Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Xuân Quang, huện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.43 KB, 33 trang )

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 2
STT

Họ và Tên

01

Tống Bảo Anh

02

Nguyễn Đức Anh

03

Lương Thị Thanh Dung

MSV
1305QLNC003
1305QLNA003

Điểm đánh giá
A
AB
X
X
X

1305QLNA011
(chủ nhiệm đề tài)
04


05
06
07
08

Bàn Tà Mưu
Ma Lệ Hằng
Lê Ngọc Minh Thúy
Dương Phúc Hoàng
Phạm Thùy Linh

1305QLNA047
1305QLNA022
1305QLNC063
1405QLNA026
1405QLNB082

X
X
X
X
X

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng Tôi đã nhận được sự quan tâm
của UBND xã Xuân Quang đã tạo điều kiện cho chúng tôi. Đặc biệt gửi lời cám


ơn tới anh Nguyễn Văn Tùng sinh viên trường Học Viện hành chính Quốc Gia
đã cung cấp tài liệu thực tiễn khi nghiên cứu đề tài, chân thành gửi lời cám ơn

các bạn trong nhóm giúp Tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này .Chúng em xin
bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới TS. Bùi Thị Ánh Vân giảng viên Khoa Văn hóa –
Thông tin và Xã hội đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình làm đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo đặc biệt là khoa Hành
chính học đã tạo điều kiện cho chúng em.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Ths. Bùi Thị Ánh Vân. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo..
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung đề tài của mình.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa và tổng quan về UBND xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.......5
1.1 Một số vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa....5
1.1.1 Khái niệm.....................................................................................................5
1.1.2 Nội dung......................................................................................................5
1.1.3 Vai trò...........................................................................................................6
1.2 Tổng quan về UBND xã Xuân Quang........................................................7

1.2.1 Lịch sử hình thành.....................................................................................7
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức..................................9
TIỂU KẾT.........................................................................................................10
Chương 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND
xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ....................................................11
2.1. Nguyên tắc và phạm vi giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa tại UBND xã Xuân Quang.........................................................................11
2.1.1. Nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.................11
2.1.2. Phạm vi giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa......................11
2.2. Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả lời kết quả theo cơ chế một cửa tại
UBND xã Xuân Quang......................................................................................11
2.2.1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ hành chính........................................................11
2.2.2. Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính.......................................................13
2.2.3. Quy trình trả lời kết quả hồ sơ hành chính.................................................13
2.3. Kết quả và hạn chế khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa tại UBND xã Xuân Quang...........................................................15
2.3.1. Kết quả đạt được khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa....................................................................................................................... 15
2.3.2. Những hạn chế khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa....................................................................................................................... 16
TIỂU KẾT.........................................................................................................19
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa tại UBND xã Xuân Quang, huyện Tam nông, tỉnh Phú Thọ....................20
3.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức về cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Xuân Quang....................................20
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại
UBND xã Xuân Quang......................................................................................21
3.3. Nhóm giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở
vật chất, hiện đại hóa công sở hành chính tại UBND xã Xuân Quang..........23
TIỂU KẾT.........................................................................................................24

KẾT LUẬN................................................................................................................25


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26
PHỤ LỤC................................................................................................................... 27

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
UBND
TTHC
CCHC
BPMC
CB,CC

Nội dung chữ viết tắt
Ủỷ ban nhân dân
Thủ tục hành chính
Cải cách hành chính
Bộ phận một cửa
Cán bộ, công chức


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Từ những bất cập,những sai phạm trong việc giải quyết thủ tục hành
chính nên đã để lại trong con mắt của người dân những điều không hay về thủ
tục hành chính đó là phức tạp, rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là
nhiêu khê. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của
người dân, giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và bộ máy hành chính
nhà nước.

Trong điều kiện quốc tế ngày nay khi quá trình hội nhập ngày càng được
xúc tiến nhanh, ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp
phần nâng cao vị thế quốc tếc của đất nước trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam
là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi
chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng
tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP,
UNFPA và UPU...), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không
liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN ... Có thể nói
ngoại giao đa phương là một điểm sáng trong hoạt động ngoại giao thời đổi mới.
Những kết quả đạt được trong mối quan hệ đan xen này đã củng cố và nâng cao
vị thế quốc tế của đất nước, tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế,
có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dựng
đất nước. Bước vào thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế, để tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và thu hút nguồn đầu tư nước ngoài
thì cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các khâu trong quá trình giải quyết
công việc của cá nhân, tổ chức có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp
ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 38/CP ngày 04-5-1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc
giải quyết công việc của công dân và tổ chức, mở đầu cho hoạt động thực hiện
đơn giản hóa thủ tục hành chính, đã tạo bước đột phá lớm trong hoạt động nâng
cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực, là sự
chuyển biến rõ rệt trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế Nhà nước. Tiếp đó,
1


Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một loạt các quy định về cải cách thủ tục
hành chính, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai thực hiện cải cách
thủ tục hành chính theo hướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội như
Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg với Chương trình tổng thể cải cách hành chính

Nhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc ban
hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan nhà nước ở địa phương và
gần đây nhất là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế thực hiện
cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước
tại địa phương.
Từ yêu cầu của thực tiễn, cũng như sự nhận thức kịp thời từ những lý do
trên mà hiện nay trong cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, tại
các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là UBND các cấp hoạt động của mô hình
“một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính đã và đang được đẩy mạnh giai
đoạn 2012-2020. Hòa chung vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong cả
nước và các địa phương trong toàn tỉnh Phú Thọ, UBND xã Xuân Quang cũng
đã tiến hành triển khai cơ chế “một cửa” . Trên cơ sở học hỏi mô hình của các
tỉnh bạn đã triển khai có hiệu quả, chuẩn bị tốt về mặt cơ sở vật chất và tuyển
chọn đội ngũ CB, CC nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, Bộ phận “một cửa”
của UBND xã Xuân Quang hoạt động độc lập, mang lại hiệu quả cao, được
đông đảo nhân dân đồng thuận và ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được như thủ tục hành chính được công
khai, giảm hẳn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu tổ chức, công dân; tinh thần,
trách nhiệm, năng lực chuyên môn của CB, CC được nâng lên đáng kể thì vẫn
còn những tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, biểu hiện thủ tục hành chính còn rườm
rà, thủ tục chồng chéo, trùng lặp, chưa ban hành kịp thời gây khó khăn cho công
dân trong quá trình giải quyết công việc. Những hạn chế này, cần phải được
khắc phục kịp thời để phù hợp với những thay đổi của thực tiễn địa phương cũng
như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Công cuộc cải cách hành
chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục.
Vì vậy việc nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành
2



chính và rút ra tổng kết cho địa phương là rất cần thiết. Chính vì những lý do đó
mà em chọn đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại
UBND xã Xuân Quang, huện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. với mong muốn hoàn
thiện kiến thức ở trường, áp dụng có hiệu quả vào công tác quản lý hành chính,
đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng mô hình “một cửa” đang được thực hiện
tại tỉnh nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu tôi đã đọc sách giáo trình” Thủ tục hành chính”.
Trong giáo trình có ” chương 1: Quan niệm và phân loại thủ tục hành chính” và
“chương 4: Cải cách thủ tục hành chính”. Những nội dung ở trong hai chương
này đã cung cấp cho tôi cơ sở lý luận để triển khai đề tài.
Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài, Chúng tôi đã tìm đọc Báo cáo thực tập,
tài liệu nội bộ đã cho chúng tôi số liệu chính xác để làm đề tài
3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài hướng đến các mục tiêu sau :
Thứ nhất cung cấp những căn cứ khoa học về xác định nguyên nhân của
từng mặt hạn chế còn tồn tại của mô hình một cửa đang vận hành hiện nay tại
Uỷ ban nhân dân xã Xuân Quang.
Thứ hai, tìm hiểu được thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa” phục vụ cho công tác quản lý và điều hành
của địa phương trong giai đoạn hiện nay
Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” phục vụ cho công tác quản lý và điều
hành hoạt động của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về: Công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “
Một cửa” tại UBND xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
5.Phương pháp nghiên
Bài báo cáo kiến tập được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Trong quá trình nghiên cứu, bài báo cáo đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học,
nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu các đối tượng trên.
6.Phạm vi nghiên cứu
3


Về không gian nghiên cứu của đề tài là tại UBND xã Xuân Quang, huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/12/2016.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của bài gồm
3 chương chính:
Chương 1: Một số lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế”một
cửa” và Tổng quan về UBND xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một
cửa” tại UBND xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác cải cách thủ tục hành chính tại
UBND xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

4


Chương 1
Một số vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và
tổng quan về UBND xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
1.1 Một số vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa
1.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm về thủ tục nhưng khái niệm thủ tục sau đây được

nhiều sách và khu vực công ở Việt Nam sử dụng.“ Thủ tục là phương thức, cách
thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất bao
gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả
mong muốn”. [1; Tr 5]
Đối với khái niệm thủ tục hành chính thì có bốn khái niệm về vấn đề này
được sử dụng khá là rộng rãi. Nhưng khái niệm được hiểu theo nghĩa chung nhất
và được sử dụng trong nhà nước là khái niệm sau. “Thủ tục hành chính là trình
tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền để giải quyết công việc cụ thể giữa các cơ quan hành chính nhà nước với
nhau, giữa cơ quan hành chính nhà nước với dân, tổ chức do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy đinh, buộc cơ quan nhà nước, công dân, tổ chức phải tuân
theo khi thực hiện thủ tục hành chính”. [1; Tr 7]
Khái niệm cải cách hành chính theo cơ chế một cửa được hiểu theo nghĩa
sau. “ là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức,
cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, thẩm
quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ,
hồ sơ, giải quyết đến trả lời kết quả thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp
nhận và trả lời kết quả của cơ quan hành chính nhà nước”.[1; Tr 40]
1.1.2 Nội dung
Bài tiểu luận gồm các nội dung chính sau:
Thứ nhất: các nguyên tắc và phạm vi giải quyết thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa.
Thứ hai :quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả lời kết quả .
Thứ ba: Những kết quả đã đạt được trong cải cách hành chính và những
hạn chế trong việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
5


1.1.3 Vai trò
Mô hình trung tâm “ một cửa” thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ

tục hành chính, phù hợp với yêu cầu thực tế lòng dân. Mô hình này khắc phục
những hạn chế đùn đẩy công việc, không rõ công việc như trước đây. Nhằm bảo
đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc
hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng,
gây khó khăn cho dân.Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” góp
phần đẩy mạnh công tác dân chủ cơ quan các xã, phường , tinh thần trách nhiệm
của cán bộ công chức được nâng lên, tinh thần đoàn kết nội bộ tốt hơn.
Mặc dù nhân dân đến làm việc đông đúc nhưng với hệ thống quy trình
giải quyết hồ sơ hành chính khoa học đã đáp ứng được yêu cầu của người dân.
Vì thủ tục hành chính là một bộ phận của pháp luật hành chính. Vì vậy mà
cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa nhằm giúp cho giải quyết thủ
tục hành chính một cách nhanh chóng, đồng thời có ý nghĩa lớn tới quá trình cải
cách nền hành chính nhà nước và hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa có ý nghĩa rất lớn đối với
quá trình xây dựng và triển khai pháp luật vào đời sống.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đã giảm bớt sự lo ngại
của công dan khi tới cơ quan công quyền. Nó được ví như chiếc cầu nối quan
trọng giữa cơ quan hành chính nhà nước với dân và các tổ chức, khả năng làm
bền chặt mối quan hệ của quá trình quản lý làm cho nhà nước ta thực sự là nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
Cải cách thủ tục hành chính nhìn nhận trên một phương diện nhất định
biểu hiện trình độ văn hóa, văn hóa giao tiếp, văn hóa điều hành, văn hóa công
sở và thông qua đó nó thể hiện mức độ văn minh của nền hành chính.

6


1.2 Tổng quan về UBND xã Xuân Quang
1.2.1 Lịch sử hình thành

Ngay từ khi mới lập các tỉnh ở Bắc Kỳ (năm 1831), huyện Tam Nông đã
tách khỏi tỉnh Sơn Tây để nhập vào tỉnh Hưng Hóa, làm nơi đặt tỉnh lị tỉnh Hưng
Hóa. Thị xã Hưng Hóa (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1895, vốn là thành Hưng
Hóa), đóng tại xã Trúc Khê, huyện Tam Nông (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).
Thời kỳ 1903-1968 là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, thời kỳ 1968-1996 thuộc
tỉnh Vĩnh Phú. Từ 6-11-1996 Tam Nông (khi đó vẫn nằm trong huyện Tam
Thanh) lại thuộc tỉnh Phú Thọ. Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của
Hội đồng Chính phủ, huyện Tam Nông sáp nhập với huyện Thanh Thủy thành
huyện Tam Thanh. Năm 1999, lại tách ra thành hai huyện như cũ. Xã Xuân
Quang là một xã trung du miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Bắc Huyện Tam Nông,
cách trung tâm thành phố Việt Trì 40 km và cách thành phố Hà Nội 80km. Phía
đông bắc giáp xã Văn Lương - xã Thanh Uyên. Phía tây giáp sông Hồng. Phía
nam giáp xã Tứ Mỹ. Phía bắc giáp xã Hương Nha. Nằm sát con sông Hồng nên
địa hình của xã được phân chi thành hai vùng rõ rệt. [xem phụ lục 1 Tr 27]
Xã Xuân Quang có Vùng đồi bắt nguồn từ phía tây nam xã Tứ Mỹ tiếp
giáp với xã Văn Lương chiến 90% diện tích với 99 trái đồi đan xen vào nhau trải
dài từ nam sang bắc. Diện tích hẹp, độ dốc thấp, chủ yếu là đất sỏi nhỏ, kém
mầu mỡ thích hợp trồng các loại cây nông sản dài ngày như cây chè, sơn nhựa,
cọ, chẩu, sở...cùng một số cây nguyên liệu giấy như bạch đàn, keo, chàm, tre,
nứa. Xen kẽ với những gò đồi là những thung lũng hẹp, những thửa ruộng bậc
thang chủ yếu để trồng lúa và các loại hoa màu. Vùng đồng bằng phía nam gồm
những cánh đồng nhỏ thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ, chỉ cấy được một vụ
lúa chiêm. Những năm gần đây do hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, nên
một số rộng đã cấy được hai vụ lúa. Tiếp giáp với sông Hồng là những bãi soi,
đất phù xa màu mỡ thích hợp trồng ngô, khoai và các loại dau mầu như xu hào,
bắp cải…, có bãi bồi cỏ mọc nhiều để chăn thả trâu, bò. Xuân Quang là địa
phương có truyền thống, kinh nghiệm trồng sơn lấy nhựa, thổ nhưỡng phù hợp
nên cây sơn phát triển tốt cho hiệu quả kinh tế cao. Nghề sơn truyền thống của
7



địa phương được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận làng nghề sản xuất sơn ta
Xuân Quang tháng 12/2013. Các ngành nghề như nghề mộc, nghề nề, hàn..... và
các loại hình dịch vụ khác cũng được trú trọng phát triển, góp phần tạo việc làm
và tăng thu nhập cho nhân dân và địa phương
Hội trường, nhà làm việc UBND được xây dựng khang trang, 9/9 khu dân
cư đều có nhà văn hóa, có 02 chùa: chùa Thắng bảo Tự và chùa Linh Quang Tự,
có 01 di tích được xếp hạng cấp tỉnh; có 03 nhà thờ thuộc 03 họ giáo: Xuân
Quang, Nội Quang, Đồng Xuân. Hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường đúng
quy định của nhà nước, không có đạo nào hoạt động trái phép trên địa bàn. Bà
con tôn giáo chấp hành nghiêm đường lối chủ chương chính sách của đảng nhà
nước. Lương giáo đoàn kết sống tốt đời đẹp đạo, không có điểm nóng phức tạp
về tôn giáo xảy ra trên địa bàn. Có 01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu Học, 01
trường Trung Học Cơ Sở đã thu hút con em trong độ tuổi tới trường học tập.
Trong đó trường Tiểu học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống Điện, đường
bê tông nông thôn được nhà nước và nhân dân cùng làm giúp giao thông đi lại
thuận tiện, 100% hộ dân được sử dụng điện.
Trong xã có1371 hộ với 5015 khẩu. Trong đó có188 hộ công giáo với
808 khẩu. Việc chia nhỏ khu hành chính nhằm việc đi sát thực tế, biết được
nguyện vọng của người dân một cách nhanh chóng và chính xác. Mỗi khu hành
chính có một trưởng khu quản lý và phổ biến chính sách pháp luật, những quyết
định của UBND xã đưa ra. Dân số trong xã theo tháp dân số là dân số trẻ, độ
tuổi người lao động chiếm 50% dân số trong xã. Nhưng có thể thấy tình hình
chung đó là việc mất cân bằng đân số, trẻ em nam đang quá nhiều so với trẻ em
nữ. Hiện nay trình độ hiểu biết pháp luật, các thông tin cần thiết đối với đời
sống, sức khỏe đã được nâng lên. Nhưng đi đôi với việc đó thì có một nghịch lý
đang xảy ra tỉ lệ phần trăm học sinh thi vào trung học phổ thông rất ít. Vì thế mà
đã kéo theo hệ lụy là nhiều em xa ngã vào con đường tệ nạn ngày càng tăng. Tỷ
lệ người mắc các tệ nạn ngày càng tăng, địa bàn xã Xuân Quang là một điểm

nóng trong huyện về các tai tệ nạn xã hội.
Trong những năm trở lại đây đời sống người dân được cải thiện đáng kể,
nhờ có chủ trương đường lối, chính sách của nhà nước mà tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận
8


nghèo ngày càng giảm. Người dân đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong
chăn nuôi, sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
UBND xã làm việc theo chế độ thủ trưởng, thực hiện đúng theo chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan
cấp trên và thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đảm bảo nguyên tắc
tập trung dân chủ, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề được quy
định trong Luật Tổ chức chính quyền Địa Phương năm 2013. [2; Tr 1]
UBND xã Xuân Quang là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa
phương có nhiệm vụ; Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, lập
dự toán thu chi ngân sách trên địa bàn, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương,
quản lý và sử dụng hợp lý có hiệu quả về đất đai tài nguyên. Tổ chức và hướng
dẫn thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức thực hiện việc xây dựng và tu sửa đường giao
thông trong xã theo phân cấp quản lý. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y
tế, giáo dục ở địa phương, xây dựng các phong trào và tổ chức các hoạt động
văn hoá thể dục thể thao, thực hiện chính sách chế độ đối với thương bệnh binh,
gia đình liệt sỹ và gia đình có công với nước, tổ chức tuyên truyền giáo dục xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển
gọi công dân nhập ngũ theo kế hoạch thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh,
trật tự an toàn xã hội ở địa phương, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc
chăm no công tác xoá đối giảm nghèo.
Cơ cấu tổ chức của UBND xã Xuân Quang như sau:
Chủ tịch UBND: Ông Lê Văn Đỗ, là người chịu trách nhiệm trước UBND

huyện, HĐND xã về quản lý nhà nước trên địa bàn xã Xuân Quang, lãnh đạo
điều hành toàn diện các mặt công tác của UBND, chỉ đạo đối nội, đối ngoại của
xã Xuân Quang.
Một phó Chủ tịch UBND: Ông Trần Công Đạo, là người giúp Chủ tịch
UBND trong việc quản lý các vấn đề của địa phương đã được phân công. Ký và
quyết định các vấn đề khi Chủ tịch vắng mặt. Đối với những vấn đề vượt quá
thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo chủ tịch quyết định. Chấp hành sự
9


phân công của Chủ Tịch UBND xã đối với những công việc phát sinh trong quá
trình quản lý nhà nước ở địa phương.
Các thành viên tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của
UBND, tham dự đầy đủ các phiên họp của UBND, cùng tập thể quyết định các
vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của UBND, tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Các phòng ban tham mưu,
giúp chủ tịch trong việc quản lý các lĩnh vực nhà nước:
1. Văn phòng – thống kê
2. Tư pháp – Hộ tịch
3. Tài chính – kế toán
4. Văn hóa – Xã hội
5. Công an
6. Quân sự
7. Địa chính - Nông nghiệp - xây dựng & Mội trường. [xem phụ lục 2; Tr 27]
TIỂU KẾT
Như chúng tôi đã nêu ở chương 1: Một số vấn đề lý luận về cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa và tổng quan về UBND xã Xuân Quang.
Đây là cơ sở để chúng tôi triển khai chương 2 một cách thuận lợi.

Chương 2

Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại
UBND xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
2.1. Nguyên tắc và phạm vi giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế
10


một cửa tại UBND xã Xuân Quang
2.1.1. Nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
TTHC đơn giản dõ dàng đúng pháp luật
Công khai TTHC phí , lệ phí và thời gian giải quyết công việc của công
dân tổ chức
Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của
tổ chức ,công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước
Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng thuận tiện cho tổ chức công
dân.
2.1.2. Phạm vi giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Cơ chế một cửa cấp xã giải quyết những thủ tục hành chính về cấp giấy
phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất đai, giấy
phép xây dựng, các quyết định đầu tư, đăng ký hộ khẩu và các vấn đề liên quan
đến chính sách xã hội và các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực sau: Tư pháp
– Hộ tịch; Hộ khẩu; Địa chính – nông nghiệp và Môi trường; Chính sách. Các
thủ tục trên được giải quyết trong xã.
2.2. Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả lời kết quả theo cơ chế một
cửa tại UBND xã Xuân Quang
2.2.1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ hành chính
- Chuyên viên Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa
kiểm tra, hướng dẫn thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc cho tổ
chức, công dân.
- Khi hồ sơ đầy đủ theo quy định, phải viết giấy giao nhận hồ sơ, hẹn

ngày trả kết quả theo quy định, vào sổ theo dõi công việc và đóng dấu Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa vào những tài liệu, hồ sơ cần thiết;
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận phải hướng dẫn cụ thể, tận tình
để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
- Nếu thấy cần có giải trình, bổ sung, phải thông báo bằng văn bản để tổ
chức, công dân nắm được nội dung, thời gian, địa điểm giải trình. Thời gian
thông báo phải đủ để chuyển đến người nhận và chuẩn bị giải trình;
- Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở, thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan có thẩm quyền
11


giải quyết;
- Nắm bắt các yêu cầu, đề xuất kiến nghị của các tổ chức, công dân về cải
cách hành chính và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế
một cửa của Sở. Báo cáo, phản ánh Kịp thời tới phụ trách bộ phận, các phòng
chuyên môn và Lãnh đạo Sở xem xét giải quyết.
Với quy trình tiếp nhận hồ sơ như trên thì hồ sơ mà phòng Một cửa tiếp
nhận trong năm 2016 gồm có 1387 hồ sơ.
Lĩnh vực
Hồ sơ tiếp nhận
Tư pháp – Hộ tịch
1062
Hộ khẩu
121
Địa chính –Nông nghiệp – Xây dựng &
72
Môi trường
Chính sách – Xã hội
132

Tổng
1387
Bảng kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa năm
2016
[xem phụ lục 3; Tr 28]
Từ bảng trên có thể thấy được số lượng hồ sơ tiếp nhận của từng bộ phận
có sự cách biệt khá rõ ràng. Trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch có số lượng là lớn
nhất với tổng số 1062 hồ sơ được tiếp nhận. Tiếp đến là lĩnh vực Chính sách –
Xã hội có 132 hồ sơ . Đứng thứ ba là lĩnh vực Hộ khẩu có 121 hồ sơ được tiếp
nhận trong một năm. Lĩnh vực Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng & Môi
trường có số lượng là 72 hồ sơ được tiếp nhận trong năm 2016. Từ đó có thể
thấy được công chức trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch và Chính sách – Xã hội
phải giải quyết một số lượng lớn hồ sơ. Nhất là khi chỉ có một công chức Chính
sách – Xã hội để giải quyết hồ sơ. Đây cũng là khó khăn trong công tác cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Xuân Quang.
2.2.2. Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính
- Khi giao nhận hồ sơ , phụ trách bộ phận và phụ trách phòng chuyên môn
phải ký phiếu giao nhận kèm theo toàn bộ hồ sơ;
- Các phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ xác định mức phí, lệ phí thu theo
quy định. Sau đó, toàn bộ hồ sơ được chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả theo cơ chế một cửa;
- Trường hợp hồ sơ không đảm bảo chất lượng, phòng chuyên môn làm
12


văn bản thông báo rõ lý do kèm theo hồ sơ chuyển chuyên viên Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa trả lại tổ chức, công dân.
Do giải quyết công việc chưa có phòng Một cửa đạt tiêu chuẩn nên việc
thực hiện thông báo rõ lý do bằng văn bản khi trả lại hồ sơ là chưa có. Công
chức trả lại hồ sơ cho công dân có nêu rõ lý do bằng miệng. Chính vì vậy mà

không thể kê khai được có bao nhiêu hồ sơ được trả lại cho công dân, tổ chức
trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Đây cùng được coi là một hạn chế
trong giải quyết theo cơ chế một cửa của UBND xã Xuân Quang hiện nay nói
riêng và các xã khác trong toàn huyện Tam Nông nói chung.
2.2.3. Quy trình trả lời kết quả hồ sơ hành chính
Chuyên viên Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển
phiếu xác định mức phí lệ phí và hướng dẫn tổ chức, công dân nộp lệ phí tại Bộ
phận kế toán ;
Sau khi có xác nhận của thủ quỹ về việc nộp tiền, văn bản kết quả giải
quyết thủ tục hành chính được giao cho tổ chức, công dân và vào sổ theo dõi
công việc theo quy định.

13


Lĩnh vực

Đúng hạn Trước hạn

Chậm hạn

Tư pháp – Hộ tịch

967

95

0

Hộ khẩu


106

15

0

72

0

0

102

30

0

1247

140

0

Địa chính –Nông nghiệp –
Xây dựng & Môi trường
Chính sách – Xã hội
Tổng


Bảng kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa năm
2016
[xem phụ lục 3; Tr28]
Từ bảng kê khai trên ta có thể thấy số lượng trả hồ sơ đúng hạn cho công
dân, tổ chức là 1247. Trong đó lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch có 967 hồ sơ; đứng
thứ hai là lĩnh vực Hộ khẩu với tổng số là 106 hồ sơ; đứng thứ ba đó là lĩnh vực
Chính sách – Xã hội đúng hạn 102 hồ sơ và cuối cùng là Địa chính – Nông
nghiệp – xây dựng và Môi trường với số hồ sơ là 72 hồ sơ. Mặc dù Địa chính –
Nông nhiệp – xây dựng và Môi trường có số hồ sơ ít nhất nhưng cũng không có
hồ sơ nào được giải quyết trước hạn. Có thể thấy vấn đề về đất đai và môi
trường là hững vấn đề khá là nhạy cảm đối với người dân, đặc biệt là việc đo đạc
đất đai cần có sự chính xác cao và khá tốn nhiều thời gian. Chính vì do đặc thù
của lĩnh vực mà trong năm 2016 không có hồ sơ nào được trả trước hạn nhưng
cũng không bị chậm hạn trả kết quả cho công dân, tổ chức. Đối với lĩnh vực Tư
pháp – Hộ tịch số lượng hồ sơ tiếp nhận lớn nhất, nhưng số lượng hồ sơ được
giải quyết trước hạn là 95 hồ sơ không có hồ sơ nào chậm hạn và đứng đầu trong
các lĩnh vực về trả đúng hạn hồ sơ cho công dân, tổ chức. Công chức Tư pháp –
Hộ tịch đạt được kết quả như vậy là do tính chất công việc của lĩnh vực chỉ cần
hồ sơ đầy đủ là thực hiện được, không giống như trong lĩnh vực địa chính, môi
trường . Đứng thứ hai là lĩnh vực Chính sách – Xã hội với tổng số hồ sơ tiếp
nhận là 132 hồ sơ trả trước hạn là 30 hồ sơ và không có hồ sơ nào chậm hạn .
Đứng thứ ba về trả hồ sơ trước hạn và không có hồ sơ nào chậm hạn đó là lĩnh
vực Hộ khẩu với 15 hồ sơ trả trước hạn.
14


2.3. Kết quả và hạn chế khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa tại UBND xã Xuân Quang
2.3.1. Kết quả đạt được khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa

Đánh giá của UBND xã Xuân Quang: Tổng số điểm tự đánh giá, chấm
điểm để xác định Chỉ số CCHC xã Xuân Quang đạt 40,25 điểm.
Cải cách thủ tục hành chính: Tự đánh giá đạt 5,5 điểm
Về rà soát thủ tục hành chính đạt 3,5 điểm, cụ thể:
- Mức độ thực hiện kế hoạch rà soát do UBND cấp huyện ban hành đạt 01
điểm. Thực hiện từ 80% kế hoạch trở lên.
- Qua kiểm tra xác định không có TTHC nào phải sửa đổi, bổ xung, thay
thế hoặc bãi bỏ: 01 điểm.
- Thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối
với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết củaUBND cấp xã. Thực hiện đầy đủ
theo quy định đạt 0,5 điểm.
Thực hiện cơ chế một cửa: Tự đánh giá đạt 07 điểm
Thứ nhất: về việc bố trí công chức, thực hiện chế độ chính sách, công khai
hóa tại Bộ phận một cửa (BPMC) theo quy định. Tự đánh giá đạt 3,5 điểm cụ
thể như sau:
- Bố trí CC làm việc tại BPMC. Phân công người trực đúng và đủ lĩnh vực
theo quyết định đạt 1,0 điểm.
- Thực hiện chế độ phụ cấp cho công chức tại BPMC. Thực hiện đúng quy
định đạt 0,5 điểm.
- Công khai hóa TTHC tại BPMC. Công khai hoá theo đúng quy định, đạt
1,0 điểm.
- Niêm yết lịch trực hàng ngày tại BPMC. Có niêm yết lịch trực, đạt 0,5
điểm
- Việc bố trí hòm thư góp ý tại BPMC. Có biện pháp xử lý giải quyết các
đơn thư góp ý tại bộ phận một cửa, đạt 0,5 điểm.
Thứ hai: cơ sở vật chất, trang thiết bị cho BPMC, tự đánh giá đạt 0,75
điểm cụ thể
- Trang thiết bị phục vụ công việc tại BPMC. Có đầy đủ các điều kiện, cơ
sở vật chất theo quy định đạt 0,25 điểm.
- Việc quản lý hồ sơ, sổ sách tại BPMC. Sử dụng phần mềm tin học đáp

ứng yêu cầu đạt 0,5 điểm.
15


Thứ ba: số lượng lĩnh vực và TTHC thực hiện tại BPMC, tự đánh giá đạt
1,5 điểm cụ thể
- Số lượng lĩnh vựcđượcgiải quyết tại BPMC theo quy định. Đủ số lượng
lĩnh vực được giải quyết theo quy định đạt 0,5 điểm.
- Số lượng các TTHC được giải quyết tại BPMC theo quy định. Đủ số
lượng TTHC đạt 0,5 điểm
- Việc thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông. Có thực
hiện lĩnh vực đất đai đạt 0,5 điểm.Thứ tư: kết quả giải quyết công việc tại
BPMC tự đánh giá đạt 1,25 điểm
Trên đây là kết quả tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành phần
chỉ số cải cách hành chính năm 2015, Ủy ban nhân dân xã Xuân Quang báo cáo
UBND huyện Tam Nông, Phòng nội vụ huyện Tam Nông được biết và quan tâm
chỉ đạo, giúp đỡ. [2; Tr 29]
2.3.2. Những hạn chế khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa
Một là thể chế chưa đồng bộ
Khó khăn trong công tác cải cách hành chính là do các văn bản quy phạm
pháp luật của trung ương thay đổi liên tục gây rất nhiều khó khăn trong công tác
rà soát, cập nhật cũng như giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ
chức. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành
chính của các các cơ quan có thẩm quyền đôi lúc còn chồng chéo, chưa kịp thời.
Hai là thời gian sử lí công việc từ khi tiếp nhận đến khi trả kết quả con
tùy tiện kéo dài
Tổ chức công dân khi đến bộ phận một cửa nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ và
nhận kết quả được giao không đúng hẹn thậm chí sai hẹn gấp đôi gấp ba thời
gian quy định. Các hồ sơ khi nhận để giải quyết cho công dân đa số không có

giấy hẹn, mà công chức chỉ hẹn bằng miệng hồ sơ thiếu giấy tờ hoặc có vấn đề
không giải quyết đều trả lại cho cá nhân, tổ chức không có giấy ghi rõ lý do
không giả quyết cho công dân.
Ba là Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu
Do chưa quy định cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị chuẩn đề ra phục
vục cho công tác tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính. Bảng kê khai ở dưới đây là
tổng số máy tính của UBND có 09 chiếc. Trong đó có 04 chiếc phục vụ cho giải
16


quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, nhưng đã được trang bị một thời
gian dài, do đó phần mềm máy cũng đã cũ, và thường xuyên bị hỏng nên đã gây
khó khăn cho công tác giải quyết thủ hành chính cho người dân. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng khắc phục nhưng còn khá nhiều hạn chế. Cả UBND có duy nhất
01 máy photo nhưng đã được trang bị lâu nên thường xuyên bị hỏng. Phòng tiếp
nhận và trả lời kết quả hay còn gọi là phòng Một cửa thì vẫn chưa được xây theo
tiêu chuẩn ISO nên việc gải quyết công việc còn gặp nhiều khó khăn. Phòng một
cửa được đặt tại phòng tư pháp hộ tịch khi công chức giải quyết theo hồ sơ theo
cơ chế một cửa mà không có phòng Một của, khiến công chức phải đi lại nhiều
lần. Chính vì vậy mà khi có nhiều hồ sơ cần giải quyết công chức lại chỉ người
dân sang các phòng để tự xin dấu, từ đó đã làm sai nguyên tắc trong giải quyết
hồ sơ. Khi cả UBND có một bình nước nóng cũng là vấn đề khó khăn cho công
chưc làm việc được hiệu quả, đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới phần nào công
tác tiếp dân. Một số thiết bị khác cũng đã cũ và không còn phù hợp với yêu cầu
công việc hiện nay đặt gia. Một số phòng của UBND đã xuống cấp, bị mưa rột 5
thường xuyên, khiên tài liệu lưu trữ cũng bị hư hỏng phần nào. Vì những lý do
trên mà thấy được tầm quan trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với công
việc của cán bộ, công chức của UBND nói chung và công chức phòng một cửa
nói riêng.


17


STT
Tên
Số Lượng
01
Máy tính
09
02
Máy photo
01
03
Máy in
08
04
Điện thoại bàn
01
05
Bình nóng lạnh
01
06
Bàn làm việc
19
07
Tủ đựng tài liệu
14
Bảng kê khai trang thiết bị của UBND xã Xuân Quang
[xem phụ lục 4 Tr 28 ]
Bốn là năng lực của công chức còn hạn chế

Nhìn nhận một cách khách quan trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục
hành chính hiện nay vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập khiến kết quả công tác cải
cách hành chính chưa đạt so với mục tiêu đề ra. Trong đó nguyên nhân quan
trọng vẫn là công tác cán bộ. Bộ phận một cửa UBND xã Xuân Quang, đã có đủ
công chức nhưng do công chức đã lớn tuổi nên trình độ sử dụng tin học là rất
thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Do vậy việc thực hiện tại ban tư
pháp gặp nhiều khó khăn.
Trình độ các mặt của một số cán bộ cấp xã còn quá thấp so với yêu cầu,
nhiệm vụ, nên mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng do đầu vào không bảo
đảm nên chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng không cao, các lớp bồi dưỡng chủ
yếu là ngắn hạn nên hiệu quả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc để làm hoặc
không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ.
Theo thống kê ở xã thì tổng số người hoạt động theo cơ chế Một cửa gồm:
08 người. Trong đó lĩnh vực Đất đai có 01 người, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ: đã có bằng Đại học và chứng chỉ tin học còn thiếu chứng chỉ ngoại ngữ;
Lĩnh vực Hộ khẩu 01 người, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Bằng đại học,
chứng chỉ tin học, không có chứng ngoại ngữ; đối với lĩnh vực Tư pháp – Hộ
tịch có 02 người đều có bằng Đại học và chứng chỉ tin học, đối với chứng chỉ
ngoại ngữ thì 01 người có, 01 người đang đi học bổ sung tín chỉ; Lĩnh vực Văn
phòng – Thống kê có 02 người đều có bằng Trung cấp, 01 công chức có chứng
chỉ tin học và nhoại ngữ. Đối với lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường và Chính
sách xã hội ở hai lĩnh vực này có 02 công chức đảm nhận và đều có chứng chỉ
18


tin học. Công chức xã hội thì có bằng Đại học còn công chức Tài nguyên – Môi
trường thì đã có bằng Trung cấp. [2 ; Tr 25]
Theo những số liệu trên cho thấy các bộ phận đã có đủ công chức dù đã
đạt chuẩn nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống; một số cán bộ chưa
chịu khó học tập, rèn luyện, tác phong công tác, nề nếp làm việc chuyển biến

chậm, cán bộ còn thiếu sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, nghị quyết của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của
địa phương, nên chưa có những giải pháp tốt, mang tính đột phá trong thực hiện
nhiệm vụ.
Một số CBCC hoạt động chưa thực sự dựa vào pháp luật, đôi khi còn giải
quyết công việc theo ý muốn chủ quan, việc ứng xử với nhân dân, với cộng
đồng còn nặng về tập quán, thói quen, tình cảm.
TIỂU KẾT
Trong chương 2: Chúng tôi đã làm rõ nội dung của bài tiểu luận như sau:
Nguyên tắc và phạm vi giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại
UBND xã Xuân Quang ; quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả lời kết quả theo cơ
chế một cửa tại UBND xã Xuân Quang; kết quả và hạn chế khi thực hiện cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Xuân Quang.
Chương 2 làm tiền đề để đưa ra giải pháp cho chương 3 một cách cụ thể .

19


Chương 3
Giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa tại UBND xã Xuân Quang, huyện Tam nông, tỉnh Phú Thọ
3.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức về cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Xuân Quang
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức ý thức về
cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Vấn đề nhận thức là yếu tố rất
quan trọng, bao gồm nhận thức của lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp, nhận
thức của đội ngũ cán bộ cũng như nhận thức của người dân và cộng đồng doanh
nghiệp về công tác này. Trước hết, cán bộ lãnh đạo quản lý cần nhận thức đầy đủ
về mục đích, nội dung, nhiệm vụ, vai trò, ý nghĩa của cải cách thủ tục hành
chính đối với sự nghiệp phát triển chung của xã cũng như sự phát triển của từng

cơ quan, đơn vị. Từ đó, lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng chiến lược, kế hoạch,
mục tiêu về con người và các nguồn lực để thực thi các nhiệm vụ cụ thể trong
từng giai đoạn. Đối với mỗi cán bộ, công chức cần nhận thức cải cách thủ tục
hành chính là việc làm thường xuyên, liên tục của các cơ quan hành chính nhà
nước các cấp, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị.
Do vậy, việc nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, coi nhân dân là khách hàng
không chỉ trong nhận thức mà phải biến thành hành động thực tiễn của cán bộ,
công chức, cần lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm hiệu quả
quản lý nhà nước, làm thước đo cho kết quả cải cách thủ tục hành chính. Về phía
người dân, tổ chức, doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức, hiểu biết đúng và
đầy đủ, có ý thức chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước. Đồng thời,
người dân, doanh nghiệp khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình cần nâng cao
quyền giám sát việc chấp hành và thực thi pháp luật của cán bộ, công chức hành
chính, phát huy vai trò “thanh tra công vụ nhân dân” mà Nghị định số
63/2010/NĐ-CP và Nghị định 20/2008/NĐ-CP đã trao vì lợi ích của mỗi cá
nhân, tổ chức cũng như vì lợi ích của cả cộng đồng. Tăng cường kiểm soát việc
thực hiện thủ tục hành chính: Nội dung này nếu được làm tốt sẽ giúp tăng cường
kỷ luật, kỷ cương hành chính, mang lại niềm tin cho nhân dân, cộng đồng doanh
20


×