Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Báo cáo hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đảo Lý Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 29 trang )

HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM TP.HỒ CHÍ MINH
CHIẾN DỊCH MÙA HÈ XANH LẦN THỨ 21 – NĂM 2014
MẶT TRẬN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
BÁO CÁO
HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN
GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN
CHIẾN SỸ THỰC HIỆN: PHẠM THÀNH DANH
BÙI DUY NGHĨA
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
LÝ SƠN, NGÀY 30 THÁNG 07 NĂM 2014
2
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn 3
1.1. Định nghĩa chất thải rắn 3
1.2. Nguồn gốc phát sinh 3
1.3. Tính chất của chất thải rắn 4
1.3.1. Tính chất vật lý 4
1.3.1.1 Khối lượng riêng 4
1.3.1.2 Độ ẩm 4
1.3.2. Tính chất hóa học 5
1.3.3. Tính chất sinh học 6
1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 6
1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước 6
1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất 7
1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 7
1.4.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người 8
Chương 2:
Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện đảo Lý Sơn 9


2.1. Điều kiện tự nhiên 9
2.1.1. Vị trí địa lý 9
2.1.2. Địa hình, địa mạo 9
2.1.3. Khí hậu 9
2.1.4. Thùy văn 10
2.2. Dân số 10
2.3. Các nguồn tài nguyên 11
2.3.1. Tài nguyên đất 11
2.3.2. Tài nguyên nước 11
2.3.3. Tài nguyên rừng 11
2.3.4. Tài nguyên biển 12
2.3.5. Tài nguyên khoáng sản 12
2.3.6. Tài nguyên nhân văn 12
Chương 3: Hiện trạng quản lý và xử lý CTRSH 13
3.1. Các nguồn phát sinh CTR 13
3.2. Khối lượng CTR 13
3.3. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý CTR 13
3.3.1. Xã An Vĩnh 13
3.3.2. Xã An Hải 14
3.3.3. Xã An Bình 15
3.4. Hiện trạng nhà máy xử lý rác thải 15
3.5. Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH 16
3
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
Chương 4:
Đề xuất giải pháp làm giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường
do CTR gây ra 17
4.1. Nâng cao ý thức cộng đồng 17
4.1.1. Đối với trường học 17
4.1.2. Đối với cơ quan chức năng 17

4.1.3. Giáo dục cộng đồng 17
4.2. Tái chế sử dụng CTRSH 18
4.2.1. Tái chế sắt và thép phế liệu 18
4.2.2. Tái chế thủy tinh 18
4.2.3. Tái chế và tái sử dụng giấy – cacton 19
4.2.4. Tái sử dụng túi nilon 19
Chương 5: Kết luận và kiến nghị 20
5.1. Kết luận 20
5.2. Kiến nghị 20
Chương 6: Một số hình ảnh trong quá trình khảo sát 22
Tài liệu tham khảo 26
4
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1. ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con
người không muốn dùng nữa. [1]
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một bộ phận của CTR, được hiểu là các CTR phát
sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
1.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH
CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:
− Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng,
thương mại, công nghiệp, đường phồ,
− Phân loại dựa vò đặc tính tự nhiên như: các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy
được hoặc không có khả năng cháy.
Căn cứ vào đặc điểm chất thải, có thể phân loại CTR thành ba nhóm lớn: chất thải đô
thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
Nguồn gốc phát sinh CTR là cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và
đề xuất các chương trình quản lý CTR.

Bảng 1.1: Các nguồn phát sinh CTR
Nguồn phát sinh Loại chất thải
Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nilon, vải, gỗ, thủy tinh,
lon thiếc, nhôm, kim loại, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu
nhớt, săm lốp,
Công sở Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nilon, gỗ, thủy tinh, lon
thiếc, nhôm, kim loại, rác y tế,
Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất, cát,
Khu công cộng Giấy, túi nilon, lá cây,
Trạm xử lý nước thải Bùn hóa lý, bùn sinh học
5
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
Nguồn: [1]
1.3 TÍNH CHẤT CỦA CTR
1.3.1 Tính chất vật lý:
1.3.1.1 Khối lượng riêng:
Là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (kg/m
3
). Khối lượng riêng của CTR thay
đổi tùy thuộc vào trạng thái của chúng như: xốp, chứa trong các thùng chứa (container),
không nén, nén,
Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong
năm, thời gian lưu trữ chất thải.
1.3.1.2 Độ ẩm:
Độ ẩm của CTR là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của chất thải, được
xem xét nhất khi lựa chọn phương pháp xử lý, thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm rác
thay đổi theo thành phần và mùa trong năm.
Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn bằng hai cách:
− Phương pháp trọng lượng ướt: độ ẩm tính theo khối lượng ước của vật liệu là khối
lượng nước có trong 100 kg rác ướt.

− Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm tính theo khối lượng khô của vật liệu là phần
trăm khối lượng nước có trong 100 kg rác khô.
Bảng 1.2: Độ ẩm của các thành phần trong CTR đô thị
STT Thành phần Độ ẩm (% khối lượng)
I Rác hữu cơ
1 Thực phẩm thừa 70
2 Giấy 6
3 Giấy cacton 5
4 Nhựa 2
5 Vải vụn 10
6 Cao su 2
6
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
7 Da 10
8 Rác vườn 60
9 Gỗ 20
II Chất vô cơ
1 Thủy tinh 2
2 Can thiếc 3
3 Nhôm 2
4 Kim loại khác 3
5 Bụi, tro 8
Nguồn: [1]
1.3.2. Tính chất hóa học:
Các chỉ tiêu hóa học của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu. Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của CTR đô thị
gồm: chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
− Chất hữu cơ: lấy mẫu nung ở 950
0
C, phần bay hơi đi là chất hữu cơ. Thông thường

chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60%, giá trị trung tình là 53%.
− Chất tro: là phần còn lại sau khi nung ở 905
0
C, tức là chất tro dư hay chất vô cơ.
− Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ
khác không phải là cacbon không tro khi nung ở 905
0
C, các chất vô cơ khác trong
tro gồm thủy tinh, kim loại.
− Nhiệt trị: là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt chát chất thải bị nóng
chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ
từ quá trình đốt rác sinh hoạt thường dao động trong khoảng từ 2.000 – 2.200
0
F.
1.3.3. Tính chất sinh học:
Là các thành phần hữu cơ (không kể plastic, cao su, da).
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ của CTR đô thị là hầu hết các
thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí, các chất rắn vô cơ và hữu
cơ khác nhau. Các tính chất sinh học cơ bản của CTR là:
7
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
− Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong CTR.
− Sự phát sinh mùi hôi.
− Sự sinh sản của ruồi.
1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CTR ĐẾN MÔI TRƯỜNG:
1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước:
CTR, đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại
các bãi rác, nước có trong rác sẽ tách ra, kết hợp với các nguồn nước khác nhau như:
nước mưa, nước ngầm nhằm hình thành nước rò rỉ . Nước rò rĩ di chuyển trong bãi rác sẽ
làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các

chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi rác không có đáy chống thấm, sụt lún hoặc
đáy chống thấm bị thủng, ) các chất ô nhiễm sẽ thẩm thấu vào nước ngầm, gây ô nhiễm
cho nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm cho con người khi sử dụng tầng nước ngày phục vụ
cho ăn uống, sinh hoạt.
Ngoài ra, nước rò rĩ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: chất hữu cơ bị
halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm, Chúng có thể gây đột biến gen, gây ung
thư. Các chất này nếu thấmvào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi
thức ăn, ảnh hưởng sức khỏe của con người hiện tại và thế hệ tương lai.
1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật (VSV) phân hủy trong môi trường đất trong
hai điều kiện: hiếu khí và kỵ khí.
Với một lượng lớn nước thải và nước rõ rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi
trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng
với lượng rác quá lớn, vượt qua khỏi khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất trở
nên quá tải và bị ô nhiễm.
Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo
nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.
8
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su, ) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp
sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
Các CTR thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm môi
trường không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa, phân tán vào không
khí gây ô nhiễm trực tiếp.
Các loại rác thải dễ phân hủy trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các
VSV phân hủy, tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường đô
thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người, kết quả quá trình là gây ô nhiễm
không khí.

Bảng 1.3: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần khí % thể tích
CH
4
45 – 60
CO
2
40 – 60
N
2
2 – 5
O
2
0,1 – 1,0
NH
3
0,1 – 1,0
SO
x
, H
2
S 0 – 0,1
H
2
0 – 0,2
CO 0 – 0,2
Chất hữu cơ bay hơi 0,001 – 0,6
Nguồn: Hanbook of solid waste Maganement, 1994
1.4.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người:
CTR từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm

môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị.
Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc,
các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết, tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột, ruồi, sinh sản
và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch.
9
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
Phân loại, thu gom, xử lý rác không đúng qui định là nguy cơ gây bênh nguye hiểm
cho công nhân vệ sinh, người bới rác. Nhất là khi gặp các CTR nguy hại từ y tế, công
nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh,
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm
trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực, gây ô nhiễm không khí, các
nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho
người.
10
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý:
Lý Sơn là huyện đảo nằm phía Đông của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý, có
tọa độ địa lý từ 15
0
32’04’’ đến 15
0
38’14’’ vĩ độ Bắc và 109
0
05’04’’ đến 109
0
14’12’’ kinh
độ Đông.

Huyện Lý Sơn có 3 xã, với tổng diện tích tự nhiên là 1.032,49 ha chiếm 0,20% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh. Với ưu thế về vị trí địa lý như trên, huyện có rất nhiều điều kiện
thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới. Tuy nhiên,
do các đơn vị hành chính của huyện phân bố thành 2 khu vực: Đảo lớn (gồm xã An Hải
và xã An Vĩnh); Đảo bé là xã An Bình cách nhau hơn 2 km theo đường biển nên cũng có
những khó khăn nhất định trong quản lý, điều hành các hoạt động chung của huyện.
2.1.2. Địa hình, địa mạo:
Địa hình của đảo nhìn chung tương đối bằng phẳng (không có sông ngòi, chỉ có một
số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và có độ cao trung bình từ 20 - 30 m so với
mặt biển. Trên địa bàn huyện có 5 hòn núi dạng bát úp, được hình thành do hoạt động của
núi lửa, trong đó cao nhất là núi Thới Lới 169m. Xung quanh các chân núi, địa hình có
dạng bậc thềm, độ dốc từ 8 - 15
0
. Phần lớn diện tích đất của đảo có độ dốc dưới 8
0
, thích
hợp cho sản xuất nông nghiệp và bố trí khu dân cư.
2.1.3. Khí hậu:
Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, song cũng có một vài đặc
điểm của địa bàn hải đảo. Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện được xác định như sau:
* Lượng mưa:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Lượng mưa tập trung trong mùa
khoảng 71%, tổng lượng mưa khá lớn vào khoảng 2.600 mm/năm, gây ngập úng một số
diện tích trồng tỏi ở vùng trũng.
11
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, độ ẩm không
khí trung bình trên khu vực đảo khoảng 85%.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9

0
C. Các tháng có nhiệt độ cao nhất là 6, 7,
8, có khi nhiệt độ lên đến 35
0
C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là 12, 1, 2, nhiệt độ khoảng
22 - 23
0
C. Song có năm chênh lệch nhiệt độ khá cao (thấp nhất 17
0
C và cao nhất 39
0
C).
Với nền nhiệt độ như trên rất thích hợp cho phát triển các loại cây màu.
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 86%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 3, 4 khoảng 90
- 91%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 8 khoảng 77 - 78%.
* Gió:
Tốc độ gió trung bình trên vùng huyện đảo tương đối thấp so với các hải đảo khác,
trung bình khoảng 1,5m/s, cao nhất là thời kỳ gió mùa Đông Bắc (tháng 10 đến tháng 4
năm sau) 5 - 10m/s, tuy nhiên cũng có lúc lên đến 30 - 40m/s, chủ yếu tháng 10. Do vậy
việc sử dụng năng lượng gió cần được nghiên cứu để thực hiện phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội.
2.1.4. Thủy văn:
Vùng biển Lý Sơn có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có từ 18 - 20 ngày nhật
triều, độ lớn trung bình kỳ nước cao nhất là 1,2 - 2,0 m; độ lớn trung bình kỳ nước kém là
0,5 m.
2.2. DÂN SỐ
Theo số liệu thống kê năm 2011, dân số của toàn huyện có 21.342 người. Mật độ
dân số của huyện là 2.067 người/km
2

. Toàn bộ dân số của huyện đang sống ở khu vực
nông thôn, mật độ dân số các xã trong huyện có sự chênh lệch khá lớn, cao nhất là ở xã
An Vĩnh 2.710 người/km
2
; xã An Hải 1.691 người/km
2
và xã An Bình 740 người/km
2
.
Dân số của huyện phân bố ở các xã như sau:
- Xã An Vĩnh: 12.031 người chiếm 56,37%.
- Xã An Bình: 502 người chiếm 2,35%.
- Xã An Hải: 8.809 người chiếm 41,28%.
12
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
Toàn huyện có 5.222 hộ gia đình (quy mô hộ là 4 người/hộ), trong đó có 3.593 hộ
nông lâm nghiệp, chiếm 68,81%; 1.629 hộ phi nông nghiệp, chiếm 31,19%.
2.3. CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN
2.3.1. Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng huyện đảo Lý Sơn có các loại đất sau:
− Đất cát bằng ven biển (Cb): Có diện tích 42,0 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên,
phân bố viền quanh đảo tiếp giáp với mép biển. Loại đất này chủ yếu thích hợp với
việc phát triển lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ).
− Đất cát biển (C): Có diện tích 110,0 ha, chiếm 11,03% diện tích tự nhiên, tập trung
phần lớn ở xã An Vĩnh. Diện tích đất này được cải tạo sử dụng để sản xuất nông
nghiệp.
− Đất nâu đỏ trên đá Ba Zan (Fk): Có diện tích 845,0 ha, chiếm 84,76% diện tích tự
nhiên, đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo. Trong diện tích này có
558,00 ha (chiếm 64,51%) có tầng dày trên 100cm, độ dốc dưới 8
0

, độ màu mỡ
khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình trở lên, thích hợp cho phát triển
nhiều loại cây trồng khác nhau.
2.3.2. Tài nguyên nước:
Do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít phân cắt, cộng với việc diện tích đảo
nhỏ nên hệ thống suối trên đảo rất ít, chỉ có một số con suối nhỏ chảy tạm thời vào mùa
mưa ở phía Nam đảo với lưu lượng nước rất thấp. Đây là khó khăn lớn nhất cho đời sống
nhân dân và sản xuất của huyện.
2.3.3. Tài nguyên rừng:
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2010, huyện Lý Sơn có 166,06 ha đất lâm
nghiệp, chiếm 16,08% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất 156,46 ha
và đất rừng phòng hộ 9,60 ha.
13
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
2.3.4. Tài nguyên biển:
Do được bao bọc xung quanh là biển, Lý Sơn là huyện có điều kiện thuận lợi nhất so
với các huyện khác của tỉnh trong lĩnh vực khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển. Đây
là lĩnh vực có lợi thế mạnh nhất của huyện đảo.
2.3.5. Tài nguyên khoáng sản:
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2010, huyện Lý Sơn không có đất cho hoạt động
khoáng sản.
2.3.6. Tài nguyên nhân văn:
Đảo Lý Sơn được khai phá và cư trú cách đây rất lâu, dưới thời các Chúa Nguyễn. Với
ngành nghề chính là đánh bắt thủy sản, mò ngọc trai và trồng tỏi, đã tạo nên một lịch sử
và truyền thống văn hóa thể hiện thông qua các quần thể di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội
mang đậm nét văn hóa của người Việt trên vùng đất Lý Sơn, cụ thể: Chùa Hang; Chùa
Đục (hòn Giếng Tiền); Dinh bà Thiên YANA; hệ thống lăng cá Ông; hệ thống nhà rường
đắp đất; Âm linh tự là nơi diễn ra lễ tế Hải đội Trường Sa, Hoàng Sa; lễ dựng nêu và tết
Nguyên Đán; lễ hội Đua thuyền; cầu ngư; hát bộ; lễ khao tế trước ngày xuất quân; lễ khao
lề thế lính Hoàng Sa.

14
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CTR SINH HOẠT
TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN
3.1. CÁC NGUỒN PHÁT SINH CTR
CTR của huyện Lý Sơn được phát sinh từ các nguồn sau:
Nguồn phát sinh CTR Loại CTR
Hộ gia đình Rác thực phẩm, nilon, lon thiết, chai nhựa, xốp, cao su, vải, các
chất thải nguy hại.
Các cơ quan, trường học Giấy, rác thực phẩm, nilon, chai nhựa, văn phòng phẩm.
Bệnh viện Rác thực phẩm, rác y tế.
Công nghiệp Chủ yếu là rác từ các công trình xây dựng.
Nông nghiệp Trái cây hỏng, xác cây cỏ.
Dịch vụ Rác thực phẩm, nilon, lon thiếc, xốp, vải, các chất thải nguy
hại
3.2. KHỐI LƯỢNG CTR
Do huyện đang làm đề án xây dựng đội thu gom rác cho cả huyện nên không có
được số liệu thu gom rác gần nhất. Hiện chỉ có xã An Vĩnh có duy trì một đội thu gom
rác, số lượng rác của xã thu gom được trong 1 ngày ước chừng khoảng 7 – 10 tấn.
3.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CTR
3.3.1. Xã An Vĩnh
Là xã duy nhất trong 3 xã của huyện có 1 đội thu gom rác thải và 1 bãi rác tạm thời.
Đội thu gom rác được quản lý trực tiếp từ UBND xã. Đội có 9 người và làm việc theo giờ
hành chính. Tổng số trang thiết bị của đội bao gồm:
− Xe ép 3,5 tấn: 1 chiếc.
− Xe đẩy cải tiến: hiện còn 2 chiếc hoạt động, nhưng trong tình trạng không tốt.
Dung tích khoảng 0,3 m
3
− Thùng rác công cộng 15L: khoảng 25 cái.
15

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
Tại các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học đều có thùng rác công cộng. Các
hộ gia đình đều tự trang bị cho mình thùng rác riêng. Tất cả đều được đội thu gom rác thu
gom cùng đợt.
Quy trình thu gom và xử lý CTR của xã An Vĩnh được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Kinh phí hoạt động của đội thu gom và xử lý rác do 3 nguồn sau: từ huyện đưa
xuống, thu phí từ người dân và địa phương tự chi. Kinh phí của hoạt động thu gom và xử
lý rác trong 1 năm là vào khoảng 770 triệu. Trong đó chủ yếu là do địa phương tự chủ
động nguồn kinh phí.
Bãi rác tạm thời của xã nằm ở phía sau của núi Giếng Tiền, gần sát khu vực biển.
Diện tích của bãi rác vào khoảng 600m
2
. Hằng ngày, bãi rác tạm thời nay tiếp nhận từ 7
đến 10 tấn rác. Phương thức xử lý rác chủ yếu là đốt và chôn lấp. Trong điều kiện nhà
máy xử lý rác của huyện đưa vào sử dụng sau tháng 10/2014 và bãi rác tạm thời có nguy
cơ quá tải, xã An Vĩnh có kế hoạch mở rộng diện tích bãi rác tạm thời thêm khoảng
500m
2
. Do là bãi rác tạm thời nên cũng không tránh khỏi tình trạng gây ô nhiễm môi
trường.
3.3.2. Xã An Hải
Trước tháng 09/2009, xã An Hải cũng có đội thu gom, xử lý rác. Nhưng do bãi rác
nằm gần khu dân cư nên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện nay người dân của xã tự thu
LẤY RÁC
ÉP RÁC
ĐỔ VÀO
BÃI RÁC
PHƠI KHÔĐỐT RÁC
KHỬ TRÙNG RẢI VÔI CHÔN LẤP
GÕ KẺNG BÁO HIỆU

16
TẬP
TRUNG TẠI
CÁC HỘ GĐ
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
gom và xử lý CTRSH của mình. Phương thức xử lý rác chủ yếu là đốt rác. Đối với rác là
trái cây hỏng, người dân thải bỏ trực tiếp xung quanh ruộng của mình, gây nên tình trạng
ô nhiễm môi trường nặng, ruồi sinh sản mạnh.
3.3.3. Xã An Bình
Do khó khăn về thời gian và địa lý, nhóm thực hiện không có cơ hội ra trực tiếp đảo
Bé. Phần báo cáo này ghi nhận từ phản ánh của một số cán bộ địa phương cũng như
người dân tại đảo Lớn.
Vì điều kiện địa lý nên đảo Bé có nhiều khó khăn, một trong số đó là khó khăn về
xử lý CTRSH. Dân số của xã An Bình không nhiều so với mặt bằng chung của toàn
huyện, 502 người/ 21.342 người (số liệu năm 2011). Do đó số lượng rác sinh ra không
nhiều. Phương thức thu gom và xử lý rác của xã An Bình cũng giống với xã An Hải là vứt
xuống biển hoặc đốt rác.
3.4. HIỆN TRẠNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
Nhà máy xử lý tổng hợp CTRSH của huyện được khởi công vào ngày 26 tháng 11
năm 2013, dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm 2014. Nhà máy nằm ở phía Bắc rừng
Gò, giáp ranh giữa 2 xã An Hải và An Vĩnh, với diện tích là 20.706,9 m
2
. Hằng ngày nhà
máy sẽ xử lý khoảng 15,5 tấn rác thải được nhận từ đội thu gom rác của huyện (hiện đang
được huyện xây dựng đề án). Nhà máy dùng các phương pháp đốt (1 lò đốt), ủ phân sinh
học (28 hố) và chôn lấp để xử lý rác. Nhà máy hoạt động với khoảng 20 lao động phổ
thông, cùng với các thành viên trong Ban điều hành nhà máy. Quy trình xử lý rác của nhà
máy được tóm tắt trong sơ đồ sau:
17
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN

3.5. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CTRSH
Nhìn chung, mức độ ô nhiễm môi trường của huyện đang ở mức báo động, đặc biệt
là ở xã An Hải do không có đội thu gom rác và mật độ dân cư đông. Các khu dân cư ở
gần các bãi rác tự phát sẽ có nguy cơ trở thành ổ dịch.
Mặc dù ở xã An Vĩnh có đội thu gom rác, nhưng vẫn còn tình trạng người dân vứt
rác xuống biển, bờ kè, đặc biệt là khu vực bãi biển trước trường THPT Lý Sơn.
Dù phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với các trường trên địa bàn huyện có lồng ghép
nội dung về môi trường ở địa phương vào các môn học, nhưng hiệu quả tuyên truyền
không cao, đặc biệt là quãng thời gian học sinh không đi học. Các buổi tuyên truyền, thu
gom rác ở các bãi biển do huyện Đoàn tổ chức chỉ có hiệu quả trong khoảng thời gian
ngắn.
Việc thu gom rác ở toàn huyện nhìn chung không đi vào việc phân loại rác tại
nguồn. Khi CTR thực phẩm và CTR còn lại được đổ chung với nhau, sau vài ngày gây
mùi hôi thối, chất bẩn CTR hữu cơ phẩn hủy, khiến người ta không thể tiếp tục phân loại
rác. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của nhà máy xử lý rác ngay khi đưa vào hoạt
động.
Toàn huyện hiện có bệnh viện Quân dân kết hợp và 2 trạm xá. Nhưng chỉ có bệnh
viện và trạm xá tại xã An Bình hoạt động. Do không có hệ thống lò đốt chuyên biệt nên
cả 2 cơ sở y tế này đều sử dụng phương pháp đốt thông thường để xử lý CTR y tế. Đối
với bệnh viện Quân dân kết hợp, do nằm trên địa bàn xã An Vĩnh nên các loại CTRSH
NHẬN RÁC
TỪ ĐỘI THU
GOM RÁC
PHÂN LOẠI
RÁC
HỮU CƠ
VÔ CƠ
ĐỐT
TRO
RÁC

KHÔNG
CHÁY ĐƯỢC
CHÔN LẤP
Ủ PHÂN
SINH HỌC
18
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
phát sinh từ bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân đều được đội thu gom rác thu gom và xử
lý. Việc xử lý CTR y tế bằng phương pháp đốt thông thường cho hiệu quả không cao,
ngược lại còn gây ô nhiễm môi trường nặng. Hiện bệnh viện Quân dân kết hợp đang xin
đề xuất xây dựng hệ thống xử lý riêng cho CTR y tế của bệnh viện.
19
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LÀM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CTR GÂY RA
4.1. NÂNG CAO Ý THỨC CỘNG ĐỒNG
Mọi nỗ lực của chính quyền địa phương sẽ không hiệu quả cao nếu ý thức người dân
chưa được nâng đến mức cao nhất.
4.1.1. Đối với trường học:
Tiếp tục duy trì công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh về các tác động của ô
nhiễm môi trường cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,việc làm này
cần thực hiện thường xuyên, khoảng 3 tháng/ 2 lần. Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm
đến hiệu quả của hoạt động tuyên truyền. Ngoài ra, nhà trường cần có hoạt động phân loại
rác tại nguồn, thực hiện ngay tại nhà trường
Dự kiến vào tháng 10/ 2014, nhà máy xử lý rác thải của huyện sẽ đi vào hoạt động.
Nhằm làm tăng hiệu suất làm việc của nhà máy, cũng như giảm thiểu tối đa ảnh hưởng
xấu đến môi trường trong việc xử lý rác, nhà trường nên tuyên truyền cho học sinh về
cách thức phân loại rác.
4.1.2. Đối với cơ quan chức năng:
Cùng với trường học, cơ quan chức năng cần tuyên truyền dưới mọi hình thức cho

người dân biết về lợi ích của việc phân loại rác cũng như cách thức phân loại rác.
Cần xây dựng một đội chuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp bỏ rác không đúng
nơi quy định. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì sẽ xử phạt hành chính và truy tố trước pháp
luật.
Cần nhanh chóng xây dựng đề án thu gom rác thải của huyện cũng như hỗ trợ tối đa
trong việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải.
4.1.3. Giáo dục cộng đồng:
Nên tổ chức những buổi tuyên dương cá nhân, tổ chức thực hiện tốt quy định về
CTRSH, có đóng góp tích cực cho công tác quản lý CTRSH.
20
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
Khen thưởng những người tố cáo các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về việc bỏ,
vận chuyển rác.
Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần
chúng, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới.
4.2. TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG CTRSH
Đối với một số CTRSH, chúng ta nên tái chế hoặc tái sử dụng chúng. Thông qua
việc này, chúng ta sẽ tận dụng được tối đa các loại CTR đó. Mặt khác, việc tái chế, tái sử
dụng còn tiết kiệm một khoản không nhỏ cho các hộ gia đình cũng như một số cơ sở, xí
nghiệp trong địa bàn Tỉnh.
4.2.1. Tái chế sắt và thép phế liệu:
Tái chế sắt và thép phế liệu được thực hiện theo hai khuynh hướng chính là nấu
luyện và không nấu luyện. Trong đó, các hoạt động của tái chế không nấu luyện sẽ chỉ
sử dụng các tác động cơ lý để tạo hình sản phẩm mới trên nền sắt thép cũ. Cụ thể gồm:
− Cán kéo sắt: Sắt phế liệu được nung lên cho đỏ rồi sau đó đưa qua máy cán để
hình thành những thanh sắt tròn. Phần lớn nguyên liệu này sẽ được cung cấp cho
ngành xây dựng để đổ bê tông hoặc các cơ sở sản xuất của sắt, khung sắt.
− Dập lon thiếc: Các loại lon sau khi được các cơ sở thu mua từ các vựa, được phân
loại và làm sạch. Sau đó sẽ được cắt bỏ nắp để thành những tấm nhỏ. Những tấm
này được đưa vào máy dập để tạo thành các lon với nhiều kích thước khác nhau,

tùy thuộc vào đơn đặt hàng.
− Sản xuất đinh, ốc vít: những phế liệu có kích thước vụn, nhỏ sẽ được các cơ sở
sản xuất thành các loại đinh, ốc vít bằng máy dập, khoan, tiện,
4.2.2. Tái chế thủy tinh:
Hầu hết thủy tinh được dùng để sản xuất các loại chai, lọ thủy tinh mới. Một phần
nhỏ được dùng để chế tạo bông thủy tinh hoặc chất cách điện bằng sợi thủy tinh, vật liệu
lát đường và vật liệu xây dựng như gạch, đá lát đường, đá lát sàn nhà và bê tông nhẹ.
21
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
4.2.3. Tái chế và tái sử dụng giấy – cacton:
Ưu điểm lớn nhất của việc tái chế, tái sử dụng giấy – cacton là tiết kiệm được tài
nguyên rừng, hiện đang dần cạn kiệt trên khắp thế giới.
4.2.4. Tái sử dụng túi nilon:
Túi nilon trong môi trường tự nhiên rất khó phân hủy, phải mất cả thế kỷ mới có
thể phân hủy được một túi nilon. Trong quá trình đốt túi nilon, chúng sẽ sinh ra rất nhiều
chất độc hại. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Về lâu dài, người thường xuyên tiếp
xúc với khói thải từ quá trình đốt túi nilon sẽ gặp các bệnh về đường hô hấp.
22
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của địa phương đã rất nỗ lực trong
công tác xây dựng hậu phương vững chắc cho ngư dân bám biển. Song song với vấn đề
đổi mới và phát triển thì vấn đề về bảo vệ môi trường là cần được quan tâm hơn cả.
Quản lý và xử lý rác là một trong các yếu tố giúp cho môi trường ngày một xanh,
sạch hơn. Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý rác là trách nhiệm của toàn xã hội chức
không phải chỉ của riêng các cơ quan chức năng.
Từ hiện trạng về cách xử lý CTRSH của người dân huyện Lý Sơn, ta có các kết
luận sau:
− Ý thức người dân chưa cao trong việc bảo vệ môi trường.

− Chưa thực hiện được việc phân loại rác tại nguồn.
− Do cách trở về mặt địa lý nên toàn huyện đều phụ thuộc vào nhà máy xử lý rác
đang xây dựng.
− Hiện nay, chỉ có xã An Vĩnh có đội thu gom và xử lý rác. Huyện đang xây dựng
đề án thu gom rác chung cho toàn huyện.
− Phương thức xử lý rác chủ yếu ở huyện là đốt rác, chôn lấp và thải ra biển.
− Phương thức giáo dục, tuyên truyền cho người dân chưa đạt hiệu quả cao.
5.1. KIẾN NGHỊ
Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở huyện đang ở mức báo động, chính quyền địa
phương cần nỗ lực hơn trong công tác bảo vệ môi trường.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH:
− Nâng cao ý thức người dân hơn nữa. Chú trọng giáo dục ý thức trẻ em ngay từ
trên ghế nhà trường.
− Hỗ trợ tốt nhất cho công tác xây dựng nhà máy xử lý rác thải của huyện.
23
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
− Thành lập đội kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường, nhằm
tạo thói quen cho người dân trong vấn đề giữ gìn vệ sinh chung.
− Cần thực hiện tuyên truyền việc phân loại rác tại nguồn cũng như tái chế, tái sử
dụng phế liệu nhằm giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển rác, giảm thiểu tình
trạng ô nhiễm môi trường.
− Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám sát và
xử lý cũng như giáo dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân.
24
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN LÝ SƠN
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
Hình 1: Thùng rác công cộng trước cơ quan hành chính huyện
Hình 2: Rác được vứt tại bãi biển thuộc thôn Đồng Hộ, xã An Hải
25

×