Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài tâp nhóm: Môn LUẬT THƯƠNG MẠI 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.2 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 2
BÀI TẬP NHÓM 7
Đề tài: Pháp luật Việt Nam về hoạt động khuyến mại, thực tiễn áp
dụng và một số giải pháp kiến nghị
Giảng viên hướng dẫn:
Lớp: Luật Thương mại 2 (117)_2
Nhóm 7:

Hà Nội, 2017


Lời nói đầu
Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng ngày
nay hiểu rất rõ về các sản phẩm mình mua, họ đòi hỏi cao hơn về chất lượng
cũng như giá cả của hàng hóa. Vì vậy, cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất
ngày càng quyết liệt hơn. Muốn đi đầu trong việc tiêu thụ hàng hóa, đòi hỏi họ
phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời tiếp thị và đưa ra các
hình thức khuyến mại hấp dẫn dành cho khách hàng. Luật Thương Mại Việt
Nam quy định khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân
nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định. Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại, tạo ra
những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch
vụ là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, trong nền kinh tế
thị trường với các hoạt động kinh doanh thương mại phát triển mạnh mẽ như
hiện nay, thực tiễn áp dụng cho thấy pháp luật về khuyến mại còn nhiều bất cập,
đặt ra nhu cầu cần có những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về khuyến mại.

2




A. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KHUYẾN MẠI
I. Khái niệm khuyến mại và kinh doanh dịch vụ khuyến mại
1. Khái niệm:
Theo Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005: “Khuyến mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định”.
Căn cứ theo điều 88 của Luật Thương mại, khuyến mại có những đặc
điểm sau:
− Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân, để tăng cường cơ
hội thương mại thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc
khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân
khác để kinh doanh hưởng thù lao.
− Cách thức và mục đích xúc tiến thương mại thông qua khuyến mại là
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định để khuyến khích khách
hàng sử dụng hàng hóa , dịch vụ của thương nhân. Lợi ích dùng để
khuyến mại cho khách hàng có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật
chất.
− Đối tượng được khuyến mại có thể là khách hàng hoặc các trung gian
phân phối như các đại lý bán hàng.
Những trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại (khoản 2 điều 88
LTM)
- Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh
doanh;
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho
hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
2. Kinh doanh dịch vụ khuyến mại
Khái niệm: Kinh doanh dịch vụ khuyến mại là hoạt động thương mại

theo đó một thương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của
thương nhân khác trên cơ sở hợp đồng (Điều 89 LTM 2005)
Hợp đồng dịch vụ khuyến mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 90 Luật thương mại)

3


3. Về khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện
điện tử khác
Đối với chương trình khuyến mại mà hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
được mua, bán hoặc cung ứng qua internet và các phương tiện điện tử khác,
thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy định về khuyến mại
của Luật Thương mại và Nghị định 37/2006/NĐ-CP.
4. Hàng hoá khuyến mại và hàng hoá dùng để khuyến mại
a. Hàng hóa và dịch vụ được khuyến mại (theo điều 93 LTM 2005):
- Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được thương
nhân sử dụng các hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng hàng
hóa, dịch vụ đó.
- Hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hoá, dịch vụ được
kinh doanh hợp pháp.
b. Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá khuyến mại (theo điều
94 LTM 2005):
- Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ được
thương nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng.
- Hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để khuyến mại có thể là
hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân đó đang kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ
khác.
- Hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ
được kinh doanh hợp pháp.

- Chính phủ quy định cụ thể hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ
dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
II. Chủ thể thực hiện khuyến mại
1. Chủ thể khuyến mại (Điều 91 LTM)
Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi
nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến
mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc
khuyến mại cho mình.
Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê
thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình
đại diện.
4


2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi thực hiện khuyến mại (quy định
tại điều 95 và 96 LTM 2005)
Khi tổ chức hoạt động khuyến mại, thương nhân có quyền:
- Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hoá dùng để
khuyến mại.
- Quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với
khoản 4 điều 94 của luật này
- Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc
khuyến mại cho mình
- Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại theo quy định tại điều 92
của luật này.
Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại có các nghĩa vụ cơ bản sau:
+ Thực hiện đầy đủ các quy định về trình tự thủ tục pháp lý cần thiết để
thực hiện các hình thức khuyến mại.
+ Thông báo công khai các nội dung, thông tin về hoạt động khuyến mại

cho khách hàng theo quy định tại điều 97 Luật này.
(Ví dụ như: tên hoạt động khuyến mại, giá bán hàng hóa, giá cung ứng
dịch vụ khuyến mại, thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa
bàn hoạt động khuyến mại)
+ Nghĩa vụ thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam
kết với khách hàng.
+ Nghĩa vụ trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà
nước trong trường hợp không có người trúng thưởng (đối với các hình thức trao
thưởng mang tính may rủi).
+ Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu
thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến
mại.
3. Nghĩa vụ thông báo công khai nội dung khuyến mại (quy định tại LTM)
Điều 97: Thông tin phải thông báo công khai
Điều 98: Cách thức thông báo
Điều 99: Bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung khuyến mại

5


III. Các quy định về các hình thức khuyến mại (quy định tại điều 92 của
Luật thương mại 2005) gồm
1. Dùng thử hàng mẫu miễn phí: Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu
để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
2. Tặng quà: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu
tiền.
3. Giảm giá: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá
cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã
đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà
nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện

theo quy định của Chính phủ.
4. Tặng phiếu mua hàng: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu
mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay
một số lợi ích nhất định.
5. Phiếu dự thi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách
hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
6. Các chương trình may rủi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc
tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương
trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa
trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công
bố.
7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó việc tặng
thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa,
dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách
hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
8. Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí: Tổ chức cho khách hàng tham
gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì
mục đích khuyến mại.
9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại chấp nhận.
IV. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại (theo điều 4 Nghị định 37/2006/NĐCP)
1. Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công
khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người
tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.

6


2. Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình
khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.

3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những
điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có
nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến
chương trình khuyến mại (nếu có).
4. Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất
lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để
khuyến mại.
5. Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của
khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng
của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
6. Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng
hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức
hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
7. Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người (kể cả các loại thuốc đã
được phép lưu thông) để khuyến mại.
V. Một số quy định về thời hạn và hạn mức khuyến mại:
1. Thời hạn giảm giá: (Điều 9 NĐ 37/2006/NĐ-CP)
Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá
đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín
mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá
45 (bốn mươi lăm) ngày.
2. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại: (Điều 5,6
NĐ 37/2006/NĐ-CP)
Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân
thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng
giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng
hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không
được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
3. Giá trị của hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại


7


Hàng hoá dùng để khuyến mại là "Hàng hoá, dịch vụ được thương nhân
dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng", tức là hàng
tặng kèm khách hàng khi mua hàng. Theo quy định, giá trị vật chất dùng để
khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được
vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời
gian khuyến mại, trừ các trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định
tại Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định này.
VI. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khuyến mại: (Điều 100
LTM)
1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn
chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép
cung ứng.
2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm
kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép
lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để
khuyến mại dưới mọi hình thức.
5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa
dối khách hàng.
6. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi
trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
7. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
9. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ( cụ thể quy định tại điều 46

Luật Cạnh tranh 2004)
10. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá
mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.

8


VII. Trình tự, thủ tục thông báo, đăng ký, báo cáo kết quả thực hiện
khuyến mại (quy định từ điều 15 đến điều 20 NĐ 37/2006 và Mục II.
Khuyến mại tại Thông tư liên tịch số 07/2007/ TTLT-BTM-BTC)
- Mục I Thông tư 07/2007/TTLT-BTM-BTC quy định về cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền:
“1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền đối với hoạt động
khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan quản
lý nhà nước) bao gồm:
a) Bộ Thương mại chịu trách nhiệm giải quyết việc đăng ký thực hiện
khuyến mại, đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm
quyền theo quy định tại Luật Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và
hướng dẫn tại Thông tư này;
b) Sở Thương mại chịu trách nhiệm giải quyết việc thông báo, đăng ký thực
hiện khuyến mại, đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm
quyền theo quy định tại Luật Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và
hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
a) Công bố công khai điều kiện, thời gian, trình tự và thủ tục thông báo,
đăng ký thực hiện khuyến mại, đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương
mại;
b) Tiếp nhận, giải quyết việc thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại, tổ
chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền theo quy định tại Luật

Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương
mại thuộc thẩm quyền theo quy định;
d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.”
- Thông báo về việc tổ chức thực hiện khuyến mại đến Sở Thương mại nơi
tổ chức khuyến mại.
Điều 15 NĐ 37/2006/NĐ-CP:
“ 1. Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Mục 2
Chương này phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến
Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước
khi thực hiện khuyến mại.
2. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:
9


a) Tên chương trình khuyến mại;
b) Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình
khuyến mại;
c) Hình thức khuyến mại;
d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến
mại;
đ) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;
e) Khách hàng của chương trình khuyến mại;
g) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.
3. Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo
phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải
thưởng đã công bố quy định tại Điều 11 Nghị định này, trong thời hạn 7 (bảy)
ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến
mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm:
a) Gửi báo cáo bằng văn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại về kết

quả trúng thưởng;
b) Thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện
thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức
chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình
khuyến mại.”
Điều 2 Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC
4. Thông báo thực hiện khuyến mại
Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại, thương
nhân thực hiện các hình thức khuyến mại nêu tại khoản 1 Mục này phải gửi
thông báo bằng văn bản (theo mẫu KM-1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
này) đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại. Khi tiếp nhận hồ sơ thông báo
thực hiện khuyến mại, Sở Thương mại ghi Giấy biên nhận hồ sơ. Giấy biên
nhận hồ sơ được lập thành 02 bản (theo mẫu KM-4 Phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư này), 01 bản giao cho thương nhân thực hiện khuyến mại và 01 bản
lưu tại Sở Thương mại (không áp dụng đối với trường hợp hồ sơ được gửi qua
đường bưu điện);
- Đăng ký thực hiện khuyến mại:

10


Điều 16 NĐ 37/2006/NĐ-CP: Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương
trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc
tham dự các chương trình mang tính may rủi
1. Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm
theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi quy định tại Điều 12
Nghị định này phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
có thẩm quyền sau đây:
a) Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ
hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ
Thương mại. Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm:
tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian khuyến mại;
khách hàng của chương trình khuyến mại;
b) Thể lệ chương trình khuyến mại;
c) Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự
thưởng;
d) Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;
đ) Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);
e) Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa
dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký
thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xem xét, xác nhận bằng văn
bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong
trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Văn bản xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại phải
bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên chương trình khuyến mại;
b) Hình thức khuyến mại;

11


c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện chương trình khuyến
mại;

d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
đ) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; tổng trị giá giải thưởng;
e) Thời gian khuyến mại;
g) Địa bàn tổ chức khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến
mại;
h) Xử lý giải thưởng tồn đọng;
i) Thể lệ chương trình khuyến mại;
k) Các nghĩa vụ khác của thương nhân thực hiện khuyến mại.
5. Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc thực hiện chương
trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách
nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương trình
khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi
thực hiện chương trình khuyến mại.
6. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải
thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình
khuyến mại phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này về kết quả chương trình khuyến
mại và việc xử lý 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu
có).
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm thông báo
công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại
chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trình
khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.
Điều 17. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện các chương trình khuyến mại bằng
hình thức khác
1. Các chương trình khuyến mại ngoài các hình thức quy định tại Mục 2
Chương này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thương
mại.
2. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm các nội dung
quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị
thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, Bộ Thương mại xem xét, xác nhận
12


bằng văn bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương
nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu
rõ lý do.
4. Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện
khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực
hiện khuyến mại kèm theo bản sao văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
5. Trong vòng 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trao giải
thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại phải
có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả chương trình khuyến mại.
- Báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại:
Điều 12 - Thông tư liên tịch 07/2007/TTLT-BTM-BTC:
a) Kết thúc chương trình khuyến mại thương nhân phải báo cáo kết quả thực
hiện khuyến mại tại địa phương đến cơ quan quản lý nhà nước (theo mẫu KM12 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc đăng ký thực hiện
khuyến mại, ngoài trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại đến Bộ
Thương mại, thương nhân có trách nhiệm báo cáo Sở Thương mại địa phương
kết quả thực hiện khuyến mại tại địa phương nơi thương nhân thực hiện khuyến
mại.
B. THỰC TIỄN VÀ BẤT CẬP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI
* Một vài nét cơ bản về thực trạng các hoạt động khuyến mại ở nước ta hiện
nay:
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Luật thương mại 2005 và Nghị
định số 37/2006/NĐ - CP đã quy định về hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại;
về hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại; quyền và nghĩa vụ pháp lý của

thương nhân thực hiện khuyến mại; các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến
mại; về nguyên tắc thực hiện khuyến mại… Tuy nhiên, những quy định này
chưa thực sự đầy đủ để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Do đó, hiện nay, các
hoạt động khuyến mại ở nước ta diễn ra phức tạp, vì mục tiêu doanh thu, thương
nhân bằng nhiều cách không chấp hành các quy định của pháp luật về khuyến
mại, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Về vấn đề kiểm soát giá cả và chất lượng sản phẩm khuyến mại, một thực
tế là do các điểm kinh doanh hàng hoá quá nhiều, thời gian khuyến mãi ngắn
nên có nhiều chương trình khuyến mãi mà các cơ quan quản lý nhà nước không
13


thể nắm rõ hết được. Việc quản lý các chương trình khuyến mãi theo pháp luật
về khuyến mại hiện còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đây cũng là một kẽ hở để
thương nhân “làm liều”, không thông báo với cơ quan quản lý trước khi áp dụng
các chương trình khuyến mãi theo quy định. Người tiêu dùng thường phải chấp
nhận một giá cả và chất lượng sản phẩm không đúng như thông tin khuyến mãi
mà các thương nhân đưa ra khi mua hàng “thanh lý”, “xả hàng tồn” hiện nay.
Nhiều doanh nghiệp rầm rộ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông những
thông điệp giảm giá gây sốc. Điều đó có thể làm cho người tiêu dùng dễ dàng
khi lựa chọn cho mình những sản phẩm điện máy với mức giá hấp dẫn, nhưng
bên cạnh đó không ít người tiêu dùng vẫn e ngại bởi tìm được một điểm bán
hàng thật sự tin cậy để mua sắm là một vấn đề không nhỏ. Hoặc là với các cửa
hàng, đại lý bán lẻ thì các mặt hàng được cửa hàng chọn “thanh lý”, “xả hàng”.
chủ yếu tập trung vào nhóm hàng hoá mỹ phẩm, quần áo, giày dép, kính mắt...,
một trong những chiêu mà chủ hàng thường áp dụng là nâng giá niêm yết hàng
trước khi áp dụng chương trình “thanh lý”, “xả hàng”. Khi khách chấp nhận
mua hàng, nhân viên sẽ giảm trực tiếp trên giá đã tăng, khiến cho khách hàng
tưởng mua được giá rẻ, nhưng thực chất giá sản phẩm vẫn giữ nguyên, thậm chí
còn cao hơn giá chưa được “thanh lý”. Cách thức thứ hai mà các cửa hàng cũng

đang thực hiện là chỉ quảng cáo chung chung là “thanh lý hàng tồn từ 30 –
40%” hoặc “xả hàng giá sốc tới 50%”. Khi khách hàng hỏi, mới biết chỉ có một
lượng hàng nhỏ áp dụng “thanh lý”, số hàng còn lại vẫn bán với giá đã niêm yết.
Một số trường hợp, khách hàng chấp nhận mua hàng không thanh lý để khỏi
mất thời gian. Như vậy, một vấn đề đặt ra qua những thực trạng nêu trên đó là,
pháp luật về khuyến mại hiện hành đã đủ các quy định, chế tài để quản lý hiệu
quả các hành vi khuyến mại nêu trên? Giải pháp nào là hữu hiệu?
Như vậy, qua khái quát một vài nét về thực trạng có thể thấy, hoạt động
khuyến mại ở nước ta hiện nay rất phong phú, đa dạng về hình thức, cách thức
khuyến mại. Tuy nhiên bên cạnh đó là sự thiếu tôn trọng pháp luật về khuyến
mại, bất chấp quy định của pháp luật để đưa ra mọi “chiêu thức” dù trái pháp
luật để thực hiện mục tiêu kinh doanh của thương nhân, các hoạt động khuyến
mại diễn ra rầm rộ nhưng kém về chất lượng, độ trung thực, công khai, minh
bạch, gây khó khăn cho sự quản lý của các cơ quan nhà nước. Một số bất cập cụ
thể như sau:
1. Về hạn mức khuyến mại:
Vấn đề hạn mức tối đa về giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại:
Pháp luật thương mại quy định tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng đế

14


khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại
không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại,
trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ
mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền (Khoản 2 Điều 5 Nghị định
37/2006). Quy định này gặp khá nhiều vướng mắc khi thi hành. Đối với các
chương trình khuyến mại của thương nhân kinh doanh dịch vụ, việc xác định
hạn mức giá trị dùng để khuyến mại rất khó thực hiện. Nếu thương nhân tặng
dịch vụ cho khách hàng không thu tiền thì hạn mức tổng giá trị dịch vụ dùng để

khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị dịch vụ được khuyến mại.
Cả hai mức tổng giá trị này chỉ có thể xác định sau khi kết thúc thời gian
khuyến mại. Nếu xác định vi phạm và xử lý vi phạm khi chưa hết thời gian
khuyến mại sẽ không tránh khỏi bất đồng giữa cơ quan quản lý nhà nước và
thương nhân do mọi số liệu có thể chỉ là ước tính. Nếu như áp dụng các quy
định hiện hành về hạn mức tối đa giá trị dịch vụ dùng để khuyến mại (50%) sẽ
gặp phải vướng mắc này.
Một ví dụ điển hình là trong ngành viễn thông, các mạng di động mobile
lớn trong cả nước thường triển khai các chương trình khuyến mại theo từng giai
đoạn; trong đó có thể thấy phổ biến là các cuộc gọi nội mạng miễn phí, trong
trường hợp này chúng ta cũng khó có thể xác định trong thời gian khuyến mại
đó, tổng giá trị dịch vụ dùng để khuyến mại đó có vượt quá 50% tổng giá trị
dịch vụ được khuyến mại hay không, vì con số doanh thu thường là lý do để
thương nhân đưa ra để phản đối kết luận của các cơ quan nhà nước.
2. Về hình thức khuyến mại
Các hình thức khuyến mại được pháp luật quy định rất chi tiết và cụ thể.
Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các hình thức này còn có nhiều sự nhầm
lẫn. Nhiều thương nhân đã lợi dụng những “ranh giới” mong manh giữa các
hình thức này để thực hiện hoạt động khuyến mại bất hợp pháp.
Trong 8 hình thức khuyến mại tai Điều 92 của Luật Thương mại, có một
số hình thức được sử dụng sẽ làm xuất hiện hiện tượng bán phá giá. Việc giảm
giá để tiêu thụ hàng hóa làm xuất hiện hành vi thu mua, gom hàng rồi nâng giá
bán ra thị trường... sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khác, đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Vấn đề giữa hình thức khuyến mại “tặng quà” và “hàng mẫu”:
Khi thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ của mình được kinh doanh hợp
pháp để phát tặng khách hàng mà không kèm theo hành vi mua bán hành hóa

15



nào thì được coi là tặng quà hay hàng mẫu? Chính sự nhầm lẫm về 2 khái niệm
trên làm cho doanh nghiệp hiểu sai và thực hiện hoạt động khuyến mại sai.
Ví dụ: Công ty TNHH giải khát COCACOLA tổ chức uống tại chỗ miễn
phí sản phẩm nước giải khát côca cola với số lượng lớn các chai kích cỡ 250ml
cho khách hàng. Trong TH này không thể phân biệt CT này đang thực hiện
chương trình khuyến mại tặng quà hay hàng mẫu?
Nếu là hàng mẫu thì doanh nghiệp không bị ràng buộc về bất cứ hạn mức
khuyến mại nào.
Nếu là quà tặng thì phải thực hiện quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng
hóa dùng để khuyến mại. ( Theo Khoản 2 Điều 5 NĐ 37/2006 thì thì tổng giá trị
hàng hóa và dịch vụ làm để khuyến mại trong chương trình khuyến mại không
vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được khuyến mại)
3. Về chế tài áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến
mại
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì đối với hành
vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại thì mức phạt nhẹ nhất là 3 triệu đồng và
nặng nhất là 50 triệu đồng. Đối với mức phạt trên thì đối với một số DN vẫn
chưa đủ sức dăn đe, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm
đó.
Ví dụ: Theo Nghị định 25/2011/NĐ quy định, tổng thời gian doanh
nghiệp viễn thông thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá đối với một
nhãn hiệu dịch vụ viễn thông, nhãn hiệu hàng hóa viễn thông chuyên dùng theo
quy định của Bộ TT&TT không được vượt quá 90 ngày trong một năm, một
chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 ngày.
Tuy nhiên, qua theo dõi các nhà mạng khuyến mại trong năm 2016, Cục
Viễn thông (Bộ TT&TT) thì tất cả các nhà mạng đã sử dụng hết số ngày được
khuyến mại giảm giá của năm 2016. Cục đã nhắc nhở và có văn bản yêu cầu các
nhà mạng thực hiện đúng quy định về khuyến mại giảm giá. Song, trong thời
gian qua các doanh nghiệp viễn thông vẫn tổ chức các chương trình khuyến mại

và giá cước đối với dịch vụ thông tin di động sai quy định. Các nhà mạng
Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile và GTel vừa bị Cục Viễn thông
ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định trong
hoạt động khuyến mại với số tiền gần 1 tỷ đồng.

16


4. Quản lý nhà nước về khuyến mại
Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại nói
chung: việc phân công trách nhiệm của các Bộ ngành giữa trung ương với địa
phương đối với các hoạt động xúc tiến thương mại cần phải được xác định đầy
đủ rõ ràng, tránh tình trạng tiến hành một hoạt động xúc tiến thương mại thì
chịu sự chỉ đạo của quá nhiều nghành, địa phương dẫn đến tình trạng địa
phương này cho phép nhưng địa phương khác thì không. Vì vậy việc thực hiện
pháp luật không đồng bộ thiếu thống nhất, làm cho giới thương nhân lúng túng
không biết dựa trên những “chuẩn mực” nào và phát sinh những thắc mắc,
những khó khăn không cần thiết trong hoạt động thương mại của họ.
Về việc chỉ đạo, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lí nhà
nước đối với hoạt động khuyến mại còn chưa đông đều. Các cơ quan chỉ chú
trọng vào một số ngành mà bỏ quên những ngành khác. Việc giám sát thực hiện
thì không sát sao, chặt chẽ... để cho một số doanh nghiệp vẫn thực hiện hành vi
khuyến mại trái với pháp luật gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, các
doanh nghiệp khách và đặc biệt của người tiêu dùng. Theo đại diện ban giám
đốc một siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận từ trước đến
nay, mỗi khi tổ chức khuyến mại chỉ cần đăng ký với Sở Thương mại theo đúng
thủ tục là được chứ chưa lần nào bị kiểm tra, giám sát bán hàng. Còn phía cơ
quan quản lý, một cán bộ Sở Thương mại thành phố từng thừa nhận việc kiểm
soát, quản lý hoạt động khuyến mại trên thị trường chủ yếu do Chi cục quản lý
thị trường. Sở chỉ biết được những sai phạm của đơn vị khi có đơn khiếu nại của

người tiêu dùng
5. Việc thực hiện đúng các nghĩa vụ của các thương nhân thực hiện
chương trình khuyến mại.
Để đảm bảo sự trung thực của thương nhân về giải thưởng trong các
chương trình khuyến mại mang tính may rủi, pháp luật quy định “thương nhân
có nghĩa vụ thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết
với khách hàng” (Khoản 3 Điều 96 Luật thương mại năm 2005) là chưa đủ. Làm
thế nào để kiểm soát tính trung thực của thương nhân khi thực hiện khuyến mại
bằng hình thức này, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi của khách hàng
là vấn đề khó mà pháp luật hiện hành về xúc tiến thương mại vẫn chưa làm
được.
Ví dụ: Công ty bia 333 gần dịp Tết có chương trình bật nắp bia trúng
thưởng, cơ cấu trúng thưởng gồm 200 giải thưởng có 06 xe ô tô BMW. Nhưng
không ai chắc chắn rằng có 200 giải thưởng với 06 nắp chai in hình xe BMW
17


trong đợt bán đợt khuyến mại. Đặc biệt khi đã sắp hết chương trình vẫn chưa
công bố người được nhận thưởng.
Khuyến mại nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình mà không quan tâm
đến chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, quyền lợi của khách hàng.
Dựa vào tâm lí của khách hàng muốn mua được sản phẩm rẻ, đánh vào
nhu cầu thiết yếu mà các doanh nghiệp lợi dụng thông hoạt động khuyến mại để
bán những sản phẩm lỗi, đã quá hạn sử dụng.... để thu lại lợi nhuận cho mình.
Theo quy định của pháp luật thì việc khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất
lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công
cộng khác là hoàn toàn bị cấm. Tuy nhiên, trên thực tế thì quy định này hầu như
bị các doanh nghiệp phất lờ khi thực hiện hoạt động khuyến mại
6. Về trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại
Luật thương mại 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ - CP đã có những

quy định hợp lý. Tuy nhiên, theo khoản 3 điều 16 và khoản 3 điều 17 của Nghị
định số 37/2006/NĐ - CP thì cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền khi nhận
hồ sơ đăng kí thực hiện chương trình khuyến mại phải xem xét, xác nhận bằng
văn bản về việc đăng kí thực hiện chương trình khuyến mại, trường hợp không
xác nhận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lí do. Nhưng luật lại không quy
định các điều kiện để thương nhân có được sự xác nhận của cơ quan quản lí nhà
nước có thẩm quyền và trong trường hợp bị từ chối xác nhận thì luật cũng
không quy định những quyền của thương nhân trong trường hợp này. Quy định
như trên đã biến thủ tục “đăng kí” thành thủ tục “xin phép”. Như vậy sẽ hạn chế
quyền tự do hoạt động khuyến mại của thương nhân, qua đó gián tiếp ảnh
hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Trên thực tế không ít doanh nghiệp vẫn
lọt qua được tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy cần phải
có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng để đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng và các thương nhân khác.
Về quy định thông báo khuyến mại : Theo Điều 96 Luật Thương mại,
trước khi tiến hành hoạt động khuyến mại, thương nhân phải đăng ký và gửi
thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tại địa
phương nơi tổ chức khuyến mại. Nhưng qua các dấu hiệu khảo sát cho thấy, hầu
như các thương nhân thực hiện khuyến mại đều không thực hiện quy định này
của pháp luật.

18


C. MỘT SỐ GẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI.
Thứ nhất, nên bỏ quy định về hạn mức khuyến mại, bởi vì trên thực tế
một số thương nhân kinh doanh dịch vụ (ví dụ kinh doanh dịch vụ du lịch,
thông tin di động…) thì rất khó để có thể tính được hạn mức để áp dụng. Hơn
nữa, đây là quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của thương nhân. Thương

nhân khi áp dụng chương trình khuyến mại giảm giá hay tặng quà, nếu thực sự
họ thu hút được khách hàng, bản thân họ dù có khuyến mại nhiều hơn hạn mức
vẫn tồn tại được. Ngược lại, nếu không thu hút được khách hàng tham gia vào
chương trình khuyến mại của họ, tự họ sẽ bị đào thải. Pháp luật quy định hạn
mức trong Luật Thương mại và Nghị định liên quan nhằm chống cạnh tranh
không lành mạnh, tuy nhiên để xác định có phải trường hợp cạnh tranh không
lành mạnh hay không thì đã có căn cứ các quy định tại Luật cạnh tranh.
Thứ hai, Về hình thức khuyến mại, vấn đề giữa hình thức khuyến mại
“tặng quà” và “hàng mẫu” còn gặp nhiều nhầm lẫn từ các thương nhân. Nếu
theo các quy định của pháp luật thì sự phân biệt giữa hai hình thức này không
hề đơn giản, ở cả hai hình thức, khách hàng đều được sử dụng hàng hóa, dịch vụ
mà không phải trả tiền và không phải phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào. Vì thế
pháp luật cần đưa ra những quy định cụ thể hơn giúp cac thương nhân phân biệt
dễ dàng hai hình thức này.
Thứ ba, cần tăng mức chế tài áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong
hoạt động khuyến mại. Theo đó thì mức phạt tiền cần phải được quy định cao
hơn quy định của pháp luật hiện hành, để đủ sức răn đe các hành vi vi phạm quy
định của pháp luật về khuyến mại. Hiện nay, pháp luật về xử lý vi phạm trong
hoạt động khuyến mại còn thiếu quy định xử lý hình sự đối với thương nhân là
pháp nhân khi vi phạm trong hoạt động khuyến mại. Bộ luật hình sự 2015 đã có
quy định pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự nhưng chưa có quy định
cụ thể về tội nào liên quan đến vi phạm pháp luật về khuyến mại của pháp nhân.
Thứ tư, về vấn đề quản lí nhà nước đối với hoạt động khuyến mại, việc
giám sát phải được thực hiện sát sao, chặt chẽ... để cho một số doanh nghiệp
không thực hiện hành vi khuyến mại trái với pháp luật gây ảnh hưởng đến lợi
ích của nhà nước, các doanh nghiệp khách và đặc biệt của người tiêu dùng. Nhà
nước tạo điều kiện cho người tiêu dùng thành lập các Hội bảo vệ quyền lợi
người tiêu dung. Tuyên truyền pháp luật đến từng người dân một cách có hệ
thống và tích cực hơn nữa. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo để người
tiêu dùng có thể có điều kiện thực hiện quyền công dân của mình hơn nữa. Hoạt


19


động giải quyết khiếu nại, tố cáo cần minh bạch hơn, quy định cụ thể thẩm
quyền và mức xử phạt cụ thể hơn
Thứ năm, cần bổ sung quy định trách nhiệm cá nhân của thương nhân
hay người đại diện hợp pháp của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của
người được giao tổ chức chương trình khuyến mại để bảo đảm tính trung thực
về giải thưởng và chọn người trúng giải thưởng. Bao gồm: trách nhiệm tủng
thực trong tổ chức, trong thực hiện các cam kết với khách hàng và trách nhiệm
tôn trọng tối đa lợi ích của người tiêu dùng. Quy định rõ ràng hơn nữa các hành
vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, quy định rõ về trách nhiệm cũng như
nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại. Ngoài ra, pháp luật
cần bổ sung các quy định về chất lượng, chủng loại,... của các hàng hóa được sử
dụng cho khuyến mại nhằm tránh tình trạng lừa dối khách hàng.
Thứ sáu, về trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại, như đã đề cập ở trên,
việc quy định cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ đăng kí
thực hiện chương trình khuyến mại, trường hợp không xác nhận phải thông báo
bằng văn bản và nêu rõ lý do nhưng không quy định các điều kiện để thương
nhân có được sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và
những quyền của thương nhân trong trường hợp bị từ chối xác nhận, đã biến thủ
tục “đăng kí” thành thủ tục “xin phép”, làm hạn chế quyền tự do hoạt động
khuyến mại của thương nhân, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của người
tiêu dùng. Do vậy, cần phải bổ sung quy định về các điều kiện để thương nhân
có được sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và trong
trường hợp bị từ chối xác nhận phải quy định những quyền của thương nhân
trong trường hợp này; đồng thời thực tiễn thi hành cũng cần có sự quản lý, giám
sát chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng để đảm bảo quyền, lợi ích
chính đáng cho người tiêu dùng và các thương nhân khác.


20


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật Thương mại 2005
2. Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2006 về Quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
3. Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 07 năm
2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ,
triển lãm thương mại quy định tại nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày
04 tháng 04 năm 2006 về Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt
động xúc tiến thương mại.
4. Giáo trình Luật Thương Mại tập II Trường Đại học Luật Hà Nội (Nxb
Công an nhân dân).
5. Một số bài báo trên website Doanhnghiepvn.vn

21


Mục lục
Lời nói đầu...........................................................................................................2
A. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KHUYẾN MẠI...........................................3
I. Khái niệm khuyến mại và kinh doanh dịch vụ khuyến mại...............................................3
1. Khái niệm:......................................................................................................................3
2. Kinh doanh dịch vụ khuyến mại.....................................................................................3
3. Về khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác
............................................................................................................................................4
4. Hàng hoá khuyến mại và hàng hoá dùng để khuyến mại...............................................4
II. Chủ thể thực hiện khuyến mại..........................................................................................4

1. Chủ thể khuyến mại (Điều 91 LTM)..............................................................................4
2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi thực hiện khuyến mại (quy định tại điều 95
và 96 LTM 2005)................................................................................................................5
3. Nghĩa vụ thông báo công khai nội dung khuyến mại (quy định tại LTM).....................5
III. Các quy định về các hình thức khuyến mại (quy định tại điều 92 của Luật thương mại
2005) gồm...............................................................................................................................6
IV. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại (theo điều 4 Nghị định 37/2006/NĐ-CP).................6
1. Thời hạn giảm giá: (Điều 9 NĐ 37/2006/NĐ-CP).........................................................7
VII. Trình tự, thủ tục thông báo, đăng ký, báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại (quy định
từ điều 15 đến điều 20 NĐ 37/2006 và Mục II. Khuyến mại tại Thông tư liên tịch số
07/2007/ TTLT-BTM-BTC)...................................................................................................9

B. THỰC TIỄN VÀ BẤT CẬP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI...................................................................13
1. Về hạn mức khuyến mại:..................................................................................................14
2. Về hình thức khuyến mại.................................................................................................15
3. Về chế tài áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại.....................16
4. Quản lý nhà nước về khuyến mại.....................................................................................17
5. Việc thực hiện đúng các nghĩa vụ của các thương nhân thực hiện chương trình khuyến
mại........................................................................................................................................17
6. Về trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại........................................................................18

C. MỘT SỐ GẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI........................................................................19
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................21

22




×