Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu thực trạng chuyển giá tại một số công ty đa quốc gia ở việt nam và đề xuất một số biện pháp chống chuyển giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.78 KB, 80 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thùy Dương đã tận tâm và nhiệt tình
hướng dẫn em làm để có thể hồn thành xong báo cáo luận văn trong thời gian
qua. Bước đầu đi vào thực tế để tìm hiểu về lĩnh vực chống chuyển giá do kiến
thức em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Vì vậy nên bài báo cáo cịn có những chỗ
thiếu sót là điều khơng tránh khỏi, em mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ các thầy cơ. Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả
Vũ Thị Xuân Trang

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Đặng Thùy Dương. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như
số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.



Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
Table of Contents
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................... 5
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển giá. ............................................................... 8
1.1. Tổng quan về công ty MNC........................................................................... 8
1.2. Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia. .................................................. 11
1.3. Khuôn khổ pháp lý đang áp dụng tại Việt Nam. ......................................... 20
Chương 2: Thực trạng hiện tượng chuyển giá tại Việt Nam. ............................. 40
2.1. Thực trạng hoạt động tại các cơng ty có vốn FDI. ...................................... 40
2.2. Thực trạng chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. .......... 48
2.3. Các khó khăn của các cơ quan chức năng trong việc phát hiện hành vi
chuyển giá. .......................................................................................................... 56
2.4. Sự bắt tay giữa các công ty FDI và các công ty kiểm toán lớn. .................. 60
2.5. Tác động tiêu cực của hành vi chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI với sự
phát triển của Việt Nam. ..................................................................................... 61
Chương 3: Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam. ................ 64
3.1. Bài học kinh nghiệm về chống chuyển giá của các nước trên thế giới. ...... 64
3.2. Đề xuất một số biện pháp chống chuyển giá tại Việt Nam. ........................ 73

3.2.1 Đối với Chính Phủ. .................................................................................... 73
3.2.2. Đối với các chi cục thuế........................................................................... 75
3.2.3. Đối với người tiêu dùng. ........................................................................... 75
LỜI KẾT ............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 78

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MNC

Công ty đa quốc gia

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

EU

Thị trường chung Châu Âu

APA


Thỏa thuận định giá trước

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

TSCĐ

Tài sản cố định

TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

TSCĐVH

Tài sản cố định vơ hình

TSLĐ

Tài sản lưu động

NVL

Ngun vật liệu

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

DN

Doanh nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ĐTNN

Đầu tư nước ngồi

KCN

Khu cơng nghiệp

KCX

Khu chế xuất

CTCP


Cơng ty cổ phần

LN

Lợi nhuận

DT

Doanh thu

HĐQT

Hội đồng quản trị

USD

Đô la Mỹ

NDT

Nhân dân tệ

GTGT

Giá trị gia tăng

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 4



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: ĐTNN theo ngành kinh tế (tính đến ngày 31/12/2014)......................44
Bảng 2: Kết quả thanh tra doanh nghiệp FDI.....................................................47
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tổng quan tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam........................38
Biểu đồ 2: Vốn đầu tư toàn xã hội theo thành phần kinh tế................................41
Biểu đồ 3: Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách.......................................41
Biểu đồ 4: Biểu đồ GDP qua các năm................................................................42
Biểu đồ 5: Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI so với tổng xuất khẩu của cả
nước (tính đến ngày 31/12/2014)........................................................................43

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Một luật thuế thu nhập doanh nghiệp công bằng và hiệu quả là một nền
tảng của một thị trường chung sâu hơn và công bằng hơn cho các thành phần
kinh tế trong môi trường kinh doanh hiện nay. Nhưng một số công ty đã sử
dụng các kỹ thuật lập kế hoạch thuế tích cực khai thác lỗ hổng trong hệ thống
thuế của các quốc gia để làm giảm nghĩa vụ thuế đối với nước nhận đầu tư. Các
hoạt động phá hoại một môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần

kinh tế đang ngày càng phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm gần
đây đòi hỏi phải có những đóng góp cho việc củng cố tài chính công từ tất cả
các đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, trong khi nhiều người dân phải đối mặt với
sự gia tăng khơng thể thiếu trong các loại thuế, thì các doanh nghiệp MNC lại
đang cố gắng tránh nộp thuế TNDN, làm giảm đến mức thấp nhất nghĩa vụ thuế
phải nộp bằng cách thực hiện hành vi chuyển giá. Chính vì vậy chúng ta phải có
những hành động ngăn chặn các hành vi chuyển giá để tạo thêm nguồn thu cho
NSNN.
Với ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu về đề tài “Chống chuyển giá tại
Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” là một vấn đề cần thiết, và có ý nghĩa
khoa học thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng hiện tượng chuyển
giá đang xảy ra ở Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm chống chuyển
giá của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào hoạt động vào các doanh nghiệp
có vốn FDI và hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp MNC.

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do vấn nạn chuyển giá là một vấn đề
hết sức nhạy cảm nên công tác nghiên cứu chỉ trong phạm vi các doanh nghiệp
đã có hành vi chuyển giá đã được công bố trên các phương tiện truyền thông.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích tổng
hợp, thống kê, so sánh, logic, lịch sử cụ thể…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chuyển giá.
Chƣơng 2: Thực trạng hiện tƣợng chuyển giá của một số cơng ty tại
Việt Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp kiểm sốt hoạt động chuyển giá tại Việt Nam

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chuyển giá.
1.1. Khái quát về công ty đa quốc gia
1.1.1. Khái niệm.
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết
tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào
nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty
nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.”
Để được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài, vụ đầu tư phải đủ lớn để nắm
quyền kiểm soát cơng ty ở nước ngồi. Liên hợp quốc xác định rằng để làm
được việc đó, cơng ty mẹ phải sở hữu 10% hoặc hơn số cổ phiếu thường hoặc
quyền biểu quyết của cơng ty được đầu tư. Nếu ít hơn số đó được gọi là đầu tư
gián tiếp.

“Cơng ty đa quốc gia (Multinational corporation viết tắt là MNC), là khái
niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia.
Các cơng ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia.
Cơng ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và
các nền kinh tế của các quốc gia. Các cơng ty đa quốc gia đóng một vai trị quan
trọng trong q trình tồn cầu hóa.”
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của các công ty đa quốc gia.
Các công ty đa quốc gia được tạo dựng theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng
ty con, có thể hiểu là thành lập một cơng ty mẹ sau đó cơng ty này sẽ tạo lập các
chi nhánh và công ty con tại chính quốc gia của cơng ty mẹ và các quốc gia
khác trên tồn cầu. Từ đó cơng ty mẹ và công ty con tạo thành một khối liên kết
với nhau và tạo nên một công ty MNC. Các công ty MNC hoạt động ngày càng
mở rộng và phát triển trên thị trường. Mục tiêu của các công ty đa quốc gia là
nhằm tìm kiếm nguồn nhân lực rẻ, thị trường tiềm năng, tài sản chiến lược hay
những quốc gia được mệnh danh là thiên đường thuế như Macedonia (7,4%),
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Qatar (11,3%),... tất cả cũng chỉ vì mục đích chung là tối đa hóa lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Các cơng ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các
phương tiện sản xuất:
+ Công ty đa quốc gia "theo chiều ngang" sản xuất các sản phẩm cùng
loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds).
+ Cơng ty đa quốc gia "theo chiều dọc" có các cơ sở sản xuất ở một số
nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số

nước khác (ví dụ: Adidas).
+ Cơng ty đa quốc gia "nhiều chiều" có các cơ sở sản xuất ở các nước
khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví
dụ: Microsoft).
1.1.3. Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của các công ty đa quốc gia.
Các công ty đa quốc gia gồm có cơng ty mẹ và các công ty con, chi nhánh
tại các nước khác nhau nên phạm vi hoạt động của công ty đa quốc gia là rất lớn
bao trùm lên nhiều quốc gia. Trong khi đó ở mỗi quốc gia lại có những luật
pháp quản lý tài chính là khác nhau nên hoạt động của các công ty đa quốc gia
phải phù hợp với luật pháp, thông lệ, tập quán của từng quốc gia. Các công ty
đa quốc gia là một khối liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con nên các
nghiệp vụ giao dịch tiến hành trọng nội bộ của khối liên kết ngày càng lớn và
rất đa dạng như trao đổi tài sản cố định giữa công ty mẹ và công ty con hay giữa
các công ty con với nhau, mua bán nguyên vật liệu, các chi phí lãi vay, chi phí
nhượng quyền thương mại, chi phí lương, thưởng,.... Vì các nghiệp vụ này ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các chiến lược kinh doanh của công ty nên
chúng có tính bảo mật cao chỉ có những người lãnh đạo cấp cao mới có thể biết
rõ được từng nghiệp vụ cũng như con số cụ thể của mỗi nghiệp vụ giao dịch.
Chính tính chất đặc biệt này đã gây khó khăn trong việc kiểm tra kiểm sốt của
cơ quan thuế tại mỗi quốc gia.
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Do các nghiệp vụ có tính chất đặc biệt nên chúng thường được giao dịch
theo lệnh của các nhà quản lý cấp cao với giá trị mỗi giao dịch là tương đối lớn.
Trong khi đó các giao dịch này lại không được ghi nhận hoặc chỉ ghi nhận với

giá trị rất nhỏ, điều này đã gây nhiễu trong quá trình kiểm tra, giám sát của các
cơ quan chức năng.
Tùy thuộc vào từng cơng ty mà sẽ có các nghiệp vụ giao dịch liên kết sẽ
có những tính chất và đặc điểm khác nhau. Ta có thể phân chia chúng thành các
nhóm sau:
- Nghiệp vụ mua nguyên vật liệu có tính chất đặc trưng từ cơng ty mẹ hay
các cơng ty con trong cùng tập đồn. Ví dụ như công ty Coca cola nhập khẩu
đến 70% các hương liệu từ công ty mẹ.
- Nghiệp vụ mua bán thành phẩm giữa các cơng ty trong cùng một tập
đồn. Ví dụ như cơng ty Daiwa Việt Nam tồn sộ sản phẩm sản xuất ra đều
được bán lại cho các công ty trong cùng tập đồn như cơng ty Daiwa Đài Loan.
- Nghiệp vụ mua một máy móc thiết bị. Đặc biệt là đối với các công ty
thuộc nước đang phát triển hoặc kém phát triển thì phải nhập khẩu các loại máy
móc hiện đại từ cơng ty mẹ.
- Nghiệp vụ liên quan đến mua bán các tài sản vơ hình như nhượng
quyền, bản quyền, nhãn hàng, hay các chi phí liên quan đến nghiên cứu phát
triển sản phẩm.
- Các nghiệp vụ liên quan đến các dịch vụ tài chính, quản lý,...
-Các nghiệp vụ tài trợ cả về tài chính và lao động từ công ty mẹ và các
công ty con.
- Các nghiệp vụ vay nội bộ diễn ra giữa công ty mẹ và công ty con hoặc
giữa các công ty con với nhau trong cùng tập đoàn.
Các nghiệp vụ giao dịch nội bộ trong những tập đoàn đa quốc gia thường
có giá trị lớn. Chính vì vậy để tránh các hành vi chuyển giá diễn ra mà đã có
một nguyên tắc được xây dựng đó là nguyên tắc dựa trên căn bản giá thị trường
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 10



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ALP (The Arm’s – Length Principle). Nguyên tắc này đòi hỏi các giao dịch giữa
các bên liên kết phải được xác định giá như khi giao dịch giữa các bên độc lập
để có thể tạo được mơi trường kinh doanh công bằng.
1. Sự cần thiết của đề tài
Một luật thuế thu nhập doanh nghiệp công bằng và hiệu quả là một nền
tảng của một thị trường chung sâu hơn và công bằng hơn cho các thành phần
kinh tế trong môi trường kinh doanh hiện nay. Nhưng một số công ty đã sử
dụng các kỹ thuật lập kế hoạch thuế tích cực khai thác lỗ hổng trong hệ thống
thuế của các quốc gia để làm giảm nghĩa vụ thuế đối với nước nhận đầu tư. Các
hoạt động phá hoại một môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần
kinh tế đang ngày càng phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm gần
đây địi hỏi phải có những đóng góp cho việc củng cố tài chính cơng từ tất cả
các đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, trong khi nhiều người dân phải đối mặt với
sự gia tăng khơng thể thiếu trong các loại thuế, thì các doanh nghiệp MNC lại
đang cố gắng tránh nộp thuế TNDN, làm giảm đến mức thấp nhất nghĩa vụ thuế
phải nộp bằng cách thực hiện hành vi chuyển giá. Chính vì vậy chúng ta phải có
những hành động ngăn chặn các hành vi chuyển giá để tạo thêm nguồn thu cho
NSNN.
Với ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu về đề tài “Chống chuyển giá tại
Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” là một vấn đề cần thiết, và có ý nghĩa
khoa học thực tiễn.
1.2. Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia.
1.2.1 Khái niệm.
Chuyển giá là việc các công ty thực hiện các chính sách giá đối với các
hàng hóa, dịch vụ, tài sản khi có giao dịch chuyển giao giữa công ty con với
công ty mẹ hoặc giữa các cơng ty con trong cùng tập đồn qua biên giới quốc
gia khơng theo giá thị trường nhằm mục đích giảm đến mức thấp nhất số thuế
phải nộp ở mỗi quốc gia trên toàn cầu.

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Có thể hiểu chuyển giá là một hành động của các công ty MNC làm thay
đổi giá trị của các hàng hóa, dịch vụ hay tài sản mà công ty thực hiện giao dịch
với các công ty trong cùng khối liên kết với nhau. Giá cả trong những giao dịch
trên có thể xác định lại là do 3 lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ
thể kinh doanh có quyền quyết định trong việc mua hay bán các hàng hóa, dịch
vụ hay tài sản từ các cơng ty có mối quan hệ liên kết theo giá bao nhiêu mà họ
mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ mật thiết về mặt lợi ích giữa các cơng
ty trong cùng tập đoàn nên sự khác biệt về các giao dịch mua bán giữa các chủ
thể kinh doanh trong cùng một khối thì sẽ khơng làm thay đổi tổng lợi ích của
toàn tập đoàn.
Thứ ba, việc tự do quyết định giá cả trong các giao dịch liên kết tuy
không làm thay đổi lợi ích chung trong tập đồn nhưng lại làm thay đổi trong
nghĩa vụ đóng thuế của các cơng ty trong tập đoàn. Nhờ vào việc tự định giá của
các chủ thể kinh doanh nên sẽ là cho nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi có mức
thuế suất cao sang nơi có mức thuế suất thấp.Chính sách thuế của mỗi quốc gia
trên tồn cầu khơng thể đồng nhất vì các chính sách thuế phải phù hợp với điều
kiện và mơi trường kinh tế- chính trị của mỗi đất nước.
Hiện tượng chuyển giá chỉ có thể được thực hiện trong các giao dịch giữa
các công ty thuộc trong một khối liên kết chứ không phải giữa hai công ty độc
lập với nhau. Để có thể thực hiện được hành động chuyển giá thì cơng ty phải
xây dựng một chính sách về giá để tùy vào lợi ích có thể thu được đối với từng

giao dịch. Chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa hành vi chuyển giá để tránh nộp
thuế với trường hợp kê khai giá sai để trốn thuế. Hành vi chuyển giá là một
hành vi lợi dụng lỗ hỏng của pháp luật để tiến hành chuyển lợi nhuận đi nơi
khác một cách hợp pháp. Các chủ thể kinh doanh này sử dụng những quy định
khác nhau về thuế suất thuế TNDN giữa các quốc gia và các ưu đãi để hưởng
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
lợi một cách hợp pháp. Chính vì vậy đã gây ra sự sai lệch trong nghĩa vụ thuế
của các công ty MNC đối với nước tiếp nhận đầu tư và vơ hình chung tạo nên
sự mất bình đẳng đối với các thành phần kinh tế khác trong xã hội.
1.2.2. Dấu hiệu nhận biết các công ty thực hiện chuyển giá.
- Lỗ nhiều năm (liên tục) nhưng vẫn liên tiếp mở rộng đầu tư (doanh thu
không ngừng tăng trưởng)
- Giá bán thấp hơn giá vốn (hay chi phí NVL nhập từ công ty liên kết
chiếm đáng kể trên doanh thu)
- Thanh tốn các khoản phí dịch vụ (như tiếp thị, quảng cáo,...) hay các
chi phí theo cơ sở phân bổ cho các cơng ty trong tập đồn (thường là khơng
chứng minh được dịch vụ cung cấp)
- Thanh tốn hộ cho cơng ty trong tập đồn(khơng thu phí bảo lãnh, chi
phí vốn)
- Chi trả các khoản về nhãn hiệu, bản quyền, phí giấy phép (khơng chứng
minh được tính hợp lý)
- Trả lãi vay cao hơn lãi suất của ngân hàng thương mại cho vay (cùng
điều kiện về xếp hạng tín dụng)
- Mua bán lịng vịng qua nhiều lớp (cơng ty quản lý) nhưng hàng chỉ luân

chuyển trong cùng lãnh thổ.
- Thực hiện một cơng việc khơng tính phí cho công ty liên kết.
- Giao dịch nhiều với các công ty có thuế suất ưu đãi (hay đặt trụ sở tại
nơi có nhiều ưu đãi thuế)
- Các cơng ty lãi trong giai đoạn ưu đãi thuế và giảm lãi sau giai đoạn ưu
đãi thuế.
- Bán các tài sản hữu hình dưới giá vốn và các tài sản vơ hình dưới giá thị
trường.

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2.3. Phạm vi chuyển giá
Hành vi chuyển giá chỉ được thực hiện giữa các cơng ty có quan hệ liên
kết với nhau nên phạm vi chuyển giá phải được xem xét trong phạm vi giao
dịch giữa hai cơng ty có mối quan hệ liên kết với nhau. Điều 9 Công ước mẫu
của OECD về xác định giá giao dịch giữa các cơng ty trong cùng tập đồn là
“Hai doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises) khi:
- Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào
doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian;
- Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể
(entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp hoặc thông qua trung gian”.
Yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự
ảnh hưởng, sự giao hịa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để
xác định mối quan hệ liên kết. Tính chất của những biểu hiện này khơng mang

tính quyết định. Như thế các doanh nghiệp liên kết có thể được hình thành trong
cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, chuyển giá
không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao
dịch quốc nội.
Thực tế ta thấy các giao dịch chuyển giá thường được sử dụng vượt ra
ngoài biên giới của một quốc gia là chính do sự khác biệt về biểu thuế suất của
mỗi quốc gia. Chính vì lẽ đó mà các nhà hoạch định chính sách thường chú
trọng hơn về các giao dịch quốc tế giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ liên
kết.Thông thường một lượng lợi nhuận sẽ được chuyển giao sang một cơng
tyliên kết đặt ở nước có mức thuế suất thuế TNDN thấp bằng cách chuyển giá
và khi thực hiện hành động này thì cơng ty chuyển lợi nhuận đi nằm ở những
quốc gia có mức thuế suất cao để làm giảm lợi nhuận xuống từ đó giảm đi nghĩa
vụ nộp thuế đối với quốc gia. Với hành vi chuyển giá này thì tổng lợi nhuận của

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
tập đồn khơng bị ảnh hưởng nhưng lại giảm đi một số lượng tiền thuế không
nhỏ tại quốc gia có mức thuế suất thuế TNDN cao.
Tương tự với cách làm trên khi lợi dụng chênh lệch thuế suất giữa hai
quốc gia thì các cơng ty MNC cịn tận dụng các ưu đãi khác đối với từng vùng
đầu tư để thực hiện chuyển giá từ những vùng có ít ưu đãi chuyển sang vùng có
nhiều ưu đãi.
1.2.4. Các phƣơng thức thực hiện chuyển giá.
Hiện tượng chuyển giá hầu như đều xảy ra đối với các công ty đa quốc
gia tại Việt Nam, hiện tượng chuyển giá đã xuất hiện và ngày càng nhiều tại các

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các hoạt động mua bán nội bộ của các công ty đa quốc gia, thường được
thực hiện qua các giao dịch như: Giao dịch chuyển TSCĐHH hay TSCĐVH
giữa các cơng ty có mối quan hệ liên kết với nhau; MBNVL, thành phẩm, thông
qua sự dịch chuyển nguồn vốn như cho vay và đi vay nội bộ; qua sự cung cấp
các dịch vụ tài chính, tư vấn quản lý; qua các chi phí cho việc quảng cáo và chi
phí nghiên cứu phát triển.
Một số các doanh nghiệp FDI thuộc các chi nhánh các công ty xuyên
quốc gia đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý của nhà nước để thực hiện
chuyển giá bằng phương pháp “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ”. Những thủ thuật
lách thuế hay dấu hiệu thực hiện hành vi chuyển giá phổ biến trong các giao
dịch có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện qua các hình thức sau:
- Nâng giá trị tài sản vốn góp:
Do Việt Nam chưa đủ năng lực và trình độ (đơi lúc không đủ điều kiện)
để thẩm định giá các loại thiết bị, công nghệ chuyển vào khi thực hiện dự án
đầu tư, nên thường bị bên đối tác nước ngoài định giá các máy móc, thiết bị cao
hơn nhiều so với giá trị thực tế nhằm nâng giá trị vốn góp trong liên doanh của
bên đối tác và nắm lấyquyền quản lý công ty hoặc tăng giá trị tài sản của doanh
nghiệp (đối với danh nghiệp 100% vốn nước ngoài).
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tình trạng nâng giá trị vốn góp theo thủ thuật này của các công ty xuyên
quốc gia có thể làm thiệt hại đến ba đối tượng đó là bên liên doanh góp vốn Việt
Nam, chính phủ Việt Nam và người tiêu dùng Việt Nam. Bên liên doanh bị thiệt
trong phần vốn góp và dễ bị các cơng ty xun quốc gia thơn tính để biến doanh

nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi khi khơng cịn đủ
tiềm lực tài chính, chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế (khi các công ty thực
hiện chuyển giá thì sẽ chuyển một phần lợi nhuận ra ngồi từ đó làm giảm nghĩa
vụ thuế của cơng ty đối với quốc gia dẫn đến đất nước bị thất thu một khoản
thuế đó) cịn người tiêu dùng Việt Nam phải dùng những sản phẩm đắt hơn giá
trị thực.
- Mua nguyên, vật liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất của công ty mẹ với giá
cao và bán sản phẩm với giá thấp:
Nhiều doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu các yếu tố đầu
vào cho sản xuất của các công ty mẹ hoặc các công ty khác trong hệ thống các
công ty xuyên quốc gia. Giá mua nguyên liệu của các hàng hóa, dịch vụ này
thường cao hơn giá thực tế rất nhiều và bán sản phẩm cho công ty mẹ với giá
thấp dẫn đến “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ”
- Chuyển giá thông qua việc chiếm lĩnh thị trường:
Để có thể thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần, các DN FDI tăng
cường các hoạt chiến dịch quảng cáo, khuyến mại và giớ thiệu sản phẩm làm
cho các DN giai đoạn này bị lỗ. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp liên doanh,
các công ty đa quốc gia dựa vào tiềm lực tài chính để tiến hành các hành vi
chuyển giá bất hợp pháp gây ra thua lỗ kéo dài và chiếm lấy phần quản lý và
kiểm sốt cơng ty. Nhiều DN lợi dụng chính sách ưu đãi của Việt Nam cho
giảm trừ phần chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nên đã tìm mọi
cách kê khai cả phần chi phí làm thương hiệu của công ty mẹ.

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Ngồi ra, các doanh nghiệp FDI cịn lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà
nước, sử dụng các thủ đoạn gian lận thương mại, gian lận trong hạch toán để
doanh nghiệp lỗ trên sổ sách kế toán và lãi trên thực tế để trốn thuế.
1.2.5. Động cơ để các công ty thực hiện chuyển giá.
1.2.5.1. Động cơ bên trong của các công ty.
Khi mà các công ty con khác trong tập đoàn làm ăn thua lỗ trong thời
gian dài do các chiến lược kinh doanh không đạt hiệu quả thì sẽ tạo một cái nhìn
khơng thiện cảm đối với người tiêu dùng và làm giảm uy tín của doanh nghiệp
chính vì vậy mà các cơng ty làm ăn có lãi khác trong tập đồn sẽ thực hiện hành
vi chuyển giá để chia sẻ phần lợi nhuận làm ra cho các công ty thua lỗ kia trong
cùng một tập đoàn và tạo ra một bức tranh giả tạo về tình hình kinh doanh của
tập đồn này cùng với đó là giảm đi các nghĩa vụ thuế TNDN đối với những
quốc gia đem lại phần lợi nhuận đó.
Khi mà các công ty MNC lần đầu thâm nhập vào một thi trường mới thì
trong giai đoạn đầu sẽ cố gắng chiếm lĩnh thị phần bằng cách thực hiện hàng
loạt các hoạt động như giảm giá, khuyến mãi,... để thu hút người tiêu dùng và vì
vậy mà các cơng ty MNC sẽ bị thua lỗ và kéo dài nhiều năm. Chính vì vậy các
chủ thể kinh doanh sẽ lợi dụng tiềm lực tài chính hùng mạnh của tập đồn mà
liên tục mở rộng kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, đánh bật các đối thủ kinh
doanh khác nhờ vào hành vi chuyển giá. Sau khi đã chiếm lĩnh thị trường thì các
cơng ty này sẽ tăng giá hay làm giảm chất lượng sản phẩm để thu lại các phần
lợi nhuận để bù đắp các thua lỗ và các chi phí bỏ ra trước đó. Điều này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Khi một doanh nghiệp mới vào đầu tư tại một quốc gia thì sẽ được ưu đãi
nhiều mặt đặc biệt là ưu đãi về thuế suất chính vì vậy các công ty MNC coi
những công ty đặt ở các quốc gia có thuế suất thấp hay có nhiều ưu đãi là trung
tâm của lợi nhuận và đã chuyển các lợi nhuận từ các nước có thuế suất cao về

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723


Page 17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nước có thuế suất thấp để hưởng lợi và gây hậu quả thất thu thuế cho các nước
tiếp nhận đầu tư.
Bên cạnh đó đối với những doanh nghiệp có những mặt hàng độc quyền,
tính bảo mật cao nên để tránh rủi ro không mong muốn mà các công ty MNC đã
thực hiện hành vi chuyển giá.
1.2.5.2. Động cơ bên ngoài.
- Sự khác biệt về thuế suất thuế TNDN tại các quốc gia: các công ty
MNC sẽ lợi dụng sự chênh lệch về thuế suất giữa hai quốc gia và sẽ tiến hành
thủ thuật chuyển giá bằng cách mua các TSCĐ hay NVL từ các cơng ty có mối
quan hệ liên kết ở các quốc gia thấp hơn với giá cáo để làm tăng chi phí từ đó
làm giảm lợi nhuận dẫn đến giảm chi phí thuế TNDN phải đóng đối với nước có
thuế suất cao. Bằng cách làm này đã giúp cho công ty MNC chuyển đi một phần
lợi nhuận từ nước có thuế suất cao sang nước có thuế suất thấp để tránh các
nghĩa vụ nộp thuế.
- Tỷ giá: Các công ty MNC luôn mong muốn bảo tồn vốn đầu tư theo
nguyên tệ lúc đầu. Tỷ giá thì có lúc tăng lúc giảm nên nếu như nhà đầu tư dự
đoán rằng đồng tiền của nước đang đầu tư có xu hướng tăng thì cơng ty sẽ tiếp
tục đầu tư còn nếu như chủ thể kinh doanh thấy rằng đồng tiền của nước này sẽ
có xu hướng giảm trong tương lai thì cơng ty sẽ thực hiện hành vi chuyển giá
bằng cách thanh toán các khoản giao dịch nội bộ để rút vốn dần ra khỏi nước
đầu tư để tránh các rủi ro thua lỗ do tỷ giá.
- Chi phí cơ hội: Khi các cơng ty MNC chỉ có thể rút vốn khi hết năm tài
chính hoặc sau khi đã được cơ quan thuế kiểm tra. Do vậy các công ty sợ sẽ bỏ
lỡ các cơ hội đầu tư lớn chính vì lẽ đó mà các doanh nghiệp đã thực hiện hành
vi chuyển giá để thu hồi nhanh vốn để chớp lấy các cơ hội đầu tư khác.

- Tình hình lạm phát: Đối với những đất nước có tình hình lạm phát cao
thì có nghĩa là đồng tiền của nước đó đang bị mất giá. Chính vì vậy tương tự

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
như động cơ do tỷ giá, các nhà đầu tư cũng muốn rút nhanh vốn về để bảo tồn
lượng vốn ban đầu.
- Yếu tố kinh tế chính trị: Một đất nước có tình hình kinh tế- chính trị bất
ổn thì sẽ làm cho các chủ thể kinh doanh có tâm lý hoang mang và ln có xu
thế thu hồi vốn để bảo vệ mình vì vậy mà họ đã thực hiện hành động này thông
qua chuyển giá.
1.2.6. Tác động của chuyển giá.
1.2.6.1. Tác động đối với công ty đa quốc gia.
Chuyển giá vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đối với các
cơng ty đa quốc gia.
Tác động tích cực: Hành vi chuyển giá giúp các công ty tiến hành các
giao dịch bất hợp lý như mua nguyên vật liệu đầu vào quá cao, thanh tốn các
chi phí trong khối liên kết khơng hợp lý từ những điều này làm cho tổng chi phí
của doanh nghiệp cao dẫn đến lợi nhuận giảm thậm trí là lỗ giúp cho doanh
nghiệp khơng phải đóng thuế TNDN điều này phù hợp với mục đích kinh doanh
chiến lược của khối công ty đa quốc gia này là tối đa hóa lợi nhuận.
Tác động tiêu cực: Một khi hành vi chuyển giá bị các cơ quan chức năng
phát hiện thì các cơng ty MNC sẽ phải chịu những hình phạt hết sức nặng nề từ
phía cơ quan thuế. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến tài chính của cơng ty mà
cịn ảnh hưởng đến uy tín của cơng ty tại nước sở tại.

1.2.6.2. Tác động đối với quốc gia nhận đầu tƣ.
Hành vi chuyển giá có tác động vô cùng xấu đến các quốc gia tiếp nhận
đầu tư. Việc tiến hành chuyển giá có các tác động xấu như:
- Thất thu NSNN lớn. Các doanh nghiệp MNC khi thực hiện chiến lược
chuyển giá sẽ làm cho doanh nghiệp báo lỗ trong thời gian dài từ đó sẽ khơng
phải đóng thuế TNDN. Hiện nay có đến hơn 50% các doanh nghiệp MNC tại
Việt Nam có hành vi chuyển giá điều này đã làm cho NSNN thất thu một khoản
thuế TNDN vô cùng lớn.
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Thông qua việc chuyển giá sẽ giúp các công ty MNC thu hồi vốn nhanh
hơn kế hoạch ban đầu. Việc các công ty thu hồi vốn nhanh sẽ làm thay đổi cơ
cấu vốn trong nền kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư từ đó đưa ra một bức
tranh không đúng về kết quả kinh doanh của toàn nền kinh tế tại quốc gia tiếp
nhận đầu tư.
- Các công ty MNC sẽ gây ra lũng loạn thị trường bằng cách chuyển giá
với tiềm lực kinh tế mạnh các công ty MNC vào đầu tư hướng tới xâm chiếm thị
trường, khi mới tiến vào thị trường đã tiến hành các hoạt động quảng cáo,
khuyến mại các cơng ty trong nước khơng có tiềm lực đủ mạnh để cạnh tranh
nên đã bị đào thải ra khỏi thị trường từ đó làm các cơng ty MNC chiếm lĩnh
được thị trường. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh
trong nước tại các quốc gia này.
- Tác động xấu đến môi trường: Một trong các hành vi chuyển giá tại các
cơng ty MNC đó là nhập khẩu máy móc với giá trị cao để tăng chi phí dẫn đến
giảm lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu máy móc với giá trị rất cao

nhưng về khơng dùng để đấy nhưng vẫn tính khấu hao rồi một thời gian bán đi
nhưng thực tế ở nước xuất khẩu máy móc đó thì nó đã chỉ là hàng phế thải. Vơ
hình chung các nước tiếp nhận đầu tư khơng chỉ vừa thất thu thuế mà còn dần
trở thành bãi rác công nghiệp đối với các nước khác.
- Nhờ vào thực hiện hành vi chuyển giá mà các công ty MNC có tiềm lực
kinh tế mạnh đã thơn tính các doanh nghiệp trong nước, chi phối nền kinh tế của
quốc gia tiếp nhận đầu tư.
1.3.Khuôn khổ pháp lý đang áp dụng tại Việt Nam.
Hiện tượng chuyển giá tại các công ty MNC đang là một vấn nạn trên
toàn cầu và ngay cả Việt Nam cũng đang xuất hiện ngày càng tăng. Chuyển giá
đang là một vấn đề đang được quan tâm ngày càng nhiều và Nhà nước ta đã thể
hiện sự chú trọng của mình vào vấn đề này bằng cách ban hành các Thông tư
liên quan đến vấn đề trên như:
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thơng tư số 74-TC/TCT có hiệu lực 11/1997, Thông tư số 89/1999/TTBTC, Thông tư số 13/2001/TC-BTC. Các thông tư này xác định các công ty liên
kết và các giao dịch, hợp đồng với các công ty liên kết phải theo nguyên tắc giá
thị trường như giữa các giao dịch độc lập.
Luật số 09/2003/QH11 (điều 11) về thuế TNDN yêu cầu các DN thực
hiện các giao dịch mua, bán, trao đổi và hạch tốn giá trị hàng hóa, dịch vụ phải
theo giá thị trường, có hiệu lực từ 1/1/2004.
Thông tư số 117/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị
trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, có hiệu lực
từ 27/1/2006 đến 5/6/2010
Luật số 78/2006/QH11 (điều 37) về quản lý thuế nêu rõ cơ quan thuế

được quyền điều chỉnh giao dịch mua, bán, trao đổi và hạch tốn giá trị hàng
hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường (sau đó
được đề cập tại điều 26 Nghị định 05/2007/NĐ-CP và điều 21 Thông tư
26/2011/TT-BTC)
Thông tư số 66/2010/TT-BTC thay thế Thơng tư 117, có hiệu lực từ
6/6/2010
Thơng tư số 201/2013/TT-BTC, “Hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận
trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế” của Bộ
Tài Chính ban hành ngày 20/12/2013.

“1.3.1. Đối tƣợng áp dụng phƣơng pháp xác định giá tính thuế (APA)
Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là
người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và
thực hiện khai thuế theo phương pháp được quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 (số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
suất), thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết và có đơn
đề nghị áp dụng APA trước khi thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho năm
đầu tiên của giai đoạn đề nghị áp dụng APA.
Người nộp thuế là đối tượng áp dụng APA thực hiện theo quy định tại
Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 201/2013/TT-BTC
a) Các tổ chức, đơn vị có quan hệ liên kết trong một doanh nghiệp, tập
đoàn kinh tế hoạt động tại nhiều địa bàn khác nhau (bao gồm cả các quốc gia,

vùng lãnh thổ);
b) Các tổ chức, đơn vị có mối quan hệ là cơ sở thường trú và trụ sở chính
của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, mỗi một cơ sở thường trú sẽ được
xem là một doanh nghiệp (người nộp thuế) riêng và hồn tồn tách biệt khỏi trụ
sở chính hay các cơ sở thường trú khác của doanh nghiệp.
1.3.2. Nguyên tắc áp dụng APA
- APA được áp dụng trên nguyên tắc cơ quan thuế và người nộp thuế (là
đối tượng áp dụng của APA) hoặc cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế là
đối tác ký kết Hiệp định thuế và người nộp thuế cùng hợp tác trao đổi, đàm
phán về việc áp dụng các quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch liên kết trên cơ sở áp dụng nguyên tắc
giao dịch độc lập theo giá thị trường.
- Việc áp dụng APA nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm
chi phí tuân thủ pháp luật thuế như chi phí hành chính (chi phí hồ sơ, giấy tờ,
chi phí hồn thành các giấy tờ để tn thủ đúng luật, chi phí quản lý,...), xác
định giá thị trường trong giao dịch liên kết phù hợp với bản chất hoạt động kinh
doanh làm phát sinh mức lợi nhuận thích hợp để thực hiện nghĩa vụ thuế thu
nhập và ngăn ngừa việc đánh thuế trùng và trốn lậu thuế, giảm thiểu tranh chấp
về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết. Trong thời gian đàm phán
APA, người nộp thuế thực hiện khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Các phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết thuộc
phạm vi áp dụng của APA được thực hiện theo văn bản pháp quy hướng dẫn về

xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên
kết. Khi lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường áp dụng trong APA, cần
căn cứ vào bản chất và phương pháp tính hơn là tên gọi của phương pháp.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Phần B Thông tư 66/2010/TT-BTC các
phương pháp xác định giá thị trường bao gồm:
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập.
- Phương pháp giá bán lại.
- Phương pháp giá vốn cộng lãi.
- Phương pháp so sánh lợi nhuận.
- Phương pháp tách lợi nhuận.
Cụ thể:
1.3.2.1. Phƣơng pháp so sánh giá giao dịch độc lập:
- Phương pháp này dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập để
xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có các
điều kiện giao dịch tương đương nhau.
- Đơn giá sản phẩm của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp
nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo đơn giá sản phẩm để điều chỉnh
phù hợp với các nguyên tắc:
+ Giá trị phù hợp nhất là giá trị phản ánh mức độ tương đương cao nhất
về điều kiện giao dịch của giao dịch độc lập được chọn để so sánh với giao dịch
liên kết.
+ Biên độ giá thị trường chuẩn:
Các giá trị trong khoảng các giá trị được tính tốn từ các giao dịch độc
lập được chọn để so sánh theo nguyên tắc: chọn 1 giao dịch trong trường hợp
giao dịch độc lập và giao dịch liên kết khơng có giao dịch trọng yếu. Chọn 3
giao dịch trong trường hợp các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết có khác
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 23



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
biệt nhưng doanh nghiệp có đủ thơng tin làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác
biệt trọng yếu.
Các giá trị nằm trong khoảng tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ ba
của phép toán thống kê xác suất tứ phân vị, hoặc các giá trị nằm trong khoảng
bách phân vị thứ 25 đến bách phân vị thứ 75 của phép toán thống kê xác suất
bách phân vị được tính tốn từ biên độ giá thị trường của các giao dịch độc lập
được chọn theo nguyên tắc chọn 4 giao dịch trong trường hợp các giao dịch độc
lập và giao dịch liên kết có khác biệt nhưng doanh nghiệp chỉ có thơng tin làm
cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu.
- Khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng thì tiêu thức ưu tiên là đặc
tinh sản phẩm và điều kiện hợp đồng, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện kinh tế và
chức năng của doanh nghiệp.
- Điều kiện áp dụng phương pháp:
Khơng có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch
độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm.
Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm
nhưng các khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn theo nguyên tắc:
Trường hợp có khác biệt trọng yếu, doang nghiệp phải xác định giá trị
bằng tiền của các khác biệt trọng yếu đó để điều chỉnh, tùy theo từng trường
hợp cụ thể có thể tăng hoặc giảm giá trị nhằm loại trừ các khác biệt trọng yếu
đó.
Trường hợp có khác biệt trọng yếu về chức năng hoạt động của các doanh
nghiệp, việc điều chỉnh được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Nếu các khoản chi phí hoặc doanh thu liên quan đến khác biệt trọng
yếu về chức năng được hạch tốn riêng thì việc điều chỉnh được thực hiện trên
cơ sở từng khoản doanh thu hoặc chi phí liên quan đến khác biệt trọng yếu đó.
b) Nếu các khoản chi phí hoặc doanh thu liên quan đến khác biệt trọng

yếu về chức năng được dạch tốn chung thì việc điều chỉnh được thực hiện trên
Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 24


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
cơ sở phân bổ để xác định phần chi phí hoặc doanh thu tương ứng liên quan đến
khác biệt trọng yếu đó.
- Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm như:
Đặc tính vật chất, chất lượng và nhãn hiệu thương mại của sản phẩm.
Các điều kiện hợp đồng trong việc cung cấp, chuyển giao sản phẩm như:
khối lượng (nếu có ảnh hưởng đến mức giá), thời hạn chuyển giao sản phẩm,
thời hạn thanh toán,...
Quyền phân phối, tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế.
Thị trường nơi diễn ra giao dịch.
- Trường hợp áp dụng phương pháp:
Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thơng trên thị
trường.
Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay
nợ.
Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về
cùng một chủng loại sản phẩm.
1.3.2.2. Phƣơng pháp giá bán lại.
- Phương pháp này dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do
doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ
bên liên kết.
- Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá
bán ra của sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các

chi phí khác được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có)
+ Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra
(doanh thu thuần) và giá bán ra (doanh thu thuần), phản ánh giá trị doanh
nghiệp thu được để bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh và có mức lãi hợp lý.

Họ & tên: Vũ Thị Xuân Trang
Mã SV: 46723

Page 25


×