng nghệ cao, tạo ra
tiện ích và lợi ích cho người sử dụng. Trong năm 2009, FPT đã đưa vào sử dụng
Tòa nhà FPT Đà Nẵng, tòa nhà FPT tại thành phố Hồ Chí Minh; triển khai xây
dựng trụ sở chính của FPT tại 89 Láng Hạ, dự kiến dự án này sẽ hồn thành vào
năm 2012. Trước đó năm 2007, FPT cũng đã đưa vào sử dụng tòa nhà FPT Cầu
Giấy, Hà Nội.
-
Trong thời gian tới, tại Đà Nẵng, FPT sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng khu FPT
City Đà Nẵng rộng 181 ha, gồm: khu công viên phần mềm, Đại học FPT và khu
dân cư, nằm trên trục giao thông huyết mạch cách trung tâm thành phố 7km; Dự
án Khu cơng nghiệp cao thành phố Hồ Chí Minh và một số cơng trình khác.
1.4.2.2Ngân hàng:
-
Ngân hàng là lĩnh vực được FPT đầu tư từ năm 2008 với sự thành lập của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TiênPhongBank). FPT sở hữu
16.9% vốn điều lệ (tương đương 507 tỷ) của TiênPhongBank. Tổng tài sản của
TiênPhongBank năm 2010 đạt 20.929 tỷ VND, tăng trưởng gấp đôi so với năm
2009.
-
Sản phẩm/dịch vụ tiêu biểu nhất của TienPhongBank là Internet Banking
và Mobile Banking. Internet Banking được tín nhiệm bình chọn là sản phẩm
Tin&Dùng 2009 do bạn đọc Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
1.4.2.3 Chứng khốn:
-
FPT sở hữu 25% vốn điều lệ của Cơng ty Cổ phần Chứng khoán FPT
(FPTS) được thành lập năm 2007. Các nghiệp vụ kinh doanh của FPTS bao gồm:
Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu
ký chứng khoán và Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
-
Trên thị trường Việt Nam, FPTS được đánh giá là một trong những cơng
ty chứng khốn uy tín, có thế mạnh hàng đầu về công nghệ, đặc biệt là các thế
mạnh vượt trội về Sản phẩm và Dịch vụ Giao dịch Trực tuyến, FPTS đã vinh dự
đứng thứ 3 trong Top 5 thương hiệu tài chính được người tiêu dùng bình chọn
của Chương trình Tin&Dùng Việt Nam năm 2009 do Thời báo Kinh tế Việt Nam
tổ chức.
-
FPTS là một trong số những cơng ty chứng khốn đầu tiên đạt yêu cầu kết
nối giao dịch từ xa với HNX và cũng là một trong những cơng ty chứng khốn
kết nối giao dịch trực tuyến với HOSE sớm nhất. Tính cả năm 2010, FPTS xếp
thứ 4 trong Top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất trên sàn HNX;
tại HOSE, FPTS đứng vị trí thứ 6.
1.4.2.4 Quản lý quỹ:
-
FPT sở hữu 25% vốn điều lệ tại Công ty Cổ Phần Quản lý Quỹ đầu tư
FPT (FPT Capital) được thành lập năm 2007. Đây là công ty quản lý quỹ đầu tiên
được thành lập theo Luật Chứng khoán mới của Việt Nam. FPT Capital nhận
được sự hỗ trợ toàn diện của Tập đoàn FPT. FPT Capital được FPT ủy thác quản
lý các hoạt động đầu tư ngồi lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đồn.
-
Tính đến thời điểm hiện tại, FPT Capital đang quản lý Quỹ Việt Nhật và
quản lý tài sản cho các tổ chức, cá nhân trong nước với tổng tài sản quản lý gần
230 triệu USD. FPT Capital hợp tác chặt chẽ với cổ đông chiến lược là SBI
Holdings, một trong những tập đồn đứng đầu về cơng nghệ và đầu tư của Nhật
Bản và cũng là nhà đầu tư của Quỹ Việt-Nhật.
1.5Kết quả sản xuất kinh doanh:
Với một số lượng nhân viên lớn và có trình độ chun mơn tốt, trong những
năm qua doanh thu của FPT luôn đạt được những con số to lớn và năm sau cao
hơn năm trước. Cụ thể doanh thu 3 năm gần đây của Tập đồn ln đạt hơn 13
nghìn tỷ đồng. Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu nhưng doanh thu vẫn tăng so với năm trước đó tới gần 3 nghìn tỷ đồng
và đến năm 2009 đã đạt ngưỡng gần 19 nghìn tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh ba năm gần nhất của Tập đoàn FPT
1.6 Cơ cấu tổ chức:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN FPT
-
FPT là một Tập đoàn lớn, hàng đầu của Việt Nam nên cơ cấu tổ chức của
toàn Tập đoàn là khác phức tạp. Sơ đồ trên đây chỉ là sơ đồ tổ chức tổng quan
của tồn Tập đồn.
-
Ngồi ra cịn có các ban thuộc Head office của Tập đồn, đó là: Ban Nhân
sự, Ban Công nghệ thông tin, Ban Đảm bảo chất lượng, Ban Truyền thơng, Văn
phịng tổng hội…
1.7 Cơ cấu nhân sự:
BIỂU ĐỒ VỀ CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ CỦA TẬP ĐOÀN FPT
Trên ĐH,
2.1%
Dưới ĐH,
33.1%
Trên ĐH
Đại học
Dưới ĐH
Đại học,
64.8%
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ CỦA TẬP ĐOÀN FPT
Phục vụ,
19.7%
Quản lý,
8.0%
Kinh doanh,
18.1%
Quản lý
Kinh doanh
Phần mềm ,
27.6%
-
Kỹ thuật
Phần mềm
Kỹ thuật,
26.8%
Phục vụ
Trên đây là cơ cấu nhân sự về trình độ và về chức năng nghiệp vụ của Tập
đoàn FPT cho đến năm 2005. Từ năm 2006 trở lại đây, do yêu cầu của Ban lãnh
đạo Tập đồn nên các cơng ty thành viên, các chi nhánh của Tập đồn… đã
khơng tập hợp số liệu gửi về Tổng công ty nữa và kể từ đó đến nay khơng có báo
cáo nhân sự tổng hợp của toàn Tập đoàn nữa. Và như vậy rất khó để xác định
được cơ cấu nhân sự của tồn Tập đoàn. Nhưng cho đến nay, số lượng nhân viên
của Tập đoàn vẫn đang ngày một tăng cao hơn và dự kiến đến năm 2014, tổng số
nhân viên của Tập đoàn sẽ đạt con số 40.000 người.