Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.61 KB, 67 trang )

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON LỚP
MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
- Cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi:
+ Bé trai: Cân nặng đạt: 12,9 – 20,8 kg
Chiều cao đạt: 94,5 – 111,5 cm.
+ Bé gái: Cân nặng đạt: 12,6 – 20,7 kg.
Chiều cao đạt: 93,5 – 109,6 cm.
- Trẻ biết đi chạy phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Trẻ giữ được thăng bằng khi đi trên đường hẹp.
- Trẻ kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ vận động đi, chạy.
- Trẻ có thể phối hợp tay, mắt trong tung, đập, bắt bóng: Sử dụng kéo, cài, cởi cúc áo.
- Trẻ biết tên một số thực phẩm, món ăn quen thuộc và chấp nhận ăn các loại thức ăn
khác nhau.
- Trẻ biết cách cầm kéo.
- Trẻ biết rửa tay, lau mặt, cởi quần áo có sự giúp đỡ của người khác.
- Trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh.
- Trẻ biết cầm vòi rót nước vào cốc.
- Trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định, biết tránh xa những nơi nguy hiểm.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Cái gì đây? Ai đây?...
- Trẻ biết phân biệt bản thân với bạn cùng độ tuổi.
- Trẻ nói được một vài đặc điểm của sự vật hiện tượng quen thuộc.
- Trẻ nhận biết được sự thay đổi từng nét của sự vật, hiện tượng.
- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của một số con vật, cây cối quen thuộc.
- Trẻ nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân.
- Trẻ đếm được trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng.
- Trẻ nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng.


- Trẻ biết gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Trẻ nhận biết được một số nghề phổ biến, gần gũi.
- Trẻ biết so sánh, phân biệt, sử dụng các từ: To – Nhỏ, dài – ngắn, ...
- Trẻ biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, biết được tên
trường mầm non, tên lớp.
- Trẻ nhận biết được một số danh lam thắng cảnh của địa phương, của quê hương đất
nước.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ nghe hiểu được lời nói đơn giản trong giao tiếp.
- Trẻ diễn đạt được nhu cầu, mong muốn để người khác hiểu.
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của người khác.
- Trẻ biết kể lại truyện dựa theo câu hỏi.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:


- Trẻ thích chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi.
- Trẻ có hành vi ứng xử với bản thân, với bạn bè và với mọi người xung quanh.
- Trẻ có một số kỹ năng sống, hợp tác, chia sẻ, quan tâm.
- Trẻ biết chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người khác.
- Trẻ vui vẻ nhận công việc và thực hiện công việc được giao.
- Trẻ cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác và có biểu lộ phù
hợp.
- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn bảo vệ môi
trường.
- Trẻ biết thực hiện một số quy định trong gia đình, trường lớp mầm non. Biết chào
hỏi, cảm ơn, xin phép, xin lỗi.
- Trẻ cố gắng tự thực hiện công việc được giao.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ thích tìm hiểu, khám phá và bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên

nhiên và các tác phẩm nghệ thuật gần gũi.
- Trẻ thích hát, nghe nhạc, nghe hát.
- Trẻ biết hát kết hợp vận động đơn giản: nhún nhãy, giẫm chân, vỗ tay….
- Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc.
- Trẻ biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đơn giản.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
II. NỘI DUNG:
1. Phát triển thể chất:
a. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc.
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng, đủ chất.
- Nhận nhận biết được sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật(ỉa chảy, sâu răng, suy
dinh dưỡng, béo phì…).
- Làm quen với cách đánh răng, lau mặt.
- Tập rửa tay bằng xà phòng.
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với con người.
- Nhận biết trang phục theo thời tiết.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn,
những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
b. Phát triển vận động:
* Tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp:
- Hô hấp: Hít vào thở ra.
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên .
+ Co và duỗi tay, bắt chéo hai tay vào trước ngực.
- Lưng, bụng, lườn:

+ Cúi người về phía trước.


+ Quay sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Chân:
+ Bước lên phía trước, bước sang ngang.
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
+ Co duỗi chân.
* Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động
- Các động tác đi và chạy:
+ Đi kiễng gót..
+ Đi trong đường hẹp.
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc ( đổi hướng ).
- Các động tác bò, trườn, trèo:
+ Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.
+ Bò chui qua cổng.
+ Trườn về phía trước.
+ Bước lên, xuống bục cao (cao 30 cm).
- Các động tác tung, ném, bắt:
+ Lăn, đập, tung bắt bóng với cô.
+ Ném xa bằng 1tay.
+ Ném trúng đích bằng 1tay.
+ Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang, hàng dọc.
- Các động tác bật, nhảy:
+ Bật về phía trước.
+ Bật tại chỗ.
+ Bật xa 20- 25cm.
2. Phát triển nhận thức:
a. KPKH:

- Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ biết một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ
dùng đồ chơi quen thuộc.
- Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông.
- Đặc điểm nổi bật và lợi ích của con vật, cây, hoa, quả gần gũi.
- Trẻ biết mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống.
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
- Trẻ nhận biết một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh
hoạt của con người.
- Một số dấu hiệu nổi bật giữa ngày và đêm.
- Một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày.
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
- Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày.
- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát sỏi.
b. Toán:
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng.
- Nhận biết 1 và nhiều.


- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- Xếp tương ứng 1 – 1, ghép đôi.
- So sánh 2 đối tượng về kích thước.
- Xếp xen kẽ.
- Nhận biết, gọi tên các hình: Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và
nhận dạng các hình đó trong thực tế.
- Sử dụng các hình học để chắp ghép.
- Xác định phía trên – phía dưới, phía trước- phía sau, tay phải- tay trái của bản thân
trẻ.

c. Khám phá xã hội:
- Trẻ biết họ tên, tuổi, giới tính của bản thân.
- Trẻ biết họ tên của bố mẹ, những người thân trong gia đình, địa chỉ gia đình.
- Trẻ biết tên lớp. Tên và các công việc của cô giáo.
- Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường.
- Tên gọi, sản phẩm, và ích lợi của các nghề phổ biến.
- Cờ Tổ Quốc, tên của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, ngày lễ hội, của địa
phương.
- Ý nghĩa của ngày tết Trung thu, các hoạt động của trẻ trong trường .
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen
thuộc.
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản.
- Nghe và hiểu nội dung những câu đơn, câu mở rộng.
- Nghe và hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với lứa tuổi.
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đó, hò, vè phù hợp với độ
tuổi.
- Phát âm các tiếng của tiếng việt.
- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn
mở rộng.
- Trả lời và đặt các câu hỏi: “Ai”, “Cái gì”, “Ở đâu”, “Khi nào”.
- Sử dụng các từ biểu thị lễ phép.
- Trẻ nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao
tiếp.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
- Kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.
- Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ.
- Kể lại sự việc.
- Đóng vai theo lời dẫn truyện của giáo viên.
- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống (Nhà vệ sinh, lối ra, nơi

nguy hiểm, biển báo giao thông, đường cho người đi bộ).
- Xem và đọc các loại sách khác nhau.
- Giữ gìn, bảo vệ sách.
- Nhận biết đúng các kí hiệu riêng.
- Thích xem truyện tranh, lắng nghe cô kể và đọc truyện.


4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:
- Tên tuổi, giới tính.
- Những điều trẻ thích, không thích.
- Nhận biết một số trạng thái, cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử
chỉ, giọng nói.
- Biết biểu lộ trạng thái, xúc cảm, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói, hát, trò
chơi, hát vận động.
- Kính yêu Bác Hồ.
- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.
- Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng(để đồ dùng,đồ chơi đúng chỗ).
- Cử chỉ và lời nói lễ phép.
- Chờ đến lượt.
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
- Chơi hòa thuận với bạn.
- Nhận biết hành vi “đúng- sai”, “tốt- xấu”.
- Tiết kiệm điện, nước.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường chung, bảo vệ chăm sóc cây cối, vật nuôi.
5. Phát triển thẩm mĩ:
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ
đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Hát cho trẻ nghe các loại nhạc khác nhau ( nhạc thiếu nhi, dân ca, hát ru).
- Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
- Vận động đơn giản theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.

- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, theo phách.
- Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm.
- Sử dụng các kĩ năng: vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản.
- Cách nhận xét sản phẩm tạo hình.
- Vận động theo ý thích khi hát, nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.
- Đặt tên cho sản phẩm của mình.
III. DỰ KIẾN CHỦ ĐỀ TRONG NĂM HỌC 2016-2017:
TT

1

2

Chủ đề lớn

Trường
mầm non

Bản thân

Chủ đề con

- Ngày hội đến trường
- Lớp học của bé.
- Tết trung thu.
- Trường MN Hoa Hồng.
- Tôi là ai.
- Cơ thể tôi và bạn.
- Tôi cần gì để lớn lên và

khỏe mạnh.

Số
tuần

Thời gian thực hiện

1
1
1

05/9/2016
06 - 09/9/2016
12 - 16/9/2016
19 - 23/09/2016

1
1
1

26/9 - 30/9/2016.
03 - 07/10/2016.
10 - 14/10/2016

Điều
chỉnh


Gia đình
3


4

Nghề
nghiệp

5

PTGT và
những
quy định
giao
thông

6

7

Tết, mùa
xuân Thế giới
thực vật

Thế giới
động vật

- Gia đình sống chung 1
ngôi nhà
- Nhu cầu gia đình.

1


17 - 21/10/2016.

2

24/10 - 04/11/2016.

- Một số nghề phổ biến.
- Ngày hội của cô giáo
- Nghề xây dựng.
- Chăm sóc sức khỏe.

1
1
1
1

07/11 - 11/11/2016.
14 – 18/11/2016.
21 – 25/11/2016.
28/11 – 02/12/2016.

- PTGT đường bộ.
- Một số phương tiện giao
thông phổ biến.
- Cháu yêu chú bộ đội.
- Quy định giao thông
- Cây xanh quanh bé.
- Một số loài hoa.
- Ngày Tết Nguyên Đán.

- Mùa xuân của bé.
-Một số loại quả.
- Một số loại rau.

1
1

05/12/ - 9/12/2016.
12/12 - 16/12/2016.

1
1
1
1
1
1
1
1

19 - 23/12/2016.
26/12 – 30/12/2016
02 - 06/1/2017.
09 - 13/1/2017.
16 – 20/1/2017.
06 – 10/2/2017
13 – 17/2/2017
20 – 24/2/2017

- Động vật nuôi trong gia
đình.

- Động vật sống trong
rừng,ngày 8/3.
- Động vật sống dưới
nước.
- Chim và côn trùng.

1

27/2/ - 03/3/2017.

1

06 - 10/3/2017.

1

13 – 17/3/2017.

1

20 – 24/3/2017.

8

Nước và - Nước.
hiện
- Các hiện tượng tự nhiên.
tượng TN - Mùa hè.

1

1
1

27 - 31/3/2017.
03/4 - 07/4/2017.
10/4 - 14/4/2017.

9

Quê
hương
đất nước
Bác Hồ.

1
1
2
1

17/4 – 21/4/2017
24/4 - 28/4/2017.
04 – 12/5/2017
15 - 19/5/2017.

- Quê hương Hà Tĩnh.
- Thủ Đô Hà Nội.
- Đất nước Việt Nam.
- Bác Hồ kính yêu.



KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
TRƯỜNG MẦM NON
Số tuần: 3 tuần
(Thực hiện từ ngày 06 – 23/9/2016)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
a. Giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ:
- Trẻ nhận biết một số món ăn hàng ngày đối với sức khoẻ con người.
- Trẻ có một số kĩ năng vệ sinh cá nhân, rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi
vệ sinh.
- Trẻ biết nặn bánh trung thu, bày đĩa quả.
- Trẻ biết chọn trang phục theo mùa.
b. Phát triển vận động:
- Trẻ phát triển cơ tay nhỏ, thông qua các hoạt động khác nhau theo chủ đề.
- Trẻ phát triển các cơ tay lớn thông qua các bài tập vận động cơ bản và các trò chơi
vận động phù hợp với chủ đề.
- Trẻ phát triển phù hợp với các giác quan.
- Trẻ phối hợp nhịp nhàng chân, tay khi chạy, nhảy, bò, leo trèo, đập tung bóng.
- Phát triển sự phối hợp tay và mắt thông qua các hoạt động vui chơi trong trường,
lớp MN.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ hiểu biết về trường mầm non, biết tên trường, lớp, biết được các khu vực ở
trong trường, địa chỉ của trường và các đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Trẻ biết tên cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, các cô giáo, biết được công việc của các cô
giáo.
- Trẻ biết được các hoạt động của lớp trong ngày.
- Trẻ biết tên công việc, biết được các mối quan hệ của các thành viên trong trường.
- Trẻ hiểu biết về đặc điểm của mùa thu, ngày tết Trung thu.
- Trẻ nhận biết về hình dạng, màu sắc, công dụng của các loại đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ biết sắp xếp, trang trí lớp học và các góc hoạt động.

3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ biết gọi tên trường, lớp, cô giáo, bạn bè.
- Trẻ thuộc một số bài thơ, bài hát về trường MN, ngày Tết Trung Thu.
- Trẻ biết nhận xét, kể tên một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:
- Trẻ biết ngày rằm tháng 8 là ngày Tết Trung Thu.
- Trẻ thích đến lớp giao tiếp với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh, biết
quan tâm giúp đỡ các bạn.
- Trẻ biết chăm sóc giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp sạch sẽ.
- Trẻ biết lễ phép với cô giáo và mọi người xung quanh.
5. Phát triển thẩm mĩ:
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình qua các bài hát, điệu múa và các bức tranh về
trường, lớp MN và ngày tết Trung thu.
- Trẻ cảm nhận vẻ đẹp của trường MN thông qua hoạt động dạo chơi tham quan.
II. MẠNG NỘI DUNG:


Trường Mầm non
Hoa Hồng

Lớp học của bé

Trường mầm non
(3 tuần)

Tết Trung Thu
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
1. Phát triển thể chất:
a. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Rèn luyện và giữ gìn sức khỏe.

- Vệ sinh cá nhân cho trẻ.
b. Vận động cơ bản:
- Đi kiễng chân.
- Bò trong đường hẹp.
- Tung bóng lên cao.
- Thể dục sáng và các hoạt động thể chất khác.
- Trò chơi vận động: Kéo co, mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng, thả đỉa ba ba,…
2. Phát triển nhận thức:
* KPKH:
- Trò chuyện, tìm hiểu về lớp mẫu giáo bé D của bé.
- Trò chuyện về Tết Trung Thu.
- Trò chuyện về trường mầm non Hoa Hồng.
* Toán:
- Nhận biết màu thông qua các hình.
- Nhận biết một và nhiều
- Nhận biết hình tròn hình tam giác.
3. Phát triển ngôn ngữ:
* Thơ: “bàn tay cô giáo”, “bạn mới”, “cô giáo của con”, “Lời chào của bé”, “Bé yêu
trăng”...
* Truyện: Kể chuyện về trường mầm non, về lớp học, đôi bạn thân.
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Trẻ thể hiện tình cảm của mình với bạn bè, cô giáo..thông qua các hoạt động nghệ
thuật.
- Trẻ cùng cô trang trí lớp.
- Nặn bánh nhân ngày Tết Trung Thu
- Trẻ đoàn kết, thân ái với bạn bè, cô giáo.
5. Phát triển thẩm mỹ:


* Tạo hình:

- Tô màu đồ chơi tặng bạn.
- Tô màu trường mầm non của bé.
- Tô màu đèn ông sao.
* Âm nhạc:
- Dạy hát, dạy vận động: “Vui đến trường”, “cháu đi mẫu giáo”, “trường cháu đây là
trường mầm non”, “đêm trung thu”, “Chiếc đèn ông sao”...
- Nghe hát: “ngày đầu tiên đi học”, “Rước đèn dưới trăng”, “Cô giáo miền xuôi”,
“Em yêu trường em”....
- Trò chơi âm nhạc: “Ai đoán giỏi”, “Ai nhanh nhất”.


KẾ HOẠCH TUẦN:
CHỦ ĐỀ LỚN: TRƯỜNG MẦM NON
Chủ đề nhánh: “ Lớp học của bé”
Số tuần: 1 tuần.
Thực hiện từ ngày 06/9 – 10/9/2016.(Ca phụ)
Nội
dung
Đón trẻ.
Thể dục
sáng.

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5


Thứ 6

Cô đón trẻ ở cửa lớp, đón trẻ nhẹ nhàng, vui vẻ, tạo cho trẻ không
khí thoải mái, cô hướng dẫn trẻ xem tranh ở các góc có liên quan
đến chủ đề.
- Trẻ tập theo băng đĩa với hình thức toàn trường bài thể dục tháng
9:
* KĐ: Cho trẻ đi vòng tròn sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng
ngang.
* TĐ: Tập các động tác.
- Hô hấp: Gà gáy.
- Tay: Hai tay đưa lên cao,ra trước.
- Lưng bụng: Hai tay dang ngang và cúi nghiêng người
- Chân: Hai tay dang ngang và cúi gập người về phía trước
- Bật: Bật tách - khép chân.
* HT: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.

Hoạt
Khai
* PTNT:
động học giảng năm Trò chuyện
học mới về lớp bé
D.

*PTTM:
Tô màu
tranh đồ
chơi(Mẫu)

* PTNT:

Nhận biết
một và
nhiều

*PTTM:
Truyện:
“Đôi bạn
thân”

Dạo chơi - Quan sát lớp học của bé
ngoài
- Dạo chơi vườn trường
trời
- Quan sát một số đồ chơi trong lớp học
- TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”
Hoạt
động
chiều

- Hướng dẫn trò chơi vận động: “ Lộn cầu vồng”.
- Làm quen truyện: “Đôi bạn thân”.
- Hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.
- Đóng chủ đề “ Lớp học của bé” mở chủ đề “ Tết Trung Thu”.


KẾ HOẠCH CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
Tên góc

Góc phân
vai:

Cô giáo - lớp
học, gia đình,
bán hàng.

Góc xây
dựng:
Xây trường
MN của bé,
khu vui chơi,
vườn trường,
lắp ghép đồ
chơi.

Góc nghệ
thuật:
Tô màu, vẽ,
nặn, đồ dùng
trong lớp, đồ
chơi tặng
bạn.
Góc học tập:
Ghép tranh,
xem tranh về
trường mầm

Kết quả mong đợi
- Trẻ biết nhập vai chơi cô
giáo dạy học, vai chơi các
thành viên trong gia đình,
chơi bán hàng.

- Trẻ biết thể hiện các kỷ
năng, thao tác chơi trong
quá trình nhập vai.
- Trẻ biết mối quan hệ
giữa các thành viên trong
khi chơi.
- Trẻ biết chọn và sử dụng
các đồ chơi phù hợp trong
quá trình chơi. Sắp xếp
gọn gàng
- Trẻ biết xây dựng trường
mầm non, khu vui chơi,
biết lắp ghép các đồ chơi;
- Trẻ biết thể hiện các kỹ
năng và thao tác trong khi
chơi;
- Trẻ biết lựa chọn đúng
các loại đồ chơi phù hợp
cho các góc chơi. Sắp xếp
đồ chơi gọn gàng sau khi
chơi.
- Trẻ biết vẽ, nặn, xé dán
các đồ dùng lớp học và đồ
chơi tặng bạn.
- Trẻ biết chọn màu và tô
màu không chờm ra
ngoài.
- Trẻ biết hát múa các bài
có nội dung về cô giáo,
bạn bè.

- Trẻ biết ghép các mảnh
rời lại tạo thành bức tranh
theo mẫu của cô;
- Trẻ xem và hiểu nội
dung bức tranh;

Chuẩn bị
- Đồ chơi dạy
học, băng đĩa,
các đồ dùng
học tập.
- Đồ chơi cho
các góc chơi
đầy đủ, có
nhiều đồ chơi
và nguyên vật
liệu cho trẻ
hoạt động.
- Trang phục
cho cô giáo.

Nội dung
- Chơi cô giáo đang
hướng dẫn các bạn
học, chơi.
- Gia đình đi mua sắm
quần áo, sách vở, cờ
nơ, bóng ...
- Quầy bán hàng bán
các hàng hóa: sách,

vở, quần áo, hoa,
bóng, nơ...

- Bộ đồ chơi
xây dựng, lắp
ghép;
- Cây, thảm
hoa, thảm cỏ,
hàng rào,
cổng;
- Trang phục
công nhân xây
dựng.

- Trẻ phân vai chơi,
chú lái xe chở vật liệu
xây dựng, các chú
công nhân XD các
dãy nhà, hàng rào,
cổng, trồng cây cối,
hoa…
- Trẻ lắp ghép đồ chơi
ở trường như: cầu
trượt, bập bênh…

- Giấy màu,
giấy A4, bút
màu, đất nặn,
bảng con.
- Mũ múa, nơ,

hoa đeo tay…

- Cô hướng dẫn trẻ
biết cách cầm bút,
cách tô màu, chọn
màu, cách chia đất....
- Cô gợi ý hướng dẫn
trẻ hát múa bài trong
chủ đề.

- 1 số tranh về
trường mầm
non; lớp học...
- 1 số tranh với
nội dung đó

- Trẻ xem tranh mẫu,
cô giới thiệu các
mảnh cô cắt rời từ bức
tranh đó và cho trẻ
ghép;


non ngày hội,
lớp học xếp
hình đồ chơi
và đếm số
lượng.

- Trẻ biết xếp hình về các

đồ chơi, sau đó đếm số
lượng đồ chơi mà trẻ xếp
được.

được cắt rời để - Xem tranh về trường
trẻ ghép hình; mầm non ngày hội;
- Hột hạt.
- Xếp bóng, hình con
gấu, búp bê, cờ,
hoa…, đếm số lượng
đồ chơi vừa xếp.
- Trẻ biết các công việc để - 1 số dụng cụ - Trẻ chọn dụng cụ để
chăm sóc cây: tưới nước, chăm sóc cây: tưới cây, lau lá, nhổ
Góc KPKH: lau lá cây;
bình tưới, xô,
cỏ cho cây;
Tưới cây, lau - Trẻ biết chọn dụng cụ;
chậu, khăn lau; - Đong đo cát, nước
lá, chăm sóc - Trẻ biết thực hiện các
- Cát, nước,
và nói kết quả xem 1
cây xanh,
thao tác đong, đo.
các loại hộp to, hộp cát to bằng mấy
đong đo cát,
nhỏ khác nhau; hộp cát nhỏ, 1 chai
nước
ca, cốc nhựa
nước to bằng mấy
chai các loại,

chai nước nhỏ…
phễu nhựa.
Thứ 2 ngày 05 tháng 9 năm 2016

Khai giảng năm học mới
Cô Xoan soạn
Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2016
*Chuẩn bị:
- Chiếu trải, tranh lớp học của bé D.
- Quản trẻ giúp cô chính trong các giờ hoạt động.
- Đồ chơi các góc chơi, xắc xô…

Thứ 4 ngày 7 tháng 9 năm 2016
*Chuẩn bị:
-Chiếu trải, giấy A4, bút sáp màu, bàn ghế…
- Quản trẻ giúp cô chính trong các giờ hoạt động.
- Đồ chơi các nhóm
- Sân sạch sẽ, thoáng mát, tranh truyện,…
Thứ 5 ngày 8 tháng 9 năm 2016
*Chuẩn bị:
- Chiếu trải, xắc xô.
- Quản trẻ giúp cô chính trong các tiết hoạt động.
- Đồ dùng phục vụ học toán: Bạn gái, bạn trai bằng xốp, mô hình.


- Xà phòng tắm, vòi nước.
Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm 2016
*Chuẩn bị:
- Chiếu trải, phòng học rộng rãi thoáng mát.
- Cô quản trẻ giúp cô chính trong các tiết hoạt động.

- Xắc xô, tranh truyện minh họa.
- Tranh ảnh về chủ đề


Nội dung
Đón trẻ
Thể dục
sáng

Hoạt động
học

Dạo chơi
ngoài trời

Hoạt động
chiều

CHỦ ĐỀ NHÁNH: TẾT TRUNG THU
Số tuần: 1 tuần
Thực hiện từ ngày 12-16/9/2016 (Ca chính)
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
- Cô đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân, cô gợi ý trẻ vào các góc
chơi theo ý thích với chủ đề, cô bao quát trẻ
- Tập thể dục sáng theo băng đĩa của nhà trường .
- Khởi động: Đi chạy thành vòng tròn

- Trọng động: Hô hấp: Gà gáy
Tay - Vai: 2 tay đưa ra trước lên cao
Chân: Đứng đưa 1chân ra phía trước khuỵu gối
Bụng: 2 tay đưa lên cao cúi người 2 tay chạm mũi chân
Lườn: Quay người sang 2 bên
Bật: Bật tại chỗ
- Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 2 vòng hít thở sâu
PTNT:
Trò chuyện
về ngày tết
trung thu

-

PTTC:
Đi trong
đường
hẹp

PTTM:
Tô màu
đèn ông
sao(M)

PTNT:
Nhận biết
màu thông
qua các
hình


Quan sát tranh: “Bầu trời đêm trung thu”
Làm quen bài hát: “Đêm trung thu”
Quan sát tranh phá cỗ đêm trung thu
Dạo chơi quanh sân trường
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, rông rắn lên mây

- Hướng dẫn trò chơi học tập: Chọn quà tặng bạn
- Rèn kỹ năng các góc
- Hát cho trẻ nghe bài hát: “Gác trăng”
- Giải câu đố về chủ điểm
- Đóng chủ đề: Tết trung thu
Mở chủ đề: Trường mầm non Hoa Hồng

PTTM:
Hát và vận động
"Đêm trung thu”
Nghe hát “Chiếc
đèn ông sao”


KẾ HOẠCH CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
Tên góc
* Phân vai
Cửa hành bán bánh
trung thu: Mặt nạ,
đèn sao.

Kết quả mong đợi
- Trẻ biết thể hiện
đúng vai người

bán hàng và người
mua hàng, vai cô
giáo. Thỏa thuận
trước khi chơi
- Bán các loại bánh
kẹo, đèn ông sao,
mặt nạ.

* Góc nghệ thuật
- Vẽ nặn, cắt dán,
tô màu bánh trung
thu, vườn trường
mùa thu, bầu trời
đêm trung thu, phá
cỗ, mặt nạ, đèn
ông sao
- Nghe hát các bài
hát về trung thu.

Chuẩn bị

- Các loại bánh,
có ngày trung
thu mặt nạ, ông
sao, hoa quả,
quầy bán hàng

- Trẻ biết sử dụng
một số kỹ năng để
vẽ nặn xé dán tạo

nên những tác
phẩm mà mình yêu
thích về chủ đề
trung thu.
-Trẻ cảm nhận
được cái đẹp của
ngày rằm trung
thu.
* Xây dựng:
- Trẻ biết sử dụng
- Xây dựng vườn các viên gạch để
trường mùa thu.
xếp nên quang
cảnh sân trường
mùa thu. Biết bố
trí cây cảnh, phù
hợp đẹp mắt.

- Giấy A4, bút
màu, đất nặn,
kéo, băng dán
- Đàn, đài, mũ
múa trang phục.

* Góc học tập:
- Chơi với lô tô
các loại hoa quả,
bánh kẹo, trong
ngày trung thu.
- Làm sách tranh

về ngày trung thu.
- Xem tranh về
ngày tết trung thu.

- Tranh lô tô
bánh kẹo, hoa
quả.
- Một số tranh
ảnh, sách về
ngày hội trung
thu.

- Trẻ biết chơi lô tô
về các loại hoa
quả, bánh kẹo.
- Trẻ cảm nhận
được cái đẹp qua
tranh ảnh, hình vẽ
và yêu thích cái
đẹp.

Nội dung
-Thảo luận: Trẻ hát bài
“Rước đèn dưới trăng”.
Các con vừa hát bài gì?
bài hát nói gì? rước đèn
dưới trăng vào ngày nào?
Trung thu được tổ chức
vào mùa gì?
- Muốn có bánh kẹo, đèn

ông sao thì phải mua ở
đâu?
- Bạn nào muốn trở thành
họa sỹ tô vẽ những bức
tranh thật đẹp nào? có
những đồ chơi gì? Đêm
trung thu như thế nào?
- Ai làm ca sỹ sẽ biểu diễn
thật hay, hát múa về tết
trung thu.

- Gạch, thảm, - Trung thu được tổ chức
hoa, cây xanh, vào mùa nào? Mùa thu
các loại hoa.
thời tiết như thế nào? Bạn
nào muốn chơi xây dựng?
Góc xây dựng chơi ở đâu?
Con sẽ xây dựng gì?
Trong vườn trường mùa
thu sẽ xây dựng những gì?
- Tết trung thu có rất nhiều
bánh kẹo, hoa quả.
Ai thích chơi lô tô về các
loại bánh kẹo nào?
- Ai thích xem tranh sách
về ngày hội trung thu thì
xin mời đến góc học tập
để tham gia nhé!



Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2016
* Trò chuyện đầu tuần:
- Cho trẻ ngồi xung quanh cô trò chuyện: Các con có biết sắp đến ngày gì rồi không?
Các con thấy trên đường đi học các cửa hàng đã bày bán những gì nào? Có gì nữa các
con? Cho 3-4 trẻ kể. Các con ạ tuần này cô cháu chúng mình cùng nhau tìm hiểu
khám phá về chủ đề ngày tết trung thu của các con đấy! Các con có thích không nào?
Vậy cô cháu mình cùng cất cao tiếng hát nào cô mở nhạc bài hát “Rước đèn dưới ánh
trăng” và về ngồi hình chữ U.
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:PTNT
Đề tài:Trò chuyện về ngày tết trung thu
1. Kết quả mong đợi:
+ Trẻ biết về các hoạt động trong ngày tết trung thu và bày cỗ trung thu.
+ Luyện cho trẻ kỹ năng quan sát nhận xét và trả lời các câu hỏi của cô.
+ Giáo dục trẻ ăn mặc đẹp đón tết trung thu vui vẻ
2. Chuẩn bị:
- Lớp học sạch sẽ gọn gàng
- Tranh vẽ cảnh tết trung thu, hoa quả bánh kẹo.
- Chiếu, bàn ghế
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ ngồi đội hình chữ U, Cô và trẻ hát bài: “Rước đèn dưới trăng”.
- Đàm thoại với trẻ :
- Các con vừa hát bài gì?
- Vào ngày nào các con được rước đèn dưới trăng nào?
- Ngày rằm tháng 8 là tết trung thu của các bạn thiếu niên nhi đồng khắp mọi miền
đất nước.
- Hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về tết trung thu.
- Cô cho trẻ xem tranh về cảnh tết trung thu.
- Bức tranh vẽ gì?
- Các bạn nhỏ đang làm gì?
- Trên tay các bạn cầm gì?

- Đây là mâm gì? Có gì?
- Các con đón tết trung thu có vui không.
- Bố mẹ mua những gì trong ngày tết trung thu?
- Các con thấy đêm trung thu như thế nào?
- Cho trẻ kể tên các loại hoa quả, bánh kẹo trong ngày tết trung thu.
- Tất cả những cảnh đẹp trong bức tranh là cảnh tết trung thu của các bạn thiếu niên
nhi đồng. Các con biết yêu những hình ảnh đẹp đó.
- Cho cả lớp đứng dậy ca vang bài hát đèn ông sao.
- Cô giáo dục trẻ, nhận xét, tuyên dương trẻ.
Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng, ra chơi
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
Nội dung: - Quan sát tranh: “Bầu trời đêm trung thu”
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biêt quan sát bầu trời đêm trung thu qua tranh ảnh .


2. Chuẩn bị:
- Quần áo trẻ gọn gàng, tranh về đêm trung thu
3. Tổ chức hoạt động:
- Trẻ hát bài “Đêm trung thu”, sau đó đứng xung quanh cô. Cô hỏi trẻ: các con vừa
hát bài hát gì?Bầu trời đêm trung thu có gì các con? Các con có thích đi chơi trong
đêm trung thu không?
- Trẻ cùng cô quan sát tranh về đêm trung thu, cô gợi ý hỏi trẻ về những gì có ở
tranh?
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
+ Cô nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ.
+ Trẻ chơi 2-3 lần.
+ Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Chơi tự do:

+Trẻ chơi với các đồ chơi. Cô bao quát trẻ trong lúc trẻ chơi.
III. CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
* Góc PV: Cửa hàng bán bánh trung thu, mặt nạ.
Góc XD: Xây dựng vườn trường mùa thu.
Góc NT: Vẽ, dán, tô màu mặt nạ, ông sao.
Góc HT: Chơi lô tô các loại quả.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên, người bán hàng, người mua hàng.
- Biết được cách cư xử, ứng xử trong các mối quan hệ xã hội.
- Biết bày tỏ tình cảm của mình trong vai chơi.
- Rèn kĩ năng giao tiếp,(niềm nở, lễ phép..)
- Rèn kĩ năng nhập vai, kĩ năng sử dụng đồ thay thế khi chơi..(biết mời hàng, chào
hàng..)
-Trẻ chơi vui vẻ, thoải mái.
- Trẻ hứng thú khi chơi, kết hợp bạn chơi.
- Trẻ biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
- Bàn ghế
- Một số đồ dùng học tập.
- Một số loại bánh trung thu, mặt nạ,…
( Đồ dùng đồ chơi mô phỏng, bằng nhựa…….)
- Các khối gỗ nhiều màu sắc.
- Gạch (bằng nhựa)
- Cây xanh, thảm cỏ, hoa…..( bằng nhựa).
- Bút chì, giấy màu, hồ dán, giấy vẽ….
- Bàn ghế…
- Lô tô về các loại quả có trong ngày tết trung thu.
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô tập trung trẻ cho trẻ hát:"Rước đền dưới trăng".
+ Đàm thoại về nội dung bài hát hướng trẻ vào chủ đề.

Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói gì? Rước đèn dưới trăng vào ngày nào? Trung thu
được tổ chức vào mùa gì?


- Muốn có bánh kẹo, đèn ông sao thì phải mua ở đâu?
- Giới thiệu nội dung chơi ở các góc chơi.
+ Lớp mình có rất nhiều các góc chơi đúng không nào? Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho
chúng mình các trò chơi mới ở các góc nhé!
+ Góc phân vai: Chúng mình chơi trò chơi “Cô giáo” và "Cửa hàng bách hóa"để mua
bánh kẹo, mặt nạ cho ngày tết trung thu nhé!
+ Góc xây dựng: Các chú công nhân xây dựng vườn trường mùa thu để đón đêm hội
trăng rằm.
+ Góc nghệ thuật: Các con vẽ, xé dán chiếc đèn ông sao này.
+ Còn góc học tập thì các con tìm các lô tô có các loại quả về ngày tết trung thu.
- Lớp mình ơi! Khi chơi ở các góc chơi chúng mình phải như thế nào nhỉ?
+ Giáo dục: Đúng rồi, khi chơi ở các góc chúng mình phải hòa đồng với nhau, không
được tranh dành đồ dùng của nhau, phải biết yêu quý đồ dùng đồ chơi, và sản phẩm
của mình làm ra, chúng mình nhớ chưa?
- Cho trẻ chọn góc chơi mình thích.
+ Bây giờ bạn nào thích chơi ở góc nào thì chúng mình nhẹ nhàng đi về góc đó nhé!
- Cô đi từng góc chơi hướng dẫn trẻ chơi:
+Chơi nhưng gì?
+Chơi như thế nào?
Góc phân vai:
- Hôm nay ở góc phân vai chúng mình sẽ chơi trò chơi "Cô giáo" mộtt bạn sẽ làm cô
giáo, vài bạn làm trẻ, và trò chơi "Cửa hàng bách hóa" các bạn sẽ đóng vai người bán
và người mua hàng. Chúng mình tự chia vai chơi nhé!
Góc xây dựng:
- Các con có thích ngày tết trung thu không? Bây giờ cô sẽ hướng dẫn chúng mình
xếp khuôn viên vườn trường mùa thu nhé! Chúng mình xếp ngôi trường có nhiều lớp

học và có hàng rào xung quanh trường, cây cảnh quanh lớp nhé!
- Tương tự như vậy, cô hướng dẫn và khích lệ trẻ tham gia chơi nhiệt tình.
Gần hết thời gian cô đến từng góc chơi, nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ.
+ Đầu tiên cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét.
+ Sau đó cô nhận xét chung.
- Cô đưa ra tín hiệu hết thời gian.
- Trẻ tự giác thu don, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
+"Bạn ơi hết giờ rồi, mau mau cất đồ chơi…….."
-Chúng mình cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định để chuyển
sang hoạt động khác nhé!
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Nội dung: Hướng dẫn trò chơi học tập: “ Chọn quà tặng bạn”
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết chọn quà để tặng cho bạn theo đúng sở thích của bạn.
- Hứng thú tham gia vào trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi nấu ăn, ô tô, búp bê, túi xách, bóng .....
3. Tổ chức hoạt động:


- Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô cùng trò chuyện: Các con đến lớp có những ai? Các
bạn học với nhau phải nh thế nào? Cô tổng hợp các ý kiến của trẻ. Chúng ta cùng học
với nhau trong lớp phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không trêu chọc bạn học thật
giỏi để cô khen. Cho trẻ đọc thơ: “ Bé không khóc nữa”, xuống ngồi hình chữ u.
- Cô giới thiệu trò chơi: Chọn quà tặng bạn
- Cô nêu cách chơi: Mỗi bạn trai chọn một món quà thích hợp để tặng cho bạn gái
thân của mình và ngược lại mỗi bạn gái cũng chọn một món quà thích gợp để tặng
cho bạn trai thân của mình,
- Cho trẻ chơi 2-3 lần theo hứng thú của trẻ, sau mỗi lần chơi cô nhận xét và nêu gơng.
- Chơi tự do các góc

* Đánh giá cuối ngày:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTC.
Đề tài: Đi trong đường hẹp.
1. Kết quả mong đợi:
+ Trẻ biết tên bài vận động.
+ Trẻ biết đi khéo léo trong đường hẹp.
+ Luyện kỹ năng đi khéo léo trong đường hẹp phát triển toàn thân cho trẻ.
+ Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
- Sân rộng, sạch sẽ, an toàn.
- Phấn vẽ, băng dán.
- Trang phục gọn gàng.
3. Tổ chức hoạt động:
- Trẻ cùng cô hát bài: “ Trường chúng cháu là trường mầm non” Đi ra sân đứng xung
quanh cô cùng trò chuyện về gia đình.
* KĐ: Trẻ đi thành vòng tròn với các kiểu đi khác nhau, sau đó chạy chậm, chạy
nhanh, đi thường chuyển về thành 3 hàng dọc theo tổ, quay trái (phải), dãn cách đều.
* TĐ: a) Trẻ tập BTPTC:
+ Tay: Tay đưa ra trước lên cao.
+ Chân: Chân đưa trước đưa cao, tay chống hông.
+ Bụng: Tay chống hông quay người sang hai bên.
+ Bật: Bật tiến về phía trước.
b) Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp.
- Trẻ chuyển về đội hình hai hàng.

- Hôm nay, cô sẽ tổ chức cuộc thi Bé khỏe, bé tài “Đi trong đường hẹp”.


- Để cuộc thi thành công tốt đẹp các con chú ý xem cô làm mẫu nào.
- Cô làm mẫu 2 lần kết hợp giải thích động tác. Cô đứng ở vạch xuất phát, cô đi nhẹ
nhàng khéo léo. Mắt nhìn thẳng, đi không chạm vạch, bước đều chân. Cô đi hết
đường sau đó cô về đứng cuối hàng.
- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Cô mời lần lượt 2 trẻ đứng hai đầu hàng lên thực hiện cho đến khi hết hàng. Cô chú
ý sửa sai cho trẻ.
- 2 đội thi đua (mời đại diện mỗi đội 2-3 trẻ lên thực hiện).
- Mời một trẻ khá lên thực hiện lần cuối.
- Hỏi trẻ bài vận động.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trò chơi: Lộn cầu vồng.
+ Cô nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ.
+ Trẻ chơi 2 lần.Tuyên dương.
* HT: Cho trẻ đi vòng tròn xung quanh sân tập 1-2 vòng. Nhẹ nhàng ra sân chơi
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
Nội dung: Làm quen bài hát “Đêm trung thu”
- TCVĐ: Kéo co
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhớ tên và lời bài hát.
2. Chuẩn bị:
- Bài hát đêm trung thu
- Đồ chơi tự do
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô hỏi trẻ: Bầu trời hôm nay thế nào? Ban đêm thì bầu trời như thế nào? Các con có
biết sắp đến ngày gì không?
- Cô giới bài hát đêm trung thu cho trẻ.

- Cô giới thiệu thêm cho trẻ nói lên những gì mà trẻ biết trong đêm trung thu…
Đồng thời cô giáo dục trẻ biết chăm ngoan, vâng lời cô giáo và bố mẹ, người lớn để
xứng đáng là người con ngoan, trò giỏi và được tặng quà trung thu.
- TCVĐ: Kéo co
+ Cô nêu luật chơi, cách chơi.
+ Trẻ chơi 2-3 lần.
+ Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
*Chơi tự do: Cô quan sát bao quát trẻ.
III. CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
*Góc XD: Xây dựng vườn trường mùa thu.
Góc PV: Cửa hàng bán bánh trung thu, mặt nạ.
Góc NT: Tô màu mặt nạ,ông sao.
Góc HT: Xem tranh về ngày tết trung thu.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết sử dụng các viên gạch để xếp nên quang cảnh sân trường mùa thu. - Biết bố
trí cây cảnh, phù hợp đẹp mắt.
2. Chuẩn bị:
- Gạch, thảm, hoa, cây xanh, các loại hoa.


- Các loại bánh kẹo, hoa quả, quầy bán hàng.
- Giấy A4, bút màu.
- Tran ảnh về ngày tết trung thu.
3.Tổ chức hoạt động:
- Cô và trẻ hát bài: Vườn trường mùa thu.
Trong bài hát nói về gì?
- Các con ạ !Vườn trường mẫu giáo của chúng ta thật đẹp,hằng ngày các con đến
trường ngoài giờ học cô giáo thường cho các con ra sân chơi.
- Thế các con thấy quang cảnh trường ta có những gì?
- Cô tóm lại và nói sơ nội dung.

- Hôm nay lớp mình có rất nhiều góc chơi, đó là những góc chơi nào? ( Trẻ kể các
góc chơi )
- Bây giờ ở góc xây dựng cô muốn xây công viên vườn trường mùa thu. Muốn xây
được công viên vườn trường mùa thu thì trước hết các con phải xây hàng rào, xây
cổng ra vào, bên trong công viên thì có rất nhiều cây xanh, hoa và lối đi lại, trong
công viên thì có những hàng ghế đá để khi chúng ta đi dạo chơi sẽ ngồi nghĩ mát khi
mệt mỏi, có đồ chơi để chơi.
- Góc phân vai các cô bán hàng phải niềm nở, chào đón khách mua hàng.
- Góc học tập các con hãy tô màu mặt nạ, đèn ông sao .
- Vậy bây giờ bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng nào?
+ Ai sẽ làm chủ công trình?
- Còn bạn nào thích chơi ở góc phân vai?
- Ai sẽ về góc học tập ngày hôm nay?
=> Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về các góc chơi của mình đã lựa chọn, các con
lấy đồ chơi nhẹ nhàng, không quãng ném đồ chơi, đoàn kết chơi với nhau, không
tranh giành đồ chơi của nhau để tạo ra sản phẩm cho nhóm của mình ?
- Cô bao quát trẻ, xử lý các tình huống xẩy ra trong khi chơi
Nhận xét quá trình chơi.
- Cô thấy giờ chơi của chúng mình hôm nay chơi rất là ngoan.
- Cô đi đến góc phân vai nhận xét góc chơi :
+ Các cô bán hàng bán có đặt hàng không, bán được những loại cây nàỳ?
- Góc học tập:
+ Các con lúc nãy giờ tô màu được những cái nào?
- Góc xây dựng:
+ Ở góc xây dựng các chú thợ xây đã xây được công trình gì đây?
+ Bác chủ thợ có thể trình bày về công trình này được không?
- Cô khái quát và nhận xét: Cô thấy hôm nay các con chơi ở các góc chơi ngoan và
nhập vai chơi tốt cô tuyên dương cả lớp chúng mình nào.
* Kết thúc.
- Cô cùng trẻ hát bài hát “ Hết giờ chơi” cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi lên góc

gọn gàng.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Nội dung: Rèn kỹ năng các nhóm
Nhóm 1: Tô màu tranh đồ chơi
Nhóm 2: Nặn đồ chơi


Nhóm 3: Xếp lô tô vệ sinh theo nhóm
Nhóm 4: Tập xếp dép đi dép đúng đôi
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ ngồi đúng tư thế để tô màu, tô màu đúng. Sử dụng đất nặn biết lăn trò ấn bẹt tạo
ra nhiều loại đồ chơi mà trẻ thích. Sắp xếp lô tô vệ sinh theo nhóm. Biết xếp dép
đúng nơi quy định và đi dép đúng đôi.
- Không tranh dành đồ dùng đồ chơi, biết nhường nhịn bạn, giữ đồ dùng đồ chơi cẩn
thận
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
3.Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ ngồi xung quanh cùng hát bài “ Trường cháu đây là trường mầm non” ở
trường MN có những ai? Có những đồ chơi gì? Ở lớp các con được học những gì?
Được chơi các trò chơi gì? Hôm nay cô thấy lớp mình có rất nhiều bạn còn yếu về
các kỉ năng cầm bút tô màu, sử dụng đất nặn chưa có mục đich, và chưa xếp dép đúng
đôi khi đi và cất. Vậy hôm nay cô mời bạn…. lại góc nghệ thuật để tô màu. Cô lần
lượt cho những trẻ còn yếu kỉ năng nào thì về góc đó để thực hiện tốt công việc được
giao. Khi trẻ thực hiện cô đến từng nhóm động viên nhắc nhỡ để trẻ có nhiều cố gắng
hơn và hoàn thành công việc, Nhận xét từng nhóm.
- Chơi tự do các góc.
*Đánh giá cuối ngày:
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
.......................................................................................................................
Thứ 4 ngày 14 tháng 9 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTM
Đề tài:Tô màu đèn ông sao.(Mẫu)
1. Kết quả mong đợi:
+ Trẻ biết cách tô màu đèn ông sao.
+ Luyện kỹ năng tô nét cong, nét tròn, nét xiên, nét thẳng.
+ Rèn luyện cách ngồi, cách cầm bút và cách điều khiển bút.
+ Giáo dục trẻ yêu thích cái đẹp. Có tính thẩm mỹ
2. Chuẩn bị:
- Một số tranh vẽ đèn ông sao.
- Giấy, bút màu,bàn ghế.
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô tập trung trẻ và hát bài “Rước đèn dưới trăng” vào chỗ ngồi.
+Các con vừa hát bài gì?
+ Vào ngày nào là các con được rước đèn.
+ Ngày rằm tháng 8 là ngày gì?
+ Các con được ăn gì?


- Ngày tết trung thu các con được rước đèn dưới trăng sáng. Được phá cỗ, ăn nhiều
bánh kẹo hoa quả và cầm đèn ông sao thật là thích. Vậy hôm nay cô cùng các con tô
màu đèn ông sao nhé.
- Trước những món quà của ngày tết Trung thu cô đã tô được những bức tranh thật
đẹp, các con cùng xem nhé.
- Cô đưa từng tranh cho trẻ quan sát nhận xét về bố cục và cách tô màu tranh.
+ Các con thấy bức tranh của cô có đẹp không?
+ Cô tô cách sao vàng màu gì?Cán màu gì?
- Cô hướng dẫn cách tô cho trẻ.

Các con có muốn làm những họa sỹ tí hon để tô màu đẹp không?
- Giáo dục trẻ trước khi tô.
- Trẻ đọc bài thơ: “Trăng sáng”.
Trẻ thực hiện:
- Cô bao quát, quan sát trẻ thực hiện và gợi ý thêm cho. Nhắc trẻ cầm bút đúng, tô
màu hợp lý.
Trưng bày sản phẩm.
- Trẻ tô xong cho trẻ mang tranh lên trưng bày.
- Các con nhìn thật kỹ xem bức tranh nào các con cho là đẹp nhất.
- Mời 2-3 trẻ trẻ lần lượt lên chọn và giới thiệu tranh.
- Cô nhận xét chung, khen ngợi trẻ tô đẹp, có sáng tạo. Bổ sung tranh chưa hoàn
thành.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình, của bạn làm ra và luôn quan tâm yêu
thương bạn bè.
Kết thúc:Cho trẻ thu dọn đồ dùng, ra chơi.
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
Nội dung: - Quan sát tranh phá cỗ đêm trung thu
- TCVĐ: Rồng rắn lên mây
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ quan sát và gọi tên các món ăn có trong tranh.
- Trẻ biết chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Đèn ông sao.
- Đồ chơi tự do.
3. Tổ chức hoạt động:
- Trẻ đứng xung quanh cô, cô hỏi trẻ: Sắp đến ngày gì rồi các con có biết không?
Tết trung thu các con được ăn những gì? Được đi chơi đâu? Mẹ có mua đèn ông sao
cho các con không? Đèn ông sao như thế nào? ( Trẻ trả lời)
- Cô cho trẻ quan sát, nêu tên các món ăn có trong tranh phá cỗ đêm trung thu.
* Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây

+ Cô nêu cách chơi, luật chơi.
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ Cô nhận xét, tuyên dương trẻ chơi.
* Chơi tự do: Cô bao quát trẻ.
III. CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
*Góc NT: Nặn bánh trung thu.


Góc XD: Xây vườn trường vào thu.
Góc PV:Cửa hàng bán bánh.
Góc HT: Xem tranh ảnh về tết trung thu.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng để nặn tạo nên những tác phẩm mà mình yêu thích
về chủ đề trung thu.
- Trẻ cảm nhận được cái đẹp của ngày rằm trung thu.
- Trẻ biết sử dụng các viên gạch để xếp nên quang cảnh sân trường mùa thu. - Biết bố
trí cây cảnh, phù hợp đẹp mắt.
- Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi người bán hàng và người mua hàng, vai cô giáo.
Thỏa thuận trước khi chơi.
- Trẻ cảm nhận được cái đẹp qua tranh ảnh, hình vẽ và yêu thích cái đẹp.
2. Chuẩn bị:
- Bàn ghế
- Một số đồ dùng học tập: Đất nặn, bảng…
- Một số loại bánh trung thu, mặt nạ,…
( Đồ dùng đồ chơi mô phỏng, bằng nhựa…….)
- Các khối gỗ nhiều màu sắc.
- Gạch (bằng nhựa)
- Cây xanh, thảm cỏ, hoa…..( bằng nhựa).
- Bút chì, giấy màu, hồ dán, giấy vẽ….
- Tranh ảnh về ngày tết trung thu.

3. Tổ chức hoạt động:
- Cô tập trung trẻ cho trẻ hát:"Rước đền dưới trăng".
+ Đàm thoại về nội dung bài hát hướng trẻ vào chủ đề.
Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói gì? Rước đèn dưới trăng vào ngày nào? Trung thu
được tổ chức vào mùa gì?
- Các con có được ăn bánh không? Vậy các con có muốn tự tay mình nặn một chiếc
bánh trung thu không?
- Giới thiệu nội dung chơi ở các góc chơi.
+ Lớp mình có rất nhiều các góc chơi đúng không nào? Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho
chúng mình các trò chơi mới ở các góc nhé!
+ Góc nghệ thuật: Các con sẽ nặn những chiếc bánh trung thu thật là đẹp.
+ Góc phân vai: Chúng mình chơi trò chơi “Cô giáo” và "Cửa hàng bách hóa"để mua
bánh kẹo, mặt nạ cho ngày tết trung thu nhé!
+ Góc xây dựng: Các chú công nhân xây dựng vườn trường mùa thu để đón đêm hội
trăng rằm.
+ Còn góc học tập thì các con xem tranh ảnh về ngày tết trung thu.
- Lớp mình ơi! Khi chơi ở các góc chơi chúng mình phải như thế nào nhỉ?
+ Giáo dục: Đúng rồi, khi chơi ở các góc chúng mình phải hòa đồng với nhau, không
được tranh dành đồ dùng của nhau, phải biết yêu quý đồ dùng đồ chơi, và sản phẩm
của mình làm ra, chúng mình nhớ chưa?
- Cho trẻ chọn góc chơi mình thích.
+ Bây giờ bạn nào thích chơi ở góc nào thì chúng mình nhẹ nhàng đi về góc đó nhé!
- Cô đi từng góc chơi hướng dẫn trẻ chơi:


+Chơi nhưng gì?
+Chơi như thế nào?
Góc nghệ thuật:
- Hôm nay ở góc nghệ thuật chúng mình sẽ làm những họa sỹ tí hoa để nặn ra những
chiếc bánh trung thu thật là đẹp để tặng các bạn nhỏ nào.Chúng mình tự chơi nhé!

Góc xây dựng:
- Các con có thích ngày tết trung thu không? Bây giờ cô sẽ hướng dẫn chúng mình
xếp khuôn viên vườn trường mùa thu nhé! Chúng mình xếp ngôi trường có nhiều lớp
học và có hàng rào xung quanh trường, cây cảnh quanh lớp nhé!
- Tương tự như vậy, cô hướng dẫn và khích lệ trẻ tham gia chơi nhiệt tình.
Gần hết thời gian cô đến từng góc chơi, nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ.
+ Đầu tiên cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét.
+ Sau đó cô nhận xét chung.
- Cô đưa ra tín hiệu hết thời gian.
- Trẻ tự giác thu don, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
+"Bạn ơi hết giờ rồi, mau mau cất đồ chơi…….."
- Chúng mình cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định để chuyển
sang hoạt động khác nhé!
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Nội dung: Lễ hội trung thu
(Cô PHT Trần Thị Xoan soạn)
*Đánh giá cuối ngày:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
.....................................................................................................................
Thứ 5 ngày 15 tháng 9 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:PTNT
Đề tài: Nhận biết màu sắc thông qua các hình.
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhận biết được các màu qua hình ảnh.
- Trẻ hứng thú với các hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi cháu có một rổ đựng các hình với màu sắc khác nhau.
- Một số nhóm đồ dùng, đồ chơi để xung quanh phòng học.

3. Tổ chức hoạt động:
- Ổn định tổ chức nề nếp xong,
- Cô cùng trẻ đọc thơ “Bé yêu trăng” trò chuyện hỏi trẻ về chủ đề.
- Cô cho trẻ đi tìm một số đồ chơi đặt xung quanh lớp.
- Trẻ chơi “ Dấu tay” cô phát rổ đồ chơi cho trẻ.
- Hỏi trẻ trên tay các con có gì? Trong rổ có gì?
- Cô cho trẻ chọn hình có màu sắc theo yêu cầu của cô.


×