Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng của bệnh nhân có bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.07 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________________

NGUYỄN HIỀN TRANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA NGHIÊN CỨU
LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________________

NGUYỄN HIỀN TRANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA NGHIÊN CỨU
LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Hiền Trang
Là học viên cao học lớp Thạc sĩ Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe, khóa 24 của
khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Để thực hiện luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu
lâm sàng của bệnh nhân có bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại Thành Phố Hồ Chí
Minh” tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng các kiến thức đã học
và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè…
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này trung thực.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
TP.HCM, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện luận văn

NGUYỄN HIỀN TRANG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.1.

Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1

1.3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa của đề tài................................................................................................... 4

1.6.

Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 4

CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................... 5
2.1.


Các khái niệm quan trọng ...................................................................................... 5

2.1.1 Nghiên cứu lâm sàng:.............................................................................................. 5
2.1.2 GCP (Good Clinical Practice) ................................................................................. 5
2.1.3 Đái tháo đường ........................................................................................................ 5
2.1.4 Ý định ...................................................................................................................... 6
2.2.

Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 6

2.2.1 Thuyết hànhđộng hợp lý (TRA).............................................................................. 6
2.2.3 Mô hình niềm tin sức khỏe.................................................................................... 10
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu............................... 13
2.3.1 Ridgeway (2014) ................................................................................................... 13


2.3.2 Sing Yu Moorcraft, Cheryl Marriott, Clare Peckitt, David Cunningham, Ian
Chau, Naureen Starling, David Watkins and Sheela Rao (2016) .................................. 14
2.3.3 Elaine Walsh và Ann Sheridan (2016) .................................................................. 16
2.4 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định tham gia nghiên cứu lâm
sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại thành phố Hồ Chí Minh ....................... 23
2.5 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 32
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 34
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 34
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 34
3.2 Thực hiện nghiên cứu ............................................................................................... 35
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính sơ bộ ...................................................................... 35
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ ..................................................................... 37
3.2.3


Xây dựng thang đo ........................................................................................... 38

3.3. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................................... 43
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................. 44
3.5

Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................... 45

3.5.1 Làm sạch dữ liệu ................................................................................................... 45
3.5.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ....................................................................... 45
3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá .................................................................................. 46
3.5.4 Phân tích tương quan – hồi quy ............................................................................ 47
3.5.5 Kiểm định sự khác biệt cho các biến định tính ..................................................... 47
3.6

Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 48

CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 49
4.1. Mô tả mẫu khảo sát ................................................................................................. 49
4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............................................ 51
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................................... 52
4.5. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .............................................................................. 55
4.6 Phân tích hồi quy ...................................................................................................... 56
4.6.1 Diễn giải kết quả ................................................................................................... 57


4.6.2 Kiểm định tính hiệu lực của hồi quy ..................................................................... 59
4.7. Kiểm định sự khác biệt các biến định tính .............................................................. 60
4.7.1 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ..................................................................... 60

4.7.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ ............................................................... 60
4.7.3. Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn ..................................................... 61
4.7.4. Kiểm định sự khác biệt theo công việc ................................................................ 61
4.7.5. Kiểm định sự khác biệt theo lĩnh vực nghề nghiệp .............................................. 61
4.7.6. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập.................................................................. 62
4.8 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................... 62
5.1 Kết luận từ nghiên cứu ............................................................................................. 64
5.1.1 Lợi ích cá nhân, chi phí, ảnh hưởng của những người liên quan .......................... 64
5.1.2 Rào cản tham gia NCLS ........................................................................................ 64
5.1.3 Trách nhiệm với cộng đồng .................................................................................. 64
5.1.4. Các yếu tố nhân khẩu học .................................................................................... 65
5.2. Kiến nghị chính sách ............................................................................................... 65
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 68
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt

Nội dung

ANOVA

(Analysis of Variance) Phương pháp phân tích phương sai

BV

Bệnh viện


BN

Bệnh nhân

ĐTĐ2

Đái tháo đường tuýp 2

EFA

FDA

ICH

(Exploratory Factor Analysis ) Phương pháp phân tích nhân tố
khám phá
(US Food and Drug Administration) Cục quản lý dược & thực
phẩm Hoa Kỳ
(International Conference On Harmonisation Of Technical
Requirements) Hội nghị hòa hợp các tiêu chuẩn kĩ thuật

GCP

(Good clinical practice) Thực hành tốt nghiên cứu lâm sàng

KMO

(Kaiser-Meyer-Olkin) Chỉ số xem xét thích hợp của EFA


NCLS

Nghiên cứu lâm sàng

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TPB

(Theory of Planned Behavior) Thuyết hành động hợp lý

TRA

(Theory of Reasoned Action) Thuyết hành vi dự định

VIF

(Variance Inflation Factor) Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng của bệnh
nhân ung thư ..............................................................................................................15
Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào nghiên cứu lâm sàng dựa trên
các nghiên cứu tại Ireland .........................................................................................17
Bảng 3.2 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan trước đây......................................23
Bảng 4.1 Thống kê mô tả ..........................................................................................49
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ...........................52
Bảng 4.3. Đánh giá tính hội tụ của bộ câu hỏi khảo sát ............................................52

Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo các yếu tố ảnh hưởng54
Bảng 4.5. Tóm tắt cơ cấu thang đo mới ....................................................................55
Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy ..........................................................................57
Bảng 4.7 Hệ số phóng đại phương sai các biến độc lập ...........................................59


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) ..................................................................7
Hình 2.2: Thuyết hành vi theo kế hoạch (TPB) ..........................................................9
Hình 2.3: Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) ...........................................................11
Biểu đồ 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia nghiên cứu lâm sàng ở Ireland ...17
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................32
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................34
Hình 4.1 Sơ đồ phân tích các nhân tố .......................................................................53
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................56


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu lâm sàng đang phát triển tại Việt Nam, theo thống kê của trang
mạng clinicaltrials.gov (Hoa Kỳ) thì có hơn 400 nghiên cứu lâm sàng đã và đang
được tiến hành ở Việt Nam trong gần 20 năm qua. Trong đó, thống kê tại quý 1 năm
2017 có 79 nghiên cứu lâm sàng đa quốc gia đang trong thời gian thu tuyển bệnh
nhân cho nghiên cứu. Bệnh nhân là nhân tố không thể thiếu góp phần thành công
cho các nghiên cứu lâm sàng. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng mô hình
về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng của bệnh nhân
cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định.
Bằng việc sử dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định tham gia nghiên cứu lâm
sàng, nghiên cứu đã khảo sát gần trên hơn 100 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại
TP.HCM nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm
sàng.

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu:
phương pháp phân tích dữ liệu thống kê mô tả, so sánh, kiểm định phi tham số và
hồi quy OLS về ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng.


1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu lâm sàng (NCLS) là hoạt động khoa học nghiên cứu thuốc trên

người nhằm xác minh hiệu quả lâm sàng, nhận biết, phát hiện phản ứng có hại do
tác động của sản phẩm nghiên cứu; khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ
của sản phẩm đó, xác định sự an toàn và hiệu quả của thuốc.
Đã 10 năm kể từ hướng dẫn đầu tiên của Bộ Y tế, NCLS ở Việt Nam mặc dù non
trẻ nhưng không ngừng phát triển. Ngày càng nhiều các bệnh viện, viện nghiên cứu,
nghiên cứu viên cũng như bệnh nhân là tình nguyện viên tham gia vào các NCLS đa
trung tâm, đa quốc gia. Tuyển chọn bệnh nhân có vai trò quan trọng thành công của
các nghiên cứu lâm sàng. Nhận thức và thái độ của người bệnh với nghiên cứu lâm
sàng là một trong những yếu tố quyết định việc tham gia vào nghiên cứu ban đầu và
duy trì tham gia đến cuối cùng. Thêm vào đó, sự khác biệt về tình hình kinh tế, văn
hóa khiến các nghiên cứu lâm sàng tại Việt Nam đối mặt với một số vấn đề không
nhỏ, một trong số đó là số tiền chi trả cho nghiên cứu, trình độ dân trí. Do việc tiến
hành nghiên cứu trên toàn cầu, các chi phí để tiến hành nghiên cứu tại Việt Nam có
thể chưa phù hợp hoặc cao hơn so với thực tế, đặc biệt là các khoản hỗ trợ cho bệnh
nhân. Trong diễn đàn thực hành tốt nghiên cứu lâm sàng được tổ chức bởi Cục
Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế vào năm 2015 và trên báo chí một loạt các bài báo

vào năm 2013 phản ánh những sai phạm trong NCLS tại Ấn Độ, Trung Quốc và các
quốc gia đang phát triển, người ta vẫn thường xuyên nghe được các trăn trở rằng
liệu các tình nguyện viên Việt Nam có bị dẫn dụ với các khoản chi phí hỗ trợ khi
tham gia vào các NCLS, liệu bệnh nhân của họ tham gia NCLS vì kém hiểu biết?
Điều này có thể trái với quy ước quốc tế về thực hành tốt NCLS (ICH-GCP), tuyên
ngôn Helsinki.
Nghiên cứu lâm sàng muốn thành công thì cần có sự tham gia của người tình
nguyện. Theo báo cáo của CenterWatch năm 2015 thì có đến 86% các nghiên cứu
lâm sàng gặp phải sự chậm trễ, 81% trong số đó có độ dài từ 1 đến 6 tháng, với 5%


2

sự chậm trễ kéo dài lâu hơn so với dự tính. Lí do của sự chậm trễ này một phần do
các nghiên cứu không thể tuyển đủ số lượng bệnh nhân theo ước tính. Ở Việt Nam,
với thống kê 05 năm từ 2011 đến 2016 của công ty trách nhiệm hữu hạn hỗ trợ
Nghiên cứu lâm sàng Big Leap, có đến 11/21 (chiếm 52%) nghiên cứu lâm sàng tại
Việt Nam không tuyển được số bệnh nhân như cam kết với nhà tài trợ mặc dù 7/11
(chiếm 63%) nghiên cứu đã gia hạn thêm thời gian tuyển bệnh.
Thêm vào đó, những bê bối trong nghiên cứu lâm sàng được phát hiện ở Ấn Độ vào
trung tuần tháng 11 năm 2012 khiến không ít người lo ngại, liệu bệnh nhân tham
gia nghiên cứu lâm sàng ở Việt Nam có phải vì lí do tài chính?
Vì thế nghiên cứu muốn làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia của
bệnh nhân để làm sáng tỏ những điều trên.
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng của
bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành với
mục đích khám phá các biến số tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến động cơ t h a m
g i a NCLS của bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP.HCM. Từ đó, đề xuất các
hàm ý chính sách đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xem xét, đưa ta các
hướng dẫn chặt chẽ đảm bảo cho việc tự nguyện tham gia NCLS theo đúng quy

định quốc tế (ICH-GCP) và hướng dẫn quốc gia về Thực hành tốt nghiên cứu lâm
sàng nhằm hạn chế những hành vi vi phạm đạo đức khi tuyển chọn bệnh nhân tham
gia vào NCLS.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xây dựng mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng của bệnh nhân tại thành phố Hồ
Chí Minh. Từ đó đưa ra những kiến nghị cho các nghiên cứu viên và tổ chức có
thuốc cần nghiên cứu lâm sàng (các công ty dược, nhà tài trợ cho nghiên cứu lâm
sàng) tuyển chọn bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu nhanh hơn. Ngoài ra, gợi ý
cho cơ quan quản lý trong việc xây dựng các quy định giúp nghiên cứu lâm sàng
bảo vệ được sự an toàn cho bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
Mục tiêu của nghiên cứu sẽ được làm rõ thông qua các câu hỏi cụ thể như sau:


3

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định tham gia NCLS của bệnh nhân
đái tháo đường tuýp 2 tại TP Hồ Chí Minh?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố này đến ý định tham gia NCLS
củabệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP Hồ Chí Minh như thế nào?
Câu hỏi 3: Các giải pháp và kiến nghị nào nào nhằm nâng cao khả năngtuyển chọn
bệnh nhân tham gia vào NCLS và phát triển đối tượng tham gia NCLS tại TP Hồ
Chí Minh?
1.3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh
Pham vi của đề tài nghiên cứu là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
nghiên cứu lâm sàng trên bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Giới hạn của đề tài là nghiên cứu tại một số bệnh viện đại diện trên một số địa bàn
của thành phố Hồ Chí Minh có thực hiện nghiên cứu lâm sàng, chứ không nghiên
cứu được tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông
qua kỹ thuật thảo luận tay đôi, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, bệnh
viện đang công tác tại các bệnh viện tại TP.HCM nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ
sung các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng của bệnh nhân
đái tháo đường tuýp 2.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
thông qua các giai đoạn sau:
 Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng câu hỏi được thiết kế với thang đo Likert 5
mức độ và kỹ thuật thuật phỏng vấn bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đã
được bác sỹ nghiên cứu giải thích về nghiên cứu lâm sàng trên địa bàn
TP.HCM. Nghiên cứu có kích thước mẫu là tối thiểu 100, được lựa chọn theo


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Các khái niệm quan trọng


2.1.1 Nghiên cứu lâm sàng: Nghiên cứu lâm sàng (TNLS) làlà hoạt động khoa học
nghiên cứu thuốc trên người nhằm xác minh hiệu quả lâm sàng, nhận biết, phát hiện
phản ứng có hại do tác động của sản phẩm nghiên cứu; khả năng hấp thu, phân bố,
chuyển hoá, thải trừ của sản phẩm đó, xác định sự an toàn và hiệu quả của thuốc.
(theo quyết định 799/QĐ-BYT về “hướng dẫn thực hành tốt thử thuốc trên lâm
sàng” do Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam ban hành)
2.1.2 GCP (Good Clinical Practice) là một chuẩn mực chung trong thiết kế, quản
lý, tiến hành, theo dõi, kiểm tra, thu thập, phân tích và báo cáo một nghiên cứu lâm
sàng. Từ đó đảm bảo rằng các số liệu thu thập được, các báo cáo đã thực hiện trong
nghiên cứu là chính xác, đáng tin tưởng. Đồng thời đảm bảo rằng quyền lợi, sự an
toàn, quyền được bảo mật của người tham gia nghiên cứu được bảo vệ.” – có từ
11/02/1997.Mục tiêu của ICH-GCP là cung cấp một tiêu chuẩn thống nhất cho châu
Âu, Liên minh (EU), Nhật Bản và Hoa Kỳ để tạo thuận lợi cho việc chấp nhận lẫn
nhau về mặt pháp lý về các dữ liệu lâm sàng đã được tiến hành. Hướng dẫn này
được phát triển dựa trên các tiêu chuẩn trước đó của Liên minh châu Âu, Nhật Bản,
và Hoa Kỳ, cũng như của Australia, Canada, các quốc gia Bắc Âu và Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO). Hướng dẫn này cần được tuân thủ nếu các dữ liệu trong ngiên cứu
cần được sự thông qua của cơ quan quản lý nhà nước của các quốc gia trên.Các
nguyên tắc trong hướng dẫn này cũng có thể được áp dụng cho các điều tra lâm
sàng khác có thể có ảnh hưởng đến an toàn và phúc lợi của các đối tượng là con
người (theo ICH GCP E6 1.24).
2.1.3 Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những
rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein
do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin.
Đái tháo đường tuýp 2: đái tháo đường tuýp 2 trước đây được gọi là đái tháo
đường không phụ thuộc insulin, đái tháo đường ở người lớn, bệnh có tính gia đình.


4


phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 phần chính:
(1) Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng,
sử dụng thang đo Likert 5 điểm được dùng để đo lường các biến quan sát từ
“1: Hoàn toàn không đồng ý” đến “5: Hoàn toàn đồng ý”; (2) Một số câu hỏi
về thông tin cá nhân của người trả lời như độ tuổi, giới tính, trình độ văn
hóa,nghề nghiệp, lĩnh vực nghề nghiệp thu nhập, sử dụng cho việc phân loại
và so sánh các kết quả trong các phân tích
 Nghiên cứu sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: thống kê mô tả, phân
tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA, phân
tích hồi quy OLS, kiểm định t-test, ANOVA, thông qua phần mềm Stata để
xử lý và phân tích dữ liệu.
1.5.

Ý nghĩa của đề tài

Đề tài nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm
sàng của bệnh nhân. Từ đó, giúp nghiên cứu viên có thể hiểu rõ mức độ ảnh hưởng
của từng yếu tố trong quá trình giải thích cho bệnh nhân, cải thiện việc giải thích
cho bệnh nhân về một nghiên cứu lâm sàng nào đó va2 hạn chế việc bệnh nhân hiểu
không đúng về nghiên cứu lâm sàng.
1.6.

Kết cấu của đề tài

Báo cáo nghiên cứu này được trình bày thành năm chương bao gồm: Chương 1 mở
đầu đã giới thiệu nghiên cứu, tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu; Chương 2 sẽ nêu
cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu ứng dụng liên quan từ đó tiến hành xác định khung
phân tích cụ thể cho ý định tham gia NCLS của bệnh nhân ĐTĐ2 tại TPHCM;
Chương 3 sẽ mô tả phương pháp nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu trên bệnh

nhân ĐTĐ2 tại TPHCM; Chương 4 sẽ phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về
ý định ý định tham gia NCLS của bệnh nhân ĐTĐ2 thông qua mẫu nghiên cứu tại
TP.HCM; Chương 5 sẽ thảo luận kết quả nghiên cứu và trình bày các gợi ý chính
sách từ kết quả nghiên cứu


6

Đặc trưng của đái tháo đường tuýp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin
tương đối. Tuổi > 30 tuổi, triệu chứng lâm sàng âm thầm, thường phát hiện muộn.
Biến chứng cấp tính hay gặp là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Có thể điều trị bằng
chế độ ăn, thuốc uống và/hoặc insulin. Tỉ lệ gặp 90 – 95%.
2.1.4 Ý định: theo Ajzen, I.(1991, tr.181) ý định được xem là “các yếu tố động cơ
có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn
sàng hoặc nổ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”. Mỗi cá nhân có ý
định càng mạnh để tham gia vào một hành vi, thì cá nhân đó càng có nhiều khả
năng sẽ thực hiện thành công hành vi đó. Tuy nhiên, một ý định hành vi có thể thấy
biểu hiện trong hành vi chỉ khi các hành vi đó dưới sự kiểm soát của ý chí, tức là,
nếu người đó có thể quyết định theo ý muốn sẽ thực hiện hoặc không thực hiện
hành vi. Từ ý định này trong mô hình TRA được trình bày dưới đây là đại diện của
mặt nhận thức về sự sẵn sàng thực hiện một hành vi, nó được xem như tiền đề đứng
trước hành vi hay được hiểu là xu hướng hành vi.
Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và
Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian.
Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) thể hiện sự sắp xếp và phối hợp
giữa các thành phần của thái độ trọng một cấu trúc được thiết kế để đo lường và giải
thích cho hành vi của người tiêu dùng trong xã hội dựa trên hai khái niệm cơ bản là

thái độ của người tiêu dùng và các chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng. Trong
đó:
-

Thái độ đối của người tiêu dùng: được giả thuyết là một trong những nhân tố
quyết định chính trong việc lý giải hành vi tiêu dùng. Thái độ được định
nghĩa là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực
thể cụ thể với một số mức độ ngon- không ngon, thích- không thích, thỏa
mãn - không thỏa mãn và phân cực tốt - xấu (Eagly và Chaiken, 1993).


7

-

Chuẩn chủ quan thể hiện sự đồng tình hay phản đối của những người có liên
quan (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ...) đối với ý định tiêu dùng sản phẩm,
dịch vụ của người thân của họ và được đo lường thông qua cảm xúc của
những người này. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
thái độ và hành vi của người tiêu dùng được gọi là nhóm liên quan (nhóm
tham khảo), trong đó các thành viên trong gia đình người mua có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người đó (Kotler và ctg, 1996).

Niềm tin đối với những thuộc tính
của sản phẩm

Thái độ

Đo lường niềm tin đối với những
thuộc tính của sản phẩm


Xu hướng
hành vi

Hành vi
thực sự

Niềm tin về những người ảnh
hưởng nghĩ ràng tôi nên thực hiện
hay không thực hiện hành vi
Chuẩn chủ
quan
Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của
những người ảnh hưởng

Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior, Prentice –Hall
Editions, 3rd ed, 198

International


8

Cơ sở giả định của thuyết hành động hợp lý là con người hành động có lý trí,
và họ sẽ xem xét ảnh hưởng đến hành vi của họ trước khi họ thực hiện hành vi nào
đó. Thuyết hành động hợp lý đã cung cấp một nền tảng lý thuyết rất hữu ích trong
việc tìm hiểu thái độ đối với hành động trong tiến trình chấp nhận của người dùng,
theo đó đã cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu
dùng.

2.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (TBP)
Nhược điểm của thuyết hành động hợp lý TRA là không thể giải thích các hành
vi ngoài sự chi phối của ý chí. Vì vậy, Ajzen (1991) đã bổ sung vào mô hình TRA
yếu tố “kiểm soát hành vi cảm nhận” dựa vào ý tưởng xác định cùng lúc cả hai yếu
tố động cơ (ý định) và khả năng (kiểm soát hành vi) để giải thích cho những yếu tố
ngoài sự kiểm soát của cá nhân nhưng cũng tác động đến ý định và hành vi. Mô
hình này được gọi là mô hình thuyết hành vi dự định TPB. Yếu tố kiểm soát nhận
thức được xác định bởi yếu tố niềm tin kiểm soát liên quan đến sự xuất hiện hay
vắng mặt của những điều kiện thuận lợi và rào cản đối với việc thực hiện hành vi,
được đo lường bằng sức mạnh nhận thức hoặc tác động của từng yếu tố kiểm soát
hỗ trợ hoặc cản trở hành vi. Yếu tố kiểm soát nhận thức là một yếu tố quyết định
độc lập đối với ý định hành vi, và thái độ là yếu tố quyết định độc lập đối với hành
vi và chuẩn chủ quan. Khi hai biến thái độ và chuẩn chủ quan không đổi, việc nhận
thức của cá nhân sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi sẽ ảnh hưởng đến ý
định hành vi. Trọng số tương đối của ba yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát
nhận thức trong việc xác định ý định nên thay đổi cho nhiều hành vi và dân số khác
nhau. Theo Ajzen (2002), một số nghiên cứu đã đo lường yếu tố kiểm soát nhận
thức bằng cách đo lường niềm tin kiểm soát và sức mạnh của nhận thức, khác với
hầu hết những nghiên cứu khác đo lường trực tiếp yếu tố “kiểm soát nhận thức”
Mô hình giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu
hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm
các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ
nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó.


9

Thái độ đối với hành vi được định nghĩa như là sự đánh giá toàn diện về hành vi
của bản thân, có nghĩa là mức độ thực hiện hành vi có giá trị tiêu cực hoặc tích cực.
Thái độ được xác định bằng niềm tin vào hành vi với những kết quả và đặc tính

khác nhau sẽ có hành vi khác nhau. Chuẩn chủ quan là nhận thức của cá nhân về
hành vi đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự phán đoán của những người quan trọng. Thành
phần kiểm soát hành vi nhận thức phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực
hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để
thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp
đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu cá nhân cảm nhận chính xác về mức độ
kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.
Thái độ

Chuẩn chủ quan

Xu hướng hành vi

Hành vi thực sự

Kiểm soát hành vi
cảm nhận

Hình 2.2: Thuyết hành vi theo kế hoạch (TPB)
Nguồn: Ajzen, The theory of planned behavior, 1991, tr.182
Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004).
Các hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ
quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen, 1991). Có thể có các yếu tố khác ảnh
hưởng đến hành vi. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 40% sự
biến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng TPB (Ajzen, 1991;
Werner, 2004). Hạn chế thứ hai là có thể có một khoảng cách đáng kể thời gian giữa
các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá (Werner, 2004).
Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi. Hạn chế thứ ba



10

là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhân dựa trên các
tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành xử như dự đoán bởi
những tiêu chí (Werner, 2004).
Lý thuyết về hành động hợp lý thể hiện sự phối hợp các thành phần của thái độ
trong một cấu trúc được thiết kế để dự đoán và giải thích tốt hơn về ý định thực hiện
hành vi của bệnh nhân ĐTĐ2 trên hai khái niệm: thái độ của bệnh nhân ĐTĐ2 đối
với việc tham gia NCLS và các chuẩn chủ quan của bệnh nhân được khảo sát. Mô
hình này bị giới hạn khi dự báo sự thực hiện các hành vi mà con người không kiểm
soát được. Trong trường hợp này, các yếu tố về thái độ đối với hành vi thực hiện và
các chuẩn mực chủ quan của người đó không đủ giải thích hành động của họ. Ajzen
đã hoàn thiện mô hình bằng cách đưa thêm yếu tố sự kiểm soát hành vi nhận thức
vào mô hình (Ajzen and Fishbein, 1980). Trong tâm lý học, thuyết hành vi dự định
là một lý thuyết liên kết giữa niềm tin và hành vi. Ajzen đã đề xuất khái niệm này
để cải thiện sức mạnh tiên đoán của mô hình thuyết hành động hợp lý bao gồm
kiểm soát hành vi nhận thức. Đây là thuyết giải thích hành vi con người. Nó được
áp dụng trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ, hành vi ý định,
và hành vi trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, quan hệ công chúng, chiến dịch
quảng cáo và chăm sóc sức khỏe. Lý thuyết hành vi dự định cho rằng thái độ hướng
về hành vi, chuẩn chủ quan, và kiểm soát hành vi nhận thức, tất cả những điều này
tác động đến cá nhân định hình nên ý định thực hiện hành vi. Ý định được mô tả là
mức độ động lực và sẵn lòng của mỗi cá nhân thực hiện hành vi cụ thể như mong
muốn.
2.2.3 Mô hình niềm tin sức khỏe
Được giới thiệu những năm 1950 bởi các nhà tâm lý học làm việc tại cơ
quan y tế cộng đồng Mỹ, mô hình niềm tin sức khoẻ (HBM) là một trong những
mô hình được biết đến rộng rãi nhất trong lĩnh vực thay đổi hànhvi.
Những nhà tâm lý này quan tâm đến việc phát triển sử dụng dịch vụ để chẩn
đoán sớm và dự phòng lao phổi như tiêm phòng và chụp Xquang ngực. Họ cho

rằng điều trị người sợ mắc những bệnh nặng và những hành vi liên quan đến sức


11

khoẻ phản ánh mức độ sợ hãi của một người và thống kê bao gồm những điều thấy
được của việc nếu những lợi ích của việc thay đổi hành vi có giá trị hơn những điều
ứng dụng của nó và những trở ngại tâm lý của họ. Ngắn gọn lại, những cá nhân tự
đánh giá bên trong họ những lợi ích của việc thay đổi hành vi và tự quyết định có
hành động hay không Mô hình niềm tin sức khoẻ (HBM) xác định 4 mặt của sự
đánh giá này:
-

Sự nhạy cảm hiểu được về sức khoẻ kém

-

Hiểu được mức độ nghiêm trọng của sức khoẻ kém

-

Hiểu được lợi ích của thay đổi hành vi

-

Hiểu được những trở ngại của việc hành động.

Sau đó thêm nguyên tắc“Tự hiệu lực–Self- efficacy”

Hình 2.3: Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM)

Nguồn: Stretcher,V., & Rosenstock I.M (1997)
Một tổ hợp chính xác của sự nhận thức phát triển thêm sự sẵn sàng hành
động. Những thông điệp cải tiến sức khoẻ, thông qua phương tiện truyền thông,
giáo dục đồng đẳng và các can thiệp khác hoạt động giống như tín hiệu (ám hiệu,
kêu gọi) hành động (cuestoaction) biểu lộ sự sẵn sàng hoạt động và hành vi công


12

khai. Những kêu gọi này thường cần thiết để vượt qua những thói quen không tốt
như: không đeo dây an toàn, ăn thức ăn giàu chất béo hoặc hút thuốc. Mô hình niềm
tin sức khoẻ (HBM) cũng giúp cho xác định điểm đòn bẩy của sự thay đổi. Một
người hút thuốc nghĩ rằng họ không thể tự bỏ thuốc sẽ được nhận những thông tin
đặc hiệu và được động viện để tham gia vào chương trình cai thuốc lá có trợ giúp.
Trong đó:
-

Cảm nhận lợi ích: Hành động đó hiệu quả đến mức nào trong việc giảm sự
nghiêm trọng của bệnh/tình trạng? “Xét nghiệm sẽ ngăn ngừa tình trạng
nhiễm trùng của con bạn.”

-

Cảm nhận trở ngại/rào cản: Cái giá của hành động đó về mặt thực thể và tâm
lý cao đến mức nào? “Hàng xóm của tôi sẽ biết rằng tôi bị bệnh nếu tôi cho
con tôi thuốc/công thức đó.”

-

Cảm nhận khả năng mắc bệnh: tôi có nguy cơ nhiễm bệnh đến mức nào?


-

Cảm nhận độ nặng (nghiêm trọng) của bệnh: Nếu bạn phát hiện ra rằng bạn
nhiễm bệnh thì chuyện đó nghiêm trọng đến mức nào?
 Mức độ của sự đau khổ về cảm xúc
 Những khó khăn phát sinh
 Những hậu quả về mặt sức khỏe
 Những hậu quả về tâm lý, kinh tế

Gợi ý để hành động: Yếu tố khởi phát, truyền thông, công cụ nhắc nhở thân thiện,
một sự kiện có tác động đến bạn chẳng hạn như cái chết vì nhiễm bệnh của ai đó mà
bạn biết.
Nghiên cứu sẽ sử dụng hai nhân nhân tố quan trọng trong mô hình này là cảm nhận
về lợi ích và cảm nhận về trở ngại/rào cản để xem xét sự mức độ ảnh hưởng đến khả
năng thay đổi hành vi. Cụ thể trong nghiên cứu, khả năng thay đổi hành vi sẽ xem là
ý định thực hiện hành vi – ý định tham gia NCLS


13

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chủ đề nghiên cứu
2.3.1 Ridgeway (2014)
Ridgeway và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc
tham gia nghiên cứu lâm sàng vào năm 2014.
Các thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng có thể thu được lợi từ việc thu hút quần thể
mẫu phản ánh chính xác toàn bộ dân số. Hơn 600 cuộc điều tra bằng giấy đã được
thực hiện cho bệnh nhân thông qua một số thực tiễn trong Mạng lưới Y tế Lehigh
Valley (LVHN). Các cuộc khảo sát cung cấp phản hồi về kinh nghiệm trong quá
khứ của bệnh nhân và quan điểm cá nhân đối với các nghiên cứu lâm sàng. Chúng

cũng bao gồm thông tin nhân khẩu học để phản ánh các xu hướng trong dữ liệu.
Một loạt các cuộc điều tra khác cũng sẽ được gửi cho các chuyên gia nghiên cứu
trên toàn quốc trong các tổ chức do liên bang tài trợ. Các cuộc khảo sát này sẽ cung
cấp cái nhìn sâu sắc về khuynh hướng và niềm tin của các nhà nghiên cứu khi
tuyển chọn các bệnh nhân vào nghiên cứu lâm sàng. Những dữ liệu trong cuộc
khảo sát bệnh nhân thể hiện không có sự khác biệt đáng kể về việc tham gia vào
nghiên cứu lâm sàng giữa bệnh nhân nói tiếng Anh và không nói tiếng Anh cũng
như giữa bệnh nhân có bằng cấp có giáo dục và không phải là cao đẳng.
Các nghiên cứu lâm sàng là một phần rất quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ. Để đảm bảo thử nghiệm hiệu quả cho các loại thuốc mới và các chương trình
khác, nghiên cứu thí điểm nên tuyển chọn các bệnh nhân đại diện về nhân khẩu học
cho dân số cuối cùng sẽ được hưởng lợi từ sản phẩm.Các nghiên cứu gần đây cho
thấy tỷ lệ mà các nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ tham gia vào nghiên cứu thấp
hơn nhiều so với người da trắng và nam giới. Điều này một phần bắt nguồn từ quyết
định năm 1977 của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm về việc ngăn cấm sự
tham gia của phụ nữ tiềm năng mang thai và phụ nữ mang thai trong các thử
nghiệm Pha I. Tuy nhiên, nhân khẩu học này rất quan trọng trong các nghiên cứu
lâm sàng; Họ có thphản ứng với thuốc một cách khác nhau, và thông tin này là tốt
nhất thu được trong các giai đoạn thử nghiệm của một loại thuốc hoặc thiết bị.


14

Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá thái độ của bệnh nhân đối với việc tham
gia nghiên cứu lâm sàng. Điều này sẽ cho phép
Các nhà nghiên cứu điều chỉnh các phương pháp của họ phù hợp, và cuối cùng,
điều này có thể giúp đa dạng hóa các đối tượng nghiên cứu.
Đối với bốn câu hỏi được phân tích, kết quả hiển thị không có sự khác biệt đáng kể
giữa bệnh nhân nói tiếng Anh và không nói tiếng Anh không khác biệt đáng kể,
cũng như giữa những bệnh nhân được giáo dục đại học và không phải là cao đẳng.

Điều này có nghĩa là bệnh nhân phần nào cũng cảm thấy giống như vậy đối với
bốn tiêu chí: Mối quan hệ với bác sĩ (1), danh tiếng của bác sĩ trong cộng đồng (2),
Không tin cậy bác sỹ (3) và Cam kết thời gian (4) trong các điều khoản về động cơ
tham gia nghiên cứu lâm sàng. Về mục tiêu của nghiên cứu, dữ liệu từ những câu
hỏi này sẽ không bắt buộc bất kỳ sự thay đổi nào trong quy trình của nghiên cứu
lâm sàng, vì những yếu tố này dường như không đóng một vai trò trong việc loại
trừ đối với người không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Điều quan trọng cần lưu ý
là dữ liệu này chỉ đến từ phụ nữ ở phòng khám sức khoẻ, do đó không có kết quả
từ bất kỳ người tham gia nam giới được bao gồm trong dữ liệu.Do đó, không thể
đưa ra kết luận về sự khác biệt trong thái độ của phụ nữ với thái độ nam giới về
những yếu tố này.
2.3.2 Sing Yu Moorcraft, Cheryl Marriott, Clare Peckitt, David Cunningham,
Ian Chau, Naureen Starling, David Watkins and Sheela Rao (2016)
Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014, nghiên cứu sự sẵn sàng của bệnh
nhân tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng và quan điểm của họ về nghiên cứu
ung thư: kết quả của cuộc điều tra tiến cứu trên 276 bệnh nhân nhận được 298 tờ
thông tin về bệnh nhân nghiên cứu lâm sàng và được yêu cầu hoàn thành bảng câu
hỏi tại bệnh viện Royal Marden NHS, Vương Quốc Anh. Phần lớn bệnh nhân (263
bệnh nhân, 88%) chấp thuận nghiên cứu lâm sàng và 249 trong số 263 bệnh nhân
(95%) hoàn thành bảng câu hỏi. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các ý định tham gia
vào các nghiên cứu lâm sàng, với các bệnh nhân cho biết rằng những lý do quan
trọng nhất là thử nghiệm đã đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và kết quả thử


15

nghiệm có thể có lợi cho những người khác. Trong số 249 người trả lời câu hỏi,
78% sẽ hiến mô cho nghiên cứu di truyền, 75% sẽ cân nhắc tham gia vào các
nghiên cứu đòi hỏi sinh thiết nghiên cứu và 75% cho rằng bệnh nhân cần được
thông báo kết quả xét nghiệm. Các bệnh nhân điều trị với mục đích giảm nhẹ và

những người đã nhận được nhiều dòng điều trị đã sẵn sàng xem xét sinh thiết
nghiên cứu hơn. Trong số các bệnh nhân được tiếp xúc với một nghiên cứu lâm
sàng của một sản phẩm nghiên cứu, 48-50% muốn có thêm nhiều thông tin thêm về
thuốc / quy trình nghiên cứu.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hường đến ý định tham gia nghiên cứu lâm
sàng của bệnh nhân như sau
Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng của
bệnh nhân ung thư
Lí do

% (N=241)

Bệnh nhân cảm thấy nghiên cứu mang lại cho họ điều trị tốt hơn/

57 (39%)

Patient felt the trial offered the best available treatment
Bệnh nhân cảm thấy kết quả nghiên cứu có thể mang lại lợi ích cho 143 (96%)
những người khác/ Patient felt the trial result could benefit others
Bệnh nhân muốn đóng góp cho nghiên cứu khoa học/ Patient 111 (74%)
wanted to contribute to scientific research
Bệnh nhân cảm thấy họ được theo dõi sát sao hơn/ Patient felt they 42 (28%)
would be monitored more closely
Bệnh nhân cảm thấy họ được chăm sóc tốt hơn/ Patient felt they 24 (16%)
would have better quality care
Gia đình bệnh nhân mong muốn bệnh nhân tham gia/ Patient’s 20 (13%)
family were keen for patient to participate
Bệnh nhân tin tưởng vào bác sỹ điều trị cho họ/ Patient trusted the 73 (49%)
doctor treating them
Bệnh nhân cảm thấy rằng nếu không tham gia thì bệnh ung thư của 13 (9%)

họ sẽ trở nên tồi tệ hơn/ Patient felt that otherwise their cancer will


×