Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của siêu thị Big C Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.3 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
XTTM Xúc tiến thương mại
DNTM Doanh nghiệp thương mại
TTTM Trung tâm thương mại
QCTM Quảng cáo thương mại
VN Việt Nam
VNĐ Việt Nam đồng
WTO World Trade Organization
USD United States Dollar
LỜI MỞ ĐẦU
3
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay hoạt động xúc
tiến thương mại với các công cụ hữu hiệu sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm
được dễ dàng hơn, đảm bảo cho nghiệp vụ tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng trở nên quan
trọng trong chiến lược Marketing của các công ty. Tuy nhiên các công cụ của
xúc tiến thương mại là một biến số kinh doanh, nó chỉ đem lại hiệu quả khi
vận hành một cách hợp lý.
Qua quá trình thực tập, nghiên cứu các hoạt động kinh doanh tại siêu
thị Big C Thăng Long tôi thấy được vai trò của các hoạt động xúc tiến thương
mại, để khắc phục những thiếu sót và tăng hiệu quả kinh doanh, đáp ứng tốt
nhu cầu khách hàng.
Xuất phát từ thực tế tôi đã chọn đề tài: "Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương
mại của siêu thị Big C Thăng Long ” làm chuyên đề thực tập của mình.
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận thì bố cục gồm 3


chương:
Chương I: NHỮNG CƠ SỞ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI CỦA SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG
MẠI CỦA SIÊU THỊ BIG C THĂNG
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY
MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA SIÊU THỊ BIG C
THĂNG LONG
CHƯƠNG I – NHỮNG CƠ SỞ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC
TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG
4
1.1 - Vai trò của xúc tiến thương mại trong hoạt động kinh doanh
Xúc tiến thương mại (XTTM) là các hoạt động có chủ đích trong lĩnh
vực marketing của các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại. XTTM bao gồm các hoạt động
như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ, triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ
công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác.
1.1.1 – Sự cần thiết của hoạt động xúc tiến thương mại trong hoạt động
kinh doanh của công ty.
Trong cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên quan hệ cung cầu;
cạnh tranh là vấn đề bất khả kháng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt do sự
vận động của môi trường kinh doanh, trên thị trường thường xuất hiện những
cơ hội kinh doanh mới, đồng thời làm mất đi cơ hội kinh doanh hiện có của
các doanh nghiệp. Khác với cơ chế quản lý kế hoạch tập trung, các doanh
nghiệp thương mại (DNTM) phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả quá trình
kinh doanh của mình. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị
trường,các DNTM cần phải đạt được ba mục tiêu cơ bản: mục tiêu lợi nhuận,
mục tiêu vị thế và mục tiêu an toàn. Để đạt được các mục tiêu trên, một mặt
các DNTM phải nghiên cứu thị trường, xác định thị trường kinh doanh của
doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ hành vi mua sắm của khách hàng, đưa ra cách

đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất trong điều kiện có thể. Mặt
khác, để có khả năng thắng thế trên thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp
cần phải tăng trưởng thường xuyên, đổi mới thường xuyên. Để tăng trưởng và
đổi mới, các doanh nghiệp cần phải không ngừng tìm kiếm các cơ hội kinh
doanh hấp dẫn mới đối với doanh nghiệp, kinh doanh phải có lợi nhuận.
Hoạt động thương mại của các doanh nghiệp thời kỳ này có sự thay đổi
về chất. Vấn đề tự do hóa thương mại từng bước được hình thành. Trừ một số
hàng chiến lược mang tính quốc gia có ảnh hưởng lớn đến sự cân đối của nền
kinh tế quốc dân, hàng hóa được tự do buôn bán. Thị trường nước ngoài được
mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Để thích ứng với cơ chế
5
mới, các doanh nghiệp phải nghiên cứu cung cầu hàng hóa và xu hướng vận
động của môi trường kinh doanh, tìm cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng theo đúng triết lý kinh doanh của nền kinh tế hàng hóa. Muốn
vậy, các doanh nghiệp phải vận dụng marketing vào hoạt động sản xuất nói
chung và hoạt động thương mại nói riêng.
Nhờ có hoạt động marketing, các DNTM có khả năng tìm kiếm cho
mình thị trường trọng điểm thích hợp với khả năng đáp ứng của doanh
nghiệp. Thông qua hành vi mua sắm của khách hàng, các DNTM tìm ra cách
thức chinh phục khách hàng một cách có hiệu quả. DNTM muốn đạt được
hiệu quả kinh doanh không thể không ứng dụng marketing-mix.Marketing
chính là nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
Xúc tiến thương mại là một trong những nội dung quan trọng trong
marketing thương mại. Do đó, để đạt được mục tiêu trong kinh doanh, các
doanh nghiệp thương mại phải thực hiện tốt xúc tiến thương mại.
1.1.2 – Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương
mại
Xúc tiến thương mại là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các DNTM nói
riêng. Đối với mỗi quốc gia, xúc tiến thương mại một mặt giúp cho nền kinh

tế tăng trưởng và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hóa gia tăng.Mặt
khác, thông qua xúc tiến thương mại, mỗi quốc gia có điều kiện để mở rộng
giao lưu kinh tế với các quốc gia khác.
Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, xúc tiến thương mại sẽ giúp
cho các DNTM có cơ hội phát triển mối quan hệ thương mại với các bạn hàng
trong nước, cũng như các bạn hàng quốc tế. Thông qua xúc tiến thương mại
các DNTM có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, thiết lập hợp lý các mối quan
hệ kinh tế trong mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, thông qua xúc tiến thương
mại các DNTM có thêm thông tin về thị trường, có điều kiện để nhanh chóng
phát triển kinh doanh và hội nhập vào kinh tế khu vực cũng như kinh tế thế
6
giới. Ví dụ: nhờ có xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp thương mại có
thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Qua đó, doanh
nghiệp thương mại có hướng đổi mới kinh doanh, đầu tư công nghệ mới vào
hoạt động kinh doanh.
Xúc tiến thương mại góp phần kích thích lực lượng bán hàng của các
DNTM, nâng cao hiệu quả bán hàng. Thông qua xúc tiến thương mại, các nỗ
lực bán hàng của nhân viên bán hàng sẽ trở nên thuận tiện hơn.
Xúc tiến thương mại kích thích người tiêu dùng mua sắm sản phẩm mà
doanh nghiệp kinh doanh nhiều hơn, DNTM ngày càng được khách hàng ưa
chuộng hơn. Qua đó, DNTM có khả năng hướng dẫn thị hiếu của khách hàng.
Thông qua xúc tiến thương mại, tài sản vô hình của doanh nghiệp ngày càng
được tích lũy thêm. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu
quả kinh doanh của DNTM, một vấn đề mang tính quyết định đến sự tồn tại
và phát triển lâu dài của doanh nghiệp là: DNTM phải tổ chức tốt hoạt động
xúc tiến thương mại.
Xúc tiến thương mại là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị
trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các DNTM trên thị
trường. Thông qua xúc tiến thương mại, các DNTM tiếp cận được với thị
trường tiềm năng của mình, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông

tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của
mình và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Hoạt động xúc tiến sẽ tạo
ra hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trong con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh
tranh của DNTM nhờ đó mà không ngừng tăng lên.
Xúc tiến thương mại là cầu nối giữa khách hàng và doanh
nghiệp.Thông qua xúc tiến, các DNTM có điều kiện để nhìn nhận về ưu điểm
của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở
để ra quyết định kịp thời, phù hợp.
Xúc tiến thương mại chỉ phát huy được các vai trò trên khi các doanh
nghiệp tổ chức tốt hoạt động xúc tiền thương mại. Nếu các doanh nghiệp
7
không làm tốt các công tác xúc tiến thương mại, không những các doanh
nghiệp không thu được kết quả như dự kiến mà còn có thể làm tổn hại đến kết
quả kinh doanh. Do dó, khi tiến hành xúc tiến thương mại các doanh nghiệp
cần thực hiện một cách khoa học trong từng khâu, từng bước thực hiện.
1.2 - Khái quát nội dung hoạt động xúc tiến thương mại
1.2.1 – Chương trình khuyến mại
Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến bán
hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách
dành những lợi ích nhất định cho khách hàng
Khuyến mại là công cụ khá quan trọng trong hệ thống công cụ xúc tiến.
Nó là hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo. Các doanh nghiệp sử dụng
khuyến mại nhằm kích thích khách hàng tiến tới hành vi mua sắm; thông
thường, nó được sử dụng cho hàng hóa mới được tung ra thị trường, áp lực
cạnh tranh cao, đặc biệt là các sản phẩm có đơn giá thấp mà có doanh thu cao.
Những người làm marketing sẽ đạt được mục đích kích thích tiêu thụ
trong thời gian ngắn khi hoạt động tổ chức khuyến mại. Thông qua các kỹ
thuật khuyến mại, doanh nghiệp sẽ thu hút những người tiêu dùng mới, kích
thích những người mua trung thành kể cả những người thỉnh thoảng mới mua,
làm khách hàng đến cửa hàng bán lẻ nhiều hơn, tăng tỷ phần tiêu thụ của công

ty trên thị trường, khuyến khích sử dụng lại hoặc tiêu dùng nhiều hơn…
Các hình thức khuyến mại trong kinh doanh thương mại mà các DNTM
cố thể sử dụng như:
+ Giảm giá
+ Phiếu mua hàng
+ Trả lại một phần tiền
+ Thương vụ có chiết giá nhỏ
+ Thi cá cược, trò chơi
+ Phần thưởng cho các khách hàng thường xuyên
8
+ Quà tặng,…
Tùy theo từng mục tiêu của doanh nghiệp, mục tiêu marketing mà xác
định mục tiêu cho khuyến mại. Với mỗi đối tượng của xúc tiến, doanh nghiệp
thương mại có những mục tiêu riêng. Thông thường mục tiêu của doanh
nghiệp thương mại bao gồm: làm cho khách hàng đến cửa hàng bán lẻ nhiều
hơn, tăng tỷ phần tiêu thụ của doanh nghiệp thương mại trên thị trường, kích
thích khách hàng tăng lượng hàng đặt mua trong thời gian nhất định, kích
thích khách hàng mua hàng của doanh nghiệp chứ không phải mua hàng của
doanh nghiệp khác và cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Trong số các
mục tiêu của xúc tiến đã được nói trên, tùy theo từng thời kỳ, tùy vào mục
tiêu marketing cho thị trường mục tiêu trước mắt hay lâu dài, tùy thuộc vào
thời gian và không gian cụ thể, doanh nghiệp lựa chọn cho đợt xúc tiến bán
với mục tiêu cụ thể.Việc lựa chọn mục tiêu đúng hay sai sẽ lien quan nhiều
đến vấn đề hiệu quả của xúc tiến sau này.
1.2.2 – Quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại (QCTM) là hoạt xúc tiến thương mại của
thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ của mình.
QCTM là một hình thức truyền tin thương mại nhằm đem đến cho
những người nhận tin những hiểu biết cần thiết về sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ bằng những phương tiện thông tin đại chúng để lôi cuốn người mua.
Như vậy, QCTM là hình thức truyền tin một chiều và phải trả tiền, là
sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa. Đối tượng mà quản cáo nhằm vào
là một nhóm khách hàng nào đó hoặc đại đa số công chúng. Thông điệp
quảng cáo được các phương tiện thông tin đại chúng truyền tải như: đài phát
thanh, tivi, báo chí… đến khách hàng tiềm năng. Mục đích của quảng cáo
9
nhằm lôi cuốn khách hàng, giúp doanh nghiệp bán hàng được nhanh và nhiều
hơn.
1.2.3 – Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ là hoạt động XTTM của thương
nhân; dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa để giới thiệu với khách
hàng về hàng hóa, dịch vụ đó. Như vậy trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
là quyền của thương nhân, của chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam. Họ có thể tự mình hoặc thuê người khác giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ
của mình.
Các văn phòng đại diện của thương nhân không được giới thiệu trưng
bày hàng hóa dich vụ của thương nhân do mình đại diện trừ việc trưng bày tại
chính trụ sở của văn phòng đại diện đó, trường hợp được ủy quyền của
thương nhân, văn phòng đại diện phải ký hợp đồng.
Những thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại
tại Việt Nam phải thuê thương nhân Việt Nam để thực hiện.
Các hình thức trưng bày triển lãm được sử dụng như:
• Mở phòng giới thiệu trưng bày hàng hóa dịch vụ.
• Trưng bày giới thiệu hàng hóa tại các trung tâm thương mạihoawcj
các hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa, nghệ thuật.
• Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.
• Trưng bày hoàng hóa dịch vụ trên Internet hoặc các hình thức khác
theo quy định của pháp luật.
1.2.4 – Hội chợ, triển lãm thương mại

Hội chợ thương mại là một hoạt động XTTM tập trung trong thời gian
và địa điểm nhất định, trong đó cá nhân hay tổ chức kinh doanh trưng bày
hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng
hóa.
10
Như vậy, hội chợ là hoạt động mang tính định kỳ được tổ chức tại một
điểm, thời gian nhất định, là nơi người bán và người mua trực tiếp giao dịch
mua bán.
Triển lãm thương mại là một hoạt động XTTM thông qua việc trưng
bày hàng hóa, tài kiệu về hàng hóa để giới thiệu quảng cáo nhằm mở rộng và
thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa.
Triển lãm có hình thái gần giống như hội chợ nhưng triển lãm và hội
chợ có sự khác biệt cơ bản.
- Mục đích của người tham gia triển lãm không phải là bán hàng tại chỗ
mà chủ yếu để giới thiệu, quảng cáo. Mục đích của người tham gia hội chợ
trước hết để bán được hàng hóa sau đó mới đến mục tiêu khác như thiết lập
các mối quan hệ làm ăn, quảng cáo…
- Khi tổ chức triển lãm, doanh nghiệp cần mang tới triển lãm những
hình ảnh.
- Các triển lãm thường ít có định kỳ như hội chợ. Trước đây trong cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, hầu hết các doanh nghiệp chỉ tham gia vào hoạt
động triển lãm, rất ít có cơ hội để tham gia vào hội chợ.
Ngày nay hội chợ, triển lãm là hoạt động phát triển mạnh. Hội chợ và
triển lãm thường được tổ chức phối hợp với nhau trong cùng một thời gian và
không gian và gọi là hội chợ triển lãm.
1.2.5 – Bán hàng trực tiếp
Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp trực
tiếp giữa người bán hàng và khách hàng tiềm năng. Trong đó người bán hàng
có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền.
Các loại đại diện bán hàng:

- Người giao hàng: Đây là loại nhân viên chuyên đi giao sản phẩm cho
khách hàng.
- Người tiếp nhận đơn đặt hàng: Đây là loại nhân viên bán hàng chuyên
tiếp nhận đơn dặt hàng.
11
- Người giao hàng: Đây là loại nhân viên bán hàng chuyên hướng dẫn
người sử dụng hiện tại hoặc tiềm năng của doanh nghiệp cách thức sử dụng
sản phẩm, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng này không được
phép tiếp nhận đơn hàng.
- Kỹ thuật viên: Đây là nhân viên bán hàng chuyên cố vấn cho khách
hàng về phương diện kỹ thuật.
- Người gợi tạo nhu cầu: Đây là loại nhân viên bán hàng chuyên sử
dụng để gợi tạo nhu cầu tiềm ẳn của khách hàng cũng như cố vấn cho khách
hàng cách sử dụng sản phẩm.
Tùy từng thương vụ cụ thể, tùy thuộc vào từng loại hang hóa kinh
doanh của doanh nghiệp mà số lượng cũng như loại đại diện bán hàng nào sẽ
được đưa vào sử dụng. Một đại diện bán hàng có khả năng kiêm nhiệm một
hay nhiều chức năng của các loại đại diện bán hàng khác nhau.
1.2.6 – Xây dựng, bảo vệ và phát triển hàng hóa
Bất kỳ doanh nghiệp, doanh nhân dù lớn hay nhỏ, mới kinh doanh hay
đã tồn tại rất lâu trên thị trường đều phải cho mọi người biết: Bạn là ai? Kinh
doanh mặt hàng gì? Ở đâu? Phầm cấp chất lượng ra sao?Nghĩa là phải có
nhán hiệu, thương hiệu hàng hóa, đó là quy tắc của thị trường.
1.2.7 – Phát triển quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là bất kỳ nhóm người nào có quyền lợi thực tế,
hiển nhiên hoặc có tác động đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, bao
gồm: dư luận xã hội, chính quyền các cơ quan chức năng chuyên môn của nhà
nước, các hiệp hội nghành nghề, các tổ chức xã hội, đoàn thể, công chúng nội
bộ doanh nghiệp và công chúng tích cực.
Trong kinh doanh hiện đại, tác động của vấn đề hết sức nhạy cảm, quan

trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể phát triển được với
sự giúp đỡ của chính quyền, các cơ quan chức năng, sự quan tâm của dư luận
xã hội. Ngược lại nếu không tranh thủ sự quan tâm của chính quyền,dư luận
12
xã hội mà trước hết là các phương tiện truyền thông như: phát thanh,truyền
hình, báo chí, báo điện tử…Doanh nghiệp sẽ mất dần vị thế, uy tín trong hoạt
động kinh doanh, sẽ mất khách hàng, không có doanh thu, nếu kéo dài có thể
dẫn tới phá sản.
1.3 – Đặc điểm của Siêu thị Big C Thăng Long
1.3.1 – Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị Big C Thăng Long
1.3.1.1 – Tổng quan về siêu thị Big C
Big C được hình thành từ tập đoàn Casino tại Pháp. Năm 1898 mở chi
nhánh đầu tiên tại Veauche (Pháp) và thành lập tập đoàn siêu thị Casino.
Đến năm 1901 đưa ra những sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu Casino.
Ngày nay Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Nó
phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu với hơn 11.000 chi nhánh, hơn 200.000
nhân viên và có mặt tại 11 nước trên thế giới ( Việt Nam, Thái Lan,
Argentina, Uruguay, Brazil,…), doanh thu đạt 42,2 tỉ USD năm 2008.
Thương hiệu “Big C” thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong định
hướng kinh doanh và chiến lược để thành công:
- “Big” có nghĩa tiếng việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn
của các cửa hàng và sự lựa chọn rộng lớn về hàng hóa được cung cấp. Hiện
nay, mỗi Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu
của khách hàng.
- “C” là cách viết tắt của chữ “Customer”, có nghĩa tiếng Việt là
khách hàng, chữ “C” đề cập đến nhưng khách hàng thân thiết của siêu thị,
họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của Big C.
13
Nhiệm vụ được đạt ra tại Big C là : “Là điểm đến của người tiêu

dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý khách hàng”
Việt Nam là một trong các nước được tập đoàn Casino đầu tư, các
cửa hàng Big C ngày càng được mở nhiều tại các thành phố lớn, các thành
phố đang phát triển như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Huế,…Tính đến năm 2010, Big C Việt Nam đang khai thác 14 siêu
thị Big C, 1 xưởng chế biến thịt nguội và một bộ phận xuất khẩu. Hiện nay
Big C Việt Nam đang hợp tác với trên 1.500 nhà phân phối lớn nhỏ và kinh
doanh trên 50.000 mặt hàng.
Sứ mạng của Big C Việt Nam: “ Là điểm đến của người tiêu dùng và
là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý khách hàng.” Sứ mạng luôn là kim
chỉ nam cho tất cả các hành động của tổ chức: là điểm liên kết tất cả mọi
người hướng đến mục tiêu chung của tổ chức và có tính bền vững trong văn
hóa của Big C.
1.3.1.2- Quá trình phát triển của Big C
- Big C Đồng Nai khai trương tháng 08 năm 1998 với tổng diện tích
24.559 m2 & hiện nay khoảng 33.409 m2.
Đây là đại siêu thị bán lẻ đầu tiên có mặt tại Đồng Nai với hơn
50.000 mặt hàng và hơn 90 cửa hàng cho thuê, với hơn 2,5 triệu lượt khách
mỗi năm.
- Big C An Lạc khai trương tháng 03 năm 2001 với tổng diện tích
25.000 m2. Đây là đại siêu thị bán lẻ đầu tiên có mặt tại TP.HCM với hơn
40.000 mặt hàng, 38 cửa hàng cho thuê và hơn 2 triệu lượt khách mỗi năm.
- Big C Miền Đông khai trương ngày 12/4/2001 với tổng diện tích
5.300 m2, là đại siêu thị bán lẻ tại Tp HCM với hơn 50.000 mặt hàng.
Nó có 11 cửa hàng cho thuê và có trên 2,4 triệu khách mỗi năm.
- Big C Thăng Long được khai trương vào tháng 01 năm 2005 với tổng
diện tích 28.000 m2. Đây là đại siêu thị bán lẻ đầu tiên có mặt tại Hà Nội
14
với gần 50.000 mặt hàng, 149 cửa hàng cho thuê , và có trên 3 triệu khách
mỗi năm.

- Big C Hải Phòng được khai trương vào tháng 08 năm 2006 với tổng
diện tích 20.400m2. Big C Hải Phòng là đại siêu thị bán lẻ đầu tiên có mặt
tại Hải phòng với hơn 40.000 mặt hàng, 51 cửa hàng cho thuê và có trên
1,7 triệu lượt khách mỗi năm.
- Big C Hoàng Văn Thụ được Khai trương tháng 11 năm 2006 với tổng
diện tích 7.200m2. Đây là siêu thị bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh với
hơn 30.000 mặt hàng , 42 cửa hàng cho thuê , có trên 1,5 triệu lượt khách
mỗi năm.
- Big C Đà Nẵng được khai trương vào tháng 11 năm 2007 với tổng
diện tích 26.000 m2, đây là đại siêu thị bán lẻ đầu tiên có mặt tại Đà Nẵng
với hơn 40.000 mặt hàng, 41 cửa hàng cho thuê và trên 2 triệu khách mỗi
năm.
- Big C Gò Vấp được khai trương vào tháng 8 năm 2008 với tổng diện
tích 3.200m2. Đây là siêu thị bán lẻ tại TP.HCM với hơn 30.000 mặt hàng,
9 cửa hàng cho thuê.
- Big C Huế khai trương ngày 13/7/2009 với tổng diện tích 11.400 m2.
Đây là đại siêu thị bán lẻ đầu tiên tại Thừa Thiên Huế với 52 cửa hàng cho
thuê.
Big C vẫn đang được tiếp tục mở rộng sang nhiều tỉnh thành trong cả nước,
đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng.
1.3.2 – Cơ cấu tổ chức của siêu thị Big C Thăng Long
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, Big C bố trí cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức
năng. Theo đó, các cấp trên trực tiếp quản lý cấp dưới thuộc thẩm quyền của
mình, cách thức quản lý này tạo thuận lợi cho việc lãnh đạo, phân quyền, trách
được sự chồng chéo trong hoạt động. tuy nhiên lại ít có sự trao đổi giữa các phòng
ban với nhau.
15
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng nhân sự siêu thị Big C Thăng Long
16

Lò mổ
Quầy Bánh
mỳ
Quầy thịt
nguội
Quầy chế
biến
Quầy bơ
sữa
Quầy cá
Quầy đông
lạnh
Quầy đồ ăn
sẵn
Quầycoffee
shop
Trợ lý PF
Thực phẩm
khô
Quầy mỹ
phẩm
Quầy hoá
phẩm
Quầy thực
phẩm ngọt
Quầy thực
phẩm mặn
Quầy nước
Trợ lý PGC
Nhân sự

Kế toán
Trung tâm
thu mua
TTTM cho
thuê
Thu ngân
Kỹ thuật
IT
Trang trí
An ninh
Vệ sinh và
chất lượng
Hàng bách
hoá
Bông vải
sợi
Quầy gia
dụng
vănphòng
phẩm
Quầy đồ
chơi
Quầy thể
thao
Trợ lý
PGC
Hàng vải
sợi
Trang
phục trẻ

em
Trang phục
nữ
Trang phục
nam
Giầy dép
Trang phục
lót
Trợ lý
Textile
Hàng
điện
máy
Hàng
điện
lạnh
Hàng
điện tử
Máy tính
điện thoại
Trợ lý
Giám đốc cửa hàng
Phó giám đốc
Thư ký giám đốc
Hàng thực phẩm Hàng phi thực
phẩm
Hàng tươi
sống
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI CỦA SIÊU THỊ BIG C THĂNG LONG.

2.1 - Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật tại siêu thị Big C Thăng Long
2.1.1 Sản phẩm, dịch vụ
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không
gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng
cao. Sản phẩm kinh doanh tại các cửa hàng Big C có thể được chia ra thành 5
ngành chính, như sau:
• Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế
biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
• Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack,
hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
• Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh,
giày dép và túi xách.
• Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết
bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các
thiết bị tin học.
• Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng
trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa
chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.
Hành lang thương mại Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong
và ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại Big
C. Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần
phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong các đại
siêu thị Big C. Nhờ đó, Khách hàng đến mua sắm tại Big C có thể lựa chọn
mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng
kinh nghiệm mua hàng tại BigC
17
Hoạt động kinh doanh tại các Hành lang thương mại Big C có thể chia ra
thành 4 nhóm chính:
• Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực.
• Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi.

• Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại,
điện tử.
• Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)...
Các dịch vụ tại Big C :
• Giỏ đựng hàng có bánh xe
• Gói quà miễn phí
• Sửa chữa quần áo
• Giao hàng miễn phí
• Thẻ cào điện thoại
• Phiếu mua hàng
• Mua hàng trả góp
• Máy rút tiền
• Thanh toán bằng thẻ
• Hóa đơn VAT
2.1.2. Hoạt động phân phối bán lẻ: giá tốt nhất nhằm đảm bảo sức mua
của người tiêu dùng
• Hợp tác với các nhà cung cấp nhằm giảm tối thiểu việc điều chỉnh giá,
• Phát triển các nhãn hiệu độc quyền “WOW! Giá hấp dẫn”, Ebon,
Casino,
• Giữ mức giá thấp nhất đối với những mặt hàng nhu thiết yếu, trong đó
có 10 sản phẩm giá rẻ nhất trên thị trường. Bánh mỳ baguette Big C có
giá chỉ có 3.900 VND,
• Giảm 1% - 15% so với gia ấn định trên bao bì nhà sản xuất đối với trên
1300 sản phẩm hóa mỹ phẩm và thực phẩm khô,
18
• Tổ chức thường xuyên các đợt khuyến mãi (2 lần/tháng)
• Tạo gam hàng lớn, khung giá rộng nhằm tăng lựa chọn cho khách hàng
2.1.3. Hoạt động khai thác hành lang thương mại cho thuê: Xây dựng
Bigc thành nơi sinh hoạt cộng đồng
• Quầy lưu động

• Thương hiệu lớn
• Đa dạng
• Hiện đại
2.1.4. Hoạt động xuất khẩu: Quảng bá hàng Việt trên thế giới
Hoạt động xuất khẩu của Big C diễn ra khá mạnh mẽ, đưa các sản phẩm của
Việt Nam tới các thị trường quốc tế.
Bảng 1 : Hoạt động xuất khẩu của BigC Thăng Long
Hàng may mặc Hàng Bazar Thực phẩm
Sản phẩm
chính
Trang phục
nam/nữ/trang phục
trẻ em, Bông vải
sợi, trang phục lót,
áo tắm, giày dép
Đồ gỗ ngoại thất và
nội thất (đồ gốm –
mây tre đan)
Tôm, cá biển,
gạo, cà phê
Nhà cung cấp
chính
Dacotex, Scavi,
Winrise, New
World Fashion
Cam Ha, Adora,
Viet Thai Duong,
Dai Hong Phat,
Happy co
Minh Hai, Hai

Nam
Khách hàng
chính
CASINO (Pháp),
SAPRIM (Ailen)
CASINO (Pháp) SMD – SICRE
(Ailen)
Doanh số 2,800,000 5,800,000 3,500,000
Nguồn: Phòng nhân sự BigC Thăng Long
19
2.1.5. Hoạt động xã hội: Với tinh thần trách nhiệm và tương trợ nhiều
hoạt động xã hội đã đươc triển khai
• Thường xuyên tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
• Tổ chức và tham gia hiến máu nhân đạo
• Khuyên góp ủng hộ nhân dân bị thiên tai
• Tặng 200.000.000 đồng cho hai trường học ở Ninh Bình bị bão lũ làm
hư hỏng
• Tặng 50.000.000 đồng cho đồng bào Quảng Trị và Đà Nẵng bị thiên
tai
• Tặng 7 nhà tình nghĩa cho giáo viên nghèo tại Đà Nẵng
2.2 – Thực trạng hoạt động kinh doanh của Siêu thị Big C Thăng Long từ
năm 2008 đến năm 2010
2.2.1 – Kết quả kinh doanh của Siêu thị Big C Thăng Long
2.2.1.1. Doanh thu
Biểu đồ 1: Doanh thu qua các năm từ 2008 - 2010
Nguồn: Big C Thăng Long
Doanh thu của Big C Thăng Long không ngừng tăng trưởng. Năm 2009 đã
tăng 1,13 tỉ USD so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh thu tăng gần
19,86% so với năm 2009.
20

2.2.1.2. Sự gia tăng số lượng khách hàng
Biểu đồ 2 : Số lượng khách hàng qua các năm của Big C
Nguồn: Big C Thăng Long
Qua biểu đồ ta thấy số lượng khách hàng tới mua sắm tại siêu thị Big C ngày
càng gia tăng theo các năm. Năm 2009 lượng khách tăng hơn 8,8% so với
năm 2008, Năm 2010 tăng xấp xỉ 6% so với năm 2009.
2.2.1.3 – Chi phí
Biểu đồ 3 : Chi phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại qua các năm
của Big C Thăng Long
Nguồn: Big C Thăng Long
Big C Thăng Long ngày càng quan tâm tới hoạt động xúc tiến thương mại.
21
Qua biểu đồ ta thấy, chi phí dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại ngày
càng tăng. Năm 2008 dùng 6,5% doanh thu, năm 2009 dùng 7,8% doanh thu
và năm 2010 dùng 8,3% doanh thu cho các hoạt động xúc tiến thương mại.
2.2.2 – Hiệu quả kinh doanh của Siêu thị Big C Thăng Long
2.2.2.1. Lợi nhuận không ngừng gia tăng
Biểu đồ 4 : Lợi nhuận qua các năm từ 2008 – 2010
Nguồn : Big C Thăng Long
Qua biểu đồ phía trên ta thấy lợi nhuận mà Big C Thăng Long đạt được năm
2009 tăng 0.8 triệu USD so với năm 2008, năm 2010 tăng 0.36 triệu USD so
với năm 2009.
2.2.2.2. Năng suất lao động
Bảng 2 : Năng suất lao động qua các năm từ 2008-2010 (đồng)
Quầy Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
510 Thịt 142,727,600 162,209,918 194,424,808
520 Cá 100,591,723 114,322,493 137,026,941
530 Rau 186,025,516 211,417,999 253,405,614
540 Chế biến 62,073,351 70,546,363 84,556,871
550 Bánh mỳ 49,150,172 55,859,170 66,952,802

590 Coffshop 44,060,478 50,074,733 60,019,575
Qua bảng trên ta thấy năng suất lao động tại Big C ngày càng gia tăng qua các
năm.
22
Ví dụ như quầy thịt: Năng suất lao động bình quân của năm 2009 tăng
19,482,318 VNĐ so với năm 2008, năm 2010 tăng 32,214,890VNĐ so với
năm 2009.
2.2.2.3. Những danh hiệu và thanh tích đã đạt được
a – Chứng chỉ
2009: Duy trì chứng nhận HACCP theo tiêu chuẩn HACCP CODEX
REV4:2003
2008: HACCP cho trung tâm đào tạo và sản xuất thực phẩm tươi sống Big
C
Ngày 12/11/2008 Trung tâm đào tạo và sản xuất thực phẩm tươi sống Big
C vinh dự nhận được Chứng nhận HACCP. Việc trang bị HACCP cho
phép đảm bảo an toàn vệ sinh cho các mặt hàng thực phẩm tươi sống do
Big C sản xuất dưới sự giám sát thường xuyên của chuyên gia trong lĩnh
vực, đảm bảo đem lại thực phẩm an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.
b – Những danh hiệu và thành tích
- Năm 2008
+ Giải thưởng Rồng vàng 2008
Ngày 10/01/2009, Big C vinh dự nhận Giải thưởng Rồng Vàng 2008 tại
Nhà hát lớn Tp Hà Nội do Thời Báo kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục
Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức.
+ Giải thưởng Saigon Times Top 40 năm 2008
Ngày 12 tháng 12 năm 2008, tại Khách sạn Caravelle, Tp. Hồ Chí Minh,
Big C vinh dự nhận Giải thưởng The Saigon Times Top 40 năm 2008
“Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững” do báo Saigon Times
tổ chức.
+ Huy chương bảo vệ người tiêu dùng

Tại Tòa nhà Quốc Hội, TP. Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 11, 2008, Big C
Việt Nam vinh dự nhận Huy chương Bảo vệ Người tiêu dùng do Liên hiệp
các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam kết hợp với Tạp chí Thương hiệu
23
Việt bình chọn và trao tặng. Giải thưởng được trao cho các doanh nghiệp
có thành tích chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng.
+ Big C - “Doanh nghiệp tổ chức và phát triển hệ thống phân phối tốt nhất
tại Việt Nam”
Ngày 13/10/2008, Big C vinh dự đón nhận danh hiệu “Doanh nghiệp tổ
chức và phát triển hệ thống phân phối tốt nhất tại Việt Nam” do Hiệp hội
bán lẻ và Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế, Bộ Thương Mại
trao tặng.
+ “Sản phẩm / Dịch vụ Thương hiệu Việt hội nhập WTO / Dịch vụ Phân
phối Bán lẻ”
+ Danh hiệu Dịch vụ siêu thị Hài lòng nhất năm 2008
- Năm 2009
+ Big C đón nhận giải thưởng Saigon Times Top 40 – Giá trị xanh 2009
+ Giải thưởng Rồng Vàng 2009
+ Big C - Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam
+ Big C - Top 500 Nhà bán lẻ Châu Á Thái Bình Dương 2009
Đây là giải thưởng thường niên do Tạp chí Bán lẻ châu Á (Retail Asia,
Singapore) tổ chức từ năm 2004, được thực hiện và công bố bởi tập đoàn
nghiên cứu thị trường Euromonitor International.
+ Chứng nhận Kỷ lục Guinness thế giới – Ổ bánh mỳ Baguette dài 111
mét
+ Giải thưởng Doanh Nghiệp Vì Cộng Đồng – 2009
+ Big C - Thương Hiệu Việt Yêu Thích Nhất 2008 – 2009,…
- Năm 2010
+ Big C thuộc Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2010
+ Giải thưởng Thương mại dịch vụ Việt Nam 2010

+ Giải thưởng Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010
+ Big C Thăng Long được trao cờ thi đua xuất sắc trong năm 2009
+ Giải thưởng Dịch vụ tốt nhất 2010,…
24
2.3 – Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại siêu thị Big C Thăng
Long
2.3.1 – Thực trạng chương trình khuyến mại
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại đem lại hiệu quả cao
trong kinh doanh thương mại. Nhận biết rõ điều này, công ty rất tích cực
khuyến mại. Hàng năm công ty tổ chức khoảng hơn chục đợt khuyến mại hấp
dẫn với nội dung phong phú nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng đến với siêu
thị.
a.Nội dung:
*Mục tiêu khuyến mại của Công ty:
Công ty thường đặt ra các mục tiêu cụ thể cho chương trình khuyến mại
đó là:
- Đối với người tiêu dùng: thúc đẩy họ mua nhiều hàng hoá hơn,
khuyến khích dùng thử, thu hút khách hàng mới.
- Đối với lực lượng bán hàng: Động viên những nhân viên bán hàng nỗ
lực thêm để theo đuổi mục tiêu bán hàng của Công ty (thường trong ngắn
hạn). Đó là: đẩy mạnh doanh số của một sản phẩm cụ thể, giới thiệu chương
trình khuyến mại đặc biệt dành cho những người trung gian, tăng năng suất
bán hàng, giảm chi phí bán hàng.
*Các chương trình khuyến mại trong những năm qua:
Bảng 3: Các chương trình khuyến mại của công ty trong những năm qua.
Năm Chương trình
25

×