Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và cảm nhiễn bệnh của đàn gà Isa Shaver hậu bị tại trại chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.67 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

HOÀNG HẢI ĐĂNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ CẢM NHIỄM BỆNH
CỦA ĐÀN GÀ ISA SHAVER HẬU BỊ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y – TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

HOÀNG HẢI ĐĂNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ CẢM NHIỄM BỆNH
CỦA ĐÀN GÀ ISA SHAVER HẬU BỊ TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y – TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi thú y

Lớp

: K45 – CNTY – N04

Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học


: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: PGS.TS. Từ Trung Kiên

Thái nguyên, năm 2017


i

LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành kỹ sƣ chăn nuôi trong tƣơng lai, ngoài việc trang bị cho
mình một lƣợng kiến thức lý thuyết, mỗi sinh viên còn phải trải qua giai đoạn
tiếp cận với thực tế sản xuất. Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp là khâu rất
quan trọng đối với tất cả các sinh viên trƣờng Đại học nói chung cũng nhƣ
sinh viên trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian
cần thiết để sinh viên củng cố và áp dụng những kiến thức đã học trong nhà
trƣờng vào thực tế, thực hiện phƣơng châm “học đi đôi với hành”.
Thực tập tốt nghiệp cũng là quá trình giúp cho sinh viên rèn luyện tác
phong khoa học đúng đắn, tạo lập tƣ duy sáng tạo để trở thành kỹ sƣ có trình
độ năng lực làm việc, góp phần vào việc xây dựng, phát triển nông thôn mới
nói riêng và đất nƣớc nói chung.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, đƣợc sự nhất trí của Nhà trƣờng và Ban
chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
đƣợc sự phân công của giáo viên hƣớng dẫn, em tiến hành đề tài: “Đánh giá
khả năng sinh trưởng và cảm nhiễn bệnh của đàn gà Isa Shaver hậu bị tại
trại chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên”.
Đƣợc sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS. Từ Trung

Kiên, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận này. Do
thời gian và kiến thức có hạn, bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận đƣợc sự
đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa
luận của em đƣợc hoàn chỉnh hơn.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng nhƣ trong thời gian thực tập tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình
giảng dạy, dìu dắt em hoàn thành tốt chƣơng trình học, tạo cho em có đƣợc
lòng tin vững bƣớc trong cuộc sống và công tác sau này.
Nhân dịp này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Ban
Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo
trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo em trong toàn
khóa học.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo
hƣớng dẫn PGS.TS. Từ Trung Kiên, cô giáo TS. Trần Thị Hoan đã quan tâm,
giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp em trong suốt quá trình thực tập và
hoàn thành khóa luận.
Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
những ngƣời thân đã thƣờng xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, giành những
tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 5 năm 2017

Sinh viên
Hoàng Hải Đăng


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

cs

Cộng sự

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NST

Nhiễm sắc thể

Nxb

Nhà xuất bản

TB


Trung bình


iv

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất ........................................................... 3
2.1.2. Đối tƣợng và kết quả sản xuất................................................................. 4
2.2. Tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc..................... 5
2.2.1 Cơ sở khoa học ......................................................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................... 17
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH22
3.1. Đối tƣợng ................................................................................................. 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 23
3.4.2 Các yêu cầu về kĩ thuật .......................................................................... 23

3.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ................................................... 25


v

3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 27
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 28
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 28
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 28
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 32
4.1.3. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất .................................................. 36
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 37
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ............................ 37
4.2.2 Khối lƣợng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .......................................... 39
4.2.3. Tiêu thụ thức ăn của gà qua các tuần tuổi ............................................. 41
4.2.4. Tình hình cảm nhiễm cảm nhiễm bệnh của gà thí nghiệm ................... 43
4.2.5. Khả năng thích nghi của gà thí nghiệm ................................................ 43
4.2.6. Chi phí trực tiếp cho một gà hậu bị Isa Shaver ..................................... 44
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
I.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT............................................................................... 46
II.TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI ............................................................. 48
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................23
Bảng 3.2. Nhiệt độ và mật độ nuôi ...........................................................................23
Bảng 3.3. Chế độ chiếu sáng .....................................................................................24
Bảng 3.4. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho gà .............................................25
Bảng 4.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà ..................................................................32
Bảng 4.2. Lịch dùng vaccine cho đàn gà đẻ tại trại ..................................................32
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ...........................................................35
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ...............................37
Bảng 4.5. Khối lƣợng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ......................................40
Bảng 4.6. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ..............................42
Bảng 4.7. Khả năng thích nghi của gà thí nghiệm ....................................................43
Bảng 4.8. Chi phí trực tiếp cho một gà hậu bị Isa Shaver đến hết 18 tuần tuổi........44

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ so sánh khối lƣợng của gà khảo nghiệm......................................41


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông
thôn. Thu nhập chính của họ là từ ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó,
ngành chăn nuôi gia cầm đƣợc ƣu tiên phát triển hàng đầu do khả năng đáp
ứng nhanh về nhu cầu thịt, trứng. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn đóng góp
một phần không nhỏ trong việc phát triển công nghiệp nƣớc ta nhƣ công
nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.
Tập quán chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với nhân dân ta từ lâu đời. Ở
nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hầu nhƣ gia đình nào cũng có nuôi

một vài con. Trƣớc đây, chăn nuôi gia cầm thƣờng theo phƣơng thức quảng
canh tận dụng. Những năm gần đây, xu hƣớng phát triển ngành chăn nuôi nói
chung đã theo con đƣờng thâm canh công nghiệp hóa, chăn nuôi tập trung.
Nhiều gia đình chăn nuôi với số lƣợng lên đến hàng vạn con. Đặc biệt là chăn
nuôi gà công nghiệp đã khắc phục đƣợc nhiều đặc điểm của gà ta nhƣ về tốc
độ sinh trƣởng và khả năng sinh sản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội, nƣớc ta đã nhập nhiều giống gà mới nhƣ các giống chuyên dụng
hƣớng trứng, hƣớng thịt có giá trị cao với các dòng ông, bà, bố, mẹ nhằm thay
đổi cơ cấu đàn giống gia cầm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm,
bƣớc đầu đạt kết quả tốt.
Hiện nay, bên cạnh những giống gà hƣớng thịt, các giống gà hƣớng
trứng cũng ngày càng đƣợc quan tâm chú trọng đầu tƣ phát triển. Một trong
những giống gà sinh sản có năng suất cao, chất lƣợng trứng tốt, thích nghi với
điều kiện khí hậu của Việt Nam là giống gà Isa Shaver.
Chăn nuôi gà hƣớng trứng theo con đƣờng thâm canh công nghiệp hóa,
chăn nuôi tập trung ở nƣớc ta đã trở thành một trong những nghề phát triển


2
khá nhanh. Với những thuận lợi có đƣợc nhƣ hiện nay về các giống gà chuyên
dụng, những tiến bộ của ngành chăn nuôi gia cầm đòi hỏi phải có quy trình
chăm sóc, nuôi dƣỡng hợp lý. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra phƣơng thức nuôi
phù hợp mà vẫn đảm bảo khả năng sản xuất của giống.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá khả năng sinh trưởng và cảm nhiễm bệnh của đàn gà Isa Shaver hậu bị
tại trại chăn nuôi gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Biết cách chăm sóc, nuôi dƣỡng và quản lý trong chăn nuôi.
- Biết cách sử dụng một số loại vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị

bệnh trong chăn nuôi.
- Chẩn đoán và đƣa ra phác đồ điều trị một số bệnh thông thƣờng.
- Củng cố kiến thức và nắm đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.
- Xác định khả năng sinh trƣởng và sản xuất của gà Isa Shaver giai đoạn
hậu bị.
- Góp phần hoàn thiện thêm quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng gà Isa
Shaver.
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất áp dụng vào thực tế sản xuất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị bổ
sung thêm những hiểu biết về quy trình nuôi dƣỡng và chăm sóc đàn gà sinh sản
Isa Shaver nuôi ở chuồng hở.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Nâng cao kiến thức thực tiễn, tăng khả năng tiếp xúc với thực tế chăn
nuôi từ đó củng cố và nâng cao kiến thức của bản thân.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×