Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

giai phap han che hien tuong boi tu 8798

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.07 KB, 7 trang )

Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở
ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG VEN BIỂN TỈNH
SÓC TRĂNG .................................................................................................................. 2
I.1. HIỆN TƯỢNG BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG, VEN BIỂN .................................. 2
I.1.1. Hiện trạng bồi tụ, xói lở ven sông ..................................................................... 2
I.1.2. Hiện trạng bồi tụ, xói lở ven biển ...................................................................... 2
I.2. NGUYÊN NHÂN BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG, VEN BIỂN.............................. 4
I.2.1. Nguyên nhân ngoại sinh ................................................................................... 4
I.2.2. Tác động của con người .................................................................................... 6
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG DO BỒI LẮNG, SẠT LỞ VEN
SÔNG, VEN BIỂN TẠI TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ............................................................................. 8
II.1. TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG DO BỒI LẮNG, SẠT LỞ GÂY RA TẠI TỈNH
SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA ................................................................... 8
II.1.1. Ảnh hưởng xói lở tới môi trường sinh thái....................................................... 8
II.1.2. Ảnh hưởng bồi lắng tới môi trường sinh thái ................................................... 9
II.2. NHẬN ĐỊNH XU THẾ DIỄN BIẾN SẠT LỞ BỒI LẮNG LÒNG DẪN, DẢI
VEN BIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................... 9
II.2.1. Gia tăng quá trình xói lở do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình
trữ nước phía thượng nguồn sông MêKông ................................................................ 9
II.2.2. Ảnh hưởng do quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn cầu ................... 10
II.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG BỒI TỤ, SẠT LỞ
VEN SÔNG, VEN BIỂN TẠI TỈNH SÓC TRĂNG .................................................... 11
II.2.1. Giải pháp phi công trình ................................................................................ 11
II.2.2. Các giải pháp công trình ................................................................................ 12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO



TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng

MỞ ĐẦU
Sóc Trăng nằm ở phía Nam cửa sông Hậu với bờ biển dài và ngư trường rộng
lớn, có hệ thống sông, rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho Sóc Trăng mở rộng
giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, là cầu nối các tỉnh miền Tây Nam bộ với
bên ngoài. Trong những năm gần đây, quá trình sạt lở và bồi tụ ven sông, ven biển tỉnh
Sóc Trăng xảy ra rất rõ rệt, đặc biệt là đường bờ biển. Những vùng bị sạt lở do ảnh
hưởng của các quá trình tự nhiên như các dòng hải lưu, thủy triều, gió chướng, hoạt
động của sóng… đã làm cho vùng cửa sông và biển ven bờ bị biến dạng.
Như vậy, hiện trạng sạt lở, bồi lắng lòng dẫn kênh rạch trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng sẽ là lực cản rất lớn kìm hãm phát triển kinh tế xã hội, cản trở tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Sóc Trăng, vì thế cần nghiên cứu về thực trạng sạt lở, bồi
tụ do tác động của thiên tai biến đổi khí hậu và đề xuất các “Giải pháp hạn chế hiện
tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc trăng” là rất cần thiết trong giai đoạn
hiện nay, đây được xem là cơ sở đúng đắn trong việc quản lý nhằm hạn chế mức thiệt
hại thấp nhất và an toàn cho cuộc sống người dân cũng như trong quá trình phát triển
kinh tế tỉnh.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

1


Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng


CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG VEN BIỂN TỈNH
SÓC TRĂNG
I.1. HIỆN TƯỢNG BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG, VEN BIỂN
I.1.1. Hiện trạng bồi tụ, xói lở ven sông
Cửa Định An là cửa sông có diễn biến khá phức tạp, thường xuyên bị sa bồi.
Theo số liệu khảo sát từ năm 1991 đến nay, luồng tàu qua cửa Định An luôn dịch
chuyển và bị bồi lấp tạo thành các bãi cạn ở phía Bắc và Nam cửa Định An. Độ sâu tự
nhiên bãi ngang cửa sông chỗ cạn nhất đến -2,6m (CD). Riêng năm 2000 do lũ lụt ở
Đồng bằng sông Cửu Long, cao độ đáy luồng chỉ còn -1,6m (CD). Trong mùa mưa
lượng nước trong sông vận chuyển nhiều bùn cát đổ ra bờ biển với tỷ lệ bồi lắng lấn át
tiến trình ngược lại sinh ra do động lực (năng lượng thủy triều - dòng hải lưu) cục bộ.
Vào mùa khô, do lưu lượng sông nhỏ nên các hoạt động của thủy triều lại thắng thế.
Sự thay đổi theo mùa và sự đảo ngược dòng chảy ven bờ kết hợp gió mùa đã tạo ra
tiến trình hình thành địa mạo cửa sông Hậu. Tiến trình này sẽ không bao giờ thay đổi,
kết quả này dẫn đến việc độ sâu luồng lạch cũng không ổn định.
Theo bản đồ biến động bờ biển hiện có, đã khẳng định rằng toàn bộ đồng bằng
đang ở trong giai đoạn phát triển năng động. Cù Lao Dung ở cửa sông Hậu đang mở
rộng với tỷ lệ trung bình từ 20 tới 50 m mỗi năm. Vùng đồng bằng gần phía Bắc cửa
Định An cũng cho thấy mức độ phát triển với tốc độ 10 - 15m mỗi năm. Bồi lắng cửa
sông Hậu là nghiêm trọng do dòng chảy sông vận chuyển khối lượng lớn bùn cát ra
cửa và bị đọng lại dưới các ảnh hưởng của thủy triều và một tiến trình hình thành bờ
biển phức hợp. Khi vận tốc dòng chảy trong sông lớn ở thượng lưu cửa và giảm rất
nhiều khi dòng sông mở rộng ra cửa sông. Cùng với việc giảm vận tốc rất nhiều sẽ kéo
việc giảm năng lực vận chuyển chất bồi lắng. Bùn cát sẽ lắng đọng theo hình dạng tròn
(giải hình vành khăn - bán nguyệt), trình tự lắng đọng sẽ bắt đầu là vật liệu thô sẽ ở
dưới đáy chỉ ngay sau vị trí mở rộng (cửa sông). Theo tài liệu về nạo vét năm 1981, thì
tốc độ bồi lắng vào khoảng 350.000 m 3/tháng tại tuyến luồng 81 - 83, năm 1983 tỷ lệ
bồi lắng là 250.000 m3/tháng. Tháng 5 năm 1997, đã tiến hành một đợt nạo vét mới
dọc theo luồng số 94 - 96. Sự bồi lắng diễn ra rất nhanh với tốc độ 0,40 m 3/m2/tháng,

đến tháng 8 năm 1997 luồng đã bị lấp đầy hoàn toàn. Tháng 5/1998 đã tiến hành đào
luồng số 98. Quan trắc cho thấy chỉ sau 2 tháng, tỷ lệ bồi lắng là 0,20 m3/m 2/tháng .
I.1.2. Hiện trạng bồi tụ, xói lở ven biển
Trên đoạn bờ biển dài hơn 72 km của tỉnh Sóc Trăng, đường bờ biển thể hiện
các quá trình xói lở và bồi tụ rất rõ rệt. Những vùng bị xói lở do ảnh hưởng của các
quá trình tự nhiên như các dòng hải lưu, thủy triều, gió chướng, hoạt động của sóng
nhưng chủ yếu do rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển bị chặt phá nghiêm trọng.
I.1.2.1. Đường bờ biển diễn ra quá trình xói lở
a. Đường bờ biển bị xói lở liên tục giai đoạn 1965 – 2008
Có 2 đoạn bờ thuộc huyện Vĩnh Châu
- Đoạn bờ biển các xã Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Phước, thị trấn Vĩnh Châu và
khoảng 0,5 km về phía dưới xã Vĩnh Châu. Tổng chiều dài đo đạc được khoảng gần 20
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

2


Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng

km, với tốc độ xói lở trong bình khoảng 10 m/năm. Quá trình này diễn ra mạnh nhất
trong giai đoạn 1965 – 1990 – 2000. Còn trong giai đoạn 2000 – 2008 vẫn diễn ra quá
trình xói lở, xong không liên tục ở cả tuyến bờ, mà xảy ra chủ yếu ở một số đoạn bờ ấp
Khu Sáu thuộc thị trấn Vĩnh Châu, ấp Biển Trên, Biển Trên A, Biển Dưới xã Vĩnh
Phước, ấp No Pol xã Vĩnh Tân và ấp Xung Thum xã Lai Hòa.
Đoạn bờ biển xã Vĩnh Hải, từ ấp Huỳnh Kỳ (các cửa kênh Hồ Bé về phái Bắc
khoảng 1 km) lên đến gần ấp Mỹ Thạnh. Tổng chiều dài đo được khoảng 7 km, tốc độ
xói lở trung bình khoảng 12 – 15 m/năm. Quá trình này diễn ra mạnh nhất trong giai
đoạn 1965 – 1990 – 2000. Còn trong giai đoạn 2000 – 2008, tốc độ và quy mô xói lở
có giảm hơn.
b. Đường bờ diễn ra quá trình xói lở giai đoạn năm 2000 – 2008

Có ở đoạn bờ sông Hậu, phía Nam cửa Trần Đề, từ ấp Ngan Rô 1 qua ấp Kinh
Ba đến gần ấp Đầu Giồng thuộc xã Trung Bình, huyện Long Phú. Chiều dài đo được
khoản 2,5 km.
I.1.2.2. Đường bờ biển diễn ra quá trình bồi tụ
a. Đường bờ biển được bồi tụ thuộc huyện Cù Lao Dung
Đường bờ biển ở khu vực này diễn ra quá trình bồi tụ mạnh, điển hình không
những chỉ ở Sóc Trăng mà cả đối với ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây ghi
nhận được quá trình bồi tụ ở phía ngoài của Cù Lao Dung, từ cửa Vàm Hồ Lớn chạy
xuôi theo bờ sông Hậu vòng qua mũi cửa Trần Đề thuộc xã An Thạnh Nam đi lên phía
Bắc, đến mũi cửa Định An thuộc xã An Thạnh 3, chiều dài khoảng gần 18 km, với tốc
độ bồi tụ lớn nhất khoảng 70 – 80 km/năm ở phía mũi cửa Trần Đề. Quá trình này diễn
ra mạnh nhất trong giai đoạn 1965 – 1990 – 2000. Còn trong giai đoạn 2000 – 2008
vẫn diễn ra quá trình bồi tụ, nhưng không mạnh bằng giai đoạn trước và quy mô cũng
không lớn bằng, chủ yếu chỉ có ở phía 2 đầu cù lao, mỗi phía dài khoảng 4 km. So với
tuyến đê biển, vùng đất bồi đã cách xa có chỗ đến từ hơn 1 km.
Đoạn bờ phía Bắc sông Cồn Tròn tại ấp Nguyên Tăng thuộc xã Đại Ân 1, cũng
ghi nhận được quá trình bồi tụ với chiều dài khoảng 4,5 km. Quá trình này chỉ diễn ra
trong giai đoạn 1965 – 1990 - 2000. Riêng ngã ba chỗ giao nhau của 2 cửa sông Cồn
Tròn và Vàm Hồ lớn có bãi nổi được hình thành trong giai đoạn 1990 – 2000 - 2008.
b. Đường bờ biển và bờ sông được bồi tụ thuộc huyện Long phú có 2 đoạn
- Đoạn bờ được bồi tụ từ ấp Nhà Thờ thuộc xã Trung Bình xuống đến mũi cửa
Mỹ Thanh thuộc xã Lịch Hội Thương, dài khoảng 8 km. Trong đó, được bồi tụ trong
giai đoạn 1965 – 1990 chỉ khoảng 0,8 km ở 2 phía cửa kênh Ông Khánh thuộc ấp Nhà
Thờ. Đoạn bờ được bồi dài nhất trong giai đoạn 1990 – 2000 - 2008, với tốc độ bồi lớn
nhất khoảng 60 - 70 m/năm.
- Đoạn bờ sông Hậu thuộc ấp Đầu Giồng, xã Trung Bình dài khoảng 1,5 km
được bồi trong giai đoạn 1990 – 2000 với tốc độ bồi lớn nhất chỉ khoảng 10 – 15
m/năm. Đoạn mới bồi trong giai đoạn 2000 – 2008 dài khoảng 0,5 km.
c. Đường bờ biển được bồi tụ thuộc huyện Vĩnh Châu có 2 đoạn
- Đoạn dài nhất từ trên cửa kênh Hồ Bể gần ấp Huỳnh Kỳ xã Vĩnh Hải xuôi

xuống phía dưới, đến ấp Cà Lăng A Biển thuộc xã Vĩnh Châu, dài khoảng gần 20 km.
Trong đó bồi giai đoạn 1965 – 1990 có đoạn từ ấp Huỳnh Kỳ đến ấp Âu Thọ B xã
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

3


Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng

Vĩnh Hải, dài khoảng 9 km, với tốc độ bồi tụ lớn nhất gần 60 m/năm. Còn lại là bồi
trong giai đoạn 1990 – 2000, trong đó đoạn 2 bên cửa kênh Hồ Bề kéo dài từ ấp
Huỳnh Kỳ ra cửa kênh dài khoảng 2,5 km, với tốc độ bồi tụ lớn nhất ra phía biển
khoảng 70 m/năm. Đoạn bồi tiếp theo trong giai đoạn này thuộc ấp Trà Sết xã Vĩnh
Hải đến ấp Cà Lăng A Biển thuộc xã Vĩnh Châu dài khoảng 16 km, với tốc độ bồi lớn
nhất cũng khoảng 50 – 70 m/năm. Riêng trong giai đoạn 2000 – 2008 chỉ diễn ra quá
trình bồi tụ ở đoạn cuối của ấp Cù Lăng A Biển, khoảng gần 3,5 km và xen kẽ là các
đoạn bị xói lở cục bộ tại một số đoạn ngắn ở phía ngoài, không đáng kể.
- Đoạn bờ được bồi tụ thuộc vùng bờ phía Nam cửa Mỹ Thanh thuộc xã Vĩnh
Hải dài khoảng hơn 3 km suốt từ năm 1965 – 1990 – 2000, với tốc độ bồi lớn nhất
khoảng 30 m/năm. Từ năm 2000 đến 2008 quá trình này chỉ diễn ra một đoạn phía trên
đoạn bờ này tại vùng cửa sông Mỹ Thanh với tốc độ bồi có chậm hơn, chỉ khoảng 10 –
15 m/năm.
I.1.2.3. Đường bờ biển diễn ra cả 2 quá trình bồi tụ/xói lở xen kẽ nhau
Cả đoạn bờ này thường nằm giữa các đoạn bờ được bồi tụ liên tục với đoạn bờ
bị xói lở liên tục, cụ thể như sau:
- Đoạn bờ khu vực Ấp Chợ đến ấp Nhà Thờ thuộc xã Trung Bình huyện Long
Phú, diễn ra quá trình bồi năm 1965 – 1990 và xói lở năm 1990 – 2000 hoặc xói lở
năm 1990 – 2000 và bồi tụ năm 2000 – 2008.
- Đoạn bờ nằm giữa đoạn bờ bồi tụ phía Nam của Mỹ Thanh với đoạn bờ bị xói
lở ở ấp Huỳnh Kỳ thuộc huyện Vĩnh Châu, diễn ra quá trình bồi năm 1965 – 1990 và

xói lở năm 1990 – 2000.
- Các đoạn bờ ngắn nằm rải rác ở khu vực đường bờ bồi tụ thuộc xã Vĩnh Hải
và Vĩnh Châu thuộc huyện Vĩnh Châu, diễn ra quá trình bồi năm 1990 – 2000 và xói
lở năm 2000 – 2008.
I.2. NGUYÊN NHÂN BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG, VEN BIỂN
I.2.1. Nguyên nhân ngoại sinh
Các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình bồi tụ, xói lở do các yếu tố tự nhiên ở
đây chủ yếu là: cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ, tác động của gió, thủy triều, dòng
chảy dọc bờ, sóng (trong bão).
I.2.1.1. Nguyên nhân sạt lở
a. Do cấu tạo vùng bờ, hướng bờ
Đặc điểm địa hình bờ biển đồng bằng Nam Bộ nói chung và khu vực bờ biển
tỉnh Sóc Trăng nói riêng đều thuộc kiểu bờ tam giác châu có sú vẹt nằm trong nhóm
bờ biển thành tạo chủ yếu do các yếu tố không phải là sóng. Về cấu trúc hình thái, bờ
biển ở đây thấp, bằng phẳng bị chia cắt bởi các cửa sông, kênh rạch và có nhiều thực
vật ngập mặn. Bề mặt địa hình vùng bờ thường chỉ cao hơn mực nước biển trung bình
1,2 – 1,6m. Hầu như toàn bộ vùng bờ được cấu tạo bởi lớp phù sa cổ với thành phần
chủ yếu là bùn sét màu nâu, bùn sét màu nâu chứa cát có lẫn vụn vỏ xác thực vật (dạng
lớp kép). Nhiều nơi vùng bờ được cấu tạo bởi lớp phù sa mới.
Các thành tạo trầm tích phù sa cổ khi được lớp thảm thực vật phủ dày, trong
điều kiện môi trường ẩm ướt cao thì độ dẻo và độ kết dính tốt, còn những nơi thảm
thực vật thưa thớt hoặc không có thảm thực vật che phủ, khi bị phơi nắng thiếu nước
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

4


Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng

thường xuyên, chúng mất nước dần, co rút lại, hậu quả là bị nứt nẻ, trở nên khô xốp và

khi thấm nước trở lại chúng bị bở rời, tơi vụn ra. Khi đó chỉ cần động lực rất nhỏ (sóng
gió), chúng đã bị nước làm dịch chuyển và mang đi. Đây là một điều kiện thuận lợi để
quá trình xói lở bờ trong vùng diễn ra mạnh mẽ.
Cùng với cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ cũng là yếu tố quan trọng để quá
trình bồi tụ hoặc xói lở bờ diễn ra. Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy, tại các khu
vực có đường bờ mở thuần túy (phía Nam cửa Trần Đề) quá trình xói lở xảy ra với
cường độ mạnh, những nơi có đường bờ được che kín phần nào đó thì hoặc diễn ra quá
trình bồi tụ - xói lở xen kẽ hoặc chỉ diễn ra quá trình bồi tụ.
b. Sóng
Sóng có thể do gió hay do tàu thuyền đi lại trên sông gây ra, sóng do gió gây ra
sạt lở bờ thường xảy ra ở các vùng cửa sông, nới có đà gió dài. Chế độ sóng tại khu
vực nghiên cứu hình thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa đông sóng có hướng định hành là Đông Bắc chiếm khoảng 75 – 85%, độ
cao sóng trung bình khoảng 2 – 3,5m. Sóng lớn có tần suất xuất hiện nhiều nhất vào
tháng 11, với độ cao sóng cực đại có thể lên đến 5 – 6m.
- Mùa hè sóng chủ yếu có hướng Tây Nam hoặc Tây. Độ cao sóng trung bình
khoảng 2 – 3m. Sóng hướng Tây Nam có tần suất xuất hiện cực đại vào tháng 8 – 9,
với độ cao cực đại 4 – 5m. Thời gian lặng sóng hoặc sóng yếu trong năm chỉ xấp xỉ
2%.
Sóng vỗ vào bờ tạo áp lực, tạo dòng chảy ven bờ gây sạt lở có thể nhận thấy ở
hầu hết các vùng cửa sông và ven biển như cửa Trần Đề, cửa Định An. Tác động của
sóng sẽ tạo áp lực lên mái bờ, dòng chảy ven bờ đoạn cửa sông, ven biển gây nên sự
mất ổn định của bờ dẫn tới bờ bị sạt lở.
c. Gió
Chế độ gió trong khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, hàng năm có các hướng gió chính: Tây, Tây Nam, Đông Bắc và chia làm 2 mùa
rõ rệt: mùa đông huớng gió thịnh hành là Đông Bắc, Đông; mùa hè hướng gió thịnh
hành là Tây, Tây Nam. Kết quả phân tích số liệu đo đạc tại vùng đồng bằng Nam Bộ
(tháng 6 năm 1999) cho thấy rằng, trong điều kiện động lực của thời kỳ gió mùa Tây
Nam, tại hầu hết các vùng bờ đều quan sát thấy hiện tượng bồi tụ, hiện tượng xói lở

hầu như không diễn ra. Hiện tượng xói lở tại các vùng bờ biển mở thuần túy chỉ diễn
ra vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc và thời kỳ gió hướng Đông thống trị.
d. Tác động của dòng chảy
Khi dòng chảy có vận tốc lớn hơn vận tốc khởi động bùn cát của lòng dẫn sẽ
làm cho lòng dẫn bị đào xói, khối đất phản áp của mái bờ bị suy giảm dần. Đến một
thời gian nhất định mái bờ sẽ bị mất ổn định và sạt lở sẽ xảy ra. Xói lở dạng này
thường xảy ra vào thời gian đầu mùa mưa, thời điểm mực nước kiệt. Các đợt sạt lở xảy
ra ngắt quãng và có chu kỳ dài hơn so với dạng sạt lở do sóng thuyền bè gây ra. Tuy
nhiên khối đất mỗi một đợt sạt lở thường lớn hơn và nguy hiểm hơn.
I.2.1.2. Nguyên nhân bồi tụ
a. Nguyên nhân gây bồi tụ lòng dẫn do vận tốc dòng chảy giảm nhỏ

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

5


Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sức tải cát phụ thuộc rất nhiều vào vận tốc
dòng chảy, vận tốc càng lớn, sức tải càng lớn. Trên dòng sông tại một thời điểm, tại
một vị trí và vì một lí do nào đó vận tốc dòng chảy giảm nhỏ, sẽ kéo theo sự suy giảm
khả năng mang cát bùn của dòng chảy. Trong trường hợp vận tốc dòng chảy giảm đi
nhiều, dòng chảy tại đó không còn đủ khả năng vận chuyển bùn cát trong nội bộ dòng
chảy đoạn sông trên đó đưa lại, khi đó bồi tụ lòng dẫn xảy ra.
b. Sự liên kết giữa hạt bùn cát với các Ion trong nước biển nguyên nhân gây bồi tụ
lòng dẫn đoạn sông bị nhiễm mặn
Quá trình trung hòa, dính kết các hạt bùn cát từ thượng nguồn đưa về với các
Ion dương, âm trong nước biển (Na+ CL-) sẽ tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn,
có tốc độ lắng chìm cao hơn và vì thế khả năng lắng đọng có cơ hội diễn ra. Bùn, cát

giống như một loại keo, quanh hạt keo trong tầng hấp phụ được bao bởi hai lớp điện tử
âm và dương, khi hạt bùn cát đi vào môi trường nước mặn, trong nước mặn có các
thành phần Na+Cl-, hạt bùn cát sẽ trở thành hạt nhân hút các Ion trong nước mặn, kết
quả bùn cát được dính cục, gia tăng đường kinh và vì thế mà lắng đọng xuống đáy.
c. Bồi tụ ở đoạn sông cong
Trên các đoạn sông cong vận tốc dòng chảy phía bờ lõm rất lớn gây ra xói lở bờ
nhưng ngược lại phía bờ lồi vận tốc dòng chảy rất nhỏ, vì thế bờ lồi thượng bị lắng
đọng. Bên cạnh đó tại các đoạn sông cong thường xảy ra hiện tượng dòng chảy vòng,
dòng chảy này có tác dụng đào xói đất bờ phía bờ lõm rồi vận chuyển ra phía bờ lồi.
d. Bồi tụ vùng cửa sông ra biển
Ở bất kỳ cửa sông ra biển nào, sự giao thoa giữa các yếu tố sông biển thường để
lại sản phẩm của các cuộc tranh chấp đó là các bãi cát, ngưỡng cát dưới dạng các bar
chắn cửa. Các bar chắn cửa ảnh hưởng lớn đến thoát lũ và giao thông thủy.
Ở khu vực Sóc Trăng hầu hết các cửa sông đều xảy ra hiện tượng bồi tụ nhất là
cửa Trần Đề, cửa Định An, cửa Mỹ Thanh. Hoạt động bồi tụ thường diễn ra trong đợt
có gió mùa Đông Bắc, ngược lại trong mùa gió Tây Nam khu vực cửa sông lại xảy ra
hiện tượng xói lở.
Ta có thể tạm hiểu cơ chế bồi tụ tại các cửa sông ra biển như sau: Bùn cát có
nguồn gốc biển được dòng chảy ven bờ do sóng và thủy triều đưa vào cửa sông, khi
dòng chảy ven gặp dòng chảy thượng nguồn, vận tốc dòng chảy tại đó giảm đi, năng
lượng dòng chảy không còn đủ sức vận chuyển bùn cát từ biển đưa vào và từ nguồn
đưa xuống, vì thế phải lắng đọng lại.
I.2.2. Tác động của con người
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi tôm sú,
tôm càng xanh, cua biển, các loài nhuyễn thể,…) phát triển mạnh tại hầu hết các huyện
ven biển tỉnh Sóc Trăng. Chính nghề này đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều tỉnh. Nhưng sự phát triển tự phát, tràn lan, thiếu quy hoạch đã tàn phá nhiều
hecta rừng ngập mặn ven bờ biển, đã có dấu hiệu gây suy thoái môi trường, làm mất
cân bằng sinh thái tăng nguy cơ phá vỡ quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững
trong khu vực. Hậu quả trước mắt là làm mất cân bằng địa động lực vùng bờ gây nên

xói lở bờ nghiêm trọng tại nhiều nơi như đoạn bờ ấp Khu Sáu thuộc thị trấn Vĩnh
Châu, đọan ấp No Pol xã Vĩnh Tân, phía Nam cửa Trần Đề.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

6



×