Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại Nguyễn Xuân Dũng Ba Vì Hà Nội. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.07 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ MAI ANH
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG, PHÒNG, TRỊ BỆNH
CHO ĐÀN LỢN NUÔI TẠI TRẠI NGUYỄN XUÂN DŨNG,
BA VÌ, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ MAI ANH
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG, PHÒNG, TRỊ BỆNH
CHO ĐÀN LỢN NUÔI TẠI TRẠI NGUYỄN XUÂN DŨNG,
BA VÌ, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K45 - CNTY - N02
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Trang

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tại cơ sở,
nay em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp. Để hoàn thành được bản
khoá luận này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự
giúp đỡ của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Chăn nuôi Thú y,
và trại chăn nuôi lợn Nguyễn Xuân Dũng, Ba Vì, Hà Nội. Em cũng nhận
được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động
viên của người thân trong gia đình. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình của cô giáo hướng dẫn ThS. Phạm Thị Trang đã trực tiếp hướng dẫn
em thực hiện thành công khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân tại trại nái Nguyễn Xuân
Dũng, Ba Vì, Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn

ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017.
Sinh viên

Hoàng Thị Mai Anh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn nái ............................................................... 30
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại năm 2015 và năm 2016 .................... 31
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn .......... 32
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện một số thao tác phẫu thuật trên đàn lợn con ..... 33
Bảng 4.4. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại .............. 35
Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại ......................... 36
Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con ........................................... 37
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái ............................................ 38


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
Phần 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................. 2
Phần 2:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập ......................................................................... 3
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 3
2.1.2. Điều kiện khí hậu .............................................................................. 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại ..................................................................... 4
2.1.4. Cơ sở vật chất của trại....................................................................... 4
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại ......................................................... 6
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước có
liên quan đến nội dung của chuyên đề ........................................................... 7
2.2.1. Đối với lợn nái .................................................................................. 7
2.2.2. Đặc điểm sinh lý của lợn con.......................................................... 20
Phần 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...28
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 28
3.3. Nội dung thực hiện................................................................................ 28
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện .................................. 28
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................... 28
3.4.2. Phương pháp theo dõi ..................................................................... 28


iv

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 30
Phần 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 31
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại ........................................ 31
4.2. Kết quả thực hiện đề tài ........................................................................ 32
4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi

tại trại ........................................................................................................ 32
4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn..................... 34
4.2.3. Kết quả thực hiện chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại .. 36
Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 40
5.1. Kết luận ................................................................................................. 40
5.2. Đề nghị. ................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia
súc ở các nước trên thế giới cũng như nước ta, vì đó là một nguồn cung cấp
thực phẩm với tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung
cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm
phụ như da, mỡ… cho ngànhcông nghiệp chế biến.
Với vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm cho người
dân, nền chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang được Đảng và
Nhà nước ta hết sức quan tâm và hướng đến phát triển bền vững. Bên cạnh đó
là việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô chăn
nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, chế
biến thức ăn với chất lượng cao, các loại thức ăn thay thế, thức ăn bổ sung,
phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Mục đích của việc chăn nuôi lợn nái và lợn con giai đoạn theo mẹ là áp
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để đàn lợn con sau khi sinh ra đạt tỷ lệ
cao, khỏe mạnh là cơ sở để tạo giống tốt và giúp chúng ta nâng cao được sức
sống của đàn con.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp đặc biệt là

trên đàn lợn con theo mẹ ở rất nhiều trang trại với quy mô lớn. Tình hình dịch
bệnh diễn ra hết sức phức tạp ảnh hưởng đến kinh tế, năng suất và chất lượng
đàn lợn. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là phải có những nghiên cứu
áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn con.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng em tiến hành đề tài: “Áp dụng quy trình
chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại Nguyễn
Xuân Dũng, Ba Vì, Hà Nội”.


2
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Trại Nguyễn Xuân Dũng, Ba Vì,
Hà Nội.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại.
- Xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình
phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại Nguyễn Xuân Dũng, Ba Vì,
Hà Nội.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại đạt
hiệu quả cao.
- Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy
trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.


3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập

2.1.1. Vị trí địa lý
Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Xuân Dũng được xây dựng năm
2014, là trang trại gia công của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam với
quy mô 2000 lợn bố mẹ. Trang trại được xây dựng trên địa bàn xã Khánh
Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trên một quả đồi thuộc thôn Hương
Canh với diện tích gần 5 ha.
Xã Khánh Thượng là một xã miền núi nằm ở sườn Tây núi Ba Vì, với
diện tích tự nhiên 2.882,43 ha. Cách trung tâm huyện Ba Vì trên 35 km, cách
trung tâm thành phố Hà Nội 82 km. Xã có địa bàn giáp gianh với 2 tỉnh (phía
Đông Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Tây cách con sông Đà là tỉnh Phú Thọ),
có trục đường giao thông Sơn Tây - Chẹ - Hợp Thịnh - Kỳ Sơn - Hoà Bình đi
qua. Điều kiện địa lý của xã rất thuận lợi cho việc giao thông, vận chuyển
thức ăn cũng như việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa của trại.
2.1.2. Điều kiện khí hậu
Huyện Ba Vì nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng
của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại lợn Nguyễn Xuân Dũng cũng chịu
ảnh hưởng chung của khí hậu vùng, nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 8), mùa đông lạnh, khô (từ tháng
10 đến tháng 2 năm sau). Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4oC. Ở vùng
thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7oC; nhiệt độ tối cao lên tới 42oC. Ở độ cao
400 m nhiệt độ trung bình năm 20,6oC. Từ độ cao 1000 m trở lên nhiệt độ chỉ
còn 16oC. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối
33,1oC. Lượng mưa trung bình năm 2.500 mm, phân bố không đều trong năm,
tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp


4
thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400 m trở lên không có
mùa khô. Mùa đông có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa Hạ có gió Đông Nam
với tần suất 25% và hướng Tây Nam. Với điều kiện khí hậu như vậy, tương

đối thuận lợi cho nghành chăn nuôi phát triển.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại
Trại gồm có 20 người, trong đó có:
+ 1 quản lý
+ 2 kỹ sư chính của công ty
+ 2 tổ trưởng (1 chuồng đang mang thai, 1 chuồng đẻ)
+ 1 bảo vệ
+ 14 công nhân
+ 2 cấp dưỡng
2.1.4. Cơ sở vật chất của trại
Trại mới được xây dựng nên cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đều được
quan tâm và chú trọng.
- Về cơ sở vật chất:
+ Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhân và sinh
viên sinh hoạt hàng ngày như: máy giặt, tắm nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, quạt,...
+ Những vật dụng cá nhân như : kem đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội
đầu cũng được trại chuẩn bị.
+ Trại còn đầu tư mua bàn chơi bi a, cầu lông để công nhân giải trí sau
giờ làm việc.
+ Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trại chú trọng đầu tư
với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.
- Trong các chuồng đều có các cũi sắt (đối với chuồng lợn có chửa) và
giường nằm (đối với chuồng đẻ) được lắp đặt theo dãy.
- Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, vòi uống nước cho lợn tự động.
- Có hệ thống đèn điện sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×