Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đề cương đa dạng sinh học và bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.69 KB, 25 trang )

Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Họ và tên sinh viên

ĐỀ CƢƠNG KẾT THÚC MÔN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
BẢO TỒN

Ngành công nghệ sinh học

Hà Nội - 2016

Hà Nội - 2017


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

Tài liệu tham khảo:
1. Đa dạng sinh học - PGS.TS Tô Thất Tháp
2. Đa dạng sinh học và bảo tồn - TS. Lê Quốc Tuấn
3. Nhập môn công nghệ sinh học
4. PGS. TS. Nguyễn Hoàng Lộc
5. Hóa sinh học thực nghiệm- PGS.TS Phan Tuấn Nghĩa
6. Marine biodiversity: patterns, threats and conservation needs.
John S. Gray,January 1997, Volume 6, Issue 1, pp 153–175
7. Urbanization, Biodiversity, and Conservation CLOSE
8. MICHAEL L. McKINNEY BioScience 52(10):883-890. 2002
9. Conservation evaluation and phylogenetic diversity, 2012


10.Author links open overlay panelDaniel P.Faith Volume 61, Issue 1, 1992,
Pages 1-10
11.….




Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

Phần 1. Đa dạng sinh học
Câu 1: Trình bày các phƣơng pháp thu mẫu và tách chiết DNA phục vụ phân tích đa dạng
di truyền và bảo tồn? Nêu ƣu, nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp?
- Phƣơng pháp thu mẫu:
+ Phƣơng pháp xâm lấn: Toàn bộ cơ thể động vật/thực vật (ví dụ: côn trùng), các mô bên
trong: gan, tim...
+ Phƣơng pháp không xâm lấn: Một phần cơ thể động vật (lông, móng, vẩy, niêm mạc, tế
bào ngoại thể), thực vật (lá, hoa, vỏ..., ngoài ra còn có thể phân, xƣơng của động vật đã
chết
- Tách chiết DNA: xử lý mẫu nghiên cứu: nghiền đồng thể, siêu âm (vi khuẩn), thay dổi áp suất
đột ngột, lắc hay va đạp với cát thủy tinh, phá vỡ bằng enzym (vi khuẩn và nấm men), phá vỡ
bằng chất tẩy rửa, làm đông-tan đột ngột…sau đó sử dụng protease. Các nhiều phƣơng pháp
thƣờng sử dụng tách chiết DNA:
TT

Phƣơng pháp

Ƣu điểm

Nhƣợc
điểm


1

Phƣơng pháp tiêu chuẩn Phenol/chloroform
(Sambrock et al. 1989)

giá rẻ

độc hại

2

CTAB

Thích hợp cho
các mẫu thực vật

3

4

CHELEX

Nhanh

Không thể
bảo quản
lâu

Sử dụng cột tách chiết: Một số công ty nhƣ Qiagen, Promega,

Sigma, Thermal Scientific

Độ tinh
sạch cao

Đắt

Câu 2: Trình bày phƣơng pháp đánh giá đa dạng di truyền sử dụng chỉ thị RFLP? Nêu các
ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp này?
- Giới thiệu: RFLP (đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn) là kỹ thuật nghiên cứu tính đa hình
chiều dài của các đoạn DNA dựa trên điểm cắt các enzyme giới hạn. Khi ủ DNA với enzyme
giới hạn ở dung dịch đệm thích hợp ở pH, nhiệt độ thích hợp sẽ tạo ra những phân đoạn DNA
với kích thƣớc khác nhau. Từ đó lập nên các bản đồ gen.
- Nguyên lý: Nguyên lý của kỹ thuật này dựa trên độ đặc hiệu của các enzyme cắt giới hạn đối
với vị trí nhận biết của chúng trên DNA bộ gen. Sự khác biệt giữa hai các thể sẽ tạo ra những
phân đoạn cắt nhau.
- Các bƣớc tiến hành:


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

 Sử dụng enzyme giới hạn để cắt ngẫu nhiên toàn bộ hệ gen → nhiều đoạn ADN có kích
thƣớc khác nhau.
 Điện di (agarose 1% or polyacrylamide)
 Chuyển màng và lai với mẫu dò đặc hiệu (Các phƣơng pháp lai)
 Phân tích kết quả: xuất hiện các băng DNA có kích thƣớc khác nhau đặc trƣng cho mỗi
loài
Ƣu điểm

Nhƣợc điểm


- Phân biệt đƣợc các các thể dị hợp tử và đồng
hợp tử
- Tính lặp lại cao
- Có mức đa hình cao

- Cần nhiều DNA
- Khó phát triển thƣ viện đoạn dò cho từng loài
- Không thuận tiện cho việc tự động hóa
- Đòi hỏi nhiều thời gian

- Phân tích đồng thời nhiều mẫu

- Tốn kém

Câu 3: Trình bày phƣơng pháp đánh giá đa dạng di truyền sử dụng chỉ thị AFLP? Nêu các
ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp này?
- Giới thiệu: Kỹ thuật AFLP (đa hình chiều dài các đoạn đƣợc khuếch đại) là sự kết hợp giữa
RFLP và PCR (Polymerase Chain Reaction) để khuếch đại những đoạn DNA có chiều dài khác
nhau sau khi đƣợc cắt bằng enzyme giới hạn.
- Nguyên lý: dựa vào độ đặc hiệu cao của enzyme cắt giới hạn đối với vị trí của chúng trên DNA
của hệ gen. Sự khác biệt giữa hai cá thể tạo ra những đoạn phân cắt khác nhau. Các đoạn cắt này
tiếp tục đƣợc gắn với oligonucleotide (adapter) ở 2 đầu đã biết đƣợc trình tự phù hợp với mồi
chọn lọc dùng cho phản ứng PCR.
- Các bƣớc tiến hành:


Cắt DNA hệ gen bằng enzyme giới hạn: thƣờng sử dụng 2 enzyme giới hạn loại II, không
cắt tại cùng một vị trí nhận biaats và sau khi cắt phải tạo ra đầu lồi




Gắn adaptor biết trƣớc trình tự vào 2 đầu đoạn DNA bằng enzyme ligase



Khuếch đại đoạn DNA đích bằng phản ứng PCR với cặp mồi tƣơng ứng với trình tự
adaptor và trình tự vị trí cắt enzyme (cặp mồi có thể có 1 đến 2 base chọn lọc để làm
giảm sản phẩm PCR, làm đơn giản quá trình phân tích)



Đánh giá sự đa hình: Trƣờng hợp mồi có gắn đồng vị phóng xạ hoặc chất phát quang thì
đƣợc phát hiện bằng hệ thống PCR có thu và xử lý tín hiệu phát quang.Trƣờng hợp mồi
bình thƣờng thì sau khi chạy PCR, mẫu sẽ đƣợc điện di trên gel và nhuộm gel.


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

Ƣu điểm
- Có mức đa hình cao
- Phân tích đồng thời nhiều mẫu
- Có tính lặp lại cao

Nhƣợc điểm
- Phức tạp
- DNA cần phải sạch, không có các chất ức chế
hoạt động của enzyme cắt hạn chế
- Đòi hỏi công sức
- Giá thành cao


Câu 4: Trình bày phƣơng pháp đánh giá đa dạng di truyền sử dụng chỉ thị RAPD? Nêu các
ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp này?
- Giới thiệu: Kỹ thuật RAPD (Randomly Amplified Polymosphic DNA) là kỹ thuật phát hiện
tính đa hình của DNA nhân bản ngẫu nhiên.
- Nguyên lý: thực chất là quá trình nhân bản các đoạn DNA bằng kỹ thuật PCR sử dụng các mồi
thiết kế ngẫu nhiên. Các mồi này sẽ bắt cặp một cách ngẫu nhiêu vào DNA khuôn ở bất kỳ vị trí
nào có sự bắt cặp bổ sung. Sự khác nhau trong trình tự hệ gen của các loài khác nhau sẽ dẫn đến
sợ bắt cặp khác nhau của đoạn mồi ngẫu nhiên và cho các sản phẩm PCR khác nhau.
- Các bƣớc tiến hành:


PCR sử dụng các đoạn mồi có trình tự ngẫu nhiên (10-20 nu)



Điện di sản phẩm trên gel agarose



Phân tích kết quả và xác định mức độ đa hình DNA giữa các mẫu
Ƣu điểm

- Có mức đa hình cao
- Không cần thông tin về hệ gen của đối tƣợng
nghiên cứu
- Phân tích đồng thời nhiều mẫu
- Đơn giản và dễ thực hiện
- Giá thành rẻ


Nhƣợc điểm
- Có tính lặp lại không cao

Câu 5: Trình bày phƣơng pháp đánh giá đa dạng di truyền sử dụng chỉ thị microsatellite?
Nêu các ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp này?
- Giới thiệu: Microsatellites còn đƣợc gọi là STR (Short tandem repeats) hay SSR (Simple
sequence repeats) là những trình tự đặc biệt của DNA mà có chứa sự lặp lại nối tiếp từ 2-6 bp,
thƣờng từ 5-50 lần. Microsatellites xảy ra ở hàng nghìn vị tró trong hệ gen sinh vật, bên cạnh đó
chúng có tỷ lệ đột biến cao hơn các vùng DNA khác dấn đến mức độ đa dạng di truyền cao. Là
một công cụ hiệu quả đƣợc sử dụng phổ biến trong di truyền để phân tích quan hệ huyết thống,
xác định pháp y, đánh giá đa dạng di truyền...
- Nguyên lý: Dựa vào vùng hai đầu (vùng sƣờn) của các đoạn lặp lại có trình tự rất đặc biệt và
thống nhất chung cho cùng một đoạn DNA trên gen không phân biệt cá thể trong cùng một loài,


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

nhƣng giữa các cá thể trong cùng một loài số lần lặp lại của đơn vị lặp lại là khác nhau. Từ đó,
thiết kế các cặp mồi đặc hiệu để nhân bản các cặp DNA trên gen chứa các trình tự lặp lại. Điện di
sản phẩm PCR cho phép phân biệt đƣợc sự giống và khác nhau giữa các cá thể trong cùng loài.
- Các bƣớc tiến hành:
 Tách chiết DNA
 Nhân bản DNA bằng PCR
 Phân tích đa hình alen các locut microsatellites: tần số dị hợp tử, hệ số cận huyết...
Ƣu điểm
- là chị thị đồng trội
- Có mức đa hình cao
- Có tính lặp lại cao

Nhƣợc điểm

- Khó khăn trong việc xác định vùng biên bảo
thủ

- Đơn giản và dễ thực hiện
- Giá thành rẻ
Câu 6: Nêu những điểm đặc trƣng của DNA ty thể và ứng dụng của chúng trong phân tích
đa dạng di truyền và bảo tồn
- Những đặc điểm đặc trƣng của DNA ty thể:
 Có nhiều bản copy trong một tế bào, một tế bào có chứa hàng chục đến hàng trăm bào
quan ty thể
 Chỉ di truyền theo dòng mẹ
 Có khả năng tồn tại lâu hơn DNA nhân khi cơ thể chết
 Vùng D-loop rất đa dạng về trình tự nucleotide
 Đã đƣợc nghiên cứu rất kỹ: việc đọc trình tự dễ dàng từ các mồi đã biết
Ứng dụng:
 Phân tích đa dạng di truyền
 Phân tích nguồn gốc tiến hóa
 Phân tích di truyền huyết thống
 Tìm hài cốt liệt sỹ
Câu 7. Để đánh giá đa dạng di truyền quần thể vooc mũi hếch đang có nguy cơ tuyệt chủng
ở Việt Nam, các nhà khoa học đã thu đƣợc mẫu phân của các cá thể trong quần thể này.
Hãy đề xuất phƣơng pháp phù hợp để đánh giá đa dạng di truyền quần thể vooc mũi hếch
này. Nêu nguyên lý và các bƣớc tiến hành phân tích và giải thích lý do tại sao lại chọn
phƣơng pháp đó
Đánh giá da dạng di truyền quần thể vooc mũi hếch là nhiệm vụ bắt buộc để có thể đánh giá
đúng nguy cơ tuyệt chủng của loài và quần thể, từ đó mới đƣa ra các chiến lƣợc bảo tồn phù hợp.


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN


Các nhà khoa học đã thu đƣợc mẫu phân của các cá thể vooc mũi hếch khác nhau trong quần thể
cần đánh giá. Phƣơng pháp đề xuất là tách chiết DNA từ phân vooc mũi hếch sử dụng phƣơng
pháp tiêu chuẩn Phenol/Chloroform hoặc kết hợp với phƣơng pháp CHELEX. Một số phƣơng
pháp khác sử dụng kit thƣơng mại có thể đƣợc sử dụng nhƣng nên cân nhắc về giá cả và đôi khi
chúng không thể thực hiện đƣợc đối với một số động vật ăn cỏ.
Nguyên lý: Tinh sạch DNA có trong phân vooc mũi hếch, sau đó sử dụng phƣơng pháp PCR với
mồi đặc hiệu để nhân lên đoạn DNA ty thể cytochrome b có trong mẫu DNA tinh sạch, giải trình
tự sản phẩm PCR tinh sạch và phân tích đa dạng di truyền sử dụng chỉ thị DNA ty thể.
Lý do: Cytochrome b là môt loại protein đƣợc tìm thấy trong bào quan ty thể của sinh vật nhân
thực, và nó đƣợc chọn làm một trong số các chỉ thị đánh giá đa dạng di truyền bởi sự xu hƣớng
biến đổi trong trình tự gen. Chỉ thị DNA ty thể đƣợc sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các
cá thể loài, đánh giá một cách tƣơng đối hiệu quả trong nghiên cứu đa dạng di truyền của một
quần thể, và nghiên cứu phát sinh chủng loài. Hơn nữa, các gen ty thể đã đƣợc nghiên cứu kỹ và
có nguồn dữ liệu tin cậy, việc khuếch đại gen mong muốn và đọc trình tự gen có thể đƣợc thực
hiện dễ dàng từ các mồi (primers) đã biết. Ngoài cytochrome b, ngƣời ta còn có thể sử dụng
vùng biến đổi gồm 2 vùng siêu biến đổi HVR1 và HVR2 hoặc NADH dehydrogenase 1-6,…
Các bƣớc tiến hành:
 Tách và tinh sạch DNA từ mẫu phân của vooc mũi hếch bằng phƣơng pháp
Phenol/Chloroform kết hợp với CHELEX
 DNA tinh sạch đƣợc chạy điện di agarose để kiểm tra 1 lần
 Phản ứng PCR nhân khuếch đại trình tự gen cytochrom b sử dụng mồi đƣợc thiết kế đặc
hiệu
 Các sản phẩm PCR của các mẫu khác nhau đƣợc chạy điện di agarose 2%, nhuộm
Ethidium Bromide và soi dƣới đèn UV để quan sát – phân tích các vạch băng tƣơng ứng
với các mẫu khác nhau
 Các sản phẩm PCR sau đó đƣợc tinh sạch sử dụng kit QIAquick PCR Purification
 Sản phẩm PCR tinh sạch đƣợc đem đi giải trình tự để xác nhận lại với Ngân hàng gen và
so sánh với các trình tự tƣơng đồng khác đã đƣợc nghiên cứu trên vọoc mũi hếch
Câu 8. Các khu sinh học trên cạn và ở nƣớc? [ chƣơng 1]
Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất, bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên cạn và

dƣới nƣớc. Chúng gắn bó với nhau bằng chu trình vật chất và dòng năng lƣợng trên phạm vi toàn
cầu.


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

 Các khu sinh học trên cạn bao gồm:
- Đồng rêu (Tundra): Phân bố quanh bắc cực, nhiệt độ thấp, băng tuyết. Số lƣợng loài thực
vật ít, chủ yếu là cỏ bông và địa y, nhiều đầm lầy. Mùa sinh trƣởng của sinh vật ngắn.
Động vật đặc trƣng là hƣơu, tuần lộc, chó sói bắc cực, gấu trắng bắc cực, chim cánh
cụt…Các loài này có thời gian ngủ đông dài.
- Rừng cây lá kim: Nằm kế tiếp sa khu đồng rêu về phía Nam. Đây là vùng băng tuyết,
nghèo muối dinh dƣỡng, nhiều đầm lầy, hồ, sông, suối. Thực vật chủ yếu là cây lá kim
thƣờng xanh, cây bụi và cây thảo kém phát triển, nơi có nƣớc là dƣơng liễu, bạch dƣơng,
phong… Hệ động vật: thỏ, linh miêu, cáo sói, gấu và nhiều loài côn trùng.
- Rừng cây lá rộng rụng lá theo mùa ôn đới: Thành phần thực vật đa dạng, đƣợc chia
-

-

thành nhiều phân vùng nhƣ Bắc Mỹ đặc trƣng là sồi dẻ, thông trắng, hông đỏ, sến đỏ.
Rừng mƣa nhiệt đới: Nằm ở vùng vành đai xích đạo. Khí hậu có nền nhiệt độ cao và ổn
định, luợng mƣa nhiều. Thực vật phân tầng, tán hẹp chen nhau, có nhiều loài bì sinh và
cây gỗ lớn. Thành phần loài rất đa dạng.
Savan đƣợc chia làm savan vùng nhiệt đới (đồng cỏ) và savan vùng ôn đới (thảo nguyên)

• Savan đồng cỏ nhiệt đới có ở Trung và Đông Phi, Nam Mỹ và châu Đại Dƣơng. Thảm thực
vật chủ yếu là thân cỏ. Động vật có các đàn sơn dƣơng, trâu, ngựa vằn lớn. Bên cạnh đó là
các loài ăn thịt nhƣ sƣ tử, báo, linh cẩu, đại bàng...
• Savan thảo nguyên ôn đới tập trung ở nội địa Âu - Á, Bắc và Nam Mỹ, Châu Đại Dƣơng;

Phần lớn thƣờng đƣợc chuyển thành các đồng cỏ chăn nuôi. Thực vật chiếm ƣu thế là các
loài thân cỏ cao. Động vật ƣu thế là các tập đoàn móng guốc.
-

-

Saparan và rừng lá cứng: Phân bố ở California, Mexico, 2 bờ Địa Trung Hải, Chi Lê,
dọc bờ nam Đại Tây Dƣơng. Khí hậu ôn hoà, mƣa nhiều vào mùa đông, khô trong mùa
hè. Lƣợng mƣa không cao. Hệ thực vật chủ yếu là cây gỗ, cây bụi lá dày, cứng, thƣờng
xanh quanh năm, lá cứng.
Hoang mạc: Phân bố ở nơi có lƣợng mƣa rất thấp (< 250mm/năm). Nhiệt độ chênh lệch
giữa ngày và đêm lớn. Những hoang mạc lớn là Sahara (9 triệu km2), Patagoni
(Achentina), hoang mạc châu Dại Dƣơng,… Thực vật nghèo nàn, chủ yếu là cây trốn hạn
và cây chịu hạn hoặc những loài cây có bộ rễ rất phát triển. Động vật là các loài ăn đêm,
lạc đà (sử dụng nƣớc nội bào), nhiều loài côn trùng.
 Các khu sinh học ở nƣớc

Các hệ nƣớc bao gồm: (1) Nƣớc ngọt có độ muối (NaCl) < 0,5%o;
(2) Nƣớc lợ, mặn > 0,5%o (có hồ nƣớc mặn đạt tới 70 - 80%o)


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

1)
Nƣớc ngọt bị phân tán rất nhiều theo không gian địa lý trên lục địa. Có 2 nhóm quan
trọng: Nƣớc chảy (sông, suối ...) và Nƣớc đứng: hồ, ao, đầm…

CÁC HỆ DÒNG CHẢY

CÁC VỰC NƢỚC TĨNH


• Đặc trƣng là nƣớc luôn vận động, điều kiện • Đặc trƣng là thủy vực nƣớc tĩnh, có sự phân
sống biến động theo mùa.
tầng về nhiệt độ (vĩnh viễn ở vùng vĩ độ thấp
• Sinh vật sống ở dòng chảy thích nghi với và có xáo trộn ở vùng vĩ độ trung bình)
điều kiện nƣớc chảy, giầu ôxy.

• Quần xã sinh vật ƣa nƣớc tĩnh, tập trung chủ

• Đa dạng sinh học và sản lƣợng sinh vật các yếu ở vùng gần bờ và lớp nƣớc bề mặt.
loài tăng theo từ thƣợng nguồn xuống hạ lƣu,
từ giữa dòng ra bờ.
2) Vùng nƣớc lợ là CÁC HỆ CỬA SÔNG với các đặc trƣng:
• Là hệ chuyển tiếp sông biển, có nồng độ muối 0,5-30%o. Nƣớc bị mặn hoá, độ mặn phụ thuộc
vào lƣợng nƣớc của dòng sông và hoạt động của thuỷ triều.
• Xích thức ăn chủ yếu ở hệ cửa sông là xích thức ăn phế liệu.
• Độ muối và hàng loạt yếu tố môi trƣờng khác biến động theo không gian và thời gian, mang
tính chu kỳ mùa, chu kỳ triều.
• Phân bố trong vùng cửa sông là những loài sinh vật rộng sinh cảnh, đặc biệt là rộng muối.
Những loài này trong quá trinh thích nghi với các điều kiện môi trƣờng biến động đã làm xuất
hiện ở đây một hệ sản xuất có năng suất rất cao so với hàng loạt hệ sinh thái khác.
3) Vùng nƣớc mặn: BIỂN VÀ ĐẠI DƢƠNG
+ Đại dƣơng chiếm 71% diện tích hành tinh và chứa khoảng 97,6% tổng lƣợng nƣớc. Độ sâu tối
đa là khoảng 11km.
+ Đặc trƣng chính là độ muối cao (trên 30%o); hệ thống dòng chảy ở trên bề mặt và dƣới sâu
đều phức tạp do bị chi phối hoạt động của gió, của thủy triều...
+ So với lục địa, khá đồng nhất do các đại dƣơng thông nhau và quan hệ với nhau bởi các dòng
hải lƣu. Toàn bộ khối nƣớc phân hóa thành nhiều cảnh sống khác nhau:
Đáy đƣợc chia thành Vùng trên triều, Vùng triều, Vùng dƣới triều, Vùng dốc lục địa, Đáy đại
dƣơng



Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

• Khối nƣớc từ tầng mặt xuống đáy đƣợc chia thành 3 vùng: Nƣớc tầng mặt: chịu ảnh hƣởng
trực tiếp của xáo động khí hậu, là tầng Fotic (đƣợc chiếu sáng) ứng với phần nƣớc ở trên thềm
lục địa, Nƣớc tầng giữa: có sự thay đổi lớn về nhiệt độ tạo nên các nêm nhiệt, và Nƣớc tầng
đáy. Tầng đáy và giữa không đƣợc chiếu sáng: gọi là tầng Aphotic.
• Khối nƣớc từ bờ ra khơi đƣợc chia thành: Vùng nƣớc ven bờ (Coastal zone - Neritic) và Vùng
khơi Oceanic

Câu 9. Các kiểu hệ sinh thái ở Việt Nam?

[ chƣơng 1]

 Hệ sinh thái trên cạn
1. Các HST nhân tạo: HST đô thị / khu công nghiệp và HST nông thôn / nông nghiệp: (1) vùng
đồng bằng và ven biển; (2) vùng núi và trung du
2. Các HST tự nhiên: HST rừng, HST đồng cỏ, HST savan / đất hoang / cây bụi, HST đồi cát ven
biển, HST hang động, HST đảo (gồm đảo gần bờ và đảo đại dƣơng), HST đất
 Hệ sinh thái ở nƣớc
1) Nước ngọt
*) Nƣớc đứng: HST ao, HST hồ, HST ruộng nƣớc, HST đập nƣớc, HST đất ngập nƣớc: đầm lầy
(Đồng Tháp Mƣời); rừng tràm đất than bùn
*) Nƣớc chảy: HST sông, HST suối, HST cửa sông
*) Nƣớc ngầm: HST nƣớc ngầm (gồm suối nƣớc nóng và suối nƣớc khoáng)
2) Nước lợ: HST đầm – phá, HST bãi biển (gồm nền cát và nền bùn), HST ven biển bờ đá, HST
rừng ngập mặn
3) Nước biển: HST rạn san hô, HST cỏ biển, HST thềm lục địa, HST đại dƣơng, HST đáy biển
sâu

Câu 10. Đặc trƣng của hệ sinh thái tiêu biểu ở vùng biển ven bờ nhiệt đới
Vùng biển ven bờ nhiệt đới có các hệ sinh thái điển hình nhƣ sau:
 Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn bao gồm các loài thực vật bậc cao (sú,vẹt, mắm, đƣớc, bần…) có khả
năng sống trong vùng nƣớc mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn đƣợc coi là vùng đệm giữa biển và


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

đất liền. Nó cũng đƣợc coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là nơi cung cấp dinh dƣỡng
khởi nguồn nhiều chuỗi thức ăn, là nơi sinh sản, nuôi dƣỡng nhiều loài sinh vật .
Ngoài ra, rừng ngập mặn còn là nơi cƣ trú của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế nhƣ cá,
tôm, cua, sò,…; nhiều loài động vật trên cạn nhƣ cá sấu, khỉ, rắn,… và rất nhiều loài chim. Vì
thế, rừng ngập mặn cũng trở thành nơi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao cho cƣ
dân ven biển. Bên cạnh đó, hệ sinh thái này còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí
hậu, giữ đất và là tấm chắn sóng tự nhiên bảo vệ bờ biển.
 Hệ sinh thái thảm cỏ biển
Tiếp nối với hệ sinh thái rừng ngập mặn. Cỏ biển là thực vật bậc cao sống trong môi
trƣờng ngập nƣớc biển ở độ sâu 0-30m, ít chịu tác động mạnh của sóng gió. Thảm cỏ biển là nơi
cƣ trú, sinh sản và nuôi dƣỡng nhiều loài sinh vật biển khác nhau nhƣ: động vật đáy, cá biển, rùa
biển, thú biển. Trong thảm cỏ biển có nhiều loài có giá trị kinh tế cao sinh sống nhƣ: hến, cua,
tôm, hải sâm…. Do có sinh lƣợng lớn, năng suất sinh học cao nên các loài cỏ biển tạo ra nguồn
vật chất hữu cơ khá lớn cho môi trƣờng biển ven bờ.
 Hệ sinh thái rạn san hô
Rạn san hô đƣợc coi nhƣ “Rừng nhiệt đới trong lòng biển” và là hệ sinh thái đặc thù của
các vùng biển nhiệt đới. Hệ sinh thái san hô có nhiều vai trò quan trọng :
- điều hòa môi trƣờng nƣớc
- cung cấp vật chất và năng lƣợng cho thủy vực
- tạo nơi cƣ trú cho thế giới sinh vật đa dạng
- cung cấp nguồn lợi thủy sinh có giá trị cao

- cung cấp nơi sinh sản cho thủy sinh vật
- bảo vệ bờ biển
- tạo cảnh quan kỳ thú cho phát triển du lịch.
Câu 11. Căn cứ vào đâu khi cho rằng: “ Đa dạng loài là đại lƣợng tiêu chuẩn đánh giá đa
dạng sinh học”
Đa dạng loài là sự đa dạng của tất cả các loài sinh vật, bao hàm cả số lƣợng các loài và số cá thể
trong mỗi loài. Tuy nhiên, đa dạng loài phổ biến đƣợc hiểu là số lƣợng loài trên Trái Đất.
Đa dạng loài (Độ phong phú loài) đƣợc cho là đại lƣợng tiêu chuẩn đánh giá đa dạng sinh học
bởi vì:
-

-

Độ phong phú loài có tƣơng quan dƣơng với đa dạng hệ sinh thái. Nhiều đại lƣợng đo
tiêu chuẩn về đa dạng HST lại chính là các đại lƣợng đo về các nhóm loài nhất định.
Độ phong phú loài và đa dạng các bậc phân loại cao hơn có xu hƣớng tƣơng quan với
nhau → độ phong phú loài có thể là chỉ thị nào đó cho sự đa dạng ở các bậc cao hơn ít ra
là về đa dạng hình thái.
Khi độ phong phú loài tƣơng đối cao, những khu vực có sự đa dạng cao dựa trên sự khác
biệt về chủng loại phát sinh sẽ có độ phong phú loài cao.
Cấu trúc của mạng lƣới thức ăn phức tạp có tƣơng quan với độ phong phú loài


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

Độ phong phú loài thƣờng có tƣơng quan với độ đa dạng địa hình. Do vậy, từ độ phong
phú loài có thể dự đoán một số thành phần nào đó của cảnh quan.
Nhƣ vậy, độ phong phú loài không chỉ cung cấp một đại lƣợng đo sự đa dạng của sự sống đƣợc
thể hiện qua số lƣợng loài mà nó còn bao hàm đƣợc một số khía cạnh của sự đa dạng đó.
-


Câu 12. Mối quan hệ giữa số lƣợng loài với diện tích hay không gian và thời gian phân bố
 Theo không gian
- Theo vĩ độ địa lý: Tất cả các nhóm phân loại có xu hƣớng là thấp ở vùng cực và cao ở
vùng nhiệt đới
- Theo độ cao: độ phong phú loài giảm thấp khi lên cao nhƣng đỉnh cao nhất của độ phong
phú loài lại ở độ cao trung bình.
- Theo độ sâu: càng xuống sâu, điều kiện môi trƣờng càng trở nên khó khăn, đa dạng loài và
số lƣợng, sinh vật lƣợng của quần thể đều giảm mạnh
 Theo thời gian
- Qua các thời kỳ địa chất: sự sống ra đời dƣới dạng thể kỵ khí cách đây 3,5 tỉ năm, tại lớp
nƣớc nông giàu chất hữu cơ của các đại dƣơng cổ. Theo thời gian, bằng quá trình chọn
lọc tự nhiên tạo nên sự tiến hóa và hình thành các nhóm sinh vật từ thấp đến cao.
Lịch sử tiến hóa của động vật bắt đầu từ đại cổ sinh gồm các loài nguyên sinh động vật.
Sau đó là động vật đa bào nhƣ thân lỗ nhƣng chƣa có tổ chức hoàn chỉnh. Tiếp đến là các
động vật đa bào tiến hóa cao hơn, và cuối cùng là sự ra đời của những ngành động vật
mới nhƣ thân mềm, nửa dây sống , dây sống.
- Qua diễn thế sinh thái
Trong quá trình diễn thế, có sự cấu trúc lại thành phần loài và số lƣợng cá thể của từng
loài phù hợp với điều kiện cân bằng mới giữa quần xã và môi trƣờng, theo chiều hƣớng
ngày càng đa dạng về loài nhƣng số lƣợng cá thể của quần thể giảm, đồng thời có sự cấu
trúc lại các mối quan hệ sinh học giữa các sinh vật với nhau cũng nhƣ mối quan hệ giữa
sinh vật với môi trƣờng.
Câu 13: Đƣờng cong tích lũy số lƣợng loài và ý nghĩa của nó trong ƣớc tính và dự báo số
lƣợng loài?
Đường cong tích lũy số lượng loài: Là đồ thị biểu diễn về số lƣợng tích lũy các loài đã ghi
nhận đƣợc theo một hàm số của nỗ lực khảo sát.


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN


Nỗ lực khảo sát có thể định lƣợng bằng các cách khác nhau (số giờ, ngày, khoảng cách,…
điều tra, quan sát). Trong các định lƣợng về nỗ lực khảo sát này có cả việc sử dụng diện tích đã
thu mẫu và đƣợc gọi là đƣờng cong quan hệ loài-diện tích, nơi diện tích đƣợc phân thành các ô
nhỏ (có thể có hoăc không có sự sai khác về điều kiện vật lý). Tuy nhiên, hầu hết các đại lƣợng
đo về nỗ lực khảo sát có thể đƣợc quy đổi thành số lƣợng cá thể [khi đó, đƣờng cong tích lũy loài
biểu diển mối quan hệ giữa số loài ở trục tung và số
lƣợng cá thể tích lũy (cọng dồn) quan sát đƣợc ở trục hoành]
Đối với các khu hệ động vật và thực vật đã có nhiều số liệu, đƣờng cong tích lũy loài tiến
tới xấp xỉ tiệm cận khi tổng số loài trong khu vực đã đƣợc ghi nhận. Về lý thuyết, với nỗ lực
khảo sát liên tục không đổi theo thời gian, số loài mới ban đầu bắt gặp ở tốc độ tƣơng đối nhanh
nhƣng sau đó tốc độ tiến tới 0 khi đƣờng cong tích lũy đạt tới
tiệm cận. Tuy nhiên, điểm tiệm cận thực sự hiếm khi đạt đƣợc một cách hoàn toàn bởi vì có sự
biến thiên và thay thế theo thời gian các loài có mặt trong KVNC.

Một số hàm số toán học đã đƣợc đề xuất để mô tả đƣờng cong tích lũy loài. Các mô hình
này cho phép dự báo toàn bộ số loài trong một khu vực bằng phép ngoại suy, đồng thời cũng cho
phép dự đoán số loài phụ thêm có thể bắt gặp đƣợc tƣơng ứng với nỗ lực khảo sát nhất định và
ngƣợc lại, cũng cho phép ƣớc tính tổng nỗ lực khảo sát cần có để ghi nhận đƣợc số loài tăng
thêm. Tuy nhiên, có một số vấn đề khi sử dụng các hàm để mô tả các đƣờng cong tích lũy loài và
ƣớc tính tổng số loài.Ví dụ:
ểm số liệu trên đồ thị nhận đƣợc từ ghi nhận loài qua khảo sát còn phụ thuộc vào
các yếu tố khác khi đi điều tra, khảo sát;
ều đƣờng cong tích lũy trong các mô hình có đƣợc sự tƣơng ứng tốt giữa số
loài và nỗ lực khảo sát nhƣng lại cho các ƣớc tính khác nhau nhiều về tổng số loài, thậm chí có
mô hình cho kết quả ƣớc tính tổng số loài thấp hơn số loài đã quan sát đƣợc.
Việc ƣớc tính tổng số loài trong 1 KVNC theo cách ngoại suy dựa vào đƣờng cong
tích lũy số lƣợng loài thƣờng đƣợc áp dụng ở phạm vị địa phƣơng hoặc ở quy môị trung bình.
Đối với phạm vi lớn hơn, cũng đƣợc áp dụng nhƣng vẫn có những ý kiến chƣa thống nhất và



Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

thƣờng đƣợc sử dụng cho mối quan hệ giữa số lƣợng loài tích lũy trong một bậc phân loại nào đó
đƣợc mô tả với các khoảng thời gian đã có những mô tả đó (theo nămhoặc thập kỷ).
Các mối quan hệ này điển hình có dạng đƣờng cong sigmoid(chữ S), với mức mô tả loài
của khu hệ động vật vào pha sớmvà pha muộn đều ở tốc độ thấp mặc dù nhiều nhóm đã đạt đến
giá trị tiệm cận.

Câu 14: Biến thiên đa dạng của các bậc phân loại theo độ cao và độ sâu?
- Các trị số đo đƣợc về đa dạng các bậc phân loại trong không gian không phụ thuộc chặt
vào diện tích mà theo thể tích. Đối với môi trƣờng trên cạn, chiều thứ ba chính là độ cao so với
mặt biển. Độ cao có thể đƣợc xem xét bỏ qua đối với các khu vực rộng lớn, bởi vì mức độ của nó
là nhỏ nếu so với kinh độ hoặc vĩ độ. Tuy nhiên, luôn nhớ rằng, khi chỉ lên đến mức ở độ cao
trung bình, sự thay đổi nhiệt của nó tƣơng ứng với sự thay đổi qua hàng trăm km theo vĩ độ.
- Tuy nhiên, trong thực tế, đối với các hệ trên cạn, hầu hết mối quan tâm đến mối quan hệ
giữa tính đa dạng các bậc phân loại và độ cao chủ yếu đều ở phạm vi nhỏ và thƣờng chú ý đặc
biệt đến thảm thực vật và côn trùng.
- Nhiều nghiên cứu đƣa ra hai kiểu phân bố: độ phong phú loài giảm thấp khi lên cao
nhƣng đỉnh cao nhất của độ phong phú loài lại ở độ cao trung bình. Các mối quan hệ tƣơng hỗ
sinh thái, vĩ độ, sự biến động và chế độ thu mẫu đều cùng cho ra các mối quan hệ có thể thực sự
quan sát thấy trong một nghiên cứu cụ thể.
- Ngoài côn trùng, sự giảm tính đa dạng các bậc phân loại theo độ cao cũng đã đƣợc công
bố ở các nhóm sinh vật khác, mặc dù phức tạp hơn.
- Ở phạm vi địa phƣơng, biến thiên đáng kể trong mối quan hệ giữa độ cao và tính đa dạng
các bậc phân loại cũng đã phát hiện thấy ở phạm vi vùng. Các mối tƣơng quan dƣơng hoặc âm
đã phát hiện trong một số trƣờng hợp với sự vắng mặt các mối quan hệ khác.
- Ở phạm vi các mối tƣơng tác phức tạp hơn, khó tìm ra mối quan hệ chắc chắn, bởi vì
thông thƣờng chỉ sử dụng các hệ số tƣơng quan hoặc hồi quy tuyến tính, trong khi độ cao của
một vùng đƣợc đặc trƣng bởi nhiều cách khác nhau, bao gồm: độ cao thấp nhất, cao nhất và

trung bình.


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

ự khác nhau gữa các khu vực trong một số phép đo này phản ánh sự khác nhau về đa
dạng địa hình và khi đó giúp cho việc giải thích mối tƣơng quan dƣơng với đa dạng của các bậc
phân loại.
ạng địa hình và dạng của các bậc phân loại của các khu vực thƣờng có mối tƣơng
quan với nhau.
Theo nghĩa nào đó, độ sâu ở biển đƣợc coi nhƣ tƣơng đƣơng với “độ cao” trên đất liền.
Càng xuống sâu, điều kiện môi trƣờng càng trở nên khó khăn, đa dạng loài và số lƣợng, sinh vật
lƣợng của quần thể đều giảm mạnh
Thực vật nổi có mật độn đông và phát triển phong phú ở tầng euphtic: độ sâu đến 90-120m
ở vĩ độ ôn đới và 50-80m ở vĩ độ thấp. Dƣới lớp này mật độ thực vật nổi giảm 50-100 lần so với
lớp nƣớc phía trên. Đông nhất là ở tầng sâu 5-10m.
Vi khuẩn phong phú ở lớp nƣớc màng, lớp mặt của tầng picnocline chính và trên lớp nêm
nhiệt
Động vật nổi: Mesoplankton (>0,5mm) giảm đồng đều theo độ sâu. Macrozooplankton
(>5mm) rất nghèo trên các lớp mặt, đạt cực đại ở độ sâu 500-1000m, sâu hơn chúng lại giảm. Từ
3000 đến 4000 thành phần loài của Zooplankton giảm đi nhanh chóng, những loài ăn thịt hầu
nhƣ hoàn toàn biến mất. Đến độ sâu 8 km có sự xâm nhập của Copepoda, Amphipoda.
Theo độ sâu, thành phần loài và số lƣợng cá thể của động vật Nekton cũng giảm, đặc biệt
là cá. Động vật đáy giảm theo độ sâu cả về số loài và sinh vật lƣợng và thay đổi về thành phần
các nhóm loài.
Theo độ sâu, cấu trúc cơ thể, tập tính của sinh vật thay đổi đáng kể: Xƣơng thay bằng sụn,
lớp dƣới da chứa chất keo, mô chứa nhiều nƣớc, làm lƣợng protein giảm 2-4 lần, tập tring mỡ.
Bộ xƣơng đá vôi kém phát triểm hoặc hoàn toàn không có và đƣợc thay thế bằng chất hữu cơ
hoặc BaCO3 hay Silic.
Trừ một ít loài ngoại lệ có kích thƣớc khổng lồ, đa số các động vật ở sâu có kích thƣớc

nhỏ, cƣờng độ hoạt động thấp, mầu sắc tối, thƣờng có cơ quan phát sáng, thị giác kém phát triển
hoặc tiêu giảm, thay vào đó là sự phát triển của các cơ quan xúc giác.
Chúng thƣơng là những loài ăn thịt và xác.
Câu 15: Giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp của đa dạng sinh học?
- Giá trị sử dụng trực tiếp là những giá trị của các sản phẩm đƣợc con ngƣời khai thác và
sử dụng. Bao gồm: giá trị sử dụng cho đời sống và giá trị sử dụng cho thƣơng mại.
+ Giá trị sử dụng cho đời sống:
Đối với thổ dân và những ngƣời dân bản địa ở khu vực xa xôi, hẻo lánh, họ săn bắn các
động vật hoang dã để lấy thịt - nguồn protein không thể thiếu trong đời sống của họ. Chẳng hạn
trong khẩu phần ăn của ngƣời dân bản địa tại Botswana có tới 40% và ở Zai có tới 70% protein
có nguồn gốc là động vật hoang dã săn bắn đƣợc.


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

Đối với các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày, mặc dù về giá trị thƣơng mại
không lớn nhƣng những sản phẩm này có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống của ngƣời dân địa
phƣơng.
Khi nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức hoặc do xây dựng thành lập KBT
(cấm săn bắt) thì cuộc sống của ngƣời dân bản địa sẽ gặp khó khăn và trong nhiều trƣờng hợp họ
phải chuyển đến chỗ khác để sinh sống.
+ Giá trị sử dụng cho thương mại: Là giá bán các sản phẩm khai thác đƣợc từ thiên nhiên
trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc; sản phẩm cũng có thể là nguyên liệu chế
biến của hàng loạt các sản phẩm khác.
Số lƣợng sản phẩm khai thác từ thiên nhiên đƣợc trao đổi trên thị trƣờng rất lớn với nhiều
loại khác nhau nhƣ củi, gỗ xây dựng, cá, trai, sò, và các thủy hải sản khác; cây thuốc, hoa quả,
thịt và da thú rừng, song mây, mật ong, các loại phẩm mầu thiên nhiên, các hƣơng liệu, nhựa và
dầu,….
Giá trị của nguyên liệu chế biến của sản phẩm rất lớn, ví dụ: từ 1 triệu đô la vỏ cây
Rhamnus purshiana ở phía Tây Hoa Kỳ có thể chế thành thuốc và bán đƣợc 75 triệu đola thuốc

nhuận tràng (Prescott-Allen, 1986).
Tƣơng tự nhƣ vậy, ở Việt Nam tiền thu mua vỏ quế là 1 triệu đô la còn tiền bán thuốc chế
tạo từ vỏ quế là 2,5 triệu đô la. Những sản phẩm lâm nghiệp đều có những giá trị kinh tế rất lớn.
Ngoài ra, còn có giá trị cung cấp nguyên vật liệu cho công, nông nghiệp và là cơ sở để tạo
ra các loại giống mới cho cây trồng trong nông nghiệp, các loài hoang giã có thể cung cấp những
gen kháng dịch bệnh hoặc gia tăng năng suất đối với các giống cây trồng, hay sử dụng nhƣ
những tác nhân phòng trừ sinh học để diệt sâu bệnh..., cung cấp những loại dƣợc phẩm mới phục
vụ cho chữa trị bệnh tật nhƣ penicillin; các loài rắn độc, một số côn trùng, sinh vật biển có chứa
các hoạt chất có thể dùng trong y học; nhiều loại thảo mộc dùng để chữa bệnh...
- Giá trị gián tiếp: Để thấy đƣợc giá trị kinh tế gián tiếp của đa dạng sinh học, chỉ cần lấy
những hậu quả của việc phá rừng, làm cho hệ sinh thái rừng không còn khả năng đảm đƣơng
chức năng của mình và con ngƣời phải tìm các giải pháp thay thế cũng đã thấy rõ những giá trị
gián tiếp:
+ Nếu mất rừng, con ngƣời phải tìm nguồn thay thế sản phẩm gỗ.
+ Phải xây dựng các công trình chống xói mòn, xây dựng mở rộng hồ chứa nƣớc.
+ Cải tiến công nghệ kiểm soát không khí, xây dựng công trình phòng chống lũ lụt, cải
thiện các hệ thống làm sạch nƣớc, tăng hệ thống điều hòa không khí và xây dựng những hệ thống
nhà nghỉ mới.
ững công việc thay thế này đòi hỏi nguồn đầu tƣ lớn và trở thành áp lực nặng nề đối
với nguồn tài nguyên ít ỏi còn sót lại.
Câu 16: Các giá trị của đa dạng sinh học không thuộc sản phẩm sử dụng?


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

- Định nghĩa: Đây là những giá trị do dịch vụ đa dạng sinh học đem lại nhƣng không bị
tiêu thụ trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn nhƣ giá trị của những loài côn trùng thụ phấn cho
cây trồng.
Ví dụ: Ong mật và 1 số loài khác thụ phấn “miễn phí” cho cây trồng và thực vật hoang dại;
Nếu quy ra tiền thì thụ phấn của ong mật ở toàn nƣớc Mỹ đƣợc tính là 1 tỷ đôla/năm.

- Việc xác định những giá trị của dịch vụ sinh thái khác có thể khó hơn và thƣờng một số
lợi nhuận do đa dạng sinh học mang lại đã không đƣợc tính toán trong các bản báo cáo đánh giá
tác động môi trƣờng hay trong cách tính toán GDP . Ví dụ:
• Sự phân giải của các loài mối trả lại độ mùn cho đất hay vai trò của giun đất trong đất …
• Đối với giá trị phục vụ của HST đất ngập nuớc, chỉ riêng giá trị chức năng lọc sạch nuớc
và cung cấp nơi nuôi cá đã đƣợc ƣớc tính 100.000 đôla/acre/năm (10.000.000 đôla/ha/năm)
Bao gồm:
+ Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: Khả năng quan hợp của các loài thực vật và các
loài tảo làm cho năng lƣợng mặt trời đƣợc cố định lại trong tế bào sống, thực vật cũng là điểm
khởi đầu của hàng loạt chuỗi thức ăn. Việc hủy hoại thảm thực vật trên một khu vực do chăn thả
quá mức, do phá rừng hay do nạn chát rừng thƣờng xuyên, đã hủy hoại khả năng tận dụng năng
lƣợng mặt trời để tạo ra năng suất sơ cấp của các hệ sinh thái, do vậy sẽ mất những sản phẩm do
thực vật sản sinh dẫn đến các quần thể động vật sống trong vùng kể cả con ngƣời cũng phải chịu
hậu quả. Bên cạnh đó còn làm giảm khả năng hấp thụ khí CO2 trong không khí.
+ Bảo vệ tài nguyên đất và nước của ĐDSH: Các quần xã sinh học đóng vai trò rất quan
trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, các hệ sinh thái vùng đệm để phòng chống lũ lụt và hạn
hán cũng nhƣ việc duy trì chất lƣợng nƣớc.
- Rừng cây giữ cho đất không bị rửa trôi, xói mòn, điều tiết dòng chảy khi có mƣa lớn.
Thiên tai lũ quét xảy ra thƣờng xuyên ở nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới trong thời
gian gần đây thƣờng cho là hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn.
- Khi mát rừng, đất bị suy thoái, khiến cho thảm thực vật không thể phục hồi và là tiền đề
của quá trình hoang mạc hóa.
- Xói mòn đất, hậu quả của phá rừng còn gây nên hiện tƣợng bồi lấp các hồ hủy điện, làm
giảm khả năng phát điện hoặc gây cản trở giao thông thủy.
Rõ ràng Đa dạng sinh học vừa là tài nguyên của mỗi quốc gia vừa có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng bảo vệ các nguồn tài nguyên khác và ngăn chặn hiệu quả thiên tai xảy ra.
+ Điều hòa khí hậu của ĐDSH: Quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong điều
hòa khí hậu địa phƣơng, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.
Trong khuôn khổ địa phƣơng, cây cối cung cấp bóng mát và khuyếch tán hơi nƣớc, làm
giảm nhiệt độ không khí khi nóng nực. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chắn gió, làm giảm sự

mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá.


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

Trong khuôn khổ vùng, việc khuyếch tán hơi nƣớc từ cây cối đã góp phần đƣa nƣớc quay
vòng trở lại khí quyển và sau đó lại đƣợc trở về mặt đất dƣới dạng mƣa.
Trong khuôn khổ toàn cầu, sự phát triển của cây cối gắn liền với chu trình tuần hoàn của
của ôxít các bon níc. Việc mất đi thảm thực vật dẫn đến sự suy giảm khả năng hấp thụ CO2 gây
nên hiện tƣợng nóng lên của trái đất. Thực vật cũng là nguồn cung cấp oxy cần thiết cho động
vật và con ngƣời.
+ Phân giải các chất thải: Các quần xã sinh học có khả năng phân giải các chất ô nhiễm
nhƣ kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng lên do hoạt
động của con ngƣời (Odum, 1993).
Các loài vi sinh vật đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong quá trình phân giải này. Chẳng
hạn ngƣời ta đang tìm kiếm các vi khuẩn và nấm có khả năng phân giải chất Dioxin trong đất.
+ Những mối quan hệ giữa các loài: Con ngƣời khai thác nhiều loài sinh vật có giá trị
phục vụ cho cuộc sống của mình. Đến lƣợt mình các loài sinh vật này lại phụ thuộc rất nhiều vào
các loài hoang dã khác, có thể là ít có giá trị hơn đối với con ngƣời. Nếu các
loài này mất đi, thì các loài có giá trị kinh tế lớn cho con ngƣời cũng sẽ bị mất mát.
+ Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên đem lại cho con
ngƣời những giá trị tinh thần vô giá, giúp cho con ngƣời có nơi để vui chơi giải trí. Giá trị này
của đa dạng sinh học thƣờng đƣợc con ngƣời gọi là giá trị dễ chịu
+ Giá trị lựa chọn: giá trị lựa chọn của một loài là tiềm năng cung cấp lợi ích kinh tế cho xã
hội loài ngƣời trong tƣơng lai. Do những nhu cầu của xã hội luôn luôn thay đổi, nên phải có một
giải pháp nào đó để đảm bảo an toàn cho loài. Sự đa dạng loài trên thế giới có thể coi là cẩm
nang để giữ trái đất vận hành một cách hữu hiệu và duy trì cuộc sống của con ngƣời.
Ví dụ: Các nhà côn trùng học, các nhà vi sinh vật học tìm kiếm các loài côn trùng, các loài
vi sinh vật có thể sử dụng nhƣ những tác nhân phòng trừ sinh học, hay nâng cao năng suất sản
xuất. Các nhà động vật học lựa chọn các loài có thể sản xuất nhiều protein mà không gây ảnh

hƣởng đến môi trƣờng.
+ Giá trị văn minh và sự tồn tại: Đa dạng sinh học với những giá trị của nó đã và đang
ngày càng đóng góp
cho nền văn minh nhân loại. Con ngƣời sẽ đối xử tốt hơn nếu nhƣ họ có
cuộc sống không bon chen, con ngƣời sẽ trân trọng cuộc sống hơn nếu nhƣ
họ cảm thấy niềm hạnh phúc đƣợc sống trong điều kiện môi trƣờng thoải
mái. Tất cả những điều trên theo một nghĩa nào đó đều có phần đóng góp
của Đa dạng sinh học.
+ Những khía cạnh mang tính đạo đức: Ngoài những giá trị mang ý nghĩa kinh tế, đa dạng
sinh học còn có những giá trị mang tính đạo đức dựa trên nền tảng tôn giáo, triết học, văn hóa.
Đó là đức tin và cũng là cơ sở để con ngƣời bảo vệ đa dạng sinh học. Những khía cạnh mang


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

tính đạo đức xuất phát từ giá trị tự có của các loài, đó là: Mỗi loài đều có quyền tồn tại và tất cả
các loài đều có quan hệ với nhau.
Câu 17: Sự suy thoái và mất mát nơi sống của sinh vật?
Nguyên nhân: chủ yếu do con ngƣời
- Dân số tăng nhanh buộc con ngƣời phải chuyển đổi rất nhiều diện tích vốn là nơi cƣ trú
của sinh vật hoang dã thành đất đai cho nông nghiệp và nhà ở, dẫn tới làm mất mát đa dạng sinh
học và là nguyên nhân đƣa đến sự tuyệt chủng của loài.
- Những ngƣời nghèo chiếm đa số trong xã hội đã vì cuộc sống buộc phải phá hủy các quần
xã sinh học và săn bắt các loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Các hoạt động công nghiệp và thƣơng mại cỡ lớn gắn liền với sự phát triển kinh tế toàn
cầu với mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, trong nhiều trƣờng hợp cũng là những nguyên nhân
phá hủy nơi sinh sống của sinh vật.
- Việc sử dụng tài nguyên không công bằng trên toàn thế giới. Con ngƣời ở những nƣớc
công nghiệp phát triển (và một số ít ngƣời giàu có ở những nƣớc đang phát triển) tiêu thụ một
lƣợng rất lớn các nguồn năng lƣợng, khoáng sản, sản phẩm gỗ, thực phẩm.

Biểu hiện:
Với sự tăng dân số và việc sử dụng bất hợp lý nguồn tài nguyên, con ngƣời đã làm thay
đổi, suy thoái và hủy hoại cảnh quan trên một diện tích rộng, gây ra 6 mối hiểm họa đƣa đến sự
tuyệt chủng của các loài:
- Nơi cƣ trú bị hủy hoại:
- Nơi cƣ trú bị chia cắt;
- Nơi cƣ trú bị suy thoái (kể cả do ô nhiễm);
- Các loài bị khai thác quá mức;
- Du nhập và cạnh tranh của các loài ngoại lai;
- Sự bùng phát dịch bệnh.
Trong đó, mất nơi cƣ trú là nguy cơ đầu tiên làm cho suy thoái ĐDSH và các loài sinh vật
bị tuyệt chủng. Rừng nhiệt đới ẩm chỉ chiếm có 7% diện tích bề mặt trái đất nhƣng đã chứa đến
50% tổng số loài trên trái đất. Nếu nhƣ diện tích này bị tàn phá, nguy cơ tuyệt chủng các loài
cũng sẽ rất lớn. Việt Nam nằm trong những nƣớc có tốc độ phá rừng cao nhất. Do mở rộng diện
tích canh tác, khai thác gỗ, lấy củi đốt, khai hoang để lấy đất chăn nuôi...


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

Phần 2. Bảo tồn đa dạng sinh học
Câu 1. Các khái niệm về tuyệt chủng? Phân tích và cho các ví dụ minh họa về các mức độ
tuyệt chủng?
-Tuyệt chủng: Một loài đƣợc coi là tuyệt chủng khi không còn cá thể nào của loài đó còn sống
sót tại bất kì nơi nào trên thế giới.
VD: Hổ răng kiếm, chim Dodo, gấu mặt ngắn, đà điểu khổng lồ, tê giác lông dài, ma mút
Woolly.
-Tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã: Nếu nhƣ một số cá thể loài còn sống sót lại chỉ nhờ
vào sự kiểm soát, chăm sóc của con ngƣời.
VD: Hƣơu sao (Cervus nippon) đã tuyệt chủng trong thiên nhiên ở VN nhƣng vẫn sống trong
điều kiện nuôi nhốt ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

-Tuyệt chủng cục bộ: không tồn tại nơi đã từng sống nhƣng lại thấy ở nơi khác.
VD: Tê giác Java 1 sừng đã tuyệt chủng ở VN, chỉ còn vài cá thể đang đƣợc bảo tồn ở Indonesia.
-Tuyệt chủng về phƣơng diện sinh thái học: Còn tổn tại nhƣng không có ý nghĩa với loài khác
trong quần xã.
VD: Hổ (Panthera tigris) đã tuyệt chủng về phƣơng diện sinh thái học. Số lƣợng còn trong thiên
nhiên rất ít và tác động đến quần thể động vật mồi không đáng kể.
Tuyệt chủng và tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã đƣợc coi nhƣ bị tuyệt chủng trên phạm
vi toàn cầu.
Câu 2. Các minh chứng về tốc độ tuyệt chủng của các loài? Tại sao cần phải ưu tiên bảo tồn
các loài có nguy cơ tuyệt chủng?
-Sau một thời gian ngắn khi con ngƣời xuất hiện có đến 86 loài động vật lớn (>44kg) bị tuyệt
chủng tại châu Úc, Bắc, Nam Mỹ.
-Tốc độ tuyệt chủng (Chim, thú) tăng đột ngột trong vòng 150 năm trở lại đây. Năm 1600-1700
trung bình 1 loài/10 năm, đến 1850-1950 1 loài/năm.
-Cần ƣu tiên bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng vì:


Mỗi loài động thực vật đều trải qua 1 quá trình tiến hóa lâu dài, tích lũy dần các
gen chống chịu với bệnh tật, thay đổi khí hậu và các điều kiện sống khác. Do đó
các sinh vật hoang dã đều khỏe mạnh, có khả năng thích nghi cao. Việc điều kiện
sống thay đổi liên tục, nếu các loài mất đi thì sẽ k bao giờ tái tạo đƣợc kiểu gen
riêng của loài đó nữa.


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN



Mỗi sinh vật có 1 vai trò nhất định, là 1 mắt xích khép kín chu trình tuần hoàn của
hệ sinh thái. Hệ sinh thái càng có nhiều loài, càng đa dạng thì càng bền vững. Sự

biến mất của 1 loài sẽ gây ảnh hƣởng đến nhiều loài khác. Đặc biệt là sự tuyệt
chủng của các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái có thể dẫn đến sự mất
cân bằng sinh thái.

Câu 3. Phân tích các nội dung và mục tiêu chính của hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học
(DDSH) ?
-Bảo tồn DDSH là các hoạt động nhằm gìn giữ DDSH về nhiều mặt. Gồm


Các hoạt động liên quan đến bảo tồn loài, nguồn gen có mỗi loài và các sinh cảnh, các
cảnh quan, thông qua việc bảo tồn các HST.



Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.



Đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu cần thiết cho hoạt động của con ngƣời, các giá trị về
xã hội, văn hóa và giá trị sinh thái.

Bảo tồn DDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con ngƣời với các gen, các loài và
các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng
để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tƣơng lai. Để có thể tiến hành các hoạt động
quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, cần phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ
mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phƣơng pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi
các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó
trong tƣơng lai.
Bên cạnh việc bảo tồn DDSH là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý nhằm
giữ cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cƣờng chất lƣợng cuộc sống

con ngƣời.
Câu 4. Phân tích, đánh giá về phương pháp bảo tồn nguyên vị (in situ)?
-Là biện pháp hƣu hiệu nhất để bảo tồn tính DDSH.
-Gồm các phƣơng pháp và công cụ nhằm bảo vệ các loài, các quần thể, các sinh cảnh, các hệ
sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Ngoài ra còn bao gồm các công việc quản lý các động thực
vật hoang dã, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài khu bảo tổn. Trong nông lâm nghiệp là bảo
tồn các loài cây trồng tại đồng ruộng hay rừng trồng.
-Cách thực hiện: Thành lập các khu bảo tồn (chia thành 10 dạng) và đề xuất biện pháp quản lý
- Ƣu điểm:


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN



Chi phí thấp



Phù hợp điều kiện môi trƣờng sống tự nhiên của các loài, đảm bảo sinh trƣởng, phát triển
bình thƣờng của sinh vật.
-Nhƣợc: Có thể xảy ra các nguy cơ, rủi ro, thảm họa do con ngƣời gây ra.
Câu 5. Phân tích, đánh giá về phương pháp bảo tồn chuyển vị (ex situ)?
-Gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật khỏi môi trƣờng sống thiên nhiên
của chúng.
-Các hình thức: Vƣờn thực vật, ngân hàng gen đồng ruộng, ngân hàng hạt, ngân hàng In vitro.
- Ƣu điểm:


Khấc phục đƣợc nhƣợc điểm của in situ: Bảo tồn đƣợc nguyên trạng đối tƣợng nhƣ lúc

thu thập và bảo quản lâu dài, tránh đƣợc rủi ro thiên tai



Có thể nhân nuôi vô tính, làm tăng số lƣợng cá thể loài, tránh đƣợc nguy cơ suy thoái
giống.
-Nhƣợc:


Tuy nhiên sinh vật bị tách khỏi quá trình tiến hóa tự nhiên



Chi phí tốn kém



Yêu cầu trình độ kĩ thuật, công nghệ cao.

Câu 6. Đánh giá phân tích nội dung cơ bản của biện pháp chính sách và tổ chức trong hoạt
động bảo tồn đa dạng sinh học?
 Biện pháp chính sách và tổ chức gồm các công cụ nhằm giới hạn việc sử dụng các nguồn
tài nguyên thông qua việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai, các chính sách khuyến
khích sản xuất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất đai để bảo đảm quyền lợi cộng đồng và cá
nhân, nhằm tạo cảnh quan phù hợp cho việc bảo tồn ĐDSH
 Mỗi HST cần phải có cách quản lý phù hợp
Phải thực hiện chƣơng trình tích hợp về bảo tồn ĐDSH và thực hiện với các nội dung:
1. Sử dụng một loạt các biện pháp, công cụ và cơ chế (tổ chức khu bảo tồn, ngân hàng hạt
giống, quy hoạch sử dụng đất) để đối phó với mối đe doạ.
2. Phối hợp để tạo ra vật liệu hàng hoá, dịch vụ sinh thái, văn hoá, tinh thần rẻ tiền.

3. Phối hợp với cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

Câu 7. Thế nào là Sinh thái học phục hồi? Phân tích các phƣơng án tiếp cận nhằm khôi phục các
quần xã sinh vật và hệ sinh thái?


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

 KN Sinh thái học phục hồi:
 Sinh thái học phục hồi là một quá trình biến đổi có chủ định tại một địa điểm để xây dựng
một hệ sinh thái rõ ràng, có tính lịch sử và bản địa. Mục đích của quá trình này là nhằm
tranh đua về cấu trúc,chức năng, tính đa dạng và động thái của HST
 Sinh thái học phục hồi cung cấp về mặt nguyên lý và các kỹ thuật nhằm khôi phục các
loại HST bị hủy hoại.
 Phƣơng pháp tiếp cận nhằm khôi phục các quần xã sinh vật và HST:
1. Không hành động vì việc phục hồi là quá tốn kém, vì những nỗ lực trƣớc đây đều thất
bại hoặc kinh nghiệm cho thấy HST sẽ tự phục hồi.
2. Khôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thủy của khu vực bằng một chƣơng
trình tái nhập loài một cách tích cực, nhất là bằng cách trồng và gieo lại các loài cây
nguyên thủy.
3. Cải tạo lại nhằm phục hồi ít nhất một số chức năng của HST và một số loài cây
nguyên thủy, chẳng hạn nhƣ thay thế các khu rừng bị tàn phá bằng các thảm cây trồng.
4. Thay thế một HST đã bị hủy hoại bằng 1 HST khác có năng suất cao hơn, Ví dụ thay
thế một khu rừng kiệt quệ bằng một vùng đồng cỏ tƣơi tốt.
Câu 8. Các loại hình khu bảo tồn theo phân cấp của IUCN? Giải thích sự khác biệt giữa các loại
hình? Liên hệ các loại hình khu bảo tồn ở Việt nam?


Theo Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) có 6 loại khu bảo tồn:
 Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt: Bảo vệ và gìn giữ các quá trình tự nhiên không

có sự tác động của con ngƣời để có đƣợc những mẫu môi trƣờng thiên nhiên nguyên
vẹn, nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trƣờng, giáo dục và bảo tồn
các nguồn tài nguyên di truyền trong tình trạng biến động và tiến hoá tự nhiên. Có hai
loại phụ: Ia gồm những khu bảo tồn đƣợc quản lý chủ yếu cho nghiên cứu khoa học
và quan trắc; loại Ib gồm các khu bảo tồn đƣợc quản lý chủ yếu để bảo tồn những
vùng hoang dã còn nguyên vẹn
 Loại II: Vƣờn Quốc gia: Bảo vệ các vùng thiên nhiên phong phú, đẹp có ý nghĩa
quốc gia và quốc tế về khoa học, giáo dục và giải trí. Các khu bảo tồn này thƣờng có
diện tích rộng, ít chịu sự tác động của các hoạt động của con ngƣời và ở đó không cho
phép khai thác các tài nguyên;
 Loại III: Công trình thiên nhiên: Chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc
biệt của quốc gia. Các khu bảo tồn này thƣờng có diện tích không lớn;
 Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài: Chủ yếu bảo tồn các điều kiện thiên
nhiên cần thiết để bảo vệ một số loài có ý nghĩa quốc gia, một nhóm loài, các quần xã
sinh vật hay các đặc trƣng vật lý của môi trƣờng mà ở đấy các đặc trƣng này cần đƣợc
bảo vệ một cách đặc biệt để tồn tại đƣợc lâu dài;
 Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển: Chủ yếu bảo tồn các
cảnh quan thiên nhiên đẹp có ý nghĩa quốc gia, đặc trƣng cho sự tác động một cách
nhịp nhàng của các hoạt động của con ngƣời và thiên nhiên, có thể sử dụng cho giải
trí và du lịch. Đây là những cảnh vật văn hoá/thiên nhiên đẹp đẽ có giá trị cao và là
nơi mà việc sử dụng đất đai theo truyền thống còn đƣợc lƣu giữ
 Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên: Đây là loại khu bảo tồn mới
đƣợc đề xuất, bao gồm những vùng đƣợc quản lý với mục tiêu bảo tồn lâu dài ĐDSH
đồng thời sử dụng một cách bền vững các HST và tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm
bảo nhu cầu của các cộng đồng dân cƣ. Các khu bao tồn này thƣờng có diện tích


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

tƣơng đối rộng và các HST còn ít bị biến đổi, và ở đây việc sử dụng tài nguyên theo

cách truyền thống và bền vững đƣợc khuyến khích.
 Liên hệ các khu bảo tồn ở VN:
 Ở nƣớc ta hiện nay hệ thống khu bảo tồn đƣợc gọi chung là rừng đặc dụng và chia làm 3
loại chính:
o Vƣờn Quốc gia
o Khu bảo tồn thiên nhiên
o Khu bảo vệ cảnh quan
 Đến tháng 2/2003, cả nƣớc có 126 khu rừng đặc dụng với diện tích 2.541.675 ha đƣợc quy
định và xác lập (theo các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ có liên quan và
UBND các tỉnh). Hiện trạng, hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam đƣợc phân hạng nhƣ sau:
TT

Loại

Số lƣợng

Diện tích (ha)

I

VQG

27

957.330

II

Khu Bảo tồn thiên nhiên


60

1.369.058

IIa. Khu BTTN dự trữ thiên nhiên

49

1.283.209

IIb. Khu BTTN bảo tồn loài/sinh cảnh

11

85.849

Khu Bảo vệ cảnh quan

39

215.287

Tổng cộng

126

2.541.675

III


Câu 10. Trình bày nội dung cụ thể về phân hạng các loài bị đe doạ và có nguy cấp (cites, 1994)
Điểm then chốt để bảo tồn quản lý một loài dang có nguy cơ tuyệt chủng là phải có hiểu
biết đầy đủ mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trƣờng xung quanh và tình trạng quần thể
của loài đó.
Phân hạng các loài bị đe doạ và có nguy cấp (cites, 1994)
• Bao gồm 11 hạng:
1. Tuyệt chủng (Extinct - EX)
2. Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (Extinct in the wild -EW)
3. Rất nguy cấp (Critically Endangered - CE) (<50 cá thể)
4. Nguy cấp (Endangered - EN) (<250 cá thể )
5. Sẽ nguy cấp (Vulnerable - VU) (<1000 cá thể)
6. Ít nguy cấp (Lower risk - LR)


Đề cương: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

7. Phụ thuộc bảo tồn (Conservation Dependent - CD)
8. Sắp bị de doạ (Near Threatened - NT)
9. Ít lo ngại (Least Concern - LC)
10. Thiếu dẫn liệu (Data Deficient - DD)
11. Không đánh giá đƣợc (Not Evaluated - NE)
Câu 11. Phân tích, đánh giá vai trò của hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học bên ngoài các khu
bảo tồn?
* Có tới hơn 90% đất đai trên trái đất nằm ngoài diện tích khu bảo tồn.
- Có nhiều loài quý hiếm cần bảo vệ vẫn xuất hiện bên ngoài khu bảo tồn.
- Nếu khu vực xung quanh khu bảo tồn đdsh suy thoát thì bên trong cũng bị suy giảm.
- Một trong những yếu tố quan trọng là quản lý các Hệ sinh thái
Nội dung quan trọng của hoạt động Quản lý Hệ sinh thái:
1. Nghiên cứu mối liên hệ giữa mọi mức độ và mọi quy mô trong hệ sinh thái từ cá thể
đến loài, đến quần thể, quần xã, hệ sinh thái

2. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần thể tất cả các loài của các quần xã và các giai đoạn
diễn thế, đảm bảo chức năng của HST.
3. Quan trắc các thành phần cơ bản của HST sau đó sử dụng kết quả đó để điều chỉnh các
biện pháp quản lý cho thích hợp
4. Thay đổi chính sách quản lý đất đai cho hợp lý, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp
giữa các cấp địa phƣơng, vùng, quốc gia, quốc tế cũng nhƣ các cơ quan nhà nƣớc và các
tổ chức tƣ nhân.
5. Khẳng định con ngƣời là một bộ phận của hệ sinh thái và gía trị của con ngƣời có ảnh
hƣởng đến các mục đích quản lý.


×