Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tìm hiểu về lịch sử phát triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay và đưa ra nhận xét

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.96 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình thực hiện đề tài em đã
nhận được sự giúp đỡ của thầy cô đã tạo điều kiện và hướng dẫn cho em
về nội dung cũng như hình thức của bài để em th ực hiện và hoàn thành đề
tài này
Trong quá trình thực hiện đề tài em cũng đã găp nhiều khó khăn và
vướng mắc. Do lần đầu tiên thực hiện đề tài nên còn nhiều hạn ch ế và
thiếu sót. Vì thế rất mong được sự góp ý của thầy cô.
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế và
qua đó em có thể có thêm tư liệu trên con đ ường học t ập và nghiên c ứu
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Em thực hiện bài tiểu luận với đề tài: “ Tìm hiểu về lịch sử phát
triển và đặc điểm của nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản
quy định về nghi thức Nhà Nước từ 1945 đến nay và đưa ra nh ận xét”.
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em trong thời gian qua.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có sự không trung th ực v ề thông
tin sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, tháng 03 năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................2


2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu...........................3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................3
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp được nghiên cứu sử dụng........3
6. Giả thuyết khoa học....................................................................................3
7. Ý nghĩa lí luận và cơ sở thực tiên của đề tài...............................................4
8. Cấu trúc của đề tài.......................................................................................4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC VÀ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC. .5
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC....................5
1.1.1 Quan niệm về nghi thức Nhà Nước thời xưa.........................................5
1.1.2 Lược sử về về Nghi thức Nhà Nước từ xa xưa tới nay..........................5
1.2 Khái niệm nghi thức nhà nước.................................................................8
1.3 Nội dung cấu thành nghi thức nhà nước..................................................9
1.3.1 Biểu tượng quốc gia...............................................................................9
1.3.2 Công tác lễ tân, tiếp khách..................................................................10
1.3.3 Kỹ năng giao tiếp, lời ăn tiếng nói, trang phục công sở......................10
1.3.4 Công tác tổ chức hội nghị....................................................................12
1.3.5 Công tác trong vấn đề nội thất, hình thức............................................12
Tiểu kết:........................................................................................................13
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC........................14
2.1 Nghi thức nhà nước chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia..................................................................................................14
2.1.1 Nghi thức nhà nước và phong tục tập quán của các dân tộc................14
2.1.2 Nghi thức nhà nước được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia..............14
2.1.3 Nghi thức nhà nước được điều chỉnh bằng các công ước, pháp luật
quốc tế...........................................................................................................23
2.2 Nghi thức nhà nước thể hiện quyền độc lập dân tộc trong quan hệ quốc
tế....................................................................................................................23
2.3 Thể hiện sự kiểm soát của Nhà Nước đối với hoạt động ngoại giao:.....24

Tiểu kết:........................................................................................................25


CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG HÓA CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA NHÀ
NƯỚC TỪ 1945 ĐẾN NAY. NHẬN XÉT........................................................26
3.1 Hệ thống hóa văn bản quy định về nghi thức nhà nước từ 1945 đến nay.. . .26
3.2. Nhận xét.................................................................................................28
3.2.1 Ưu điểm................................................................................................28
3.2.2. Nhược điểm.........................................................................................29
3.2.3. Hạn chế...............................................................................................29
Tiểu kết:........................................................................................................30
KẾT LUẬN........................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................32
PHỤ LỤC...........................................................................................................33


LỜI NÓI ĐẦU
Nhà nước là một thiết chế tổ chức có cơ cấu phức tạp với chức năng quản
lý đời sống cộng đồng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn lãnh thổ nhất định.
Để thực hiện các quyết định quản lý của mình, nhà nước áp dụng các biện pháp
mang tính quyền lực nhà nước như thuyết phục, kỷ luật, cưỡng chế… tính quyền
lực này được thể hiện bằng những phương tiện mang tính hình thức thuộc phạm
trù nghi lễ như cách bày trí công sở, trang phục, nghi thức lễ tân… Những nghi
thức, thủ tục mang tính lễ nghi là một bộ phận quan trọng không kém gì những
quy định nêu trong những đạo luật. Nội dung của các nghi thức và thủ tục đó tạo
nên khái niệm các nghi thức nhà nước.
Trong hoạt động giao tiếp với nước ngoài và quản lý nhà n ước,
những nghi thức, thủ tục mang tính lễ nghi là một bộ ph ận quan trọng
không kém gì những quy định nêu trong những pháp luật. Nó tr ở thành
điều cốt lõi để đạt được thành công trong giao tiếp với các n ước trên th ế

thới cũng như làm việc của các cơ quan nhà nước. Hàng năm, chính phủ và
các đơn vị địa phương đã đón tiếp hàng trăm ngàn đoàn khách quốc tế vào
làm việc tại Việt Nam, cả lãnh đạo cấp cao cho đến lãnh đ ạo các ngành và
địa phương, cũng như cử hàng trăm ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ đi thăm, làm
việc và học tập tại các nước; tổ chức Hàng trăm hội th ảo, hội nghị và các
khóa tập huấn. Các mối quan hệ này đã góp phần tích cực cho sự phát tri ển
kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước, góp phần giữ vững ổn định an
ninh, hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
Nghi thức nhà nước hiện nay được quy định rất cụ thể tại các văn bản, các
nghị định hay được quy định tại các công ước quốc tế về ngoại giao, theo tập
quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các bên tham gia quan hệ th ủ
tục quản lý nhà nước phải tuân thủ hoặc thực hiện nghiêm ch ỉnh đảm bảo
một nền thể chế chính trị phát triển theo hướng hiện đại, hoạt đ ộng hi ệu
quả và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác quốc tế gi ữa n ước ta và các
nước trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển.
1


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh t ế qu ốc tế,
việc tiếp đón các đoàn khách nước ngoài là rất lớn và quan trọng, đón ti ếp
khách quý cũng chu đáo cũng là cách để nâng cao vị th ế và đ ạt đ ược đ ộ tín
nhiệm, tin cậy và sự an tâm vào hợp tác, vào đầu tư.
Là người cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quy ền đ ể
đảm bảo công việc hợp tác trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính tr ị, văn hóa,

giáo dục, quốc phòng, an ninh, thể dục- thể thao, giao lưu v ới n ước ngoài,
giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các địa phương với nhau thì ng ười cán
bộ phải nắm rõ được, hiểu rõ về nghi thức nhà n ước để quản lý, giao l ưu
có hiệu quả.
Nghi thức Nhà Nước không những thể hiện chủ trương, chính sách
đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà còn thể hiện nh ững nét văn minh và
bản sắc văn hóa của một dân tộc. Thực hiện tốt nghi thức Nhà N ước là góp
phần quan trọng vào sự thành công của công tác đối ngoại và ngược l ại,
nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác đ ối
ngoại, thậm chí có thể gây căng thẳng cho quan hệ ngoại giao.T ừ lý luận và
thực tiễn đều cho thấy vai trò to lớn, mang tính quyết định của Nghi th ức
nhà nước trong nền kinh tế-xã hội đang hội nhập và phát triển t ừng gi ờ.
Hiện tại là sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, chuyên ngành
Quản trị văn phòng. Được học tập và nghiên cứu về nghi th ức nhà n ước,
được hiểu rõ lịch sử phát triển và tầm quan trọng của nghi th ức nhà n ước
đối với công cuộc quản lý, trao đổi phục vụ phát triển đ ất n ước nên em đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu về lịch sử phát triển và đặc điểm của
nghi thức Nhà Nước, hệ thống hóa các văn bản quy đ ịnh về nghi th ức Nhà
Nước từ 1945 đến nay và đưa ra nhận xét”.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Các tài liệu tham khảo:
3


- TS. Lưu Kiến Thanh, “Nghi thức nhà nước”, NXB Thống Kê. Nêu ra
những lý luận và phương pháp trong công tác nghi th ức nhà n ước. T ừ đó
đưa ra cái nhìn tổng thể về lịch sử phát triển và công tác nghi th ức nhà
nước.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: đề tài tiến hành nghiên cứu Nghi th ức Nhà

Nước nói chung.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nội dung, những vấn đề cơ
bản nhất liên quan đến Nghi thức nhà nước trong việc tổ chức, thực hiện và
tổ chức điều hành tại cơ quan nhà nước và cơ quan công sở. Qúa trình qua các
thời kỳ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài phải nêu được cơ sở lý luận về Nghi thức nhà nước, sự phát triển
và các đặc điểm và các văn bản quy định về việc thực hiện nghi thức. Chỉ ra
những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại và đưa ra những giải pháp để nâng cao
chất lượng , hiện đại hóa nghi thức nhà nước.Vận dụng nghi thức nhà nước.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp được nghiên cứu sử
dụng
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, lịch sử của
Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân.
Và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp lịch
sử; phương pháp so sánh; phương pháp tổng h ợp. Thông qua các ph ương
pháp lịch sử; phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp so sánh;
phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp và so sánh.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
6. Giả thuyết khoa học
Nghi thức Nhà nước trong đối ngoại Nghi thức Nhà Nước tạo khung
cảnh và bầu không khí cho mối quan hệ giữa các quốc gia đ ược tiến hành
4


thuận lợi; đề ra quy tắc cho các cuộc giao thiệp quốc tế; vận d ụng các hình
thức thích hợp trong các cuộc đàm phán ký kết các văn kiện quốc tế nhằm
làm tăng giá trị và sự tôn trọng những điều đã ký kết. Nghi th ức ngoại giao

cố gắng đảm bảo quyền bình đẳng cho các quốc gia, tạo điều ki ện để mỗi
quốc gia, ngay cả trong trường hợp thù địch với nhau, có s ự tôn tr ọng l ẫn
nhau, tôn trọng phẩm giá và quyền độc lập giữa các dân tộc, k ể dân tộc
nhỏ yếu nhất. Nghi thức nhà Nhà Nước thể hiện những nét văn minh và
bản sắc văn hóa của một dân tộc .
Nghi thức Nhà nước trong đối nội Cán bộ công chức thực hiện tốt
nghi tức nhà nước, góp phần nâng cao khả năng và kỹ năng nh ận bi ết cái
đẹp, sự tổng hòa những phẩm chất bên trong và bên ngoài, nh ững kh ả
năng thể chất và tinh thần là một hình thức lý t ưởng giáo dục con ng ười.
Nghi thức nhà nước là một nội dung tác nghiệp rất quan trọng, giúp cho
việc mở rộng, củng cố, thúc đẩy việc giải quy ết các mối quan h ệ có liên
quan đến chức năng quản lý của mỗi cơ quan, tổ chức, Nhà nước, th ể hiện
và phục vụ chính sách, pháp luật của Nhà nước .
7. Ý nghĩa lí luận và cơ sở thực tiên của đề tài
Nghi thức Nhà Nước không những thể hiện chủ trương, chính sách
đối nội, đối ngoại của Nhà nước mà còn thể hiện nh ững nét văn minh và
bản sắc văn hóa của một dân tộc. Thực hiện tốt nghi th ức Nhà Nước là góp
phần quan trọng vào sự thành công của công tác đối ngoại và ngược l ại,
nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác đ ối
ngoại, thậm chí có thể gây căng thẳng cho quan hệ ngoại giao.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, ph ụ lục
đề tài có cấu trúc 3 chương:
CHƯƠNG 1. Khái quát chung về nghi thức nhà nước và lịch sử hình
thành phát triển của nghi thức nhà nước.
CHƯƠNG 2.Đặc điểm của nghi thức nhà nước
5


CHƯƠNG 3. Hệ thống hóa các văn bản quy định của nhà nước t ừ

năm 1945 đến nay. Nhận xét và đánh giá.

6


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC VÀ LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
1.1.1 Quan niệm về nghi thức Nhà Nước thời xưa.
Nghi thức nhà nước thời xưa chính là những lễ nghi ph ương th ức tế
lễ trời đất, cầu quốc thái dân an, bình an của muôn dân bách tính trăm h ọ,
lễ ghi công những người có công, lễ mừng công và lễ ti ếp đón s ứ th ần
ngoại giao nước ngoài.
Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và m ột số n ước Đông
Á khác trước đây luôn coi trọng và áp dụng rộng rãi t ư t ưởng “lễ hình k ết
hợp”, tức luôn coi trọng “Nghi lễ” và “phép” (pháp).
1.1.2 Lược sử về về Nghi thức Nhà Nước từ xa xưa tới nay
Từ thời xa xưa ông cha ta đã có quan niệm và biết được tầm quan
trọng của nghi thức Nhà Nước trong việc trị vì đất nước. Nghi th ức Nhà
Nước được thể hiện trong “ Lễ”. “Trong đạo trị nước, lễ là cần hơn c ả. L ễ
để nhận rõ việc hiềm nghi, soi sáng chỗ vi ẩn, chia ra người trên k ẻ d ưới,
tỏ rõ vật nọ phẩm kia. Lễ nghi 300 điều, uy nghi 3000 điều, chỗ nào cũng
ngụ tinh thần của cổ nhân ở đó. Điển lễ thời cổ sâu kín tinh vi không th ể
nói hết được.
Nước Việt ta dựng nước văn minh, thấm nhuần phong hóa Trung
Hoa, mỗi đời nổi lên đều có lễ nghi, chất(phác) văn(hoa) bớt hay thêm,
trước sau cùng so sánh, trong đó độ nghi tiết hoặc có khác nhau, xa cách
hàng nghìn năm, biên chép thiết sót, nên phải tra cứu rõ ràng mà đính
chính lại. Đây hãy nói đến những điều lớn như: quy chế mũ áo, nghi v ệ xe
kiệu, là để phân biệt người trên kẻ dưới; lễ tế trời ở đàn Nam Giao, tế tổ ở

nhà Tôn Miếu, là để kính quỷ thần; việc vui mừng thì có lễ khánh h ạ c ủa
triều đình; việc đau thương thì có lễ tuất tang của nhà nước; cũng là nh ững
lễ tiến tôn sách phong thì làm ở nơi cung phủ, những lễ tế cáo cầu đảo thì
để tiếp với bách thần. Các lễ nghi đều có quan hệ v ới đ ạo tr ời lẽ v ật, v ới
7


điển nước phép triều, các đời diên cách, kỹ, dối khác nhau, c ần ph ải chia ra
từng mối, từng ngành mà không thể thiếu sót được.
Từ đời Đinh đời Lý trở về trước, nghi tiết còn đơn giản, đ ến đ ời
Trần, đời Lê về sau, lễ chế mới không mà sau có, đều là do lễ nghĩa mà đ ặt,
văn mỗi thời mỗi khác, nghi thức đã đặt, đều phải chép cả…”.
Lễ vốn đã có từ trong xã hội nguyên thủy, dùng để chỉ những tập tục
mang tính quy phạm (tục lệ) mà các thành viên trong th ị tộc, bộ l ạc ph ải
tuân thủ. Cùng với sự ra đời của nhà nước và phân hóa giai c ấp, giai t ầng
các tục lệ được cải biên, chỉnh sửa phù hợp với điều ki ện phát tri ển m ới
cơ cấu tổ chức quyền lực, tương quan chính trị và đời sống kinh tế - xã h ội.
Lễ là yếu tố được thể hiện và thể hiện rất rõ và mạnh mẽ trong đạo
Khổng. Theo Kinh Lễ thì có đạo đức, nhân nghĩa mới thành. Chỉ có Lễ thì
mọi quan hệ giữa người với người, giữa người với đất trời mới được thông
suốt. Đã là người thì phải biết đến Lễ, học Lễ thông su ốt. C ử ch ỉ, l ời nói
nhất thiết phải theo những khuôn phép nhất định, khuôn phép ấy là h ợp
với đạo của trời, của đất. “Trời cao đất thấp, muôn vật tản mát khác nhau,
bởi thế phải đặt ra lễ để giữ gìn cho có trật tự. Lễ là đ ịnh ph ận k ẻ trên
người dưới. Vương giả đời xưa dựng đặt ra mọi việc, việc gì cũng có l ễ cả,
như chế độ về áo xiêm, xe, kiệu; tế lễ có ở giao miếu; lễ cát hung thì độ số
bao nhiêu, nghi chương thế nào, đều có phẩm trật. Đó là việc l ớn của đi ển
lễ phép tắc, không thể sai lầm rối lẫn được. Cho nên lễ để trị n ước tr ước
hết phải cẩn thận về những điều ấy”.
Các nhà nước phong kiến Trung Hoa, Việt Nam và m ột số n ước Đông

Á khác trước đây rất coi trọng lễ nghi th ức và chế độ. Dưới th ời phong
kiến Lễ là một trong ngũ thường, là gốc của kẻ quân t ử. Mọi hoạt động
đều thấy hình ảnh của Lễ:
+ Quân lễ là những nghi thức dùng trong việc nhà binh nh ư xu ất
quân, diễn tập, khải hoàn…
+ Tân lễ là những nghi thức được triều đình dùng trong tiếp đãi các
8


tân khách như trong lễ triều kiến, sai sứ, triều hội, yến tiệc…
+ Gia lễ là những nghi thức mừng nhà vua và hoàng tộc như các lễ
sinh nhật, lập thái tử, lập hoàng hậu,…
+ Cát lễ là những nghi lễ liên quan đến các đối tượng nh ư thiên th ần
(mặt trời, mặt trăng, các tinh tú), thổ địa, nhân thần(tổ tiên, tiên thánh,
tiên sư).
+ Hung lễ là những nghi thức về tống táng, thăm viếng gia đình có
tang sự với các nghi lễ về trang phục, thời gian để tang c ủa nh ững ng ười
trong gia đình.
Nghi thức ra đời từ rất sớm cùng với sự phát triển của xã h ội. Ban
đầu không ai đặt ra quy tắc, chỉ là thói quen giao tiếp. Các thói quen giống
nhau được lặp đi lặp lại và hình thành những hình thức đơn giản. Đó là
những Nghi lễ biểu thị 1sự tôn trọng của thị tộc - thị tộc, quốc gia - qu ốc
gia để không làm tổn hại danh dự nước mình và uy tín quốc gia khác.
Trước kia, nghi thức được áp dụng trong nghi thức đón tiếp các n ước
và phái đoàn ngoại giao được gọi là nghi thức triều đình, đ ể ch ủ y ếu phô
trương sức mạnh, sự giàu có với nhau. Nghi th ức tạo ra kho ảng cách gi ữa
vua chúa với thần dân, giữa nước lớn với n ước nhỏ. Sau này đ ược chia
thành nghi lễ nhà nước và nghi lễ ngoại giao.
Nghi lễ nhà nước là lễ tiết rất quan trọng của nhà nước, mang n ặng
tính quốc gia. Đối tượng là người trong nước, do lễ tân trong n ước chu ẩn

bị, được tổ chức theo nghi thức quốc gia truyền thống. Áp d ụng cho qu ốc
khánh, quốc tang, lễ đăng quang nhậm chức hoặc tuyên dương công tr ạng
thành tích.
Nghi lễ ngoại giao là lễ tiết liên quan đến các quốc gia khác. Đ ối
tượng chính là người nước ngoài, mang tính quốc gia và quốc tế. Đ ược t ổ
chức theo tập quán quốc gia và quốc tế. Được áp dụng cho đón ti ếp đoàn
người nước ngoài, tổ chức để trình thư uỷ nhiệm, trao huân huy ch ương
cho người nước ngoài.
9


Ngày nay, nghi thức nhà nước cần phải được hiểu là nh ững ph ương
thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, được quy định
tại các văn bản pháp luật của nhà nước, theo tập quán truy ền th ống dân
tộc, hoặc quốc tế mà các bên tham gia quan hệ th ủ tục quản lý nhà n ước
phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.
Ngay từ những ngày đầu của nền cộng hòa(1945), Đảng và nhà n ước
ta đã quan tâm đến công tác xây dựng lễ nghi nhà n ước của chính quy ền
mới. Các văn bản pháp luật đã kịp thời được ban hành để điều ch ỉnh
những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Ngay sau khi tuyên ngôn đ ộc l ập, ngày
05/09/1945, Chính phủ của nước Việt Nam mới đã có sắc lệnh của Chủ
tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa số 5 về bãi bỏ Cờ quẻ
ly của chế độ cũ và ấn định Quốc kỳ mới của Việt Nam có “ n ền m ầu đ ỏ
tươi, ở giữa có sao năm cánh màu vàng tươi”.
Vào cuối những năm 50, sau khi chiến thắng quân Pháp trên m ọi
chiến trường, hòa bình lặp lại, ngày 21/07/1956 Chính ph ủ đã ban hành ba
văn bản quan trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dùng Quốc huy, Đi ều l ệ
số 974/TTg về việc dùng Quốc kỳ, Điều lệ số 975/TTg về việc dùng Qu ốc
ca nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Năm 1976, quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có

nghị quyết ngày 02/07 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc Ca và thủ
đô.Về vấn đề giao tiếp xã hội và lễ tân nhà n ước, H ội đồng chính ph ủ ra
quyết định số 56/CP ngày 18 tháng 03 năm 1975 về việc ban hành bản
“thể lệ về tổ chức.
Các văn bản được ban hành vào các năm tiếp theo để phù hợp với
chế độ và phương thức hoạt động của Nhà Nước.
1.2 Khái niệm nghi thức nhà nước
Giao tiếp là hoạt động quan trọng trong đời sống xã h ội, là n ền t ảng
quan trọng để xây dựng nên xã hội. Nền văn minh nhân loại, n ền văn hoá
của mỗi dân tộc, quốc gia được kiến tạo thông qua hoạt động giao tiếp.
10


Hoạt động giao tiếp được thực hiện nhằm trao đổi thông tin, nh ận th ức, t ư
tưởng, tình cảm, để bày tỏ mối quan hệ, cách ứng xử, thái độ giữa con
người với con người và giữa nhân loại với tự nhiên. Dù được th ực hiện b ởi
phương thức nào đi nữa, hoạt động giao tiếp luôn luôn ph ải đ ược đ ặt
trong những bối cảnh nhất định, được thực hiện bởi những cơ cấu nghi
thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp tương ứng
nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra.
Những nghi thức, thủ tục mang tính lễ nghi được thực hiện trong hoạt
động giao tiếp, quản lý nhà nước là bộ phận quan trọng của các phương thức
hoạt động đó. Nội dung của những nghi thức, thủ tục đó kiến tạo nên khái niệm
nghi thức nhà nước.
Khái niệm nghi thức nhà nước: Là phương thức giao tiếp trong hoạt động
quản lý nhà nước nói chung được quy định trong văn bản pháp luật của nhà
nước và tập quán truyền thống của dân tộc hoặc quốc tế mà các bên quan hệ
phải tham gia và thực hiện.
1.3 Nội dung cấu thành nghi thức nhà nước
Nội dung cấu thành của nghi thức nhà nước bao gồm nh ững vấn đ ề

sau:
1.3.1 Biểu tượng quốc gia.
Các biểu tượng quốc gia gồm có:
- Quốc hiệu: Là tên gọi của đất nước
Quy định về việc sử dụng Quốc hiệu, Quốc hiệu là tên gọi của đất nước.
Trong lịch sử, đất nước ta đã có nhiều tên gọi khác nhau như: Văn Lang, Âu
Lạc, Giao Chỉ, Cửu Chân, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, An Nam… Ngày
02/09/1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.Theo Sắc lệnh của Chủ
tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số49/SL
ngày 12/10/1945, tiêu đề các văn bản nhà nước được ghi là: “ Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa”. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, tên nước là : “ Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hiệu cùng với tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do–Hạnh
phúc”cùng tạo thành tiêu đề văn bản, được in trên đầu trang nhất.
11


- Quốc huy: Là huy hiệu của một nước hoặc hình tượng trưng cho
một nước.
Theo quy định tại Điều 142 Hiến pháp nước Cộng hoà xã h ội ch ủ
nghĩa Việt Nam năm 1992: “Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có
bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng ch ữ “C ộng hoà xã h ội ch ủ
nghĩa Việt Nam”.Quốc huy của bất cứ một quốc gia nào đều mang một thông
điệp, một ý nghĩa nhất định, Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có
ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho lịch sử
cách mạng của dân tộc Việt và tiền đồ xán lạn của nhân dân và đất nước Việt
Nam
Việc sử dụng Quốc huy được quy định tại Hướng dẫn số 3420/HDBVHTTDL ngày 02/10/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du l ịch.
- Quốc kỳ: là cờ tượng trưng cho một Quốc gia, cũng chính là C ờ T ổ
quốc. Đồng thời đó cũng là biểu trưng một cách rõ ràng quy ền l ực c ủa

nhân dân ta, chủ quyền của mình đối với lãnh thổ, cương v ực đã đ ược
phân định.
- Quốc ca: Là bài hát được thừa nhận là chính th ức của m ột Quốc gia.
Việc sử dụng Quốc ca theo các quy định tại Điều lệ số 975/TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 21-07-1956, theo Thông báo của Chính ph ủ s ố
31-TB ngày 15-02-1993.
1.3.2 Công tác lễ tân, tiếp khách.
Lễ tân nhà nước là tổng hợp các nghi th ức, thủ tục trong việc đón,
tiễn, giao tiếp với khách nhằm giải quyết những công việc có liên quan
đến quan hệ nội bộ nhà nước, giữa các nhà nước, cũng như gi ữa nhà n ước
và công dân. Như vậy, về cơ bản, lễ tân được hiểu là tổng h ợp nh ững quy
định, nghi thức, thủ tục được các nhà nước tuân thủ th ực hiện trong giao
tiếp quốc tế.
Tổ chức tiếp khách là một trong những hoạt động quan trọng, m ột
công tác cơ bản của các cơ quan công quy ền, các đoàn th ể, các t ổ ch ức khác
12


nhau. Công tác này được thực hiện không chỉ nhằm để giao tiếp xã h ội
thuần thuý, đảm bảo hoạt động thông suốt đối với các hệ quả c ủa quá
trình quản lý, mà còn tạo cho các nhà quản lý có điều ki ện xem xét, đánh
giá hiệu quả công việc từ phía bên ngoài.
Khi đón tiếp khách nước ngoài lại càng phải chú trọng đ ến việc
thực hiện sao cho khách có ấn tượng ban đầu về sự nồng h ậu, thân thiện
của sự đón tiếp.
Việc đón tiếp các đoàn khách có khác nhau về m ặt nghi lễ tuỳ theo
tính chất của mỗi đoàn. Công tác này đã được quy định tại Ngh ị đ ịnh s ố
82/2001/NĐ-CP ngày 06 thỏng 11 nam 2001 v ề nghi l ễ nhà n ước và đón
tiếp khách nước ngoài.
1.3.3 Kỹ năng giao tiếp, lời ăn tiếng nói, trang ph ục công s ở

Trong giao tiếp, con người luôn luôn thể hiện một lực hấp dẫn nào
đó để thực hiện ý đồ giao tiếp của mình và cái h ấp dẫn đó ph ần nào ti ềm
ẩn trong năng lực ứng xử và khả năng khai thác năng lực đó ở m ỗi cá nhân.
Sự hấp dẫn đó được truyền đạt tới đối tượng giao tiếp thông qua trang
phục, những cái bắt tay, giọng nói, vóc dáng, hoạt động nội tâm đ ược bi ểu
hiện bởi những yếu tố ngôn ngữ điệu bộ đó.
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các c ơ quan
hành chính nhà nước quy định về trang phục, giao tiếp và ứng x ử của cán
bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công s ở t ại các c ơ
quan hành chính nhà nước.
Về ngôn ngữ:
+ Trong giao tiếp công sở, Cán Bộ Công Ch ức ph ải có thái đ ộ l ịch s ự,
tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực rõ ràng, m ạch
lạc( Trích khoản 3 điều 16 của Luật CBCC2008).
+ Trong Quy chế Văn hóa công sở có quy định: Cán bộ công ch ức, viên
chức giao tiếp ứng xử không được nóitục, nói tiếng lóng, quát n ạt.
13


+ Giao tiếp qua điện thoại: Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ công
chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác, trao đổi ng ắn
gọn, tập trung vào nội dung công việc, không ngắt điện thoại đột ngột
.- Về trang phục công sở:
+ Quy chế văn hóa công sở( Điều 5 & 6) quy định:
+ Khi thi hành nhiệm vụ; cán bộ công chức, viên ch ức ph ải ăn m ặc
gọn gàng, lịch sự.
+ Cán bộ công chức, viên chức có trang phục riêng thì th ực hi ện theo
quy định của pháp luật
+ Lễ phục của cán bộ công chức viện chức là trang ph ục chính th ức

được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng th ể, các cuộc tiếp
khách nước ngoài: Lễ phục nam giới: sơ mi trắng hoặc sáng màu bộ veston
sẫm màu cratvat giầy da( màu đen hoặc màu sẫm)
Lễ phục nữ giới: bộ veston( thường là sẫm màu) áo dài dân tộc( đ ủ
dày & lịch sự) cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số nên l ễ ph ục
chính là trang phục trong lễ hội của dân tộc đó.
1.3.4 Công tác tổ chức hội nghị
Nghị định số 154/2004/NĐ-CP của Chính phủ Ngày 09 tháng 08 năm
2004 về nghi thức nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón
nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, huân chương, huy chương, cờ thi đua của
chính phủ, bằng khen của thủ tướng chính phủ. Quy định về tổ chức hội nghị.
Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy định chế độ hội họp trong hoạt động c ủa
các cơ quan hành chính nhà nước quy định này điều chỉnh việc tổ ch ức các
cuộc họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà
nước nhằm giảm bớt số lượng, nâng cao chất lượng các cuộc h ọp trong
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp, các ngành, th ực
hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc tổ ch ức các cuộc h ọp, góp ph ần
tích cực tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả sự chỉ đ ạo, điều
hành của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng yêu c ầu của
14


cải cách hành chính.
1.3.5 Công tác trong vấn đề nội thất, hình th ức
+ Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ
tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan theo h ướng dẫn
thống nhất cña Bộ Nội vụ.
+ Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đ ơn v ị, h ọ và tên, ch ức
danh cán bộ, công chức, viên chức. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm vi ệc

phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý. Không lập bàn th ờ,
thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc.
+ Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông
của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao d ịch, làm vi ệc.
Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm
việc.

15


Tiểu kết:
Nghi thức nhà nước từ xưa đến nay đều chú trọng đến lời ăn ti ếng
nói, trang phục việc ban hành các quy định về nghi thức nhà n ước là rất
quan trọng trong quá trình đổi mới hội nhập và quản lý về mặt nghi th ức
nhà nước bằng các biện pháp mang tính thuy ết phục, k ỷ luật, kinh tế,
cưỡng chế, và tính quyền lực đó còn được thể hiện bằng ph ương tiện
mang tính hình thức đặc thù thuộc phạm trù các nghi l ễ nh ư cách bài trí
công sở (công đường), trang phục, các hoạt động lễ tân..., th ực hiện t ốt
nghi thức nhà nước và nghi thức ngoại giao và ảnh hưởng t ới hình t ượng
quốc gia , vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

16


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
2.1 Nghi thức nhà nước chịu sự điều chỉnh của pháp luật qu ốc
tế và pháp luật quốc gia.
2.1.1 Nghi thức nhà nước và phong tục tập quán của các dân t ộc
Khi thực hiện nghi lễ, nghi thức đón tiếp cần phải nắm rõ về phong
tục tập quán cũng như văn hóa của các quốc gia khác, dân t ộc khác, hay các

dân tộc thiểu số khác để điều chỉnh cho phù hợp v ới l ại quốc gia và dân
tộc đó để không gây ra tình trạng khiến quốc gia đó hiểu l ầm r ằng chúng
ta không tôn trọng hay miệt thị, xúc phạm họ.
Từ xa xưa khi tiếp đón các sứ thần Trung Quốc, Chiêm Thành, Ai Lao,
Chân Lạp hay Champa cũng cần chú ý t ới phong tục t ập quán và văn hóa
của họ.Tuy nhiên không chấp nhận những yêu cầu quá đáng, ảnh h ưởng
tới văn hóa nước ta và làm nhục quốc thể danh dự.
Hiện nay việc tiếp đón khách nước ngoài cũng như các chuy ến thăm
của đồng bào các dân tộc thiểu số xuống thủ đô Hà Nội cũng rất c ần coi
trọng yếu tố văn hóa, phong tục tập quán.
Ví dụ như tiếp đón các quốc gia hồi giáo thì cần hiểu văn hóa không
ăn thịt lợn, các sản phẩm làm từ lợn, không uống rượu. Còn các n ước theo
hindu giáo thì không ăn thịt bò và các sản phẩm t ừ th ịt bò.
2.1.2 Nghi thức nhà nước được điều chỉnh bởi pháp luật quốc
gia
Nhà nước đã sử dung nhiều công cụ từ kỉ luật, thuy ết ph ục, c ưỡng
chế thi hành đối với các nghi thức nhà nước tất cả các nghi th ức, nghi l ễ, t ổ
chức hội nghị, trang phục đều được quy định trong các văn bản quy ph ạm
hiện hành, tất cả các tổ chức, công dân phải thực hiện t ừ các hội họp, đón
khách quốc tế, chiêu đãi, hay viếng thăm. Các văn bản quy ph ạm gồm có :
- Hệ thống văn bản pháp quy, quốc gia.
17


- Hệ thống VB luật quốc gia.
VD: Nghi thức Nhà Nước được quy định và điểu chỉnh bởi các văn
bản như Nghị định số 114/2006/QĐ-ttg ngày 25/5/2006 quy định chế độ
họp trong cơ cơ quan nhà nước hay Nghị định số 213/2006/QĐ-ttg ngày
25/9/2006 Của thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý
công sở

* Một số nghi lễ nhà nước được quy định.
- Ngày quốc khánh ( Ngày mùng 2 tháng 9)
+ Những biện pháp năm lẻ:
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính Ph ủ, Mặt trận Tổ quốc
đặt vòng hoa, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghĩa trang Mai Dịch.
Ở thủ đô không tổ chức mít tinh ở cấp Trung ương, chỉ tổ ch ức mít
tinh cấp thành phố Hà Nội.
Không tổ chức chiêu đãi, biểu diễn văn nghệ, không bắn pháo hoa.
Các cơ quan ở ngoài nước không tổ chức chiêu đãi.
+ Những biện pháp năm tròn: (tính 5 năm một lần)
Đặt vòng hoa như năm lẻ.
Tổ chức mít tinh ở cấp Trung ương với danh nghĩa của Ban Ch ấp
hành Trung ương Đảng và Nhà nước, uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, có mời Đoàn ngoại giao dự, sau mít tinh có biểu diễn văn ngh ệ.
Tổ chức chiêu đãi cũng với danh nghĩa trên.
Tuỳ tình hình có mời các đoàn khách nước ngoài.
Có bắn pháo hoa ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơ quan đại diện ta ở nước ngoài tổ chức cốc-tay.
- Kỷ niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Năm lẻ chỉ tổ chức đặt vòng hoa ở Lăng và viếng Ch ủ tịch H ồ Chí
Minh như Quốc khánh.
+ Năm tròn (10 năm một lần) thêm biện pháp mít tinh; có th ể t ổ
chức hội thảo quốc tế.
18


- Ngày quốc tế lao động. (1/5)
Không tổ chức mít tinh cấp toàn quốc, chỉ tổ ch ức ở cấp tỉnh, thành
phố.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí.

- Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ( Ngày 30/4) ,
Chiến thắng Điện Biên Phủ ( Ngày 7/5)
Năm chẵn, 5 năm một lần có mít tinh ở cấp trung ương nh ưng m ức
thấp hơn so với ngày Quốc khánh năm chẵn.
Năm lẻ chỉ có hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
– Quốc Tang
+ Chỉ tổ chức quốc tang đối với các đồng chí đương chức ở ba cương
vị chủ chốt: Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Nước,
Thủ Tướng Chính phủ và các đồng chí trước đây giữ các ch ức v ụ trên, nay
là cố vấn Ban Chấp hành Trung ương mất (trường hợp ngoại lệ khác do Bộ
Chính trị quyết định).
+ Khi có quốc tang thì đeo cờ rủ ở các công s ở trong hai ngày, trong
hai ngày này không tổ chức liên hoan văn nghệ trong toàn qu ốc. Linh c ữu
quàn tại Hội trường Ba Đình. Tổ chức viếng, lễ truy điệu, dùng xe càng
pháo đưa quan tài tới nghĩa trang, có tiêu binh, đội danh d ự, nh ưng không
bắn pháo lễ.
+ Không mời khách nước ngoài, một vài trường hợp đặc biệt lãnh
đạo nước ngoài chủ động muốn tới dự tang lễ thì ta tiếp.
+ Tổ chức cho đoàn ngoại giao dự lễ viếng, không đi đến nghĩa trang.
+ Các cơ quan đại diện ngoại giao của ta ở ngoài n ước m ở sổ tang.
+ Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà n ước khác (đ ương
nhiệm hoặc thôi chức) mất thì không tổ chức quốc tang.
+ Không quàn linh cữu tại Hội trường Ba Đình, có t ổ ch ức l ễ vi ếng, l ễ
truy điệu, không dùng xe càng pháo mà dùng xe tang ch ở quan tài; Đoàn
19


ngoại giao muốn viếng có thể tổ chức để họ viếng; nhưng không đi nghĩa
trang; không mở sổ tang ở nước ngoài, không treo cờ rủ, không tạm ng ừng

các hoạt động văn nghệ.
* Nghi thức Nhà nước trong lễ mít tinh kỷ niệm
Nghi thức Nhà nước quy định trong Nghị định này là hình thức, thủ tục tổ
chức một buổi lễ mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự
nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là buổi lễ) nhằm đảm bảo tính thống nhất,
trang trọng, tôn vinh, giáo dục, khoa học, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
- Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
+ Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ
trang nhân dân hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khi tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự
nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ phải tuân thủ hình thức, thủ tục quy định trong Nghị định
này.
+ Những hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước thực hiện theo
Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về
nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài. Các ngày lễ khác chỉ tổ chức
mít tinh, lễ kỷ niệm vào các năm tròn 5, chẵn 10; các năm lẻ tổ chức sinh hoạt
nội bộ, gọn nhẹ, thiết thực, tiết kiệm.
+ Bộ Ngoại giao hướng dẫn hình thức, thủ tục trao tặng Huân chương,
Huy chương đối với tổ chức quốc tế, người nước ngoài không thuộc đối tượng
quy định tại Nghị định này.
- Khách mời
+ Tùy tính chất, quy mô buổi lễ, Ban Tổ chức mời khách trong phạm vi
thích hợp. Khuyến khích mời số lượng khách gọn, thiết thực, phù hợp với mục
đích, yêu cầu buổi lễ; tránh phô trương, hình thức, gây lãng phí, tốn kém về thời
gian, tiền bạc. Hạn chế việc mời nhiều khách từ các địa phương về Trung ương
20



và ngược lại.
+ Trường hợp khách mời là các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà
nước, việc mời khách phải thông qua cơ quan cấp trên trực tiếp và thực hiện
theo quy định tại Điều 12 Quy định số 60-QĐ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2003
của Bộ Chính trị về tổ chức các chuyến đi công tác cơ sở, tham dự các cuộc mít
tinh, lễ kỷ niệm, đại hội, hội nghị và tiếp các đoàn đại biểu trong nước của các
đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Trang trí buổi lễ
Buổi lễ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
+ Tổ chức trong hội trường:
Sân khấu hội trường được trang trí trang trọng theo những quy định sau:
a) Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phông hậu hoặc trên cột cờ
về phía bên trái của sân khấu; Quốc kỳ ở bên phải, cờ Đảng ở bên trái (nhìn từ
phía hội trường lên).
b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới ngôi
sao hoặc ở phía dưới giữa ngôi sao và hình búa liềm theo chiều thẳng đứng.
Trường hợp cờ được treo trên cột thì đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chếch
phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía hội trường lên).
c) Tiêu đề buổi lễ kiểu chữ chân phương trên nền phông hậu về phía bên
phải sân khấu.
d) Bàn Đoàn Chủ tịch: căn cứ vào tính chất của buổi lễ, Ban Tổ chức
quyết định việc bố trí bàn Đoàn Chủ tịch buổi lễ.
Bàn Đoàn Chủ tịch được bố trí ở giữa sân khấu. Tùy theo số lượng thành
viên Đoàn Chủ tịch, Ban Tổ chức quyết định số hàng (cao dần về phía sau)
nhưng hàng sau cùng người ngồi không được che khuất tượng Chủ tịch Hồ Chí
Minh và tiêu đề buổi lễ. Đoàn Chủ tịch được bố trí ngồi theo chức vụ quan trọng
từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.
đ) Bục diễn giả có thể bố trí trên sân khấu (phía bên phải sân khấu) hoặc
phía dưới trước sân khấu tùy theo điều kiện cụ thể của hội trường. Không đặt

21


×