Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thanh toán không sử dụng tiền mặt tại ngân hàng TMCP CT việt nam chi nhánh hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 92 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta hiện nay đang trong tiến trình thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của công cuộc công
nghiệp hóa và hiện đại hóa là xây dựng đất nước ta thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời
sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện được công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước là trách nhiệm của nhiều ngành kinh
tế trong đó có ngành Ngân hàng. Trong năm qua, tình hình hoạt động tiền
tệ Ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực mặc dù phải chịu tác động
ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi trong nước cũng như trên thế giới.
Quan sát trên thế giới, tại các quốc gia phát triển tiền mặt chỉ xuất
hiện rất ít và đang dần mất đi vai trò vốn có ban đầu của nó. Vậy các
quốc gia phát triển không có hoạt động kinh doanh hay lưu thông tiền tệ ?
Câu trả lời là không. Tại Thụy Điển người ta không còn dùng tiền mặt
trong giao dịch mua bán dù là đơn giản nhất. Mỗi năm nước ta mất hàng
tỷ đồng cho công tác in mới và thu hồi tiền cũ nát, hàng tỷ đồng cho công
tác vận chuyển và kiểm đếm. Xã hội không có tiền mặt những hoạt động
tiêu dùng được thanh toán trên tiền điện tử nhanh chóng ,an toàn và chính
xác. Lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền đã rất rõ xong tại sao
công tác vận hành hệ thống nền kinh tế để chuyển đổi sang hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Ngân hàng thương mại là các trung gian cho sự vận hành này và bộ phận
kế toán giao dịch ngân hàng trực tiếp xử lý quy trình này, còn nhiều điểm
chưa thực sự hiệu quả là một trong nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ này.
Do đó bài luận này em sẽ tập trung vào việc nghiên cứu các giải
pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại
ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hải Phòng. Là một bộ phận trong hệ
thống NHTM Việt Nam – NHTMCP Công Thương VN đã có nhiều đóng
góp tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần kiềm chế lạm


phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước…
Bài báo cáo gồm 3 phần chính:
Chương I: Tổng quan về kế toán thanh toán không dùng tiền mặt


Chương II: Thực trạng công tác kế toán thanh toán không dùng tiền
mặt tại ngân hàng TMCP_ CT Vietinbank chi nhánh Hải Phòng.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thanh toán không
dùng tiền mặt
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Trang Nhung và các chị trong
phòng kế toán và phòng giao dịch của ngân hàng TMCP _ CT Việt Nam
chi nhánh Hải Phòng đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài luận
văn này. Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên
Phạm Thùy Vân


CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1: Khái niệm
1.1.Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua
vai trò trung gian của NH. Đây là hình thức thanh toán bằng cách trích từ

tài khoản của người này sang tài khoản của người khác thông qua lệnh
chi của chủ tài khoản .
1.1.1: Đặc điểm
Thứ nhất : đây là sự khác biệt lớn nhất giữa thanh toán không dùng
tiền mặt và thanh toán bằng tiền mặt. Thông thường khi thực hiện mua
bán trao đổi hàng hóa thì sự vận động của tiền và sự vận động của hàng
hóa luôn có sự ăn khớp với nhau. Tuy nhiên với hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt thì hai quy trình vận động này là không ăn khớp với
nhau cả về mặt thời gian và không gian.
Thứ hai: đặc điểm khác biệt thứ hai giữa thanh toán không dùng tiền
mặt và thanh toán dùng tiền mặt đó là vật trung gian thanh toán tiền mặt
không xuất hiện trong các giao dịch mà chỉ xuất hiện trong hình thức tiền
tệ kế toán khi được ghi chép trên các chứng từ kế toán , sổ kế toán.
Thứ ba: Ngân hàng là tổ chức trung gian không thể thiếu trong hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt . Ngân hàng là người trung gian
quản lý các khoản tiền gửi trong tài khoản của các đơn vị và có quyền
trích ghép tài khoản theo yêu cầu của chủ tài khoản.
1.1.2: ý nghĩa
Giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng vòng quay của vốn . Điều
này được lý giải dựa trên đặc điểm thứ nhất của thanh toán không dùng
tiền mặt. Khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt việc hàng hóa
được giao ở một nơi nhưng việc thanh toán được thực hiện ở một nơi
khác và thời điểm cũng được quyết đinh dựa theo yêu cầu của đôi bên.
Thời gian giao dịch được tiết kiệm góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hóa.


Giảm chi phí vận chuyển, lưu thông, kiểm đếm và phát hành tiền mặt
ý nghĩa này có được từ đặc điểm thứ hai, khi không có sự xuất hiện của
vật trung gian tiền mặt trong thanh toán . Hàng năm chính phủ phải bỏ ra

một lượng lớn ngân sách cho việc in ấn phát hành tiền thay cho tiền rách
cũ để cung cấp cho thị trường chi phí kiểm đếm và lưu thông vận chuyển
cũng tạo thêm gánh nặng cho xã hội.
Giảm bớt gian lận ý nghĩa này có được do sự minh bạch của hình thức
thanh toán này bởi mọi giao dịch luôn được kiểm soát , giảm thiểu lưu
thông tiền mặt giúp hạn chế được tham nhũng Nhà nước kiểm soát được
một phần thu nhập giúp định hướng tới một nên kinh tế trong sạch .
Thông qua hình thức thanh toán khách hàng buộc phải mở tài khoản
tại các ngân hàng , từ đó ngân hàng có điều kiện mở rộng nguồn vốn huy
động tăng khả năng cho vay và gia tăng lợi nhuận cho hoạt động ngân
hàng
Hoạt động mở tài khoản của khách hàng tại ngân hàng giúp ngân hàng
có thêm điều kiện cung cấp nhiều các hình thức, sản phẩm khác của ngân
hàng tới chủ tài khoản đồng thời cũng theo dõi được các hoạt động sản
xuất kinh doanh
1.2.Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
Là hoạt động thực hiện hạch toán, đo lường, mô tả kết quả của nghiệp
vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các tổ chức kinh tế trong xã hội
thông qua trung gian thanh toán là ngân hàng .
2: Những quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt
2.1 Cơ sở pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt
Nghị định 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức thanh toán không dùng
tiền mặt
Quyết định của ngân hàng nhà nước về thể lệ thanh toán không dùng
tiền mặt ngày 21/2/1994
19/10/1999 Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế phát hành sử
dụng và thanh toán thẻ ngân hàng


Quyết định 1557 của thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành

quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng
2.2 Các quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt
Muốn thanh toán qua ngân hàng khách hàng phải chấp hành đúng quy
định của Ngân hàng Nhà nước
- Khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và phải đảm
bảo số dư trên tài khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán . Nếu chi trả vượt
số dư tài khoản thì chủ tài khoản phải chịu phạt đồng thời phải chịu trách
nhiệm về những sai sót , lợi dụng trên giấy tờ thanh toán của người được
chủ tài khoản ký thay
- Khi thanh toán qua ngân hàng chủ tài khoản phải chấp hành những
quy định và hướng dẫn về việc lập giấy tờ thanh toán, phương thức nộp
tiền , lĩnh tiền dấu và chữ ký phải đúng theo mẫu đã đăng ký tại ngân
hàng
- Chủ tài khoản tổ chức theo dõi hạch toán số dư tiền gửi ngân hàng để
đối chiếu với ngân hàng
- Ngân hàng phải kiểm soát giấy tờ của khách hàng số dư trên tài
khoản tiền gửi và phải chi trả kịp thời.
( Theo giáo trình kế toán ngân hàng )
3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng
3.1Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in
sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản
tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng hoặc
chuyển cho một tài khoản khác của chính mình .
- Điều kiện áp dụng:
Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng, dịch
vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống hay khác hệ thống Ngân hàng.
Trong hình thức thanh toán ủy nhiệm chi, người trả tiền chủ động
khởi xướng việc thanh toán bằng cách lập ủy nhiệm chi nộp vào Ngân



hàng phục vụ mình để trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả cho
bên phụ hưởng.
Khi nhận được ủy nhiệm chi, trong vòng một ngày làm việc, Ngân
hàng phục vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện
nếu tài khoản của khách hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp
lệ. Hiện nay, các ngân hàng đều thực hiện luân chuyển và lưu giữ chứng
từ điện tử do đó mỗi khách hàng khi tới ngân hàng thực hiện lệnh ủy
nhiệm chi chỉ cần lập một liên hoặc 2 liên có nội dung như nhau tùy theo
yêu cầu của từng ngân hàng . Mỗi một ngân hàng lại có mẫu lệnh chi hay
ủy nhiệm chi khác nhau tuy nhiên trên lệnh chi luôn phải đảm bảo yêu
cầu đủ thông tin tên chủ tài khoản, số tài khoản bên trả và bên thụ hưởng
số tiền, chữ ký và con dấu của bên trả tiền…
*Mẫu ủy nhiệm chi cơ bản
ỦY NHIỆM CHI - PAYMENT ORDER
Ngày (Date): ……/……./20….
ĐỀ NGHỊ GHI NỢ TÀI
KHOẢN (Please Debit
account)
SỐ TIỀN (With amount)
SỐ TK (AC
BẰNG SỐ (In figures):
No):
VNĐ
TÊN TK (A/C
Name):

PHÍ NH
Phí trong
Phí

ngoài
x

ĐỊA CHỈ
(Address):
TẠI NH (With
Bank):

& GHI CÓ TÀI KHOẢN (&
Credit account)
SỐ TK (AC
No):
TÊN TK (A/C
Name):

NỘI DUNG (Details of Payment):
KẾ TOÁN TRƢỞNG KÝ

CHỦ TÀI KHOẢN KÝ & ĐÓNG DẤU

ĐỊA CHỈ
(Address):
TẠI NH (With
Bank):
DÀNH CHO NGÂN HÀNG (for Bank's Use only)
Thanh toán viên

MÃ VAT
Kiểm
soát


+Uỷ nhiệm chi thanh toán cùng Ngân hàng.

Kế toán
trƣởng


Khi ngân hàng nhận ủy nhiệm chi của khách hàng thì tiến hàng
kiểm tra chứng từ , số dư tiền gửi tron tài khoản khách hàng nếu các điều
kiện thỏa mãn thì kế toán ghi
Nợ 4211. Người trả tiền
Có 4211. Người thụ hưởng
Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi cùng ngân hàng
Người trả tiền
1

Người thụ
hưởng

2
3
NHTM

4

3

Chú thích:
1 - Người người trả tiền gửi lệnh chi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán (ngân hàng)

2 - Người bán (người thụ hưởng) giao hàng cho người mua ( người trả
tiền)
3 – Ngân hàng gửi báo Nợ cho người trả tiền
4 - Ngân hàng gửi báo Có cho người thụ hưởng.
+ Trƣờng hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản ở hai Ngân
hàng khác nhau
a. Cùng hệ thống
b. Khác hệ thống tham gia thanh toán bù trừ
c. Khác hệ thống không tham gia thanh toán bù trừ


Ngân hàng trả tiền

Ngân hàng thụ hưởng

Khi khách hàng nộp UNC vào ngân
hàng =>kiểm tra và tiến hành :
Nợ 4211.người trả tiền
Có 5111.ngân hàng thụ hưởng(a)
Có 5012.ngân hàng thụ hưởng(b)
Có 1113.ngân hàng thụ hưởng©
 Khi nhận được chứng từ chuyển tới
Nợ 5112.ngân hàng trả tiền(a)
Nợ 5012.ngân hàng trả tiền(b)
Nợ 1113.ngân hàng trả tiền©
Có 4211.người thụ hưởng
Quy trình thanh toán

3


(Nguồn: giáo trình kế toán ngân hàng đai học kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh)
Chú thích:
1a – người bán giao hàng hóa cho bên mua
1b - Người mua gửi lệnh chi cho ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng
phục vụ người trả tiền)
2b- Tùy theo mối quan hệ giữa 2 ngân hàng mà thực hiện thanh toán
2a – Ngân hàng phục vụ trả tiền gửi gấy báo Nợ cho người mua
3 - Ngân hàng thụ hưởng lập giấy báo Có gửi người thụ hưởng


** Trường hợp thanh toán khác hệ thống không tham gia thanh toán bù
trừ thì được thực hiện qua ngân hàng Nhà nước.
3.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng tức
người bán hay người cung cấp dịch vụ lập và gửi vào Ngân hàng phục vụ
mình(ngân hàng nơi mở tài khoản tiền gửi) để nhờ thu hộ số tiền theo
lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho người mua.
- Điều kiện áp dụng và nội dung thanh toán:
Uỷ nhiệm thu được áp dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các
chủ thể mở tài khoản trong cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi
nhánh ngân hàng cùng hệ thống hay khác hệ thống. Các chủ thể thanh
toán phải thoả thuận thống nhất dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu
với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay
đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng
phục vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện các ủy nhiệm
thu.
Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng
lập ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào
Ngân hàng phục vụ mình hay nộp trực tiếp vào Ngân hàng phục vụ bên

trả tiền để yêu cầu thu hộ tiền. Bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố
quy định và ký tên, đóng dấu đơn vị lên tất cả các liên ủy nhiệm thu. Để
thu nhanh tiền hàng, dịch vụ, bên thụ hưởng có thể ghi rõ trên ủy nhiệm
thu yêu cầu Ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển tiền bằng điện hay
Fax và bên thụ hưởng chịu phí tổn.
Khi nhận được giấy ủy nhiệm thu, trong vòng một ngày làm việc,
Ngân hàng phục vụ bên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền để trả
ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán.
* Mẫu ủy nhiệm thu cơ bản
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Joint Stock Commercial Bank of Vietnam
LỆNH THU- PAYMENT REQUEST


Phần dành cho khách hàng lập (For customer use) ….., ngày ..../..../......
(Place, dd/mm/yyy) Căn cứ thông báo của Quý ngân hàng về việc tờ séc
số (Based on The bank’s notice on the check no.):............................ngày
ký phát (issued on):....../....../........, người ký phát (issuer’s full name): ...
... ............................................không đủ khả năng thanh toán (noted as
non-sufficient funds), Tôi:........(tên người thụ hưởng/ the beneficiary’s
name) .............................. Địa chỉ (Address):
................................................................................... Số CMND (trường
hợp cá nhân thụ h ưởng) / ID number (in case of individual
beneficiary).................................................. Tài khoản số (Account
number):................................................................. Tại ngân hàng
(Beneficiary’s bank)............................................................. yêu cầu Ngân
hàng tiến hành Thanh toán cho tôi một phần số tiền của tờ séc trên theo
khả năng chi trả hiện có trên tài khoản của người ký phát tại thời điểm
nhận được Lệnh thu này và từ chối thanh toán số tiền còn lại. (request
Vietcombank to pay a part of check amount based on the current account

balance of the issuer at the time of receiving this request and deny to pay
the rest amount of the check) Người thụ hưởng (Beneficiary) Khách vãng
lai Non account customer Kế toán trưởng Chief accountant (nếu có/ if
any) Chủ tài khoản Account Hoder Ký tên, đóng dấu (nếu có) (Signature
and stamp, if any) Phần dành cho Ngân hàng lập (For bank use only)
Nhận được vào hồi (Received at).................. Ngày (date)...../...../.....
Thanh toán ngày (Payment date)........../..... /...... Số tiền thanh toán (Bằng
số/Payment amount in figures)................................ (Bằng chữ/ In words)
........................................................................................................... Số
tiền từ chối thanh toán (Bằng số/ Denied amount in
figures)........................... (Bằng chữ/ In
words)...........................................................................................................
Kế toán / Accountant
Kiểm soát/ Supervisor (ký tên, đóng dấu) ( Signature and stamp)
Trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu giữa Tiếng Việt và Tiếng
Anh trong văn bản, Tiếng Việt là ngôn ngữ chính và là căn cứ pháp lý để
giải quyết tranh chấp/ If there are differences understanding between
Vietnamese and English in this paper, Vietnamese will be considered the
primary language and legal basis to resolve the dispute.
- Quy trình thanh toán uỷ nhiệm thu:


+ Uỷ nhiệm thu thanh toán cùng Ngân hàng.

1

3
2

Chú thích:

1 - Người bán giao hàng cho người mua
2 - Người bán lập uỷ nhiệm thu gửi Ngân hàng
3 - Ngân hàng gửi báo nợ cho người mua
4 - Ngân hàng gửi báo có cho người bán.


+Uỷ nhiệm thu thanh toán giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống

người thụ hưởng

người bị thu
1
4

6
3

ngân hàng bên thu

2

ngân hàng bên thụ
hưởng

5

Chú thích:
1- Người bán (người thụ hưởng) giao hàng cho người mua (người bị thu)
theo hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng.
2- Sau khi giao hàng, cung ứng dịch vụ người thụ hưởng lập 4 liên ủy

nhiệm thu kèm chứng từ giao hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ mình nhờ
thu hộ tiền.
(Bên thụ hưởng có thể nộp trực tiếp ủy nhiệm thu vào Ngân hàng phục vụ
bên trả tiền để đòi tiền).
3- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ
do người thụ hưởng gửi đến sẽ tiền hành ký tên đóng dấu ghi vào sổ theo
dõi ủy nhiệm thu và gửi bộ chứng từ này cho Ngân hàng phục vụ người
trả tiền.
4- Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ
kiểm tra các yếu tố cần thiết là làm thủ tục trích TKTG của bên trả tiền và
báo Nợ cho họ.
5- Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến Ngân hàng phục vụ
người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng.
6- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào TK của người thụ
hưởng và báo Có cho họ.
* Phƣơng pháp hạch toán.
- Nếu khách hàng có tài khoản trong cùng ngân hàng:


Nợ 4211. Người mua
Có 4211. Người bán
- Nếu khách hàng có tài khoản ở 2 ngân hàng khác nhau cùng hệ thống

Ngân hàng bên bán

Ngân hàng bên mua

Khi khách hàng nộp UNT kèm hóa đơn
chứng từ vào ngân hàng => ngân hàng
kiểm tra

Nợ 5111. Ngân hàng bên mua
Có 4211.người bán
 lệnh chuyển nợ Khi nhận được lệnh chuyển nợ từ ngân
hàng bên bán => kiểm tra
Nợ 4211. Người mua
Có 5112. Ngân hàng bên bán

- Nếu khách hàng có tài khoản ở 2 ngân hàng khác hệ thống có tham
gia thanh toán bù trừ (a)
hoặc thanh toán qua ngân hàng nhà nước(b)

Ngân hàng bên bán

Ngân hàng bên mua

Khi khách hàng nộp UNT kèm hóa
đơn chứng từ => ngân hàng kiểm
tra giữ lại một kiên UNT toàn bộ
chứng từ còn lại gửi bên mua

Khi nhân được chứng từ bên bán
 chuyển tới => ngân hàng kiểm tra


Nợ 4211. Người mua
Có 5012. Ngân hàng bên bán (a)
Có 1113. Ngân hàng bên bán (b)
Khi nhận được chứng từ ở ngân  lệnh chuyển có
hàng bên mua hoặc từ ngân hàng
nhà nước chuyển tới, sử dụng liên

UNT đã lưu kiểm tra
Nợ 5012. Ngân hàng bên mua(a)
Nợ 1113. Ngân hàng bên mua(b)
Có 4211. Người bán

3.3.Thanh toán bằng séc
Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của người phát hành lập trên mẫu in
sẵn do NHNN Việt Nam quy định theo Nghị định 159/2003/NĐ_CP ngày
10/12/2003 , yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số
tiền từ tài khoản tiển gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi
trên séc hoặc trả cho người cầm séc.
Hay nói cách khác séc là một phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt do một người ký phát nhằm thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho
đối tác thông qua trung gian thanh toán là ngân hàng.
Séc là công cụ lưu thông tín dụng được sử dụng rộng rãi( tổ chức
và các cá nhân) ở tất cả các nước trên thế giới, quy tắc sử dụng séc đã
được chuẩn hóa trên luật thương mại quốc gia và trên công ước quốc tế.
Nghị định 30/CP của Chính phủ ban hành về quy chế phát hành sử
dụng séc do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 09/05/1996 và tiếp đến là nghị
định 159/CP quy định rõ ở Việt Nam được phép lưu hành loại séc vô
danh và séc ký danh, trong đó séc vô danh được chuyển nhượng tự do,
còn séc ký danh được phép chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu
chuyển nhượng. Trừ trường hợp người phát hành séc đã ghi cụm từ
“không được phép chuyển nhượng” hoặc trên tờ séc ghi “không tiếp tục
chuyển nhượng”. Nghị định 30/CP và nghị định 159/CP ra đời đã đánh
dấu một bước chuyển biến có ý nghĩa kinh tế lớn trong việc sử dụng séc ở


Việt Nam. Theo Nghị định này, séc không còn là một công cụ chuyển
khoản đơn thuần mà còn phát huy được vai trò là công cụ lưu thông.

Séc được dùng để thanh toán trực tiếp tiền hàng hoá, dịch vụ giữa
người mua (người chi trả) và người bán (người thụ hưởng), nộp thuế trả
nợ... hoặc để rút tiền mặt tại các chi nhánh Ngân hàng. Tất cả khách hàng
mở tài khoản tại Ngân hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh toán.
Trong hình thức thanh toán bằng séc, việc trả tiền do người trả tiền khởi
xướng và kết thúc bằng việc ghi số tiền trên tờ séc vào tài khoản của
người nhận tiền.
Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền
thế hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc
thương mại. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc và tùy
thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy
định. Nói chung, séc lưu hành trong nội địa thời gian ngắn hơn lưu hành
trong thanh toán quốc tế. Thời hạn xuất trình là thời hạn mà người thụ
hưởng phải chuyển giao tờ séc cho ngân hàng thụ lệnh để nhận tiền, trong
thời gian này, người ký phát séc phải duy trì số tiền bằng mệnh giá séc
trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để đảm bảo việc thanh toán cho
người hưởng lợi.
Theo ULC, thời hạn xuât trình được quy định :
- 8 ngày nếu séc lưu thông trong phạm vi một quốc gia
- 20 ngày nếu séc lưu thông giữa các nước cùng một châu lục
- 70 ngày nếu séc lưu thông giữa các châu lục khác
Thời hạn xuất trình được tính từ ngày ký phát séc cho đến ngày
xuất trình séc cho ngân hàng thụ lệnh. Quá thời hạn trên nếu séc không
quay trở lại ngân hàng thì séc sẽ mất hiệu lực. Đối với séc du lịch thì
không quy định thời hạn hiệu lực, Ở Việt Nam thời hạn thanh toán séc là
15 ngày kể từ ngày ký phát séc đối với séc tiền mặtvà 30 ngày với séc
chuyển khoản trong trường hợp bất khả kháng theo nghị định 159/CP bổ
sung một số điều về séc quy định thời hạn trong thực hiện lệnh séc với
điều kiện bất khả kháng là 6 tháng.
Đối với ngân hàng, thời hạn hiệu lực của séc là thời hạn mà trong

đó, ngân hàng vẫn đóng vai trò là người thụ lệnh, thực hiện việc chi trả
tiền cho người hưởng lợi séc. Thời hạn hiệu lực quy định là 1 năm kể từ
ngày hết hạn xuất trình .


Sau khi hết thời hạn hiệu lực của tờ séc, ngân hàng thụ lệnh không
có nghĩa vụ thực hiện lệnh chi trả. Tuy nhiên, người ký phát vẫn còn
nghĩa vụ phải thanh toán tiền séc cho người hưởng lợi , vì tờ séc chưa bị
mất đi hiệu lực pháp lý của một hợp đồng nhân sự.
Một tờ séc đủ điều kiện thanh toán là tờ séc, đảm bảo các yếu tố
sau đây:








Tờ séc phải có đủ các yếu tố và nội dung quy định, không bị tẩy xóa, sửa
chữa, số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau.
Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán (thời hạn này là 30 ngày kể
từ ngày ký phát theo QĐ 30/CP).
Không có lệnh đình chỉ thanh toán.
Chữ ký và dấu (nếu có) của người phát hành séc phải khớp đúng với mẫu
đã đăng ký tại Ngân hàng.
Không ký phát hành séc vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản ủy
quyền.
Tài khoản tiền gửi của Chủ tài khoản đủ số dư để thanh toán.
Các chữ ký chuyển nhượng (đối với séc ký danh) phải liên tục.

Trong trường hợp số dư tài khoản của người phát hành séc không
đủ thì người phát hành séc bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm trả số tiền
truy đòi còn bị xử lý
- Vi phạm lần 1 bị ngân hàng phạt trả chậm và cảnh cáo vi phạm
lần một
- Vi phạm lần 2 bị ngân hàng cảnh cáo lần 2 phạt trả chậm đình chỉ
quyền phát hành séc trong vòng 90 ngày thu hồi séc trắng
- Vi phạm lần 3 ngân hàng phạt trả chậm đồng thời đình chỉ vĩnh
viễn quyền phát hành séc và thông báo lên ngân hàng Nhà nước.
3.3.1. Phân loại các loại séc sử dụng trong thanh toán
* *Phân loại theo tính chất đảm bảo
* Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là loại séc do người chi trả ký phát hành để trao
trực tiếp cho người cung cấp khi nhận hàng hoá, dịch vụ cung ứng. Để
phân biệt với các loại séc khác, khi viết séc chuyển khoản người người
viết phải gạch hai đường gạch song song chéo góc ở phía trên, bên phải
hoặc ghi từ “chuyển khoản’’ ở mặt trước của tờ séc.


Séc chuyển khoản được dùng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài
khoản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng. Nếu thanh toán khác chi
nhánh Ngân hàng thì các chi nhánh Ngân hàng đó phải tham gia
thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Về nguyên tắc, séc thanh toán chuyển khoản phải được phát hành
trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi hiện có tại Ngân hàng. Trường hợp có
nhiều tờ séc nộp vào Ngân hàng tại cùng một thời điểm nhưng số dư tài
khoản tiền gửi không đủ để thanh toán tất cả những tờ séc đó thì Ngân
hàng phải ưu tiên thanh toán theo thứ tự các tờ séc phát hành trước sẽ
được thanh toán trước. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ tiền để thanh toán
(séc phát hành quá số dư tài khoản tiền gửi), séc sẽ bị Ngân hàng từ chối

thanh toán, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán tờ séc đó và
những khoản tiền phạt chi phí phát sinh liên quan đến việc khiếu nại và
khởi kiện.
Phạm vi thanh toán séc chuyển khoản gồm thanh toán cùng một tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán (hai bên chi trả và thụ hưởng cùng mở
tài khoản tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) và thanh toán
khác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (hai bên chi trả và thụ hưởng
mở tài khoản ở hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác nhau có
tham gia thanh toán bù trừ).
Để đảm bảo quy định người chi trả phải có đủ tiền để trả cho người
thụ hưởng thì khi kế toán séc chuyển khoản phải thực hiện nguyên tắc ghi
Nợ trước, ghi có sau.
* Séc bảo chi
Trong quá trình thanh toán, nếu các chủ thể thanh toán không tín
nhiệm lẫn nhau về khả năng chi trả, hoặc người trả tiền đã có Quyết định
xử phạt của Ngân hàng về việc phát hành séc chuyển khoản quá số dư thì
người thụ hưởng có quyền yêu cầu người trả tiền sử dụng séc bảo chi để
thanh toán.
Séc bảo chi là một loại séc thanh toán được Ngân hàng đảm bảo
khả năng chi trả bằng cách trích số tiền trên séc từ tài khoản tiền gửi của
người trả tiền sang tài khoản riêng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán
cho tờ séc đó, hoặc bảo chi séc không cần lưu kí.
Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn séc chuyển khoản.
Ngoài việc được sử dụng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại
cùng một chi nhánh Ngân hàng, hoặc hai chi nhánh Ngân hàng có tham
gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố, séc bảo chi còn được sử


dụng để thanh toán giữa khách hàng mở TK tại các chi nhánh Ngân hàng
trong cùng hệ thống trong phạm vi cả nước.

Do séc đã được Ngân hàng đảm bảo chi trả nên khi khách hàng nộp
séc vào Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thì Ngân hàng này sau khi
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc có thể ghi Có ngay vào tài
khoản của người thụ hưởng. Nếu do sơ suất khi kiểm tra, sau này phát
hiện tờ séc không hợp lệ thì Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải chịu
trách nhiệm.
* Séc bảo lãnh
Là loại séc được một bên thứ ba ( trừ ngân hàng thanh toán) bảo
đảm chi trả toàn bộ hoặc một phần.
** Phân loại theo mục đích
* Séc tiền mặt
Là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu rút tiền mặt từ tài khoản cho
người được chỉ định.
* Séc chuyển khoản
Là séc mà số tiền trả được chuyển vào tài khoản bằng bút toán ghi
có cho tài khoản của người thụ hưởng.
** Phân loại séc theo tính chất chuyển nhƣơng
* Séc định danh
Séc chi trả cho một người xác định và không cho phép chuyển
nhượng séc
* Séc chuyển nhƣợng đƣợc
Séc trả cho một người xác định và cho phép chuyển nhượng séc.
* Séc vô danh
Là séc trả tiền cho người cầm tờ séc. Tức là hoạt động chuyển
nhượng không cần thông qua thủ tục ký hậu mà chỉ cần chuyển tay.
3.3.2. Các bên tham gia trong quá trình thanh toán bằng công cụ séc
- Người ký phát: là người lập và ký phát séc
- Ngân hàng bị ký phát: là ngân hàng nơi người ký phát sử dụng
dịch vụ thanh toán và có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc.
- Người được trả tiền: là người được người ký phát chỉ định có

quyền hưởng hay chuyển nhượng quyền hưởng đối với số tiền ghi trên
séc


- Người thụ hưởng: là người cầm tờ séc mà trên đó ghi rõ người
được trả tiền chính là mình ( séc định danh, séc chuyển nhượng được)
hoặc là người cầm tờ séc có ghi “trả cho người cầm séc” (séc vô danh ).
-Người thu hộ: là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán được làm dịch vụ thu hộ séc.
3.3.3. Thủ tục phát hành séc
Khi có nhu cầu thanh toán bằng séc thì khách hàng đến ngân hàng
nơi mình mở tài khoản để làm thủ tục đăng ký mua và sử dụng séc. Theo
nghị định số 30 của Chính phủ thì ngân hàng thương mại cung cấp tối đa
cho mỗi cá nhân là một cuốn séc gồm 10 tờ séc và pháp nhân là 3 cuốn
séc.
Chủ tài khoản ghi đầy đủ các thông tin trên séc theo mẫu bao gồm
các thông tin như số tiền bằng số, bằng chữ, séc được phép chuyển
nhượng hay không chuyển nhượng theo đó ghi rõ tên đối tượng thụ
hưởng hoặc không, ngày tháng ký phát séc , nội dung thanh toán …
3.3.4 Quy trình thanh toán séc
Quy trình thanh toán séc chuyển khoản và séc bảo chi
+ Trƣờng hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một chi
nhánh Ngân hàng.
* Nếu là séc chuyển khoản
Nợ 4211. Người phát hành
Có 4211.người thụ hưởng
* Nếu là séc bảo chi
Nợ 4271 . người phát hành
Có 4211. Người thụ hưởng
Ngân hàng lập giấy báo nợ gửi người phát hành và giấy báo có gửi

người thụ hưởng


2

3

Chú thích:
1a- Người chi trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng séc.
1b- Người thụ hưởng séc trao hàng cho người chi trả.
2 - Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ
của tờ séc, lập 3 liên bảng lê nộp séc vào tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán xin thanh toán.
3- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện
thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo có cho
người thụ hưởng séc.
+ Trường hợp khách hàng có tài khoản thuộc 2 ngân hàng thuộc cùng hệ
thống
Ngân hàng phát hành

Ngân hàng thụ hưởng
Khi người thụ hưởng nộp séc kèm
bảng kê nộp séc vào ngân hàng=>
ngân hàng kiểm tra
Nợ 5111. Ngân hàng phát hành
Có 4211. Người thụ hưởng

Khi nhận được chứng từ từ ngân
hàng thụ hưởng tới => kiểm tra
Nợ 4211. Người phát hành

Có 5112. Ngân hàng thụ hưởng

 lệnh chuyển nợ + séc


Hoặc Nợ 4271. Séc bảo chi
Có 5112. Ngân hàng thụ
hưởng

+ Trƣờng hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai Ngân
hàng khác nhau có tham gia thanh toán bù trừ

người ký phát
séc

1

4

người thụ
hưởng séc
6

2

5

ngân hàng phục
vụ người chi trả


ngân hàng thụ
hưởng
3

Chú thích:
1- Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng.
2- Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc lập séc kèm
bảng kê nộp séc vào ngân hàng thụ hưởng (ngân hàng đại diện cho bên
người bán )
3 - Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển séc và bảng kê nộp
séc sang tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ngân hàng ) phục vụ
người chi trả trong phiên giao hoán chứng từ thanh toán bù trừ.
4- Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp
lệ của tờ séc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành
trích tài khoản của người trả tiền để chuyển sang ngân hàng phục vụ bên
bán qua thanh toán bù trừ .đồng thời lập giấy báo Nợ cho người trả tiền
5- ngân hàng phục vụ người trả tiền lập lệnh chuyển có gửi bên ngân
hàng thụ hưởng
6- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng nhận chuyển tiền qua thanh toán
bù trừ từ Ngân hàng phục vụ người trả tiền sẽ hạch toán thu tiền cho
người bán và gửi báo có cho người bán.


*nếu séc chuyển khoản

Ngân hàng phát hành

Ngân hàng thụ hưởng
Khi khách hàng nộp séc + bảng kê
nộp séc vào ngân hàng => ngân

hàng kiểm tra và chuyển tất cả
chứng từ về ngân hàng phát hành


Khi nhận được chứng từ từ ngân
hàng thụ hưởng chuyển tới => kiểm
tra
Nợ 4211. Người phát hành
Có 5012. Ngân hàng thụ hưởng
lệnh chuyển Có

Khi nhận được chứng từ từ ngân
hàng phát hành chuyển tới => kiểm
tra
Nợ 5012 . ngân hàng phát hành
Có 4211. Người thụ hưởng

*nếu séc bảo chi
Ngân hàng phát hành

Ngân hàng thụ hưởng
Khi khách hàng nộp séc + bảng kê
nộp séc vào ngân hàng => ngân
hàng kiểm tra
Nợ 5012. Ngân hàng phát hành
Có 4211. Người thụ hưởng
 lệnh chuyển nợ + séc bảo chi

Khi nhận được chứng từ từ ngân
hàng thụ hưởng chuyển tới => kiểm

tra
Nợ 4271.séc đã bảo chi
Có 5012 . ngân hàng thụ hưởng

3.4.Thanh toán bằng thƣ tín dụng


Thư tín dụng là một phương thức thanh toán của hệ thống các phương
pháp thanh toán không dùng tiền mặt. Nó được sử dụng như một chứng
từ cam kết thanh toán tiền hàng của người mua cho người cũng cấp dịch
vụ khi người bán cung cấp đầy đủ các chứng từ hóa đơn theo nội dung
thư tín dụng mà đôi bên đã thỏa thuận trước đó.
Hình thức thanh toán an toàn cho đôi bên trong trường hợp họ khó có
thể gặp gỡ trực tiếp để thương thảo hay thực hiện giao dịch hàng hóa vì
vậy hình thức này được áp dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
3.4.1. Thủ tục mở thƣ tín dụng
Khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng bên mua lập 4 liên
giấy yêu cầu mở thư tín dụng vào ngân hàng phát hành nơi mình mở tài
khoản với điều kiện ngân hàng có hình thức thanh toán bằng thư tín dụng.
Với mỗi ngân hàng khác nhau thì có các mẫu mở thư tín dụng khác nhau,
nội dung thư tín dụng đảm bảo theo yêu cầu bám sát với hợp đồng ngoại
thương
Lúc này ngân hàng thụ hưởng tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở thư tín
dụng của bên mua, tiến hành kiểm tra số dư tài khoản và các vấn đề cơ
bản như hợp đồng ngoại thương , nội dung , hàng hóa ...sau đó tiến hành
xử lý chứng từ
- Một liên dùng là chứng từ ghi nợ tài khoản thanh toán của bên
mua
- Một liên dùng làm giấy báo Nợ gửi đơn vị trả tiền
- Hai liên gửi tới ngân hàng thụ hưởng nơi mà người bán có mở tài

khoản
3.4.2 Thủ tục thanh toán thƣ tín dụng
* Ngân hàng thụ hưởng : Ngay khi nhận được bộ chứng từ từ ngân
hàng trả tiền gửi đến ngân hàng thụ hưởng tiến hành kiểm tra căn cứ dựa
trên L/C đã được mở trước đó hoặc hợp đồng ngoại thương , kiểm tra
xem bộ chứng từ có phù hợp hay không nếu không gửi lại toàn bộ chứng
từ cho bên ngân hàng trả tiền để sửa đổi, nếu phù hợp ngân hàng thụ
hưởng báo cho bên thụ hưởng trao toàn bộ chứng từ, hóa đơn hàng hóa
cho bên ngân hàng trả tiền và thu tiền về ghi Có cho bên thụ hưởng.


* Ngân hàng bên trả tiền : Khi nhận được bộ chứng từ sai thì ngân
hàng lập tức chuyển về cho người trả tiền để sửa đổi, khi nhận được bộ
chứng từ đúng ngân hàng tiến hành đối chiếu và xử lý:
- 1 Liên bảng kê hóa đơn hàng hóa dùng để tất toán tài khoản tiền
gửi của bên trả nợ dùng cho mục đích thanh toán các khoản trên thư tín
dụng
- Lập giấy báo nợ gửi bên trả tiền
Thư tín dụng chỉ có hiệu lực thanh toán trong một lần sau khi thực
hiện giao dịch thanh toán thành công thư này sẽ bị hủy hiệu lực.
3.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Thẻ là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành(NHPHT) cung
cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa NHPHT và chủ
thẻ.
Đây là một phương tiện thanh toán tiện dụng mà chủ thẻ là cá nhân
có thể thực hiện thanh toán các tiện ích tại các cơ sở chấp nhận thanh toán
thẻ đồng thời có thể rút tiền mặt tại các cây ATM
Khách hàng là chủ thẻ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa,
dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi của mình
tại NHPHT, hoặc trong phạm vi hạn mức tín dụng được NHPHT chấp

thuận theo hợp đồng.
Có rất nhiều cách phân loại thẻ nhưng cách phân loại thẻ theo nguồn
thanh toán thì gồm thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. Dù là loại thẻ nào thì
các thành viên tham gia vào việc sử dụng và thanh toán cũng bao gồm :
NHPHT, NHTTT ( ngân hàng thanh toán thẻ) , đơn vị chấp nhận thẻ, chủ
thẻ
Một chiếc thẻ được thiết kế nhỏ gọn tiện ích khi mang theo với kích
thước 8,5cm*5,5 cm vừa với tất cả các đầu đọc thẻ tại các ATM. Bề mặt


thẻ được dập nổi tên chủ thẻ và một dãy số do hệ thống cấp cho mỗi
khách hàng.
3.5.1.Thủ tục thay đổi hạn mức thanh toán, gia hạn sử dụng thẻ
*Thủ tục thay đổi hạn mức thanh toán thẻ:
Khi sử dụng hết hạn mức thanh toán thẻ, nếu có nhu cầu sử dụng
tiếp, chủ thẻ lập giấy đề nghị tăng hạn mức kèm theo thẻ nộp vào NHPH.
Đối với thẻ ký quỹ thanh toán thì chủ thẻ phải lập UNC để trích TK tiền
gửi hoặc nộp tiền mặt bổ sung vào hạn mức thanh toán.
Sau khi kiểm tra các chứng từ nhận được, nếu đủ điều kiện NHPH sẽ
bổ sung thêm hạn mức thông qua máy chuyên dùng cho thẻ. Hạch toán
tương tự lúc phát hàng thẻ .
*Thủ tục gia hạn sử dụng thẻ
Khi hết hạn sử dụng thẻ, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng tiếp,
chủ thẻ lập giấy đề nghị xin gia hạn sử dụng thẻ kèm theo thẻ thanh toán
đã hết hạn sử dụng nộp vào ngân hàng phát hành.
Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu chấp nhận ngân hàng phát hành thẻ
đưa thẻ vào máy chuyên dùng để gia hạn sử dụng và trả lại thẻ cho khách
hàng.
3.5.2 Các bƣớc hƣớng dẫn đăng ký phát hành thẻ
*đối với khách hàng

Bước 1: đến chi nhánh hay các phòng giao dịch gần nhất
Bước 2 : điền đầy đủ thông tin vào giấy phát hành thẻ và hoàn thành đăng
ký theo hướng dẫn của giao dịch viên
Bước 3: Nhận phiếu hẹn
Bước 4 : Mang CMND hoặc hộ chiếu( thông tin khai trong tờ đăng ký )
đến nhận thẻ theo phiếu hẹn
Bước 5 đổi mã pin tại ATM của Vietinbank để kích hoạt và sử dụng thẻ


×