Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập nhóm: LUẬT DÂN SỰ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.62 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

Bài Tập Nhóm 5
Môn: Luật Dân Sự 2

Tên thành viên:

Lớp tín chỉ: Luật dân sự 2
Giảng viên:

Năm học 2017-2018


Đề bài: Phân tích các loại thiệt hại cơ bản được yêu cầu bồi thường theo quy
định của BLDS. Xây dựng tình huống về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm
phạm mà trong đó tất cả các loại thiệt hại về tài sản đều được yêu cầu bồi
thường. Phân tích và làm rõ.
I . Phân tích các loại thiệt hại cơ bản được yêu cầu bồi thường theo quy định của
BLDS 2015 :
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những trách
nhiệm dân sự, được áp dụng với những người có hành vi trái pháp luật gây ra
thiệt hại cho người khác. Ở nước ta, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được quy định từ Điều 584 đến Điều 608 Bộ luật Dân sự
năm 2015 (viết tắt BLDS) làm cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi phát sinh.
BLDS quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, cùng với trách
nhiệm bồi thường về tinh thần tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
bảo đảm cho chế định bồi thường thiệt hại phát huy hiệu quả trong thực tế đời
sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội bảo đảm sự công bằng


và bình đẳng xã hội.
Có 4 loại thiệt hại cơ bản được yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định từ điều
589 đến điều 592 BLDS 2015:
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Theo điều 589 BLDS 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như
sau :
“ Điều 589 . Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm :
1 . Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2 . Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút
3 . Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
4 . Thiệt hại khác do luật quy định. ”
- Trong đó, đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại, hư hỏng thì đối với mất, hủy
hoại thì yêu cầu định giá và bồi thường, còn đối với hư hỏng thì xác định bồi
thường qua chi phí sửa chữa khôi phục tại công năng ban đầu của tài sản.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là thiệt hại gián tiếp liên
quan đến tài sản bị thiệt hại. Tài sản luôn chứa đựng trong nó những lợi ích
2


nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng
của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được
hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thu được kể
từ khi tài sản bị xâm phạm (ví dụ như hoa màu không thu hoạch được, xe ô tô
bị hư hỏng nặng không thể sử dụng để làm taxi...).
- Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Các chi phí mà
người bị thiệt hại đã phải bỏ ra để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát
sinh hoặc phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục
phát sinh hoặc phải bỏ ra chi phí khác để khắc phục thiệt hại. Chi phí hợp lý
là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù

hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.
- Đối với thiệt hại khác theo pháp luật quy định, hiện chưa có hướng dẫn cụ
thể về vấn đề này, cũng chưa có văn bản khác quy định nên thường về quy
định khác là trường hợp pháp luật dự phòng những trường hợp tương lai phát
sinh mà luật không thể dự phòng tới, khi phát sinh trường hợp mới thì cũng
được xác định theo quy định này và được điều chỉnh theo quy định này.
2, Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
Sức khỏe của con người là vốn quý, khó có thể xác định chính xác thiệt hại do
sức khoẻ bị xâm phạm bằng một khoản tiền. Bồi thường thiệt hại về sức khỏe
thực chất là bồi thường một phần thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần, tạo
điều kiện cho cá nhân hay gia đình họ khắc phục khó khăn do tai nạn gây nên.
Xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm ( theo điều 590 BLDS):
“ Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được
thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động
và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí
hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.

3


2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này

và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không
thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không
quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
- Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe và các chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: tiền thuê phương tiện đưa người
bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi
phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu,
vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp
đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của
bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các
chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống
và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể
bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Thu nhập bị giảm sút là
khoản chênh lệch giữa thu nhập trước khi xảy ra tai nạn và sau khi điều trị.
Những thu nhập này phải là những thu nhập thường xuyên, hợp pháp thực tế
của họ.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và
cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lí cho
việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí có thể bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền
thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có)
cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
- Thiệt hại khác do luật quy định
- Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu. Tổn thất

về tinh thần là một khái niệm trừu tượng. Hiện tại không có mẫu số chung cho
tất cả mọi người và không thể tính được thành tiền một cách chính xác khoản
4


tiền này. Việc xác định tổn thất về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm phụ
thuộc vào từng cá nhân của người bị thiệt hại như: tình trạng gia đình, độ tuổi,
nghề nghiệp, mức độ thiệt hại,… Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
do các bên tự thảo thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá
năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Tính mạng không chỉ là vốn quý của mỗi con người mà còn là vốn quý của
người thân, cộng đồng và xã hội. Bởi mối quan hệ giữa con người với con
người trong xã hội không phải là những mối quan hệ biệt lập mà là những quan
hệ biện chứng, ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, xâm phạm đến tính
mạng con người không chỉ đơn thuần là gây tổn thất cho chính người đó mà còn
gây những tác động xấu về tinh thần cũng như vật chất cho những người thân
thích của người bị thiệt hại và xa hơn là những tác động xấu về mọi mặt đối với
xã hội. Với tính chất là một trong số các quyền nhân thân liên quan đến cơ thể
con người, quyền đối với tính mạng, sức khỏe có đầy đủ các đặc điểm của
quyền nhân thân liên quan đến cơ thể con người, các quyền này được bảo hộ vô
thời hạn và các quyền này có thể được bảo hộ không phụ thuộc vào đơn yêu
cầu. Việc khôi phục lại đối tượng của quyền là những giá trị nhân thân khi bị
xâm phạm là hầu như không thể thực hiện được.
Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định của Bộ luật dân
sự năm 2015.
Về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, điều 591 Bộ luật dân sự 2015 xác định:
1, Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật
dân sự 2015;

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng;
5


- Thiệt hại khác do luật quy định.
Trong khi đó Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thiệt hại do tính mạng
bị xâm phạm như sau:
"1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại
trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng.”
Như vậy, so với bộ luật dân sự 2005 thì Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về vấn
đề xác định thiệt hại trên một phạm vi rõ ràng hơn bao gồm cả những thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm chứ không chỉ xác định mỗi tính mạng bị xâm phạm
không liên quan gì đến sức khỏe như bộ luật dân sự 2005. Với quy định mở
rộng này nhằm quy định những trách nhiệm bồi thường chặt chẽ hơn đối với đối
tượng chủ thể gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại về tính mạng không chỉ chịu
trách nhiệm đối với tính mạng mà còn đối với cả sức khỏe của người bị thiệt hại
trước khi chết. Chính điều này kéo theo hệ quả bồi thường tuy vẫn là các giá trị
bồi thường vật chất và tinh thần nhưng sẽ trong một phạm vi bao trùm lớn hơn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này
và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân
thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những
người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã

trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

6


Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không
thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không
quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Cũng tương tự như thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị
xâm phạm không phải là số tiền bồi thường cho tính mạng của người đã chết mà
là khoản tiền do gia đình nạn nhân phải bỏ ra và số tiền mà những người được
nạn nhân cấp dưỡng sẽ nhận được. Ngoài ra thiệt hại còn bao gồm một khoản
tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích, gần gũi của nạn
nhân. Như vậy, bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm chính là bồi
thường về vật chất và bù đắp tổn thất về tinh thần mà gia đình nạn nhân bị mất
hoặc phải chịu đựng do tai nạn xảy ra gây nên các chết của nạn nhân. Cụ thể
theo quy định trên, người gây thiệt hại về tính mạng của người khác phải chịu
trách nhiệm bồi thường những chi phí sau:
– Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm như đã nêu ở trên.
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các
vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang
và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo
thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn
uống, xây mộ, bốc mộ…
– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng. Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt
hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt
hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người
bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối
với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng

nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe mất khả năng lao động,
thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với

7


thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của
người được bồi thường.
– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi
nhất của nạn nhân.
+ Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp
này là những người thân thích gần gũi nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
người bị thiệt hại, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.
+ Không phải trong mọi trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì những người
thân thích gần gũi nhất của nạn nhân đương nhiên được bồi thường khoản tiền
bù đắp về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào
địa vị của nạn nhân trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa nạn nhân
và những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân…
+ Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những
người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải căn cứ vào mức độ tổn thất về
tinh thần, nhưng tối đa không quá 100 tháng lương, tính theo mức lương tối
thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bối thường.

4 . Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Pháp luật Việt Nam không có khái niệm cụ thể về danh dự, nhân phẩm, uy tín
tuy nhiên theo từ điển Tiếng Việt và qua thực tế giải quyết thì chúng ta có thể
hiểu :
+ Danh dự :
- Đối với cá nhân, danh dự là: “ sự coi trọng của dư luận xã hội đối với dựa

trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp ”. Danh dự của một con người được hình
thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành
tích mà người đó có được.
- Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi
người đối với hoạt động của tổ chức đó.
8


+ Nhân phẩm: là “ phẩm chất, giá trị của con người ”, là giá trị tinh thần của
một cá nhân với tính cách là một con người.
+ Uy tín : là “ sự tín nhiệm và mến phục của mọi người ” dành cho cá nhân, tổ
chức.
Mặc dù danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân không trị giá
được bằng tiền. Tuy nhiên, xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng
đến sự tồn tại và phát trển của chủ thể bị xâm phạm. Thiệt hại mà chủ thể bị
xâm phạm danh dự, nhâm phẩm, uy tín phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại về
vật chất và tổn thất tinh thần. Tổ chức bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy
tín có thể bị giảm thu nhập, thậm chí phải tuyên bố phá sản. Cá nhân bị xâm
phạm danh dự, nhâm phẩm, uy tín cũng có thể bị giảm thu nhập, ảnh hưởng
đến hoạt động nghề nghiệp, đến các mối quan hệ xã hội, thậm chí đến sức
khỏe, tính mạng. Có thể thấy, thiệt hại về danh dự, nhâm phẩm, uy tín bị xâm
phạm rất nghiêm trọng.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại khoản 1
Điều 592 BLDS 2015 như sau: “ Điều 592 . Thiệt hại do danh dự , nhâm
phẩm , uy tín bị xâm phạm
1 . Thiệt hại do danh dự , nhân phẩm , uy tín bị xâm phạm bao gồm :
a , chi phí hợp lý để hạn chế , khắc phục thiệt hại ;
b , Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút ;
c , Thiệt hại khác do luật quy định ; ”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

“ Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định
tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần
mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các
bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định.”
Theo quy định trên, người gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm:
+ Chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại;

9


+ Chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm;
+ Tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương
nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải
chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm
việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế,
khắc phục thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút:
Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm
có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người
bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại,
nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi
thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm:
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm.
+ Không phải trong mọi trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
thì người bị xâm phạm đương nhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn
thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào
hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay trên báo
hình…), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…
+ Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm
phạm phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá
10 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định
tại thời điểm giải quyết bồi thường.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
II. Xây dựng tình huống:
Chiều ngày 18/10/2016, anh Nguyễn Văn Toàn (25 tuổi, công nhân) do có hẹn
với bạn gái đi chơi bằng ô tô nên có ý định sang nhà hàng xóm và mượn xe ô tô
Camry của anh Nguyễn Văn Thắng (27 tuổi, tài xế). Do không thấy ai ở nhà,
nhân tiện chìa khoá xe ô tô vẫn cắm trong xe, anh Toàn đã tự ý lên xe và đi mà
không có sự cho phép của chủ sở hữu chiếc xe. Trên đường đi đón người yêu,
10


do lái xe với tốc độ cao và đi ngược chiều vào làn đường một chiều, Toàn vì
muốn tránh một chiếc ôtô khác nên đã quẹo lái gấp và đâm vào dải phân cách
bê tông trên đường, tuy không có thiệt hại về người nhưng chiếc xe Camry của
anh Thắng bị hư hỏng nặng. Quá hoảng loạn, Toàn chỉ biết gọi cho anh Thắng
và báo cho anh Thắng biết. Sau đó, anh Thắng đã gọi cho xe cẩu đến địa điểm
tai nạn đó để cẩu xe về gara sửa chữa ôto.
Phân tích tình huống:

1. Căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại:
- Anh Toàn đã có hành vi làm hư hỏng tài sản của anh Thắng là chiếc xe ô tô
Camry ( cụ thể là Toàn đã lái xe với tốc độ cao, đâm vào dải phân cách bê tông).
- Đã có thiệt hại về tài sản xảy ra .
- Hành vi trên của anh Toàn là nguyên nhân gây ra những thiệt hại về tài sản kể
trên.
2. Đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
- Anh Nguyễn Văn Toàn phải tự bồi thường thiệt hại trên. Anh Toàn đã 25 tuổi
( đủ 18 tuổi trở lên) và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
3. Các loại thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được yêu cầu bồi thường :
- Tài sản bị hư hỏng:
Chiếc ô tô của Thắng bị hư hỏng nặng, cụ thể: Gãy gương bên trái, móp đầu xe,
xây xước nặng phần khung xe trước, hỏng hai đèn trước, vỡ kính chắn phía trước
và nhiều bộ phận bên trong cũng bị hư hỏng. Chiếc ô tô bị hư hỏng do Toàn thực
hiện hành vi lái xe quá tốc độ cho phép, đi ngược chiều, chiếc xe bán tải không
còn tình trạng nguyên vẹn như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí để
sửa chữa tài sản. Do đó, trong trường hợp này, tài sản bị hư hỏng thì chi phí sửa
chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của tài sản được xác định là thiệt hại và
người gây thiệt hại là Toàn phải chịu trách nhiệm bồi thường những khoản chi
phí này.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, giảm sút:
Do chiếc xe là phương tiện lao động của Thắng, Thắng thực hiện việc khai thác
lợi ích từ chiếc ô tô nhằm đưa đón khách, kiếm thu nhập. Vì vậy, khi Toàn gây
ra thiệt hại, thời gian nhằm giải quyết và sửa chữa phương tiện này cũng bị mất
đi, Thắng không thể đi làm khi xe đang bị hỏng hóc không thể sử dụng. Do đó

11


khiến cho thu nhập bị giảm sút, các hợp đồng đưa đón, đón dâu,… cũng không

thể kí kết khi mà xe hỏng.
- Chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại:
Phí thuê xe cẩu tới để vận chuyển chiếc xe Camry bị hư hỏng từ địa điểm xảy ra
tai nạn đến gara sửa chữa ôtô nhằm khắc phục.

12



×