Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Bài Tập Lớn Đo Lường Và Cảm Biến : Chiết Rót Và Đóng Thùng Chất Lỏng, Mỗi Thùng 20 chai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.74 KB, 39 trang )

Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay quá trình tự động hóa trong công nghiệp là hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của một quốc gia. Với các nước phát triển như Mỹ, Nhật,…thì tự động hóa
không còn xa lạ và đã trở nên quen thuộc. Ở các nước này máy móc hầu như đã thay
thế lao động chân tay, số lượng công nhân trong nhà máy đã giảm hẳn và thay vào đó
là những lao động chuyên môn, những kỹ sư có tay nghề, điều khiển giám sát trực
tiếp quá trình sản xuất thông qua máy tính. Ở Việt Nam trong những năm gần đây thì
tự động hóa ngày càng phát triển không ngừng cạnh tranh với các nước trong khu
vực và trên thê giới.
Với khía cạnh rộng rãi và phát triển nhanh như vậy mà chỉ được làm trong một thời
gian không dài lắm thì trong đề tài bài tập lớn này chúng em chỉ đề cập tới những vấn
để cơ bản nhất của hệ thống .
Do hạn chế kinh nghiệm thực tế, vưà tìm hiểu vủa học hỏi nên trong quá trình
thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự đóng
góp của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn .

1


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

ĐỀ TÀI: “CHIẾT RÓT CHẤT LỎNG VÀO CHAI VÀ ĐÓNG THÙNG (mỗi thùng
20 chai)”

Chương 1: Tổng quan về hệ thống rót chất lỏng vào chai
Chương 2: Giới hạn các điều kiện thiết kế
Chương 3: Lựa chọn các cảm biến cho hệ thống
Chương 4: Lựa chọn và bố trí các thiết bị khác
Chương 5: Sơ đồ khối hệ thống


Chương 6: Đánh giá hệ thống
Tài liệu tham khảo

2


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG RÓT CHẤT LỎNG VÀO CHAI

Một hệ thống sản xuất nước đóng chai hiện đại thường được phân chia thành
nhiều khâu nối tiếp nhau, đó là các khâu:






Khâu xúc rửa chai
Khâu chiết rót
Khâu đóng nắp
Khâu dán dãn
Khâu đóng thùng

1.1 Khâu xúc rửa chai
Hệ thống hoạt động theo các bước sau đây:
- Vỏ chai được đưa vào băng chuyền xúc rửa . Các chai di chuyển xoay vòng và
vào đúng vị trí vòi nước xúc rửa và qua các dung dịch rửa. Chai dung trong hệ thống
thường là chai thành phẩm nên khâu này mục đích để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có
trong chai.

3


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Hình 1.1:
1.2 Khâu định lượng - chiết nước vào chai
1.2.1 Quá trịnh định lượng
- Định lượng sản phẩm lỏng là chiết một thể tích nhất định sản phẩm lỏng và rót
vào trong chai, bình, lọ, v.v.. Định lượng sản phẩm lỏng bằng máy được sử dụng rộng
rãi trong nhiều ngành sản xuất thực phẩm. Khi định lượng bằng máy thì cải thiện
được điều kiện vệ sinh, đảm bảo được năng suất cao và định lượng sản phẩm một
cách chính xác.
- Các phương pháp định lượng chủ yếu gồm có:
+ Định lượng bằng bình định mức
+ Định lượng bằng chiết tới mức cố định
+ Định lượng bằng cách chiết theo thời gian
- Phương pháp chiết sản phẩm
+ Phương pháp rót áp suất thường
+ Phương pháp rót chân không
+ Phương pháo rót đẳng áp
4


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Trong các phương pháp trên thì chiết rót bằng phương pháp bằng bình định mức
với áp xuất thong thường sử dụng cơ cấu rót kiểu van là đơn giản nhất
Cơ cấu rót kiểu van gồm có bình lường có chia vạch, van ba ngã, ống thông hơi có
thể dịch chuyển lên xuống được, ống nối để nạp đầy bình lường và ống để rót thể tích

đã đinh lượng vào bao bì chứa.
Thể tích chất lỏng đi vào trong bình lường phụ thuộc vào vị trí đầu bên dưới của
ống thông

Hình 1.2

- Ở vị trí nạp, nút van ba ngã xoay nối ống dẫn chất lỏng trong bình chứa chảyvào
bình lường, đẩy không khí trong bình ra qua ống thông hơi. Khi đầu dưới của ống
ngập dưới mực chất lỏng thì không khí không thoát ra được nữa, chất lỏng dâng lên
5


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

cao hơn miệng ống một đoạn nhỏ, rồi dừng lại. Khoảng dâng cao hơn miệng ống
thông hơi phụ thuộc vào mực chất lỏng ở trong thùng chứa. Khi đó áp suất không khí
trong bình bị nén tới áp suất bằng với áp suất chất lỏng có độ sâu tính từ mặt thoáng
trong thùng chứa và mặt thoáng trong bình lường, chất lỏng không chảy vào bình
lường được nũa. Chất lỏng trong ống thông hơi sẽ dâng lên và theo quy tắc bình
thông nhau đến bằng mực chất lỏng ở trong thùng chứa.
- Ðể tháo chất lỏng vào bao bì chứa, xoay van ba ngã tới vị trí tháo. Chất lỏng
trong bình định lượng sẽ theo ống dẫn chảy xuống chai bên dưới.
- Thể tích chất lỏng trong bình có thể điều chỉnh bằng cách nâng hoặc hạ ống
thông hơi xuống.Tùy theo cách quay van mà những máy dùng cơ cấu rót này thuộc
loại quay tay, bán tự động và tự động. Chất lỏng chảy ra càng nhanh thì năng suất
máy càng lớn
1.2.2

Quá trình chiết nước vào chai
- Chai sau khi được sục rửa sẽ được đưa đến vị trí rót nhờ bang tải. Các chai sẽ


được phát hiện bởi một cảm biến. Cảm biến vị trí này sẽ báo về cho hệ thống chiết rót
hoạt động. Lúc này cơ cấu kẹp sẽ kẹp giữ chặt cổ chai để cố định.Hệ thống van rót,
cơ cấu rót được hạ xuống ngập miệng chai và bắt đầu quá trình chiết rót. Sau 1
khoảng thời gian delay nhất định để chiết hết nước trong bình định mức thì bộ điều
khiển báo hiệu dừng quá trình rót và bắt đầu 1 quá trình mới.
1.3 Khâu đóng nút
Khâu đóng nút bao gồm: cơ cấu cấp nắp chai và cơ cấu vặn nút
+ Cơ cấu cấp nắp chai: Sau khi chai đã được chiết đủ nước thì chai sẽ lấy nắp
qua khay nắp phía trên.
6


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

+ Cơ cấu vặn nút: Sau hi đã lấy lắp chai sẽ được phát hiện bằng 1 cảm biến vị trí.
Cảm biến này sẽ có nhiệm vụ thông báo cho cơ cấu vặn nút hoạt động. Lúc này băng
tải dừng lại cơ cấu kẹp sẽ kẹp giữu cổ chai lại nhằm cố định chai trong quá trình vặn
không bị xê dịch, tiếp đó cơ cấu sẽ hạ thấp và xoắn nút chai. Sau một khoảng thời
gian delay thì hệ thống phát tín hiệu dừng quá trình vặn nút các cơ cấu trở về trạng
thái ban đầu.

Hình 1.3
1.4 Khâu dán nhãn
Khâu dán nhãn gồm: cơ cấu cấp nhãn và quá trình dán nhãn
+ Cơ cấu cấp nhãn: Khi cảm biến phát hiện thấy có chai sẽ báo về cho hệ thống
cấp nhãn hoạt động. Cơ cấu này gồm 2 động cơ: 1 cái dung để dở nhãn , 1 cái để bóc
nhãn. Nhãn chai được bóc đột ngột nhờ sự gấp khúc, khi chai đi qua 1 đầu dình keo
của nhãn sẽ dính vào điểm tiếp tuyến của chai và đi đến quá trình dán nhãn sau đó.


7


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

+ Quá trình dán nhãn: Sau khi đã được cấp nhãn chai đưa đến 2 băng tải tì sát
thành chai. Lúc này ngoài chuyển động thẳng, chai còn chuyển động tròn nhờ 2 băng
tải 2 bên để cuốn nhãn 1 vòng quanh chai.

Hình 1.4
1.5 Khâu đóng thùng sản phẩm
Khâu này gồm 2 cơ cấu: cơ cấu đẩy chai và kẹp chai
+ Cơ cấu đẩy chai: cảm biến đếm số chai sẽ đếm và báo về cho hệ thống cứ 5
chai thì báo cho hệ thống điều khiển xi lanh A đẩy chai vào vị trí kẹp. Xi lanh B làm
nhiệm vụ chặn các chai khác khi xi lanh A đang đẩy.

8


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Hình 1.5
+ Cơ cấu kẹp chai: Khi cảm biến đếm đủ 20 chai thì báo về cho hệ thống điều
khiển xi lanh tiến hành kẹp chai cho vào thùng.

Hình 1.6

9



Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

CHƯƠNG 2: GIỚI HẠN CÁC ĐIỀU KIỆN THIẾT KẾ
2.1 Phạm vi áp dụng
- Cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai hoặc nước khoáng, hoặc các loại
nước uống không gaz khác .
- Chai nước sử dụng : Loại chai nhựa (không màu) có dung tích từ 250ml đến
2250ml.

2.2 Yêu cầu
- Nguồn nước tinh khiết : có chất lượng nước đạt chuẩn nước uống tinh khiết
TCVN 6096:2004
- Điện áp sử dụng:1 pha 220V, 50Hz hay 3 pha 380V, 50 Hz.
- Các biện pháp an toàn điện: hệ thống được thiết kế ELCB chống giật trên toàn
hệ thống và các thiết bị điện khác đạt chuẩn CE. Nút tắt khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.
- Khung sườn thiết bị: được thiết kếbằng thép không gỉ SS304 hoặc SS316, chịu
được lực rung lớn.
- Ống dẫn nước : ống chịu áp lực cao bằng PVC hoặc bằng thép không gỉ 304
(tùy theo yêu cầu thiết kế), đảm bảo an toàn vệ sinh, không đóng cặn, gỉ sét và gây ra
các nấm mốc vi sinh. - Các thiết bị lọc nước: vật tư, thiết bị lọc nước đạt chuẩn NSF.

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CÁC CẢM BIẾN CHO HỆ THỐNG
10


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

3.1 Khâu chiết rót
3.1.1 Cảm biến 1:Phát hiện chai
 Yêu cầu: Cảm biến này dung để phát hiên chai tới khâu chiết rót và báo hiệu cho

hệ thống chiết rót hoạt động đúng vị trí chỉ định .Cảm biến này yêu cầu phải nhận
biết được chai nhựa trong suốt và có độ chính xác cao để sao cho vòi chiết phải vào
đúng miệng chai.
 Lựa chọn : với yêu cầu về độ chính xác về vị trí và phải phát hiện được chai
nhựa (trong suốt) với độ tin cậy cao thì em lựa chọn dòng sản phẩm mới của Omron :
Cảm biến quang thu phát E3Z-B61

Hình 3.1
* Nguyên lý của cảm biến phản xạ gương:
+Bộ phát truyền ánh sáng tới một gương phản chiếu lăng kính đặc biệt, và phản
xạ lại tới bộ thu sáng của cảm biến. Nếu vật thể xen vào luồng sáng, cảm biến sẽ phát
tín hiệu ra.

11


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Hình 3.2

*Thông số kĩ thuật của cảm biến E3Z-B61:
Bảng 3.1
Loại

Phản xạ gương

Nguồn cấp

12 to 24 VDC±10%


Khoảng cách
phát hiện
Độ trễ
Vật phát hiện
chuẩn
Nguồn sáng
Chế độ hoạt
động
Ngõ ra
Chỉ thị hoạt
động

500 mm
Chai nhựa trong suốt D65 (500ml)
LED đỏ (680 nm)
Light-ON / Dark-ON
Ngõ ra collector hở NPN/PNP: điện áp lớn nhất 26.4 VDC, dòng
tải 100mA
Đèn led xanh (sự ổn định), led cam (chỉ thị hoạt động)
12


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Thời gian đáp
ứng
Điều chỉnh độ
nhạy

1ms

Vít chỉnh

Chức năng bảo

Nối ngược cực nguồn cấp, ngắn mạch ngõ ra, nối ngược cực ngõ

vệ

ra, ảnh hưởng nhiễu lẫn nhau

Kiểu đấu nối

Cáp chuẩn dài 2m và 0.5m, giắc cắm M8-4 chân

Phụ kiện

Hướng dẫn sử dụng ( Gương, giá đỡ, cảm biến kết nối đầu vào
ra: mua rời)

Cấp bảo vệ

IP67

Tiêu chuẩn

IEC, CE

*Sơ đồ đấu nối

Brown( nâu): Dây nối với dương nguồn

Black(đen): Dâu đầu ra của tải
Blue(xanh): Dây nối với âm nguồn
*Vị trí lắp đặt cảm biến:
- Cảm biến được lắp đặt 2 bên thành của băng tải.
13


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

- Độ cao, khoảng cách được tính toán và đo đạc sao cho tia sáng phải ngang thân
chai nước, vị trí lắp đặt phải được tinh chỉnh để khi cảm biến phát hiện được chai thì
vòi chiết phải chiết đúng miệng chai.
*Ưu nhược điểm của cảm biến:
Ưu điểm







Cảm biến phát hiện được chai nhựa trong suốt, độ tin cậy cao
Thời gian đáp ứng nhanh :1ms
Độ nhạy có thể điều chỉnh được
Khả năng định vi chính xác vật thể
Tính ổn định cao trong quá trình làm việc lâu dài
Giá thành sản phẩm tương đối hợp lý(rẻ hơn so với loại thu phát)

Nhược điểm



Lắp đặt mất nhiều thời gian do điều chỉnh khoảng cách hợp lý

Với những ưu điểm vượt trội như vậy thì E3Z-B61 là sự lựa chọn hợp lý với bài toán
đặt ra.

3.1.2 Cảm biến 2: Đo mức nước

14


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Yêu cầu: Cảm biến này có nhiệm vụ báo về cho hệ thống mực nước trong bồn
chứa trong giới hạn cho phép hay là sắp cạn. Nếu sắp cạn thì hệ thống sẽ phát tín hiệu
cho máy bơm bơm nước vào bồn.
 Lựa chọn : Với yêu cầu không quá khắt khe về độ chính xác và mức nước sắp
cạn cũng có thể tính toán và đưa ra chiều cao cụ thể để lắp cảm biến vào vị trí này thì
em lựa chọn dòng cảm biến của hãng Carlo Gavazzi – Italy :Cảm biến mức nước
VP03E

Hình 3.3
*Nguyên lý của cảm biến mức VP03E:
Dòng cảm biến VP03E hoạt động dựa trên nguyên tắc khúc xạ ánh sáng, ,sử dụng
tia hồng ngoại để phát hiện mực chất lỏng, ngõ ra tác động khi có chất lỏng tác động
vào đầu cảm biến.

15



Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

*Thông số kỹ thuật.
Bảng 3.2
Output:
Trạng thái hiện
thị :
Power supply:

Transistor NPN/PNP
LED-indication for output ON

Tần số hoạt
động:
Cường độ cảm
biến:
Cable:
Nhiệt độ hoạt
động:
Chất liệu:

30Hz

DC types: 10 to 40 VDC

0-100Lux hoặc 0-50000Lux
2 mét
-20 đến +80 độ
Nhựa Polysulphone


*Ứng dụng
- Đo mực nước trong bồn, bể...
- Kiểm soát mực nước khi kết nối với một số thiết bị khác.
- Tối ưu hóa hệ thống tự động hóa.

*Sơ đồ đấu nối

16


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Brown( nâu): Dây nối với dương nguồn
Black(đen): Dâu đầu ra của tải
Blue(xanh): Dây nối với âm nguồn
*Vị trí lắp đặt cảm biến
Cảm biến mức được lắp đặt nằm ngang trong bồn chứa. Khoảng cách từ đáy bồn
đến cảm biến là khoảng cách được tính toán để báo hiệu trước lượng nước trong bồn
sắp hết.
* Ưu nhược điểm của cảm biến
Ưu điểm




Nhỏ gọn,lắp đặt nhanh và dễ dàng
Độ nhạy độ ổn định của cảm biến cao
Giá thành của cảm biến rẻ

Nhược điểm




Chỉ đo được mức nước ở một vị trí nhất định
Vỏ thiết bị bằng nhựa nên đặt trong bồn chứa lâu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng
nước

17


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

3.2 Khâu đóng nắp
3.2.1 Cảm biến 1: Kiểm tra lượng nắp chai
Yêu cầu: Cảm biến này phát hiện nắp chai trên khay đựng nắp chai. Nếu nắp
chai hết thì cản biến sẽ báo lại cho hệ thống dừng băng tải để cấp nắp chai vào khay
đựng nắp chai
Lựa chọn: Cảm biến này phát hiện nắp chai là vật thể nhỏ có thể đặt trong cự ly
gần không yêu cầu cao về xác định vị trí nên em chọn cảm biến của hãng Omron :
Cảm biến tiệm cận điện dung E2K-X15MF

Hình 3.4
*Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận điện dung:
Trong cảm biến tiệm cận điện dung có bộ phận làm thay đổi điện dung C của các
bản cực.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của cảm biến điện dung dựa trên việc đánh giá sự
thay đổi điện dung của tụ điện.Bất kì vật nào đi qua trong vùng nhạy của cảm biến

18



Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

điện dung thì điện dung của tụ điện tăng lên.Sự thay đổi điện dung này phụ thuộc vào
khoảng cách, kích thước và hằng số điện môi của vật liệu.
Bên trong có mạch dùng nguồn DC tạo dao động cho cảm biến dòng, cảm biến
dòng sẽ đưa ra một dòng điện tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 tấm cực.

*Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.3
Loại

Hình trụ M12, M18, M30

Nguồn cấp

12-24VDC (10-30VDC), 100-220VAC (90-250VAC)

Khoảng cách
phát hiện

15mm ± 10%

Độ trễ

4-20% khoảng cách phát hiện

Vật phát hiện

Chất dẫn điện và điện môi


Vật phát hiện
chuẩn
Tần số đáp ứng
Ngõ ra
Chỉ thị
Chức năng bảo

Tấm kim loại nối đất: 50 × 50 × 1mm
100Hz
200mA, 2V
Đèn báo phát hiện vật màu đỏ
Bảo vệ nối ngược cực, hấp thụ xung áp, ngắn mạch ngõ ra, bảo
19


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

vệ nối ngược cực ngõ ra.

vệ
Kiểu đấu nối

Cáp dài 2m (Tiêu chuẩn)

Cấp bảo vệ

IP66, chống dầu

Tiêu chuẩn


CE, IEC

*Sơ đồ đấu nối

Brown( nâu): Dây nối với dương nguồn
Black(đen): Dâu đầu ra của tải
Blue(xanh): Dây nối với âm nguồn
*Vị trí lắp đặt
- Cảm biến được lắp đặt ngang với nắp chai, cách nắp chai 1 khoảng 10mm, và
được đặt trước 3 nắp chai.
*Ưu nhược điểm của cảm biến
20


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Ưu điểm:





Nhỏ gọn, lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng
Tốc độ đáp ứng nhanh
Giá thành cảm biến rẻ(rẻ hơn so với cảm biến quang)
Có thể phát hiện các đối tượng có kích thước nhỏ

Nhược điểm:




Khoảng cách phát hiện cố định
Không điều chỉnh được độ nhạy

3.2.2 Cảm biến 2: Phát hiện chai
 Yêu cầu: Cảm biến này phải phát hiện được chính xác vị trí chai nhựa (trong
suốt) và báo về cho hệ thống xoắn nắp hoạt động sao cho cơ cấu xoắn phải xoắn
đúng vị trí nắp chai
Lựa chọn: Với yêu cầu đòi hỏi chính xác về vị trí và phải phát hiện được chính
xác chai nhựa (trong suốt) thì em lựa chọn đòng sản phẩm của hãng Omron : Cản
biến phản xạ gương E3Z-B61.
3.3 Khâu dán nhãn
3.3.1 Cảm biến 1: Phát hiện chai
Yêu cầu: Cảm biến này chỉ cần phát hiện được chai nhựa (trong) và báo về cho
PLC điều khiển hệ thống dỡ nhãn và bóc nhãn hoạt động, hệ thống băng tải quấn
nhãn hoạt động.

21


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Lựa chọn: Với yêu cầu không cần chính xác về mặt vị trí và đặc biệt phải phát
hiện được chai nhựa thì em lựa chọn dòng sản phẩm của Omron họ E3FN: Cảm biến
quang khuếch tán E3FN-P18KDR1-WP-CL

Hình 3.5
*Nguyên lý hoạt


động cuả cảm biến

khuếch tán:
Cảm biến

dạng này truyền ánh

sáng từ bộ phát

tới vật thể. Vật này sẽ

phản xạ lại một

phần ánh sáng (phản

xạ khuếch tán) ngược trở lại bộ thu của cảm biến, kích hoạt tín hiệu ra.

Hình 3.6

*Thông số lỹ thuật
Bảng 3.4
22


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Loại

Phản xạ khuếch tán, gương


Nguồn cấp

10 - 30 VDC

Khoảng cách
phát hiện
Nguồn sáng
Chế độ hoạt
động
Ngõ ra
Thời gian đáp
ứng
Điều chỉnh độ
nhạy
Chức năng bảo
vệ
Nhiệt độ môi
trường

300mm
LED hồng ngoại
Light-ON/Dark-ON
Connector hở NPN/PNP
Max. 10 ms
Không
Ngắt nguồn cung cấp điện cực, bảo vệ chống ngắn mạch đầu ra,
cực phân cực đầu ra

-25 ° C đến 55 ° C


Kiểu đấu nối

Cáp nối

Cấp bảo vệ

IP67

Tiêu chuẩn

CE, IEC, EN

*Sơ đồ đấu nối

23


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

Brown( nâu): Dây nối với dương nguồn
Black(đen): Dâu đầu ra của tải
Blue(xanh): Dây nối với âm nguồn

*Vị trí lắp đặt
Lắp đặt ở 1 bên thành băng tải sao cho độ cao của cảm biến là ngang với thân
chai, khoảng cách từ cảm biến tới chai phát hiên từ 0-30 cm.
*Ưu nhược điểm của cảm biến
Ưu điểm:





Lắp đặt đơn giản dễ dàng do chỉ lắp đặt 1 điểm
Giá thành cảm biến rẻ
Phát hiện được cả vật trong suốt

Nhược điểm:




Khoảng cách phát hiện ngắn hơn so với phản xạ gương và thu phát
Độ nhạy và độ tin cậy kém hơn loại Thu phát và Phản xạ gương.
Việc phát hiện vật có thể khó khăn nếu có nền màu đen sau vật.

24


Bài tập lớn Đo Lường Và Cảm Biến

3.3.2 Cảm biến 2: Phát hiện chai có nhãn
 Yêu cầu: Cảm biến này nhận biết nhãn đã được dán trên chai nếu cảm biến
không phát hiện được nhãn trên chai thì chai đó sẽ bị loại bỏ vào báo về cho PLC
nhãn đã hết.Lúc này PLC phát tín hiệu dừng băng truyền và dừng bộ phận dỡ và bóc
nhán để cấp nhãn.
 Lựa chọn: Do nhãn chai có màu cố định mà cảm biến có thể phát hiện được nên
em chọn dòng cảm biến phát hiện màu của Omron họ E3ZM-V:
Cảm biến phát hiện màu E3ZM-V61

Hình 3.7

*Nguyên lý hoạt động của cảm biến màu
Phát hiện màu sắc bằng cách sử dụng các yếu tố là tỷ lệ phản chiếu của một màu
chính (ví dụ như đỏ, xanh lá cây hoặc xanh trời) được phản xạ bởi các màu khác nhau
theo các thuộc tính màu của đối tượng. Bằng cách sử dụng công nghệ lọc phân cực đa
lớp gọi là FAO (góc quang tự do), cảm biến E3ZM phát ra màu đỏ, xanh lá cây và
màu xanh sáng trên một trục quang học đơn. E3ZM sẽ thu ánh sáng phản chiếu của
25


×