ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
--------
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HUỆ
Tên chuyên đề:
NGUYỄN VĂN HƢNG
TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG HÔ HẤP (RESPIRATORY
SYNDROME) Ở LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 ĐẾN 21 NGÀY TUỔI
ÁP DỤNG
NUÔIQUY
TẠI TRÌNH
TRẠI NGUYỄN
CHĂM THANH
SÓC, NUÔI
LỊCH,
DƢỠNG,
BA VÌ, HÀ
PHÒNG,
NỘI TRỊ
VÀ BIỆN
TRỊ.TẠI TRẠI BÙI HUY
BỆNH SINH SẢN CHO
ĐÀNPHÁP
LỢN PHÒNG
NÁI NUÔI
HẠNH, HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƢƠNG
ĐỀ CƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Hệ đào tạo:
chính
quy
Chuyên
ngành:
Chăn nuôi Thú y
Chuyên ngành/Ngành:
chăn nuôi
thú ynuôi Thú y
Khoa:
Chăn
Lớp: CNTY45n01
Khóa học:
Khoa: chăn nuôi thú y
2013 - 2017
Khóa học: 2013-2017
Giảng viên hƣớng dẫn: Ths Phạm Thị Trang
Thái Nguyên - năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HUỆ
Tên chuyên đề:
TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG HÔ HẤP (RESPIRATORY
SYNDROME) Ở LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 ĐẾN 21 NGÀY
TUỔI NUÔI TẠI TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH, BA VÌ, HÀ NỘI
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: CNTY45NO1
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 –2017
Giảng viên hƣớng dẫn : Ths. Trần Nhật Thắng
Thái Nguyên - năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá tình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
đại học. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, sự tận tâm giảng dạy của các
thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này,
em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y cùng tất cả bạn
bè đồng nghiệp và người thân đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp em
thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn tới cấp ủy, chính quyền xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội, chủ trang trại Nguyễn Thanh Lịch, đã tạo điều kiện tốt nhất giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo
hướng dẫn Ths. Trần Nhật Thắng đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn
chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng
nghiệp lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và mọi điều tốt đẹp nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017.
Sinh viên
Nguyễn Thị Phƣơng Huệ
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn từ năm 2014 đến 2016. ............................................ 5
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiê ̣m ................................................................... 23
Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 26
Bảng 4.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng bầu ...................................... 27
Bảng 4.3. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ ........................................ 28
Bảng 4.4. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn .................................... 30
Bảng 4.5. Lịch phòng bệnh bằng thuốc cho đàn lợn....................................... 31
Bảng 4.6: Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội
qua 3 năm (2014-2016) ................................................................... 34
Bảng 4.7: Số lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn giai đoạn 1 đến
21 ngày tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội ...... 37
Bảng 4.8: Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn giai đoạn 1 đến 21
ngày tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội ........... 38
Bảng 4.9. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn giai đoạn 1 đến 21 ngày
tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội .................... 39
Bảng 4.10: Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn con giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi
theo tính biệt ................................................................................... 40
Bảng 4.11: Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn con giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi
theo tháng ........................................................................................ 41
Bảng 4.12: Tỉ lệ chết ở lợn con giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi mắc hội chứng hô
hấp ................................................................................................... 43
Bảng 4.13. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp ............... 44
Bảng 4.14: Kết quả điều trị hội chứng hô hấp trên đàn lợn giai đoạn 1 đến 21
ngày tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội. .......... 45
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn ....................................... 39
Hình 4.2: Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn con giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi
theo tính biệt ................................................................................. 40
Hình4.3: Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn con giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi
theo tháng ...................................................................................... 42
Hình 4.4: Tỷ lệ chết ở lợn con giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi mắc hội chứng hô
hấp ................................................................................................. 44
Hình 4.5: Biểu đồ triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp ..... 45
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ATP
: Adenosine triphosphate
cs
: Cộng sự
LMLM
: Lở mồm long móng
Nxb
: Nhà xuất bản
PRRS
: Porcine reproductive and respiratory syndrome
TT
: Thể trọng
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ.................................................... 53
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 1
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 1
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sơ nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................ 3
2.1.2. Tình hình sản xuất tại cơ sở thực tập ...................................................... 5
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 5
2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. .......................................... 18
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH21
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 21
3.3.1. Thực hiện quy trình kĩ thuật chăn nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba
Vì, Hà Nội. ...................................................................................................... 21
vi
3.3.2.Tình hình nhiễm hội chứng hô hấp ở lợn con giai đoạn từ 1- 21 ngày
tuổi. .................................................................................................................. 21
3.3.3. Phát hiện, chẩn đoán hội chứng hô hấp ở lợn con giai doạn từ 1- 21
ngày tuổi. ......................................................................................................... 22
3.3.4. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị cho lợn con mắc hội chứng hô hấp ở lợn
con. .................................................................................................................. 22
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ................................................... 22
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 22
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ................................... 22
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 25
4.1.1. Công tác vệ sinh, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn. ......................... 25
4.1.2. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ..................................................... 31
4.2. Kết quả thực hiện đề tài ........................................................................... 34
4.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội .. 34
4.2.2. Kết quả theo dõi quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn giai đoạn 1
đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội ................ 35
Tháng ............................................................................................................... 37
4.2.3.Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn giai đoạn 1 đến 21 ngày
tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội..................................... 37
4.2.4. Kết quả theo dõi tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn con giai đoạn 1
đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội ....................... 38
4.2.5. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp ....................... 44
4.2.6. Kết quả điều trị hội chứng hô hấp trên đàn lợn giai đoạn 1 đến 21 ngày
tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội..................................... 45
vii
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA KHÓA LUẬN
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn là một trong những ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao,
chính vì vậy trong những năm qua ngành chăn nuôi nước ta đã đạt nhiều
thành tựu mới, xu thế chuyên môn hóa sản xuất, chăn nuôi trong các trang trại
tập trung ngày càng phổ biến. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành
chăn nuôi lợn nước ta hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp,
như công tác giống, thức ăn và đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh.
Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung hiện nay, dịch bệnh xuất
hiện ngày càng nhiều hơn, gây ra những thiệt hại kinh tế to lớn cho người
chăn nuôi. Một số bệnh có tỷ lệ chết không cao nhưng bệnh làm cho lợn sinh
trưởng, phát triển chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn, chi phí điều trị lớn, dẫn đến
làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Hội chứng hô hấp ở lợn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể một hoặc
nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau hoặc tạo điều kiện cho nguyên nhân thứ
phát gây bệnh làm cho đặc điểm của bệnh đường hô hấp rất đa dạng, phức
tạp. Chính vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây ra hội chứng hô hấp rất cần
thiết và có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và thực tiễn. Để góp phần giải quyết
những thiệt hại do hội chứng hô hấp gây ra ở lợn con tại các cơ sở chăn nuôi,
em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Tình hình mắc hội chứng hô
hấp(Respiratory syndrome) ở lợn con giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi nuôi tại trại
Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội và biện pháp phòng trị”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định tình hình nhiễm của hội chứng hô hấp trên đàn lợn con từ 1
đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội.
2
- Xác định tỷ lệ chết của đàn lợn con từ 1 đến 21 ngày tuổi do hội
chứng hô hấp gây ra.
-Xác định phác đồ điều trị hội chứng hô hấp hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi, đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nguyễn Thanh
Lịch, Ba Vì, Hà Nội.
- Xác định được hội chứng hô hấp xảy ra trên đàn lợn con nuôi tại trại
Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội.
- Sử dụng phác đồ hiệu quả để điều trị hội chứng hô hấp trên đàn lợn
con nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội.
3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sơ nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
Trang trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch nằm trên địa bàn xã Ba Trại,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Trang trại được thành lập và đi vào sản xuất
từ năm 2010 với số vốn đầu tư lên tới 18 tỷ đồng, trang trại chuyên nuôi lợn
sinh sản cho Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh của
Tập đoàn CP Thái Lan) cung cấp giống lợn con của cái Landrace - Yorkshire
với đực Pietrain - Duroc và cái Landrace - Yorkshire với đực Duroc. Khu sản
xuất gồm 6 dãy chuồng đẻ và 1 dãy chuồng bầu, 4 chuồng cách ly nuôi 1.167
lợn nái, 23 lợn đực, 360 lợn hậu bị (theo số liệu tháng 5/2016). Lợn sau khi
sinh 18 đến 21 ngày thì được cai sữa. Mỗi năm trang trại cho xuất ra thị
trường khoảng 20.000 - 25.000 lợn con.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nhân viên của trại gồm 2 kỹ sư chính, 2 tổ
trưởng và 11 công nhân phụ trách, trang trại đã góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động trong vùng và các tỉnh lân cận.
Với việc chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, các biện pháp phòng
chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trại được thực hiện chủ động và tích
cực. Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là
vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật
nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu
khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân kỹ thuật
thực hiện chặt chẽ.
Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng
trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó
4
phun thuốc sát trùng như Fam flus, Vikon S và để trống chuồng nuôi tối thiểu
là 5 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối không tắm
rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn
đực làm việc bằng thuốc sát trùng, Trại còn thường xuyên tiến hành vệ sinh
môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, thu
dọn phân hằng ngày ở các ô chuồng.
Hiện nay, trại áp dụng quy trình chăn nuôi “cùng vào - cùng ra”, trong
đó một chuồng hoặc cả một dãy chuồng được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng
một loại lợn (có thể tương đồng về khối lượng, tuổi). Sau một thời gian nhất
định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng, lúc đó chuồng trại được rửa sạch,
phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 5 ngày trước khi đưa đàn lợn mới lên
đẻ. Như vậy quy trình này có tác dụng phòng bệnh do vệ sinh chuồng trại
thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất hết lợn, do đó hạn chế được khả năng lan
truyền các mầm bệnh từ lô này sang lô khác.
Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan
trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp
giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, trại đã sử dụng hệ
thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thống sưởi
ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướng
Đông Nam để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả
năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của lợn
con. Do đó trại đã lắp đặt hệ thống chống nóng gồm hệ thống quạt gió ở cuối
mỗi dãy chuồng có tác dụng hút không khí có hơi nước từ hệ thống dàn mát
trên đầu chuồng tạo luồng khí mát, thông thoáng. Hai dãy tường chuồng được
phủ một tấm lưới cách nhiệt và có tác dụng giữ ẩm. Chính vì vậy không khí
trong chuồng lợn luôn mát và nhiệt độ luôn duy trì trong khoảng 28oC - 30oC.
5
Trại trang bị hệ thống lồng úm bên trong có treo một bóng đèn hồng
ngoại công suất 175W hoặc lắp một tấm sưởi ở mỗi ô chuồng. Với lợn sau
cai sữa cũng có một đèn sưởi hoặc tấm sưởi ở mỗi ô chuồng, đảm bảo luôn
duy trì nhiệt độ thích hợp cho lợn con.
2.1.2. Tình hình sản xuất tại cơ sở thực tập
Cơ cấu đàn lợn qua các năm.
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn từ năm 2014 đến 2016.
Số lƣợng lợn của các năm (con)
Loại lợn
Tỷ lệ tổng
đàn năm
2014
2015
11/2016
11/2016
(%)
Nái sinh sản
1136
1343
1167
75,29
Nái hậu bị
300
340
360
23,23
Đực khai thác
22
21
19
1,22
Đực hậu bị
3
4
4
0,26
Tổng số
1461
1708
1550
100
Qua bảng 2.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn tại trại có sự thay đổi. Đối với lợn
nái sinh sản tăng giảm thất thường. Điển hình là nái sinh sản năm 2014 có
1136 con, sang năm 2015 tăng 207 con lên 1343 con nhưng đến tháng 11 năm
2016 lại giảm xuống chỉ còn 1167 con. Đối với lợn nái hậu bị có sự tăng lên
đáng kể, năm 2014 trại có 300 con qua năm 2015 tăng lên 40 con là 340 con,
năm 2016 tiếp tục tăng lên với số lượng là 360 con.
Trái với lợn nái hậu bị thì số lượng đực khai thác lại giảm nhẹ, năm 2014
trại có 22 con qua năm 2015 có 21 con và sang năm 2016 giảm còn 19 con.
Số lượng đực hậu bị tăng không đáng kể.
6
Cơ cấu lợn tại trại có sự thay đổi là do nhiều nguyên nhân khác nhau,
đực giống quá tuổi khai thác do chất lượng tinh dịch không đạt yêu cầu, chất
lượng tinh dịch kém. Nái sinh sản bị loại nhiều do sinh sản nhiều lứa, không
còn khả năng nuôi con, mắc các bệnh về sinh sản, viêm tử cung, viêm vú, sảy
thai, sót nhau. Lợn nái hậu bị chết đột ngột hoặc loại do không đủ tiêu chuẩn.
Tất cả những con không đủ tiêu chuẩn đều được loại và thay thế. Tuy nhiên
cơ cấu đàn lợn mấy năm gần đây đã ổn định hơn so với những năm mới thành
lập, do công tác quản lý và chăm sóc được chú trọng hơn.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Hội chứng hô hấp thường gặp ở lợn.
Hô hấp là tập hợp nhiều quá trình để tế bào động vật sử dụng khí Oxy,
thải trừ khí Cacbonic và chuyển hóa năng lượng vào dạng sinh học có ích
thường là dạng hóa năng trong ATP. Nó có một vai trò hết sức quan trọng đối
với sự sống vì trong điều kiện sinh lý bình thường động vật có thể nhịn ăn,
nhịn uống trong một thời gian dài nhưng không thể nhịn thở quá 10 phút.
Đối với gia súc khỏe động tác hô hấp hít vào, thở ra thường lặng lẽ và
vừa đủ (trừ sau khi cơ thể vận động mạnh). Số lần gia súc hít vào và thở ra
trong một phút khi nghỉ ngơi được gọi là tần số hô hấp, tần số này thay đổi
theo giống và loài gia súc gồm ba pha bằng nhau: Hít vào, thở ra và ngừng
thở. Nhịp thở trung bình của lợn là 20 - 30 lần/phút. Lợn con có nhịp thở
nhiều hơn khoảng 50 lần/phút và ở lợn nái nhịp thở ít hơn 13 - 15 lần/phút.
Trong trường hợp gia súc mắc bệnh hoặc bị tác động mạnh thì tần số hấp có
thể tăng lên hoặc giảm đi.
Ở lợn, thực hiện hô hấp là nhờ sự co rút, phối hợp của nhiều cơ riêng
biệt. Sự phối hợp trong điều hòa bởi trung khu hô hấp, là nhóm tế bào đặc biệt
nằm trong hành tủy. Cơ quan hô hấp có phổi để trao đổi khí và hệ thống ống
7
khí dẫn khí vào phổi (mũi, họng hầu, khí quản, phế quản). Nhờ sự vận động
của lớp vi lông nhung trên niêm mạc đường dẫn khí mà bụi được đẩy ra ngoài.
Cơ quan cảm thụ trên hô hấp rất nhạy cảm với các phần tử vật lạ có trong
không khí từ đó tạo ra các phản xạ tự vệ như ho, hắt hơi… để đẩy các vật lạ ra
ngoài. Trong đường ống dẫn khí có dịch nhày, có các nhung mao. Lông mũi
có tác dụng ngăn cản và giữ lại các vật lạ không cho chúng xâm nhập vào sâu
bên trong đường hô hấp. Các phế nang nằm trong một mạng lưới sợi liên kết
đàn hồi rắn chắc. Số lượng phế nang lại rất lớn nên bề mặt trao đổi khí rộng,
tạo điều kiện cho sự trao đổi khí được thuận lợi. Dọc đường dẫn khí có hệ
thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm
không khí trước khi vào đến phổi.
Quá trình hô hấp của lợn gồm 3 giai đoạn. Tất cả các cơ quan chỉ có
nhiệm vụ thực hiện việc hô hấp bên ngoài.
+ Hô hấp ngoài (hô hấp phổi): Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với
môi trường bên ngoài thông qua thành phế nang của phổi.
+ Hô hấp trong (hô hấp mô bào): Là sự trao đổi khí giữa máu và các tế
bào của cơ thể, hay nói cách khác là quá trình mô bào sử dụng khí Oxy và thải
trừ khí Cacbonic.
2.2.1.2. Những hiểu biết về các bệnh đường hô hấp của lợn
* Nguyên nhân gây bệnh
Do trong quá trình hô hấp, mũi là nơi tiếp xúc đầu tiên với môi trường
không khí, cùng với đặc tính phàm ăn, hay ủi rũi nền chuồng, máng ăn… nên
trong đường hô hấp của lợn luôn có một hệ vi sinh vật cư trú. Bình thường
giữa cơ thể và vi sinh vật ở trạng thái cân bằng, nhưng nếu có một nguyên
nhân nào đó tác động gây bất lợi cho cơ thể lợn, làm phá vỡ thế cân bằng sinh
học trên thì có thể có hàng loạt vi khuẩn sẽ tăng cường độc lực và nhân lên
8
theo số lượng cư trú trong cơ thể tùy theo sức đề kháng của từng cá thể mà
chúng có thể bị nhiễm nặng hay nhẹ.
Bệnh thường lây trực tiếp qua đường hô hấp từ con ốm sang con khỏe
qua đường không khí, chất thải dịch mũi… Mầm bệnh tập trung chủ yếu ở các
dịch tiết đường hô hấp và có thể phát tán qua không khí. Bệnh đường hô hấp
thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:
+ Do điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ, độ ẩm cao, nồng độ khí độc trong
chuồng nuôi (H2S, NH3, CO2...) tăng cao, thức ăn khô ở dạng bột... Các yếu tố
này sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây phản ứng tiết dịch.
Dịch tiết ra nhiều là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sẵn có trong
đường hô hấp trên sinh trưởng, phát triển. Khi sức đề kháng của con vật giảm
sút, các vi khuẩn này sẽ nhân lên nhanh chóng, tăng lên cả về số lượng và độc lực
để gây bệnh.
+ Do vi khuẩn: Pasteurella multocida, Streptococcus, Diplococcus
pneumoniae, Mycoplasma...
+ Do virus: PRRS, Pneumonia of bigs virus, Swine influenza virus ...
+ Do ký sinh trùng: giun phổi lợn (Metastronggylus), Ấu trùng giun
đũa lợn (Ascaris suum).
+ Do nấm mốc.
+ Do khí độc: Amoniac, Hydro sunfua..
* Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm đƣờng hô hấp ở lợn
Lợn thường bỏ ăn tách đàn nằm ở góc chuồng, chậm lớn, da nhợt nhạt,
thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ từ 39 - 40,50C. Lợn bệnh hắt hơi từng
hồi, chảy nước mũi, thở khó, thở nhanh, thở nhiều, thở khò khè về đêm. Lợn
thường ho từng tiếng hay từng chuỗi dài đặc biệt là lúc sáng sớm hoặc buổi
tối, sau khi ăn.
9
Ho, khó thở là triệu chứng bệnh lý đặc thù của đường hô hấp. Triệu chứng
này có ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường gặp ở lợn sau cai sữa và lợn choai.
Động tác hít vào và thở ra đều khó khăn, thường do các bệnh như viêm
phổi, thủy thũng phổi, xung huyết phổi, tràn dịch phổi, tràn khí màng phổi, u
phổi và những bệnh truyền nhiễm cấp tính làm giảm diện tích hô hấp và giảm
tính đàn hồi của phổi (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2003) [14].
Ngoài ra, tần số hô hấp tăng, gia súc thở khó đột ngột, chảy dịch mũi...
cũng là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới phổi hay bệnh đường hô hấp.
Theo Lê Minh Chí (2004) [4], hội chứng hô hấp không nhất thiết gây ra
những triệu chứng lâm sàng nói trên. Có khi gia súc bị viêm phổi nhưng ít
biểu hiện ra ngoài. Đó là, do năng lực của phổi vẫn đáp ứng đủ cho phần lớn
chức phận nên quá trình viêm của phổi vẫn tương đối ổn định ở mức độ trung
bình nếu con vật không bị stress, hay làm việc quá sức.
* Dịch tễ học của bệnh
Ở lợn bệnh, chủ yếu là phổi, hạch phổi và chất bài xuất ở đường hô hấp
(nước mũi, dịch màng phổi) chứa mầm bệnh.
Lợn khỏi bệnh mang và thải mầm bệnh ra môi trường xung quanh là điều
kiện để bệnh phát sinh. Ngoài ra các yếu tố: côn trùng, con người, trang thiết bị
bảo hộ lao động, phương tiện vận chuyển… cũng có thể mang mầm bệnh.
Đường lây lan chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp thông qua hô hấp, lợn khỏe
tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc từ mẹ sang con. Lợn bệnh ho bài xuất
một lượng rất lớn mầm bệnh ra không khí. Các hạt nhỏ bắn ra không khí
mang theo mầm bệnh sẽ tồn tại lâu hơn khi có độ ẩm cao và ít thông thoáng.
Các vật dụng chăn nuôi và người cũng có thể mang mầm bệnh từ chồng lợn
bệnh sang chuồng lợn khỏe. Ở những nơi chăn nuôi tập trung, bệnh càng dễ
xảy ra. Sự xuất hiện và lây lan bệnh thường liên quan đến vận chuyển lợn
hoặc sản phẩm lợn chưa qua xử lý.
10
2.2.1.3. Một số bệnh đường hô hấp thường gặp ở lợn
Bệnh tụ huyết trùng lợn
Bệnh tụ huyết trùng lợn là một truyền nhiễm cấp tính sảy ra ở lợn.
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, đặc điểm của bệnh là viêm
phổi, viêm màng tim và bại huyết (Nguyễn Bá Hiên và cs, (2008)) [10].
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs, (2007) [9]: bệnh tụ huyết trùng thường
xảy ra vào mùa nóng ẩm, mùa mưa, khí hậu thay đổi đột ngột hoặc do điều
kiện vệ sinh chăm sóc kém. Những yếu tố này làm sức đề kháng của con vật
giảm sút tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ huyết trùng có sẵn trong cơ thể hoặc từ
ngoài xâm nhập vào gây bệnh.
Nguyễn Bá Hiên và cs, (2012) [11] cho rằng: pasteurella multocida
thường gây bệnh tụ huyết trùng cho lợn ở 3 thể :
- Thể cấp tính: thường xảy ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch. Xuất hiện các
triệu chứng nhiễm trùng huyết, sốt cao 42,20C, khó thở, thở thể bụng, mệt
mỏi, ủ rũ, tím tái ở vùng bụng - tai - bẹn. Tỷ lệ chết cao (5 - 40%).
- Thể á cấp tính: thể này thường do các chủng gây viêm màng phổi gây
ra, phổ biến ở lợn trưởng thành hoặc lợn vỗ béo ở giai đoạn cuối. Lợn có biểu
hiện ho, thở thể bụng.
- Thể mãn tính: bệnh thường xảy ra ở lợn từ 10 - 16 tuần tuổi. Đặc
trưng của bệnh là hiện tượng ho, thở manh, sốt nhẹ hoặc sốt không điển hình.
Bệnh tích của lợn mắc bệnh tụ huyết trùng: Vùng dưới da có tụ máu và
keo nhầy, phổi bị xung huyết hoặc viêm nặng có màu vân đá hoa. Xoang
ngực, xoang bao tim tích nước màu vàng, thanh quản, phế quản xuất huyết, có
dịch màu đỏ. Tim, gan, thận, lách sưng to, xuất huyết (Nguyễn Văn Thanh,
2004) [26].
Bê ̣nh viêm phổ i do Streptococcus suis
11
Theo Lê Văn Tạo (2007) [26] cho biết: để gây bệnh, vi khuẩn
Streptococcus suis sau khi vào cơ thể sẽ nhân lên tại hạch hạch nhân rồi vào
máu gây nhiễm trùng huyết, nên triệu chứng đầu tiên là sốt 40,6 - 41,7oC,
triệu chứng thần kinh như run rẩy, đứng không vững, liệt, dẫn đến chết. Triệu
chứng, bệnh tích và các thể bệnh thường thấy:
- Thể nhiễm trùng huyết: Lợn bệnh sốt rất cao (41 - 42oC), chảy nước
mắt, ly bì, nằm bệt, niêm mạc đỏ sẫm, da đỏ tím từng mảng. Lợn bệnh chết
trong khoảng 1 đến 3 ngày, tỷ lệ chết lên đến 100 %. Bệnh tích: da đỏ tím từng
mảng, tụ huyết và xuất huyết ở một số phủ tạng (lách, thận, hạch lâm ba).
- Thể viêm não tuỷ: Lợn bệnh sốt cao, bỏ ăn, đi lại siêu vẹo, run rẩy,
co giật, nôn mửa, hôn mê và chết sau 2 - 3 ngày. Bệnh thường thấy ở lợn sau
cai sữa và lợn từ 2 - 3 tháng tuổi, tỷ lệ chết 100%. Bệnh tích: màng não tụ
huyết và xuất huyết, dịch não và tủy vẩn đục.
- Thể viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Lợn bệnh sốt cao, chảy nước
mắt, dịch mũi, họng sưng, bỏ ăn, thở khó, thở nhanh, da tụ huyết từng mảng.
Thể này thường gặp ở lợn con và lợn sau cai sữa, tỷ lệ chết 60 - 70%. Bệnh tích:
hạch amidan sưng, tụ máu, niêm mạc phế quản tụ huyết, niêm mạc mũi có màng
giả, tiểu phế quản và phế nang viêm có dịch thẩm xuất, có mủ và bọt khí; hạch
phổi sưng, tụ huyết. Lợn bị bệnh thể phổi gây ra bệnh tích ở phổi có các mức độ
biểu hiện khác nhau từ viêm phổi - màng phổi dạng nhục hoá đến viêm phổi
dạng fibrin có mủ.
- Thể viêm hạch: Sốt cao, hạch hầu và hạch mang tai sưng thủy thũng,
sau thành áp xe mủ, lâu thành bã đậu. Bệnh thấy ở lợn vỗ béo, diễn biến 5 - 8
ngày, tỷ lệ chết 20 - 30%. Bệnh tích: hạch hầu, hạch trước vai, trước đùi sưng
tụ huyết ở giai đoạn đầu, giai đoạn cuối viêm bã đậu.
Bệnh do Haemophilus parasuis
12
Phạm Sỹ Lăng và cs, (2006) [17] cho rằng: vi khuẩn Haemophilus
parasuis là tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cho lợn. Vi khuẩn gồm 4
nhóm A, B, C, D và mỗi nhóm lại có một số chủng, vi khuẩn thuộc type II
(nhóm B) có độc lực cao gây bệnh cho lợn là chủ yếu.
Bệnh gây viêm thanh dịch và viêm khớp ở lợn con, có khả năng lây lan
và gây hại cho nghành chăn nuôi lợn. Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn trong những
năm gần đây ngày càng tăng.
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs, (2012) [12] bệnh do Haemophilus
parasuis gây ra ở lợn với 2 thể:
- Thể cấp tính: thời gian nung bệnh vài ngày. Lợn bị sốt cao, bỏ ăn,
lười vận động. Tiếp đó là hiện tượng khó thở, đau đớn, khớp sưng, què, run
rẩy. Lợn nái mang thai có thể bị sảy, lợn đực thường bị què.
- Thể mạn tính: lợn con theo mẹ thường mắc bệnh ở thể mạn tính với tỷ
lệ mắc 10 - 15% trong một đàn. Lợn nhợt nhạt, giảm khả năng tăng trọng.
Ngoài ra, con vật có biểu hiện ho, khó thở, què, lông dựng.
Bệnh cúm lợn
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (2006) [17], bệnh cúm lợn là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính đặc trưng trên đường hô hấp gây ra do virus cúm A,
H1N1, H3N2, H1N2 gây ra. Trong môi trường tự nhiên, virus cúm có thể tồn tại
3 - 30 ngày và vẫn còn độc lực gây bệnh.
Nguyễn Bá Hiên và cs, (2012) [12] cho biết: thời gian nung bệnh thường từ
1 - 3 ngày. Virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nhân lên ở biểu mô niêm mạc
đường hô hấp như mũi, hạch amidan, khí quản, phổi và hạch lympho khí phế quản.
Lợn mắc bệnh biểu hiện cảm mạo: hắt hơi, ho, sổ mũi, chảy nước mũi
rất nhiều. Cơn ho có thể rất dữ dội, lợn khó thở, phải há ra để thở, thở thể bụng.
Bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
13
Bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn (PRRS: porcine reproductive
respiratory syndrome) do virus thuộc họ Arteriviridae gây ra, ảnh hưởng trên
heo ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây sảy thai, lợn nái chậm lên giống lại, lợn con còi
cọc chậm lớn. Đặc biệt những biểu hiện hô hấp trầm trọng trên heo con theo
mẹ và sau cai sữa (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2012) [12].
Theo Đào Lệ Hằng và cs, (2008) [8] triệu chứng của bệnh PRRS ở đàn
lợn phụ thuộc vào độc lực và các chủng gây bệnh, trạng thái miễn dịch của
bệnh súc và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Thời gian ủ bệnh 3 - 5 ngày.
Bệnh lan rất nhanh, trong vài ba ngày cả đàn đã bị bệnh, 1 - 2 tuần lây nhiễm
cả vùng. Biểu hiện cả đàn bỏ ăn, sốt cao liên tục (41 - 420C), da đỏ, nằm li bì,
lười vận động, tím dái tai.
Theo Nguyễn Thị Lan và cs, (2012) [13] cho biết, cũng giống như các
bệnh truyền nhiễm khác, lợn mắc PRRS đều có triệu chứng đầu tiên là sốt cao
và bỏ ăn. Đối với lợn sau cai sữa, triệu chứng táo bón, mẩn đỏ da, chảy nước
mũi và tím tai là những triệu chứng có tỷ lệ nhiễm cao. Còn thở khó, chảy nước
mũi, tím tai và ho lại là những triệu chứng điển hình khi lợn choai mắc PRRS.
Nguyễn Bá Hiên và cs, (2012) [12] cho biết, lợn mắc bệnh PRRS có
triệu chứng:
- Ở lợn theo mẹ, thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt
đường huyết do không bú được. Mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp.
Tiêu chảy nhiều, giảm số lợn con sống sót. Chân choãi ra, đi run rẩy.
- Ở lợn cai sữa, phát triển không đồng đều trong đàn. Biểu hiện lâm
sàng chủ yếu trên lợn lứa tuổi này là ho, đặc biệt là giai đoạn từ 40 -50 ngày
tuổi. Lợn chán ăn, lông xơ xác, dựng ngược.
- Lợn trưởng thành biểu hiện lâm sàng không rõ, lợn nái rối loạn sinh
sản kéo dài có biểu hiện sảy thai kỳ cuối (2 - 3 tuần trước khi đẻ), nhiều lợn
con sơ sinh chết hoặc chết khô.
14
- Ở lợn nái, trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus lợn biếng ăn từ 7 14 ngày. Sốt 39 - 400C. Sảy thai thường vào giai đoạn cuối, bị đẻ non, động
dục giả. Lợn ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
- Ở lợn đực giống: con vật bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, có triệu
chứng hô hấp, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục. Lượng tinh dịch ít, chất
lượng tinh kém và cho lợn sinh ra nhỏ.
Theo Williamso S. (2013) [32] cho biết, các triệu chứng của bệnh rất
thay đổi và không đặc hiệu; trong các biện pháp đã dùng để chẩn đoán PRRS
của phòng thí nghiệm của Anh (Veterinary Laboratories Agency du
Royaume-Uni) trong giai đoạn 2003 - 2009, thì 4 triệu chứng thường xuyên
nhất là: triệu chứng hô hấp, gầy, trạng thái chung xấu và gây chết.
Bệnh ký sinh trùng đường hô hấp
- Bệnh giun phổi lợn:
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (2009) [18] bệnh tích của bệnh là: phổi có
đốm trắng, nhất là ở rìa ngoài, cắt ra có nhiều giun ở trong phế quản, nhiều
thùy phổi trở nên cứng và dai do mất cấu tạo xốp, giun vít chặt các khí quản,
giun cuộn dày, niêm dịch và các chất thẩm xuất tạo thành chất quánh có màu
vàng sẫm hoặc biến thành màu đen.
- Ấu trùng giun đũa lợn Ascaris suum:
Ấu trùng Ascaris suum di hành gây tổn thương nhiều khí quản và mở đường
cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh kế phát như: gây xuất huyết và thoái hóa gan,
gây viêm phổi, nhiều khí quản khác cũng bị tổn thương ( Phan Lục, 2006) [20].
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15] cho biết: bệnh do 3 loài giun tròn:
Metastrongylus elongatus, Metastrongylus pudendotectus, Metastrongylus
salmi thuộc họ Metastrongylidae gây ra.
15
+ Hình thái căn bệnh: cơ thể hình sợi chỉ, mảnh và dài, màu trắng hoặc
trắng ngà, túi miệng nhỏ, đầu có 2 môi chia thành 3 thùy. Giun cái đẻ trứng có
ấu trùng, âm hộ gần hậu môn và có nắp âm hộ.
+ Tác động: ấu trùng di hành phá hoại thành ruột, hạch lâm ba, mạch
máu và tổ chức phổi, mang vi khuẩn vào các tổ chức đó. Giun tiết độc tố, độc
tố hấp thu vào máu làm lợn trúng độc.
+ Triệu chứng: khi bị nhẹ triệu chứng không rõ. Khi bị nặng con vật
gầy còm, suy dinh dưỡng, ho. Hiện tượng ho rõ nhất vào buổi sáng sớm và
buổi tối. Giai đoạn đầu con vật vẫn ăn bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn
cuối ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15] cho biết: ấu trùng giun đũa lợn Ascaris
suum trong giai đoạn di hành qua phổi làm cho con vật ho, gầy, lông xù, chậm lớn.
2.2.1.4. Nguyên tắc phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh
- Phòng bệnh khi chưa có dịch
Nguyễn Bá Hiên và cs, (2012) [12], đã đưa ra biện pháp phòng bệnh
đường hô hấp ở lợn như sau:
Khi nhập lợn hoặc mua lợn về nuôi cần phải biết rõ lai lịch, nguồn gốc
nơi không có bệnh, nên nhốt riêng lợn mới nhập về ít nhất một tháng, kiểm tra
kỹ trước khi nhập đàn. Đối với đực giống, cần phải kiểm tra chặt chẽ hơn:
kiểm tra lại dịch, nguồn gốc, nhốt riêng ít nhất hai tháng, hàng ngày theo dõi
triệu chứng hô hấp sao cho đảm bảo mới đưa vào sử dụng.
Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho đàn lợn đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ
dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng của chúng với bệnh dịch.
Thường xuyên theo dõi đàn lợn, phát hiện sớm lợn có biểu hiện lâm
sàng, cách ly điều trị kịp thời hoặc xử lý để tránh lây nhiễm bệnh trong đàn.
16
Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi lợn, định kỳ
phun thuốc sát trùng: kiểm soát nồng độ NH3, CO2 trong chuồng nuôi. Đảm
bảo chuồng trại kín, ấm vào mùa đông và thoáng mát, khô sạch vào mùa hè,
mật độ nuôi nhốt vừa phải.
Tiêm các loại vắc xin phòng bệnh hội chứng bệnh đường hô hấp như:
vắc xin suyễn, vắc xin phòng bệnh viêm phổi - màng phổi… góp phần tích
cực trong công tác phòng bệnh.
- Phòng bệnh khi có dịch
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs, (2008) [11], Nguyễn Bá Hiên và cs,
(2012) [12], bệnh này phải sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới đạt hiệu
quả cao trong việc phòng trừ dịch bệnh, tạo cho con vật sức đề kháng tốt, sinh
trưởng, phát triển nhanh.
Có chuồng cách ly để nuôi dưỡng những lợn mới nhập hoặc những
lợn ốm.
Định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại, phân rác, dụng cụ chăn nuôi
bằng nước vôi 20%, NaOH 10%, Crizin 5 - 10%, rắc vôi bột xung quanh
chuồng trại.
Chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn tốt, cho thức ăn tốt, đủ protein, vitamin
và muối khoáng, có thể trộn thêm kháng sinh flofenicol, tetramycin,
oxytetracycline vào thức ăn để phòng bệnh.
Điều trị bệnh
- Nguyên tắc điều trị:
+ Phát hiện sớm và kịp thời điều trị: Cần tiến hành cách ly lợn bệnh và
theo dõi chặt chẽ hiện tượng ho, khó thở của con vật bị bệnh, xác định bệnh
và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời không để con vật bị nhiễm khuẩn và
viêm phổi quá nặng gây khó khăn cho việc điều trị.