Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ÔN TẬP TIN 8 NH 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.57 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG TIN HỌC 8 – HỌC KÌ I
NĂM HỌC : 2017-218
1. Quy tắc đặt tên trong NNLT Pascal ?
2. Cấu trúc của chương trình gồm mấy
phần ? kể tên ?
3. Những kiểu dữ liệu thường dùng ?
4. Các phép toán với kiểu dữ liệu số ?
5. Các phép so sánh ?
6. Biến là gì ?
7. Cách khai báo biến ? Cú pháp lệnh
khai báo biến ?

8. Câu lệnh gán có dạng như thế nào ?
9. Hằng là gì ?
10. Cú pháp lệnh khai báo hằng ?
11. Xác định bài toán là gì ?
12. Quá trình giải bài toán trên máy
tính ?
13. Các câu lệnh điều kiện ?
14. Xem lại các bài tập đã làm ?

BÀI SOẠN
Câu 1: Quy tắc đặt tên trong NNLT Pascal ?




VD:

Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau
Tên không được trùng với từ khóa


Tên không được bắt đầu bằng chữ số
Tên không được có khoảng trắng ở giữa từ
Đặt Tên đúng: ban_kinh, chuongtrinh…
Đặt Tên sai: ban kinh, 10A, Crt, …

Câu 2: Cấu trúc chương trình gồm hai phần:



Phần khai báo
Phần thân: Nằm trong câu lệnh Begin … end.

Program Tên_chương_trình;
Uses Crt;
Var tên_biến:kiểu_dữ_liệu;
Begin
<Câu lệnh >
End.
Câu 3: Các kiểu dữ liệu thường dùng :


Số nguyên: byte (0-255), integer (-32768;32767)






Số thực : real (1,5.10^-45 ;3,4.10^38 và số 0)
Kí tự : char (một ký tự trong bảng chữ cái)

Xâu kí tự: string (tối đa 255 )

Câu 4: Các phép toán với kiểu dữ liệu số
o Số nguyên, số thực:
 Cộng , trừ, nhân , chia: +; -; *; /
o Số nguyên:
 Div: chia lấy dư
 Mod: chia lấy phần nguyên
o Ví dụ:
 7 mod 2 thì bằng 1 (lấy phần dư)
 10 div 3 thì bằng 3 (lấy phần nguyên)
Câu 5: Các phép so sánh chỉ cho kết quả đúng hoặc sai (True or False)
Phép so sánh
Bằng
Khác
Nhỏ hơn
Lớn hơn
Nhỏ hơn bằng
Lớn hơn bằng

Toán

Pascal
=
<>
<
>
<=
>=


Ví dụ

Câu 6: biến là gì ?
Biến dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực
hiện chương trình .
Ví dụ: x, y, a,b…
Câu 7: CÁCH KHAI BÁO BIẾN



o Khai báo biến được khai báo ngay trong phần đầu chương trình
o Khai báo biến bao gồm 2 phần :
 khai báo tên biến
 khai báo kiểu dữ liệu của biến
o Tên biến tuân theo quy tắc đặt tên của NNLT
CÚ PHÁP KHAI BÁO BIẾN
o var tên biến:kiểu dữ liệu;

Câu 8: Câu lệnh gán có dạng :
Tên biến := Biểu thức;
Chú ý: Không có khoảng trắng giữa : và =


Câu 9: Hằng là gì ?
o Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình
.
o Hằng phải được gán giá trị ngay khi khai báo
Câu 10: Cú pháp lệnh khai báo hằng ?
const tên hằng = giá trị;
Chú ý: const là từ khóa để khai báo hằng.

Câu 11: Xác định bài toán là gì ?





Xác định điều kiện cho trước
Xác định kết quả thu được
Hay nói cách khác
Xác định input đầu vào (yêu cầu cần có cho trước)
Xác định output đầu ra (kết quả muốn thu được)

Câu 12: Qúa trình giải bài toán trên máy tính ?




Xác định bài toán: xác định input và output
Mô tả thuật toán: liệt kê các bước theo thứ tự thực hiện
Viết chương trình: dựa vào mô tả thuật toán và viết chương trình

Câu 13: Câu lệnh điều kiện
Điều kiện được biểu diễn bằng phép so sánh (cho kết quả đúng hoặc sai)
Câu lệnh điều kiện :
1. Dạng thiếu
If <điều kiện> then <câu lệnh>;
2. Dạng đủ
If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

Dạng đủ mở rộng lồng

If <điều kiện 1> then < câu lệnh 1 >
Else if <điều kiện 2> then <câu lệnh 2>
Else if <điều kiện 3> then <câu lệnh 3>


Else <câu lệnh 4>;
Diện tích hình vuông: S = canh x cạnh

Diện tích tam giác: S = đáy x d.cao

Chu vi hình vuông: P = canh x 4

Chu vi tam giác : P = Tổng 3 cạnh

Diện tích hình chữ nhật: S = dài x rộng

Diện tích hình tròn: S = pi x R2 (R là bán
kính)

Chu vi hình chữ nhật: P = (dài + rộng) x 2
Diện tích hình bình hành: S = đáy x d.cao
Chu vi hình bình hành: P = Tổng 4 cạnh

Chu vi hình tròn : P = pi x d (d là đường
kính)


MỘT SỐ BÀI TẬP
Bài : Tính và xuất diện tích hình chữ nhật. Với chiều dài và chiều rộng nhập từ bàn phím.
Bài : Tính diện tích tam giác . Với cạnh đáy và đường cao nhập từ bàn phím.

Bài : Nhập điểm học sinh. Nếu điểm >= 9 thì xếp loại A , nếu điểm >=7 thì xếp loại B, nếu điểm
>=5 thì xếp loại C còn lại xếp loại D.
Bài : Nhập hai số nguyên a và b từ bàn phím. Xuất ra kết quả của từng trường hợp a (< = >) b
Bài : Nhập hai số nguyên a và b từ bàn phím. Xuất ra màn hình số lớn nhất .
Bài : Nhập số tiền thanh toán. In hóa đơn tính tiền, nếu tổng tiền thanh toán >=100k thì giảm
30% ngược lại giảm 10% .
Bài : Viết chương trình in ra dòng lệnh “XIN CHÀO CÁC BẠN”
A. Xác định bài toán
B. Mô tả thuật toán
C. Viết chương trình

BÀI LÀM
Bài 1: Tính diện tích hình chữ nhật. Với chiều dài và chiều rộng nhập từ bàn phím
A. Xác định bài toán
 Input : chiều dài d và chiều rộng r
 Output : diện tích hình chữ nhật
B. Mô tả thuật toán
 B1: nhập chiều dài d
 B2: nhập chiều rộng r
 B3: tính diện tích dt=d*r
 B4: xuất in ra kết quả
C. Viết chương trình
Program bai1;
Uses crt;
Var d,r,dt:integer;
Begin


Clrscr;
Writeln(‘nhập chiều dài d = ’); readln(d);

Writeln(‘nhập chiều rộng r = ’); readln(d);
dt:=d*r;
Writeln(‘diện tích hình chữ nhật là = ’,dt);
Readln;
End.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×