Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô tại sao việt nam trải qua lạm phát cao và suy giảm tăng trưởng kinh tế vào năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.31 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI: TẠI SAO VIỆT NAM TRẢI QUA LẠM PHÁT CAO VÀ SUY GIẢM
KINH TẾ 2011
Phần 1: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2011
1. Khái niệm chung về lạm phát và suy giảm kinh tế

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch
vụ theo thời gian, và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước
khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ
của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ
tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta
hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền
tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi
giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm
phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
Thuật ngữ "lạm phát" ban đầu được chỉ các gia tăng trong số lượng tiền trong
lưu thông, và một số nhà kinh tế vẫn sử dụng từ này theo cách này. Tuy nhiên, hầu
hết các nhà kinh tế hiện nay sử dụng thuật ngữ "lạm phát" để chỉ một sự gia tăng
trong mức giá. Sự gia tăng cung tiền có thể được gọi là lạm phát tiền tệ, để phân biệt
với sự tăng giá cả, mà cũng có thể được gọi cho rõ ràng là 'lạm phát giá cả'. Các nhà
kinh tế nói chung đều đồng ý rằng về lâu dài, lạm phát là do tăng cung tiền.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua
của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ
của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Khi thực trạng lạm phát sảy ra, sẽ kéo theo hệ lụy là nền kinh tế sẽ rơi vào tình
trạng suy giảm kinh tế, suy thoái, và khủng hoảng. Suy thoái hay suy giảm kinh tế
được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội
thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ
tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được
chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra
định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn "là sự tụt giảm hoạt động kinh tế
trên cả nước, kéo dài nhiều tháng". Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm


đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư,
và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm
phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan
vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế. Các nền kinh tế theo định hướng thị
trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy
giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra. Nhiều tranh luận về việc chính phủ
có nên can thiệp để điều hòa kinh tế , khuếch đại chu kỳ kinh tế , hoặc thậm chí là tạo
ra chu kỳ kinh tế.
2. Thực trạng lạm phát cao và suy giảm kinh tế Việt Nam 2011

Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5
năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định; kinh
1


tế-xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát
tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền
kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá
dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở
trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống
dân cư.
Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo thường xuyên và quyết liệt các ngành, các cấp, địa phương và tập đoàn kinh tế
cùng nhân dân cả nước trên tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, quyết
tâm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Nhiều văn bản quan trọng được Trung ương
Đảng, Quốc Hội và Chính phủ ban hành kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên
hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong
đó trọng tâm là Nghị quyết số 59/2011/QH12 của Quốc hội, Kết luận số 02/KL-TW

ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế-xã hội năm 2011,
Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 và Nghị quyết số 11/NQ-CP
ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Chính phủ.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm
2010, tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình
sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Tổng sản phẩm trong nước tăng
đều trong cả ba khu vực và một lần nữa lại thể hiện rõ tính trụ đỡ của khu vực sản
xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. So với cùng kỳ năm trước, tổng sản phẩm trong
nước quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%.
Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%,
đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm
phần trăm. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện
pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành,
các địa phương cùng thực hiện.

2


Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
theo giá so sánh 1994
Đơn vị %

2010

1011

Tổng số
Phân theo khu

vực kinh tế
Nông,
lâm
nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
Phân theo quý
trong năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV

6,78

5,89

2,78

4,00

7,70
7,52

5,53
6,99

5,84
6,44

7,18
7,34

5,57
5,68
6,07
6,10

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
Xây dựng, đầu tư phát triển
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính
phủ, các cấp, các ngành đã thực hiện cắt giảm và điều chuyển 81,5 nghìn tỷ đồng vốn
đầu tư phát triển khu vực Nhà nước. Khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài vẫn được khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi.
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2011 theo giá thực tế cả nước ước tính đạt 676,4 nghìn
tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 119,6 nghìn tỷ đồng; khu vực ngoài nhà
nước đạt 529,4 nghìn tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27,4 nghìn tỷ
đồng.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ước tính đạt 877,9
nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 (Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì bằng
90,6% năm 2010) và bằng 34,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 341,6
nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước
309,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2% và tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài 226,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,9% và tăng 5,8%.

3


Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2011
Nghìn tỷ


Cơ cấu

So

với

2010
TỔNG
SỐ
Khu vực
Nhà nước
Khu vực
ngoài
Nhà
nước
Khu vực
có vốn ĐT TT
NN

877,9

100,0

105,7

341,6

38,9


108,0

309,4

35,2

103,3

226,9

25,9

105,8

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện
năm 2011 ước tính đạt 178 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm và tăng 6,7%
so với năm 2010, gồm có:
- Vốn trung ương quản lý đạt 42 nghìn tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch năm và
tăng 7,1% so với năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Công thương là
4079 tỷ đồng, bằng 100% và tăng 8%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3882
tỷ đồng, bằng 105,7% và tăng 7,8%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 945 tỷ đồng, bằng
105,1% và tăng 5,7%; Bộ Y tế 922 tỷ đồng, bằng 102,5% và tăng 5,2%; Bộ Xây dựng
873 tỷ đồng, bằng 89% và tăng 7,2%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 593 tỷ đồng,
bằng 106,4% và tăng 3,9%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 136 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3% kế hoạch năm
và tăng 6,5% so với năm 2010. Một số địa phương có khối lượng vốn đầu tư thực
hiện lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 17862 tỷ đồng, bằng 97% kế hoạch năm và
giảm 4,3% so với năm 2010; Hà Nội 16859 tỷ đồng, bằng 80,6% và tăng 12,7%; Đà
Nẵng 7697 tỷ đồng, bằng 134,6% và tăng 3,3%; Quảng Ninh 5120 tỷ đồng, bằng
81,6% và tăng 3,3%; Thanh Hóa 4396 tỷ đồng, bằng 123,7% và tăng 4,3%.

Xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12/2011 ước tính đạt 8,9 tỷ USD, tăng
0,5% so với tháng trước và tăng 18% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung năm
2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010,
bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 41,8 tỷ USD, tăng 26,1%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 54,5 tỷ USD, tăng 39,3%. Nếu không kể dầu
thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay
đạt 47,2 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm trước.
Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2011 ước tính đạt 9,6 tỷ USD, tăng
4


1,9% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch hàng hóa
nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước, bao gồm: Khu
vực kinh tế trong nước đạt 58 tỷ USD, tăng 21,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
đạt 47,8 tỷ USD, tăng 29,2%. Kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng năm nay
tăng so với năm trước, chủ yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu
phục vụ sản xuất trong nước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,2
tỷ USD, tăng 12%; xăng, dầu đạt 9,9 tỷ USD, tăng 62,2%; vải đạt 6,8 tỷ USD, tăng
26,1%; chất dẻo đạt 4,7 tỷ USD, tăng 25,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép 2,9
tỷ USD, tăng 12%; hóa chất đạt 2,7 tỷ USD, tăng 25,7%; sản phẩm hóa chất đạt 2,4
tỷ USD, tăng 16,3%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 7,2%.
Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm. Chỉ số giá
tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức
tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010. Tháng Mười Hai là tháng
thứ năm liên tiếp trong năm nay có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn 1%. Trong các
nhóm hàng hóa và dịch vụ, các nhóm có chỉ số giá tăng cao hơn mức tăng chung là:
May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,86%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng

0,69% (Lương thực tăng 1,40%; thực phẩm tăng 0,49%); Thiết bị và đồ dùng gia
đình tăng 0,68%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức
tăng chung gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,51%; đồ uống và thuốc lá tăng
0,49%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,35%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,24%; giao
thông tăng 0,16%; giáo dục tăng 0,05%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số
giá giảm 0,09%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số
giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010.
Chỉ số giá vàng tháng 12/2011 giảm 0,97% so với tháng trước; tăng 24,09% so
với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2011 tăng 0,02% so với tháng
trước; tăng 2,24% so với cùng kỳ năm 2010.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các tháng năm 2011
Thá

2

3

4

5

6

7

8

9


ng
So
với tháng
01,7
trước
So
với tháng
12
năm 01,7
2010

1
0

1
02,09

1
02,17

1
03,87

1
03,32

1
06,12

1

02,21

1
09,64

1
01,09

1
12,07

1
01,17

1
13,29

Chỉ số giá sản xuất
5

1
00,93

1
14,61

1
00,82

1

15,68

1
00,36

1
16,63

1
1
1
00,39

1
17,05

1
2
1
00,53

1
17,50

1
18,13


Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy
sản năm 2011 tăng 31,8% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của

người sản xuất hàng nông nghiệp tăng 33,49%; hàng lâm nghiệp tăng 13,58%; hàng
thủy sản tăng 27,23%. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp
năm nay tăng 18,43% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người
sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 30,33%; sản phẩm công nghiệp chế biến tăng
16,49%; điện, nước tăng 11,92%.
Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2011 tăng 21,27% so
với năm 2010, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một
số ngành tăng cao là: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 30,65%; thực
phẩm, đồ uống và thuốc lá tăng 22,75%; than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng
27,68%; khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 21,8%; hóa chất và
các sản phẩm hóa chất tăng 18,33%.
Chỉ số giá cước vận tải năm 2011 tăng 18,52% so với năm trước, trong đó giá
cước vận tải hành khách tăng 22,96%; vận tải hàng hóa tăng 16,23%. Chỉ số giá cước
vận tải đường sắt năm 2011 tăng 20,34% so với năm 2010; đường bộ tăng 18,77%;
đường thủy tăng 16,65%; đường hàng không tăng 13,13%.
Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2011 tăng 19,62% so với năm trước, trong
đó chỉ số giá lương thực, thực phẩm tăng 21,41%; hàng phi lương thực, thực phẩm
tăng 13,27%; nguyên liệu tăng 25,40%; máy móc, thiết bị tăng 7,74%. Chỉ số giá
nhập khẩu hàng hoá năm nay tăng 20,18% so với năm trước, trong đó chỉ số giá
lương thực, thực phẩm tăng 20,65%; hàng phi lương thực, thực phẩm tăng 18,60%;
nguyên liệu tăng 22,89%; máy móc, thiết bị tăng 12,72%.
Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta năm 2011 đối mặt với một loạt khó khăn
và thách thức: Lạm phát tăng trở lại đạt mốc 18,12% ; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn;
lãi suất tăng cao; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín
dụng thu hẹp; tỷ giá có những thời điểm biến động phức tạp. Những bất ổn trên đây
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là các cân đối vĩ mô
không ổn định, thiếu vững chắc tiềm ẩn trong nền kinh tế nước ta từ nhiều năm qua.
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chưa tập trung quan tâm đến chiều sâu,
đặc biệt là chưa coi trọng chất lượng và sự bền vững trong phát triển của từng ngành,

lĩnh vực nói riêng và của tăng trưởng toàn nền kinh tế nói chung.
Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã nhìn nhận khách quan, toàn diện về những
thiếu sót và tồn tại của nền kinh tế, trên cơ sở đó đề ra nhiều giải pháp, biện pháp
quan trọng, cùng với sự quyết tâm và đồng thuận cao của nhân dân cả nước. Các giải
pháp nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát được triển khai
6


đồng bộ đã phát huy tác dụng. Chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng diễn
biến theo hướng tích cực trong sáu tháng cuối năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
tăng cao. Nhập siêu được kiểm soát và đã giảm ở mức hợp lý. Mức tăng tổng phương
tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng và tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước thấp hơn
nhiều so với mục tiêu đề ra. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá. An sinh xã hội và
phúc lợi xã hội được Chính phủ quan tâm chỉ đạo thường xuyên.
Vào nửa cuối năm 2011, thanh khoản của hệ thống TCTD thiếu hụt nghiêm
trọng, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, có thời điểm lên đến 30%/năm, nguy cơ đổ vỡ
hệ thống hiện hữu có tình trạng các ngân hàng hạn chế cho vay lẫn nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế-xã hội nước ta trong năm
tới tiếp tục đối mặt với những thách thức và có nhiều dấu hiệu bất lợi: Kinh tế thế
giới thiếu ổn định do một số nền kinh tế lớn gặp rủi ro và có xu hướng suy thoái. Đặc
biệt là tình trạng lạm phát đang ở mức cao, cần được giải quyết để ổn định kinh tế vĩ
mô.

7


Phần 2: NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT CAO VÀ SUY GIẢM TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở VIỆT NAM NĂM 2011
1. Nguyên nhân lạm phát cao


Ta biết rằng lạm phát là mức tăng giá chung của cả nền kinh tế. Nguyên nhân
gây ra lạm phát có thể là từ bên ngoài (khách quan) hay những vấn đề nội tại của nền
kinh tế (nguyên nhân chủ quan), nhưng căn nguyên của lạm phát Việt Nam năm 2011
chính là yếu tố tiềntệ.
1.1 Lạm phát do yếu tố tiền tệ

Có thể nhận định, nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát của Việt Nam không
phải do các yếu tố bên ngoài. Trong thời gian qua, lạm phát của Việt Nam luôn cao
hơn một cách bất thường so với các nước trong khu vực hay các đối thủ cạnh tranh
cũng như các nước có điều kiện tương tự.
Nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 về cơ bản là do tiền tệ
đã được nới lỏng trong một thời gian dài. So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng
cung tiền M2 của Việt Nam khá cao. Tính trung bình giai đoạn 2000-2010, tốc độ
tăng cung tiền M2 của Việt Nam dẫn đầu với mức tăng 31,4%, sau đó là của Trung
Quốc (17,8%), Inđônêxia (13%), Philipin (10,2%), Malaysia (8,7%) và Thái Lan
(6,2%). Riêng năm 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam thậm chí lên tới 33,3%.
Do cung tiền tăng nhanh nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam tăng lên rất
nhanh. Từ sau khủng hoảng tài chính 1997-1999, trong khi các nước trong khu vực
có xu hướng duy trì ổn định tỷ lệ cung tiền trên GDP thì tỷ lệ này luôn có xu hướng
tăng ở Việt Nam. Nếu như năm 2000 tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam chỉ
là 50,5% thì tỷ lệ này đã lên tới 140,8% vào năm 2010. Đồng thời, tỷ lệ tín dụng trên
GDP cũng tăng nhanh, từ 39,7% năm 2001 lên 71,2% năm 2005 và 135,8% năm
2010. Tín dụng tăng nhanh đã giúp giới đầu cơ đẩy giá bất động sản tăng cao trong
một thời gian dài, đặt nền kinh tế trong trạng thái “bong bóng” bất động sản. Bong
bóng bất động sản khuyến khích người dân tiết kiệm ít đi và tiêu dùng nhiều hơn, tạo
áp lực cho giá cả.
1.2 Lạm phát do cầu kéo

Bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến quan hệ cung- cầu , quan hệ đến tiền – hàng
với các giải pháp tăng cung (tăng thêm khối lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa),

đồng thời phân phối hàng hóa đến người sử dụng kịp thời, đúng lúc, đúng địa chỉ...,
giảm lượng tiền mà xã hội sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Xét tổng quát là sản xuất
trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, hay đầu tư và tiêu dùng vượt
8


qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm, phải nhập siêu, phải vay nợ từ nước
ngoài để bù đắp.
Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì Việt Nam không chỉ ở vị thế nhập siêu,
mà còn rất dễ rơi vào lạm phát cao, nếu có sự bất ổn ở bên ngoài (khủng hoảng, lạm
phát...) và có trục trặc ở bên trong (thiên tai, dịch bệnh, bất ổn vĩ mô...).
Trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó
đáng lưu ý có các mặt hàng mà một nước đi lên từ nông nghiệp phải nhập khẩu lớn
như thủy sản, sữa và sản phẩm sữa, rau quả, ngô, dầu mỡ động thực vật, thức ăn gia
súc và nguyên phụ liệu, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu, đường, thịt; mà một nước có
bờ biển dài nhưng phải nhập muối; một nước có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao, nhưng do
tính gia công, lắp ráp cao mà nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, như nguyên phụ liệu
dệt may, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;
một số loại hàng tiêu dùng có kim ngạch lớn, như điện thoại các loại và linh kiện, ô
tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, hóa mỹ phẩm... lên đến mấy tỷ USD.


Do đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công.
Nhưng nhà nước chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho
cả nền kinh tế. Trên thực tế nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động
kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chèn lấn khu vực tư nhân. Với mức chi
tiêu của khu vực công (bao gồm chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư) trong
những năm vừa qua luôn ở mức 35-40% GDP và đầu tư của nhà nước bằng
khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một mức quá cao.




Sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp
(khuvựcthịtrường). Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà
nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng
dành được sự ưu ái trong việc phân bổ vốn. Câu chuyện của Vinashin đã chi
tiêu hoang phí trong thời gian qua và hiện vẫn được khoanh nợ và tiếp tục vay
vốn là một ví dụ rất điển hình của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà
nước.

1.3 Lạm phát do chi phí đẩy

Riêng với ngành chế biến, Việt Nam gần như là công xưởng gia công cho nước
ngoài, bởi nguyên liệu chính cho các ngành giầy da, dệt, may mặc, nhựa,... hầu hết
phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt 100% nhiên liệu lỏng đã chế biến (xăng dầu) phải
nhập khẩu. Vì vậy giá cả phụ thuộc rất nhiều vào phía đối tác. Trong tình hình, giá cả
thế giới đang tăng cao, không tránh khỏi chi phí sản xuất, gia công của các doanh
9


nghiệp trong nước cũng tăngcao.
Tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng nhanh và hiện ở mức khá cao
(năm 1992 đạt 51,6%, năm 1995 đạt 65,4%, năm 2000 đạt 96,5%, năm 2005 đạt
130,8%, năm 2010 đạt 154,4%),tứclàcóđộmởkhácao,đứngthứ5thếgiớinênbiếnđộnggiá
cả trên thế giới sẽ tác động nhiều đến biến động giá ở Việt Nam hơn các nước khác.
Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng kép: vừa
tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.
1.4 Một số nguyên nhânkhác



Hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ
số ICOR cao và tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 là 5 lần, thời kỳ
2001-2005 lên 5,2 lần, thời kỳ 2006-2010 lên 6,2 lần, cao gấp đôi nhiều nước
trong khuvực).

Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của Việt Nam từ năm 2003 trở
về trước ở mức trên dưới 57%, từ 2004 đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên dưới
40%, trong khi ICOR của khu vực này cao gấp rưỡi hệ số chung của cả nước.
Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu
đồng/người, chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng
của một số nước (năm 2008 của Nhật ản 73.824 USD, runei 72.500 USD, Singapore
62.724 USD,
HànQuốc38.235USD, Malaysia17.718USD, TháiLan6.915USD,
TrungQuốc5.460 USD, Indonesia 4.597 USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706
USD...).


Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với lạm phát
trên 4 mặt.

Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực
tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối vớitiền.
Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương
tiện thanh toán tănglên.
Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới,
tác động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại
tác động đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nộitệ...
Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại
lạm phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm
phát của thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằngVND.

10




Việc thực hiện lộ trình giá thị trường khi chuyển sang kinh tế thị trường là tất
yếu, đúng hướng, là một nội dung quan trọng của đường lối đổi mới. Tuy nhiên,
kết quả của việc thực hiện lộ trình này nếu thực hiện dồn dập cùng một lúc sẽ tạo
ra mặt bằng giá mới cao hơn, như đã từng xảy ra trong thời kỳ lạm phát phi mã,
hay vào tháng 2-3 vừa qua.

2. Nguyên nhân suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2011
2.1 Tác động của lạm phát cao đến tăng trưởng kinh tế
Các lý thuyết kinh tế cũng đã chỉ ra rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn
tích cực lên tăng trưởng kinh tế: Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), có mối tương
quan tỷ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng; hai trường phái Keynes và trường phái
tiền tệ đều cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng
trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát.
Dựa trên lý thuyết của Keynes, một vài quan điểm kinh tế cho rằng lạm phát ở
mức vừa phải sẽ thúc đẩy tăng trưởng (Mubarik, 2005). Trong khi đó, một số nghiên
cứu và thực nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định (Ocran 2007; Khan và Senhadji, 2001).
Thậm chí ngay cả khi lạm phát bằng 0 hoặc thiểu phát cũng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực
lên tăng trưởng kinh tế.
Sau khi xem xét nhiều quan điểm lý thuyết của các trường phái khác nhau, có
thể thấy rằng: Mỗi trường phái có một quan điểm riêng, mô hình riêng để chứng
minh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Tuy nhiên, điểm chung trong quan
điểm của các trường phái là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không phải là
một chiều mà có sự tác động qua lại. Tác động này được truyền dẫn chủ yếu thông
qua kênh tiết kiệm và đầu tư. Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn ở mức thấp, lạm phát

và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là, nếu muốn tăng trưởng
đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm phát, thể hiện thông qua việc gia tăng
đầu tư. Tuy nhiên, việc gia tăng đầu tư liên tục (tức lạm phát vượt quá một ngưỡng
cho phép) sẽ vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế cũng như khả năng phân bổ
vốn của hệ thống tín dụng. Điều này sẽ lại gây tác dụng ngược lại làm suy giảm hiệu
quả đầu tư, và từ đó tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Do vậy, để đảm bảo tăng
trưởng trong dài hạn và kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, điều cần thiết trước hết
chính là phải nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, qua quan sát, dữ liệu thống kê về diễn biến lạm phát và tăng
trưởng từ năm 2000 đến nay cho thấy khi lạm phát ở ngưỡng thấp, khoảng dưới
11


5% từ năm 2000 - 2003 thì tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Song, khi
lạm phát xấp xỉ hoặc ở mức hai con số, từ năm 2007 - 2011 thì tăng trưởng có xu
hướng chững lại và giảm xuống. Lạm phát gia tăng mạnh và khó kiểm soát trong giai
đoạn 2007 - 2011 ngoài những tác động trực tiếp và tác động trễ từ yếu tố tiền tệ còn
phải kể đến những tác động từ ngoại sinh khi nền kinh tế chính thức hội nhập đầy đủ
vào kinh tế thế giới
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng tại
Việt Nam diễn ra phù hợp với các kết luận rút ra từ các lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên,
việc theo đuổi mô hình phát triển kinh tế chú trọng vào tăng trưởng, thiên về lượng
nhiều hơn là về chất, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào sự tăng vốn đầu tư, sử
dụng lao động rẻ, khai thác tài nguyên thô và gia công hàng xuất khẩu,... trong khi
hiệu quả sử dụng vốn còn thấp đã tạo áp lực làm gia tăng lạm phát từ năm 2007 2011. Chính vì thế, mà mối quan hệ này đã không đi theo xu hướng chung của các
nước trong khu vực, đặc biệt là giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
tốc độ tăng của CPI thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát có lúc đã
vượt qua ngưỡng nghiên cứu mà các nhà kinh tế đã chỉ ra. Tuy nhiên, lạm phát ở mức
cao sẽ đem lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống
của dân cư, nhất là tầng lớp nghèo, thu nhập thấp

2.2 Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu
Từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 đến nay, kinh tế
thế giới vẫn sụt giảm, tăng trưởng chậm. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho
thấy, tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới năm 2011 đạt 3,9%;Các nước mới nổi và
đang phát triển đạt 6,2% (năm 2011). Những chỉ số trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
2.3 Đầu tư không hiệu quả và tình trạng nợ công cao
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt
động kém hiệu quả của các DNNN làm ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam.
Tình trạngnợ công tăng cao, đầu tư toàn xã hội giảm. Năm 2011, tỷ lệ nợ công so với
GDP là 54,9%, giảm 0,9% so với năm 2010 (56,8%). Mặc dù, tỷ lệ nợ công vẫn nằm
trong mức an toàn (không quá 65%) nhưng đây là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng
xấu đến tăng trưởng kinh tế

12


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Một số giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính Phủ
Để kiềm chế lạm phát do chi phí đẩy, Việt Nam đã có những biện pháp tích cực như:
giảm thuế nhập khẩu , dãn nợ, bù giá,...cho các doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng
nguyên, nhiên liệu nhậpkhẩu...Đây cũng được coi là nguyên nhân chính đẩy CPI lên.
Các biện pháp liên quan đến lạm phát chi phí đẩy, trong thực tế ít hiệu lực, vì khi
giảm thuế nhập khẩu còn có độ trễ nhất định về thời gian (không phải giảm thuế nhập
khẩu, các sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu nhập khẩu này có thể giảm giá
ngay được), mặt khác Nhà nước không kiểm soát được các Doanh nghiệp có giảm giá
đúng với mức độ giảm thuế nhập khẩu, trong khi đó lại có doanh nghiệp tuy được
hưởng chính sách giảm thuế nhập khẩu, nhưng giá sản phẩm sản xuất ra không những
không giảm mà lại còn tăng; và trên một mức độ nhất định, Nhà nước hơi quá kỳ

vọng vào biện pháp này, trong khi đã không tính toán được mức độ sẽ giữ giá hoặc
giảm giá không phải chỉ với một nhóm sản phẩm mà toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác,
dùng biện pháp bù giá, đây là biện pháp không lâu dài, không có tính cơ bản vì không
phù hợp với kinh tế thị trường, không làm trên phạm vi rộng (ngân sách Nhà nước
không đủ sức làm việc này),... thay vì bằng trợ cấp cho nhân dân các vùng thiên tai,
dịchbệnh,...
Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ngân hàng nhà nước đã ra quyết định tăng
tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng them 1%. Như vậy,
việc tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ sẽ trực tiếp tác động đến chi phí
huy động vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng; lãi suất cho vay ngoại tệ theo
đó dự báo sẽ tăng trong thời gian tới, hạn chế nhất định cầu và tăng trưởng tín dụng
ngoại tệ.
Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách
nhà nước. Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt
chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách vượt dự toán, giảm chi
phí hành chính. Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát chặt chẽ.
Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng
tiết kiệm nănglượng.
Bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hoá, dịch vụ trong mọi tình huống, trước hết là các
mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá.
13


Sắp xếp lại tổ chức mạng lưới lưu thông hợp lý, tránh đẩychi phí lưu thông tăng cao.
Rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn,vướng mắc và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp về
tiếp cận vốn, lãi suất, thuế…cho sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển để tăng cung cho thị trường, giảm chi phí tạo ra cơ hội giảm sức ép đẩy giá
tăng.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các hành vi gian lận
thương mại, đầu cơ găm hàng thao túng thị trường giá cả. Tiếp tục thực hiện các biện

pháp quản lý thị trường vàng, thị trường ngoạihối.
Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; tiếp tục có lộ trình thích hợp để xoá bao
cấp qua giá đối với các loại hàng hoá dịch vụ còn bao cấp và phù hợp với mục tiêu
kiềm chế lạm phát như: điện, xăng dầu, nước sạch, than bán chođiện…
2. Bài học kinh nghiệm giúp kiềm chế lạm phát cao và suy giảm tăng trưởng
kinh tế
Một là, tăng cường ổn định đi đôi với tăng trưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Thực hiện mục tiêu ổn định phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát
lạm phát. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ.
Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù
hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng. Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối,
thị trường vàng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát
nhập khẩu. Tăng dự trữ ngoại hối, thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường
chứng khoán.
Hai là, quyết liệt tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Kích thích
tăng tổng cầu và hỗ trợ phát triển thị trường trong nước. Khai thác có hiệu quả các cơ
hội, ưu đãi trong cam kết quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Hạn chế phát sinh
và đẩy nhanh xử lý nợ xấu, điều hành lãi suất cho vay phù hợp và tạo thuận lợi cho
DN tiếp cận vốn. Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa khôi phục phát
triển sản xuất kinh doanh.

14



×