Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Công tác Quản lý nhà nước về hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.32 KB, 37 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đề tài nghiên cứu “Công tác Quản lý nhà nước về hộ tịch tại
Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi không sao
chép của bất cứ ai. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Người cam đoan


LỜI CẢM ƠN
Để bài tập lớn được hoàn thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú, anh,
chị tại UBND quận Tây Hồ đã cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết để tôi bổ sung
vào bài tập. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Hiền – GV
Khoa Văn hóa - Thông tin và Xã hội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập cũng như quá trình làm bài tập kết thúc học phần.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bài tập lớn
không thể tránh khỏi được những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy, cô để bài tập được hoàn thiện hơn và phục vụ tốt hơn cho
công tác thực tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DS – KHHGĐ

: Dân số - Kế hoạch hoá gia đình

UBND

: Ủy ban nhân dân

HĐND


: Hội đồng nhân dân

QLNN

: Quản lý nhà nước

QLHT

: Quản lý hộ tịch


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước đi theo con đường nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
mà ở đó, pháp luật được xem là tối thượng, mọi hoạt động của xã hội, hành vi của
con người luôn luôn phải tuân thủ theo pháp luật. Vì vậy, nhà nước đã thiết lập ra
một hệ thống pháp luật chặt chẽ, trước tiên là để quản lý trật tự xã hội, sau là để
bảo vệ cho chính những con người sống trong xã hội đó không bị áp bức, bóc lột,
bất công, đem lại sự công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi người.
Một trong những vấn đề liên quan mật thiết đến từng cá nhân từ khi sinh ra
đến khi mất đi là các thông tin về hộ tịch như tên, tuổi, quê quán, mã số định danh
cá nhân,... Vì vậy, nhà nước có trách nhiệm quản lý vấn đề này thống nhất từ cấp
Trung ương đến cơ sở.
Là sinh viên chuyên ngành Luật, tác giả hiểu được tầm quan trọng của vấn
đề đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Chính vì những lý do trên tác giả đã quyết

định chọn đề tài “Công tác Quản lý nhà nước về hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân
quận Tây Hồ” để làm đề tài thi hết học phần Nghiên cứu khoa học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch tại Ủy ban
nhân dân quận Tây Hồ.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ từ năm 2011 –
2016.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Trình bày, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
nước về hộ tịch tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, qua đó đề ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Xây dựng cơ sở lí luận của công tác quản lý nhà nước về hộ tịch;
• Tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa quận Tây
Hồ;
• Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch
5


trên địa bàn quận.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều bài nghiên cứu, các luận văn, bài báo tạp chí đề cập đến hộ tịch
và các chính sách thực hiện hộ tịch, trong thời gian qua như:
- Bộ Tư pháp (2006), “Hướng dẫn nghiệp vụ Đăng ký và quản lý hộ tịch”,
NXB Tư pháp, Hà Nội;
- Phạm Trọng Cường (2004), “Về quản lý hộ tịch”, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội;
- Trần Văn Quảng (2006), “Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, tư pháp –
hộ tịch trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
- Vũ Đình Tuấn Phương (2005), “Cơ quan nhà nước cần tôn trọng quyền yêu

cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của công dân”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Và nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau nữa ở những phương
diện và cấp độ khác nhau về quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu về hộ tịch tại quận Tây Hồ ở thời điểm hiện tại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp phân tích – tổng hợp;
Phương pháp điều tra, lấy số liệu và các phương pháp hỗ trợ khác...
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về hộ tịch và quản lý nhà
nước đối với hộ tịch; đánh giá thực trạng về quản lý hộ tịch ở quận Tây Hồ trong
thời gian qua, từ đó nêu lên những giải pháp để đóng góp phần nào nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận Tây Hồ.
Các kết quả nghiên cứu của bài có thể làm cơ sở để các cấp chính quyền ở
quận cũng như các phường thuộc quận nghiên cứu, vận dụng vào thực tế quản lý
hộ tịch. Bài nghiên cứu cũng có thể là tài liệu cho các nghiên cứu về quản lý hộ
tịch sau này của sinh viên trong và ngoài trường.

6


7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài gồm 03
chương:
Chương 1: Lý luận chung của Quản lý nhà nước về hộ tịch và khái quát về
Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân quận
Tây Hồ
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ.


7


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH VÀ
KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ
1. 1. Lý luận chung về quản lý nhà nước về hộ tịch
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Quản lý là một hoạt động phức tạp và có nhiều chức năng. Quản lý ở góc độ
quản lý học là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm hướng hành vi của đối tượng đạt mục tiêu đã định trước.
Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy. Có tổ chức thì mới phân
định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người
tham gia hoạt động. Có quyền uy thì mới đảm bảo sự phục tùng của cá nhân đối
với tổ chức, quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ
đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của
mình.
Quản lý nhà nước (QLNN) là dạng quản lý xã hội. Chính vì nó là dạng quản
lý xã hội nên nó có đặc trưng của quản lý xã hội.
Hộ tịch là những sự kiện được quy định trong luật, xác định tình trạng nhân
thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
QLNN về hộ tịch là hoạt động quản lý con người, hoạt động quản lý hộ tịch
hướng đến đối tượng quản lý là các đặc điểm nhân thân làm nên căn cước của mỗi
cá nhân.
Quản lý hộ tịch (QLHT) là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính
quyền các cấp nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó
bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình.
1.1.2. Nội dung của quản lý nhà nước về hộ tịch
Nội dung QLNN về hộ tịch được xác định cụ thể trong hệ thống các quy

phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch hiện hành nhằm điều chỉnh các quan
hệ về hộ tịch phục vụ hoạt động QLNN.
Xét về khía cạnh pháp lý có thể thấy, hiện nay các quy phạm pháp luật quy
định cụ thể, chi tiết về quản lý hộ tịch không còn dừng lại ở mức Nghị định của
8


Chính phủ, Thông tư hướng dẫn do Bộ Tư pháp ban hành như trước đây nữa mà
vấn đề này đã được quy định trong văn bản Luật (Luật Hộ tịch năm 2014) do Quốc
hội ban hành. Như vậy, có thể thấy tính ổn định trong pháp luật về QLHT đã cao
hơn và sẽ ít bị sửa đổi, bổ sung hơn so với trước đây.
Công tác QLNN về hộ tịch được thực hiện và đánh giá thông qua các hoạt
động của UBND các cấp như:
- Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về hộ tịch;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch;
- Thực hiện đăng ký hộ tịch;
- Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đăng ký hộ tịch;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, quá trình thực hiện quản lý hộ tịch.
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về hộ tịch
Hộ tịch là những sự kiện được quy định trong luật, xác định tình trạng nhân
thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết; việc đăng ký hộ tịch là việc của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi
con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ
tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính. Đồng thời, căn cứ vào quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ,
con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt việc nuôi
con nuôi. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo
quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá
nhân đó.

Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các
cấp nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình. Đồng thời, góp phần xây dựng
chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng, dân số và kế hoạch hoá gia
đình. Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký kịp thời chính xác, mỗi một sự kiện
hộ tịch chỉ được đăng ký ở một nơi theo đúng thẩm quyền quy định. Cơ quan quản
lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối
9


với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới, trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải
chấn chỉnh và xử lý kịp thời. Xác định được vai trò quan trọng của việc đăng ký,
quản lý hộ tịch nên ngay từ tháng 01 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1961 về ban hành điều lệ đăng ký hộ tịch. Từ đó
đến nay, các chính sách về hộ tịch thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung và thay
thế cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
1.1.4. Thẩm quyền quản lý nhà nước về hộ tịch
Quản lý hộ tịch là một nội dung QLNN trong lĩnh vực hành chính tư pháp,
do vậy, chủ thể quản lý cao nhất đối với hoạt động này là Chính phủ - cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước ta. Tuy nhiên, với vị trí pháp lý là cơ quan
đứng đầu hệ thống hành pháp, có quyền quyết định tối cao đối với việc giải quyết
mọi vấn đề thuộc địa hạt quản lý nhà nước trong lĩnh vực, trên phạm vi toàn quốc
(trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước), Chính phủ được coi là chủ thể quản lý đặc biệt. Xét về tính chất
hoạt động, hoạt động quản lý của Chính phủ được thực hiện theo chế độ lãnh đạo
tập thể, hoạt động quản lý trên từng lĩnh vực đều phải thông qua các cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành thuộc cơ cấu của Chính phủ (Bộ, cơ quan ngang bộ). Từ
năm 1987 về trước, Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện việc
quản lý hộ tịch thống nhất trên toàn quốc. Từ năm 1987 đến nay, nhiệm vụ này
được chuyển giao cho Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp trên cơ sở Nghị

định số 219/HĐBT ngày 20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Kể từ sau thời điểm nói trên, hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch ở nước ta
được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Theo
đó, tương ứng với mỗi cơ quan quản lý có thẩm quyền chung ở một cấp hành chính
thì có một cơ quan chuyên ngành cùng cấp làm nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý
thẩm quyền chung thực hiện quản lý hộ tịch. Nguyên tắc tổ chức hệ thống quản lý
hộ tịch này được duy trì ổn định từ khi xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch theo
Nghị định số 83/1998/NĐ-CP đến Nghị định 158/2005/NĐ-CP và đến nay là Luật
Hộ tịch năm 2014. Tuy nhiên, việc phân cấp chức năng, thẩm quyền của từng loại
cơ quan trong hệ thống quản lý hộ tịch từ Nghị định 83/1998/NĐ-CP đến Nghị
10


định 158/2005/NĐ-CP và đến Luật Hộ tịch năm 2014 đã có nhiều điểm mới cơ
bản. Hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP có thể
được biểu diễn bằng sơ đồ (PL1 – tr )
So với Nghị định số 83/1998/NĐ-CP điểm khác biệt cơ bản của hệ thống
quản lý hộ tịch theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thể hiện rõ ở sự bổ sung thêm
chức năng đăng ký hộ tịch cho hai cơ quan, đó là Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân
cấp huyện. Như vậy, hệ thống quản lý hộ tịch từ chỗ chỉ có ba cơ quan có thẩm
quyền đăng ký hộ tịch (theo Nghị định 83/1998/NĐ-CP) thì đến Nghị định
158/2005/NĐ-CP đã gồm năm cơ quan có thẩm quyền quản lý và đăng ký hộ tịch,
do đó cũng có sự thay đổi quan trọng, thể hiện sâu sắc ở sự vận dụng tư duy mới
về cải cách hành chính và tổ chức bộ máy “Phân cấp quản lý hành chính nhà nước
giữa trung ương và địa phương nhằm quy định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm
quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước; phát huy
tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính
quyền địa phương trong giải quyết công việc cho dân nhanh chóng, thuận lợi, góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội ở
từng địa phương và của cả nước”.

Đây là một mục tiêu quan trọng mà Chương trình tổng thể cải cách hành
chính Nhà nước hướng tới với lộ trình đã được xác định cụ thể “Đến năm 2005, về
cơ bản xác định xong và thực hiện được các quy định mới về phân cấp quản lý
hành chính nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền
địa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính
quyền ở đô thị và nông thôn”.
Trên cơ sở định hướng này, Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã thực hiện sự
phân cấp mạnh mẽ theo hướng chuyển giao một số loại việc trước đây thuộc thẩm
quyền đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho Sở Tư pháp, Ủy ban nhân
dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Đây được coi là điểm mốc đánh dấu sự
vận dụng một tư duy mới về phân cấp quản lý nhà nước trong công tác hộ tịch
“việc nào, cấp nào thực hiện tốt hơn thì giao cho cấp đó”, đồng thời cũng thể hiện
sự đánh giá cao hơn về khả năng đảm nhận những nhiệm vụ ngày càng phức tạp
11


hơn của hệ thống Ủy ban nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện.
Về cơ bản, cách tổ chức bộ máy quản lý hộ tịch của Nghị định
158/2005/NĐ-CP giống với cách tổ chức quản lý hộ tịch trong Luật Hộ tịch năm
2014. Nhưng thẩm quyền quản lý hộ tịch trong Luật Hộ tịch của các cơ quan trong
hệ thống quản lý hộ tịch được phân định rõ ràng hơn.
1.2. Khái quát về Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Quận Tây Hồ được thành lập theo Nghị định 69–CP của Thủ tướng Chính
phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 28 tháng 10 năm 1995. Quận Tây
Hồ thành lập trên cơ sở các phường: Bưởi, Thuỵ Khê, Yên Phụ của quận Ba Đình
và các xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng của huyện Từ
Liêm. Đơn vị hành chính gồm 8 phường (Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên,
Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng) với diện tích tự nhiên 2.401 ha dân
số gần 109.163 người (năm 2005). Quận nằm ở phía Tây Bắc của nội thành Hà

Nội, quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá,
là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Tây Hồ là vùng đất cổ có
62 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 31di tích được xếp hạng di tích quốc gia
như: chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Kim
Liên…. Ngoài ra, quận Tây Hồ còn có cả vùng cảnh quan Hồ Tây - một hồ nước
ngọt lớn nhất của thủ đô Hà Nội, với diện tích khoảng 526 ha được coi là “lá phổi
của Thành phố”; hồ Quảng Bá và công viên nước Hồ Tây.
Quận Tây Hồ có rất nhiều địa điểm nổi tiếng như: làng hoa Nghi Tàm, làng
đào Nhật Tân… Đây cũng là điểm mạnh và tiềm năng quý báu góp phần tạo điều
kiện cho sự phát triển của Quận. Bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn như: là
Quận được mới thành lập, cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị còn yếu, không đồng bộ,
một phần lớn dân cư chưa quen nếp sống đô thị, các hoạt động dịch vụ thương mại
mới đang phát triển, tập quán sinh hoạt của nhân dân vẫn mang tính nông thôn làng
xã. Trong khi đó dân số có trình độ tăng nhanh, số lượng người ngoại tỉnh cư trú
trên địa bàn cũng khá đông nên sức ép về cơ sở hạ tầng cũng như các vấn đề phục
vụ dân sinh,vấn đề lao động, việc làm và các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng lớn
với quận.
Xác định rõ những thuận lợi và khó khăn, Quận ủy – HĐND – UBND Quận
12


Tây Hồ đã tập trung kiện toàn củng cố nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trên tất
cả các lĩnh vực, trong đó nâng cao hiệu quả hơn nữa về công tác hộ tịch được quận
hết sức quan tâm.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND quận
* Về nhân sự (Nhiệm kỳ 2016 – 2021)
Chủ tịch: Đỗ Anh Tuấn
Phó chủ tịch: Nguyễn Lê Hoàng; Nguyễn Đình Khuyến; Phạm Xuân Tài
Ủy viên: Dương Thị An; Lê Quang Chính; Nguyễn Việt Cường; Lê Trung
Đức; Nguyễn Minh Hải; Dương Việt Hùng; Nguyễn Văn Kha; Phùng Anh Lê; Lê

Hoài Nam; Phan Tuấn Ngọc; Chu Thị Minh Tân; Võ Bích Thủy; Lê Hồng Vũ.
Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ bao gồm 01 Chủ tịch và 03 Phó
Chủ tịch và các ủy viên giúp việc cho Chủ tịch quận.
* Về biên chế nhân sự
UBND quận bao gồm: Tất cả các lãnh đạo HĐND, UBND và các phòng.
Trong đó, tổng số cán bộ công chức, viên chức, nhân viên văn phòng là 41 đồng
chí (biên chế và chỉ tiêu hợp đồng là 26 người, hợp đồng ngắn hạn là 15 người ).
Với độ tuổi trung bình là 35. Trong đó, tổng số cán bộ nhân viên nữ là 17 chiếm tỉ
lệ 43%, số cán bộ có trình độ đại học là 17 chiếm 43%.
Các ban ngành chuyên môn thuộc UBND quận thực hiện các chức năng
quản lý Nhà nước ở cấp huyện và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự
ủy quyền của UBND và theo quy định của pháp luật. Góp phần đảm bảo sự thống
nhất quản lý của các ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
* Về cơ quan chuyên môn trực thuộc quận.
UBND quận gồm có 13 phòng ban chuyên môn bao gồm:
1.Văn phòng UBND& HĐND

8. Phòng Giáo dục và đào tạo

2. Phòng Thống Kê

9. Phòng Kinh tế

3. Phòng LĐTB&XH

10. Phòng Tài nguyên và môi trường

4. Phòng VHTT&TDTT

11. Phòng Tài chính - Kế hoạch


5. Phòng Thanh tra

12. Phòng Quản lý và đô thị

6. Phòng Y tế

13. Phòng nội vụ

7. Phòng Tư pháp

13


Ngoài ra, Quận còn có các Hội như: Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi,
Hội nông dân và các đội bao gồm: Đội Quản lý thị trường, Đội thanh tra giao
thông chính, Đội thi hành án.
* Sơ đồ bộ máy của UBND quận Tây Hồ (PL 2 – tr)
Tiểu kết
Chương này tôi trình bày khái quát những vấn đề lí luận chung về công tác
quản lý nhà nước về hộ tịch. Trong đó, tôi đi nghiên cứu sâu vào các nội dung sau:
Một số khái niệm cơ bản, nội dung cũng như vai trò của công tác quản lý nhà nước
về hộ tịch, thẩm quyền quản lý nhà nước về hộ tịch. Ngoài ra, nêu một vài nét khái
quát về Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cũng như cơ cấu tổ chức của quận nhiệm kỳ
2016 – 2021.

14


Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN
DÂN QUẬN TÂY HỒ (GIAI ĐOẠN 2011 – 2016)
2.1. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với hộ tịch
Để việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn quận được thực hiện đúng
quy định của pháp luật, UBND quận hàng năm đều ban hành kế hoạch trong tâm
công tác tư pháp. Chẳng hạn, kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 26/01/2016 của
UBND quận về trọng tâm công tác tư pháp trên địa bàn quận năm 2016, nhằm
củng cố và nâng cao vai trò trách nhiệm của ngành tư pháp từ quận đến cơ sở trong
công tác quản lý nhà nước trên địa bàn quận. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp
trong sạch, vững mạnh theo hướng nâng cao đạo đức công vụ, chuyên nghiệp, hiện
đại; tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác tư pháp để phục vụ một cách
hiệu quả những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của quận; đảm bảo thực hiện
một cách đồng bộ, có hiệu quả công tác tư pháp trên địa bàn trong đó quận, trong
đó có công tác hộ tịch để UBND các phường xây dựng kế hoạch và triển khai thực
hiện, trong đó có công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. UBND quận yêu cầu làm tốt
công tác tuyền truyền pháp luật đăng lý và quản lý hộ tịch, thực hiện tốt đăng ký và
quản lý hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBND xã, phường theo đúng quy định tại
Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày
15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, chỉ
đạo UBND các phường tiếp tục cải tiến phong cách, lề lối làm việc của cán bộ tư
pháp hộ tịch, cán bộ công chức của phòng tư pháp, đáp ứng các việc về hộ tịch về
thẩm quyền, giao cho Phòng tư pháp tăng cường kiểm tra, hướng dẫn UBND các
phường giải quyết các việc về đăng ý và quản lý hộ tịch, kịp thời giải quyết các
vướng mắc trong tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác hộ tịch
các phường, xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác hộ tịch, quản lý, sử dụng cấp
phát các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch do Bộ Tư pháp phát hành đúng quy định.
Về công tác xây dựng, thẩm định các văn bản QPPL: Với mục tiêu đảm bảo
100% các văn bản QPPL được ban hành đều được cơ quan Tư pháp thẩm định,
trong năm 2016, phòng Tư pháp đã tiến hành thẩm định 01 văn bản QPPL của
15



UBND quận: “Quyết định quy định Chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan
hành chính Nhà nước quận Tây Hồ”. Đồng thời để nâng cao chất lượng công tác
ban hành văn bản QPPL của quận, thực hiện ý kiến chỉ đạo của HĐND, UBND
quận, phòng Tư pháp đã thực hiện việc đóng góp ý kiến vào dự thảo các Nghị
quyết QPPL do HĐND ban hành tại các kỳ họp. Thực hiện việc đóng góp ý kiến
vào 12 văn bản do các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND quận soạn thảo.
Về công tác kiểm tra và tự kiểm tra văn bản:
- Công tác tự kiểm tra được thực hiện theo định kỳ 06 tháng một lần. UBND
quận đã giao cho Văn phòng HĐND - UBND quận và bộ phận lưu trữ của UBND
quận cung cấp danh mục và các các văn bản cho phòng Tư pháp thực hiện việc
kiểm tra văn bản theo quy định. Trong quá trình tự kiểm tra, phòng Tư pháp nhận
thấy nhìn chung các văn bản QPPL do HĐND và UBND quận ban hành đều có
tính hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi trong thực tiễn, đã cụ thể hóa các quy định
của Nhà nước để các tổ chức, cá nhân thực hiện trên địa bàn quận. Hầu hết, các
văn bản khi ban hành đã tuân thủ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của HĐND, UBND năm 2008 và nên chưa có văn bản nào phải lập hồ
sơ xử lý.
2.2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa bàn quận
Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các phường luôn quan tâm đến
công tác Tư pháp – hộ tịch, đến nay đã có 08/08 phường bố trí 02 công chức Tư
pháp – Hộ tịch đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên thường
xuyên được củng cố kiện toàn, chất lượng chuyên môn công tác Tư pháp – Hộ tịch
của UBND các phường đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần vào việc phát
triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn phường, quận.
- Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật được tập trung chủ yếu: tổ chức
các hội nghị, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, biên soạn sổ tay
pháp luật; biên soạn các tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật; tuyên truyền qua hệ

thống loa truyền thanh của UBND các phường, duy trì tổ chức “Ngày pháp luật”
trên địa bàn,...
16


- Nội dung tuyên truyền trong tập trung vào các vấn đề sau: Hiến pháp năm
2013; Luật Đất đai; Luật thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Hôn nhân và
gia đình; Luật Công chứng; Luật Hộ tịch; Luật Nhà ở; Luật căn cước công dân;
Luật Quốc tịch; Luật bảo vệ môi trường; Luật thi hành án dân sự; Luật giáo dục
nghề nghiệp; pháp luật về cải cách hành chính; pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính ... Ngoài ra, Phòng Tư pháp đã tham mưu UBND quận chỉ đạo các ngành
thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL quận phổ biến các luật mới ban hành như:
Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo hiểm xã hội,… tới các doanh nghiệp, cán bộ công
chức và nhân dân trên đại bàn. Tổ chức 05 hội nghị tập huấn cho đại biểu HĐND,
cán bộ công chức cấp quận, phường và nhân dân trên địa bàn, như: Luật hôn nhân
và gia đình, Luật Tổ chức chính quyền địa phương,…Tổ chức tốt cuộc thi “Tìm
hiểu Hiến pháp nước CHXHCNVN” và tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa của cuộc
thi đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân trên đại bàn. Tiếp nhận và
cấp phát các tài liệu tuyên truyền do Sở Tư pháp ban hành đến các thành viên Hội
đồng phối hợp PBGDPL, UBND các phường và nhân dân trên địa bàn.
- Tiếp tục duy trì và tổ chức các điểm tuyên truyền pháp luật, kiểm tra,
hướng dẫn việc thực hiện “Ngày pháp luật” trên địa bàn 08 phường. Đổi mới mô
hình tổ chức “Ngày pháp luật” trên địa bàn quận với nhiều hình thức và nội dung
phong phú. Thực hiện Kế hoạch của của UBND Thành phố, phòng Tư pháp đã
tham mưu UBND quận ban hành kế hoạch số 181/KH-UBND(TP) ban hành ngày
13/10/2016 về tổ chức “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” trên địa bàn quận Tây Hồ.
- Ngoài ra, để thực hiện mục tăng cường công tác tuyên tuyền phổ biến pháp luật
sâu rộng đến từng người dân, hộ gia đình, phòng Tư pháp tiếp tục chủ trì việc biên soạn
cho phát hành cuốn số tay pháp luật số 16 (năm 2016).

- Triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân
tại cơ sở và Kế hoạch số 34/KH-UBND của Thành phố, UBND Quận đã ban hành
kế hoạch triển khai thực hiện, thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp
luật cấp quận và cấp phường, tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng và tiêu chí đã
17


đạt, tiêu chí chưa đạt, đề ra các biện pháp khắc phục để đạt chuẩn tiếp cận pháp
luật, qua chấm điểm, tự đánh giá 08/08 phường đạt tiêu chí theo quy định.
- Về công tác xây dựng tủ sách pháp luật: tủ sách pháp luật của UBND quận
được đặt tại phòng Tư pháp còn các phòng ban chuyên môn khác thuộc quận đều
được trang bị tử sách pháp luật hoặc ngăn sách pháp luật riêng tại đơn vị. 100%
các phường đều duy trì thực hiện tốt việc quản lý và khai thác tủ sách pháp luật, có
quy chế thực hiện, mỗi tủ sách thường xuyên có từ 100 đến 150 đầu sách còn hiệu
lực, hàng năm phòng đều tham mưu UBND Quận chỉ đạo các phường tiến hành rà
soát loại bỏ sách hết hiệu lực, bổ sung đầu sách mới. Mỗi năm quận và từng
phường đều đầu tư 2 triệu đồng để bổ sung đầu sách mới.
- Về công tác hòa giải: nhằm tiếp tục phát huy có hiệu quả công tác hòa giải
cơ sở, UBND quận đã giao cho phòng Tư pháp tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các
phường củng cố, kiện toàn lại đội ngũ hoà giải viên, tuyên truyền viên pháp luật sau
khi thực hiện Quyết định số 7053 ngày 20/11/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về
việc ban hành đề án kiện toàn thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội cho
phù hợp với địa bàn khu dân cư. Các tổ hoà giải hoạt động ổn định và có hiệu quả.
Việc tổ chức hòa giải tại các tổ hòa giải và UBND các phường được thực hiện
nghiêm túc, đúng quy định của Luật Hòa giải. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật nên số vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng dân
cư đã giảm: tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải: 103 vụ việc, số vụ việc hòa giải
thành: 84 vụ việc, số vụ việc hòa giải không thành là: 19 vụ việc, tỷ lệ hoà giải thành
đạt 86.5%.

2.2.3. Hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn quận Tây Hồ
Kết quả thống kê cho thấy, việc tổ chức thực hiện đăng ký hộ tịch tại UBND
quận Tây Hồ như sau:
- Tổ chức đăng ký hộ tịch từ năm 2011 đến năm 2016 (PL3, PL4 – tr)
* Năm 2011
+ Đăng ký khai sinh: 1.800 trường hợp
• Đúng hạn: 1.647 trường hợp
18


• Quá hạn: 153 trường hợp
+ Đăng ký khai tử: 400 trường hợp
• Đúng hạn: 389 trường hợp
• Quá hạn: 11 trường hợp
+ Đăng ký kết hôn: 880 đôi
+ Đăng ký lại việc sinh: 156 trường hợp
+ Đăng ký nuôi con nuôi: 15 trường hợp
+ Thay đổi, họ tên, chữ đệm, cải chính hộ tịch: 65 trường hợp
+ Xác định lại dân tộc: 0 trường hợp
* Năm 2012
+ Đăng ký khai sinh: 1560 trường hợp
• Đúng hạn: 1.321 trường hợp
• Quá hạn: 239 trường hợp
+ Đăng ký khai tử: 284 trường hợp
• Đúng hạn: 259 trường hợp
• Quá hạn: 25 trường hợp
+ Đăng ký kết hôn: 789 đôi
+ Đăng ký lại việc sinh: 201 trường hợp
+ Đăng ký nuôi con nuôi: 01 trường hợp
+ Thay đổi, họ tên, chữ đệm, cải chính hộ tịch: 43 trường hợp

+ Xác định lại dân tộc: 01 trường hợp
* Năm 2013
+ Đăng ký khai sinh: 2.797 trường hợp
• Đúng hạn: 2.573 trường hợp
• Quá hạn: 224 trường hợp
+ Đăng ký khai tử: 306 trường hợp
• Đúng hạn: 296 trường hợp
• Quá hạn: 10 trường hợp
+ Đăng ký kết hôn: 982 đôi
+ Đăng ký lại việc sinh: 110 trường hợp
19


+ Đăng ký nuôi con nuôi: 0 trường hợp
+ Thay đổi, họ tên, chữ đệm, cải chính hộ tịch: 72 trường hợp
+ Xác định lại dân tộc: 0 trường hợp
* Năm 2014
+ Đăng ký khai sinh: 2564 trường hợp
• Đúng hạn: 2086 trường hợp
• Quá hạn: 478 trường hợp
+ Đăng ký khai tử: 622 trường hợp
• Đúng hạn: 579 trường hợp
• Quá hạn: 43 trường hợp
+ Đăng ký kết hôn: 1023 đôi
+ Đăng ký lại việc sinh: 193 trường hợp
+ Đăng ký nuôi con nuôi: 03 trường hợp
+ Thay đổi, họ tên, chữ đệm, cải chính hộ tịch: 235 trường hợp
+ Xác định lại dân tộc: 32 trường hợp
* Năm 2015
+ Đăng ký khai sinh: 2.560 trường hợp

• Đúng hạn: 2.367trường hợp
• Quá hạn: 193 trường hợp
+ Đăng ký khai tử: 684 trường hợp
• Đúng hạn: 498 trường hợp
• Quá hạn: 186 trường hợp
+ Đăng ký kết hôn: 886 đôi
+ Đăng ký lại việc sinh: 280 trường hợp
+ Đăng ký nuôi con nuôi: 03 trường hợp
+ Thay đổi, họ tên, chữ đệm, cải chính hộ tịch: 173 trường hợp
+ Xác định lại dân tộc: 28 trường hợp
* Năm 2016
+ Đăng ký khai sinh: 2.673 trường hợp
20


• Đúng hạn:
- Không có yếu tố nước ngoài: 2211 trường hợp
- Có yếu tố nước ngoài (Thẩm quyền của quận): 23 trường hợp
• Quá hạn:
- Không có yếu tố nước ngoài: 439 trường hợp
- Có yếu tố nước ngoài (Thẩm quyền của quận): 0 trường hợp
+ Đăng ký khai tử: 721 trường hợp
• Đúng hạn: 638 trường hợp
• Quá hạn: 83 trường hợp
+ Đăng ký kết hôn: 963 đôi
• Không có yếu tố nước ngoài: 943 đôi
• Có yếu tố nước ngoài (Thẩm quyền của quận): 20 đôi
+ Đăng ký lại việc sinh: 302 trường hợp
+ Đăng ký nuôi con nuôi: 23 trường hợp
+ Thay đổi, họ tên, chữ đệm, cải chính hộ tịch: 67 trường hợp

+ Xác định lại dân tộc: 07 trường hợp
2.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đăng ký hộ tịch
Quận có 08 đơn vị hành chính gồm 08 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ,
Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng với diện tích tự nhiên 2.401
ha dân số gần 109.163 người.
Đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch 08 phường đều có bằng cử nhân Luật.
Tại Phòng tư pháp UBND quận 100% các đồng chí là cử nhân, Thạc sỹ Luật (hành
chính).
Nhìn chung đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch cơ bản ổn định, được đào
tạo về chuyên môn, yêu nghề có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn tu
dưỡng rèn luyện…
2.2.5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện quản lý hộ tịch
trên địa bàn quận
Đây là một nội dung quan trọng đã được cấp uỷ, chính quyền từ trung ương
đến cơ sở quan tâm chỉ đạo sát sao bằng văn bản cụ thể để triển khai tổ chức thực
21


hiện việc thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các phường nhằm phát hiện những
thiếu sót trong quản lý nhà nước về hộ tịch ở cơ sở, từ đó nâng cao vai trò trách
nhiệm của tập thể, cá nhân người đứng đầu ở các phường nói chung và của công tác
tư pháp – hộ tịch nói riêng trong thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch của các
phường trên địa bàn quận Tây Hồ đều được đảm bảo đúng theo quy định của pháp
luật không có đơn kiếu nại về lĩnh vực hộ tịch.
Tiểu kết
Trên đây, tôi đã đi sâu và chỉ ra thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ
tịch trên địa bàn quận Tây Hồ. Trong đó, trọng tâm là tìm hiểu thực trạng trong công
tác ban hành các văn bản quản lý; phổ biến giáo dục pháp luật; đăng ký, giám sát,
kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận
Tây Hồ. Từ đó, đưa ra những nhận xét đánh giá về ưu – nhược điểm của công tác

quản lý nhà nước về hộ tịch và mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận Tây Hồ ở Chương 3
sau đây.

22


Chương 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ
3.1. Đánh giá thực trạng việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trên
địa band quận Tây Hồ
3.1.1. Ưu điểm
Công tác quản lý hộ tịch tại UBND quận Tây Hồ qua từng năm có sự chuyển
biến và thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là từ khi Luật hộ tịch được thi hành đã làm cho
lĩnh vực hộ tịch nói chung và công tác quản lý hộ tịch nói riêng có bước phát triển
mạnh mẽ.
Từ năm 2010 – 2015, lĩnh vực quản lý hộ tịch chịu sự điều chỉnh của Nghị
định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP đã thực sự tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch: Thực hiện phân cấp thẩm quyền mạnh cho chính quyền
cơ sở (giao cấp huyện và cấp xã thực hiện thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch);
tạo bước đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính với những thủ tục đơn
giản, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người
dân; với những quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
cán bộ tư pháp hộ tịch khi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hộ tịch.
Tuy Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực hộ
tịch, nhưng nó cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như: Nghị định 158/2005/NĐCP quy định rõ ràng và cụ thể tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết lại phát sinh
nhiều trường hợp mà pháp luật hộ tịch chưa điều chỉnh hay còn bỏ ngỏ dẫn đến
tình trạng cơ quan có thẩm quyền giải quyết hộ tịch gặp nhiều khó khăn vướng

mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu của người dân....
Vì vậy, đến năm 2016, Luật hộ tịch đã thay thế cho Nghị định 158/2005/NĐCP tạo ra bước ngoặt lớn cho sự phát triển của những quy định về hộ tịch. Trước
đây, những quy định về hộ tịch chỉ được dừng lại ở Nghị định, Thông tư hướng dẫn
thì nay đã được điều chỉnh bởi Luật. Cho thấy rằng, Nhà nước rất coi trọng công
tác hộ tịch nói chung và công tác quản lý hộ tịch nói riêng.
23


Khi Luật hộ tịch được thi hành đã giảm được rất nhiều chi phí đi lại cũng
như thời gian của công dân khi đến làm các thủ tục hộ tịch. Thay vì trước đây một
số việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài phải lên Sở Tư pháp thì nay đã được chuyển
về UBND quận (cụ thể là phòng Tư pháp quận), chính vì vậy phòng Tư pháp đã
thêm nhiều đầu việc hơn. Tuy vậy, tất cả những trường hợp có yếu tố nước ngoài
như: Đăng ký kết hôn; ghi chú kết (ly) hôn;... đều đã được phòng Tư pháp quận
quản lý đầy đủ, thực hiện theo đúng quy định của Luật hộ tịch.
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Công tác QLHT của UBND quận đã có những thành tựu đáng kể, nhưng
hiện nay đang là bước chuyển tiếp trong công tác quản lý hộ tịch giữa Nghị định
158/2005/NĐ-CP và Luật hộ tịch nên không thể tránh khỏi những hạn chế nhất
định, cụ thể như sau:
- Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ
Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ đã dẫn đến tình trạng cùng
một tiêu chí, nhưng mỗi ngành có một số liệu thống kê báo cáo khác nhau, điều này đã
gây khó khăn cho Nhà nước trong việc hoạch định chính sách. Cơ chế thông báo
những thay đổi liên quan đến hộ tịch của từng cá nhân cũng chưa được thực hiện
một cách nghiêm túc, nhiều trường hợp không thông báo nên không kịp thời cập
nhật những thay đổi về hộ tịch liên quan trong sổ hộ tịch (Ví dụ: do không nhận
được thông báo việc ly hôn để ghi chú vào Sổ đăng ký kết hôn nên mặc dù đã ly
hôn vẫn được cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn).

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành
chính liên quan đến lĩnh vực hộ tịch còn hạn chế (còn thực hiện việc tra cứu hộ
tịch bằng phương pháp thủ công)
Mặc dù việc đăng ký hộ tịch bằng điện tử đã được triển khai trên địa bàn
quận, nhưng mức độ còn rất hạn chế. Phương thức đăng ký hộ tịch hiện nay chủ yếu
vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công (ghi bằng tay, lưu bằng sổ giấy). Do chưa
có Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, nên việc lưu sổ giấy dễ dẫn đến bị hỏng, bị mất, từ
đó không đáp ứng được yêu cầu thống kê số liệu cũng như yêu cầu cấp giấy tờ hộ
24


tịch cho người dân. Hơn nữa, phương thức đăng ký hộ tịch này không phù hợp với
định hướng xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.
- Việc áp dụng quy trình ISO 9001 : 2008 trong lĩnh vực Tư pháp tại một số
phường chưa áp dụng đúng và chưa đầy đủ. Việc xử lý một số vi phạm trong việc
đăng ký và quản lý hộ tịch còn chậm.
- Việc ghi chép sổ hộ tịch của cán bộ Tư pháp – Hộ tịch còn chưa kịp thời và
đầy đủ thông tin; công tác sắp xếp, lưu giữ hồ sơ hộ tịch chưa khoa học; dữ liệu
hộ tịch của cá nhân bị phân tán, không xâu chuỗi, kết nối được với nhau
Từ trước đến nay pháp luật về hộ tịch đều quy định mỗi việc hộ tịch (sinh,
kết hôn, tử, nuôi con nuôi, giám hộ…) được đăng ký vào một sổ riêng (Sổ đăng ký
khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn, Sổ đăng ký tử, Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi
v.v…), qua đó dữ liệu khai sinh chỉ được phản ánh trong Sổ đăng ký khai sinh, dữ
liệu kết hôn chỉ được phản ánh trong Sổ đăng ký kết hôn… Mặt khác, trong thời kỳ
công nghiệp hóa và hội nhập hiện nay, người dân di cư tới nhiều địa bàn khác nhau
(kể cả ở nước ngoài), thì các sự kiện hộ tịch của cá nhân cũng được đăng ký ở
nhiều địa phương khác nhau, nhiều cấp khác nhau, kể cả ở Cơ quan đại diện; trong
khi đó lại không có 01 sổ hộ tịch chung để tích hợp mọi thông tin về hộ tịch của
mỗi cá nhân, chính vì vậy, các dữ liệu hộ tịch của cá nhân bị phân tán, không xâu
chuỗi, kết nối được với nhau nên Nhà nước không kiểm soát được thông tin về hộ

tịch của từng cá nhân, khả năng tra cứu, khai thác phục vụ cho yêu cầu của người dân
và của các cơ quan, tổ chức rất hạn chế. Cùng với thông tin ghi trong sổ hộ tịch, các
giấy tờ hộ tịch được cấp cho cá nhân công dân cũng chỉ có nội dung ghi về một sự
kiện hộ tịch đã được đăng ký nên khi cần chứng minh tình trạng hộ tịch, thì người
dân phải nộp cùng một lúc tất cả các loại giấy tờ hộ tịch đã được cấp.
Bên cạnh đó, việc quản lý các thông tin biến động hộ tịch còn bất cập, chưa
có được sự liên thông giữa các ngành ở Trung ương và địa phương. Cùng với hệ
thống sổ hộ tịch chưa được cải tiến hợp lý và việc lưu sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ
tịch cũng chưa khoa học đã dẫn đến hệ thống dữ liệu hộ tịch (thực chất là những kho
dữ liệu độc lập) bị phân tán, không tập trung, không kết nối được với nhau nên không
tích hợp được thông tin về hộ tịch của từng cá nhân; khả năng tra cứu, khai thác
phục vụ cho yêu cầu của người dân và của các cơ quan, tổ chức là rất hạn chế. Điều
25


×