Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA THẢO DƯỢC VÀ ACID HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.18 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA THẢO DƯỢC VÀ ACID HỮU CƠ ĐẾN
KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY
TRÊN HEO CON CAI SỮA

Họ và tên sinh viên : LÂM KIM NHUNG
Lớp

: TC02TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2002-2007


Tháng 11/2007
ẢNH HƯỞNG CỦA THẢO DƯỢC VÀ ACID HỮU CƠ ĐẾN KHẢ
NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY TRÊN HEO
CON CAI SỮA

Tác giả
LÂM KIM NHUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú y



Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS DƯƠNG THANH LIÊM


Tháng 11/2007

LỜI CẢM TẠ
 Chúng tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, đã hy sinh suốt đời cho con có
được như ngày hôm nay.
PGS. TS Dương Thanh Liêm
Ths. Đặng Minh Phước
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn động viên và truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực và hoàn tất đề tài.
 Chúng tôi chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại
Học Nông Lâm Tp. HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi
trong quá trình học tập tại trường.
Ban giám đốc và toàn thể Anh, Chị cán bộ và công nhân xí nghiệp Chăn Nuôi
Chợ Gạo - Tiền Giang.
Đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập.
 Xin cảm ơn bạn bè và toàn thể lớp TY 19 đã cùng chung sức và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.

LÂM KIM NHUNG

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm được tiến hành tại xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo ấp Long Bình
Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Thời gian thực hiện từ tháng 5 năm 2007 đến
tháng 8 năm 2007, thí nghiệm được tiến hành trên 168 heo con cai sữa được chia thành
3 đợt, mỗi đợt là 42 con chia ra thành 3 lô, mỗi lô gồm 14 con đồng đều về lứa tuổi
giống và tính trạng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Theo dõi các chỉ
tiêu theo ngày, tuần và đợt thí nghiệm.
Thức ăn thí nghiệm là cám hỗn hợp A215 của nhà máy thức ăn gia súc Mỹ Tường
thuộc công ty chăn nuôi Tiền Giang.
Chế phẩm bổ sung
- Thảo dược
- Acid hữu cơ
Tên luận văn: Ảnh hưởng của thảo dược và acid hữu cơ đến khả năng tăng
trọng và phòng ngừa tiêu chảy trên heo con cai sữa.
Kết quả thí nghiệm:
Tăng trọng bình quân lúc kết thúc thí nghiệm của lô đối chứng là 8,52 kg, lô thí
nghiệm 1 là 9,38 kg, ở lô thí nghiệm 2 là 9,56 kg, ở lô thí nghiệm 3 là 9,58 kg.
Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ở 3 lô tương đương với nhau.
Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô thí nghiệm 1 là 1,48 kg thức ăn/kg tăng trọng, lô
thí nghiệm 2 là 1,46 kg thức ăn/ kg tăng trọng, lô thí nghiệm 3 là 1,44 kg thức ăn/kg
tăng trọng và lô đối chứng là 1,67 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô thí nghiệm 1 là 2,55%, lô thí nghiệm 2 là 1,87%, lô
thí nghiệm 3 là 1,36%, lô đối chứng là 3,91%.
Chi phí cho 1 kg tăng trọng ở lô thí nghiệm 1 là 11.848 đồng, lô thí nghiệm 2 là
11.580 đồng, lô thí nghiệm 3 là 11.623 đồng, lô đối chứng là 13.279 đồng.

iii



MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................. 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ HEO CON CAI SỮA............................................................. 3
2.1.1. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa heo con ................................................................ 3
2.1.2. Sự biến đổi chính trong đường tiêu hóa ở heo giai đoạn cai sữa ................... 4
2.1.3. Dinh dưỡng heo con cai sữa ........................................................................... 6
2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của heo con ....................... 7
2.2.1. Ảnh hưởng của tiểu khí hậu chuồng nuôi ...................................................... 7
2.2.2. Ảnh hưởng của lượng sữa mẹ ........................................................................ 7
2.2.3. Ảnh hưởng của việc tập ăn sớm để cai sữa sớm ............................................ 7
2.3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy .......................................... 8
2.3.1. Do heo mẹ ...................................................................................................... 8
2.3.2. Do bản thân heo con....................................................................................... 8
2.3.3. Do vi sinh vật ................................................................................................. 9
2.3.4. Điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc ..................................................... 9
2.4. Giới thiệu về thảo dược và acid hữu cơ bổ sung cho heo con ............................10
2.4.1. Thảo dược ....................................................................................................10
2.4.2. Acid hữu cơ ..................................................................................................13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................17
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ...............................................................................17


iv


3.2. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO CHỢ GẠO ........................17
3.2.1. Vị trí địa lí ....................................................................................................17
3.2.2.Thời tiết - khí hậu ..........................................................................................17
3.2.3. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................18
3.2.4. Chức năng của trại .......................................................................................18
3.2.5. Cơ cấu đàn....................................................................................................18
3.2.6. Con giống .....................................................................................................19
3.2.7. Thức ăn và nước uống ..................................................................................19
3.2.8. Nuôi dưỡngvà chăm sóc ...............................................................................19
3.2.9. Vệ sinh sát trùng...........................................................................................20
3.2.10. Quy trình tiêm phòng của trại ....................................................................21
3.3. PH ƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .................................................22
3.3.1. Đối tượng thí nghiệm ...................................................................................22
3.3.2. Bố trí thí nghiệm ..........................................................................................22
3.3.3. Điều kiện thí nghiệm ....................................................................................23
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ...............................................................................24
3.4.1. Trọng lượng..................................................................................................24
3.4.2. Tiêu thụ thức ăn ...........................................................................................24
3.4.3. Hệ số chuyển biến thức ăn ...........................................................................25
3.4.4. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ...............................................................................25
3.4.5. Tỉ lệ nuôi sống..............................................................................................25
3.4.6. Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................25
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................26
4.1. Trọng lượng bình quân........................................................................................26
4.2. Tăng trọng bình quân ..........................................................................................28
4.3 Khả năng tiêu thụ thức ăn ....................................................................................30

4.4. Hệ số chuyển biến thức ăn ..................................................................................31
4.5 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy và tỉ lệ nhiễm E. coli.....................................................33
4.5.1 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................33
4.5.2 Tỉ lệ nhiễm E. coli .........................................................................................34
v


4.6. Tỷ lệ nuôi sống ...................................................................................................35
4.6. Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi qua các tuần thí nghiệm ......................................35
4.7. Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................36
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................37
5.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................37
5.1.1. Sinh trưởng heo con cai sữa ..........................................................................37
5.1.2. Tiêu tốn thức ăn ............................................................................................37
5.1.3. Tỉ lệ tiêu chảy ...............................................................................................37
5.1.4. Tỉ lệ nuôi sống ..............................................................................................37
5.1.5. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................38
5.2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................39
PHỤ LỤC......................................................................................................................40

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Độ pH trong ống tiêu hóa heo con ở các giai đoạn tuổi khác nhau ................ 5
Bảng 2.2. Khả năng trung hòa acid của một vài thực liệu .............................................. 7
Bảng 3.1: Quy trình tiêm phòng của trại .......................................................................21
Bảng 3.2: Bảng bố trí thí nghiệm ..................................................................................22

Bảng 3.3: Bảng công thức thức ăn ................................................................................23
Bảng 3.4: Giá trị dinh dưỡng thức ăn ............................................................................24
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của heo con cai sữa qua các đợt thí nghiệm ..........26
Bảng 4.2: tăng trọng bình quân heo con cai sữa qua các tuần ......................................28
Bảng4.3: Tiêu thụ thức ăn qua các đợt thí nghiệm........................................................30
Bảng 4.4: Hệ số chuyển biến thức ăn hàng tuần của các lô ..........................................31
Bảng 4.5: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy giữa các lô thí nghiệm qua các đợt ........................33
Bảng 4.6: Tỉ nhiễm E. coli của các lô ở đầu kì và cuối kì .............................................34
Bảng 4.7: Tỷ lệ nuôi sống qua các đợt thí nghiệm. .......................................................35
Bảng 4.8: Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ở các lô qua các tuần thí nghiệm ..................35
Bảng 4.9. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô .............................................................36

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân của heo cai sữa qua các tuần thí nghiệm ............27
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng bình quân của heo con cai sữa qua các tuần thí nghiệm ......29
Biểu đồ 4.3: Khả năng tiêu thụ thức ăn của heo con giữa các lô thí nghiệm ................31
Bảng đồ 4.4: Hệ số chuyển biến thức ăn chung giữa các lô thí nghiệm .......................32
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy (%) trên heo sau thí nghiệm giữa các lô ............34
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ tỉ lệ giảm E. coli ở các lô thí nghiệm ..........................................34

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Song song với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, việc phát triển chăn nuôi
gia súc, gia cầm ngày càng cần thiết. Trong đó chăn nuôi heo đang là thế mạnh và cần
phát triển hơn nữa.
Chăn nuôi heo ở nước ta chiếm tỉ lệ cao, hằng năm cung cấp 70 - 75% sản lượng
thịt cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Để đạt được sản lượng cung cấp này các
nhà chăn nuôi luôn phải đặt ra các mục tiêu để đàn heo được khỏe mạnh và mau lớn.
Người chăn nuôi đã từng sử dụng kháng sinh với lượng thấp bổ sung vào thức ăn vừa
có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng kích thích tăng trưởng. Việc bổ sung kháng
sinh trong thức ăn làm tăng khoảng 10% hiệu quả chuyển biến thức ăn so với đàn
không sử dụng kháng sinh. Nhưng việc sử dụng kháng sinh còn nhiều hạn chế: gây sự
lờn thuốc đối với vi trùng gây bệnh khi sử dụng lâu dài; sự đề kháng thuốc với những
vi khuẩn gây bệnh trên người; sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm khi giết thịt, làm
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (có thể gây ung thư cho người - Dương
Thanh Liêm và cộng sự 2002).
Nhiều nhà khoa học cũng chủ trương “con người quay về với thiên nhiên” tạo
nên những nguồn thực phẩm sạch, rau sạch, thịt sạch… nhằm giảm sử dụng thuốc hóa
dược đồng thời tăng cường dùng các liệu pháp tự nhiên, thảo dược… có hiệu quả và
độ an toàn cao (Thuý Thường).
Vì vậy cần tìm ra những chất thay thế kháng sinh có thể phòng bệnh mà vẫn tăng
khả năng sinh trưởng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Khoa Chăn Nuôi trường Đại học Nông
Lâm - TP.HCM, với sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Thanh Liêm cùng sự hỗ trợ của
ban giám đốc trại heo Chợ Gạo, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Ảnh hưởng của
thảo dược và acid hữu cơ đến khả năng tăng trọng và phòng ngừa tiêu chảy trên
heo con cai sữa.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1


1.2.1. Mục đích

Đánh giá hiệu quả sử dụng của thảo dược và acid hữu cơ đến khả năng tăng trọng
và phòng ngừa tiêu chảy.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá hiệu quả tăng trọng của việc sử dụng thảo dược và acid hữu cơ.
Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con cai sữa.
Chi phí sản xuất.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HEO CON CAI SỮA
2.1.1. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa heo con
2.1.1.1. Sự phát triển
Bộ máy tiêu hóa heo con phát triển rất nhanh nhưng chức năng chưa hoàn thiện,
khi thú non vừa lọt lòng mẹ thì phải thu nhận thức ăn ban đầu là sữa mẹ để cung cấp
cho hoạt động sống của cơ thể, sau đó là nguồn dinh dưỡng từ thức ăn hỗn hợp, do đó
đòi hỏi bộ máy tiêu hóa được phân hóa nhanh cả về kích thước, dung lượng và hoạt
động sinh lý để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
2.1.1.2. Hoạt động cơ học
- Đặc điểm mô học
Thành ruột non không có cơ đàn hồi, khoảng cách giữa nơi hấp thu và mạch máu
mỏng nên khả năng hấp thu nhanh.
Tỉ lệ chiều dài ruột so với cơ thể thú non lớn hơn thú trưởng thành. Diện tích tiếp
xúc lớp màng nhày ruột lớn hơn, khả năng thu nhận thức ăn so với trọng lượng cơ thể
cũng lớn hơn so với thú trưởng thành do đó nó hấp thu chất dinh dưỡng mạnh hơn thú
trưởng thành.
- Hoạt động cơ học
Ruột ở thú non thường xuyên vận động, nhưng ở biên độ yếu, thỉnh thoảng có

một vài đợt co bóp mạnh để tống thức ăn đi.
Ở thú non thức ăn vào dạ dày nhanh.
2.1.1.3.Hoạt động phân tiết
- Nước bọt: hàm lượng α - amylase thấp khi mới sinh ra, tăng dần khi heo được 2
- 3 tuần tuổi, sau đó lại giảm, bấy giờ α - amylase dịch tụy đóng vai trò quan trọng cho
hoạt động tiêu hóa tinh bột.
- Dịch vị: khả năng phân tiết dịch vị còn rất thấp.
3


Pepsin: từ lúc mới sinh đến 2 tuần hàm lượng HCl trong dạ dày thấp nên không
kích thích phân giải được pepsinogen thành pepsin, làm ảnh hưởng nhiều đến sự tiêu
hóa protein.
Renin: phân tiết nhiều khi thú mới sinh và giảm dần khi thú 2 - 3 tuần tuổi.
- Dịch tụy:
Lactase: tiết nhiều khi thú mới lọt lòng mẹ để tiêu hóa lactose, sau đó giảm dần
khi thú được 2 - 3 tuần tuổi.
Trypsin: thú sơ sinh tiết ít, khi thú 3 tuần tuổi phân tiết nhiều để tiêu hóa protein,
tinh bột.
Maltase, saccharase: thú sơ sinh tiết ít, phân tiết nhiều khi thú được 2 - 3 tuần tuổi
và bằng mức thú trưởng thành.
Lipase: tiết nhiều khi thú mới sinh để tiêu hóa mỡ sữa, nhưng tiêu hóa mỡ ở heo
con còn yếu.
2.1.1.4. Sự truyền miễn dịch
Trong giai đoạn mang thai do cấu tạo nhau có nhiều lớp nên γ - globulin không
qua được màng nhau, sự truyền miễn dịch cho heo con chủ yếu qua sữa đầu heo con
hấp thu γ - globulin tốt nhất trong ba ngày đầu, sau đó giảm đáng kể vào các ngày tiếp
theo do bộ máy tiêu hóa lúc này phát triển mạnh, sự phân tiết enzyme cao làm ức chế
hấp thu γ - globulin.
(Dương Nguyên Khang, 1997)

2.1.2. Sự biến đổi chính trong đường tiêu hóa ở heo giai đoạn cai sữa
Heo con giai đoạn theo mẹ nguồn cung cấp là sữa mẹ làm gia tăng dòng vi khuẩn
có lợi Lactobacillus spp trong dạ dày và đường ruột. Nhóm vi khuẩn này sử dụng
đường lactose trong sữa để sản sinh acid lactic, pH trong dạ dày giảm xuống.
Sự acid hóa nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngăn chặn sự tăng sinh các loại
vi sinh vật có hại cho heo con.
Heo con cai sữa chưa quen với thức ăn, nhóm vi sinh vật có lợi sẽ nhanh chóng
giảm và dễ dàng sinh sôi các dòng vi khuẩn khác trong đường ruột. Những vi khuẩn
gây bệnh có cơ hội chúng sẽ gây tiêu chảy, các bệnh khác và dẫn đến giảm trọng ở heo
con.

4


Sữa đầu do heo mẹ tiết ra có chứa hàm lượng kháng thể (IgA). Lượng kháng thể
hấp thu trực tiếp qua thành ruột của heo con trong 24 - 36 giờ sau khi chào đời và
những lần bú tiếp theo. Các kháng thể bảo vệ màng ruột chống lại các vi khuẩn gây
bệnh. Khi heo cai sữa, kháng thể này không được cung cấp nữa, khi đó hệ thống miễn
dịch của heo con tự phát triển và chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập.
Heo con cai sữa bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh nhưng khả năng chống đỡ bệnh
tật về đường tiêu hóa còn yếu, kết hợp với stress do xa mẹ, thay đổi thức ăn, điều kiện
khí hậu không tốt… do đó cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, môi trường, chăm sóc khi
tách khỏi mẹ. Khẩu phần hợp lý, ngon miệng giúp giảm thiểu các vấn đề bệnh trên
đường tiêu hóa đối với heo con.
Sự thay đổi pH, enzyme trong ống tiêu hóa, thành phần dịch tiêu hóa trong dạ dày
heo thay đổi tuỳ theo lứa tuổi.
2.1.2.1.Thay đổi pH
PH trong ống tiêu hóa trong những ngày đầu sau cai sữa thấp sau đó tăng lên
nhiều ở các ngày kế tiếp, theo đó là thay đổi thức ăn từ sữa mẹ sang thức ăn dặm, điều
này bất lợi cho đường tiêu hóa vì không những chúng ảnh hưởng đến sự phân tiết các

enzyme tiêu hóa mà còn tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây rối loạn
tiêu hóa.
Bảng 2.1: PH trong ống tiêu hóa heo con ở các giai đoạn tuổi khác nhau
Vị trí

0 ngày

3 ngày

6 ngày

9 ngày

Dạ dày

3,8

6,4

6,1

6,4

Tá tràng

5,8

6,5

6,2


6,6

Không tràng

6,8

7,3

7,3

7,0

Hồi tràng

7,5

7,8

7,8

8,1

2.1.2.2 Thay đổi hệ thống enzyme
Heo mới sinh sự phân tiết men tiêu hóa ở dạ dày vào ruột non kém chỉ đủ để tiêu
hóa thức ăn đơn giản (sữa mẹ). Từ 20 - 25 ngày tuổi, dịch vị của heo con thiếu HCl
nên chỉ đủ để hoạt hóa pepsinogen thành pepsin. Do pepsin hoạt động yếu sự tiêu hóa
protein nhờ vào enzyme tripsin của tuyến tụy, ngoài ra thiếu HCl sẽ làm giảm độ toan
của dạ dày do đó không ức chế được sự phát triển của vi sinh vật có hại, chúng vẫn
5



phát triển mạnh gây tiêu chảy ở heo con. Việc thiếu hụt HCl còn dẫn đến việc thiếu hụt
các men tiêu hóa khác như amylase, lipase và các men tiêu hóa này cũng sẽ thay đổi
theo độ tuổi của heo con.
Thay đổi thức ăn từ nguồn sữa mẹ sang chế độ ăn mới làm heo con mất đi một số
enzyme được cung cấp từ sữa. Sự hình thành enzyme tiêu hóa và dịch tiêu hóa kém
dẫn đến heo dễ bị xáo trộn đường tiêu hóa.
Các enzyme tiêu hóa biến đổi theo tuổi của heo con, vì vậy cung cấp thức ăn cho
heo con giai đoạn này cần nắm rõ biến đổi để tổ hợp khẩu phần ăn cho phù hợp. Sự
thiếu hụt hay dư thừa đều gây bất lợi đến tiêu hóa heo con.
2.1.3. Dinh dưỡng heo con cai sữa
Heo con đến giai đoạn cai sữa gặp nhiều trở ngại như: stress do tách mẹ, thay đổi
nguồn cung cấp thức ăn, thay đổi chuồng trại, nhập đàn mới, tiêm phòng… tất cả đều
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ở giai đoạn này.
Để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do thay đổi nguồn cung cấp dinh dưỡng, chúng
ta cần có một số chọn lựa thực liệu trong khẩu phần bổ sung cho heo như sau:
- Bổ sung thêm acid hữu cơ.
- Tăng mức năng lượng (3300 kcal năng lượng biến dưỡng).
- Tăng chất xơ trong khẩu phần.
- Sử dụng những chất có ít khả năng trung hoà acid.

6


Bảng 2.2. Khả năng trung hòa acid của một vài thực liệu
Thực liệu

Độ hấp thu


Sữa gầy lỏng

3,07

Sữa gầy tươi

7,12

Sữa gầy khô

66,37

Lúa mì

8,99

Đại mạch

30,07

Bột đậu nành

50,68

Bột cá

60,38

Hỗn hợp khoáng


126,50

Thức ăn dặm của heo con

30

Hỗn hợp khoáng có thể làm tăng pH của đường ruột do nó trung hoà acid, vì vậy
heo con giảm khả năng tiêu hóa thức ăn nếu chúng ta cung cấp nhiều trong khẩu phần.
Khi cung cấp thức ăn cho heo ở giai đoạn cai sữa, việc cần quan tâm là luôn tồn
tại các điều kiện bắt buộc và điều kiện hạn chế về dinh dưỡng.
2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của heo con
Đây là những yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự tăng trưởng của heo sau này.
2.2.1. Ảnh hưởng của tiểu khí hậu chuồng nuôi
Heo con sơ sinh trao đổi năng lượng rất cao trong khi đó nhiệt độ cơ thể lại giảm
nhanh vì thế nhu cầu làm ấm đối với heo con rất quan trọng. 7 ngày đầu nhiệt độ cần
thiết là 32 - 340C, 7 - 10 ngày: 29 - 300C, sau 10 ngày heo con mới tự điều chỉnh và
cân bằng được nhiệt độ. Ẩm độ thích hợp là 70 - 75%.
2.2.2. Ảnh hưởng của lượng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không có loại thức
ăn nào có thể so sánh và thay thế được, do đó chất lượng và sản lượng sữa mẹ quyết
định đến năng suất của heo con khi cai sữa.
2.2.3. Ảnh hưởng của việc tập ăn sớm để cai sữa sớm
Ở trạng thái sinh lý bình thường heo con càng lớn thì cần bú nhiều hơn, nhưng
sức tiết sữa của heo mẹ chỉ đạt cao nhất lúc 3 tuần tuổi, sau đó giảm dần.

7


Mục đích của việc tập ăn sớm: để duy trì ổn định mức tăng trọng của heo con sau
3 - 4 tuần tuổi khi lượng sữa mẹ bắt đầu giảm. Tập ăn sớm lúc 10 ngày tuổi kích thích

bộ máy tiêu hóa của heo con phát triển sớm hoàn thiện, tăng khả năng sản sinh các loại
enzyme tiêu hóa và HCl ở dạ dày.
2.3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy
2.3.1. Do heo mẹ
Trong thời gian mang thai dinh dưỡng cho heo mẹ không đầy đủ như thiếu
protein, vitamin, Cu, Fe, Zn… có thể làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai
nên heo con mới sinh ra yếu ớt, sức đề kháng kém dẫn đến dễ mắc bệnh như: bệnh trên
đường tiêu hóa.
Nuôi dưỡng heo mẹ không hợp lý, sau khi sinh heo mẹ sản xuất sữa kém, chất
lượng sữa không đảm bảo gây nên sự còi cọc thiếu sự đề kháng ở heo con.
Thành phần sữa mẹ có nhiều vật chất khô, mỡ khó tiêu nên heo con bị tích thực.
Từ đó trực khuẩn Escherichia coli tác động phân huỷ sữa thàng acid gây viêm dạ dày
ruột dẫn đến tiêu chảy. Heo mẹ mắc hội chứng MMA (Metritis Mastitis Agalatia), heo
con bú sữa có sản vật viêm hoặc liếm dịch bị rơi trên nền chuồng gây viêm ruột, tiêu
chảy. Ở những heo mẹ kém sữa hoặc mất sữa, heo con bú được ít hoặc không bú được
sữa đầu nên sức kháng bệnh kém, dễ sinh bệnh.
2.3.2. Do bản thân heo con
Đặc điểm sinh lý heo con: sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày ruột không đủ số lượng
và chất lượng, lượng HCl cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày thiếu, heo con dễ
bị tiêu chảy.
Heo con bú nhiều sữa, không tiêu hóa hết gây tiêu chảy. Heo con không bú được
sữa đầu, sức đề kháng bệnh kém, heo con thiếu sắt gây thiếu máu làm giảm sức đề
kháng. Heo con có trọng lượng sơ sinh nhỏ, niêm mạc ruột chưa hoàn chỉnh, dịch tiêu
hóa tiết ra ít nên không tiêu hóa hết sữa. Heo con bị viêm rốn do E. coli. (Võ Văn
Ninh, 1985).
Thời kỳ heo con mọc răng cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể và gây
tiêu chảy.
Ngoài ra do đặc tính của heo con hay liếm nước đọng thức ăn rơi vãi trên nền
chuồng.
8



2.3.3. Do vi sinh vật
Bệnh phân trắng (do E. coli) gây viêm dạ dày ruột, đi tả, gầy sút nhanh. Heo 45 50 ngày thì mắc ít hơn heo sơ sinh, không sốt, phân lỏng, màu trắng, nhầy, tanh có khi
có máu hoặc bị nôn.
Bệnh hồng lị: (do xoắn khuẩn Treponema hyodysantyria, kết hợp với sự có mặt
của phẩy trùng Vibrio và các nhóm vi khuẩn đường ruột khác). Mắc nhiều trên heo cai
sữa 3 - 6 tuần tuổi, lây qua tiêu hóa, sốt 400C, ỉa chảy, phân loãng lẫn máu, bọt, mùi
tanh hôi thối.
Bệnh phó thương hàn: (Salmonelosis porcin) bệnh nhiễm trùng ở heo nhỏ, táo
bón, không ỉa, hoặc ỉa không ra phân, cục cứng.
2.3.4. Điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc
Việc chuyển chuồng, tách mẹ, nhập đàn mới… môi trường sống thay đổi gây
stress, cơ thể dễ bị suy yếu, nhu động ruột giảm, thức ăn nằm một chỗ, một số vi sinh
vật bình thường vô hại tăng nhanh số lượng trở nên nguy hại, gây bệnh tạo độc tố làm
tăng nhu động ruột gây tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 1995)
* Khí hậu
Theo Levanski (1993), (Trích dẫn bởi Ngô Văn Tới, 2005). khả năng điều tiết
nhiệt ở heo con kém, thời tiết thay đổi đột ngột, heo con bị tiêu hao năng lượng của cơ
thể để chống lạnh bằng cách oxy hóa glucogen tạo ra glucose để sinh năng lượng, dẫn
đến glucose trong máu giảm, heo con đề kháng yếu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy xảy ra
gây chết.
* Thức ăn
Sự mất cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần, thức ăn có
nhiều béo, đạm, xơ đều không tốt, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không phù hợp với
giai đoạn phát triển của heo con… làm cho bộ máy tiêu hóa không phân giải được hết
thức ăn, thức ăn dư thừa đi ra ngoài nhanh ở dạng lỏng hoặc tạo điều kiện cho vi sinh
vật gây bệnh phát triển sinh độc tố gây rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy.
* Vệ sinh chăm sóc
Heo con dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài và khả năng chống chọi với yếu

tố môi trường kém, vệ sinh chuồng kém tạo điều kiện mầm bệnh phát triển. Mật độ
chuồng nuôi vừa đủ, tuân thủ mọi nguyên tắc vệ sinh thú y là điều cần thiết để chúng
9


có thể sinh trưởng bình thường. Thức ăn thay đổi, có nấm, độc tố nấm, thức ăn không
đủ vệ sinh, nhiều tạp khuẩn cũng gây rối loạn tiêu hóa.
Theo Nguyễn Bạch Trà - 1996 thiếu một số vitamin A, B1, B2, B3, B5 làm niêm
mạc ruột lở loét dễ dẫn đến tiêu chảy.
Theo Nguyễn Như Pho - 1995 cấp không đủ khoáng: Fe, Cu, Zn… quan trọng
nhất là Fe không đủ làm heo thiếu máu, giảm tính thèm ăn còi cọc, tiêu chảy và các
bệnh khác.
2.4. Giới thiệu về thảo dược và acid hữu cơ bổ sung cho heo con
2.4.1. Thảo dược
* Tên thương phẩm: ApexTM 3050
* Hoạt động và tác dụng
- Tác dụng tăng cường miễn dịch: hoạt động như chất chống oxy hóa.
Tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh về gan thận, tăng lipid
peroxydase và giảm tích tụ tri - glyceric trong gan.
Hạn chế các dịch bệnh khác bằng cách hạn chế các gốc tự do.
Duy trì chức năng và sự chuyển hóa các tế bào.
Giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch, phòng chống virus,
nhiễm trùng.
- Tác dụng kháng sinh
Kháng khuẩn: các chất ozoe, diallil disulfite và các hợp chất chứa lưu huỳnh
có trong ApexTM3050 có khả năng ức chế 70 loài vi khuẩn G - và G +, kể cả những vi
khuẩn đã lờn thuốc kháng sinh thường dùng.
Kháng virus: có thể phòng ngừa các bệnh gây ra do virus.
Diệt kí sinh trùng và nguyên sinh động vật: phòng chống hữu hiệu nội kí sinh
(sán lá gan và các loại kí sinh đường ruột khác) và các bệnh do ngoại kí sinh (nấm,

trùng bánh xe, trùng mặt trời…).
- ApexTM3050 Có chứa hợp chất Talin làm tăng mùi vị của thức ăn, kích
thích tính thèm ăn, giúp vật nuôi chuyển hóa hiệu quả lượng thức ăn, tăng trọng tốt và
có thể tốt hơn so với khi dùng kháng sinh.

10


- ApexTM3050: hoàn toàn không gây tác dụng phụ, không làm lờn kháng sinh;
giúp vật nuôi đáp ứng kháng sinh rất tốt trong trường hợp bắt buộc phải dùng kháng
sinh (thyamphenicol, flophenicol, streptomycine…) khi sử dụng phối hợp.
- ApexTM3050: có thể thay thế hoàn toàn các kháng sinh: tylosin,
chlortetracycline, sulfamethazine và penicillin, khi dùng như chất kháng sinh kích
thích tăng trưởng (AGP)
- Liều sử dụng
Phòng liên tục:

300 g - 500 g/tấn thức ăn.

Điều trị:

1 kg/tấn thức ăn trong 7 - 10 ngày liên tục.

TM

* Apex 3050 Thành phần gồm một tập hợp các chất trích ly từ các loại thảo
dược sau: cây hương thảo, tỏi, gừng, cây xạ hương, hồi quế, ớt và các loại thảo dược
khác.
2.4.1.1. Cây Hương Thảo: Ruta graveolens L.
Tên khác: Vân Hương, Cửu Lý Hương

Họ: Cam (Rutaceae)
Thành phần hóa học: chứa tinh dầu 0,1%, alcaloid, flavonoid, coumarin.
- Có tác dụng: giảm đau nên được sử dụng trong trường hợp đau nhức đầu, kích
thích hoạt động của hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, giảm sốt và điều trị bệnh thấp
khớp.
- Tác dụng dược lý: chống co thắt, gây sung huyết da, kích thích mạnh co bóp tử
cung.
2.4.1.2. Tỏi: Allium sativum L.
Tên khác: tỏi ta, đại toán.
Họ: Hành (Alliaceae)
Thành phần hóa học: chứa 62,8% nước, 6,3% protein, 0,1% chất béo, 29%
đường.
Ngoài ra thành phần trong tỏi còn có vitamin A, B1, B2, pp… muối khoáng (iốt,
silic…) và một số men enzyme gọi là alliinase và nhiều tinh dầu (trong tinh dầu có
alixin).
Tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng.

11


Tỏi tăng cường sự tiết dịch vị vì thế người ta dùng nó như một món khai vị và trợ
giúp tiêu hóa. Tỏi là một chất sát trùng thiên nhiên đối với ống tiêu hóa và tẩy độc toàn
diện đối với phổi.
- Tác dụng: giúp tiêu hóa, hô hấp, giải độc, tẩy giun (đông y).
Khích thích hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh mạnh với một số loại vi khuẩn,
giảm cholesterol, giảm huyết áp.
Sát trùng: trị giun (kim, móc), bệnh lỵ hoặc khi ăn uống không tiêu, đầy bụng
2.4.1.3. Gừng: zingiber officinale Roscoe
Tên khác: khương, co kinh (Thái), sung (Dao)
Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Trên thế giới có 3 loại gừng phổ biến.
Gừng chứa 2 - 3% tinh dầu thiết yếu (thành phần chính tạo nên mùi thơm của
gừng)
- Tác dụng dược lý: hạ nhiệt giảm đau, giảm ho, chống co thắt, chống nôn, chống
loét đường tiêu hóa, kích thích sự vận chuyển trong tiêu hóa, chống viêm, kích thích
tuyến nước bọt.
- Công dụng
Gừng tươi chữa cảm mạo, nôn mữa do lạnh, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, chống
viêm…
Gừng khô cầm ỉa chảy, nôn mữa, ho do lạnh, trị ho ra máu kéo dài, đầy hơi…
Tác dụng kháng khuẩn: có thể kết hợp với một số vị thuốc khác điều trị biếng ăn,
miệng nhạt vô vị, bụng không tiêu… Tinh dầu ức chế E.coli, staphylococcus,
streptococcus, salmonella…
2.4.1.4. Cây hồi: Illicium verum Hook.f
Họ: Hồi (Illiciaceae)
Thành phần hóa học: hồi chứa catechin, proto catechin, tinh dầu, dầu béo, các
chất vô cơ.
Thành phần chủ yếu trong tinh dầu hạt hồi là 2.5-dimethoxybenzaldehyde (2alkoxy - 5 methoxybenzaldehydes).
- Tác dụng dược lý: quả hồi đối kháng với histamin và acetylcholine, làm giảm
độ co thắt cơ trơn ruột. Tinh dầu hồi kích thích tăng cường nhu động ruột, chữa đau
12


bụng tăng tiết dịch đường hô hấp, dùng làm thuốc khử đờm, ức chế sự phát triển trực
khuẩn lao và trực khuẩn subtilis.
Lá cây hồi trị rối loạn tiêu hóa, giảm đau răng, vệ sinh răng miệng, chứng mất
ngủ.
Dầu hạt hồi trị bệnh ngoài da cảm cúm, cúm gia cầm, giảm đau bụng, đầy hơi,
chống co thắt cơ trơn, long đờm, giảm ho…
2.4.1.5. Cây Quế: Cinnamomun cassia Blume

Họ: Long não (Lauraceae)
Trong tinh dầu quế chứa aldehyd cinnamic 75 – 90%, salicyl aldehyd, methyl
salicyl aldehyd, methyl leugenol, eugenol.
- Tác dụng điều trị các chứng buồn nôn đầy hơi, cảm lạnh đau dạ dày, đau bụng,
mụn nhọt lâu lành, sử dụng kết hợp hoặc riêng lẻ với thảo dược khác để điều trị tiêu
chảy.
2.4.1.6. Cây ớt: Capsium frutescens L.
Họ: Cà (Solanaceae)
Thành phần hóa học: ớt chứa nước 8 - 10%, chất vô cơ 5 - 8%, acid hữu cơ (acid
malic, acid citrid), glucid (pentosan) tinh dầu 1,5%, lipid 15 - 18% có nhiều ở hạt.
Trong ớt chất capsaicin có tính chất hăng cay và nóng giống như resin: capsaicin
có tác dụng giảm đau và ngứa, do cơ chế tác động lên thần kinh cảm giác, ức chế tạm
thời sự phóng thích các hoạt chất trung gian dẫn truyền của dây thần kinh do đó có tác
dụng giảm đau.
- Tính chất dược lý đối với bệnh ở đường tiêu hóa: đau dạ dày, ăn không tiêu sinh
hơi, tiêu chảy nôn mữa, chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh, đau nhức nửa
đầu.
2.4.2. Acid hữu cơ
2.4.2.1. Giới thiệu acid hữu cơ
Acid hữu cơ có giá trị đặc biệt trong dinh dưỡng gia súc, hiệu quả cao nhất là khi
sử dụng cho heo nhất là heo con cai sữa. Chúng mang lại nhiều lợi ích về tiêu hóa, hấp
thu dinh dưỡng, ngăn ngừa tiêu chảy.
2.4.2.2. Khái niệm về acid hữu cơ

13


Acid hữu cơ trong đường ruột thường có nguồn gốc từ sản phẩm lên men của các
loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Lactobacillus acidophilus, Streptofaecium,
Sacharomyces cereviae…

Prebiotic là polysaccharide mạch ngắn có tác dụng thúc đẩy các loại vi khuẩn
đường ruột lên men sinh acid. Những acid có tác dụng tốt trong đường tiêu hóa gồm
có: acid phosphoric, acid lactic, acid propionic, acid butyric, acid formic…
Prebiotic là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên như: fruto-oligosaccharide,
manno-oligosaccharide. Khi cung cấp vào khẩu phần của thú: chúng không bị tiêu hóa
ở đoạn trên của ống tiêu hóa, prebiotic dễ bị vi khuẩn ruột già lên men, phân huỷ thành
các acid hữu cơ. Những acid hữu cơ này có tác dụng ức chế vi khuẩncó hại trong
đường ruột.
Các loại vi khuẩn sử dụng cho ăn trực tiếp được gọi là chất trợ sinh ‘probiotic’
bao gồm các loại vi khuẩn có lợi như: bào tử vi khuẩn Bacillus cereus… mục đích
cung cấp probiotic trong thức ăn cho thú làm tăng cường cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột, tạo ra độ pH thấp nhằm ức chế vi sinh vật có hại, chống sự lên men thối từ
đó chống lại phần lớn các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột.
2.4.2.3. Cơ chế tác động
Các acid hữu cơ sẽ làm giảm pH trong đường tiêu hóa, từ đó làm ức chế các vi khuẩn
thông qua cơ chế:
- Acid hữu cơ xâm nhập vào thành tế bào vi khuẩn có hại.
- Phân tử RCOOH — > H+ + RCOOH+ làm giảm pH, vi khuẩn sẽ ngưng sử dụng nhiều năng lượng để khôi phục lại
trạng thái cân bằng, do đó chúng mất năng lượng.
RCOO- ngăn cản tổng hợp DNA từ đó làm cản trở sự sinh sản của vi khuẩn.
RCOOH
RCOOH: phân ly trong tế bào
H+ : giảm pH
RCOO- : ngăn cản tổng hợp DNA của
vi khuẩn
14


Đối với vi khuẩn có lợi như Lactobacillus, streptococcus, lactic ít bị ảnh hưởng
bởi acid hữu cơ vì bản thân chúng thích nghi trong môi trường pH thấp, chúng có khả

năng lên men sinh ra các acid hữu cơ. Nhờ vậy mà nhóm vi khuẩn này có ưu thế hơn,
ức chế các loài vi khuẩn lên men phân huỷ chất đạm.
2.4.2.4. Lợi ích của việc bổ sung acid hữu cơ
Vai trò chung: kích thích sản xuất HCl tự nhiên, nâng cao tiêu hóa, giảm hoạt
động của vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Ngăn cản vi khuẩn có hại phát triển, tăng
bằng cách giảm pH đường tiêu hóa. Vi khuẩn có hại phát triển tốt ở pH trung tính (6,5
- 7,5) nhưng khi có mặt acid hữu cơ thì vi khuẩn có hại không thể phát triển. Chế
phẩm acid hữu cơ dễ trộn vào thức ăn, độ phân tán cao và không gây bụi.
Chế phẩm có khả năng kết hợp một số cation: Fe2+, Ca2+, Mg2+, Cu2+, Zn2+ để tạo
phân tử phối hợp hoà tan và dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non.
2.4.2.5. Chế phẩm acid hữu cơ
Đặc điểm: dạng bột min màu trắng mùi rất đặc trưng.
Thành phần: muối sodium của acid butyric 98%
Liều sử dụng: 0,5 - 1 kg/tấn.
2.4.2.6. Một số nghiên cứu sử dụng acid hữu cơ trên gia súc
- Trong nước: Nguyễn Thị Ngọc Lệ (2000) tiến hành thực nghiệm tại trại heo
giống cấp I, trên 24 heo con cai sữa , bổ sung acid hữu cơ trong thời gian 30 ngày với
tỉ lệ 0,1%. Kết quả cải thiện tăng trọng so với lô đối chứng15,8%, giảm tiêu tốn thức
ăn 7,7% (Nguyễn Thị Xuân, 2003).
Sử dụng hỗn hợp acid hữu cơ giúp heo con giảm nguy cơ nhiễm E.coli, từ đó
giảm tiêu chảy heo con, tăng trọng nhanh hơn. (Dương Thanh Liêm, Kevin Liu, 2001).
- Ngoài nước: dẫn liệu Nguyễn Thị Xuân cho thấy
Các nghiên cứu trước nay chứng minh rằng các acid hữu cơ ngăn chặn các vi
khuẩn đường ruột như E.coli, salmonella. (Stahly 1996).
Kemin 1998, bổ sung acid hữu cơ liều 5 kg/tấn thức ăn heo nái đã làm giảm đáng
kể số lượng E.coli trong phân.

15



Williams 1998, bổ sung vài loại acid hữu cơ làm sự acid hóa xảy ra nhanh chóng,
giảm pH, cải thiện sức khoẻ vật nuôi.
Triều Tiên (trại Taewang), Pang Kim Sour 1995, thí nghiệm trên 36 heo con cai
sữa, thời gian nuôi 26 ngày, tỉ lệ trộn 750g acid hữu cơ/tấn thức ăn. Kết quả cải thiện
hơn lô đối chứng 5,3% giảm tiêu tốn thức ăn 6,6%.

16


×