ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
LÊ VĂN DŨNG
Tên đề tài:
“MỘT SỐ BỆNH SẢN KHOA THƢỜNG GẶP Ở LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI
NGUYỄN ĐỨC BINH BA VÌ, HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp :
Khoa:
Khóa học:
Chính quy
Chăn nuôi Thú y
K45-CNTY-N02
Chăn nuôi thú y
2013 - 2017
THÁI NGUYÊN, 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
LÊ VĂN DŨNG
Tên đề tài:
“MỘT SỐ BỆNH SẢN KHOA THƢỜNG GẶP Ở LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI
NGUYỄN ĐỨC BINH BA VÌ, HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ ”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp :
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:
Chính quy
Chăn NuôiThú y
K45-CNTY-N02
Chăn nuôi thú y
2013 - 2017
TS Nguyễn Thị Ngân
THÁI NGUYÊN, 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay tôi
đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình
của nhà trường, các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, và chủ trại anh Nguyễn Đức Binh. Tôi xin bày
tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y đã tận
tình dạy dỗ dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản của anh Nguyễn Đức Binh, thuộc
xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, nơi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực tập 6 tháng, giúp tôi hoàn thành tốt công việc trong thời gian
thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Nguyễn Thị
Ngân đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tôi tận tình trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Để góp phần cho việc thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đạt
kết quả tốt, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của gia đình
và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý
giá đó.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2017
Sinh viên
Lê Văn Dũng
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung .............................. 18
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 32
Bảng 4.1: Lịch sát trùng trại lợn nái ............................................................... 38
Bảng 4.2: Lịch phòng bệnh tại trại .................................................................. 39
Bảng 4.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 45
Bảng 4.4: Tình hình mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, bại liệt sau đẻ của đàn
lợn nái nuôi tại trại .......................................................................................... 46
Bảng 4.5: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, bại liệt sau đẻ của đàn lợn
nái theo giống, dòng. ....................................................................................... 48
Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú, bại liệt sau đẻ của đàn lợn
nái theo các tháng khác nhau .......................................................................... 49
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của một số bệnh sinh sản đến khả năng sinh sản của lợn
nái nuôi tại trại................................................................................................. 50
Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung, viêm vú, bại liệt sau đẻ tại cơ
sở thực tập ....................................................................................................... 51
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cs
: Cộng sự
HTNC
: Huyết thanh ngựa chửa
Nxb
: Nhà xuất bản
PRRS
: Porcine reproductive and respiratory syndrome
(hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn)
TT
: Thể trọng
VTM
: Vitamin
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .................................................................... 3
2.2.1. Đối tượng nuôi của trại ........................................................................... 6
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại..................................................................... 6
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại ................................................................... 6
2.2. Đối tƣợng và các kết quả sản xuất của cở sở ......................................... 6
2.2.2. Đại cương về cơ quan sinh dục gia súc cái ............................................. 6
2.2.3. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái ..................................................... 8
2.2.4. Một số bệnh sản khoa thường gặp ở lợn ............................................... 11
2.3. Tình hình trong nƣớc và ngoài nƣớc .................................................... 25
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ...................................................... 25
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 28
Phần 30: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 30
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 30
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 30
3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ....................................... 30
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 30
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 31
v
3.4.1. Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái ....... 31
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc
bệnh sinh sản ................................................................................................... 31
3.4.3. Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị bệnh sinh sản của hai phác đồ
điều trị bệnh ..................................................................................................... 32
3.4.4. Một số công thức tính toán các chỉ tiêu ................................................ 33
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................... 34
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 34
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 34
4.1.3. Biện pháp thực hiện ............................................................................... 34
4.1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................ 35
4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 46
4.2.1. Tình hình mắc bệnh sinh sản ở lợn nái trong 6 tháng thực tập. ............ 46
4.2.2. Tình hình mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái theo giống, dòng tại cơ sở
thực tập ............................................................................................................ 47
4.2.4. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở lợn nái theo tháng tại cơ sở thực tập ...... 48
4.2.5. Ảnh hưởng của bệnh sinh sản đến khả năng sinh sản của lợn nái nuôi
tại cơ sở thực tập ............................................................................................. 50
4.2.6. Kết quả điều trị bệnh sinh sản của lợn nái tại cơ sở thực tập ............... 51
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 53
5.1. Kết luận ................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
I. Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................... 1
III. Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................... 3
PHỤ LỤC
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lợn loài vật được biết đến là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng giàu
dinh dưỡng, chủ yếu được sử dụng hằng ngày, do hợp với khẩu vị người Việt
nên rất được ưa chuộng. Ngoài ra lợn còn cung cấp lượng phân lớn cho ngành
trồng trọt, nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như da lợn, mỡ lợn cho công
nghiệp chế biến.
Gần đây nền kinh tế nước ta trong thời kỳ hội nhập với các nước trong
khu vực sâu rộng hơn, chăn nuôi thủ công, lạc hậu, manh mún nhỏ lẻ không
còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, đòi hỏi cần một mô hình chăn nuôi
tập trung, hiện đại trang trại quy mô lớn, khép kín là vô cùng cần thiết, nhằm
đáp ứng nhu cầu thị trường rộng lớn hơn, khó tính hơn.
Chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt là những con giống
ngoại nhập,để cải thiện phẩm chất con giống nội, có năng suất chưa cao. Mặc
dù có chất lượng tốt, nhưng do những nhân tố về điều kiện, thời tiết, khí hậu,
dinh dưỡng làm chúng dễ dàng mắc phải một số bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt
là bệnh viêm tử cung âm đạo đây là bệnh xuất hiện nhiều ở lợn nái và gây ảnh
hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của lợn nái. Nếu không điều trị kịp thời,
viêm tử cung có thể dẫn tới các bệnh kế phát như: hội chứng sát nhau, viêm
vú, mất sữa, rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, bại liệt sau đẻ, viêm nhiễm,
dẫn đến mắc nhiễm trùng huyết và chết. Vì vậy bệnh viêm tử cung ở lợn nái
ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, hiệu quả ngành chăn nuôi lợn
đồng thời còn ảnh hưởng tới chất lượng đàn lợn giống.
Để hiểu rõ hơn về bệnh đồng thời giúp người chăn nuôi tìm ra hướng
giải quyết phù hợp trong vấn đề phòng và trị bệnh có hiệu quả, góp phần hạn
chế những thiệt hại do bệnh viêm tử cung âm đạo ở lợn nái sinh sản. Xuấ t
2
phát từ yêu cầu của thực tế sản xuất tôi đã tiế n hành nghiên cứu đề tài : “Một
số bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái nuôi tại trại Nguyễn Đức Binh Ba
Vì, Hà Nội và biện pháp phòng trị”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại lợn nái Nguyễn Đức Binh,
xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội.
- Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản.
- Xác định tình hình mắc bệnh, cách phòng trị một số bệnh sinh sản
trên đàn lợn nái.
- Xác định được một số thuốc có hiệu lực và độ an toàn cao trong điều
trị bệnh sinh sản ở đàn lợn nái (bệnh viêm tử cung, viêm vú, bại liệt…), để
phòng, hạn chế mầm bệnh.
Những khuyến cáo từ kết quả của đề tài có thể giúp cho người chăn
nuôi lợn tránh được những thiệt hại do bệnh gây ra.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra số nái mắc bệnh sinh sản tại trại.
- Theo dõi, chẩn đoán điều trị hiệu quả, kịp thời các bệnh ở lợn nái
ngoại sinh sản.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện
có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp
thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các
huyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về
phía Tây Nam huyện). Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh
giới là sông Hồng (sông Thao) nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm
Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh
Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng.
Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km²,
lớn nhất Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh
giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa
sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông
Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với thành phố
Việt Trì).
Các điểm cực: cực Bắc là xã Phú Cường, cực Tây là xã Thuần Mỹ, cực
Nam là xã Khánh Thượng, cực Đông là xã Cam Thượng.
-Vị trí địa lý xã Ba Trại
Ba Trại là một trong 7 xã miền núi của huyện Ba Vì. Nằm ở dưới chân
núi Ba Vì, có diện tích khoảng 36 km2, Ba Trại xưa thuộc huyện Bất Bạt, tỉnh
Sơn Tây cũ, ngày nay thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Nội.
Vị trí địa lý giáp: phía Đông giáp xã Tản Lĩnh, phía Bắc giáp xã Cẩm
Lĩnh, phía Tây giáp xã Thuần Mỹ, Phía Nam giáp núi Ba Vì.
Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full