Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.03 KB, 39 trang )

Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

Lời mở đầu……………………………………………………………….....2
Chương 1:Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên…….4
1.1.Giới thiệu Ngân hàng……………………………………………………4
1.2 khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm…...6
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn tại NHNo&PTNT Bình Xuyên………..9
2.1. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng………………………………………9
2.1.1 Vốn tự có………………………………………………………………9
2.1.2 Vốn huy động ………………………………………………………..10
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng ……………….12
2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn…………………………………………12
2.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn …………………………………..13
2.2.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng….……………...17
2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thơng qua chỉ tiêu tài chính ……….30
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng…......32
3.1 Đánh giá điểm mạnh và hạn chế việc sử dụng vốn …………………...32
3.1.1 Điểm mạnh ……………………………………………………...…...32
3.1.2 Hạn chế ………………………………………………………………32
3.2 Kiến nghị……………………………………………………………….33
3.2.1 Về phía nhà nước …………………………………………………….33
3.2.2 về phía ngân hàng..…………………………………………………...34
3.3 Những Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng……..36
3.3.1Về huy động vốn.……………………………………………………..36
3.3.2 Về sử dụng vốn……………………………………………………….36
3.3.3 hạn chế rủi ro..………………………………………………………..37
Kết luận…………………………………………………………………….38
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….40


GVHD: Lê Trung Thành

1

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển đường lối mới, chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ
hơn sự phát triển tham gia q trình tồn cầu hóa nền kinh tế và cạnh tranh
quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 nêu rõ, phải “chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế” tranh thủ mọi thời cơ để phát triển..Trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất
lượng, hiệu quả, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo cho mình
có vị thế trên thương trường. Một trong những yếu tố để xác định được vị
thế đó là hiệu quả kinh doanh. Song song đó, nhân tố quan trọng tác động
đến hiệu quả kinh doanh đó là hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Chính vì thế, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn là rất cần thiết và cấp
bách.
Trong xu thế hội nhập đó, hàng loạt nhà đầu tư mới trong và ngồi nước
chọn Việt Nam làm nơi đầu tư an toàn và sinh lời. Điều này đòi hỏi việc
cung ứng vốn để đầu tư là bức bách và thường xuyên. Và hơn nữa, ngay cả
những hoạt động kinh doanh cá thể, hộ sản xuất cũng rất cần vốn để kinh
doanh, sinh lời hòa nhập vào sự phát triển đất nước.
Để thực hiện nhiệm vụ dẫn vốn trong nền kinh tế, trung gian thanh toán,

đồng thời là cầu nối giúp cho nền kinh tế vận hành liên tục, khơng gián đoạn
thì vai trị của các tổ chức tín dụng trung gian, hay nói khác hơn đó là sự góp
mặt của các ngân hàng rất quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, đáp
ứng yêu cầu công cuộc đổi mới nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Điều này đã làm cho hoạt động của các ngân hàng trong nước ngày
thêm sơi nổi trong việc điều hịa lượng vốn kinh doanh, giữa nguồn vốn huy
động và nguồn vốn cho vay. Vì vậy, để cạnh tranh, tồn tại, đứng vững trên
thương trường thì mỗi ngân hàng phải hoạt động cho hiệu quả. Muốn vậy,
GVHD: Lê Trung Thành

2

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

mỗi ngân hàng phải quản lý, sử dụng nguồn vốn như thế nào để đạt hiệu quả
tối đa mới là điều thực sự quan trọng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn(NHNo&PTNT) huyện
Bình Xun tỉnh Vĩnh Phúc cũng đứng trước bối cảnh nền kinh tế đổi mới
với nhiều thử thách. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một giai đoạn quan
trọng của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện
chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược
kinh doanh và kiến nghị những giải pháp sử lý, là cơ sở cho những quyết
định kịp thời và đúng đắn để từ đó ngân hàng có thể phát huy những lợi thế
và khắc phục những hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình,
tạo tiền đề vững chắc cho ngân hàng trên con đường kinh doanh. Do đó em

lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc” để
nghiên cứu.
Báo cáo được chia làm 3 chương với nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn tại NHNo&PTNT Bình Xuyên
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng

GVHD: Lê Trung Thành

3

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NƠNG THƠN HUYỆN BÌNH XUN
1.1 Giới thiệu về ngân hàng
1.1.1 Tên ngân hàng: Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nơng Thơn huyện Bình Xun tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.2 Giám đốc hiện tại: Nguyễn Tiến Dũng.
1.1.3 Địa chỉ: Khu phố 1_ Thị trấn Hương Canh_ Huyện Bình Xuyên_
Tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.4 Cơ sở pháp lý của ngân hàng:
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triên Nông thôn (NHNo&PTNT) là

một trong những ngân hàng Thương Mại (NHTM) quốc doanh lớn trong hệ
thống NHTM. Theo quyết định số 400/CP ngày 14/01/1990, NHNo&PTNT
Việt Nam được ra đời với số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng nhằm xóa đói, giảm
nghèo, phát triển nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam.
1.1.5 Loại hình ngân hàng:
NHNo&PTNT thuộc loại hình Ngân hàng Nông nghiệp.
1.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên.
a. Chức Năng:
Cũng như bất kì một NHTM nào khác, NHNo&PTNT chi nhánh Bình
Xuyên – Vĩnh Phúc. cũng thực hiện đầy đủ các chức năng của một NHTM:
- Chi Nhánh được phép Huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn dỗi
trong xã hội để cho vay.
GVHD: Lê Trung Thành

4

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

- Chi nhánh thực hiện các chức năng về nghiệp vụ tín dụng.
- Chi nhánh được phép kinh doanh tiền tệ.
- Chi nhánh còn thực hiện các dịch vụ như: chuyển tiền điện tử, thanh
toán quốc tế, bảo quản các giấy tờ có giá.
b. Nhiệm vụ:
Với sự đa dạng về hình thức hoạt động, NHNo&PTNT chi nhánh Bình
Xuyên – Vĩnh Phúc. có những nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn đồng Việt Nam và ngoại tệ với hình thức: Mở tài
khoản tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu…
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với các thành
phần kinh tế.
- Làm đại lý và ủy thác ,thu hộ chi hộ cho các tổ chức tài chính tín dụng
và cá nhân trong và ngoài nước.
- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu cho vay, cầm cố các
chứng từ có giá.
- Thực hiện các dịch vụ khác: Rút tiền tự động, dịch vụ tư vấn…
- Ký quĩ, bảo lãnh.
1.1.7 Lịch sử phát triển của ngân hàng qua các thời kì:
- Huyện Tam Đảo được tách ra thành 2 huyện là Huyện Tam Dương và
Huyện Bình xuyên năm 1997 khi tách tỉnh vĩnh phú thành 2 tỉnh là Tỉnh
Vĩnh Phúc và Tỉnh phú thọ và NHNo&PTNT Huyện Bình Xuyên Được Tái
lập từ đó.
GVHD: Lê Trung Thành

5

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

- Từ ngày thành lập đến 31/08/1998 là phòng giao dịch hương canh
trực thuộc NHNo Huyện Tam Đảo.
- Từ 01/09/1998 cho tới nay Ngân Hàng được tái lập thành NHNo &
PTNT Huyện Bình Xuyên.

- NHNo & PTNT Huyện Bình Xuyên được tái lập năm 1998 cho tới
nay đã hoạt động được trên 14 năm, chi nhánh đã hoạt động tương đối tốt
và hiện nay chi nhánh có 3 phịng giao dịch đó là: Phịng giao dịch Quang
Hà, Phịng giao dịch Phó Xn và Phịng giao dịch Bá thiện.
1.2 Khái qt tình hình sản xuất – kinh doanh của ngân hàng
1.2.1 Các loại dich vụ của ngân hàng
+ Huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các tổ
chức kinh tế.
+ Cho vay vốn để phát triển sản xuất đối với các thành phần kinh tế.
+ thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
+ mở rộng các sản phẩm dịch vụ như : mở tài khoản tiền gửi, thanh
toán lương qua thẻ, mở dịch vụ SMS ,VNTOPUP ,Thu hộ chị hộ Ngân sách
nhà nước.
+ Nhận gửi tiền và chi trả dịch vụ thanh toán ngoại tệ trong và ngoài
nước….

GVHD: Lê Trung Thành

6

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

1.2.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm:
Bảng 1: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ năm 2009 đến 2011
Đơn vị: Triệu đồng

TT

Năm

09

10

11

1

Chỉ tiêu
Doanh thu

42371

59469

85269

2

Lợi nhuận trước thuế

5519

8174

17185


3

Lợi nhuận sau thuế

5519

8174

17185

8037

12208

9587

425128

495652

520095

48

50

51

4

5
6
7

Giá trị tài sản cố định
bình quân trong năm
Vốn lưu động bình
quân trong năm
Số lao động bình
qn trong năm
Tổng chi phí sản xuất

29855
40474
56912
trong năm
Nguồn : Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Xun

Dựa vào bảng trên ta thấy: Năm 2011, Doanh thu của Ngân hàng là
85.269 triệu đồng, tăng 25.800 triệu đồng so với năm 2010. tăng 143,38%.
Trong đó lợi nhuận tăng theo hàng năm, năm 2010 đặt 8.174 triệu đồng, năm
2011 tăng 9.011 triệu đồng đặt 17.185 tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao. Ngoài các hoạt động
huy động tiền gửi, tín dụng, Ngân hàng còn mở rộng và phát triển thêm
nhiều dịch vụ khác như: thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền nhanh,
giữ hộ tài sản, cho th tài chính, thanh tốn quốc tế… Đó là tín hiệu đáng
mừng cho Ngân hàng khi muốn mở rộng khách hàng đến với mình. Tổng chi
phí năm 2010 là 40.474 triệu đồng, năm 2011 là 56.912 triệu đồng, tăng

GVHD: Lê Trung Thành


7

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

1.438 triệu. Theo đó Vốn lưu động bình qn trong năm tăng năm 2010 là
495.652 triệu đồng đến năm 2011 đạt 520.095 triệu đồng. Để phục vụ cho
việc kinh doanh, Ngân hàng cũng chú trọng đến việc đầu tư vào tài sản cố
định. Năm 2011 giá trị tài sản cố định là 9.587 triệu đồng. Tăng 1.550 triệu
đồng so với năm 2009.

GVHD: Lê Trung Thành

8

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NƠNG THƠN HUYỆN BÌNH XUN

2.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng
2.1.1 Vốn tự có
Vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng, là giá trị thực
có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác của ngân
hàng theo quy định của ngân hàng nhà nước. Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất
nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của NHTM.
Vốn tự có bao gồm: Vốn điều lệ, quỹ dự trữ.
2.1.1.1 Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của ngân hàng là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động
của các ngân hàng thương mại. Vốn điều lệ của ngân hàng là do các chủ sở
hữu của ngân hàng đóng góp. Mức vốn điều lệ và phương phức đóng góp
vốn điều lệ của mỗi ngân hàng được ghi trong điều lệ hoạt động của từng
ngân hàng và được ngân hàng trung ương phê duyệt.
Mặc dù vốn điều lệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt
động của ngân hàng nhưng nó có ý nghĩa rất lớn, là căn cứ pháp lý để thành
lập ngân hàng, và phản ánh năng lực hoạt động của ngân hàng.
2.1.1.2 Quỹ dự trữ
Các quỹ của ngân hàng được hình thành và tạo lập trong quá trình hoạt
động của ngân hàng nhằm sử dụng cho những mục đích nhất định.
Theo quy định, hàng năm tổ chức tín dụng phái trích từ lợi nhuận sau
thuế để lập và duy trì các quỹ sau:

GVHD: Lê Trung Thành

9

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ


Khoa tài chính ngân hàng

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm theo tỷ lệ 5%
trên lợi nhuận ròng.
- Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển nghiệp
vụ ngân hàng…các quỹ này cũng được trích lập và sử dụng theo quy định
của pháp luật.
2.1.2 Vốn huy động
Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là
tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và
sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hồn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng
yêu cầu. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất, bao gồm:
2.12.1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng.
Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân hàng dưới các hình thức
sau đây.
- Tiền gửi khơng kì hạn: là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng có
thể rút ra bất cứ lúc nào mà mà không phải báo trước cho ngân hàng và ngân
hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng.
- Tiền gửi có kì hạn: là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có
sự thảo thuận về thời gian rút ra giữa ngân hàng và khách hàng. Về nguyên
tắc, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận. Tuy
nhiên, trên thực tế, do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các ngân hàng
thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không
được hưởng lãi suất chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn.
2.1.2.2 Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi
tại ngân hàng, bao gồm:

GVHD: Lê Trung Thành

10

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

- Tiền gửi tiết kiệm: trong hình thức huy động này, người gửi tiền vào
được cấp một sổ tiết kiệm. Sổ này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi
vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng được
chia thành 2 loại: tiết kiệm có kì hạn và tiết kiệm khơng có kì hạn.
- Tài khoản tiền gửi cá nhân: Ngày nay, khi đời sống vật chất của mọi
người được nâng lên thì ngày càng có nhiều cá nhân mở tài khoản tiền gửi
tại ngân hàng và thực hiện các giao dịch, thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy,
tài khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần tăng trưởng nguồn vốn cho các
ngân hàng.
2.1.2.3 Vốn huy động thơng qua các chứng từ có giá
Để đáp ứng nhu cầu vốn của mình, trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng đã
ra đời. Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá xác nhận khoản nợ của ngân
hàng với người nắm giữ. Kỳ phiếu được phát hành thường xuyên và có kỳ
hạn: 3..6.. 12 tháng. Trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn 1 năm.
2.1.2.4 Huy động vốn qua đi vay
a. Vay tổ chức tín dụng khác
Đó là các khoản vay thơng thường mà các ngân hàng vay lẫn nhau trên
thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ. Các ngân hàng thường xây
dựng các mối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ

không vay ngân hàng trung ương. Các ngân hàng vay dưới hình thức: vay
qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn.
b. Vay ngân hàng trung ương.
Khi ngân hàng thương mại xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc
hay mất khả năng thanh toán thì người cuối cùng mà các ngân hàng có thể
cầu cứu là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương cho vay dưới hình
thức tái chiết khấu thương phiếu. Các ngân hàng thương mại có thể mang
các thương phiếu lên ngân hàng trung ương để vay. Tuy nhiên việc vay này
GVHD: Lê Trung Thành

11

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

cũng có một số khó khăn do ngân hàng trung ương chỉ cho ngân hàng
thương mại một hạn mức tái chiết khấu và việc cho vay này lại nằm trong
định hướng của chính sách tài chính quốc gia. Dẫu sao đây cũng là một hình
thức bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại cực kỳ quan trọng trong những
thời điểm nhất.
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng
2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những u cầu khác nhau về chi phí,
tính thanh khoản, thời gian hồn trả khác nhau… Do đó, ngân hàng cần phải
quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến
lược huy động tốt nhất trong từng thời kì nhất định. Để hiểu rõ hơn cơ cấu

nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên được hình thành chủ yếu
từ những nguồn nào, ta xét bảng sau:
Bảng 2: tình hình cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số tiền
Vốn điều lệ

%

Số tiền

%

Số tiền

%

70.000

17,9

500.00


54,07

500.000

51,12

5,85

78.154

7,99

Các quỹ

12.271

3,14

0
54.163

Vốn huy động

279.000

71,4

303.00


32,77

343.000

35,07

4,84

28.778

2,94

2,47

28.074

2,88

978.006

100

Vốn ủy thác

20.400

5,2

0
44.721


Tài sản nợ khác

8.958

3,36

22.797

Tổng nguồn vốn

390.629

100

924.681 100

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện bình Xun)

GVHD: Lê Trung Thành

12

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng


Nhìn chung, tổng nguồn vốn của nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm
đều có sự gia tăng đáng kể. Năm 2009, tổng nguồn vốn của ngân hàng là
390.629 triệu đồng, sang năm 2010 tổng nguồn vốn tăng vọt lên đến 924.681
triệu đồng, tăng 534.052 triệu đồng. Đến năm 2011 tăng lên đến 978.006
triệu đồng ,tăng 53.325 triệu đồng so với năm 2010.
Khoản mục chủ yếu trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là vốn huy
động tại địa phương và khoản mục này gia tăng qua ba năm. Năm 2009, vốn
huy động tại địa phương của ngân hàng là 279.000 triệu đồng, chiếm 74,1%
trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2010, vốn huy động tăng 303.000 trệu
đồng, chiếm 32,77% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2011, nguồn vốn này
đã tăng lên 978.006 triệu đồng, chiếm 35,07% trong tổng nguồn vốn tại ngân
hàng.
Chiếm tỷ trọng lớn hai trong tổng nguồn vốn là vốn điều lệ. vốn điều lệ
của ngân hàng cao bởi vì : thứ nhất, vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn
pháp định do chính phủ quy định; thứ hai, vốn điều lệ của lớn sẽ tạo được
lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Vốn điều lệ của ngân hàng năm
2009 là 70.000 triệu đồng nhưng đến năm 2010 con số này tăng lên 500.000
triệu đồng tăng 430 triệu đồng. Sang năm 2011 vốn điều lệ của ngân hàng
vẫn giữ nguyên ở mức cũ 500.000 triệu đồng.
Khoản mục đứng sau cùng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là các
khoản mục: vốn ủy thác, tài sản nợ khác, các quỹ.
2.2.2. Phân tích tình hình huy đơng vốn
Như ta đã biết, huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn càng dồi dào càng
giúp cho ngân hàng có thể tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình,
mở rộng quy mơ tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành
phần kinh tế.
GVHD: Lê Trung Thành

13


SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

a. Hoạt động huy động vốn:
Khi thành lập đến nay, nhiều nỗ lực của cán công nhân viên trong ngân
hàng, chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp trên giao phó. Với
phương châm “ Đi vay để cho vay”, chi nhánh đã có chiến lược, giải pháp
hiệu quả và nhạy bén trong việc huy động vốn. Đến nay, chi nhánh
NHNo&PTNT Bình Xuyên – Vĩnh Phúc đã tăng được nguồn vốn huy động
đáng kể.
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Đơn vị: tỷ đồng
2008
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng VHĐ
TG các

199

2009

Cơ cấu
(%)
100


2010

Cơ cấu

Số tiền

(%)
100

279

2011

Cơ cấu

Số tiền

(%)
100

303

Số tiền

Cơ cấu

343

(%)

100

181

90.95

233.8

83.80

274.4

90.56

307

89.5

18

9.05

45

16.13

28

9.24


32

9.32

0.2

TCKT
TG dân cư
TG các

0.07

0.6

0.2

4

1.18

TCTD và
nguồn khác

Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Xun
Trong đó: VHĐ: vốn huy động
TG: Tiền gửi
TCKT: tổ chức kinh tế
TCTD: Tổ chức tín dụng
Mặc dù có những thay đổi tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong
tổng nguồn vốn huy động nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động từ các

TCKT vẫn chiếm đa số. Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ này là 83.80% tương ứng

GVHD: Lê Trung Thành

14

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

với số tiền là 233.8 tỷ đồng, đến năm 2010, 2011 tăng lần lượt là 990.56 %
và 89.5 % tương ứng với 274.4 tỷ đồng và 307 tỷ đồng.
Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ dân cư lại thay đổi rõ rệt, điều
này được thể hiện: Năm 2009 tỷ trọng tiền gửi từ dân cư chiếm 16.13 %
tương ứng với 45 tỷ đồng, năm 2010 thì tỷ lệ này là 9.24% giảm một cách
đáng kể tương đương với số tiền là 28 tỷ đồng, năm 2011, mặc dù có tăng
nhưng không đáng kể, tăng 32 tỷ đồng chiếm 9.32%.
Với các khoản tiền gửi từ các tổ chức Ttn dụng và nguồn khác thì sự
thay đổi về tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn huy động là không đáng
kể. Năm 2009 nguồn này chiếm 0.07% tương đương với 0.2 tỷ đồng, đến
năm 2010 là 0.2 % tương đương với 0.6 tỷ đồng. Năm 2011, tỷ trọng của
tiền gửi từ các TCTD và các nguồn khác chiếm 1.18 % tương ứng với số
tiền là 4 tỷ.
Qua những số liệu trên có thể thấy cơ cấu vốn của NHNo&PTNT Bình
Xuyên – Vĩnh Phúc chưa hợp lý. Ngân hàng chưa khai thác được nguồn vốn
từ dân cư với chi phí thấp mà lại có sự tăng nhanh về nguồn từ các TCTD
với lãi suất huy động là rất cao.

Nguyên nhân của sự hoán đổi này là do kinh tế gặp khó khăn, người
dân thu hẹp tiết kiệm để tiêu dùng những nhu cầu khơng đổi, bên cạnh đó
cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các
ngân hàng lớn trên thế giới đã làm cho người dân e dè trong việc gửi tiền
vào ngân hàng khiến cho nguồn vốn huy động từ dân cư giảm đi rõ rệt.
Các tổ chức kinh tế cũng gặp khó khăn tương tự khiến cho nguồn vốn
huy động không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ dẫn đến mức vay
nợ trên thị trường liên Ngân hàng của chi nhánh tăng lên. Đây là điểm bất
GVHD: Lê Trung Thành

15

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

lợi về lâu về dài vì nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng vừa đắt lại chỉ mang
tính tạm thời.
Điều đáng mừng là việc các tổ chức kinh tế tìm đến ngân hàng để gửi
tiền tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu
giao dịch của khách hàng, sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú chiếm được
nhiều tình cảm từ phía khách hàng. Việc ngân hàng thu hút được ngày càng
tăng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế chính là tiền đề để ngân hàng thu hút
được khối lượng lớn khách hàng trong tương lai và là một dấu hiệu tốt trong
công tác huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần chú ý để
tốc độ tăng trưởng nguồn vốn này là lâu dài và ổn định.
b. Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và khơng kỳ
hạn đây là nguồn vốn khá quan trọng đối với ngân hàng thu hút lượng tiền
nhàn rỗi trong dân cư. Nhìn chung loại tiền gửi này đều tăng qua các năm,
chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân
hàng.
Bảng 3.2: Tình hình tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2009

2010

2011

TGTK khơng kì hạn

4.270

9.696

16.926

TGTK có kì hạn

8.119

17.477

40.000


Tổng

12.389

27.173

56.926

Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Xun
Trong đó: TGTK: tiền gửi tiết kiệm
Qua số liệu ta nhận thấy tổng tiền gửi tiết kiệm năm 2010 đạt 27.173
triệu đồng tăng so với năm 2009 là 14.784 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 119,33%
GVHD: Lê Trung Thành

16

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

và đến năm 2011 lượng tiền gửi này đạt 56.926 triệu đồng tăng lên rất cao so
với năm 2010 với lượng tăng 29.753 triệu đồng, tốc độ tăng là 109,49%.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: năm 2010 đạt 9.696 triệu đồng tăng
5.426 triệu đồng so với năm 20009, tỷ lệ tăng 127,07%; đến năm 2011 loại
tiền gửi này lại tiếp tục tăng lên và đạt 16.926 triệu đồng tăng so với năm
2010 là 7.230 triệu đồng với tốc độ tăng là 74,57%.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: năm 2009 đạt 8.119 triệu đồng, sang
năm 2010 tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể đạt 17.477 triệu đồng tăng
9.358 triệu đồng hay tăng 115,26% so với năm 2009. Đến năm 2011 tiếp tục
tăng lên đạt 40.000 triệu đồng tăng 128,87% hay tăng 22.523 triệu đồng so
với năm 2010
Trong năm 2011 công tác huy động tiền gửi tiết kiệm đã thực sự tăng so
với những năm trước đây đó là nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo, đặc biệt
là thái độ phục vụ tận tình của nhân viên phịng nguồn vốn.
2.2.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng
2.2.3.1. Phân tích tình hình cho vay của ngân hàng.
a. Phân tích doanh số cho vay thời gian
Cũng như các ngân hàng khác, sau khi huy động, Ngân hàng Nơng
Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn huyện Bình Xun nhanh chóng tìm các
biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhằm mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã
giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc hoặc chuyển khoản trong một khoản
thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mơ
của cơng tác tín dụng. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân
hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1 : tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

GVHD: Lê Trung Thành

17

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ


Khoa tài chính ngân hàng

Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn 12.069
23,08
148.751
25,46
210.944
79,27
Trunghạn 40.230
76,92
50.800
74,54
55.156
20,73
Tổng
52.299
100
199.551
100
266.100

100
Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT Tỉnh Vỉnh Phúc
Chỉ tiêu

Do đặc điểm của ngành nơng nghiệp thường có chu kỳ hoạt động tối đa
là 5 năm nên việc cho vay dài hạn (trên 5 năm) tại ngân hàng là rất ít. Do
vậy, tình hình cho vay và thu nợ chỉ tính cho hai loại thời hạn là: ngắn hạn
và trung hạn.
Với nguồn vốn huy động được, ngân hàng đã đẩy mạnh công tác đầu tư
cho vay đến các thành phần kinh tế trong huyện. Ngân hàng đã đưa ra nhiều
cơ chế tín dụng phù hợp tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín
dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, cho vay các dự án
mang tính khả thi mang lại hiệu qủa kinh tế cao. Do đó, hoạt động cho vay
ln là vấn đề trọng tâm của ngân hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển, đồng thời tạo nguồn lợi chính cho ngân hàng.
Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm của ngân hàng
luôn tăng mà chủ yếu sự gia tăng là cho vay ngắn hạn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2009 tổng doanh số cho vay của
ngân hàng là 52.299 triệu đồng. Đến năm 2010 tổng doanh thu cho vay của
ngân hàng đã tăng 147.252 triệu đồng so với năm 2009. Trong khi cho vay
trung hạn trong năm chi tăng 10.570 triệu đồng. Bước sang năm 2011, doanh
số cho vay tiếp tục tăng 66.549 triệu đồng. Trong đó, vay ngắn hạn tăng
62.193 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn tăng 4.356 triệu đồng. Như vậy
trong thời gian qua nhu cầu về vốn tại địa phương không ngừng tăng lên và
ngân hàng đã nắm bắt điều đó, tập trung cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu

GVHD: Lê Trung Thành

18


SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

vốn tại địa phương. Tuy nhiên, đã phân tích, tín dụng ngắn hạn khơng đem
lại hiệu quả cao như tín dụng trung và dài hạn. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ
ngân hàng cần tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp, các cơng ty lớn uy tín
và hoạt động kinh doanh tốt có nhu cầu vốn trung và dài hạn để tập trung
cho vay.
Doanh số cho vay tăng đều qua các năm chủ yếu do:
+ Ngân hàng rất được khách hàng tín nhiệm
+ Các hộ cho vay vốn đã mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất, số hộ vay
ngày càng tăng qua các năm.
+ Thủ tục cho vay được đơn giản hố, đội ngũ cán bộ tín dụng nhiệt
tình giúp đỡ người dân khi đến vay vốn.
b. Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng
Bảng 4.2 : doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
1.DNTN
4575
9876
20250
2.Hộ SX

155131
186459
237900
-Trồng trọt
95087
111875
151200
- Chăn ni
60530
74584
86700
Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Xun
Trong đó: DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
SX: Sản xuất
Qua số liệu trên cho thấy: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm.
Đối với Doanh nghiệp tư nhân: Đây là loại hình doanh nghiệp khá đơng
đảo và chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn, hoạt động ngày càng có hiệu quả
nên ngân hàng đã chủ động đầu tư cho thành phần kinh tế này càng nhiều và
doanh số cho vay đối tượng này tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể,

GVHD: Lê Trung Thành

19

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ


Khoa tài chính ngân hàng

năm 2009 việc giải ngân cho thành phần kinh tế này đạt 4.675 triệu đồng,
chiếm 2,84% tổng doanh số cho vay thì sang năm 2010 doanh số cho vay lại
tăng và đạt 9.876 triệu đồng tăng 5.301 triệu đồng hay tăng 115,87% so với
năm 2009. Đến năm 2010, con số này lại tiếp tục tăng và lượng tăng này rất
cao, so với năm 2010 tăng 105,04%, đạt 10.374 triệu đồng.
Đối với Hộ sản xuất và cụ thể là cho vay trồng trọt và chăn nuôi:
Trong cho vay trồng trọt ngân hàng đầu tư chủ yếu là cho vay trồng lúa,
sân phơi, thủy lợi nội đồng đây là một loại hình sản xuất nơng nghiệp phổ
biến ở địa bàn huyện và nó chiếm tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu đầu tư
của ngân hàng. Nó là một ngành sản xuất tốn chi phí thấp, kỹ thuật canh tác
đơn giản nhưng hao phí lao động cao. Trong hồn cảnh thiếu vốn sản xuất
vai trò của ngân hàng là cung cấp vốn cho nông nghiệp, doanh số cho vay
trồng trọt thể hiện như sau: năm 2010 so với năm 2009 tăng 16.797 triệu
đồng tương đương tỷ lệ tăng là 10,83%, năm 2011 tăng 39.325 triệu đồng so
với năm 2010 tương đương tỷ lệ tăng là 35,15%. Nguyên nhân tăng như đã
nêu ở trên là trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn cây trồng thì chủ yếu là cho
vay trồng lúa mà trong những năm qua giá lúa liên tục tăng tạo thuận lợi cho
người dân, sản xuất đạt sản lượng cao giá bán lại cao làm cho lợi nhuận thu
được tăng cao sau khi tính đủ chi phí vật tư, phân bón, giống,v.v…
Về lĩnh vực chăn ni với địa hình thích hợp để cho việc nuôi gia súc
gia cầm, đồng thời do tập quán từ trước tới nay, trình độ kỹ thuật của người
dân chưa phát triển nên việc chăn nuôi với quy mô lớn chưa được phổ biến:
chủ yếu là nuôi heo, ni cá tra hầm, lóc, rơ phi… Vì vậy vay chăn nuôi
chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay Hộ sản xuất. Qua
bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay qua các năm đều tăng. Năm 2010
doanh số cho vay đạt 74.854 triệu đồng tăng 14.531 triệu đồng so với năm
2009 tương đương tỷ lệ tăng là 9,37%; năm 2011 doanh số cho vay đạt
GVHD: Lê Trung Thành


20

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

86.700 triệu đồng so với năm 2010 tăng 12.116 triệu đồng tương đương tỷ lệ
tăng là 16,24%.
2.2.3.2 Phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng
a. Phân tích tình hình thu nợ theo thời gian
Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mơ tín dụng của ngân
hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng
như đơn vị vay vốn. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng được thể hiện ở việc trả nợ
vay của khách hàng.
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản
đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được
xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín
dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Ta xét bảng số liệu
sau:
Bảng 5.1: doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Chỉ tiêu

2009
Số tiền
%


2010
Số tiền
%

Đơn vị: trệu đồng
2011
Số tiền
%

87,1
147.273
88
165.646
74,3
Ngắn hạn 125.265
12,9
20.053
12
57.354
25,7
Trung hạn 18.543
143.805
100
167.326
100
223.000
100
Tổng
Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT Huyện Bình Xuyên


Qua bảng trên ta thấy tình hình thu nợ qua các năm của chi nhánh khá
tốt và có xu hướng gia tăng dần qua các năm. Trong đó cả nợ ngắn hạn,
trung và dài hạn đều tăng qua các năm.Tình hình cụ thể như sau:
Trong năm 2009, doanh số đã thu được nợ 143.805 triệu đồng. Sang
năm 2010, doanh số thu nợ đạt được là 167.326 triệu đồng, tăng 23.521 triệu
đồng so với cùng kì. Trong đó, thu nợ ngắn hạn đạt 125.262 triệu đồng, còn
doanh số thu nợ trung-dài hạn chỉ đạt 18.543 triệu đồng. Điều đó cũng dễ
hiểu bởi cơ cấu doanh số cho vay đã nghiêng về cho vay ngắn hạn. Sang đến
GVHD: Lê Trung Thành

21

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn là 147.273 triệu đồng, tăng 22.011
triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 17,57% so với năm 2009. Còn doanh số thu
nợ trung hạn là 20.053 triệu đồng,tăng 1.510 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng
8,14% so với năm 2009. Sang đến năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn tiếp
tục tăng và đạt 165.646 triệu, tăng 18.373 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng
12,48% so với năm 2010. Doanh số thu nợ trung hạn cũng tiếp tục tăng cao,
đạt 57.354 triệu đồng, tăng 37.301 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 186,01%
so với năm 2010. Doanh số thu nợ ngắn hạn, trung hạn tăng nguyên nhân
chính là do các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả mang lại lợi nhuận. Bên cạnh đó là sự nỗ lực hết mình của đội ngũ
nhân viên tín dụng ngân hàng trong suốt thời gian qua.

b. Phân tích tình hình thu nợ đối tượng

Bảng 5.2 : Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: triệu đồng
2009
Số tiền
%

2010
Số tiền
%

2011
Số tiền
%

3.675

2,6

7.511

4,5

15.430

2. Hộ sản xuất

139.130


97,4

157.235

95,5

- trồng trọt

83.078

58,7

93.700

59,6

Chỉ tiêu
1.Doanh nghiệp
Tư nhân

GVHD: Lê Trung Thành

22

201.21
4
132.729

6,9
93,1

66

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

- Chăn ni

56.052

40,3

63.535

40,4

Tổng

143.805

100

167.326

100

68.485

223.00

0
Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Xun

34
100

Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế đều tăng qua các năm. Năm
2010 đạt 167.326 triệu đồng, tăng 23.521 triệu đồng so với năm 2009 tương
đương tỷ lệ tăng là 16,36%. Sang năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng, so
với năm 2010 tăng 55.674 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng này là 33,27%,
đạt 223.000 triệu đồng. Nhìn chung doanh số thu nợ của các ngành tăng qua
các năm. Có được kết quả trên cơng tác thu nợ là một nhiệm vụ chủ yếu của
ngân hàng. Ngân hàng muốn hoạt động tốt địi hỏi bà con nơng dân phải trả
nợ đúng hạn, tuỳ theo các món vay ngắn, trung dài hạn khác nhau mà thời
hạn thu nợ khác nhau. Sở dĩ doanh số thu nợ tăng là do ngân hàng trực tiếp
chỉ dẫn người dân vay được vốn, sử dụng đúng mục đích, do ý thức của
người dân muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng.
Đối với Doanh nghiệp tư nhân: doanh số thu nợ tăng cao qua các năm.
Năm 2010 đạt 7.511 triệu đồng, tăng 3.836 triệu đồng tương đương tỷ lệ là
104,38%. Đến năm 2011 đã tăng lên 7.917 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng
105,43%, đạt 15.430 triệu đồng.
- Đối với Hộ sản xuất: tăng liên tục qua các năm. Cụ thể:

+ Đối với lĩnh vực chăn nuôi: thời gian qua được sự chỉ đạo kịp thời
của ủy ban nhân dân Tỉnh. Ngân hàng từng bước đầu tư vốn vào việc chuyển
dịch cơ cấu từ trồng trọt qua chăn nuôi và được sự quan tâm theo dõi sử
dụng vốn đúng mục đích của NHNo & PTNT huyện Bình Xun. Nên lĩnh
vực chăn ni đã từng bước phát huy được thế mạnh của mình. Từ bảng số

liệu trên cho thấy doanh số thu nợ chăn nuôi qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm
2010 tăng 7.483 triệu đồng so với năm 2009 tương đương tỷ lệ tăng là

GVHD: Lê Trung Thành

23

SV: Khổng thị Mỹ Linh


Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

13,35%, năm 2011 tăng 4.950 triệu đồng so với năm 2010 tương đương tỷ lệ
tăng là 7,79%.
+ Đối với lĩnh vực trồng trọt: về lĩnh vực trồng trọt chủ yếu là trồng lúa

có doanh số thu nợ tăng, cụ thể là trong năm 2010 thu nợ đạt 93.700 triệu
đồng so với năm 2009 tăng 10.622 triệu đồng tỷ lệ tăng tương đương là
12,79%; năm 2011 thu nợ đạt 132.729 triệu đồng tăng 39.029 triệu đồng so
với năm 2010 tỷ lệ giảm tương đương là 41,65%. Nguyên nhân doanh số thu
nợ của ngành trồng trọt tăng là do người dân trúng mùa và giá lúa tăng cao
nên việc trả nợ cho ngân hàng dễ dàng hơn.
Tóm lại, có được kết quả như vậy là do cán bộ tín dụng ln theo dõi
nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng cộng thêm ý thức trả nợ của khách
hàng tốt, đồng thời ngân hàng đã lựa chọn được những khách hàng có uy tín.
Hầu hết các khách hàng đều có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả
được ngân hàng thẩm định trước khi cho vay. Các doanh nghiệp và cơ sở sản
xuất hoạt động có hiệu quả thu được lợi nhuận trả nợ cho ngân hàng.

c. Hệ số thu nợ
Để đánh giá tình hình thu nợ của ngân hàng, ta xét hệ số thu nợ. Hệ số
thu nợ phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ
vay của khách hàng, cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu hồi được trong thời kì
nhất định từ một đồng doanh số cho vay.
Bảng 6: Hệ số thu nợ của ngân hàng qua ba năm
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiểu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Doanh số cho vay
619.727
1.875.355
2.305.047
Doanh số thu nợ
413.512
1.006.781
2.226.345
Hệ số thu nợ
66,72
53,68
96,59
Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Xun

GVHD: Lê Trung Thành

24

SV: Khổng thị Mỹ Linh



Báo cáo thực tập nghiệp vụ

Khoa tài chính ngân hàng

Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng là khá cao. Năm 2009, hệ số
thu nợ của ngân hàng là 66,72%, Năm 2010, giảm đáng kể còn 53,68%.
Sang năm 2011, hệ số thu nợ của ngân hàng tăng lên đáng kể 96,59%. Qua
đó cho thấy trong 100 đồng vốn doanh số cho vay thì ngân hàng thu được
khoảng trên dưới 96 đồng, điều này có liên quan mất thiết với cơ cấu tín
dụng cảu ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn đóng vai trị chủ yếu trong hoạt
động ngân hàng.
2.2.3.3 Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng
a. Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng theo thời gian
Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và
doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân
mà ngân hàng chưa thu hồi về. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của ngân
hàng, ta xét bảng sau:

Bảng 7: Doanh số dư nợ theo thời hạn tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ

Năm

Năm

Năm


tiêu

2009

2010

2011

Ngắn

98.598

100.076

145.374

GVHD: Lê Trung Thành

Chênh lệch 2010 so
với 2009
Tốc độ
Số
tăng,giảm
tiền
(%)
1.478

25

1,50


Chênh lệch 2010
so với 2010
Tốc độ
Số
tăng,giảm
tiền
(%)
45.298

45,26

SV: Khổng thị Mỹ Linh


×