Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH CHUYÊN ĐỀ 8 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.85 KB, 23 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

CHUYÊN ĐỀ 8
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2005-2010
VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ
THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN NĂM 2011-2015; 2016-2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN
Các thành viên thực hiện:
- Ths. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện
- Ths. Trịnh Bửu Nam
- Ths. Nguyễn Hồng Thoa

HẬU GIANG - NĂM 2012


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục............................................................................ii
Danh sách bảng................................................................iv
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài......................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................2
3.2. Phương pháp phân tích...............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu....................................................................3
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu..........................................................................3
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu....................................................................3
5. Bố cục của đề tài.................................................................................................3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................4
1. Phân tích, khái quát hiện trạng cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang, giai
đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.........................................................................4
1.1. Tăng trưởng kinh tế....................................................................................4
1.2. Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực..............................................................4
1.3. Cơ cấu kinh tế phân theo thành phần..........................................................5
1.3.1. Tổng giá trị gia tăng của các thành phần kinh tế................................5
1.3.2. Hiệu quả đầu tư của tỉnh phân theo thành phần kinh tế......................6
1.3.3. Tình hình thu ngân sách ở các thành phần kinh tế.............................7
1.3.4. Hiện trạng phát triển TM-DV phân theo thành phần kinh tế..............8
2. Các yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế...........10
2.1. Tài nguyên thiên nhiên...............................................................................10
2.1.1. Khí hậu..............................................................................................10
2.1.2. Thủy văn............................................................................................10
2.1.3. Thổ nhưỡng........................................................................................10
ii


2.1.4. Khoáng sản........................................................................................10

2.1.5. Sinh vật..............................................................................................10
2.2. Dân số và lao động.....................................................................................11
2.3. Khả năng tham gia vào thị trường trong vùng, khu vực và thế giới............11
2.4. Khả năng điều hành, quản lý của chính quyền địa phương........................12
2.5. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế........................................................................12
2.6. Khoa học và công nghệ..............................................................................13
3. Đánh giá chung về cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang...........................13
3.1. Thành tựu...................................................................................................13
3.2. Hạn chế......................................................................................................13
4. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang theo
hướng cạnh tranh.................................................................................................14
4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang..................14
4.1.1. Quan điểm phát triển..........................................................................14
4.1.2. Mục tiêu phát triển.............................................................................15
4.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Hậu Giang......15
4.2.1. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia............................................15
4.2.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài..........................................................16
4.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội gắn với tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả...............................................................................................16
4.2.4. Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thành lập...........................16
4.2.5. Chính sách thu hút, phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh........17
4.2.6. Chính sách thu hút, đào tạo lao động.................................................17
KẾT LUẬN................................................................................................................. 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................19

iii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Tổng giá trị gia tăng phân theo khu vực (giá so sánh 1994)

4

2

Tổng giá trị gia tăng của các thành phần kinh tế (giá thực tế)

6

3

Chỉ số ICOR và VA/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang (giá thực tế)

6

4

Tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

8


5

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thương mại
(giá thực tế)

9

iv


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Trong những năm qua, kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đã có bước phát
triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình CNH, HĐH theo cương
lĩnh Đại Hội Đảng X và các Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ. Cùng với những kết
quả to lớn đã đạt được, vẫn còn những khó khăn, bất cập cần khắc phục trong
quá trình phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó là sự tác động của bối cảnh mới, sự
phát triển của ngành, các huyện, thị xã trong tỉnh ngày càng nảy sinh những yếu
tố mới năng động hơn, song thách thức và khó khăn cũng nhiều hơn. Và không
thể ngoại trừ yếu tố vĩ mô đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của
tỉnh, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 đến nay.
Cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh còn bộc lộ những mặt hạn chế như tỷ
trọng giữa các thành phần kinh tế chưa được phân bổ phù hợp với hướng phát
triển của tỉnh, chênh lệch tỷ trọng giữa các thành phần còn cao, doanh nghiệp tư
nhân còn quá ít trong khi đó tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước chiếm đại đa số.
Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Vì vậy, một yêu cầu
cấp thiết là phải có những điều chỉnh, bổ sung những định hướng mới trong
việc chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế nhằm phù hợp và đúng với yêu
cầu trong bối cảnh mới.
Chính vì vậy, chuyên đề “Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu các

thành phần kinh tế Hậu Giang giai đoạn 2005-2010 và nghiên cứu đề xuất các
giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng cạnh
tranh giai đoạn năm 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn năm 2025.” nhằm đưa
ra những đánh giá xác thực với thực trạng cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh; từ
đó, đưa ra những giải pháp trong việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
theo hướng đi phù hợp sẽ góp phần giải phóng sức sản xuất xã hội, thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước, từng bước hình thành một nền kinh tế nhiều thành
phần năng động, chuyển dịch theo hướng đi đúng với mục tiêu, góp phần giải
quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân, tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước. Ý nghĩa chuyên đề là thể hiện quyết tâm kinh tế, chính trị rất quan
trọng của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng tài
nguyên hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổng quát hiện trạng cơ cấu thành phần kinh tế Hậu Giang giai
đoạn từ 2005-2010 và nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu thành phần kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn năm 2011-2015; 20162020 và tầm nhìn năm 2025.
2.1. Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích, khái quát hiện trạng cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Hậu
Giang giai đoạn từ năm 2005-2010.
(2) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn đến
năm 2025.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan, ban ngành của Hậu Giang
như Ủy Ban nhân dân, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương

và các Sở khác nhằm phân tích, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội, cơ cấu thành
phần kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005-2010.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các
chuyên gia. Kết quả và góp ý phản biện của các chuyên gia là nguồn thông
tin quan trọng làm cơ sở đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
thành phần kinh tế Hậu Giang.
3.2. Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia.
Phương pháp thống kê: được vận dụng nghiên cứu trong đề tài để đánh
giá tình hình kinh tế-xã hội, cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2005-2010.
Phương pháp chuyên gia: thảo luận tay đôi với các chuyên gia nhằm đánh
giá các yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của
tỉnh, xác định các nguyên nhân thành công và hạn chế của cơ cấu thành phần
kinh tế những năm qua.

2


- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp
chuyên gia. Tổng hợp các kết quả đã phân tích ở mục tiêu 1 và kết hợp phương
pháp chuyên gia để đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
phù hợp với định hướng phát triển của Hậu Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Phân tích, khái quát hiện trạng cơ cấu thành phần kinh tế giai đoạn từ
năm 2005 đến năm 2010
- Xác định nguyên nhân thành công và hạn chế cơ cấu thành phần kinh tế
những năm qua.
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng

tăng năng suất, hiệu quả, và nâng cao năng lực cạnh tranh.
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 07/2012 đến 10/2012
- Thời gian của dữ liệu thứ cấp: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Thời gian của dữ liệu sơ cấp: từ 03/2012 đến 06/2012.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 phần:
- Mở đầu
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận

3


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Phân tích, khái quát hiện trạng cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Hậu
Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tỉnh Hậu Giang với sản xuất nông nghiệp là chính, qui mô sản xuất công
nghiệp và dịch vụ không lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt
11,74%. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 6,6 triệu đồng/người/năm của
năm 2005 lên 10,76 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, tăng 1,63 lần. Sản
xuất nông nghiệp ổn định, sản lượng lúa hàng hóa hàng năm vẫn đảm bảo trên 1
triệu tấn. Tỉnh đã đẩy mạnh công tác khuyến nông, mạnh dạn ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu
theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; đa dạng hóa các mô hình sản xuất
có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân.

1.2. Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực
Tổng giá trị gia tăng (VA) của tỉnh năm 2010 theo giá so sánh 1994 là
6.316 tỷ đồng, tăng gần 1,78 lần so với năm 2005 (năm gốc của kế hoạch 20062010). Tốc độ tăng trưởng VA bình quân thời kỳ 2006-2010 là 12,4%/năm, đạt
mục tiêu kế hoạch đề ra là 12-13%, trong đó lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ có bước chuyển biến khá rõ rệt và đạt được kế hoạch.
Bảng 1: Tổng giá trị gia tăng phân theo khu vực (giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khu vực

2005

2006

Khu vực I: Nông, lâm, thủy sản

1.577

1.658 1.597 1.774 1.846 1.921

Khu vực II: Công nghiệp & xây dựng

1.108

1.268 1.635 1.811 2.061 2.405

850

1.001 1.167 1.389 1.692 1.991

3.535


3.927 4.399 4.974 5.599 6.316

Khu vực III: Dịch vụ
Tổng cộng

2007

2008

2009

2010

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011.

Khu vực I (nông-lâm-thủy sản): so với đầu kỳ 2006, đến 2010 tăng 4,3%,
không đạt so với mục tiêu (7-7,5%). Tốc độ tăng trưởng chậm so với mục tiêu là

4


do khả năng trồng trọt đã khai thác hết, việc chuyển đổi cơ cấu sang chăn nuôi
và thủy sản mới bắt đầu chưa phát huy.
Khu vực II (công nghiệp và xây dựng): tăng khá nhanh với 16,9%/năm,
đạt mục tiêu đề ra (16-17%). Tốc độ khu vực II tăng nhanh là do phát triển mạnh
công nghiệp chế biến, các khu, cụm công nghiệp từ các năm trước thành lập đã
được phát huy.
Khu vực III (dịch vụ): tăng 18,4%, vượt mục tiêu (17-18%). Nguyên nhân
chủ yếu là do sự phát triển của ngành dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc và đặc

biệt bước đầu xuất hiện các dịch vụ tài chính - tín dụng.
1.3. Cơ cấu kinh tế phân theo thành phần
1.3.1. Tổng giá trị gia tăng của các thành phần kinh tế
Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của các thành phần kinh tế bình quân
thời kỳ 2006-2010 đạt 17,8%/năm. Đóng góp vào VA của tỉnh trong giai đoạn
này chủ yếu vẫn là thành phần kinh tế cá thể. Kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng khá
cao trong tổng VA của toàn tỉnh, từ 2005-2010 dao động trong khoảng từ 64
-71%, điều này cho thấy việc mở rộng đầu tư trong dân do có chính sách đúng
đã được phát huy ở Hậu Giang.
Tỷ trọng kinh tế nhà nước nằm trong khoảng từ 15-17% trong 5 năm qua
và chưa có sự chuyển dịch theo chiều hướng giảm (tính đến năm 2010 là 17%,
tăng 2% so với năm 2005). Kinh tế nhà nước của tỉnh đa phần tập trung vào một
số ngành quan trọng có tính dẫn dắt và phát huy làm đầu tàu nên hiệu quả mang
tính lâu dài, chưa thể hiện rõ trong những năm đầu tỉnh đi vào hoạt động; trong
đó, phần VA do Trung ương quản lý chiếm tỷ trọng còn nhỏ, từ 2005-2010 dao
động trong khoảng 8%-12%, còn lại do địa phương quản lý, chiếm tới 88-92%
tổng VA. Đây là hiện tượng phổ biến ở các tỉnh có tỷ trọng nông nghiệp lớn, dẫn
đến việc tham gia vào phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh của các Bộ, ngành
Trung Ương còn ít.
Tỷ trọng kinh tế tư nhân cũng không thay đổi nhiều tuy có chiều hướng
gia tăng nhưng ở tỷ lệ còn rất nhỏ, dao động trong khoảng 13-17%, trung bình
tăng từ 1-2%/năm, tỷ lệ này còn khiêm tốn, cho thấy quy mô của các doanh
nghiệp tư nhân trong tỉnh còn nhỏ.

5


Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào Hậu Giang chưa phát huy được
nhiều, tính đến năm 2010 mới khoảng 0,2% tổng VA trên địa bàn.


Bảng 2: Tổng giá trị gia tăng của các thành phân kinh tế (giá thực tế)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng VA
1-Kinh tế nhà nước
TĐ - TW quản lý
Địa phương QL
2-Kinh tế tập thể
3-Kinh tế cá thể
4-Kinh tế tư nhân

5.269,40
850,80
72,10
778,70
49,20
3.671

698,40

6.191,40
952,70
93,40
859,30
72,80
4.376
790

7.523,80
1.224,10
121,70
1.102,40
91,90
5.177
1.030,60

8.702,20
1.337,50
139,60
1.197,90
108,60
5.964
1.289,40

10.255,60
1.588,70
174,30
1.414,40

129,50
6.926
1.591,50

11.903,70
2.024,60
242,03
1.782,60
199,90
7.659,50
1.992,70

2,90

19,50

26,90

5-KT có vốn đầu tư
nước ngoài
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011.

1.3.2. Hiệu quả đầu tư của tỉnh phân theo thành phần kinh tế
Để đánh giá hiệu quả đầu tư giữa các thành phần kinh tế ta còn dựa vào
chỉ số ICOR để phân tích. Chỉ số ICOR càng cao thể hiện hiệu quả đầu tư càng
thấp. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư còn phụ thuộc vào nhiều tính chất đầu tư như:
tập trung đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp hay kết cấu hạ tầng.... Ngoài ra,
để đánh giá rõ hơn hiệu quả đầu tư, ta tìm hiểu chỉ số VA/vốn đầu tư giữa các
thành phần kinh tế; chỉ số VA/vốn đầu tư (GDP/vốn đầu tư) cho biết 1 đồng vốn
có thể làm ra bao nhiêu giá trị VA (hoặc GDP), như vậy VA/vốn đầu tư càng cao

thì càng hiệu quả, hệ số này ngược lại với chỉ số ICOR.
Bảng 3: Chỉ số ICOR và VA/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang (giá thực tế)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
I-Tổng đầu tư
-Vốn đầu tư KT nhà nước
-Vốn đầu tư KT ngoài NN
II-Tổng VA
-VA kinh tế nhà nước
-VA kinh tế ngoài nhà nước
III-ICOR
- ICOR KT nhà nước
- ICOR KT ngoài nhà nước

2005
2.100
871,1
1.228,9
5.269,3
850,7
4.418,6
3,8
2,6
2,8

Thời kỳ
2005-2010

Trong đó
2008


2010

28.403,8
6.911,1
21.492,8
49.846
7.978,3
41.867,7
3,8
4,8
3,1

6.221,3
1.258,4
4.962,9
8.702,2
1.337,5
7.364,8
5,3
3,5
4,7

7.611,0
1.522,2
6.088,8
11.903,7
2024.60
9.879,1
3,9

3,6
3,7
6


IV-VA/vốn
-VA/Đầu tư nhà nước
-VA/Đầu tư ngoài nhà nước

2,5
1,0
3,6

1,8
1,2
1,9

1,4
1,1
1,5

1,6
1,3
1,6

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2011.

Thông qua kết quả chỉ số ICOR và VA/vốn đầu tư, ta nhận thấy hiệu quả
đầu tư khu vực kinh tế nhà nước thấp hơn so với khu vực kinh tế ngoài nhà
nước. Cụ thể, chỉ số ICOR kinh tế nhà nước là 4,8 điều này có nghĩa phải đầu tư

4,8 đồng thì mới có được 1 đồng VA tăng thêm, còn ở khu vực kinh tế ngoài nhà
nước chỉ cần 3,1 đồng để có được 1 đồng VA tăng thêm, tương tự đối với tỷ số
VA/vốn đầu tư của kinh tế nhà nước (1,2) và kinh tế ngoài nhà nước (1,9).
Như vậy, ta thấy có sự chênh lệch về hiệu quả đầu tư giữa hai thành phần
kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước. Một nguyên nhân dễ nhận thấy về
hiệu quả đầu tư kinh tế nhà nước có chỉ số ICOR cao là do nhà nước đầu tư tập
trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình công nghiệp và đây lại là
những nhóm ngành mang tính hiệu quả lâu dài, điều này là cần thiết cho một
tỉnh mới như Hậu Giang nhằm đảm bảo hạ tầng phục vụ đời sống lâu dài cho
người dân trong tỉnh, tuy hiệu quả kinh tế phát huy chậm nhưng là những ngành
tạo cơ sở, tạo tiền đề thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Khu vực
kinh tế ngoài nhà nước có chỉ số ICOR thấp hơn, chỉ 3,1 (đầu tư 3,1 đồng để có
được 1 đồng VA tăng thêm), điều này thể hiện các nhà đầu tư tư nhân, hộ gia
đình chủ yếu chỉ đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại,
dịch vụ là những ngành đầu tư ít vốn hơn, thu lợi nhuận nhanh hơn.
1.3.3. Tình hình thu ngân sách ở các thành phần kinh tế
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Hậu Giang liên tục tăng qua các năm
và đạt 4.993,8 tỷ đồng năm 2010. Các nguồn thu chủ yếu từ kinh tế Trung ương,
kinh tế địa phương, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nguồn trợ cấp của
Trung ương. Do tỉnh mới thành lập từ 2004 nên nguồn thu của tỉnh đa phần là
nguồn trợ cấp từ Trung ương, nguồn vốn hỗ trợ cho mọi hoạt động trên địa bàn
như xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện cơ sở vật chất cho cơ quan ban
ngành,...Các nguồn thu còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn thu trong 5
năm qua của tỉnh.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2010 tăng gấp 3,7 lần so với
năm 2005; tỷ trọng thu ngân sách trên tổng VA (GDP) cũng có chiều hướng tăng
đặc biệt trong 2 năm cuối kỳ 2009-2010 và đạt cao nhất năm 2010 là 42%, nếu
7



so với năm 2005 thu ngân sách trên tổng VA tăng gấp 1,5 lần, với tốc độ tăng
này vẫn còn chậm hơn so với tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh qua 5 năm.
Bảng 4: Tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

5.269,4

6.191,4

7.523,8

8.702,2

10.255,6

11.903,7


1.358,6

2.304,5

2.460,3

2.377,2

3.186,5

4.993,8

Thu ngân sách/tổng VA

25,8

37,2

32,7

27,3

31

42

1. Thu từ kinh tế trung ương

13,5


9,9

14,3

15,3

29,4

29,8

2- Thu từ kinh tế địa phương

649,6

909,1

781,3

1.170,8

1.713,0

2.007,5

3- Thuế từ kinh tế có vốn ĐT
nước ngoài

0,1

0,125


0,592

0,548

0,517

3,64

695,3

1.385,3

1.664,1

1.190,5

1.443,6

2.952,9

I-Tổng giá trị gia tăng
(VA-giá thực tế)
II-Tổng thu ngân sách

4- Trợ cấp từ trung ương

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2011.

Trong cơ cấu thu ngân sách, bỏ qua phần trợ cấp từ Trung ương chiếm tỷ

lệ cao từ 45-67% tổng thu trong 5 năm qua, phần thu lớn nhất là thu từ kinh tế
địa phương, chiếm khoảng 32-54% tổng thu, các khoản này bao gồm: thu từ
kinh tế nhà nước do địa phương quản lý (khoảng 3,6%), thuế tiêu thụ công
nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (khoảng 9-10%), thuế sử
dụng đất nông nghiệp (0,02-0,04%), thuế thu nhập (khoảng 1,2-1,3%), thuế khác
(1,4-1,5%) và các khoản thu khác (khoảng 84-85%).
Các khoản thu còn lại như: thu từ kinh tế trung ương địa phương, kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này cho thấy kinh tế của các
Bộ, ngành trung ương chưa phát triển trên địa bàn tỉnh, còn quá ít số doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
1.3.4. Hiện trạng phát triển thương mại-dịch vụ của tỉnh Hậu Giang
phân theo thành phần kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ thương mại trên toàn
tỉnh tăng khá nhanh trong giai đoạn 2005-2010, tính đến năm 2010 đã tăng gấp 6
lần so với năm 2005 (cụ thể là 12.191 tỷ đồng ở năm 2010). Tuy nhiên, nếu xét
cụ thể giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
8


ngoài cho thấy hầu hết là chỉ có sự tham gia của khu vực kinh tế trong nước.
Điều này cho thấy Hậu Giang vẫn chưa thu hút được sự quan tâm và đầu tư từ
các doanh nghiệp nước ngoài.
Bảng 5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thương mại (giá thực tế)
ĐVT: Tỷ VND
Thành phần kinh tế
1. Khu vực KT trong nước
- Quốc doanh
- Tập thể
- Tư nhân
- Cá thể

2. Khu vực có vốn ĐTNN
Tổng cộng

2006

2007

2008

2009

2010

3.944
28
3,6
397,9
3.514,2
-

5.325
45
2,0
1.104,0
4.173,5
-

6.962
36
1,4

995,5
5.929,2
35

9.389
45
2,4
1.489,3
7.853,2
-

11.995
31
1,9
1.348,2
10.613,5
196

3.944

5.325

6.997

9.389

12.191

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2011.


Giữa các thành phần kinh tế trong nước, tổng mức bán lẻ và doanh thu từ
dịch vụ thương mại tăng chủ yếu từ thành phần kinh doanh cá thể (hộ gia đình),
đến năm 2010 có 31.541 cơ sở kinh doanh cá thể, chiếm gần 99% tổng số các cơ
sở kinh doanh. Điều này cho thấy chính sách khuyến khích kinh doanh của tỉnh
phát huy khá tốt.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và kinh doanh dịch vụ theo giá thực tế từ 2.664
tỷ đồng năm 2005 lên 12.191 tỷ đồng năm 2010. Trong đó, lực lượng cá thể (hộ
gia đình) đóng vai trò chủ lực và chiếm hầu hết thị trường bán lẻ (88% năm
2010), kế đến là khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể chiếm tỷ lệ nhỏ và có
chiều hướng giảm dần qua các năm. Cuối cùng là sự đóng góp từ khu vực kinh
tế quốc doanh chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ so với tổng mức bán lẻ và doanh thu
toàn tỉnh, kinh tế Hậu Giang là nền kinh tế bắt nguồn từ nông nghiệp là chủ đạo,
mọi bước chuyển dịch sang công nghiệp hóa và hiện đại hóa vẫn còn đang trên
đà hoàn thiện và phát triển. Khu vực kinh tế quốc doanh còn trong giai đoạn
hoàn thiện bộ máy và đầu tư lâu dài nên giá trị về lợi nhuận từ thành phần kinh
tế này còn thấp và chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các thành phần kinh tế khác.
Đánh giá chung về cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang, nhận thấy
rằng kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu; tuy nhiên, hiệu quả từ kinh tế nhà
nước mang lại cho tỉnh lại không tương xứng. Kết quả phân tích từ 2005 đến
2010 cho thấy, hiệu quả đầu tư vốn, doanh thu từ thương mại dịch vụ tăng
trưởng và chiếm tỷ trọng cao ở các thành phần kinh tế cá thể và tư nhân. Điều
này cho thấy kinh tế nhà nước chưa mang lại hiệu quả thiết thực như mong
9


muốn. Đây là một trong những nguyên nhân mà tỉnh cần phải có những giải
pháp chuyển dịch cơ cấu từ nhà nước sang tư nhân, cá thể; và đặc biệt là cần đẩy
mạnh thu hút đầu tư từ thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vực dậy sự
tăng trưởng, góp phần thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên toàn tỉnh.
2. Các yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

2.1 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Khí hậu
Hậu Giang nằm trong vùng khí hậu chung của Đồng bằng sông Cửu Long
với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết phân hóa thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Nền nhiệt độ dồi dào, biên độ nhiệt ngày-đêm nhỏ, ít thiên tai nên
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển, song cũng có nhiều khó khăn về
nước theo mùa. Vì vậy, phát triển nông nghiệp Hậu Giang cần chú trọng đầu tư
đồng bộ hệ thống thủy lợi, cơ giới hóa, trang bị kỹ thuật cho phơi sấy, tồn trữ và
bảo quản nông sản, chú trọng chọn tạo giống mới, kỹ thuật canh tác để thu
hoạch rải vụ nhiều loại cây trồng trong năm.
2.1.2. Thủy văn
Hậu Giang chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống dòng chảy: hệ thống sông Hậu
và hệ thống sông Cái Lớn, chế độ thủy văn của tỉnh khá phức tạp. Ngoài ra, còn
hệ thống kênh rạch với các kênh chính là kênh Xà No, kênh Nàng Mau, kênh
Cái Côn - Quản Lộ Phụng Hiệp, trục Bốn Tổng - Một Ngàn - Bún Tàu và hệ
thống sông rạch tự nhiên ảnh hưởng triều cường. Trong thời gian tới, do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng lên cộng với Trung Quốc đang
xây đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông dẫn đến ngập lụt nặng, xâm
nhập mặn sâu, ... sẽ tác động rất lớn đến sản xuất ở vùng ĐBSCL, trong đó có
Hậu Giang.
2.1.3. Thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của Hậu Giang là 160.059 ha, bao gồm đất
mặn, đất phèn, đất phù sa và đất lập liếp; trong đó đất phù sa chiếm diện tích lớn
nhất (37,8%), rất thuận lợi cho sản xuất thâm canh lúa và đa dạng hóa nông
nghiệp, phát triển nhiều loại cây trồng.
2.1.4. Khoáng sản

10



Khoáng sản ở Hậu Giang tương đối hạn chế, chỉ bao gồm cát, nước
khoáng, sét và than bùn. Trữ lượng cát khoảng 2,5-3 triệu m 3 được khai thác cho
việc san lấp các mặt bằng xây dựng, sét được dùng làm gạch và ngói.
2.1.5. Sinh vật
Tỉnh đã hình thành khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo
tồn nghiên cứu khoa học tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đang từng bước
khôi phục và bảo tồn hệ thống động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và vùng
trũng nước ngọt.
Nhìn chung, tài nguyên thiên nhiên ở Hậu Giang thuận lợi cho việc bố trí
hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi
theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn và cải thiện chất lượng
sản phẩm. Địa bàn có nhiều vùng sinh thái đặc trưng là nơi xây dựng khu bảo
tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, góp phần vào định hướng phát triển nông
nghiệp bền vững.
2.2 Dân số và lao động
Dân số tỉnh Hậu Giang năm 2010 là 762.125 người. Trong đó, nam chiếm
50,38%, nữ là 49,62%. Tổng số lao động xã hội của tỉnh rất dồi dào 568.673
người (74,6% dân số). Chính vì vậy, nếu tỉnh phát triển mạnh mẽ kinh tế, tạo ra
nhiều việc làm thì đây là lực lượng quan trọng tạo ra của cải vật chất xã hội của
tỉnh; ngược lại, kinh tế phát triển chậm, sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực cho xã hội.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 425.536 người., tỷ lệ
lao động trong độ tuổi còn đi học tương đối cao, chiếm 13,16% lao động xã hội,
nếu được đào tạo tốt sẽ là nguồn nhân lực nòng cốt cho sự nghiệp phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh.
2.3. Khả năng tham gia vào thị trường trong vùng, khu vực và quốc tế
Hậu Giang là trung tâm của Tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, thuận lợi mở
rộng giao lưu và phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận. Phía Bắc giáp thành phố
Cần Thơ-trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phía Nam giáp tỉnh
Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và sông Hậu-trục đường thủy chính

vào Cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.
Mạng lưới giao thông thủy bộ thông suốt đã nối liền Hậu Giang với các tỉnh
trong vùng và cả nước với nhiều tuyến quan trọng như: trục quốc lộ 1A, lộ 61,
Nam sông Hậu; trục đường thủy sông Hậu; kênh Xà No, kênh Quản Lộ-Phụng
Hiệp là đường thủy quốc gia từ TP.HCM xuyên đồng bằng đổ ra biển, nối các

11


tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đi Campuchia, biển Đông và các nước trong
vùng.
Tuy nhiên, Hậu Giang vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến khả năng
giao lưu. Quốc lộ 1A, sông Hậu, kênh Xà No chỉ nằm ở vùng rìa phía Bắc và
phía Tây của tỉnh, trong đó, phần quốc lộ 1A và sông Hậu đi qua địa bàn rất
ngắn; trục trung tâm của tỉnh là quốc lộ 61 và kênh Nàng Mau có mật độ giao
thông chưa cao; trục Quản Lộ-Phụng Hiệp hiện vẫn chưa phát triển mạnh; các
trục hành lang ven biển Tây (quốc lộ 61, quốc lộ 63, đường Hồ Chí Minh, hành lang
ven biển) đi sát địa bàn tỉnh hiện chưa được nâng cấp hoặc xây dựng mới.
2.4. Khả năng điều hành, quản lý của Chính quyền địa phương
Các thành phần kinh tế được quan tâm và tạo điều kiện phát triển, tỉnh đã
sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân phát triển; vì thế, thời gian qua, cả hai thành phần kinh tế này
phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Tỉnh cũng đã có những chính sách
đúng đắn, phù hợp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Với những cố gắng đó, vị trí của
Hậu Giang trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đã được cải
thiện từ khá chuyển sang tốt trong giai đoạn 2007-2010. Năm 2007 xếp thứ
19/64 tỉnh, thành; năm 2008 xếp thứ 24/64 tỉnh, thành; năm 2009 xếp thứ 13/63
tỉnh, thành và đến năm 2010 vượt lên xếp thứ 8/63 tỉnh, thành.
2.5. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế

Chính sách đổi mới kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể trong sự
phát triển của Việt Nam, giúp Việt Nam ngày càng tiến sâu vào nền kinh tế thế
giới, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), tham gia vào mậu dịch tự do (AFTA), hợp tác kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại với Mỹ, trở
thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam cũng đã
thiết lập quan hệ song phương với tất cả các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới
như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Nga, v.v. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ
tạo ra môi trường kinh doanh mới, tác động đến toàn bộ nền kinh tế-xã hội cả
nước.
Kinh tế thế giới sau khi suy giảm mạnh vào năm 2001 với tốc độ tăng
trưởng kinh tế chỉ đạt 2,2%, đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Theo
báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế thế giới từ năm
2002-2007 lần lượt là 2,8%, 3,6%, 4,9%, 4,4%, 5% và 4,9%. Tuy nhiên, cuối
năm 2007 những dấu hiệu của sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã được báo trước,
12


đó là kinh tế Mỹ bị trượt dốc và đứng trước suy thoái, rồi thiên tai, dịch bệnh và
những bất ổn về chính trị xảy ra trên khắp thế giới. Đến năm 2008, kinh tế thế
giới lâm vào bão lớn với khởi nguồn từ khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ,
sau đó lan rộng ra khắp toàn cầu. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, sau mỗi cuộc
khủng hoảng đã chỉ ra những khiếm khuyết của mỗi nền kinh tế và đó là lúc phải
điều chỉnh, sửa chữa bằng cách tái cơ cấu lại nền kinh tế.
2.6. Khoa học và công nghệ
Khoa học-công nghệ phát triển nhanh là động lực thúc đẩy quá trình cải tổ
và tái cơ cấu lại nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Ở Việt nam, khoa học và công nghệ
đã đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy ứng dụng và đổi mới công nghệ của
các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội, nhất là công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vận tải, xây dựng, y học, thông tin và truyền thông. Bên cạnh những thành tựu

nổi bật nêu trên, khoa học và công nghệ nước ta còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa
thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Đầu tư cho KH&CN còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Hiện nay,
tổng đầu tư xã hội dành cho KH&CN mới chỉ đạt sấp xỉ 1% GDP, trong đó ngân
sách nhà nước chiếm khoảng 2/3. So với các quốc gia đang phát triển khác thì
mức đầu tư này là khiêm tốn, chẳng hạn ở Trung Quốc đạt khoảng 1,75% GDP,
một số nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đạt khoảng
trên 2% GDP và chủ yếu là từ doanh nghiệp.
3. Đánh giá chung về cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang
3.1. Thành tựu
- Lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, dịch vụ có bước chuyển biến rõ rệt, tỷ
trọng khu vực I (nông-lâm-thủy sản) có xu hướng giảm dần trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh.
- Chính quyền địa phương đã vận dụng khá tốt các cơ chế chính sách của
Đảng và Chính phủ đã ban hành để phát triển các thành phần kinh tế, chú trọng
phát triển các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
3.2. Hạn chế
- Kinh tế Nhà nước với vai trò dẫn dắt, làm đầu tàu nhưng hiệu quả hoạt
động còn thấp; việc sắp xếp, đổi mới còn chậm, độc quyền nhà nước đã được
biến thành độc quyền kinh doanh của nhiều tổng công ty nhà nước.
- Kinh tế tập thể về số lượng gần đây tăng lên, nhưng tỷ trọng về nhiều
chỉ tiêu chủ yếu còn thấp.
13


- Kinh tế tư nhân tuy có chiều hướng gia tăng nhưng thực tế đưa vào hoạt
động còn ít, quy mô còn nhỏ bé.
- Kinh tế cá thể mặc dù có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh nhưng quy mô của thành phần kinh tế này vẫn còn nhỏ. Việc

tích tụ ruộng đất, vốn của các hộ chủ có khá hơn nhưng chưa có khả năng nâng
lên thành doanh nghiệp.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát huy được nhiều, tính đến
năm 2010 mới khoảng 0,2% tổng VA trên địa bàn.
4. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Hậu
Giang theo hướng cạnh tranh
4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang
Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
16/05/2006 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu
Giang đến năm 2020 đã xác định quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh.
4.1.1. Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2006
- 2020 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng
bằng sông Cửu Long và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả
nước; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo; giữa phát triển sản xuất và mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm; giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc
phòng; giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ trọng
hàng hóa; tăng cường sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thông qua phát huy
vai trò của khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người tương đương mức thu nhập bình
quân của Vùng và cả nước, nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI).
Tập trung đầu tư phát triển toàn diện và hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn Tỉnh trong thời kỳ Quy hoạch.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, huy
động tối đa nội lực và thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát triển nhanh khoa


14


học - công nghệ, nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ
đời sống nhân dân và mở rộng xuất khẩu.
Thực hiện chiến lược con người thông qua phát triển đồng bộ kết cấu hạ
tầng kinh tế - văn hóa - xã hội; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu và các đối
tượng chính sách; tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, đẩy lùi tệ
nạn xã hội.
Đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp với giữ vững an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế
- xã hội, Hậu Giang có vai trò quan trọng về trung chuyển, luân chuyển và giao
lưu kinh tế của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, Bắc bán đảo Cà Mau về các lĩnh vực
phát triển nền nông nghiệp kỹ thuật cao, các dịch vụ đào tạo, y tế, vận tải hàng hóa,
phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, súc sản.
4.1.2. Mục tiêu phát triển
Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng
nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Xây dựng Hậu Giang trở thành tỉnh có
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện, xã hội
văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh quốc phòng được giữ vững,
phấn đấu trở thành tỉnh phát triển mạnh trong khu vực và cả nước.
4.2 Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh HG
Đặt mục tiêu trọng tâm là chú trọng vào chuyển dịch cơ cấu thành phần
kinh tế từ nhà nước sang ngoài nhà nước, tập trung hơn nữa kinh tế tư nhân, cá
thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải

pháp sau:
4.2.1. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia
- Khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp cổ phần thông qua việc
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp cổ phần
mới; để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong nền kinh tế tạo đà huy động vốn đầu tư từ thành phần kinh tế này.

15


- Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển, không hạn
chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xoá bỏ triệt để mọi hình thức
phân biệt đối xử, tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi. Khuyến khích
phát triển các doanh nghiệp tư nhân lớn. Hỗ trợ khuyến khích phát triển các
doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động các nguồn lực và phát huy các lợi thế
của thành phần kinh tế này. Thu hút tư nhân mua cổ phần của các doanh nghiệp
nhà nước, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của
nền kinh tế như: kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục.
- Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới. Đa dạng hóa hình thức sở hữu
trong kinh tế tập thể, hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Liên minh hợp tác
xã, Liên hiệp hợp tác xã. Khuyến khích, huy động xã viên tăng vốn góp, vay vốn
của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn vốn khác để không ngừng tăng vốn
lưu động và vốn đầu tư phát triển.
4.2.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư,
kinh doanh trên địa bàn tỉnh bằng cách tạo ra những cơ hội kinh doanh, mở rộng
hội nhập, hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Tạo điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tham
gia hoạt động và mở rộng hệ thống, chi nhánh ở tỉnh.
- Thu hút trên cơ sở có chọn lọc những doanh nghiệp nước ngoài thật sự

mang lại hiệu quả lâu dài, không ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng cuộc
sống của người dân.
4.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội gắn với tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả
- Xây dựng các danh mục dự án do địa phương quản lý để tập trung đầu
tư hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn.
- Chú trọng chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản
xuất tạo điều kiện giúp các thành phần kinh tế tăng trưởng được thuận lợi.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng thời ban hành các
chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật vào thành
phần kinh tế nhà nước.
- Tăng cường các biện pháp để huy động vốn vay ODA phục vụ phát triển
kết cấu hạ tầng.

16


- Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng mới các khu chức năng như: cụm công
nghiệp, khu thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thể dục thể
thao và các tiện ích công cộng, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
4.2.4. Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thành lập
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách hành chính trên cơ sở
rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở, Ban, ngành của Tỉnh và các
quận, huyện; tạo cơ chế phối hợp, nâng cao trách nhiệm giữa các cơ quan có liên
quan trong công tác quản lý nhà nước, trước hết là quy trình giải quyết thủ tục
hành chính.
- Thực hành triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích lũy
đầu tư từ ngân sách tỉnh. Lồng ghép các chương trình mục tiêu và chương trình
quốc gia trên địa bàn Tỉnh để sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát

vốn.
4.2.5. Chính sách thu hút, phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh
Tổ chức hội chợ, trung tâm thương mại định kỳ nhằm thu hút doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia, khuyến khích các nhà đầu tư mới có điều
kiện tiếp cận, trao dồi, học hỏi kinh nghiệm; từ đó kích thích sự gia nhập ngành
vào lĩnh vực kinh doanh.
4.2.6. Chính sách thu hút, đào tạo lao động
- Hiệu quả từ hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế nhà nước chưa cao nên cần có chính sách thu hút nguồn tài lực ở các lĩnh
vực theo chuyên môn đào tạo.
- Thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ
nhân viên ở các thành phần kinh tế, trong đó cần thiết phổ cập và bổ túc kiến
thức chuyên ngành cho cán bộ chưa đạt trình độ theo tiểu chuẩn bắt buộc.
- Cần có chế độ và chính sách lương hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên
môn, tính chất công việc nhằm thu hút lực lượng tri thức có chuyên môn giỏi về
tỉnh, góp phần nâng cao trình độ tại các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh.

17


KẾT LUẬN

Qua 10 năm xây dựng và phát triển, Hậu Giang đã đạt được những thành
tựu đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm đạt 11,74%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 tăng 1,63 lần so với
năm 2005. Sản xuất nông nghiệp ổn định, sản lượng lúa hàng hóa hàng năm vẫn
đảm bảo trên 1 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng VA bình quân thời kỳ 2006-2010 là
12,4%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 12-13%, trong đó lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ có bước chuyển biến khá rõ rệt, tỷ trọng khu vực I

(nông-lâm-thủy sản) có xu hướng giảm dần trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong
phát triển các thành phần kinh tế, địa phương chú trọng đầu tư phát triển các
thành phần kinh tế ngoài Nhà nước bởi đây là sự phát triển tất yếu của xã hội
theo tiến trình xã hội hóa kinh tế toàn cầu.
Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế Hậu Giang thời gian qua cho
thấy còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng chủ
yếu; tuy nhiên, hiệu quả từ kinh tế nhà nước mang lại cho tỉnh lại không tương
xứng. Hiệu quả đầu tư vốn, doanh thu từ thương mại dịch vụ tăng trưởng và
chiếm tỷ trọng cao ở các thành phần kinh tế cá thể và tư nhân. Kinh tế tập thể có
khả quan hơn, nhưng tỷ trọng về nhiều chỉ tiêu chủ yếu còn thấp. Kinh tế tư
nhân tuy có chiều hướng gia tăng nhưng thực tế đưa vào hoạt động còn ít, quy
mô còn nhỏ bé. Kinh tế cá thể mặc dù có những đóng góp đáng kể vào sự phát
triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhưng quy mô của thành phần kinh tế này vẫn còn
nhỏ. Việc tích tụ ruộng đất, vốn của các hộ chủ có khá hơn nhưng chưa có khả
năng nâng lên thành doanh nghiệp. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát
huy được nhiều, tính đến năm 2010 mới khoảng 0,2% tổng VA trên địa bàn.
Thực trạng đó đòi hỏi cần có những giải pháp thiết thực phát triển các thành
phần kinh tế theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Các nhóm
giải pháp phát triển cho từng loại thành phần kinh tế kết hợp với những chính
sách hỗ trợ của địa phương như phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn
với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh
18


nghiệp hoạt động hiệu quả, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thành lập,
chính sách thu hút, phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh, chính sách thu
hút và đào tạo lao động cho các thành phần kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Cục Thống Kê Hậu giang, niên giám thống kê năm 2011, 2012
[2] Sở KH&ĐT, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm
2020
[3] Đảng Bộ tỉnh hậu Giang, văn kiện đại hội Đảng Bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ
12 nhiệm kỳ 2010-2015
[4] Đảng Bộ tỉnh Hậu Giang, nghị quyết đại hội Đảng Bộ tỉnh Hậu Giang lần
thứ 12 nhiệm kỳ 2010-2015
[5] Nguyễn Quang Thái, Tham luận tại hội thảo đề tài “Nghiên cứu đề xuất các
giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh từ năm 2011-2020 và tầm nhìn
đến năm 2025”

.

19



×