Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính CH4 từ ngành nông nghiệp lúa nước ở việt nam và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính từ ngành nông nghiệp lúa nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp
này, em đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của cô giáo ThS. Đinh T,
Thúy Hằng. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ quý báu của toàn thể các thầy cô giáo, các
cán bộ làm việc tại bộ môn Kỹ thuật Môi trƣờng, tại phòng thí nghiệm, Viện Môi
trƣờng, trƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt
quãng thời gian em học tập tại trƣờng, cùng với sự tƣơng trợ thân ái của tất cả các
bạn trong lớp KMT52 - ĐH.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Sinh viên
Phạm Thị Xinh


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .............................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học ...................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3
6. Bố cục của đồ án ................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN…………………………………………………………………….....5
1.1. Biến đổi khí hậu và hiệu ứng khí nhà kính ........................................................ 5
1.2. Các cơ sở pháp lý và định hƣớng chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu ..... 13
1.3. Ngành nông nghiệp lúa nƣớc Việt Nam .......................................................... 16
CHƢƠNG 2 ...... : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI KHÍ………………...21


NHÀ KÍNH TỪ NGÀNH NÔNG NGHIỆP LÚA NƢỚC VIỆT NAM
2.1. Thực trạng nông nghiệp lúa nƣớc trên thế giới, tại Việt Nam……………..21
và phát thải khí nhà kính CH4 từ ngành nông nghiệp lúa nƣớc
2.2. Các thời kì sinh trƣởng - phát triển của cây lúa và các quá trình……….29
hình thành khí CH4
2.3. Phƣơng pháp tính toán tải lƣợng phát thải khí mêtan ...................................... 32


2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát thải CH4…………………………….34
trong hoạt động canh tác lúa nƣớc
2.5. Các số liệu thống kê về lƣợng CH4 phát thải trung bình………………..42
theo mùa vụ tại các vùng nông nghiệp lúa nƣớc ĐBSH và ĐBSCL
2.6. Dự báo tải lƣợng phát thải khí nhà kính CH4 từ ngành…………………44
nông nghiệp lúa nƣớc của nƣớc ta trong giai đoạn 2015-2030
2.7. Nhận định tác động tiềm tàng của việc gia tăng khí nhà kính CH4………...45
tại Việt Nam
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU………………….......48
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
LÚA NƢỚC CỦA VIỆT NAM
3.1. Các giải pháp giảm thiều phát thải khí nhà kính từ ngành ……………...48
nông nghiệp lúa nƣớc Việt Nam
3.2. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu khác ............................................................ 50
3.3. Một số giải pháp điển hình đã đƣợc áp dụng……….. …………….................52
vào thực tế và cho kết quả khả thi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 57
Kết luận ................................................................................................................ 57
Kiến nghị .............................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 59



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CĐPT

Cƣờng độ phát thải

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Tổ chức Nông lƣơng Thế giới

HD

Hải Dƣơng

HUA

Đại học Nông nghiệp Hà Nội

IPCC


Cơ quan Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

KNK

Khí nhà kính

KP

Nghị định thƣ Kyoto

UNFCCC

Công ƣớc Khung của Liên Hiệp Quốc về biến
đổi khí hậu


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên Bảng

Trang

2.1

Diện tích đât trồng lúa trên thế giới giai đoạn 1935-1985

23


2.2

Tóm tắt các phát thải đƣợc đo tại một số nghiên cứu cụ thể

24

các khu vực trên toàn thế giới
2.3

Diện tích gieo trồng lúa cả nƣớc

32

2.4

Sản lƣợng thóc cả nƣớc

32

2.5

Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực

36

nông nghiệp lúa nƣớc
2.6

Lƣợng CH4 phát thải trung bình vụ mùa 3 năm tại các tỉnh


42

đồng bằng sông Hồng
2.7

Lƣợng CH4 phát thải cả vụ xuân qua 2 năm thí nghiệm

43

2004 và 2006
2.8

Cƣờng độ khí CH4 phát thải trên ruộng lúa vụ xuân và vụ mùa

44

2.9

Tốc độ phát thải khí nhà kính CH4 từ canh tác lúa trong vụ mùa 50
tại các tỉnh ĐBSH năm 2010

2.10

Lƣợng khí CH4 phát thải trung bình trong vụ đông – xuân tại

56

các tỉnh ĐBSCL
2.11


Ƣớc tính phát thải khí nhà kính các năm 2020 và 2030 trong

52

lĩnh vực nông nghiệp
3.1

Kết quả thực hiện mô hình “1 phải, 5 giảm” vụ Hè Thu
năm 2009 ở An Giang

61


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên Hình

Trang

1

Mô hình phân tử metan dạng rỗng và đặc

14

2.1

Phát thải/hấp thụ khí nhà kính năm 2010 theo lĩnh vực


35

2.2

Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực nông nghiệp

37

2.3

Bốn giai đoạn phát triển đầu tiên

38

( Thời kì sinh trƣởng sinh dƣỡng ) của cây lúa
2.4

Ba giai đoạn tăng trƣởng của giai đoạn sinh sản

39

(Thời kì sinh trƣởng sinh thực) của cây lúa
2.5

Thời kì chín của cây lúa

40

2.6


Sơ đồ vận chuyển khí CH4 trên ruộng lúa theo 3 con đƣờng

41

2.7

Động thái phát thải khí CH4 trong vụ mùa 2010

46

2.8

Động thái phát thải khí CH4 trong vụ Xuân 2011

47

2.9

Biểu đồ động thái phát thải CH4 và nhiệt độ, Eh, pH

49

của đất ngập nƣớc liên tục và không liên tục
2.10

Biểu đồ lƣợng khí CH4 phát thải phụ thuộc vào thế

50

oxy hóa-khử (Eh) của đất trong suốt quá trình

sinh trƣởng và phát triển của cây lúa
2.11

Lƣợng khí CH4 phát thải trong quá trình canh tác

51

lúa nƣớc phụ thuộc vào thế oxy hóa - khử của đất
3.1

Ruộng lúa áp dụng chƣơng trình “3 giảm, 3 tăng”

62

ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
3.2

Một số hình ảnh về thực hiện theo quy trình (SRI) ở Nghệ An 65

3.3

Mô hình nuôi tôm xen lẫn trồng lúa ở Tiền Giang

66


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang là vấn đề môi trƣờng nóng
bỏng nhất và là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại.Trong đó, việc phát thải

khí nhà kính từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là mối lo ngại lớn của các nhà
khoa học. Vậy làm thế nào để giảm phát thải khí nhà kính nhƣng vẫn đảm bảo tăng
gia sản xuất, là câu hỏi đã đƣợc các nhà khoa học và nhiều chuyên gia hàng đầu đặt
ra để tìm giải pháp tối ƣu nhất cho vấn đề nóng bỏng này.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang chịu tác động nặng lề do
biến đổi khí hậu gây ra. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát thải khí nhà kính thông
qua các hoạt động của con ngƣời. Theo các nhà khoa học, trong các nguồn phát thải
thì sản xuất nông nghiệp chiếm 14%, trong đó trồng lúa nƣớc chiếm một tỷ trọng
lớn, gần 60% lƣợng phát thải trong nông nghiệp. Nguồn gây phát thải chủ yếu
trong trồng lúa nƣớc là do lạm dụng phân hóa học, làm tỷ lệ phân thất thoát cao gây
ô nhiễm đất và phát thải oxit nitơ (N2O). Hoạt động tƣới tiêu không hợp lý, giữ
nƣớc thƣờng xuyên trong ruộng gây phát thải khí metan (CH4) và đốt phụ phẩm,
rơm rạ sau thu hoạch gây phát thải khí carbonic (CO2). TS Mai Văn Trịnh - Phó
Viện trƣởng Viện Môi trƣờng Nông nghiệp (IAE) cho biết, các khí thải nhƣ CO2,
CH4, N2O thải ra môi trƣờng từ hoạt động sản xuất nông nghiệp ở mức cao hiện
nay đang góp phần vào hiện tƣợng nóng lên của toàn cầu, ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống con ngƣời nói chung trong tƣơng
lai. Trong các nguồn phát thải thì sản xuất nông nghiệp là tác nhân lớn nhất tạo ra
khí Nitơ (N2O >60 %), trong đó sản xuất lúa gạo là tác nhân đóng góp lớn nhất cho
vấn đề phát thải khí mêtan (CH4) ƣớc tính đến 15 - 20 % lƣợng khí mêtan toàn cầu.
Theo số liệu thống kê hiện nay cho thấy, sự gia tăng lƣợng khí thải CH4 đã làm cho
tăng cƣờng độ khí nhà kính lên 31,4%. Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm tăng cƣờng độ
phát thải khí nhà kính lên 11,8%. Dự báo đến năm 2030 lƣợng khí thải sẽ tiếp tục
tăng lên gần 30%. Với đặc điểm sản xuất của nƣớc ta cùng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp khá lớn, để nền nông nghiệp của cả nƣớc phát triển bền vững, thân


thiện với môi trƣờng cần phải có giải pháp giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động
sản xuất nông nghiệp.
Với các lý do trên, đề tài luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá

hiện trạng phát thải khí nhà kính để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp giảm thiểu phát
thải khí CH4 cho các vùng canh tác nông nghiệp trên cả nƣớc mà trọng tâm là hai
đồng bằng lớn đó là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng
thời dự báo tải lƣợng phát thải khí nhà kính CH4 từ ngành nông nghiệp lúa nƣớc
trong giai đoạn 2015-2020.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài : nông nghiệp lúa nƣớc Việt Nam và vấn đề
phát thải khí nhà kính CH4 của ngành nông nghiệp lúa nƣớc
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: hiện trạng phát thải khí nhà kính tại các vùng
nông nghiệp lúa nƣớc ở Việt Nam
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính từ ngành nông nghiệp lúa nƣớc ở
Việt Nam
- Dự báo tải lƣợng phát thải khí nhà kính CH4 từ ngành nông nghiệp lúa nƣớc
trong giai đoạn 2015-2020
- Đƣa ra các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính CH4 ở Việt Nam
4. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: Thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ liệu có
liên quan đến ngành nông nghiệp lúa nƣớc ở Việt Nam từ các nguồn tài liệu (sách
vở, giáo trình, internet v.v…)
- Phƣơng pháp liệu kê : thống kê và liệt kê số liệu theo bảng, sau đó kiểm kê và
dự báo phát sinh
- Phƣơng pháp tính lƣợng phát thải dựa vào cách tính theo phƣơng pháp của
IPCC (Ủy ban về biến đổi khí hậu liên chính phủ)


- Phƣơng pháp tổng hợp các tài liệu và số liệu liên quan đến đề tài, từ đó tóm tắt
và chọn lọc các vấn đề chủ chốt để hoàn thành đề tài và đƣa ra giải pháp phù hợp
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Việc nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng cơ sở dữ liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi

để tính toán cho các giai đoạn tiếp theo.
- Đề tài tính toán lƣợng phát thải khí nhà kính từ ngành nông nghiệp lúa nƣớc của
nƣớc ta theo phƣơng pháp của IPCC. Đây là phƣơng pháp có tính khoa học đã đƣợc
thế giới công nhận và đƣợc áp dụng tại nhiều quốc gia.
- Đề tài chứng minh nguồn phát thải khí nhà kính từ hoạt động nông nghiệp lúa
nƣớc là một trong những ngành đóng góp một lƣợng lớn khí nhà kính với các
ngành kinh tế khác.
- Kết quả nghiên cứu là căn cứ để xây dựng và đƣa ra các giải pháp phù hợp nhất
cho các vùng canh tác nông nghiệp trên cả nƣớc để ngăn ngừa và giảm thiểu phát
thải khí nhà kính, đảm bảo mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ ngành nông
nghiệp lúa nƣớc mà không ảnh hƣởng tới năng suất lúa.
6. Bố cục của đồ án
Ngoài phần mở đầu và kết luận , bố cục đồ án gồm có 3 chƣơng
Chương 1: Tổng Quan
1.1. Biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính
- Biến đổi khí hậu: khái niệm; tác động BĐKH đến đời sống kinh tế - xã hội ở
Việt Nam
- Hiệu ứng nhà kính:
+ Khái niệm hiệu ứng khí nhà kính
+ Nguồn gây phát thải khí nhà kính
- Khí Mêtan (CH4)
1.2. Các cơ sở pháp lý và định hƣớng chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu


1.3. Ngành nông nghiệp lúa nƣớc Việt Nam
Chương2: Đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính CH4 từ ngành nông
nghiệp lúa nước Việt Nam
2.1. Thực trạng nông nghiệp lúa nƣớc trên thế giới, tại Việt Nam và phát thải khí
nhà kính CH4 từ ngành nông nghiệp lúa nƣớc
2.2. Các thời kì sinh trƣởng - phát triển của cây lúa và các quá trình hình thành khí

CH4
2.3. Phƣơng pháp tính toán tải lƣợng phát thải khí mêtan
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát thải CH4 trong hoạt động canh tác lúa nƣớc
2.5. Các số liệu thống kê về lƣợng CH4 phát thải trung bình theo mùa vụ tại các
vùng nông nghiệp lúa nƣớc ĐBSH và ĐBSCL
2.6. Dự báo tải lƣợng phát thải khí nhà kính CH4 từ ngành nông nghiệp lúa nƣớc
của nƣớc ta trong giai đoạn 2015-2020
2.7. Nhận định tác động tiềm tàng của việc gia tăng khí nhà kính CH4 ở Việt Nam
Chương 3: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính cho ngành
nông nghiệp trồng lúa nước của Việt Nam
3.1. Các giải pháp giảm thiều phát thải khí nhà kính từ ngành nông nghiệp lúa nƣớc
Việt Nam
3.2. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu khác
3.3. Một số ví dụ điển hình về các giải pháp đã đƣợc ứng dụng thử nghiệm và cho
kết quả khả thi.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Biến đổi khí hậu và hiệu ứng khí nhà kính
1.1.1. Biến đổi khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống
kinh tế -xã hội ở Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm:
- Theo công ƣớc chung của LHQ về biến đổi khí hậu
“ Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hƣởng có hại đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các
hệ sinh thái tự nhiên; hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, sức khỏe và phúc
lợi của con ngƣời ”.
1.1.1.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống kinh tế -xã hội ở Việt Nam
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đới sống kinh tế - xã hội ở
Việt Nam trong đó phải kể đến:

- Các lĩnh vực bị ảnh hƣởng do BĐKH:
+ Về nông nghiệp, BĐKH làm năng suất cây trồng, diện tích trồng trọt, chăn nuôi
suy giảm; thay đổi loại cây trồng truyền thống tại mỗi vùng; sâu hại, dịch bệnh có
điều kiện phát triển do nóng ẩm nhiều hơn.
+ Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, BĐKH làm dịch chuyển các loại, giống cây theo
vùng khí hậu, một số loài có thể bị tuyệt chủng… Đối với ngành thủy sản, BĐKH
làm các khu nuôi trồng, đánh bắt biến đổi về giống, loài… Về tài nguyên nƣớc,
BĐKH làm cho hạn hán gia tăng tại một số vùng, trong khi một số nơi khác bị ngập
lụt, đồng thời gây nên hiện tƣợng thay đổi bất thƣờng dòng chảy trên các dòng
sông… Đối với vùng ven biển, BĐKH gây mƣa, ngập lụt, hủy hoại hệ sinh thái
biển, làm cho ngƣời dân phải di cƣ sang các vùng khác để sinh sống.
+ BĐKH cũng gây ra những tác động đối với các công trình xây dựng dân dụng
và giao thông vận tải, các khu dân cƣ và công nghiệp nói chung.
- Tác động của BĐKH đối với sức khỏe con ngƣời:


+ BĐKH gây ra điều kiện nóng ẩm cao sẽ làm tăng nguy cơ các loại bệnh lan
truyền theo muỗi và vi khuẩn theo đƣờng nƣớc (sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy).
Bên cạnh đó, khi môi trƣờng không khí bị ô nhiễm gia tăng sẽ làm cho các bệnh về
đƣờng hô hấp tăng.
+ BĐKH làm mất đất, sản xuất lƣơng thực giảm sút sẽ gây nguy cơ suy dinh
dƣỡng, ốm đau…
Ngoài ra, do BĐKH làm cho các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tăng, thiên tai
(bão, lũ quét, lụt, hạn hán) gia tăng làm cho số ngƣời chết, bị thƣơng, ốm đau, bệnh
tật gia tăng…
- Các tác động tiềm tàng của BĐKH tại Việt Nam:
+ Về ngắn hạn, BĐKH chủ yếu liên quan tới thiên tai: Các cơn bão vào Việt Nam
sẽ có số lƣợng và mức độ khốc liệt tăng lên mỗi năm, tàn phá trên diện rộng đối với
cuộc sống con ngƣời, các công trình xây dựng và tài sản tại các khu dân cƣ và các
hoạt động sản xuất tại các vùng ven biển hay vùng núi có độ dốc cao (miền Trung).

Hạn hán nặng cùng lũ lụt và ngập úng sẽ xảy ra nhiều hơn với mức độ nghiêm
trọng hơn, gây tác động xấu trên diện rộng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống
nhân dân các vùng núi và đồng bằng châu thổ.
+ Về trung hạn, BĐKH và các thiên tai có thể tạo điều kiện làm bùng phát các
dịch bệnh thông thƣờng và phát sinh các loại dịch bệnh mới. Tốc độ lan truyền dịch
bệnh cũng sẽ nhanh hơn, đồng thời xuất hiện các vấn đề nhƣ: gia tăng nhiệt độ, sa
mạc hóa (vùng núi, cao nguyên), nƣớc biển dâng... và những vấn đề thứ cấp nhƣ
xâm nhập mặn nhiều hơn, khan hiếm nƣớc ngầm và nƣớc mặt, ô nhiễm nguồn
nƣớc...
+ Về dài hạn, BĐKH làm mực nƣớc biển dâng sẽ làm ngập một số vùng ven biển,
gây ra tình trạng mất đất sinh sống, sản xuất và di dân. Ngoài ra, BĐKH cũng gây
nên hiện tƣợng sa mạc hóa ở quy mô lớn làm mất đất trên diện rộng gây tổn thất
cho các ngành nông nghiệp và thủy sản. BĐKH làm nhiệt độ tăng cao sẽ làm thay
đổi các hệ sinh thái và gây ra các khó khăn cho sản xuất nông – lâm nghiệp và ngƣ
nghiệp.


1.1.2. Hiệu ứng nhà kính
1.1.2.1. Khái niệm:
Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ “effet de serre” trong tiếng Pháp, do Jean
Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng
lƣợng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính,
đƣợc hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lƣợng cho bầu không gian bên trong,
dẫn đến việc sƣởi ấm cho toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ những
chỗ đƣợc chiếu sáng. Hiệu ứng này đã đƣợc sử dụng từ lâu trong các nhà kính
trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn đƣợc sử dụng trong kiến trúc, dùng năng
lƣợng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sƣởi ấm cho nhà ở.
1.1.2.2. Nguồn gây phát thải khí nhà kính
Khí nhà kính bao gồm Carbon dioxide (CO 2), Methane (CH4), Nitrous oxide
(N2O), hơi nƣớc, Ozone (O3), và khí CFCs (chlorofluorocarbons). Các khí nhà kính

nhƣ CO2, CH4, hơi nƣớc, N2O và O3 có thể có nguồn gốc từ tự nhiên và từ sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, còn khí CFCs chỉ do quá trình sản xuất công nghiệp tạo
ra.
Theo đánh giá khoa học của Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) cho biết, việc
tiêu thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng
lƣợng, công nghiệp, GTVT, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự
nóng lên toàn cầu; phá rừng nhiệt đới cũng đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông
nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại
3% là từ các hoạt động khác ( chôn lấp chất thải,…)
Theo nghiên cứu của IPCC năm 2006 đƣa ra các loại khí thải nhà kính và đã xây
dựng đƣợc phƣơng pháp ƣớc tính lƣợng phát thải khí nhà kính đƣợc phổ biến trên
02 phiên bản năm 1996 và năm 2006 [13][14][15][16]:
- N2O chủ yếu sinh ra từ các nguồn:
+ Từ quá trình nitrat và khử nitrat trong nông nghiệp
+ Từ quá trình đốt năng lƣợng hóa thạch


+ Ngành sản xuất axit nitric
+ Ngành sản xuất axit adipic
+ Từ sự phân hủy chất thải động vật
+ Từ tự nhiên
- CO2 chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu mỏ, khí
đốt, củi,…
- CH4 chủ yếu sinh ra từ quá trình lên men hay còn gọi là quá trình phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện kị khí (chất thải hữu cơ, trong bùn hay đất…)
- Các khí CFCs, HFCs, PFCs, SF6 chủ yếu sinh ra từ sản xuất nông nghiệp và
quá trình sử dụng sản phẩm nhƣ:
+ Sản xuất nhôm: PFCs
+ Sản xuất chất bán dẫn: HFCs, PFCs, SF6
+ Truyền tải và phân phối điện: SF6

+ Sản xuất magiê: SF6
+ Các nhà máy sản xuất các hợp chất CFCs, HFCs,..
+ Sử dụng trong các sản phẩm dân dụng: máy điều hòa, tủ lạnh, bột chống cháy,
dung môi,..
Theo IPCC cũng chia nguồn phát thải khí nhà kính gồm 5 lĩnh vực chính: Năng
lƣợng, qúa trình sản xuất công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPUU – Industrial
Processes and Product Use), nông nghiệp/rừng và các mục đích sử dụng đất khác
(AFOLU- Agriculture, Forestry and Other Land Use), nhóm thải bỏ (wastes) và
nguồn khác.
Năng lƣợng: đây là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trong 5 lĩnh vực. Chủ
yếu là sử dụng năng lƣợng hóa thạch trong sản xuất, qúa trình cháy chủ yếu sinh ra
khí CO2, nƣớc và nhiệt năng. Nhiệt sinh ra có thể đƣợc sử dụng trực tiếp hoặc dán
tiếp để sinh ra năng lƣợng cơ học (để sản xuất điện hoặc giao thông). Lĩnh vực
năng lƣợng là nguồn quan trọng trong phát thải khí nhà kính, phát thải hơn 90% khí


CO2 và hơn 70% khí nhà kính ở các nƣớc phát triển. Các nguồn đốt cố định
(stationary combustion) phát thải khoảng 70% khí nhà kính trong lĩnh vực năng
lƣợng, trong đó khoảng 1/2 là trong công nghiệp năng lƣợng và ngành lọc hóa dầu.
Các nguồn di động – stationary combustion (đƣờng bộ và giao thông khác) phát
thải 1/4 lƣợng khí nhà kính trong lĩnh vực năng lƣợng.
Quy trình sản xuất công nghiệp và sử dụng sản phẩm: là nguồn phát thải KNK
sau hoạt động sử dụng năng lƣợng. KNK đƣợc phát thải từ nhiều nguồn và nhiều
hoạt động khác nhau nhƣng chủ yếu là từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Nguồn
phát thải chính là các quá trình công nghiệp mà ở đó có sự chuyển hóa nhiên liệu
trong hoạt động sản xuất ( ví dụ nhƣ lò lung của ngành sản xuất sắt thép, công
nghiệp xi măng,…). Trong các quá trình sản xuất công nghiệp nhiều hợp chất gây
hiệu ứng nhà kính khác nhau có thể phát thải vào môi trƣờng nhƣ CO2, CH4, N2O,
hydrofluorocarbons (HFCs) và perflurocarbons (PFCs). Ngoài ra các KNK còn sinh
ra trong việc sử dụng tủ lạnh, máy lạnh và ác chất tạo bọt (foams). Ví dụ nhƣ các

hợp chất HFCs đƣợc sử dụng để thay thế cho các hợp chất làm suy giảm tầng ôzôn
(ODS – ozone depleting substances) trong nhiều loại sản phẩm ứng dụng.
Tƣơng tự hợp chất SF6 và N2O cũng đƣợc sử dụng trong công nghiệp nhƣ SF6
đƣợc sử dụng trong các thiết bị điện, N2O sử dụng trong quá trình gây mê.
Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất khác – AFOL: các KNH chủ
yếu sinh ra trong lĩnh vực này bao gồm CO2, N2O và CH4. Khí CO2 trong không
khí và hệ sinh thái đƣợc kiểm soát bởi sự tiêu thụ - quá trình quang hợp và giải
phóng CO2 – hô hấp của thực vật, phân hủy và cháy của các hợp chất hữu cơ. N 2O
đƣợc phát sinh bởi quá trình nitrat và khử nitrat, trong khi đó mêtan đƣợc tạo thành
từ quá trình mêtan hóa do lên men kị khí trong môi trƣờng đất và lƣu trữ phân động
vật và quá trình đốt cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ. Nguồn phát sinh
khí nhà kính nếu theo mục đích sử dụng đất thì đƣợc IPCC chia thành 6 nhóm
chính: đất lâm nghiệp (forest land), đất vƣờn ( crop land), đồng cỏ (grass land), đất
ngập nƣớc (wetlands), đất ở (settelments) và các đất khác. Nguồn phát sinh khí
metan và N2O từ chất thải động vật bao gồm nhiều loài động vật nhƣ bò sữa, cừu,
dê, trâu, bò, lợn,…


- Chất thải (wastes): nhóm này gồm có các phân nhóm nhƣ thải bỏ chất thải rắn,
xử lý sinh học chất thải rắn, đốt chất thải (gồm đốt trong lò và đốt hở), xử lý và thải
bỏ nƣớc thải. Nhóm này chủ yếu phát sinh các chất khí nhà kính nhƣ CO2, CH4 và
N2O. Khí mêtan phát thải từ các bãi rác là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất
của nhóm chất thải. Ngoài ra khí mêtan phát thải từ phân nhóm sử lý và thải bỏ
nƣớc thải cũng là nguồn quan trọng trong việc phát thải mêtan của nhóm chất thải.
Trong khi đó đốt chất thải chứa cacbon hữu cơ là nguồn quan trọng nhất phát thải
khí CO2 trong nhóm này, cần chú ý rằng các khí nhà kính phát sinh từ hoạt động xử
lý chất thải để sản xuất năng lƣợng có thể đƣợc xếp vào nhóm năng lƣợng.
1.1.3. Khí nhà kính CH4
1.1.3.1. Nguồn gốc của khí Mêtan
Khí mêtan, còn đƣợc gọi là khí thiên nhiên đƣợc sinh ra chủ yếu từ các nguồn

chủ yếu sau:
- Khí sinh ra từ các hoạt động phân hủy kị khí ở các vùng ngập nƣớc nhƣ đầm
lầy, ao hồ, trầm tích mêtan dƣới đáy biển.
- Chất thải chăn nuôi, từ dạ dày của các loài nhai lại.
- Từ hoạt động khai thác hầm mỏ, đốt nhiên liệu hóa thạch, chƣng cất than đá…
1.1.3.2. Tính chất hóa học của mêtan
Công thức cấu tạo của mêtan là CH4, là một hydrocacbon nằm trong dãy đồng
đẳng ankan.


Hình 1.1: Mô hình phân tử metan dạng rỗng và đặc
Ở điều kiện tiêu chuẩn, mêtan là chất khí không màu, không vị hóa lỏng ở nhiệt
độ -162oC, hóa rắn ở nhiệt độ -183oC. Tại lớp trầm tích dƣới đáy đại dƣơng, đặc
biệt là Bắc Băng Dƣơng, hàng triệu tấn mêtan tồn tại ở dạng rắn qua quá trình mục
rữa của xác thực vật sau hàng ngàn năm.
Khí mêtan rất dễ tan trong không khí, đƣợc dùng làm nhiên liệu đốt cháy thắp
sáng trong sinh hoạt và trong ngành năng lƣợng…
1.1.3.3. Ảnh hưởng của khí mêtan lên biến đổi khí hậu
Mêtan là khí quan trọng thứ hai sau CO2, do con ngƣời gây ra tác động đến khí
hậu trái đất. Nhƣ chúng ta đã biết, khí CO2, NH4, NOx, CFC…trong khí quyển
đóng vai trò nhƣ một khí nhà kính khổng lồ bao quanh trái đất. Bức xạ nhiệt của
mặt trời là bức xạ nhiệt có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ôzôn và lớp khí
nhà kính để đi tới mặt đất, ngƣợc lại bức xạ nhiệt từ trái đất là bức xạ sóng dài nên
không thể xuyên qua lớp khí nhà kính đƣợc, khí nhà kính giữ lại bức xạ nhiệt làm
cho trái đất nóng lên. Hiệu ứng nhà kính có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự
sống trên trái đất, vì nếu không có hiệu ứng này, nhiệt độ trái đất sẽ giảm xuống
dƣới -15oC.
Tuy nhiên khí nhà kính hình thành ngày càng nhiều thì lại làm cho nhiệt độ trái
đất tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 1885 đến



1940 do nồng độ khí nhà kính tăng từ 0,027% đến 0,035%, nhiệt độ trái đất đã tăng
0,5oC.
Theo dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 1,5 –
4,5oC vào năm 2050. Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và làm mực nƣớc biển
dâng cao, các đồng bằng lớn và nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trù phú, các vùng
đông dân cƣ sẽ bị ngập chìm dƣới nƣớc biển.
Mêtan trong khí quyển có tác dụng làm trái đất ấm lên bằng 1/3 so với CO 2. Một
phân tử mêtan có khả năng bẫy nhiệt gấp 23 lần so với CO 2, và cứ 100 năm, mỗi
kilogam mêtan làm ấm trái đất gấp 23 lần so với mỗi kilogam CO2.
1.1.3.4. Sự gia tăng khí mêtan trong khí quyển
Nồng độ khí mêtan đã tăng gần 3 lần từ thời kì tiền công nghiệp, trong đó con
ngƣời đóng góp 1/5 lƣợng khí thải gây nóng lên toàn cầu này, cụ thể là trong thời
kỳ tiền công nghiệp, sự tập trung khí mêtan là khoảng 700ppb, nhƣng vào cuối thế
kỉ 20 nồng độ khí mêtan đã tăng lên là 1740ppm.
Khí thiên nhiên (natural gas) là khí đƣợc tìm thấy cùng với các mỏ dầu ở trong
mỏ Trái đất, đƣợc khai thác và tinh lọc thành nhiên liệu và cung cấp cho khoảng
25% nguồn cung năng lƣợng thế giới.
Khí thiên nhiên chứa khoảng 80-100% mêtan, vì vậy các hoạt động khai thác dầu
khí cũng là một nguồn phát thải mêtan quan trọng. Các quốc gia có nền công
nghiệp khai thác đầu khí mạnh nhƣ Nga, Hoa kì, Ukraina, Iran…là các quốc gia
thải ra lƣợng khí mêtan lớn.
Không chỉ có các ngành công nghiệp khai khoáng, ngành nông nghiệp đặc biệt là
nông nghiệp lúa nƣớc cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự gia tăng khí
mêtan trên toàn cầu. Ƣớc tính khoảng hơn 50% lƣợng khí mêtan phát thải hàng
năm trên toàn cầu do các hoạt động của con ngƣời gây ra, trong đó việc trồng lúa
nƣớc phát thải một lƣợng không hề nhỏ,chiếm đến 12% trong tổng số 50% do con
ngƣời gây ra. Hầu hết khí thải mêtan từ các cánh đồng lúa nƣớc trên thế giới, đều
xảy ra trong và xung quanh các vùng nhiệt đới, tiểu vùng nhiệt đới và các bộ phận
của phƣơng Bắc ôn đới. Các khu vực này bao gồm Trung và Mỹ Latinh, châu Phi



và Đông Nam Châu Á. Đông Nam Á phát thải khoảng 10.000 kg mêtan/km2, đóng
góp khoảng 90% vào biểu đồ phát thải khí metan từ nông nghiệp lúa nƣớc trên toàn
cầu. Khu vực Châu Phi và Nam Mỹ đóng góp khoảng 3,5% và 4,7% vào lƣợng
phát thải khí mêtan từ nông nghiệp lúa nƣớc trên toàn cầu. Trong khu vực Đông
Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc cũng là hai nƣớc sản xuất lúa chiếm ƣu thế. Vì vậy,
đây là hai nƣớc điển hình trong khu vực phát thải khí methane cao từ nông nghiệp
lúa nƣớc.
1.2. Các cơ sở pháp lý và định hƣớng chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu
1.2.1. Các cơ sở pháp lý
1.2.1.1. Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
Để đối phó với thách thức về môi trƣờng toàn cầu, tại Hội nghị thƣợng đỉnh Trái
đất năm 1992 tổ chức tại Ri-Ô-dờ-gia-nê-rơ, Braxin, hơn 180 nƣớc đã thông qua
UNFCCC.Các bên của Công ƣớc đã nhất trí quyêt tâm sẽ giữ ổn định nồng độ
KNK trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa đƣợc sự can thiệp nguy hiểm của
con ngƣời đối với hệ thống khí hậu. Công ƣớc có hiệu lực năm 1994. Cho đến nay,
trên toàn thế giới, đã có 189 nƣớc ký kết Công ƣớc.
1.2.1.2. Nghị định thư Kyoto (KP)
Vào tháng 12/1997 KP đã đƣợc các Bên của UNFCCC thông qua, đánh dấu một
mốc quan trọng trong những cố gắng của toàn thế giới nhằm bảo vệ môi trƣờng và
đạt đƣợc phát triển bền vững. KP đặt ra mục tiêu nhằm giảm phát thải khí nhà kính
(KNK) định lƣợng đối với 38 nƣớc phát triển và các nƣớc có nền kinh tế đang
chuyển đổi. Toàn bộ các nƣớc này cam kết trong thời kỳ cam kết đầu tiên (20082012) trung bình mỗi năm sẽ giảm tổng phát thải của họ xuống thấp hơn 5,2% so
với mức phát thải của năm 1990.
Ngoài việc thông qua KP, các Bên tham gia Công ƣớc còn đồng ý đƣa ra ba “Cơ
chế mềm dẻo”, bao gồm cơ chế Đồng thực hiện (Joint Implementation – JI), Cơ chế
phát triển sạch (CDM) và mua bán phát thải (Emission trading – ET). KP có hiệu
lực từ ngày16/2/2005.
- Nội dung cơ bản của ba cơ chế mềm dẻo:



* Cơ chế Mua bán phát thải (ET): Cho phép các nƣớc phát triển mua và bán các
tín dụng phát thải với nhau
* Cơ chế Đồng thực hiện (JI): Cung cấp “đơn vị giảm thải” cho các dự án tài
chính tại các nƣớc phát triển khác
* Cơ chế phát triển sạch (CDM): Cung cấp tín dụng cho các dự án tài chính giảm
phát thải tại các nƣớc đang phát triển
1.2.1.3. Luật bảo vệ Môi trường năm 2005
Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam nêu rõ: Chính phủ Việt Nam sẵn sàng thực
hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ môi trƣờng mà Việt Nam đã ký
1.2.1.4. Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước Khung của Liên Hiệp
Quốc về biến đổi khí hậu tại Việt Nam
1.2.1.5. Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ
giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương có liên quan thực
hiện Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch
1.2.1.6. Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ giao Bộ
Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
1.2.2. Định hướng chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
1.2.2.1. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
Định hƣớng Chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lƣợc khung,
bao gồm những định hƣớng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phƣơng,
các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động
nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nƣớc trong thế kỷ 21. Định hƣớng chiến
lƣợc về phát triển bền vững ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam
đang phải đối mặt, đề ra những chủ trƣơng, chính sách, công cụ pháp luật và những



lĩnh vực hoạt động ƣu tiên cần đƣợc thực hiện để phát triển bền vững trong thế kỷ
21. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam không thay thế các
chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để cụ thể hóa
Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, Chiến lƣợc Bảo vệ môi trƣờng
quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm
2006-2010, cũng nhƣ xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát
triển của các ngành, địa phƣơng, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa
phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng, bảo
đảm sự phát triển bền vững đất nƣớc. Trong quá trình triển khai, thực hiện, Định
hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam sẽ thƣờng xuyên đƣợc xem xét
để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cập nhật những
kiến thức và nhận thức mới nhằm hoàn thiện hơn nữa về con đƣờng phát triển bền
vững ở Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống kế hoạch hóa hiện hành, Định hƣớng chiến
lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam tập trung vào những hoạt động ƣu tiên cần
đƣợc chọn lựa và triển khai thực hiện trong 10 năm trƣớc mắt.
1.2.2.2. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu chỉ rõ những thách thức và cơ hội đối với
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và tổ
chức thực hiện đều đƣợc thể hiện cụ thể trong từng nội dung của chiến lƣợc.
1.2.2.3. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
- Mục tiêu của Việt Nam trong chiến lƣợc tăng trƣởng xanh:
+ Khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với
giá trị gia tăng cao, hạn chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài
nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trƣờng.
Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với vấn đề

biến đổi khí hậu.


Nâng cao đời sống nhân dân thông qua việc tạo thêm việc làm từ các ngành công
nghiệp xanh và cải thiện chất lƣợng cuộc sống thông qua việc xây dựng lối sống
thân thiện với môi trƣờng.
1.2.2.4. Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN về Đề án giảm khí thải nhà kính trong
Nông nghiệp
- Mục tiêu của đề án:
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh theo hƣớng an toàn, ít phát thải,
phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và
ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
+ Đến năm 2020, giảm phát thải 20% lƣợng khí nhà kính trong nông nghiệp,
nông thôn (18,87 triệu tấn CO2) đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng ngành và
giảm tỷ lệ đói nghèo theo chiến lƣợc phát triển ngành.
1.2.2.5. Quyết Định số 899/TTg-CP phê duyệt Đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp
theo hướng hiện đại hóa và gia tăng các giá trị.
1.2.2.6.Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra Quyết định số 1006/QĐBNN-KH phê duyệt kế hoạch hành động của ngành trồng trọt hướng tới gia tăng
các giá trị canh tranh và phát triển bền vững.
Xuyên suốt 8 nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch của Ngành trồng trọt là yêu cầu
tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và giảm khí phát thải trong canh tác lúa để
nâng cao đời sống nông dân, tăng chất lƣợng lúa gạo do Việt Nam sản xuất và bảo
vệ môi trƣờng.
1.3. Ngành nông nghiệp lúa nƣớc Việt Nam
1.3.1. Qúa trình hình thành và phát triển ngành nông nghiệp lúa nước của Việt
Nam
Ngành nông nghiệp lúa nƣớc Việt Nam ra đời và tiến triển những bƣớc đầu tiên
với phƣơng thức sản xuất châu Á. Từ văn hóa Hòa Bình, săn bắn, hái lƣợm khó
khăn, trong sản xuất nông nghiệp đã phát hiện ra nghề trồng lúa.Thời Văn Lang,
Việt Nam bƣớc vào thời đại Đồng Thau (4000 năm) nông nghiệp phát triển nhờ



công cụ bằng đồng: rìu, lƣỡi cày, lƣỡi cuốc bằng đồng trên mặt trống đồng Ngọc
Lũ có hoa văn ngƣời giã gạo. Truyện “Bánh trƣng bánh dầy” nói về thứ bánh mà
Lang Liêu làm để dâng tặng vua cha cũng đƣợc làm từ hạt gạo của cây lúa. Thế kỷ
thứ III trƣớc công nguyên, nông nghệp tiếp tục phát triển, nghề trồng lúa đã đƣợc
sử dụng các công cụ bằng sắt. Việc rời đô xuống Cổ Loa, ngƣời Lạc Việt tiến sát ra
biển “tùy theo nƣớc triều lên xuống” để trồng lúa. Sau này Viện Nghiên cứu lúa
Quốc tế - IRRI (1984) gọi đó là “sinh thái ngập nƣớc thủy triều - Tidal wetland
ecology”. Trong suốt 2000 năm lịch sử với các công trình đắp bờ, đào kênh mƣơng
dẫn nƣớc tƣới cho đến nay, nghề trồng lúa Việt Nam đã tạo nên hệ sinh thái nông
nghiệp đa dạng và phong phú.
Sản xuất lúa gạo là ngành truyền thống lâu đời của ngƣời Việt, luôn giữ vị trí
trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế Việt Nam, chiếm gần 37% GDP nông
nghiệp và 26% tổng xuất khẩu nông sản trong giai đoạn 2000-2004.
Cây lúa đƣợc gieo trồng ở hầu hết các vùng trong cả nƣớc. Tại miền Bắc, do điều
kiện khí hậu cận nhiệt đới, nên lúa đƣợc trồng vào hai vụ chính là vụ mùa và vụ
đông xuân. Các tỉnh miền Nam, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
cao quanh năm nên lúa đƣợc trồng thêm một vụ nữa là vụ hè thu. Hai vùng sản xuất
lúa chính của Việt Nam là ĐBSH và ĐGSCL, chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích với
70% sản lƣợng lúa gạo của cả nƣớc.
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã quyết định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, an
ninh lƣơng thực đƣợc coi trọng, lúa là cây lƣơng thực chủ yếu. Từ đó, sản xuất lúa
gạo đã không ngừng phát triển và từng bƣớc thu đƣợc những thắng lợi to lớn. Năm
1975, sau khi thống nhất đất nƣớc diện tích gieo trồng lúa là 4,855 triệu ha, năng
suất 21,2 tạ/ha, sản lƣợng 10,293 triệu tấn, bình quân đầu ngƣời 240 kg thóc, chƣa
đảm bảo an ninh lƣơng thực. Năm 1985 diện tích 5,7 triệu ha, năng suất 27,8 tạ/ha,
sản lƣợng 15,874 triệu tấn. Năm 1990 diện tích 6 triệu ha, năng suất 31,8 tạ/ha, sản
lƣợng 19,225 triệu tấn, bình quân đầu ngƣời 295 kg thóc, lần đầu tiên nƣớc ta đã
xuất khẩu 1,6 triệu tấn gạo (340 triệu USD). Năm 1995 diện tích lúa là 6,765 triệu

ha, năng suất 36,9 tạ/ha, sản lƣợng đạt 24,963 triệu tấn, có 9 tỉnh đạt trên 1 triệu tấn
thóc/năm, trong đó 3 tỉnh (An Giang, Cần Thơ cũ và Đồng Tháp) đạt 2 triệu tấn.


Thái Bình và An Giang đạt 12 tấn /ha/năm, An Phú – An Giang đạt 17 tấn/ha/2 vụ.
Năm 2000 Việt Nam xuất khẩu 3,5 triệu tấn gạo. Bình quân đầu ngƣời 419kg
thóc/năm. Năm 2005 diện tích lúa 7,3 triệu ha, năng suất đạt 49,5 tạ/ha, sản lƣợng
36,3 triệu tấn [FAOSTAT , 2005], xuất khẩu triệu tấn gạo. Năm 2006 diện tích lúa
đạt 7,32 triệu ha, sản lƣợng 35,84 triệu tấn, năm 2007 đạt tƣơng ứng là 7,2 triệu ha
và 35,86 triệu tấn. Trong giai đoạn 1989-2012, gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng
bình quân 14%/năm về lƣợng và 10% về giá trị. Năm 2014, năng suất lúa của nƣớc
ta đạt 57,6 tạ/ha; cao nhất khu vực Đông Nam Á. Sản lƣợng lúa tăng bình quân
3,7%/năm trong giai đoạn 1986-2013; năm 2014 đạt 45 triệu tấn; tăng gần 1 triệu
tấn so với năm 2013. Đến nay, Việt Nam đã trở thành nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ 2
thế giới. Xuất khẩu gạo tăng không những đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế mà
còn tăng vị thế chính trị của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
Nhƣ vậy, sau gần 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạoViệt Nam
đã không ngừng phát triển. Sản xuất lúa gạo đã góp phần quan trọng vào xóa đói
giảm nghèo, đảm bảo an ninh lƣơng thực, thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ và
góp phần đẩy mạnh quan hệ quốc tế.
1.3.2.Vai trò của ngành nông nghiệp lúa nước trong nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một trong những nƣớc có nghề truyền thống trồng lúa nƣớc cổ xƣa
nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, vừa
là cơ sở kinh tế sống còn của đất nƣớc. Dân số nƣớc ta đến nay có hơn 80 triệu
ngƣời, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lƣợng lao động trong
nghề trồng lúa chiếm 72% lực lƣợng lao động cả nƣớc. Điều đó cho thấy lĩnh vực
nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lƣợng lao động trong cả nƣớc, đóng
vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, ƣu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh tác
trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng nhƣ tổng diện tích trồng cây lƣơng thực.

Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí độc tôn,
gần 85% diện tích lƣơng thực.


Nhƣ vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con ngƣời thì sự thu hút nguồn lực đất
đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn nhấn mạnh vị trí của lúa gạo
trong nền kinh tế Việt Nam: lúa gạo đóng vai trò quyết định vấn đề cung cấp lƣơng
thực cho cả nƣớc và chi phối sâu sắc sự phát triển kinh tế quốc dân. Từ đó, Chính
phủ đã đề ra các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng,
nhƣ: chính sách đầu tƣ vật chất kỹ thuật thích đáng về thuỷ lợi, giống lúa, thâm
canh, quảng canh lúa qua từng thời kỳ. Lúa gạo đã đƣợc đƣa vào 2 trong 3 chƣơng
trình kinh tế lớn của quốc gia (nhƣ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc tháng 12/1986
đã nêu). Nhờ đó, từ năm 1989 đến nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng
tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới
và xây dựng đất nƣớc. Cũng do thực hiện thực hiện chƣơng trình lƣơng thực, Việt
Nam đã biến từ nƣớc nhập lƣơng thực hàng năm khoảng 1 triệu tấn thành nƣớc
xuất khẩu 3- 4 triệu tấn gạo hàng năm.
1.3.3. Thách thức đối với ngành nông nghiệp lúa nước Việt Nam trong vấn đề
phát thải khí nhà kính
Bên cạnh những thành tựu mà ngành nông nghiệp lúa nƣớc đã đạt đƣợc trong
những năm vừa qua, thì một trong những thách thức lớn nhất của ngành đó là vấn
đề phát thải khí nhà kính. Nhắc đến nghề trồng lúa nƣớc, ngƣời ta thƣờng nói đến
vai trò của hệ canh tác lúa nƣớc trong đảm bảo an ninh lƣơng thực cho xã hội
nhƣng lại ít đề cập đến tác động của nó đối với môi trƣờng.
Nhƣ chúng ta đã biết, nguồn gốc chủ yếu của CH4 là từ bề mặt Trái Đất, thông
qua qúa trình khoáng hóa chất hữu cơ bởi vi sinh vật trong điều kiện khử hoàn toàn.
Quá trình này xảy ra trong vùng đất ngập nƣớc (đầm lầy, ruộng lúa, đầm phá, bãi
rác) và trong quá trình lên men ở bộ máy tiêu hóa của các động vật và những loài
động vật ăn cỏ khác. Thế nhƣng sự phát thải CH4 từ ruộng lúa là một trong những

nguồn chủ yếu nhất của CH4 khí quyển. Khoảng 90% diện tích trồng lúa phân bố ở
Châu Á. Sự ngập nƣớc làm cho đất luôn ở trạng thái khử và sản sinh CH4.


×