LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Thạc sỹ
Phạm Thị Dƣơng. Cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hƣớng dẫn em hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo ngành Kỹ thuật
môi trƣờng và toàn thể các thầy, cô của Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam đã
dìu dắt, dạy dỗ em suốt những năm học ở trƣờng.
Em xin trân trọng cám ơn các lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị phòng
Tài nguyên Môi trƣờng huyện Vĩnh Bảo đã tạo điều kiện và giúp em rất nhiều
trong việc thu thập thông tin, số liệu để em hoàn thành bài luận văn.
Hải Phòng, ngày…. tháng…. năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoài Phƣơng
i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... i
1. Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................... i
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ i
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... ii
4. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học .......................................................... ii
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................ iii
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ............. 1
1.1. Khái quát về chất thải rắn sinh hoạt ....................................................... 1
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt ................................................. 1
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ................................. 1
1.1.3. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt......................................... 1
1.1.4. Tính chất của chất thải rắn ........................................................... 2
1.2. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng .......................... 5
1.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước ................................................... 5
1.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí ........................................... 5
1.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất ...................................................... 5
1.2.4. Ảnh hưởng tới cảnh quan và sức khỏe cộng đồng .......................... 6
1.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nƣớc trên thế giới và Việt
Nam ....................................................................................................... 6
1.3.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới ........... 6
1.3.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam .................................... 9
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT CỦA HUYỆN VĨNH BẢO............................................................ 12
2.1. Điều kiện tƣ nhiên ............................................................................... 12
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................. 12
2.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................ 12
2.1.3. Các nguồn tài nguyên .................................................................. 13
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 14
ii
2.2.1. Đặc điểm kinh tế ......................................................................... 14
2.2.2. Đặc điểm xã hội........................................................................... 17
2.3. Nguồn gốc, thành phần và khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện Vĩnh Bảo ................................................................................... 21
2.3.1. Nguồn phát sinh .......................................................................... 21
2.3.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ............................................. 21
2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................................ 26
2.4.1. Quá trình thu gom ....................................................................... 26
2.4.2. Quy trình vận chuyển................................................................... 30
2.4.3. Quy trình chôn lấp và xử lý ......................................................... 30
2.5. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn ............................................... 31
2.5.1. Những việc đã làm được .............................................................. 31
2.5.2. Những điều còn tồn tại ................................................................ 31
2.5.3. Nguyên nhân của các mặt hạn chế............................................... 32
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ .............................................................................. 33
3.1. Các biện pháp hoàn thiện việc quản lý rác tại huyện Vĩnh Bảo ............ 33
3.1.1. Biện pháp hoàn thiện công tác thu gom ....................................... 33
3.1.2. Biện pháp hoàn thiện công tác vận chuyển .................................. 33
3.1.3. Biện pháp hoàn thiện công tác xử lý ............................................ 34
3.2. Phân loại rác tại nguồn ........................................................................ 34
3.3. Các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục .............................................. 35
3.3.1. Đối với cán bộ công chức ............................................................ 35
3.3.2. Đối với người dân........................................................................ 36
3.4. Giải pháp về công nghệ ....................................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 38
1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 38
2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 39
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CTR
Chất thải rắn
ĐTM
Đánh giá tác động môi trƣờng
EPD
Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Hồng Kông
SEPA
Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Thụy Điển
VB
Vĩnh Bảo
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
Tên Bảng
Trang
1
Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn
2
2
Bảng 1.2: Thành phần hóa học của các hợp phần
cháy đƣợc của chất thải rắn
4
3
Bảng 2.1. Thành phần chất thải sinh hoạt tại huyện
21
Vĩnh Bảo năm 2010
4
Bảng 2.2. Khối lƣợng rác thải sinh hoạt tại huyện
Vĩnh Bảo
23
5
Bảng 2.3. Mô hình hoạt động và phƣơng tiện thu
gom rác thải
27
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình
1
Tên hình
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn
Trang
11
Trung ƣơng
2
Hình 3.1. Sơ đồ thu gom rác tại huyện Vĩnh Bảo
vi
29
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam đang có bƣớc chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trƣơng, bộ mặt xã hội
có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với quá trình phát triển đó, chất lƣợng cuộc
sống của ngƣời dân ở các quận, huyện, nông thôn cũng đƣợc tăng cao. Bên cạnh
những mặt tích cực, song dẫn đến một vấn đề hết sức nan giải đó là tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng ngày càng cao, cụ thể là môi trƣờng đất, không khí, nƣớc và
tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt cũng nhƣ hàng loạt các vấn đề môi trƣờng khác
cần giải quyết. Đời sống của ngƣời dân ngày một nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng
các sản phẩm xã hội càng lớn, điều này đồng nghĩa với lƣợng chất thải rắn sinh
hoạt theo hộ gia đình và đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng ngày càng lớn. Lƣợng
chất thải rắn nếu không đƣợc xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các hậu quả môi
trƣờng không thể lƣờng trƣớc đƣợc.
Huyện Vĩnh Bảo nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Hải Phòng với các tỉnh Thái
Bình, Hải Dƣơng, là một huyện giữ vai trò trọng yếu trong việc phát triển vùng
kinh tế ngoại thành Hải Phòng. Sự hình thành các khu công nghiệp đã làm cho
nền kinh tế của huyện Vĩnh Bảo phát triển nhanh chóng. Các hoạt động kinh tế,
dịch vụ của huyện tƣơng đối phát triển. Các chợ, quán ăn, dịch vụ phục vụ
ngƣời dân ngày càng phong phú đa dạng. Cùng với quá trình đó là sự phát sinh
rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Trong khi đó, biện pháp quản lý rác thải tại
địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí đầu tƣ cho công tác
thu gom và xử lý chƣa cao.
Để có thể tìm hiểu thực trạng quản lý chất thải rắn và đƣa ra các giải pháp
quản lý chất thải rắn hiệu quả cao hơn, vì vậy em xin chọn đề tài:
“Đánh giá hiện trạng quản lý và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Điều tra số lƣợng, thành phần của chất thải rắn thải sinh hoạt trên địa
bàn huyện Vĩnh Bảo.
Điều tra công tác quản lý, thu gom, vận chuyển.
i
Đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm góp phần
giảm thiểu môi trƣờng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về hiện trạng phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo và hiện trạng quản lý rác thải
tại đây.
Phạm vi nghiên cứu: huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào thực trạng thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn thải sinh hoạt.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên địa bàn
huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
Phƣơng pháp chủ yếu áp dụng để thực hiện đề tài này là:
+ Phương pháp luận:
Dựa vào hiện trạng môi trƣờng, các dữ liệu môi trƣờng cơ sở phải đƣợc
nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó đánh giá phƣơng án thực
hiện cần thiết và nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Sự hiểu biết nhận thức về CTR sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong
toàn huyện, đặc biệt là các bộ phận làm việc trực tiếp với CTR sinh hoạt . Từ đó
rút ra kết luận và đề xuất giải pháp quản lý CTR sinh hoạt đạt hiệu quả.
+ Phương pháp tổng hợp số liệu:
Phƣơng pháp này nhằm thu thập và xử lý số liệu một cách khách quan về
tình hình quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo. So sánh, xác định độ tin
cậy của số liệu, xử lý và tổng hợp số liệu.
+ Khảo sát số liệu:
Sƣu tầm và thu thập số liệu đã đƣợc nghiên cứu, số liệu thu thập đã đƣợc
công bố có liên quan đến CTR sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
+ Khảo cứu tài liệu:
Tìm hiểu các bài luận văn mẫu, các bài khoa học cấp quốc gia có liên
quan đã đƣợc công nhận thông qua các phƣơng tiện nhƣ báo chí, internet….
ii
Tham khảo các bài giảng có nội dung liên quan của các giảng viên các
trƣờng để bài luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã cung cấp một cơ sở khoa học phục vụ cho
công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt huyện Vĩnh Bảo trong giai
đoạn hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đƣa ra giải pháp nhằm :
- Thu gom hiệu quả triệt để chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày, đồng thời
phân loại chất thải rắn tại nguồn.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phƣơng, góp
phần cải thiện môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.
iii
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1. Khái quát về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là CTR liên quan đến hoạt động sinh hoạt của con
ngƣời, nguồn gốc tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học,
trung tâm dịch vụ, thƣơng mại. CTR sinh hoạt có thành phần bao gồm thực
phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ, rau, quả, kim loại, sành sứ, thủy tinh,
gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, xƣơng động vật, lông gà,… [2]
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các nguồn phát sinh CTR sinh hoạt bao gồm [1]:
-
Từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cƣ…).
Từ các trung tâm thƣơng mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn
phòng, khách sạn, trạm dịch vụ,…).
-
Từ cơ quan (trƣờng học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà
tù, các trung tâm hành chính nhà nƣớc,…).
-
Từ các công trình xây dựng.
Từ khu dịch vụ công cộng (quét đƣờng, công viên, giải tri, tỉa cây
-
xanh…).
Từ các trạm xử lý chất thải và lò thiêu đốt.
1.1.3. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của CTR sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phƣơng, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác. Thông thƣờng đƣợc tính bằng phần trăm (%) khối lƣợng của các phần
riêng biệt tạo nên dòng thải.
1
Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt [1]
Độ ẩm (%)
% Trọng
lƣợng
Hợp phần
Trọng lƣợng
riêng
(kg/m3)
Khoảng Trung
KGT
TB
KGT
TB
giá trị
bình
Chất thải thực phẩm
6 - 25
15
50 - 80
70
12 - 80
28
Giấy
24 - 45
40
4 - 10
6
32 - 128
81,6
Cattton
3 - 15
4
4-8
5
38 - 80
49,6
Chất dẻo
2-8
3
1-4
2
32 - 128
64
Vải vụn
0-4
2
6 - 15
10
32 - 96
64
Cao su
0-2
0,5
1-4
2
96 - 192
128
Da vụn
0-2
0,5
8 - 12
10
96 - 256
160
Sản phẩm vƣờn
0 - 20
12
30 - 80
60
84 - 224
104
Gỗ
1-4
2
15 - 40
20
128- 1120
240
Thủy tinh
4 - 16
8
1- 4
2
160 - 480
193,6
Can hộp
2-8
6
2-4
3
48 - 160
88
Kim loại không thép
0-1
1
2-4
2
64 - 240
160
Kim loại thép
1-4
2
2-6
3
128- 1120
320
Bụi, tro, gạch
0 - 10
4
6 - 12
8
320 - 960
480
100
15 - 40
20
180 - 420
300
Tổng
1.1.4. Tính chất của chất thải rắn
1.1.4.1. Tính chất lý học
a) Khối lƣợng riêng ρ, kg/m3
2
- Khối lƣợng riêng của chất thải rắn đƣợc định nghĩa là trọng lƣợng của
một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích (kg/m3).
-
Khối lƣợng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: vị trí địa
lý, mùa trong năm, thời gian lƣu giữ chất thải [3].
b) Độ ẩm của chất thải rắn W, %
- Độ ẩm chất thải rắn là tỉ số giữa lƣợng nƣớc có trong một lƣợng chất
thải và khối lƣợng chất thải đó.
- Độ ẩm của chất thải rắn thay đổi theo thành phần của chất thải, điều
kiện thời tiết (độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió, nắng, mƣa) [3].
c) Khả năng giữ ẩm
- Khả năng giữ ẩm của chất thải rắn là tổng lƣợng ẩm đƣợc giữ lại trong
mẫu chất thải mà không bị thoát ra do lực trọng trƣờng. Nếu lƣợng ẩm
trong chất thải vƣợt quá giá trị khả năng giữ ẩm thì lƣợng ẩm dƣ sẽ
thoát ra khỏi chất thải tạo thành nƣớc rác [3].
- Khả năng giữ ẩm của chất thải phụ thuộc vào áp suất nén chất thải và
tình trạng phân hủy của chất thải. Giá trị khả năng giữ ẩm của chất thải
sinh hoạt chƣa nén 50 – 60 % thể tích [3].
d) Độ thấm của chất thải
- Độ thấm của chất thải ảnh hƣởng tới sự chuyển động của lỏng và khí
trong bãi chôn lấp [3].
1.1.4.2.Tính chất hóa học
Các nguyên tố cơ bản trong thành phần CTR sinh hoạt bao gồm: cacbon
(C), hidro (H), oxi (O), nitơ (N), lƣu huỳnh (S) và tro. Các nguyên tố thuộc
nhóm halogen cũng đƣợc xác định do các dẫn xuất của clo (Cl) thƣờng tồn tại
trong thành phần khí thải khi đốt rác.
3
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của các hợp phần cháy được của
chất thải rắn [2]
Phần trăm khối lƣợng khô (%)
cacbon
Hợp phần
hidro
oxi
nito
lƣu
huỳnh
tro
Chất hữu cơ
Chất thải thực
phẩm
48,0
6,4
37,6
2,6
0,4
5,0
Giấy
43,5
6,0
44,0
0,3
0,2
6,0
Catton
44,0
5,9
44,6
0,3
0,2
5,0
Nhựa
60,0
7,2
22,8
-
-
10,0
Vải
47,8
6,6
31,2
4,6
0,15
2,5
Cao su
78,0
10,0
-
2,0
-
10,0
Da
60,0
8,0
11,6
10,0
0,4
10,0
Rác vƣờn
47,8
6
38,0
3,4
0,3
4,5
Gỗ
49,5
6
42,7
0,2
0,1
1,5
Chất vô cơ
Thủy tinh
0,5
0,1
0,4
< 0,1
-
98,9
Kim loại
4,5
0,6
4,3
< 0,1
-
90,5
Bụi, tro
26,3
3,0
2,0
0,5
0,2
68
1.1.4.3.Tính chất sinh học
- Ngoại trừ nhựa, cao su và da, các chất hữu cơ trong CTR sinh hoạt có
thể phân loại nhƣ sau:
Các chất hòa tan trong nƣớc nhƣ: đƣờng, tinh bột, amino axit và các
axit hữu cơ khác.
Hemicellulose là sản phẩm trùng ngƣng của đƣờng 5 – 6 cacbon.
4
Cellulose là sản phẩm trùng ngƣng của đƣờng glucose 6 cacbon.
Chất béo, dầu và xáp là ester của rƣợu và axit béo mạch dài.
Lignin là hợp chất polyme chứa các nhân thơm với nhóm (-OCH3),
bản chất chính xác của phân tử còn chƣa biết rõ (có trong giấy, báo,
tấm ép…).
Lignocellulose là hợp chất liên kết của lignin và cellulose.
Protein là gồm chuỗi các axit amin.
- Các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân hủy ở điều kiện hiếu khí
hoặc yếm khí. Ngoài thành phần hữu cơ các vi sinh vật còn cần các
yếu tố đa lƣợng và vi lƣợng để xây dựng các tế bào mới, một phần các
nguyên tố này cũng có sẵn trong chất thải.
1.2. Ảnh hƣởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trƣờng
1.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Nƣớc ngấm xuống đất từ các bãi chôn lấp, các hố phân, nƣớc làm lạnh tro
xỉ, nƣớc làm sạch khí của lò thiêu làm ô nhiễm nƣớc ngầm, làm thay đổi màu
của mặt nƣớc. Nồng độ các chất hữu cơ cao làm thay đổi làm cho thủy sinh vật
trong nguồn nƣớc bị thay đổi, làm giảm khả năng tự làm sạch của nƣớc, hệ sinh
thái trong ao hồ bị phá hủy. Dẫn đến môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm [3].
1.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
- Khí thoát ra từ các hố hoặc các bãi làm phân, bãi chôn lấp rác, khí từ các
lò thiêu gây ô nhiễm môi trƣờng không khí và gây mùi khó chịu. Chất thải
rắn sinh hoạt chứa một lƣợng lớn các chất hữu cơ, khi phân hủy sẽ tạo ra
các chất nguy hại nhƣ: H2S, NH3, CH4, CO2….[3]
- Bụi sinh ra trong quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc hại lẫn trong rác [3].
1.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Chất thải rắn sinh hoạt vứt bừa ra đất hoặc chôn vào đất chứa các chất
độc hại và chứa một lƣợng lớn các chất hữu cơ, khi phân hủy chúng sẽ làm cho
đất bị đổi màu, xói mòn, thay đổi thành phần của đất, làm cho đất bị xói mòn và
làm giảm chất lƣợng đất. Ngoài ra, chúng còn làm hạn chế quá trình phân hủy,
tổng hợp các chất dinh dƣỡng, làm giảm độ phì nhiêu của đất. Các loại chất thải
khó phân hủy hay hoàn toàn không bị phân hủy sẽ tồn tại lâu trong đất, làm
5
lƣợng vi sinh vật có trong đất giảm đi, dẫn đến đất bị bạc màu và không canh tác
đƣợc [3].
Bãi rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng gặm nhấm, các loài
này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền cho cộng đồng.
1.2.4. Ảnh hưởng tới cảnh quan và sức khỏe cộng đồng
- Ảnh hƣởng tới cảnh quan: chất thải rắn sinh hoạt nếu không đƣợc thu
gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc
đƣờng,…gây mất vệ sinh môi trƣờng và làm ảnh hƣởng đến mỹ quan đƣờng
phố, thôn xóm.
- Ảnh hƣởng đến con ngƣời: thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong
đó có chứa mầm bệnh từ ngƣời và gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật
chết…tạo điều tốt cho muỗi, chuột, ruồi…sinh sản và lây lan mầm bệnh cho con
ngƣời. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng…tồn tại trong rác có thể
gây bệnh cho con ngƣời nhƣ: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, tiêu chảy, giun sán…
1.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nƣớc trên thế giới và Việt
Nam
1.3.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới
a) Nhật Bản
Theo số liệu của Cục Y Tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nƣớc này
có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu
tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đƣa tới bãi chôn
lấp, trên 36% đƣợc đƣa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại đƣợc xử lý bằng
cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Nhƣ vậy, lƣợng rác thải ở Nhật
Bản rất lớn, nếu không tái xử lý kịp thời thì môi trƣờng sống sẽ bị ảnh hƣởng
nghiêm trọng [7].
Nhận thức đƣợc vấn đề này, ngƣời Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trƣờng.
Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi trƣờng,
trong đó, Luật “ Xúc tiến sử dụng tài nguyên tái chế ” ban hành từ năm 1992 đã
góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó Luật “ Xúc tiến thu gom, phân
loại tái chế các loại bao bì ” đƣợc thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử
dụng các sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên liên
quan. Hiện nay, tại các thành phố của Nhật Bản chủ yếu sử dụng công nghệ đốt
để xử lý nguồn phân rác khó phân hủy. Các hộ gia đình đƣợc yêu cầu phân chia
6
rác thành: rác hữu cơ dễ phân hủy, đƣợc thu gom hàng ngày để đƣa đến nhà máy
sản xuất phân compost, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập
khẩu phân bón, loại rác không cháy đƣợc nhƣ các loại vỏ chai, hộp… đƣợc đƣa
đến nhà máy phân loại để tái chế, loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả không cao,
nhƣng cháy đƣợc sẽ đƣa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lƣợng. Các loại rác
này đƣợc yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ
gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cƣ vào giờ quy định. Đối
với những loại rác có kích thƣớc lớn nhƣ tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi,…thì phải
đăng kí trƣớc và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty môi trƣờng đến
chuyên chở [7].
Ngoài ra, chính quyền tại các địa phƣơng Nhật Bản còn tổ chức các chiến
dịch “ xanh, sạch, đẹp ” tại các phố, phƣờng, nhằm nâng cao nhận thức của
ngƣời dân, chƣơng trình này đã đƣợc đƣa vào trƣờng học hiệu quả [7].
b) Hồng Kông
Hồng Kông là thành phố đông đúc và náo nhiệt với dân số 6,9 triệu
ngƣời, là một trong những khu vực có mật độ dân cƣ lớn nhất thế giới, mỗi ngày
thải ra khoảng 7.700 tấn chất thải. Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Hồng Kông
(EPD) đã phân các chất thải thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại chất thải đòi
hỏi phải có phƣơng pháp xử lý riêng. Ở Hồng Kông, EPD quản lý các phƣơng
tiện thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy các loại chất thải. Mô hình quản lý
chất thải này dựa trên điều kiện môi trƣờng đô thị đặc trƣng với khoảng không
gian chật hẹp và mật độ dân số cao. EPD giám sát việc xây dựng Trung tâm xử
lý chất thải hóa học, 3 bãi chôn lấp chiến lƣợc và mạng lƣới các trạm trung
chuyển chất thải [5].
Hồng Kông cũng đang từng bƣớc loại bỏ các bãi chôn lấp cũ, không hợp
lý về mặt môi trƣờng, cải tạo chúng thành những nơi an toàn, mở rộng làm khu
vui chơi, giải trí nhƣ sân vận động và sân gôn.
Hiện nay, ở Hồng Kông có 8 trạm trung chuyển chất thải. Trạm trung chuyển
đầu tiên của Hồng Kông, nằm ở thị trấn Kennedy gọi là Trạm trung chuyển phía
Tây đảo. Đƣợc xây dựng ở sƣờn núi, hàng năm trạm xử lý khoảng 7 triệu tấn
chất thải đô thị, trung bình là 130 xe tải trong một ngày. Khi mỗi xe vận chuyển
chất thải đến đều đƣợc xác định trọng lƣợng, sau đó đƣợc đƣa vào các bãi rộng
7
chứa rác ở một trong 12 vịnh và đƣa vào máy ép. Tại đó, chất thải đƣợc xử lý:
vật liệu rắn đƣợc nén và đẩy vào trong công-ten-nơ cao 7m, sau đó đƣợc đóng
kín. Chất thải dạng lỏng đƣợc xử lý sinh học nhờ quá trình sục khí đƣợc lặp đi
lặp lại và đƣợc tái sử dụng. Xe vận chuyển chất thải lỏng phải đƣa đi rửa nhiều
lần trƣớc khi cân lại và rời khỏi trạm trung chuyển. Thậm chí nƣớc rửa cũng
đƣợc thu gom, xử lý và tái sử dụng. Sau đó các công-ten-nơ chứa đầy chất thải
chuyển đến bãi chôn lấp ở khu vực mới phía Tây bằng đƣờng biển. Trạm trung
chuyển chất thải ở phía Đông đảo đƣợc đặt tại Sun Yip, thuộc Chai Wan. Tất cả
các quá trình xử lý của trạm giống nhƣ trạm ở phía Tây, những trạm nằm trong
khu vực các toà, giữa các cao ốc văn phòng đƣợc rào chắn xung quanh [5].
c) Thụy Điển
Tháng 12/2003, Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo Cơ quan Bảo vệ Môi
trƣờng (SEPA) lập Kế hoạch chất thải quốc gia, và đã sửa đổi vào cuối năm
2010. So với 10 năm trƣớc đây, công tác quản lý chất thải ở Thụy Điển đã làm
cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tăng lên nhiều và ít gây tác động môi
trƣờng hơn [5].
Xử lý chất thải
Những thành phố tự chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt
và các loại chất thải tƣơng tự. Trừ các chất thải sinh hoạt mà các nhà sản xuất
chịu trách nhiệm (nhƣ bao bì đóng gói, giấy báo, lốp xe, ô tô và chất thải từ các
sản phẩm điện và điện tử). Đối với chất thải khác, trách nhiệm tùy thuộc vào cơ
sở sản xuất, kinh doanh, nơi chất thải phát sinh [5].
Chôn lấp
Lƣợng chất thải sinh hoạt đƣợc đem đi chôn lấp giảm xuống rõ rệt và năm
2014 là 0,38 triệu tấn. Cho đến thời hiện nay, lần đầu tiên lƣợng chất thải đƣợc
đƣa đi chôn lấp chiếm gần 10% [5].
Xử lý sinh học
Trong năm 2014, 10,4% (0,43 triệu tấn) chất thải sinh hoạt phải qua quá
trình xử lý sinh học. Lƣợng chất thải đƣợc phân loại tại nguồn gồm: 0,11 triệu
tấn chất thải thực phẩm, 0,14 triệu tấn chất thải xanh (ở các công viên và các
khu vƣờn), 18.000 tấn chất thải sinh hoạt đƣợc tách tại nguồn và ƣớc tính có
8
70.000 tấn chất thải sinh hoạt đƣợc ủ phân tại nhà. Có khoảng 48 kg chất thải
sinh học/ngƣời (gồm chất thải xanh và chất thải thực phẩm) đƣợc xử lý [5].
Hiện nay, 110 thành phố tự trị cho phép công dân của họ phân loại chất
thải thực phẩm để sử lý tập trung. Trong đó, 20–30% lƣợng chất thải trong thùng
và túi đựng từ các hộ gia đình đƣợc phân loại. Khoảng 43% chất thải của các hộ
gia đình gồm cả chất thải thực phẩm và 7% chất thải vƣờn. Hệ thống thu gom
phổ biến nhất cho những ngôi nhà riêng là hai thùng rác khác nhau, một thùng
dùng để đựng chất thải sinh học và một thùng dùng để đựng các loại chất thải
khác. Hệ thống thu gom phổ biến tiếp theo là phân loại bằng trực quan, các túi
nilon có màu sắc khác nhau đƣợc đặt trong thùng rác tƣơng tự, thƣờng đặt trong
ba thùng khác nhau [5].
Biến chất thải thành năng lượng
Hiện nay ở Thụy Điển có 29 nhà máy thiêu đốt chất thải sinh hoạt. Trong
năm 2014, các nhà máy này đã xử lý đƣợc 1,98 triệu tấn hay 46,7% chất thải
sinh hoạt. Khoảng 9,3 TWh năng lƣợng đƣợc sản xuất từ chất thải dƣới dạng
nhiệt và điện năng (trong đó 8,6 TWh ở dạng nhiệt – tƣơng đƣơng với khoảng
950 kWh/ngƣời/năm và 0,74 TWh dạng điện năng). Khoảng 95% nhiệt phát ra
đƣợc sử dụng vào việc sƣởi ấm trong khu vực, chiếm 15% tổng nhu cầu ở Thụy
Điển [5].
1.3.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
a) Cấp Trung ương
Ở cấp Trung ƣơng, các bộ ban ngành đƣợc phân công các nhiệm vụ sau
[4]:
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng,
liên tỉnh, liên đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm. Chủ trì, phối hợp các
bộ khác, ngành khác trong việc quản lý chất thải rắn đô thị, khu sản
xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và
khu dân cƣ nông thôn.
- Bộ Công thƣơng có trách nhiệm hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật bảo vệ môi trƣờng, và các quy định có liên quan đến công
nghiệp (trong đó bao gồm cả vấn đề chất thải rắn công nghiệp). Thực
hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về phát triển công nghiệp – tiểu thủ
9
công nghiệp, hoạt động “ khuyến công ” khu – cụm – điểm công
nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phƣơng.
- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý
và bảo vệ môi trƣờng nói chung. Chịu trách nhiệm quản lý chất thải
nguy hại và phối hợp với các bộ, ban ngành hƣớng dẫn quy định, quy
chuẩn về quản lý chất thải rắn, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn
hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và chiến lƣợc kế hoạch và
phân bổ ngân sách, nghiên cứu và phát triển các dự án xử lý chất thải
và phê duyệt các báo cáo ĐTM (Đánh giá tác động môi trƣờng).
- Các bộ, ban ngành khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong công tác
đầu tƣ tài chính, xây dựng các cơ chế ƣu đãi về kinh tế thúc đẩy hoạt
động quản lý chất thải (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính) hƣớng
dẫn tuyên truyền phổ cập về quản lý chất thải rắn (Bộ Thông tin và
Truyền thông) hay phối hợp với Bộ Xây dựng thẩm định công nghệ xử
lý chất thải rắn mới đƣợc triển khai (Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Ngoài ra, các bộ quản lý chuyên ngành còn có trách nhiệm xây dựng
định hƣớng xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn, hƣớng dẫn các
tiêu chí về quy mô tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của các
cơ sở thực hiện xã hội hóa.
10
Bộ Công thƣơng
Bộ TN & MT
Bộ Xây dựng
Bộ Y Tế
Bộ NN & PTNT
BộKH&ĐT
và Bộ Tài
Chính
CTR công nghiệp
Nguy
hại
Không
nguy
hại
CTR đô
thị
CTR Y Tế
Nguy
hại
Không
nguy
hại
CTR
nông
nghiệp
và nông
thôn
CTR
làng
nghề
: Quan hệ trực tiếp
: Quan hệ gián tiếp
: Quan hệ tài chính
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn Trung ương [4]
b) Cấp địa phƣơng
Các hợp phần chức năng quản lý quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn
tại Việt Nam đƣợc thể hiện nhƣ sau [4]:
Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm vạch chiến lƣợc cải thiện
môi trƣờng chung cho cả nƣớc. Tham mƣu cho Chính phủ trong việc đề xuất
luật lệ chính sách quản lý môi trƣờng quốc gia.
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, các
quận huyện, Sở Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đô
thị. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định chung và luật pháp chung về bảo vệ môi
trƣờng của thành phố.
Công ty Môi trƣờng đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý
chất thải rắn, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng thành phố theo chức trách đƣợc Sở
giao thông vận tải giao.
11
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT CỦA HUYỆN VĨNH BẢO
2.1. Điều kiện tƣ nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Bảo nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm
thành phố 40 km, nằm trên vùng hạ lƣu và cửa sông Thái Bình, sông Hóa đổ ra
biển Đông, phía Đông Bắc đồng bằng sông Hồng. Tọa độ địa lý từ 20035’49’’
đến 20046’06’’ vĩ độ Bắc và từ 106024’11’’ đến 106040’00’’ kinh độ Đông.
- Phía Đông Bắc và Đông giáp huyện Tiên Lãng;
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dƣơng;
- Phía Nam giáp huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình ;
- Phía Tây Nam giáp huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình ;
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 18.053,65 ha, bằng 30% diện tích toàn
thành phố Hải Phòng, bao gồm 29 xã và 1 thị trấn.
Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đƣờng bộ quan trọng chạy qua
nhƣ Quốc lộ 10, Quốc lộ 37, tỉnh lộ 17A, 17B,... Quốc lộ 10 chạy qua huyện dài
15 km theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam nối Vĩnh Bảo với thành phố Hải Phòng
và các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định; Quốc lộ 37 chạy theo hƣớng
Tây Bắc - Đông Nam nối huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) - Vĩnh Bảo với tỉnh
Hải Dƣơng, tiếp giáp với Quốc lộ 5 đi Hà Nội và các tỉnh khác.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Vĩnh Bảo là huyện đồng bằng không có đồi núi, độ cao dao động biến
thiên từ 1 đến 2 m so với mặt nƣớc biển. Nhìn chung địa hình nghiêng từ Tây Tây Bắc đến Đông - Đông Nam nhƣng có những khu vực thấp trũng hay gò cao
hơn so với địa hình chung. Có thể chia địa hình toàn huyện thành 3 dạng chính:
- Địa hình có độ cao lớn với độ cao từ 1,5 - 2,2 m, tập trung ở các xã phía
Tây và Tây Bắc của huyện.
- Địa hình có độ cao trung bình tuyện đối từ 1 - 1,5 m, tập trung ở các xã
phía Đông - Đông Nam của huyện.
12
- Địa hình trũng có độ cao tuyệt đối 1 m phân bổ rải rác ở các khu vực
ngoài đê sông Thái Bình, sông Hóa từ xã Giang Biên đến các xã Trấn Dƣơng,
Cộng Hiền.
Huyện Vĩnh Bảo nằm trong vùng có nền địa chất công trình thuộc loại
yếu của thành phố Hải Phòng. Cấu tạo địa chất điển hình là lớp trầm tích sông
lắng động. Cơ cấu của đất trẻ, chủ yếu là sét, bùn, cát, cƣờng độ chịu tải kém.
Nhìn chung việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng nhƣ xây dựng các công trình khác
ở Vĩnh Bảo không đƣợc thuận lợi do phải đầu tƣ, gia cố nền móng làm tăng giá
thành công trình.
2.1.3. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Theo nguồn gốc phát sinh thì có thể phân chia đất của huyện thành các
loại chính sau:
+ Đất phù sa (của sông Thái Bình) không đƣợc bồi hàng năm có tầng
loang lổ.
+ Đất phù sa (sông Thái Bình) không đƣợc bồi hàng năm bị glây.
+ Đất đã bị biến đổi do bị mặn hóa, phèn hóa thành đất chua mặn ở các
mức độ khác nhau.
+ Đất còn lại là diện tích vƣờn cao tƣới nƣớc ở các kênh và ao hồ.
Nhìn chung, đất đai của huyện Vĩnh Bảo thích hợp với các loại hình sản
xuất nông nghiệp nhƣ trồng lúa nƣớc, trồng các loại rau màu và nuôi trồng thủy
sản nƣớc ngọt.
Đất đai của Vĩnh Bảo đƣợc hình thành chủ yếu do việc bồi tụ phù sa của
sông Thái Bình và hệ thống sông Hồng, do vậy đất của huyện mang sắc thái
giao hòa giữa hai bên phù sa của hệ thống sông trên, khá thuận lợi cho việc sinh
trƣởng và phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú và đa dạng nhƣ cây lúa,
ngô, khoai lang, cói, đậu tƣơng, bí đỏ, dƣa hấu…
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
13
Với lƣợng mƣa khá lớn trong năm cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc
(bình quân 30 km2 có một sông)… có thể nói nguồn nƣớc mặt của huyện khá dồi
dào. Tuy nhiên nguồn nƣớc mặt phân bổ không đều trong năm. Mùa hè tập trung
đến 85% lƣợng mƣa cả năm, các sông đầy nƣớc khi có mƣa lớn và gặp triều
cƣờng, làm cho nhiều nơi bị ngập, úng; trong khi mùa đông lƣợng mƣa chỉ
chiếm 15% lƣợng mƣa năm, các dòng sông cạn kiệt, khi thủy triều lên đẩy nƣớc
mặn thâm nhập sâu làm cho nƣớc sông bị nhiễm mặn không sử dụng để tƣới cho
cây trồng đƣợc.
Nguồn nước ngầm
Huyện Vĩnh Bảo có nƣớc ngầm thuộc tầng trầm tích đệ tứ, phân bố ở các
độ sâu 2 m - 4 m. Nhìn chung, nƣớc có độ khoáng khá cao, độ nhiễm mặn tƣơng
đối cao, nhiều nơi không dùng để ăn uống đƣợc. Lớp nƣớc ngầm trên cùng ở độ
sâu 2 - 10 m và lớp cách nƣớc sâu tới 40 m nên không có giá trị cấp nƣớc.
Lớp nƣớc chứa áp lực ở độ sâu trên 40 m, chất lƣợng có khá hơn, có thể
khoan để khai thác nguồn nƣớc sạch thay thế việc dùng nƣớc ao tù cho sinh
hoạt. Mực nƣớc ngầm cách mặt đất 0,5 - 2 m, ít thay đổi theo mùa.
Mực nƣớc thủy triều có ảnh hƣởng tới mực nƣớc và chất lƣợng nƣớc
ngầm vùng ven bờ. Nƣớc ngầm ở huyện Vĩnh Bảo nằm ở địa bàn gần cửa sông,
gây ảnh hƣởng ít nhiều đến nƣớc ngầm của huyện, nƣớc ngầm có nhiều ion ở
dạng tự do gây ăn mòn và phá hoại công trình.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Đặc điểm kinh tế
Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, xuất hiện một số mô hình,
cách làm mới, có hiệu quả nhƣ: chuyển đổi vùng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi
trồng thủy sản tập trung theo hƣớng bán công nghiệp, công nghiệp (điển hình ở
các xã Trấn Dƣơng và Hòa Bình); mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ rau màu tập
trung tại các xã phía Bắc huyện.
Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây lƣơng thực cả năm 2014 thực hiện đƣợc
21.775,1 ha. Đƣợc sự đầu tƣ về giống cũng nhƣ kỹ thuật gieo trồng nên sản
lƣợng lƣơng thực (quy ra thóc) của năm 2014 đạt khá cao là 131.212 tấn. Cơ cấu
giống lúa, mùa vụ có chuyển biến tích cực, chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa
14
học công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, năng suất lúa của huyện liên tục đứng
đầu thành phố Hải Phòng.
Việc trồng rau màu đã đƣợc nhân dân thực hiện rất tốt, luân canh nhiều
cây trồng đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhƣ dƣa hấu, rau cải các loại,
ngò rí lấy hạt… Rau màu cũng là thế mạnh của nông nghiệp huyện, năm 2014
diện tích trồng rau đậu thực hiện đƣợc 3.517,3 ha, sản lƣợng thu đƣợc đạt
76.040 tấn. Các sản phẩm nông nghiệp nhƣ ngô, khoai lang, sắn cũng đạt mức
sản lƣợng khá cao.
Chăn nuôi
Công tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung đƣợc chú trọng, mô hình
chăn nuôi tập trung quy mô lớn bƣớc đầu phát huy hiệu quả. Trên địa bàn huyện
hiện có 300 trang trại và 1000 gia trại, trong đó đa số là gia trại chăn nuôi gà và
trồng nấm tƣơi, nấm linh chi, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.
Chăn nuôi gia súc gia cầm đƣợc coi trọng, đáp ứng đƣợc nhu cầu về sức
kéo, thực phẩm và dần trở thành hàng hóa. Giá trị sản xuất trong chăn nuôi tăng
mạnh, năm 2014 đạt 798.406 triệu đồng. Công tác thú y đƣợc quan tâm, đặc biệt
nhƣ triển khai công tác tiêm phòng dịch cúm gia cầm, phun thốc khử trùng tiêu
độc, theo dõi, giám sát chặt chẽ các tình hình dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện.
Ngành thủy sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện có bƣớc phát triển khá
mạnh mẽ, năm 2014 diện tích nuôi trồng thủy sản thực hiện đƣợc 1.101,27 ha.
Nhiều vùng trồng lúa năng suất thấp đã đƣợc chuyển sang nuôi trồng thủy sản
có hiệu quả. Năm 2014, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản hộ cá thể đạt mức khá
cao (6.118 tấn). Sản lƣợng tôm, cá nuôi trồng tăng lên rõ rệt, sản lƣợng cá là
4.497 tấn, tăng 1.355 tấn; sản lƣợng tôm đạt 263 tấn.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2014 đạt
309.000 triệu đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 20,33%; doanh
thu tăng bình quân 34,12%/năm. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bƣớc
phát triển mới, các khu, cụm công nghiệp đã đƣợc phê duyệt quy hoạch với diện
15
tích trên 1450 ha, đó là các khu, cụm công nghiệp Tân Liên, Giang Biên II, An
Hòa, Vinh Quang; trong đó cụm công nghiệp Tân Liên và điểm công nghiệp tập
trung ở một số xã, thị trấn đã thu hút một số doanh nghiệp đầu tƣ phát triển sản
xuất kinh doanh; 3 điểm công nghiệp gắn với khu dân cƣ: Giang Biên - Dũng
Tiến, Vĩnh An, Cầu Nghìn và 1 cơ sở ngành nghề Bảo Hà - Đồng Minh. Cụm
công nghiệp Tân Liên đang hoàn thiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu A, hiện đã
có 10 doanh nghiệp đăng ký đầu tƣ sản xuất kinh doanh, trong đó có 3 doanh
nghiệp đang sản xuất kinh doanh, hiện thu hút khoảng 3.000 công nhân. Một số
điểm công nghiệp tập trung đã đầu tƣ đi vào sản xuất ở một số địa phƣơng nhƣ
thị trấn Vĩnh Bảo và các xã Tam Cƣờng, Trung Lập, An Hòa, Lý Học.
Trên địa bàn huyện xuất hiện thêm nhiều cơ sở sản xuất tập trung quy mô
nhỏ của các gia đình, chủ yếu là dệt, may mũ giày, gia công quần áo, yêu cầu
không cao về vốn đầu tƣ và trình độ tay nghề của công nhân, thu hút và tạo việc
làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng. Tính đến nay, tổng số lao động sản xuất
công nghiệp, thủ công nghiệp tại huyện là trên 18.000 ngƣời.
Xây dựng
Cơ bảnnăm 2014, huyện đã triển khai thi công 147 hạng mục công trình,
trong đó có 52 công trình chuyển tiếp, 95 công trình khởi công mới, có 92 công
trình hoàn thành đƣa vào sử dụng. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn năm
2014 đạt 350.467 triệu đồng (theo giá hiện hành). Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng
cơ bản vẫn tập trung vào xây lắp (190.726 triệu đồng), tiếp đến là thiết bị
(17.500 triệu đồng), xây dựng cơ bản khác (5.000 triệu đồng) và tập trung vào
các ngành kinh tế gồm: vận tải, kho bãi, TTLL (52.554 triệu đồng), giáo dục và
đào tạo (48.592 triệu đồng), nông nghiệp và lâm nghiệp (44.798 triệu đồng),
công nghiệp chế biến (25.000 triệu đồng),...
Thương mại dịch vụ
Ngày càng có nhiều chuyển biến, các hệ thống cơ sở hạ tầng từng bƣớc
đƣợc đầu tƣ, nâng cấp đảm bảo giao lƣu, thông thƣơng hàng hóa của ngƣời dân
các xã trong huyện, và ngoài huyện.
Đến nay toàn huyện hiện có 18 chợ với tổng diện tích 37.190 m2 đất,
9.642 m2 nhà, lán chợ; 4 chợ đƣợc xây dựng mới tại các xã Hòa Bình, Trung
Lập, Tiền Phong, Tân Liên. Các hoạt động dịch vụ gắn với du lịch thu đƣợc kết
16